Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BCTT2 về công ty chế biến thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.38 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể
quý thầy cô trong Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam đã
tạo điều kiện cho em được học tập, trau dồi kiến thức bổ ích khi còn ngồi trên
ghế nhà trường, tạo điều kiện cho em có thời gian thực tập và thực hiện bài
báo cáo thực tập nghề nghiệp 2 này để vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tế làm việc.
Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên Trần Thị Mơ Người cô đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẩn em để em có thể hoàn thành tốt
bài báo cáo thực tập nghề nghiệp 2 này.
Em xin cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Chi nhánh công ty cổ phần chăn
nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội, cùng các cán
bộ, nhân viên phòng tài chính - kế toán của công ty đã tạo điều kiện tốt nhất
cho em những kinh nghiệm quý báu khi thực tập tại đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực tập


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC MẪU SỔ
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1

m…………………………………………………………30
3.1.2
3.2


Nhược điểm……………………………………………………..30

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Chi

nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến sản
phẩm Hà Nội………………………………………………………………..30
KẾT LUẬN…………………………………………………………………30
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20

Từ viết tắt
CP
CPBH
CPQLDN
CSH
DN
GTGT
GVHB
HĐTC
HH
QLDN
SP
TK
TSCĐ
TSNH
TSDH
VNĐ
BCTC
TĐPTBQ
TĐPTLH
BTC

Viết đầy đủ
Chi phí
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chủ sở hữu

Doanh nghiêp
Giá trị gia tăng
Giá vốn hàng bán
Hoạt động tài chính
Hàng hóa
Quản lý doanh nghiệp
Sản phẩm
Tài khoản
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Việt Nam Đồng
Báo cáo tài chính
Tốc độ phát triển bình quân
Tốc độ phát triển liên hoàn
Bộ tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty tại thừi điểm ngày 31/10/2018….9
Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất của công ty……………………………10
Bảng 2.3: Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty năm (2015-2017)…….13
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3
năm(2015-2017)…………………………………………………………......15

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty……………………………....7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty……………………………….17
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Kí Chung…... 19
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ song

song………………………………………………………………………….22


DANH MỤC CÁC MẪU SỔ
Mẫu sổ 3.1: Hóa đơn giá trị gia tăng………………………………………..24
Mẫu sổ 3.2: Phiếu xuất kho………………………………............................25
Mẫu sổ 3.3: Sổ Nhật Kí Chung…………………………………………......26
Mẫu sổ 3.4: Sổ cái Giá Vốn Hàng Bán……………………………………...28
Mẫu sổ 3.5: Sổ cái Doanh Thu……………………………………………...29


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang từng ngày đổi mới, từ vực dậy, phát triển cho tới hoàn
thiện mình để tiến tới là một nước CNH – HĐH vào năm 2020. Đó là một
bước ngoặt lớn trong lịch sử nề kinh tế của một nước đang phát triển như Việt
Nam. Để làm được điều đó các doanh nghiệp trong nước phải trước hết là
đứng vững trên trường quốc tế, sau là phát triển và lớn mạnh. Thực trạng cho
thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh
mẽ cả về hình thức , quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả các
khâu trong sản xuất kinh doanh đều được chú trọng. Tuy nhiên mọi doanh
nghiệp dù kinh doanh các mặt hàng khác nhau theo bất kì hình thức nào cũng
đều quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đó là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp
tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được tối đa hiệu quả
kinh doanh? Đây chính là điều hết sức quan trọng mà bản thân các doanh
nghiệp luôn phải cân nhắc. Các doanh nghiệp đưa ra rất nhiều biện pháp,
chính sách với những công cụ quan trọng và hiệu quả. Trong đó không thế
thiếu công tác kế toán bán hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác
kế toán bán hàng qua thời gian thực tập tìm hiểu thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – nhà

máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội. Em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Ngiên
cứu công tác kế toán bán hàng tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam –
Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội” Làm báo cáo thực tập nghề nghiệp 2
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1

Mục tiêu tổng quát:
Góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại chi nhánh công ty

cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
6


2.2

Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được đặc điểm cơ bản và tình hình hoạt động kinh doanh của

chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến sản
phẩm thịt Hà Nội
+ Đánh giá được thực trạng công tác kế toán bán hàng tại chi nhánh công
ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
+ Đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng
tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến sản phẩm
thịt Hà Nội

7



CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN
NUÔI C.P. VIỆT NAM – NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ
NỘI
Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà

1.1

máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần chăn nuôi C.P.
1.1.1.1

Việt Nam – Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
Giới thiệu về công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM –
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI
Địa chỉ: Lô CN - B3 - Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Xã Phú Nghĩa,
Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 3600224423-053
Năm thành lập: 14/07/2008
Năm hoạt động chính thức: 01/05/2012
Giám đốc: Nguyễn Hồng Văn
Số điện thoại: 04.3391.1257

Số Fax: 04.3391.1253

Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến
sản phẩm thịt Hà Nội là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền và
nghĩa vụ dân sự theo luật định. Hạch toán kế toán độc lập, được sử dụng con

dấu riêng theo quy định nhà nước và hoạt động theo điều lệ của công ty.
*

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:

-

Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
8


-

Hình thức sở hửu vốn: Vốn vay, vốn đầu tư, vốn tự có.

1.1.1.2

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà
máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội là tập đoàn C.P.(Charoen Pokphand
Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan. Nay là một tập đoàn
sản xuất kinh doanh đa nghành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh
nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công – nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
Tập đoàn C.P. bắt đầu vào Việt Nam vào năm 1988 với văn phòng đại diện tại
thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1993 thành lập công ty TNHH chăn nuôi C.P.
Việt Nam, có trụ sở chính tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai. Năm 2011 đổi tên thành công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của đất nước và nhu cầu của con người ngày càng cao
nên công ty ngày càng phát triển và mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác nhau.

Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam-Nhà máy chế biến sản
phẩm thịt Hà Nội được thành lập vào năm 2008 sau 4 năm xây dựng chính
thức hoạt động vào năm 2012. Với sự nổ lực và quyết tâm của Ban Lãnh Đạo
công ty cùng cán bộ công nhân viên. Chi nhánh công ty đã nhanh chóng
chiếm lĩnh được thị trường của người tiêu dùng. Khẳng định được vị trí của
công ty và đã trở thành một trong những doanh nghiệp có tiềm năng trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ thịt chủ yếu là từ thịt
lợn, thịt gà. Khi chúng ta nhắc tới xúc xích chắc hẳn ai củng biết đến nó với
sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm của công ty C.P
- Quy mô kinh doanh: công ty phân phối hàng hóa với quy mô lớn,rộng
khắp cả nước.
1.1.2

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần
chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến thịt Hà Nội

+ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
9


- Thực hiện tốt công tác cán bộ, quản lý và sử dụng lao động hợp lý
- Tổ chức tốt việc bán hàng và giao hàng cho khách hàng
- Tổ chức tốt công tác bảo quản, lưu trữ hàng hóa
- Tổ chức điều hành kế toán sản xuất kinh doanh của đơn vị thực thi tiến
độ phân kỳ của kế hoạch. Đồng thời có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các báo cáo
tài chính thống kê theo quy định của pháp luật.
-

Khai thác sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư hoạt động kinh doanh, thực


hiện các nghĩa vụ nộp các nguồn thu cho ngân sách nhà nước, không ngừng
phát triển công ty ngày càng lớn mạnh
+

Thị trường kinh doanh của công ty
Trên thi trường có nhiều có vô số các nhà kinh doanh và các nhà tiêu

dùng các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Sự tự do trong kinh doanh, đa
dạng kiểu hình với nhiều thành phần kinh tế, nhiều người sản xuất kinh doanh
là cội nguồn của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa
các sản phẩm, các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Cạnh tranh được
xem là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường với nguyên tắc ai
hoàn thiện hơn thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẻ thắng,
sẻ tồn tại và phát triển. Công ty cần xác định được vị thế và đối thủ để xác
định cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Đối thủ cạnh tranh của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp đang có
mặt trong nghành trên thị trường và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia
vào nghành trong tương lai. Ví dụ như C.P Việt Đức, Vissan, Dabaco, Việt
Hương… Những Đối thủ cạnh tranh này là người nắm giữ một phần thị
trường sản phẩm rất lớn và luôn có ý định mở rộng thị trường, thậm chí thu
hút khách hàng của công ty. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách để
nắm bắt và phân tích các thông tin về đối thủ cạnh tranh như: chính sách giá
10


cả, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo, khuếch trương … nhằm loại
bỏ các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần và mở rộng mạng tiêu thụ,
mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
1.1.3


Tình hình tổ chức quản lý và sản xuất của Chi nhánh công ty cổ
phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến thị Hà Nội

1.1.3.1

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy tổ chức của công ty thc hiện theo phương pháp quản lý trực
tuyến, Giám đốc công ty có thể nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh
một cách kịp thời, tạo điều kiện cho Giám đốc công ty thấy rõ được tình trạng
của công ty để ra quyết định đúng đắn, hợp lý.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty thể hiện qua sơ đồ 1.1:

Giám đốc

PGĐ Kinh Doanh

Phòng
Tài
Chính
Kế

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Nhân
Sự


PGĐ Kĩ Thuật

Phòng
Quả Lý
Sản Xuất

Phòng
Kế
Hoạch

Toán

Phòng
Thu
Mua
Nguyên
Liệu

Xưởng
Sản
Xuất

Kho

11

Phòng Kiểm
Nghiệp Chất
Lượng Và
VSATTP


Phòng
Kĩ Thuật


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Chú thích:
:

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

:

Quan hệ phối hợp thực hiện

-

Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận:

+

Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước

pháp luật về mọi hoạt động , quản lý tài sản, là chủ quản của công ty và làm
nhiện vụ đầy đủ với nhà nước theo pháp luật quy định.
+

Phó giám Đốc kinh doanh: Phụ trách kinh doanh hàng hóa và tiêu thụ

thành phầm, có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức giám sát các bộ

phận kinh doanh, tài chính kế toán, kế hoạch, nhân sự…
+

Phó Giám Đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm tronh việc điều hành kỹ thuật,

máy móc, thiết bị, tổ chức trong việc đầu tư thiết bị và công nghệ mới nhằm
nâng cao năng lực sản xuất của công ty.
+

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về tài chính,

thu thập và cung cấp đầy đủ về các mặt hoạt động tài chính và thông tin kinh
tế. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách Nhà Nước về quản lý tài
chính, lãng phí và vi phạm kỹ thuật tài chính.
+

phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng

cũ của công ty, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty
+

Phòng nhân sự: Quản lý, bao quát nhân sự của công ty bao gồm như

tuyển dụng , quản lý hồ sơ của các ứng viên, đào tạo nhân sự, chấm công, tính
lương, đánh giá năng lực, ý thức trách nhiệm trong công việc và xử lý kĩ luật,
khiếu nại

12



+

Phòng kế hoạch: Xây dựng chiếc lược phát triển công ty, kế hoạch phát

triển các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng công ty, định kỳ lập
báo cáo tổng hợp các hoạt động.
+

Phòng kỹ thuật: Xử lý các vấn đề liên quan đến thiết bị máy móc, sữa

chữa bảo dưởng máy móc thiết bị.
+

Phòng sản xuất kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất và trển khai kế hoạch

sản xuất, bố trí các dây chuyền sản xuất và sử dụng nguyên, nhiên liệu theo
tiến độ sản xuất.
1.1.4.

Đặc điểm các nguồn lực của công ty

1.1.4.1.

Cơ cấu nguồn lao động của công ty tại thời điểm tháng 31/10/2018

Để tồn tại và phát triển được như ngày hôm nay thì yếu tố con người
một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó cho doanh nghiệp. Nhận
thức được tầm quan trọng này, doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng đội ngũ
nhân viên có trình độ và tinh thần trách nhiệm cao.
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty tại thời điểm 31/10/2018
STT
I
1
2
II
1
2
3

Chỉ tiêu
Tổng số người lao động
Cơ cấu giới tính
Lao động nam
Lao động nữ
Trình độ lao động
Đại học
Cao đẳng
Phổ thông

Số người
650
650
400
250
650
95
120
435


Nhận xét:

13

Tỷ Trọng(%)
100
100
61.54
38.46
100
14.6
18.5
66.9


Qua bảng biểu 2.1 ta thấy tổng số lao động của công ty là 650 người.
Lực lượng lao động có cơ cấu phù hợp với quy mô và tích chất củng như đặc
điểm kinh doanh của công ty. Sự phù hợp đó được thể hiện như sau:
Theo cơ cấu giới tính, lao động nam chiếm 61.54% cao hơn so với lao
động nữ chỉ chiếm 38.46%. Có sự chênh lệch là do đặc thù sản xuất các mặt
hàng của công ty nên công việc cần sự linh hoạt và sức khỏe tốt.
Theo trình độ lao động vì doanh nghiệp có một mảng sản xuất và chế
biến nên không đòi hỏi trình độ lao động cao thực tế số nhân viên đào tạo qua
đại học chiếm 14.6%, cao đẳng chiếm 18.5%, phổ thông chiếm 66.9%.
Với lực lượng lao động trẻ là chủ yếu năng động có sức khỏe, cùng với
lòng nhiệt huyết và trách nhiệm đối với công việc. Đội ngủ này sẻ tạo ra nhiều
sản phẩm tốt giúp công ty phát triển.
1.1.4.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất của công ty
Đặc điểm về cơ sở vật chất của công ty được thể hiện qua bảng 2.2


Biểu 2.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
14


( tính đến thời điểm ngày 31/10/2018)

STT
1
2
3
4
5

Chỉ tiêu
Nhà cửa, vật
kiến trúc
Máy móc, thiết
bị
Phương tiện
vận tải truyền
dẫn
Thiết bị dụng
cụ quản lý
TSCĐ khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ
Tỷ
Nguyên giá

trọng
(%)
115.152.246.729
31.83

Giá trị còn lại

GTCL/
NG(%)

110.391.267.113

33.33

162.054.498.225

44.8

155.034.778.241

46.82

47.225.468.991

13.05

40.221.523.667

12.15


2.345.675.226

0.65

1.456.227.998

0.44

35.012.347.693

9.67

24.027.556.921

7.26

361.790.236.864

100

331.131.353.940

100

Nhận xét:
Qua bảng biểu 2.2 ta thấy cơ sở vật chất của công tỷ chiếm tỷ trọng khá
lớn chủ yếu là máy móc thiết bị , nhà cửa vật kiến trúc vá sau đó là phương
tiện vận tải truyền dẩn, thiết bị dụng cụ quản lý, TSCĐ khác.
Do công ty hoạt động về lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt
hàng đông lạnh nên máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn chiếm 44.8% con số

này chứng tỏa công ty luôn chú trọng đầu tư cho công nghệ, dây truyền, thiết
bị phục vụ cho sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm,
giá trị còn lại so với nguyên giá là 46.82%.
Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng thấp hơn so với máy móc thiết bị
chiếm 31.83% ,giá trị còn lại so với nguyên giá là 33.33%
Phương tiện vận tải truyền dẩn: Với tổng nguyên giá là 44.225.468.991
đồng chiếm tỷ trọng 13.05% tòa bộ giá trị nguyên giá tổng tài sản. Phương
tiện vận tải truyền dẩn bao gồm: xe ô tô, xe nâng hàng, hệ thống đèn chiếu
sáng…Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng đến việc mua sắm
15


phương tiện vận tải để chu động cho việc vận chuyển sản phẩm và các
phương tiện khác đảm bảo an toàn, bảo vệ lưu trữ các tài sản của doanh
nghiệp.
Thiết bị dụng cụ quản lý: Tất cả các TSCĐ có giá trị dưới 30 triệu đồng
đều được chuyển hết thành công cụ dụng cụ. Vì vậy thiết bị dụng cụ quản lý
của công ty tính đến thời điểm 31/10/2018 chỉ còn 2.345.675.226 đồng chiếm
0.65% tổng giá trị tài sản với hệt thống camera được lắp đặt, theo dõi. Điều
này cho thấy doanh nghiệp rất coi trọng, đầu tư cơ sở vật cht kỹ thuật hiện
đại, nhằm bảo vệ an toàn, bảo mật củng như theo dõi tình hình làm việc của
nhiều nhân viên trong công ty.
Nhìn chung doanh nghiệp đã có những chiến lược phát triển lâu dài, đầu
tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật lớn. Hầu hết các tài sản của doanh nghiệp
còn mới, hoặc giá trị khấu hao chưa nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp củng cần
phải có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ, khai thác đa năng lực sử dụng
máy móc thiết bị, cải thiện công nghệ sản xuất kỹ thuật , tăng cường công tác
sửa chữa bảo dưởng để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị góp phần
nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.
1.1.4.3 Đặc điểm về huy động vốn và sử dụng vốn của công ty trong 3

năm 2015-2017
Củng như lao động, vốn nói chung là yếu tố không thể thiếu trong quá trình
SXKD của bất kì doanh nghiệp nào nếu duy trì được cơ cấu hợp lý, đảm bảo
cho công ty phản ứng nhanh đối với sự phát triển của thị trường về mặt tài
chính và giá cả. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong
sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Tình hình tài sản và nguồn
vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng 2.3
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

16

Năm 2017

Tốc độ
PTBQ(%)


TĐPT
LH
(%)

Giá trị

Giá trị

TĐPT

LH
(%)

Tài sản

645.160.524.184 659.423.016.725 102,21

702.148.446.733 106,5

104,33

Tài sản
ngắn hạn

368.945.352.472 397.034.520.123 107,61

406.016.238.116 102,26

104,9

Tài sản
dài hạn

281.215.171.712 292.388.496.602 103,97

296.132.208.617 101,3

102,62

Nguồn

vốn

645.160.524.184 659.423.016.725 102,21

702.148.446.733 106,5

104,33

Nợ phải
trả

437.019.224.156 401.231.482.567 91,81

494.155.662.436 123,16

106,34

Vốn chủ
sở hữu

208.141.300.028 258.191.534.158 124,05

207.992.784.297 80,56

99,96

Nhận xét:
Qua bảng 2.3 ta thấy tổng tài sản của công ty qua 3 năm (2015-2017)
phát triển tương đối ổn định với TĐPTBQ đạt 104,33% ( tăng 4,33%). Đối
với tài sản ngắn hạn TĐPTBQ đạt 104,9% ( tăng 4,9%) trong đó năm 2015 so

với năm 2014 tăng 7,61% , năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,26% . Đối với
TSDH tốc độ phát triển bình quân đạt 102,62% ( tăng 2,62%) trong đó năm
2015 so với năm 2014 (tăng 3,97%), năm 2016 so với năm 2015 ( tăng
1,3%) . Điều đó cho thấy công ty chú trọng phát triển cơ sở vật chất, máy
móc thiết bị, tuy nhiên TSNH tăng, công ty chưa thực hiện tốt các khoản phải
thu của khách hàng , công nợ chưa thực hiện tốt, hàng tồn kho đang bị ứ đọng
nhiều .DN cần đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng trên.
Về nguồn vốn : Nhìn chung nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng qua
các năm (2015-2017) TĐPTBQ đạt 104,33% (tăng 4,33%) . Đối với nợ phải
trả TĐPTLH năm 2016 so với năm 2015 giảm 8,19%, năm 2017 so với năm
17


2016 tăng 23,16%, TĐPTBQ tăng 6,34%. Đối với Vốn chủ sở hửu TĐPTBQ
giảm 0,04% trong đó TĐPTLH năm 2016 so với năm 2015 tăng 24,05%, năm
2017 so với năm 2016 giảm 19,44%
1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây (2015-2017)
Kết quả hoạt động SXKD của công ty là số liệu phản tương đối chính xác
về kết quả kinh doanh của công ty. Để thấy rõ hơn về tình hình kết quả
HĐKDcủa công ty ta đi phân tích thông tin qua chỉ tiêu giá trị ở bảng 2.2

S
T
T
1
2
3
4
5
6

7
8
9
1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5
1
6

Năm 2016
Chỉ tiêu

Năm 2015
Giá trị(đồng)

Doanh thu BH &
CCDV
Các khoản giảm
trừ doanh thu
Doanh thu thuần
về BH &CCDV

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về
BH
Doanh thu Hoạt
động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần
từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận
trước thuế
Chi phí thuế
TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau
thuế TNDN

456.223.478.112 316.066.725.519
-

-

Năm 2017
TĐPT
LH
(%)


Giá trị(đồng)

69,3 466.246.754.116
-

-

TĐPT
LH
(%)

TĐP
TBQ
(%)

147,51

101,1

-

-

456.223.478.112 216.334.297.546

47,36 466.246.754.116

215,8


101

419.226.845.972 201.334.297.546

48,02 425.227.154.964

211,2

100,7

36.996.632.140

14.723.427.973

39,82

41.019.599.152

278,43

105,3

6.034.597.224

826.557.421

13,7

6.254.697.225


756,71

101,8

515.016.235

894.226.734

173,63

726.782.249

81,27

18.564.228.354

6.541.982.345

35,24

20.024.813.467

306,09

5.672.115.694

4.237.441.268

74,7


7.324.891.226

172,86

118,8
103,8
6
113,6
3

18.279.869.081

3.885.335.047

21,25

19.197.809.435

494,1

102,5

20.264.162

355.681.264

1755,2

12.038.227


3,38

77,02

226.519.228

322.168.245

142,2

234.229.461

72,7

101,7

(206.255.066)

33.513.019

18.037.614.015

3.918.848.066

21,7

18.975.618.201

484,2


102,5

3.614.722.803

783.769.613,2

21,7

3.795.123.640,2

484,2

102,5

14.458.819.212

3.135.078.452,8

21,7

15.180.494.560,
8

484,2

102,5

18

-


(222.191.234)

-

-


(Nguồn: phòng tài chính – kế toán )
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3
năm (2015– 2017)

19


Nhận xét:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là chỉ tiêu quan
trọng phản ánh tiêu thụ hàng hóa , thành phẩm của công ty. Doanh thu thuần
giảm mạnh ở năm 2015 và đang có xu hướng tăng trong năm 2016. Cụ thể
TĐPTLH năm 2015 giảm 30,7% so với năm 2014 tương ứng giảm
140.156.752.593đ. Năm 2016 tăng 47,51% tương ứng với tăng
150.180.028.597đ.
Giá vốn hàng bán: biến động cùng chiều với doanh thu với TĐPTBQ
của cả 3 năm là tăng 0,7%. Do giá cả hàng hóa năm 2015 biến động nhiều nên
chi phí đầu vào các nguyên liệu cao dẩn tới việc thu mua hàng hóa gặp nhiều
khó khăn từ đó thành phẩm tiêu thụ, hàng bán ra ít.
Chi phí bán hàng: TĐPTBQ của cả 3 năm tăng 3,86% . Do công ty có
tính đặc thù bán buôn, bán lẻ nên chi phí cho bán hàng chiếm tỷ trọng khá
lớn. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tăng củng dẩn đến chi phí bán hàng
tăng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Củng tương tự như chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng do lượng khách hàng tiêu thụ hàng hóa, bán
thành phẩm tăng nên dẩn tới chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Cụ thể
TĐPTBQ của 3 năm tăng 13,63%.
Doanh thu tài chính: với TĐPTBQ tăng 1,8% nhưng chi phí tài chính với
TĐPTBQ tăng 18,8%, tăng cao hơn so với doanh thu tài chính. Nên công ty
cần phải quản lý chặt chẻ hơn khoản mục này.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhìn chung đều có lãi, cho thấy
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả với TĐPTBQ là tăng
2,5%
Như vậy ta thấy kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014 – 2016
có rất nhiều biến động nhưng đang có xu hướng tăng ở các năm tiếp theo.


Công ty đã chú trọng tới việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và mẫu
mã sản phẩm để đáp ứng người tiêu dùng tốt hơn.
1.2.

Đặc điểm công tác kế toán của công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt

Nam – Nhà máy chế biến thịt Hà Nội
1.2.1

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán trưởng

Kế toán bán
hàng


Kế toán thanh
toán

Kê toán kho

Kế toán công
nợ

Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán
Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến

Kế toán trưởng: Là trưởng trực tiếp chỉ đạo bộ máy kế toán, cũng như
việc tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê của công ty. Tổ chức việc ghi
chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài
sản và phân tích kết quả hoạt động SXKD của công ty. Tập hợp kê khai các
loại thuế của công ty và tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với các cơ quan
thuế, nộp thuế cho cơ quan thuế đúng thời hạn.
Kế toán kho: Thực hiện các công việc theo dõi nhập xuất tồn của các
loại hàng hóa, thành phẩm. Tính giá vốn xuất kho cho các thành phẩm vào
cuối tháng, lập phiếu xuất kho, nhập kho cho các bộ phận có liên quan. Định
kì trực tiếp kiểm kê hàng hóa, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn.


Kế toán thanh toán: Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ. Hạch
toán các bút toán liên quan đến tiền gửi, giao dịch với ngân hàng … Thực
hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với kế toán công nợ để đảm bảo
cho việc cân đối các khoản thu, chi tiền.
Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi công nợ, căn cứ vào phiếu thu,

phiếu xuất, nhập kho để vào sổ chi tiết theo dõi công nợ đối với từng khách
hàng , lập báo cáo hằng ngày, tháng, quý, năm theo quy định
Kế toán bán hàng: Tập hợp hóa đơn bán hàng, làm báo giá hóa đơn bán
hàng hóa, theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng ra, theo dõi tính chiết khấu
cho khách hàng, tính thuế GTGT hàng hóa bán ra. Kiểm tra số liệu đối chứng
trên phần mềm với số liệu kho và công nợ.
1.2.2

Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty ghi sổ theo hình thức Nhật Kí Chung. Đặc trưng cơ bản của

của hình thức kế toán Nhật Kí Chung : Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật Kí mà trọng tâm là sổ Nhật Kí
Chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản
kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật Kí để ghi Sổ
Cái và các số có liên quan theo từng nghiệp vụ phát sinh .


Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Kí Chung:
(1) Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được dùng

làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Kí Chung,
sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật Kí Chung, các nghiệp vụ phát sinh
được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng
cân đối phát sinh.


Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập

Báo Cáo Tài Chính). Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Kí Chung thể hiện
qua sơ đồ 1.3.

Chứng từ gốc

Sổ nhật kí chung
Sổ chi tiết
Sổ cái

Sổ nhật kí đặc biệt

Bảng cân đối phát sinh

Bảng tổng hợp chi
tiền

Báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Kí Chung
Ghi chú : Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

1.2.3

Chế độ kế toán áp dụng tại công ty


Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/09/2006. Thông tư
200/2014/TT – BTC có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày kí và áp dụng cho

năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015
+

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm.

+

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam

+

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường

xuyên
+

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường

thẳng
+

Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

+

Chứng từ kế toán áp dụng : Hệ thống chứng từ theo Quyết định số

48/2006/ QĐ – BTC do bộ tài chính ban hành ngày 14/9/2006
+


Phương pháp tính giá trị xuất kho: Phương pháp tính giá bình quân cả kỳ

dự trữ.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VỆT NAM – NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN THỊT HÀ NỘI
2.1

Những vấn đề chung về công tác kế toán bán hàng tại chi nhánh

công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam – Nhà máy chế biến thịt Hà Nội
2.1.1

Đặc điểm hàng hóa kinh doanh tại công ty
Một số hàng chủ yếu kinh doanh tại công ty:

-

Các loại xúc xích như xúc xích xông khói, xúc xích nướng, xúc xích cay,

xúc xích vườn bia, xúc xích ăn liền …
-

Thịt gà tẩm, thịt gà sạch..

-


Các loại thịt lợn như ba chỉ, sườn non, sườn sụn, má lợn ….

2.1.2
-

Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán của công ty
Phương thức bán hàng


×