Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN ALKALOID TRONG câu kỷ tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THỦY

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN ALKALOID
TRONG CÂU KỶ TỬ
(Fructus Lycii)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THỦY

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN ALKALOID
TRONG CÂU KỶ TỬ
(Fructus Lycii)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Ngọc Thụy

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

ii


Lời cảm ơn
Lời cảm ơn đầu tiên chân thành và sâu sắc nhất em xin gửi đến cô TS. Huỳnh Ngọc
Thụy, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời
gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Bộ Môn Dược Liệu đã tạo điều kiện cho em
thực hiện tốt khóa luận.
Em xin cảm ơn thầy TS. Võ Văn Lẹo và thầy TS. Nguyễn Viết Kình đã tận tình giúp
đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong bộ môn đã quan tâm giúp đỡ em trong
thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quí thầy cô giảng dạy tại khoa Dược –
Đại học Y Dược Tp HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong 5 năm
theo học.
Cảm ơn các bạn Dược 2004 cùng làm khóa luận ở Bộ Môn Dược liệu đã hết lòng động
viên, chia sẻ buồn vui giúp mình vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt khóa luận.
Xin cảm ơn Cha Mẹ đã yêu thương, chăm sóc và nuôi dạy con vững bước vào đời.

iii


MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................................IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................VII
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ......................................................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH............................................................................................VIII
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU VÀ ĐẶT VẤN ĐÊ..............................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN........................................................................................................3
1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC................................................................................3
1.1. Vị trí phân loại của chi Lycium....................................................................................3
1.2. Tổng quan về họ Solanaceae........................................................................................4
1.2.1. Mô tả thực vật họ Solanaceae...............................................................................4
1.2.2. Tổng quan về hóa học...........................................................................................4
1.3. Tổng quan về chi Lycium.............................................................................................5
1.3.1. Mô tả thực vật.......................................................................................................5
1.3.2. Phân bố..................................................................................................................5
1.3.3. Các loài Lycium có ở Việt Nam [3]......................................................................5
1.4. Tổng quan về Lycium chinense Mill............................................................................6
1.4.1. Mô tả thực vật.......................................................................................................6
1.4.2. Phân bố..................................................................................................................7
1.4.3.Bộ phận dùng.........................................................................................................7
1.4.4. Thu hái sơ chế.......................................................................................................8
1.4.5. Bảo quản...............................................................................................................8
2. TỔNG QUAN VẾ HÓA HỌC............................................................................................9
2.1. Thành phần hóa học quả L. chinense Mill...................................................................9
2.2. Thành phần hóa học vỏ cây L. chinense Mill............................................................10
2.3. Thành phần hóa học vỏ rễ L. chinense Mill...............................................................10
2.4. Thành phần hóa học lá L. chinense Mill....................................................................11
3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG....................................................................12
3.1. Tác dụng dược lý.......................................................................................................12
3.1.1. Tác dụng bảo vệ gan...........................................................................................12

3.1.2. Tăng cường miễn dịch........................................................................................12
3.1.3. Tác dụng làm chậm sự suy lão............................................................................13
3.1.4. Tác dụng với hệ thống máu.................................................................................13
3.1.5. Các tác dụng khác...............................................................................................13
3.2. Công dụng..................................................................................................................14
3.2.1. Các bài thuốc trong y học cổ truyền...................................................................14
3.2.2. Các chế phẩm trong y học hiện đại.....................................................................15
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................17
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................17
1.1. Nguyên liệu................................................................................................................17
1.2. Dung môi hóa chất.....................................................................................................17

iv


1.3. Trang thiết bị nghiên cứu...........................................................................................17
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................18
2.1. Xác định độ tinh khiết của dược liệu.........................................................................18
2.2. Khảo sát hóa học........................................................................................................18
2.2.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật............................................................18
2.2.2. Khảo sát phương pháp chiết xuất alkaloid..........................................................19
2.2.3. Khảo sát các điều kiện chiết xuất alkaloid toàn phần từ dược liệu.....................19
2.2.4. Chiết tách các phân doạn....................................................................................19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM............................................................................20
1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỘ TINH KHIẾT CỦA DƯỢC LIỆU......................................20
1.1. Cảm quan...................................................................................................................20
1.2. Độ ẩm.........................................................................................................................20
1.3. Độ tro.........................................................................................................................20
1.4. Hàm lượng % chất chiết được....................................................................................20
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT..............................21

3. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP ALKALOID..................................................................22
3.1. Kết quả khảo sát các quy trình chiết..........................................................................22
3.1.1. Thăm dò quy trình chiết......................................................................................22
3.1.2. Thăm dò phương pháp chiết...............................................................................23
3.2. Kết quả khảo sát các điều kiện chiết xuất alkaloid....................................................24
3.2.1. Khảo sát pH acid.................................................................................................24
3.2.2. Khảo sát dung môi hữu cơ chiết alkaloid base...................................................24
3.2.3. Khảo sát pH kiềm................................................................................................25
3.3. Chiết xuất alkaloid toàn phần từ Câu kỷ tử...............................................................26
3.4. Phân lập và tinh chế alkaloid.....................................................................................28
3.4.1. Phân tách cao alkaloid toàn phần........................................................................28
3.4.2. Phân lập alkaloid từ phân đoạn 7A.....................................................................30
3.4.3. Phân lập alkaloid từ phân đoạn 8A (cột C).........................................................33
3.4.4. Phân lập alkaloid từ phân đoạn 10A (cột D).......................................................35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHI................................................................................37
1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................37
2. ĐỀ NGHỊ..........................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................38

v


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
L. chinense

:

Lycium chinense

EtOAc


:

Ethyl acetat

CHCl3

:

Cloroform

MeOH

:

Methanol

n-He

:

n-Hexan

Bz

:

Benzen

HCl


:

Acid hydrocloric

NH4OH

:

Amoniac

DĐVN

:

Dược điển Việt Nam

TT

:

Thuốc thử

TP

:

Toàn phần

SKLM


:

Sắc ký lớp mỏng

SKC

:

Sắc ký cột

SPE

:

Kỹ thuật chiết pha rắn (Solid phase extraction)

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh đặc điểm các loài Lycium..............................................................................6
Bảng 4.1. Kết quả độ tro của Câu kỷ tử....................................................................................20
Bảng 4.2. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật Câu kỷ tử...................................21
Bảng 4.3. So sánh các quy trình chiết xuất alkaloid tòan phần từ Câu kỷ tử...........................22
Bảng 4.4. So sánh các nồng độ cồn trong chiết xuất alkaloid..................................................23
Bảng 4.5. So sánh phương pháp chiết nóng và chiết ngấm kiệt...............................................23
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát pH acid..........................................................................................24
Bảng 4.7. So sánh các dung môi hữu cơ có khả năng hòa tan alkaloid base/Câu kỷ tử...........24
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát pH kiềm........................................................................................25

Bảng 4.9. Kết quả khảo sát hệ dung môi chạy sắc ký...............................................................27
Bảng 4.10. Các phân đoạn thu được từ cột A...........................................................................28
Bảng 4.11. So sánh độ nhạy thuốc thử alkaloid với các phân đoạn..........................................29

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Vị trí phân loại của chi Lycium.....................................................................................3
Sơ đồ 2. Chiết xuất alkaloid toàn phần từ Câu kỷ tử................................................................26
Sơ đồ 3. Rửa phân đoạn 8A với MeOH....................................................................................33

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Nhân tropan.................................................................................................................4
Hình 1.2. Scopolamin.................................................................................................................4
Hình 1.3. Hyoscyamin................................................................................................................4
Hình 1.4. Nicotin.........................................................................................................................5
Hình 1.5. Lycium chinense Mill. [7]..........................................................................................7
Hình 1.6. Câu kỷ tử.....................................................................................................................7
Hình 1.7. Cấu trúc của Zeaxanthin Dipalmitat...........................................................................9
Hình 1.8. Cấu trúc của Betain.....................................................................................................9
Hình 1.9. Cấu trúc của 2 cerebroside........................................................................................10
Hình 1.10. Cấu trúc của 3 dẫn xuất pyrrole..............................................................................10
Hình 1.11. Cấu trúc của 2 kukoamin.........................................................................................11
Hình 1.12. Cấu trúc Lycium A..................................................................................................11
Hình 1.13. Trà Terra Vita..........................................................................................................16
Hình 1.14. Bột vỏ rễ Lycium.....................................................................................................16
Hình 1.15. Viên bao đường Thập Vị Bổ...................................................................................16
Hình 1.16. Viên bổ sung dinh dưỡng Forever Lycium Plus......................................................16
Hình 4.1. Quả của cây Câu kỷ L. chinense Mill.......................................................................20

Hình 4.2. Sắc ký đồ các phân đoạn cột chân không (cột A).....................................................29
Hình 4.3. Sắc ký đồ các phân đoạn cột cổ điển (cột B)............................................................31
Hình 4.4. Sắc ký đồ phân đoạn S1 và S2..................................................................................32
Hình 4.5. Sắc ký đồ các phân đoạn cột rây phân tử (cột C).....................................................34
Hình 4.6. Sắc ký đồ các phân đoạn cột D.................................................................................35

viii


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU VÀ ĐẶT VẤN ĐÊ
Qua nhiều thời kỳ phát triển của xã hội, con người ngày càng đạt được những thành
tựu to lớn trong khoa học, đặc biệt là trong y học. Nhiều thuốc mới được tổng hợp,
nhiều phương pháp chữa bệnh hiện đại được tìm ra giúp con người chiến thắng bệnh
tật và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi về sinh thái, môi trường
sống…, tỉ lệ bệnh tật ngày càng gia tăng và xuất hiện thêm nhiều căn bệnh mới nguy
hiểm. Trong khi đó, các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa học thường có nhiều phản
ứng phụ, độc tính và giá thành cao. Vì vậy, việc tìm ra những hoạt chất mới có nguồn
gốc từ thiên nhiên đã một lần nữa trở thành xu hướng chung của nền y học thế giới.
Họ Cà (Solanaceae) là một họ có nhiều loài cây thường được sử dụng trong dân gian
để làm thực phẩm như cà chua (Solanum lycopersicum L.), khoai tây (Solanum
tuberosum L.), ớt (Capsicum annuum L.)… Họ Solanaceae cũng nổi tiếng vì chứa một
loạt các glycosid alkaloid đa dạng. Một trong các nhóm quan trọng nhất là nhóm
alkaloid nhân tropan, bao gồm atropin, scopolamin, hyoscyamin. Về mặt dược học,
đây là những chất kháng cholin mạnh nhất hiện có, sử dụng quá liều có thể gây các
triệu chứng khô miệng, giãn đồng tử, mất điều hòa, bí tiểu, ảo giác, co giật, hôn mê và
tử vong. Mặc dù là những chất độc, các alkaloid tropan vẫn là một loại dược phẩm

quan trọng khi sử dụng đúng liều chỉ định.
Cây Câu kỷ thuộc họ Cà là một trong những cây thuốc được sử dụng nhiều trong y học
cổ truyền. Câu kỷ được sử dụng rất thông dụng từ hơn 2000 năm nay ở châu Á như
một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Từ khoảng đầu thế kỷ 21, ở Mỹ và
những quốc gia phát triển khác đã bắt đầu công nhận vai trò của Câu kỷ vì hoạt tính
chống oxy hóa và giàu chất dinh dưỡng. Năm 2006, từ Câu kỷ có 54 sản phẩm mới
dưới dạng thực phẩm chức năng được giới thiệu đến thế giới.
Câu kỷ Lycium chinense Mill. được mô tả lần đầu bởi nhà thực vật học người Scotlen
Philip Miller trong cuốn The Gardener’s Dictionary xuất bản năm 1768. Câu kỷ tử quả của cây Câu kỷ có mặt trong hầu hết các thang thuốc bổ trong Đông y với vai trò
thuốc dẫn. Tháng 6/2007, FDA đã chính thức cho phép Câu kỷ tử được lưu hành trên
thị trường như một loại thực phẩm bổ sung.
Tuy nhiên, cho đến nay, dù đã có mặt trong nhiều chế phẩm thuốc bổ cũng như nhiều

1


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của Câu kỷ tử đã được công bố, thì ngoài
phát hiện về alkaloid Kukoamin trong vỏ rễ Câu kỷ, vẫn chưa có nghiên cứu nào khác
tiến hành khảo sát về thành phần alkaloid trong Câu kỷ tử. Từ thực tế đó, chúng tôi đặt
vấn đề “Khảo sát thành phần alkaloid trong Câu kỷ tử Fructus Lycii” với mục đích góp
phần khảo sát đầy đủ hơn về thành phần alkaloid của Câu kỷ tử.
Mục tiêu của đề tài:
-

Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của Câu kỷ tử Fructus Lycii.


-

Chiết xuất và phân lập alkaloid trong Câu kỷ tử.

-

Tinh khiết hóa chất phân lập được.

2


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
1. TỔNG QUAN VÊ THỰC VẬT HỌC
1.1. Vị trí phân loại của chi Lycium
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (1987), họ Solanaceae, chi Lycium và loài
Lycium chinense có vị trí phân loại như sau: [1]

Sơ đồ 1. Vị trí phân loại của chi Lycium

Họ Solanaceae gồm đến 96 chi phân bố rộng trên thế giới, chủ yếu ở Nam Mỹ. Ở nước
ta, họ Solanaceae có 16 chi: Atrichodendron, Browallia, Brugmansia, Brunfelsia,
Capsicum, Cestrum, Cyphomandra, Datura, Lycianthes, Lycium, Lycopersicon,
Nicotiana, Petunia, Physalis, Solanum, Tubocapsicum, gần 50 loài. [1]
Trong 16 chi trên thì chi Solanum và chi Lycium có nhiều loài được sử dụng làm thực
phẩm và nhiều loài có công dụng làm thuốc. Đặc biệt các cây thuộc chi Solanum đã


3


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

được nghiên cứu kỹ về hóa học và dược lý.
1.2. Tổng quan về họ Solanaceae
1.2.1. Mô tả thực vật họ Solanaceae
Cây thảo hay cây nhỡ. Lá mọc so le, không có lá kèm. Hoa mọc đơn độc ở nách hay
thành xim. Lá và hoa thường bị xê dịch quá mấu mà chúng xuất phát, do đó có lá to,
nhỏ khác nhau mọc ở cùng một mấu, thành góc vuông với nhau và có cụm hoa mọc lơ
lửng giữa một gióng. Hoa đều, lưỡng tính, 5 lá đài liền nhau, tồn tại trên quả; 5 cánh
hoa liền nhau thành tràng hình bánh xe, hình phễu; 5 nhị dính trên ống tràng; bao phấn
mở bằng kẽ nứt dọc, đôi khi mở bằng lỗ ở đỉnh; 2 lá noãn, bầu trên 2 ô, đặt lệch so với
mặt phẳng đối xứng của hoa, mỗi ô chứa nhiều noãn, đính noãn trung trụ; hạt có nhiều
phôi nhũ và một phôi cong hay vòng. [1]
1.2.2. Tổng quan về hóa học
Họ Solanaceae được biết đến vì chứa một loạt các glycosid alkaloid đa dạng. Một
trong các nhóm quan trọng nhất là nhóm alkaloid nhân tropan, có cấu trúc 2 vòng đặc
trưng và bao gồm atropin, scopolamin, hyoscyamin. Về mặt dược học, đây là những
chất kháng cholin mạnh nhất hiện có. Sử dụng quá liều có thể gây các triệu chứng khô
miệng, giãn đồng tử, mất điều hòa, bí tiểu, ảo giác, co giật, hôn mê và tử vong. Mặc dù
là chất độc, các alkaloid tropan vẫn là một loại dược phẩm quan trọng khi sử dụng
đúng liều chỉ định
.

Hình 1.1. Nhân tropan


Hình 1.2. Scopolamin

Hình 1.3. Hyoscyamin

4


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

5


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

Nicotin được xem là alkaloid nổi tiếng nhất trong họ Solanaceae, đây là một alkaloid
nhân pyridin, thuộc loài Nicotiana tabacum L. (Thuốc lá).

Hình 1.4. Nicotin

1.3. Tổng quan về chi Lycium
1.3.1. Mô tả thực vật
Cây nhỡ hay cây bụi, mọc leo hay trườn, thường có gai. Lá mọc so le, đơn hay xếp
thành bó nhỏ 3-4 lá hay nhiều hơn. Hoa ở nách lá những lá đơn và đơn độc, hoặc
nhóm 3-4 đóa hay nhiều hơn trong bó lá. Đài hình chuông, chia sâu nhiều hay ít thành
3-4-5 răng hay thùy, ít khi đều và có 2 môi. Tràng có kích thước nhỏ, chia 4-5 thùy;
ống dài hay ngắn, phiến tràng loe ra với các thùy trải ra. Nhị 4-5 đính ở đỉnh của ống,

chỉ nhị dài hay ngắn hơn tràng, bao phấn thụt hay thò và mở dọc. Nhụy có vòi hình
sợi, đầu nhụy ít phát triển, có 2 thùy; bầu 2 ô. Quả mọng hình trứng hay hình cầu, hạt
ít hay nhiều, ít khi chỉ có một hạt trong mỗi ô. [1]
1.3.2. Phân bố
Chi Lycium L. có khoảng 100 loài trên thế giới, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á. [2]
1.3.3. Các loài Lycium có ở Việt Nam [3]
Lycium chinense Mill.: Câu khởi, Địa cốt.
Lycium ruthenicum Mill.: Câu kỷ quả đen, Rau khởi.
Lycium barbarum L.Chinese Box thorn, Duke of Argyll’s tea-three.
Lycium laevis (Dun. & Poir.) Bitt. (Solanum laevis Dun. & Poir.)
Các loài Lycium có thể phân biệt bằng cách dựa vào một số đặc điểm khác biệt như
sau:

6


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

Bảng 1.1. So sánh đặc điểm các loài Lycium

ĐẶC
ĐIỂM

CÁC LOÀI LYCIUM
L. chinense Mill.

L. ruthenicum Mill.


L. barbarum L.

L. laevis Bitt.

Thân

Không có gai.

Có gai.

Có nhánh nhọn
mang lá và hoa.

-

Hoa

Cô độc ở nách lá.

Có 3 - 4 hoa mỗi
nhánh ngắn.

Có 1-2 hoa ở
nách lá.

-

Vành màu tím
nhạt hay tím đỏ.


Vành đỏ có sọc
đậm.

Vành có ống dài
hơn tai. Vành tía
hay hường.

Quả

Quả mọng hình
trứng thuôn màu
vàng đỏ.

Quả phì tròn đỏ.

Quả hình trái
xoan cam đỏ.



Lá nguyên mọc so
le, hình mũi mác,
hẹp dần ở gốc.

Lá chụm trên
nhánh ngắn, cuống
dài 4 – 6 cm.

Lá thon hẹp,

rụng theo mùa.

Vành có ống cao 6
mm, tai 1,5 mm.

Lá bầu dục thon,
nhọn 2 đầu, cuống
1 – 5 cm.

Có 2 loài Câu kỷ đáng chú ý : [2]
- Câu kỷ quả đỏ (Lycium chinense Mill.), có nguồn gốc từ vùng Tây Á. Mọc hoang và
trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Indonesia…
- Câu kỷ quả tím đen (Lycium ruthenicium Murray.) cũng có nguồn gốc từ Tây Á hoặc
Nam Á. Cây được trồng ở Ấn Độ, Malaysia và một số nơi khác.
Cả 2 loài đều là cây ưa sáng và ẩm. Sinh trưởng tốt trong vụ xuân- hè, có hoa quả vào
cuối mùa hè đến đầu thu. Về mùa đông có hiện tượng rụng lá. Đối với loài Câu kỷ quả
đỏ, muốn có hoa quả, không được thu hoạch ngọn và lá làm rau. Câu kỷ có khả năng
tái sinh cây chồi sau khi chặt. Từng đoạn thân, cành đem vùi xuống đất cũng có khả
năng tái sinh.
1.4. Tổng quan về Lycium chinense Mill.
1.4.1. Mô tả thực vật
Tên gọi
Tên khoa học là Lycium chinense Mill. Solanaceae. [1,2,3,4,5,6]
Tên nước ngoài : Chinese box – thorn, Chinese desert thorn, chinese wolfberry,

7


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009


Nguyễn Thị Thủy

chinese matrimony vine (Anh); lyciet (Pháp).
Ở Việt Nam Câu kỷ còn được gọi là: Củ Khởi, Rau Khởi, Khởi Tử, Địa Cốt Bì…

Hình 1.5. Lycium chinense Mill. [7]

Mô tả
Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, phân cành nhiều, cao 0,5 – 1m. Cành cứng đôi
khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nguyên mọc so le hay tụ tập 4-5 cái, hình mũi mác, hẹp dần
ở gốc, đầu tù hay nhọn, mép uốn lượn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt
dưới nhạt, cuống lá ngắn.
Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2-3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hay tím đỏ, đài nhẵn hình
chuông, có 3–5 thùy; tràng hình phễu, 5 cánh, có lông ở mép; nhị 5 đính ở đỉnh của
ống tràng.
Quả mọng, hình trứng thuôn, khi chín màu đỏ sẫm hay vàng đỏ; hạt nhiều, hình thận.
1.4.2. Phân bố
Có nhiều ở Trung Quốc, còn ở Việt Nam chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc. [4]
1.4.3.Bộ phận dùng
Câu kỷ tử là quả chín phơi khô hay sấy khô của cây Câu kỷ Lycium chinense Mill. hay
cây Ninh hạ Câu kỷ (Lycium barbarum L.).

8


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

Hình 1.6. Câu kỷ tử


9


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

Quả hình trứng dài hay trái soan, hai đầu hơi lõm, dài 1 – 2 cm, đường kính 5 – 7 mm.
Mặt ngoài đỏ sẫm đến đỏ xám, mềm, bóng, thường nhăn nheo. Gốc quả có vết cuống
quả màu trắng sót lại, đỉnh quả có điểm nhỏ hơi nhô lên. Quả có nhiều hạt nhỏ hình
thận dẹt, hai mặt hơi cong phồng hoặc có một mặt lõm. Hạt màu vàng nâu có nội nhũ,
rốn hạt là một điểm lõm nhỏ ở mép hạt. Chất mềm, vị ngọt hơi chua. [5]
1.4.4. Thu hái sơ chế
Thu hoạch vào mùa hạ, thu. Hái lấy quả có màu đỏ cam, tải mỏng, phơi trong bóng
râm đến khi vỏ quả bắt đầu nhăn thì đem phơi hoặc sấy nhẹ 30 – 45 oC đến khi vỏ quả
khô, thịt quả mềm, loại bỏ cuống. [5]
1.4.5. Bảo quản
Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hay phun rượu,
xóc đều sẽ trở lại màu đỏ.

10


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

2. TỔNG QUAN VÊ HÓA HỌC
2.1. Thành phần hóa học quả Câu kỷ L. chinense Mill.

Quả Câu kỷ có chứa tinh dầu, trong đó 36 thành phần trung tính đã được nhận dạng
bằng sắc ký khí kết hợp với phổ khối. Hai sesquiterpen được nhận dạng là dehydro- αcyperon và solavetivon. Methyl linoleat chiếm tỷ lệ cao (18%) trong phân đoạn trung
tính. Các este của các acid béo C14, C16 và C18 cũng có với tỷ lệ cao. Ngoài ra quả còn
có betain, zeaxanthin, physalien.
Hạt chứa nhiều sterol: 4,4-dimethylsterol, cycloartanol, cycloartenol, 24-methylencycloartanol (các chất này chiếm tỷ lệ cao), một số dẫn chất của lanosterol (các dẫn chất
này chiếm tỷ lệ thấp). Trong số các sterol này có gramisterol (44%), citrostadienol
(18%), lophenol (9%), cycloeucalenol (8%), nor-cycloartenol (6%), obtusifoliol (6%).
Hai chất còn được chiết tách từ quả và nhận dạng là β- sitosterol và acid melissic. [2]

R: palmitic acid
Hình 1.7. Cấu trúc của Zeaxanthin Dipalmitat

O
N

O

Hình 1.8. Cấu trúc của Betain

Quả chứa 8-10% acid amin, một nửa ở dạng tự do: acid aspartic 1,2%, prolin 0,65%,
acid glutamic 0,63%, alanin 0,37%, arginin 0,19%, serin 0,14%, và 9 acid amin khác.
[2]
Hai cerebrosid mới được phân lập từ quả L. chinense Mill. đã được xác định cấu trúc
là 1-O-β-D-glucopyranosyl-(2S,3R,4E,8Z)-2-N-palmitoyloctadecasphinga-4,8-dienin
(1)

1-O-β-D-glucopyranosyl-(2S,3R,4E,8Z)-2-N-(2’-hydroxypalmitoyl)
octadecasphinga-4,8dienin (2). [8]

11



Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

Hình 1.9. Cấu trúc của 2 cerebrosid

Ở Hàn Quốc, từ quả L. chinense Mill. đã phân lập được 3 dẫn xuất pyrrol. Những hợp
chất hóa học này và một hợp chất methyl hóa tổng hợp liên quan đã được đánh giá có
hoạt tính sinh học. [9]

Hình 1.10. Cấu trúc của 3 dẫn xuất pyrrol

2.2. Thành phần hóa học vỏ cây L. chinense Mill.
Vỏ cây cũng chứa β-sitosterol và acid melissic. Ngoài ra còn có các acid linoleic, 5αstigmastan-3,6-dion, sugiol. [2]
2.3. Thành phần hóa học vỏ rễ L. chinense Mill.
Vỏ rễ chứa 1 alkaloid gọi là kukoamin và một dipeptid gọi là lyciumamid (N-benzoylL-phenylalanyl-L-phenylalaninol acetat). [2,10,11,12]
Năm 1989, Nohara và cộng sự đã đưa ra cấu trúc của các octapeptide đơn vòng, các
lyciumin được phân lập từ vỏ rễ L. chinense Mill. và chỉ ra hoạt tính ức chế enzyme
chuyển dạng angiotensin của các hợp chất này. [12,13]

12


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

Kukoamin A


O

HO
N

N

H

H

HO

OH

Kukoamin B
H2N

N

OH
O

Hình 1.11. Cấu trúc của 2 Kukoamin

2.4. Thành phần hóa học lá L. chinense Mill.
Lá chứa betain, các lyciumwithanolid A và B [14], tinh dầu trong đó có
hydroxydehydro-β-ionol. [2]


Hình 1.12. Cấu trúc Lycium A

13


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG
3.1. Tác dụng dược ly
Quả của cây Câu kỷ L. chinense Mill. thường được dùng như 1 vị thuốc bổ trong Đông
y và đã được báo cáo về những hoạt tính hạ huyết áp, đường huyết, giải nhiệt và ngăn
ngừa giảm stress, ung thư trong những mô hình thí nghiệm động vật. [9]
3.1.1. Tác dụng bảo vệ gan
Dạng chiết nước từ Câu kỷ tử dùng cho chuột cống trắng và thỏ có tác dụng làm giảm
cholesterol và bảo vệ gan. Nuôi chuột dài ngày (75 ngày) bằng thức ăn có trộn dạng
chiết từ Câu kỷ tử (0,5% và 1%) hay betain (0,1%) có tác dụng bảo vệ gan, chống lại
những tổn thương do CCl4 gây ra. [2]
Hai cerebrosid mới có tác dụng giải độc gan được phân lập từ quả của cây Câu kỷ
Lycium chinense Mill. đã được xác định là 1-O-β-D-glucopyranosyl–(2S,3R,4E,8Z)-2N-palmitoyloctadecasphinga-4,8-dienin
(1)

1-O-β-D-glucopyranosyl(2S,3R,4E,8Z)-2-N-(2’-hydroxypalmitoyl) octadecasphinga-4,8-dienin (2). Khi ủ
những tế bào gan bị gây độc bởi CCl 4 với lần lượt (1) và (2), mức độ glutamic pyruvic
transaminase (GPT) và sorbitol dehydrogenase (SDH) phóng thích từ tế bào thương
tổn đã giảm đi có ý nghĩa. [8]
Ba dẫn xuất pyrrol mới có tác dụng bảo vệ gan cũng được phân lập từ quả L. chinense
Mill., trong đó có 2 dẫn xuất là 4-[formyl-5-(hyfroxymethyl)-1H-pyrrol-1-yl]butanoic
acid và 4-[formyl-5-(methoxymethyl)-1H-pyrrol-1-yl]butanoic acid thể hiện hiệu lực

bảo vệ gan so sánh được với Silybin ở nồng độ 1,1 µM (lần lượt là 64,4 và 65,8%). [9]
3.1.2. Tăng cường miễn dịch
Nước sắc Câu kỷ tử 50% với liều 2,5g/kg/ngày, dùng để uống trong 3 ngày liên tiếp
làm tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào trong xoang bụng chuột nhắt.
Đồng thời tăng cường hoạt động của men lysozym trong huyết thanh và nâng cao hiệu
quả kháng thể kháng hồng cầu cừu của huyết thanh và tăng số lượng tế bào có kháng
thể hình thành trong tổ chức lách.
Quan sát trên lâm sàng ở những người già mà chức năng miễn dịch giảm, dùng dạng
chiết từ Câu kỷ tử hay ăn quả Câu kỷ tươi thì hệ thống miễn dịch đã bị giảm của họ
được điều chỉnh, tỉ lệ chuyển hóa của nguyên bạch cầu, globulin miễn dịch trong huyết
thanh như IgG, IgA, IgM đều tăng. [2]

14


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

3.1.3. Tác dụng làm chậm sự suy lão
Dạng chiết nước từ Câu kỷ tử cho vào thức ăn của ruồi giấm (2%) làm cho sức ăn của
ruồi giấm tăng 47% và ức chế sự tích lũy fuscin của ruồi.
Người già mỗi ngày dùng 5g quả Câu kỷ tử trong 10 ngày liên tiếp thì hoạt độ của men
superoxid dismutase (SOD) tăng 48%, hemoglobin tăng 12% và lipid peroxyd giảm
65%. [2]
3.1.4. Tác dụng với hệ thống máu
Nước sắc Câu kỷ tử (10%) dùng cho chuột nhắt trắng với liều 0,5ml/chuột, liên tục
trong 10 ngày làm tăng lượng bạch cầu. Dạng đông khô Câu kỷ tử có tác dụng ngăn
ngừa hiện tượng giảm bạch cầu do cyclophosphamid gây nên trong điều trị ung thư
thực nghiệm trên chuột cống trắng. Người bình thường hay bệnh nhân ung thư ăn quả

khô Câu kỷ 5g/ngày liên tục trong 10 ngày thì số lượng bạch cầu tăng lên rõ rệt. [2]
Cao MeOH chiết từ Câu kỷ tử được lắc phân bố với CHCl 3-H2O (1:1), thu lớp CHCl3,
để bay hơi đến cắn, lắc phân bố với hexane-MeOH-H 2O (10:9:1) thu lớp MeOH. Phân
đoạn MeOH này đã thể hiện hiệu lực ức chế mạnh acid arachidonic, làm giảm sự kết
tập tiểu cầu. [15]
3.1.5. Các tác dụng khác
Betain làm tăng trọng lượng gà nuôi thịt so với lô đối chứng và làm tăng lượng trứng
đẻ ở gà mẹ. Dịch chiết Câu kỷ tử có tác dụng trực tiếp lên tuyến yên của chuột cống
trắng, kích thích rụng trứng. [2]
Zeaxanthin dipalmitate (ZD), một carotenoid từ Câu kỷ tử làm giảm sự gia tăng các tế
bào tương tự nguyên bào sợi cơ và giảm tổng hợp collagen in vitro. Trong một thử
nghiệm động vật, để xác định ZD có thể giảm đáng kể chứng xơ hóa gan, chuột bị gây
xơ gan bằng cách thắt/cắt ống dẫn mật trong khoảng 6 tuần. Chữa trị những con chuột
bị thắt ống dẫn mật bằng ZD ở liều 25 mg/kg thể trọng đã làm giảm có ý nghĩa hoạt
động của aspartate transaminase (p<0.05) và phosphatase kiềm (p<0.001) trong huyết
thanh. Hơn nữa, sự lắng đọng collagen đã giảm có ý nghĩa khi đánh giá bởi thử
nghiệm Sirius Red binding ở chuột bị thắt ống dẫn mật được điều trị ZD 25 mg/kg thể
trọng (p<0.01). Thêm vào đó, nồng độ của chất đối kháng thiobarbituric acid và 4hydroxyproline đã giảm khi chuột bị thắt ống dẫn mật dùng ZD 25 mg/kg. Những kết
quả này cho thấy ZD ức chế có hiệu quả chứng xơ gan ở chuột bị thắt ống dẫn mật, tối
thiểu trong lô thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa. [16]

15


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

3.2. Công dụng
Câu kỷ tử được coi là vị thuốc bổ toàn thân, dùng cho cơ thể suy nhược, can thận âm

quy, tinh huyết bất túc, thần kinh suy nhược, lưng gối mỏi đau, hoa mắt, thị lực giảm,
di tinh, tiểu đường.
Liều dùng: 6-12g, sắc nước uống, chế thành cao, ngâm rượu hay các dạng hoàn tán.
Chú ý: Ngoại tá thực nhiệt, tỳ hư tiết tả cấm dùng.
Địa cốt bì dùng trong những trường hợp hư lao triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, ho hen, nôn
ra máu, chảy máu mũi, tiểu ra máu, tiểu đường, cao huyết áp, mụn nhọt.
Liều dùng: 9-15g, sắc nước uống hay dùng dạng hoàn tán.
3.2.1. Các bài thuốc trong y học cổ truyền
3.2.1.1. Chữa hư lao tinh quỵ, lưng gối mỏi đau.
Câu kỷ tử 12g, thục địa 12g, tục đoạn 9g, tầm gửi 12g. Sắc lấy nước uống.
3.2.1.2. Chữa can thận bất túc, đau đầu, hoa mắt
Câu kỷ tử, cúc hoa, thục địa, sơn thù du, sơn dược trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh mỗi
thứ lượng bằng nhau nghiền thành bột mịn, luyện với mật, làm hoàn bằng hạt ngô, mỗi
lần uống 9g.
3.2.1.3. Chữa thận hư di tinh, dương uỷ, xuất tinh sớm, khí huyết lưỡng suy.
Câu kỷ tử, thỏ ty tử mỗi thứ 240g, ngũ vị tử 30g, phúc bồn tử 120g, xa tiền tử 60g
nghiền thành bột mịn nhào với mật, làm thành hoàn mỗi lần dùng 9g.
3.2.1.4. Chữa nam giới bất dục, tinh huyết bất túc
Câu kỷ tử 120g, đương quy 60g, thục điạ 180g ngâm rượu. Mỗi ngày uống 2 lần sáng
tối, mỗi lần 30ml.
3.2.1.5. Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ hay mệt mỏi
Câu kỷ tươi 500g, giã dập cho vào túi vải ngâm với 2 lít rượu trong bình kín thời gian
2 tuần mỗi lần uống 30ml, ngày 1-2 lần.
3.2.1.6. Chữa âm hư triều nhiệt
Địa cốt bì, ngân sài hồ, tri mẫu, bán hạ (ngâm rửa 10 lần) nhân sâm, cam thảo, xích
phúc linh. Tất cả với lượng bằng nhau nghiền thành bột mỗi lần dùng 6g cho thêm 5
lát gừng tươi sắc nước uống sau bữa ăn.

16



Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học 2009

Nguyễn Thị Thủy

3.2.1.7. Chữa bệnh tiểu đường
Địa cốt bì, rễ khổ qua, rễ qua lậu, lô căn. Mỗi vị 45g, mạch môn đông 60g, táo 7 quả.
Mỗi lần 9g sắc uống lúc nóng.
3.2.1.8. Chữa thân thể gầy mòn, ốm lâu suy nhược
Địa cốt bì, trần bì thần khúc, mỗi vị 10g nấu với thịt cừu hoặc dê non 250g, gan cừu
250g ăn trong ngày.
3.2.1.9. Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư
Bắc sa sâm 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, kỷ tử 12-24g, sinh địa 24-40g, xuyên
luyện tử 6g, sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn - Liễu Châu Y Thoại).
3.2.1.10. Trị mặt nám, da mặt sần sùi
Câu kỷ 10 cân, sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần,
uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương).
Trên lâm sàng những người trên 60 tuổi uống dạng chiết từ Câu kỷ với liều 100mg liên
tục trong 4 tuần thì cholesterol huyết, β - lipoprotein, triglycerin đều giảm.
3.2.2. Các chế phẩm trong y học hiện đại
- Terra Vita: trà Câu kỷ tử với thành phần là Câu kỷ tử được chế biến dưới dạng gói có
công dụng làm thuốc bổ để cải thiện mạch máu, cơ thể cường tráng, bảo vệ gan và đặc
biệt là tăng cường thị lực.
- Single-Herb: chế phẩm từ bột vỏ rễ Lycium, có tác dụng bồi bổ cơ thể.
- Viên bao đường Thập Vị Bổ: là thuốc bổ có nguồn gốc thiên nhiên gồm Thục địa, Kỷ
tử, Đỗ trọng, Phụ tử chế, Hoài sơn, Lộc giác, Đương quy, Sơn thù, Thỏ ty tử, Quế.
Thuốc có tác dụng hồi phục cho người suy nhược cơ thể.
- Forever Lycium Plus: viên bổ sung dinh dưỡng, làm đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn,
làm sáng da, cung cấp độ ẩm cho da, tái tạo tế bào da, loại bỏ độc tố cho da.
Những chế phẩm này được dùng như một dạng thực phẩm bổ sung, nhằm nâng cao thể

trọng và hỗ trợ sức khỏe người bệnh.

17


×