Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

THUYẾT TRÌNH VỀ SÁN DÂY GÀ VÀ GIUN ĐŨA GÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 21 trang )

ích thước 70x90 micrometter; trứng có sức đề
kháng tốt và tồn tại lâu trong môi trường. Giun ký sinh trong ruột non của gà,
đôi khi ký sinh ở ống dẫn mật.

Hình ảnh giun đũa


Chu trình phát triển:

Chu trình phát triển của giun đũa ở gà: Giun đũa ở gà có chu trình phát
triển trực tiếp, giun cái trưởng thành đẻ trứng theo phân thải ra môi
trường găp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trứng sẽ phát triển thành
trứng gây nhiễm; thời gian này mất khoảng 5-25 ngày. Gà ăn phải trứng
này qua thức ăn, nước uống vào dạ dầy sẽ nở ra ấu trùng và đi xuống ruột
non. Từ 1-2 giờ sau khi ăn phải trứng, ấu trùng sẽ xâm nhập tuyến ruột và
phát triển ở đó trong 19 ngày; sau đó ấu trùng trở lại lòng ruột sống và
phát triển đến giai đoạn trưởng thành

 Thời gian từ lúc gà ăn phải trứng gây nhiễm đến khi giun trưởng thành
ký sinh ở ruột non khoảng 35-58 ngày


Hình ảnh minh họa cho các bạn tham khảo:


Bệnh lý:

Gà bị ảnh hưởng trong giai đoạn ấu trùng gây xuất huyết niêm mạc ruột, nơi
ký sinh của ấu trùng ruột bị giãn, sưng và dầy lên, thành ruột bị phù tổn
thương tạo điều kiện cho vi trùng đường ruột nhất là E.coli phát triển làm cho
gà bệnh nặng hơn.



Giun đũa gây bệnh nặng ở gà con hơn ở gà lớn; thời gian phát triển của giun
đũa ở gà con thường từ 30-35 ngày, trong khi ở gà lớn là 50 ngày.

Gà trên 3 tháng tuổi có sức đề kháng tốt với khả năng nhiễm giun đũa ít hơn
so với gà dưới 3 tháng tuổi. Gà nuôi chăn thả như gà thả vườn hay nuôi trên
nền trấu như cách chăn nuôi của người dân ở nước ta rất dễ bị nhiễm giun đũa
gà.

Tác hại của bệnh: Gà bị nhiễm nặng gây mất máu, niêm mạc, mồng nhợt
nhạt, chân khô, ăn giảm, tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn
cho 1kg tăng trọng. Khi bị nhiễm nặng gà thường chết do tắc ruột hay tắc ống
dẫn mật và có thể giảm tăng trọng đến 30%.


Chẩn đoán:
- Trên gà sống: Thường là xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa.

Hình ảnh phân gà có giun đũa


- Mổ khám: Ở ruột non tìm giun đũa là phương pháp cho kết quả chính
xác nhất

Hình ảnh sau khi mổ khám ruột non ở gà


* Nguồn truyền lây: Gà lớn bị nhiễm giun đũa thải trứng ra ngoài môi
trường là nguồn truyền lây cho gà con qua qua thức ăn, nước uống; Châu
chấu và giun đất có thể mang trứng giun đũa để lây nhiễm cho gà.



Phòng bệnh:
- Nên nuôi gà trên sàn.
- Gà nuôi trên nền nên thường xuyên thay chất độn chuồng.
- Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.
- Nuôi cách ly gà con với gà lớn.
- Để giảm ô nhiễm trứng giun trong môi trường cần định kỳ tẩy giun cho gà.
- Gà con bắt đầu tẩy giun đũa ở 4-6 tuần tuổi, sau đó mỗi tháng tẩy 1 lần.
- Gà lớn trên 3 tháng tuổi 3 tháng tẩy 1 lần.


Một số thuốc điều trị:



Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe. Chúc cả lớp có một buổi học thật vui vẻ và bổ ích.



×