Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu đặc điểm và cơ sở THỰC TIỄN về TÌNH HÌNH đầu tư và PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG và MẠNG 4g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.1 KB, 34 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ
THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG
VÀ MẠNG 4G


Cơ sở lý luận về phát triển mạng viễn thông 4G
Khái niệm về mạng viễn thông, dịch vụ viễn thông và
mạng 4G
Khái niệm về viễn thông và mạng viễn thông
Viễn thông- trong tiếng Anh là telecommunication ( xuất
phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare
của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách
tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một
khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những
thông tin này đi một cách cụ thể ( như hình thức thư tín ).
Theo nghĩa hẹp hơn thì ngày nay viễn thông được hiểu như là
cách thức trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua kỹ thuật điện,
điện tử và các công nghệ hiện đại khác. ( Huurdeman, 2003 )
Theo định nghĩa của Liên minh Viễn thông Quốc tế
(International Telecommunication Union- ITU) thì thuật ngữ
viễn thông chính thức được công nhận vào năm 1932 và được
định nghĩa như sau: “Tất cả việc truyền đi điện báo hay điện
thoại của tín hiệu, chữ viết, hình ảnh và âm thanh bởi đường
cáp, sóng phát thanh, các hệ thống khác hoặc các quá trình
của sóng điện từ” (ITU- International Telecommunication
Convention, 1932). Cho đến nay, Liên minh ITU đã định


nghĩa lại viễn thông là: “Tất cả sự truyền dẫn hoặc nhận tín


hiệu, dấu hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng
thông tin số khác thông qua đường cáp, sóng vô tuyến điện
hoặc các phương tiện điện từ khác”. Với định nghĩa này, Liên
mình ITU đã định đề truyền dẫn là một yếu tố cơ bản của viễn
thông. (ITU- Radio Regulations Articles, 2012
Theo luật Viễn thông của Quốc hội khoá XII, số
41/2009/QH12 ngày 23/11/2009 có nêu: “Viễn thông là việc
gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết,
hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường
cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương
tiện điện từ khác”. (Luật Viễn thông Việt Nam, 2009)
Như vậy, định nghĩa về viễn thông của luật Viễn thông
Việt Nam có tính chất lọc và kế thừa của Liên minh Viễn
thông Quốc tế, và trong khuôn khổ của luận văn này, người
viết sẽ sử dụng định nghĩa viễn thông của ITU làm cơ sở.
Theo định nghĩa của Liên minh Viễn thông Quốc tế
(International Telecommunication Union- ITU), mạng viễn
thông là tập hợp các thiết bị, các kỹ thuật và các thủ tục để
các thiết bị kết nối của khách hàng có thể truy cập vào mạng


và trao đổi thông tin hữu ích. Các yêu cầu đặt ra cho mạng
viễn thông là phải có khả năng cung cấp các đường truyền tốc
độ khác nhau, linh hoạt, có độ tin cậy cao, đáp ứng các loại
hình dịch vụ khác nhau. (ITU- Radio Regulations Articles,
2012)
Theo luật Viễn thông của Quốc hội khoá XII, số
41/2009/QH12 ngày 23/11/2009 thì: “Mạng viễn thông là tập
hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường
truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng

viễn thông” (Luật Viễn thông Việt Nam, 2009). Một số định
nghĩa bổ sung cho mạng viễn thông cũng được nếu rất đầy đủ
trong bộ luật, bao gồm:
Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do
doanh nghiệp thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch
vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh
lợi.
Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ
chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ
viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên
của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt
động của mạng.


Mạng nội bộ là mạng viễn thông do tổ chức, cá nhân
thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà
tổ chức, cá nhân đó được quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ
liên lạc nội bộ không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt
động của mạng.
Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức
Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng
dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng là điểm
đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối vào
mạng viễn thông và phân định ranh giới kinh tế, kỹ thuật giữa
doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn
thông.
Khái niệm về dịch vụ viễn thông
Theo luật Viễn thông của Quốc hội khoá XII, số

41/2009/QH12 ngày 23/11/2009 và một số định nghĩa của các
tổ chức uy tín như ITU và WTO, dịch vụ viễn thông là dịch
vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một
nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ
bản và dịch vụ giá trị gia tăng.


Dịch vụ cơ bản: Là dịch vụ chủ yếu mà các doanh
nghiệp viễn thông cung cấp cho thị trường. Dịch vụ viễn
thông cơ bản bao gồm tất cả các dịch vụ viễn thông công cộng
và cá nhân có liên quan đến việc truyền dẫn dữ liệu giữa 2
điểm của thông tin cung cấp bởi khách hàng. Một số dịch vụ
viễn thông cơ bản theo định nghĩa của tổ chức WTO: Dịch vụ
thoại (cố định, không dây, vệ tinh), dịch vụ truyền dẫn dữ liệu
Internet, dịch vụ điện tín, dịch vụ điện báo, dịch vụ nhắn tin.
Dịch vụ giá trị gia tăng: Là những dịch vụ ngoài gọi
nhằm bổ sung, tạo ra những giá trị tăng thêm cho khách hàng,
làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ
bản. Dịch vụ GTGT của mạng thông tin di động là dịch vụ
tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng
cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin trên cơ sở sử
dụng mạng thông tin di động hoặc Internet.
Khái niệm về mạng 4G
4G là viết tắt của Fourth Generation- hệ thống công nghệ
viễn thông di động thế hệ thứ 4, là tiêu chuẩn được công nhận
bởi ITU- Liên minh Viễn thông Quốc tế đối với sự phát triển
của công nghệ viễn thông di động vào tháng 3 năm 2008.
Hiện có hai hệ thống 4G đã triển khai là chuẩn Mobile



WiMAX, ra đời lần đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 2007 và
chuẩn LTE, triển khai ở NaUy vào năm 2009.
Công nghệ LTE ( viết tắt của Long- term Evolution)
được phát triển bởi tổ chức 3GPP và WirelessMANAdvanced được phát triển bởi tổ chức IEEE ( Institute of
Electrical and Electronics Engineers) được chọn là tiêu chuẩn
chính thức của 4G khi ITU thông qua vào năm 2010 tại Thuỵ
Sỹ. (ITU, 2010)
Theo ITU, tiêu chuẩn về 4G đối với công nghệ viễn
thông di động là cung cấp các giải pháp hỗ trợ toàn diện cho
dữ liệu không dây băng thông rộng và mang lại những cải tiến
lớn. Chúng bao gồm việc gia tăng hiệu quả phổ tần để xử lý
nhiều người dùng ở tốc độ dữ liệu cao hơn trên một kênh vô
tuyến điện; một kiến trúc toàn dụng hiệu năng dựa trên việc
cắt giảm chi phí; giảm độ trễ dẫn đến các ứng dụng Internet
và đa phương tiện đáp ứng nhiều hơn; cải thiện quản lý và
kiểm soát tài nguyên vô tuyến để nâng cao chất lượng dịch vụ
và khả năng mới cho giao diện vô tuyến như các kênh vô
tuyến băng rộng và nhiều đầu vào cũng như nhiều đầu ra cho
việc sử dụng nhiều anten ở cả máy phát và kết thúc nhận để
cải thiện hiệu suất truyền thông (ITU, 2012)


Các tiêu chuẩn hiện hành về các yêu cầu cho IMTAdvanced (ITU, 2010) là:
Tốc độ dữ liệu đỉnh của 1 Gbps cho tốc độ tải xuống và
500 Mbps cho tải lên.
Tải xuống cao nhất quang phổ hiệu quả lên đến 15 bps/
Hz và tải lên cao nhất hiệu quả quang phổ của 6.75 bps / Hz
với một cấu hình ăng ten của 4 x 4 hoặc ít hơn trong tải xuống
và 2 x 4 hoặc ít hơn trong tải lên.
Hỗ trợ di chuyển lên đến 350 km/h trong IMTAdvanced.

Hệ thống IMT- Advanced sẽ hỗ trợ băng thông khả năng
mở rộng và kết hợp với băng thông truyền dẫn quang phổ hơn
40MHz trong tải lên và tải xuống.
Đặc điểm của ngành viễn thông và mạng 4G
Đặc điểm của ngành viễn thông
Bản chất của ngành viễn thông là một ngành dịch vụ, do
vậy ngành viễn thông có đầy đủ đặc điểm của ngành dịch vụ
và có thêm một số đặc điểm riêng biệt chỉ có ở ngành viễn
thông
Những đặc điểm chung của ngành dịch vụ có thể kể đến
như sau:


Thứ nhất, dịch vụ nói chung mang tính vô hình. Khác
với hàng hoá hữu hình, dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật
thể mà là kết quả của quá trình tương tác giữa người cung cấp
và người tiêu dùng dịch vụ. Với dịch vụ, người tiêu dùng
không thể cảm nhận được dịch vụ trực tiếp bằng các giác
quan thông thường (sờ, nhìn, ngửi, nghe, nếm…) mà chỉ có
thể “trải nghiệm” quá trình phục vụ do người cung cấp dịch
vụ thực hiện.
Thứ hai, dịch vụ có tính không đồng nhất. Dịch vụ là kết
quả tương tác giữa khách hàng, người cung cấp dịch vụ và
tiện nghi phục vụ nên chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào năng
lực, trình độ nghiệp vụ của người cung cấp dịch vụ (nhân viên
phục vụ), đánh giá chủ quan của khách hàng, tính tiện lợi của
trang thiết bị phục vụ. Do dịch vụ có tính vô hình nên cũng
không thể tiêu chuẩn hoá dịch vụ bằng những thông số kỹ
thuật như đối với hàng hoá. Cùng một loại dịch vụ và tiện
nghi phục vụ nhưng người cung cấp khác nhau thì chất lượng

dịch vụ cũng khác nhau, thậm chí cùng một người cung cấp,
nhưng mỗi khách hàng lại đánh giá khác nhau về chất lượng
dịch vụ. Chẳng hạn như trong cùng một tour du lịch có thể có
người khen mà cũng có người chê. (Philip Kotler, 1997)


Thứ ba, dịch vụ có tính không tách rời. Quá trình sản
xuất (cung cấp) dịch vụ và tiêu dùng xảy ra đồng thời. Trong
nền kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông,
phân phối và tiêu dùng. Giữa người trực tiếp sản xuất ra hàng
hoá và người tiêu dùng hàng hoá luôn có những khoảng cách
nhất định về không gian và thời gian. Hàng hoá có thể được
lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu
của thị trường. Khác với hàng hoá, tiêu dùng dịch vụ diễn ra
đồng thời với cung ứng dịch vụ. Vì thế, trong hoạt động dịch
vụ không có hiện tượng tồn kho hoặc dự trữ sản phẩm dịch
vụ. Do không thể lưu giữ được nên dịch vụ không có khả
năng hư hỏng và không thể chuyển quyền sở hữu như đối với
hàng hoá. (Philip Kotler, 1997)
Ngoài những đặc điểm chung nói trên thì ngành viễn
thông còn có những đặc điểm riêng như:
Quá trình sản xuất, kinh doanh viễn thông mang tính dây
chuyền:
Đặc điểm của ngành viễn thông là quá trình sản xuất của
nó được phân bổ trên khắp lãnh thổ đất nước, thậm chí ở
nhiều quốc gia khác nhau chứ không kết thúc trong một doanh


nghiệp, một công ty. Để cung cấp dịch vụ viễn thông cho
khách hàng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan

trong ngành viễn thông tham gia, mỗi đơn vị thực hiện một
công việc nhất định trong dây chuyền cung cấp dịch vụ. Từng
đơn vị riêng biệt không thể tạo ra được sản phẩm viễn thông
hoàn chỉnh, chỉ có thể thực hiện các công việc cần thiết như
xử lý lưu lượng, phục vụ hệ thống truyền mạch, truyền dẫn…
Do vậy, cần phải có các quy định thống nhất về việc khai thác
dịch vụ viễn thông, quy trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị
thông tin, chính sách đầu tư phát triển mạng lưới phù hợp,
thống nhất các tiêu chuẩn trên phạm vi một quốc gia và thế
giới.
Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản
phẩm
Dịch vụ viễn thông được sản xuất và tiêu dùng cùng thời
điểm, nghĩa là quá trình sử dụng không thể tách rời khỏi quá
trình sản xuất, hay nói cách khác, hiệu quả của quá trình
truyền dẫn thông tin được tiêu dùng ngay trog quá trình sản
xuất. Vậy nên, đòi hỏi người tiêu dùng khi sử dụng các dịch
vụ viễn thông phải có mặt tại địa điểm thuộc vùng phủ sóng
hoặc những nơi có đặt bưu điện. Do vậy, cần thiết phải xây


dựng được hạ tầng mạng lưới thông tin dày đặc, phủ sóng ở
nhiều nơi để phục vụ được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian
Tải trọng là lượng thông tin được truyền đến yêu cầu
một trạm thu phát nào đó của doanh nghiệp viễn thông trong
một khoảng thời gian nhất định. Ngành viễn thông là ngành
truyền dẫn thông tin, để quá trình truyền dẫn thông tin có thể
diễn ra cần phải có thông tin, và mọi thông tin đều xuất phát
từ phía khách hàng. Như vậy, nhu cầu về truyền dẫn thông tin

quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành viễn thông.
Lượng thông tin phụ thuộc vào nhu cầu truyền dẫn thông tin
của khách hàng. Tuy nhiên, nhu cầu truyền dẫn thông tin rất
đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về không gian và thời
gian. Nhu cầu về truyền dẫn thông tin có thể xuất hiện ở bất
kỳ nơi nào, ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu về thông
tin. Do vậy, cần bố trí các phương tiện thông tin trên phạm vi
cả nước, bố trí mạng lưới đồng nhất về kỹ thuật, nghiệp vụ để
mạng lưới quốc gia có thể hoà nhập vào mạng lưới quốc tế.
Nhu cầu về truyền dẫn thông tin xuất hiện không đồng đều
theo thời gian và phụ thuộc vào nhịp sinh hoạt của xã hội, nhu
cầu tăng cao vào giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp,


vào các kỳ báo cáo, các ngày lễ tết…Chính điều này gây ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành
viễn thông.
Đặc điểm của mạng 4G
Cải thiện tốc độ truyền dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất
mà 4G mang lại. Về lý thuyết, theo định nghĩa của Liên minh
Viễn thông Thế giới ( ITU ), 4G có thể tăng tốc độ tải xuống
của thiết bị lên đến 100 Mbps khi di chuyển và xấp xỉ đạt 1
GBPs trong điều kiện đứng yên.
Mạng 4G là mạng thông tin không dây tiên tiến, mang
lại trải nghiệm kết nối di động băng thông vượt trội so với các
thế hệ trước. Mạng 4G có công suất cao hơn, nghĩa là có thể
hỗ trợ một lượng lớn người dùng tại một thời điểm bất kỳ.
Một trạm phát 3G có thể phục vụ cùng lúc khoảng 60 đến 100
người dùng dịch vụ 3G đủ nhanh và đáng tin cậy. Tuy nhiên,
một tháp 4G LTE có thể phục vụ tới 300- 400 người.

Công nghệ 4G hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao hơn, do
vậy các ứng dụng đa truyền thông như thoại có hình hay các
đoạn video chạy trên Youtube sẽ mượt hơn. Đặc biệt, 4G có


khả năng giảm độ trễ xuống ở mức rất thấp, lý tưởng cho các
dịch vụ đòi hỏi đáp ứng theo thời gian thực.
Hiệu suất 4G sử dụng phổ tần cao hơn 3G, cho phép
dung lượng dữ liệu truyền lớn hơn. Đó là nhờ công nghệ này
đã sử dụng các chương trình mã hoá thông minh hơn, nén
được nhiều hit dữ liệu hơn trong mỗi herzt trên phổ tần số so
với 3G.
Hệ thống 4G là mạng lưới IP được thiết kế theo kiến trúc
đồng đẳng, có khả năng tự cấu hình bù đắp giữa các thiết bị
để truyền tải thông tin, đáp ứng nhanh hơn cho nhiều người
dùng đồng thời. Tương tự, sự cố mất điện và hỏng thiết bị
thường làm tê liệt mạng 3G. Nhưng nhờ các cảm biến và phần
mềm tiên tiến, một mạng 4G sẽ tự biết điều chuyển lưu lượng
truyền qua các trạm phát khác cho đến khi khắc phục xong sự
cố.
Quá trình phát triển của mạng 4G
Việc phát triển hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4
( 4G) là để giải quyết các vấn đề tồn tại trong hệ thống di
động thế hệ thứ 3 ( 3G). Đó là việc cung cấp các loại hình
dịch vụ ngày càng đa dạng hơn, từ tín hiệu thoại chất lượng


cao sang tín hiệu video độ phân giải cao, các kênh vô tuyến có
tốc độ dữ liệu cao. Khái niệm 4G được sử dụng rộng rãi cho
các hệ thống điện thoại tế bào (cell phone) và bao gồm các

kiểu hệ thống viễn thông truy cập vô tuyến băng thông rộng.
Để tiến lên thế hệ thứ 4, mạng thông tin di động không dây đã
trải qua quá trình phát triển từ 1G, 2G, 3G
Mạng thông tin di động 1G
Năm 1980, kỷ nguyên điện thoại di động đã bắt đầu và
kể từ đó truyền thông di động đã trải qua những thay đổi đáng
kể và trải nghiệm những tiến bộ vượt bậc. Thế hệ đầu tiên của
hệ thống điện thoại di động sử dụng truyền dẫn analog cho
dịch vụ thoại. Trong năm 1979, các hệ thống di động đầu tiên
trên thế giới được triển khai hoạt động là của Nippon
Telephone và Telegraph (NTT) tại Tokyo, Nhật Bản. Hai năm
sau, kỷ nguyên di động mới tiến vào Châu Âu. Hai hệ thống
phổ biến nhất là Nordic Mobile Telephones (NMT) và Total
Communication Systems Access (TACS). Khác với NMT và
TACS, một số hệ thống tương tự khác cũng đã được giới thiệu
trong năm 1980 trên khắp Châu Âu. Tất cả các hệ thống này
cung cấp bàn giao và khả năng chuyển vùng nhưng các mạng
di động không thể hoạt động tương tác giữa các quốc gia. Đây


là một trong những nhược điểm không thế tránh khỏi của
mạng di động thế hệ đầu tiên. (Kumar, 2010)
Mạng thông tin di động 2G
Hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ hai (2G) được
giới thiệu vào cuối những năm của thập niên 1980. Dịch vụ
dữ liệu tốc độ thấp được triển khai phổ biến tương tự với dịch
vụ thoại truyền thống. So với các thế hệ đầu tiên, hệ thống thế
hệ thứ hai (2G) sử dụng công nghệ đa truy nhập số, chẳng hạn
như TDMA (Time Division Multiple Access) và CDMA
(Code Division Multiple Access). Do đó, các hệ thống thế hệ

đầu tiên, hiệu suất phủ sóng cao hơn, dịch vụ dữ liệu tốt hơn
và chuyển vùng tiên tiến hơn đã được cung cấp bởi hệ thống
2G. Tại Châu Âu, Global System for Mobile Communications
(GSM) đã được triển khai để cung cấp một tiêu chuẩn thống
nhất cho cả khu vực. Điều này cho phép các dịch vụ liền
mạch thông qua Châu Âu bằng các phương tiện chuyển vùng
quốc tế. GSM sử dụng công nghệ TDMA để hỗ trợ nhiều
người dùng. (Kumar, 2010)
Mạng thông tin di động 3G


Là thế hệ truyền thông di động thứ ba, tiên tiến hơn hẳn
các thế hệ trước đó, mạng 3G được nghiên cứu và phát triển
để giải quyết triệt để một số tồn tại của thế hệ trước đó cũng
như nhằm cải tiến hiệu suất của hệ thống thông tin di động
cũng như tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho người tiêu
dùng. Nó cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu
thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn
nhanh, hình ảnh, âm thanh, video clip…. Mạng 3G cho phép
các nhà khai thác mạng cung cấp cho người dùng một phạm
vi rộng lớn của các dịch vụ cao cấp hơn trong khi đạt được
dung lượng mạng lớn hơn thông qua cải thiệu hiệu quả quang
phổ. Dịch vụ bao gồm diện rộng điện thoại bằng giọng nói
không dây, các cuộc gọi video và dữ liệu không dây băng
thông rộng, tất cả trong một môi trường di động. Các tính
năng khác bao gồm HSPA (High Speed Packet Access) với
khả năng truyền tải dữ liệu cung cấp tốc độ lên đến 14,4 Mbps
trên đường xuống và 5,8 Mbps trên đường truyền ngược. Liên
minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã xác định tiêu chuẩn cho cá
mạng di động 3G là tiêu chuẩn IMT- 2000. Tổ chức 3 rd

Generation Partnership Project (3GPP) đã tiếp tục công việc


đó bằng cách định nghĩa một hệ thống điện thoại di động đáp
ứng các tiêu chuẩn IMT-2000.
Năm 2001, mạng 3G thương mại đầu tiên được đưa ra
bởi NTT DoCoMo FOMA ở Nhật Bản. Tiếp đó vào năm
2002, các nhà mạng tại Hàn Quốc bắt đầu triển khai cung cấp
mạng 3G, khởi đầu là nhà mạng SK Telecom vào tháng 1, tiếp
theo đó là KT Corp vào tháng 5. Một năm sau đó, các dịch vụ
3G thương mại thị trường đại chúng mới được giới thiệu ở
Châu Âu.
Mạng thông tin di động 4G
Năm 2008, IMT- Advanced (International Mobile
Telecommunication Advanced) được Liên minh Viễn thông
Quốc tế (ITU) xác định là tiêu chuẩn cho mạng 4G để cung
cấp cho nhu cầu của tốc độ truyền dữ liệu cao (bao gồm cả
các trạm cố định và di động) và di động liền mạch giữa các
mạng không đồng nhất. 3GPP bắt đầu công việc của mình để
đáp ứng các yêu cầu nêu trên. LTE là một hệ thống băng
thông rộng di động được xác định bởi các dự án đối tác thế hệ
thứ ba (3GPP). Mục tiêu chính của LTE là cung cấp dữ liệu
tốc độ cao và di động liền mạch giữa các mạng không đồng


nhất cho người sử dụng điện thoại di động. Số người sử dụng
điện thoại di động cũng như các yêu cầu về truyền dẫn dữ liệu
tốc độ cao đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi chất
lượng của mạng thông tin di động ngày một cao hơn.
Tình hình đầu tư và phát triển mạng 4G trên thế giới

Ngày 14 tháng 12 năm 2009, mạng 4G- LTE đầu tiên
chính thức được thương mại hoá tại Scandinavia, Stockholm
và Oslo bởi các doanh nghiệp viễn thông của Thuỵ ĐiểnPhần Lan là TeliaSonera và nhà mạng mang thương hiệu của
Na Uy là NetCom. TeliaSonera dự kiến tung ra LTE trên toàn
quốc ở Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan.
Thị trường quyết định việc lựa chọn công nghệ nào áp
dụng cho công nghệ viễn thông di động thế hệ tiếp theo và
ngành công nghiệp này đã lựa chọn công nghệ LTE. Hiệp hội
các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA) cho biết, tính đến
tháng 5/2011, đã có 208 nhà doanh nghiệp viễn thông tại 80
quốc gia đang đầu tư và hệ thống 4G LTE. Thật vậy, GSA đã
chỉ ra rằng việc phát triển công nghệ LTE là sự phát triển
công nghệ về hệ thống điện thoại di động nhanh nhất trong
lịch sử của ngành công nghiệp này. (GSMA, 2014).


Trong năm 2013, các nhà khai thác dịch vụ thông tin liên
lạc liên tục tìm mọi phương tiện để đáp ứng với sự phát triển
của dữ liệu không dây giao thông. Các thiết bị thông minh
được cung cấp rộng rãi và số lượng các dịch vụ đa phương
tiện tăng. Công nghệ LTE được dự kiến sẽ được giới thiệu
rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Cho đến nay, LTE đã được
triển khai tại Bắc Mỹ và một số nước trong khu vực Đông
Nam Á. Alcatel- Lucent ước tính rằng số lượng thuê bao 4G
LTE sẽ đạt 92 triệu, tức là 1,3% của toàn bộ dân số toàn cầu
vào năm 2012, và rằng các dịch vụ LTE sẽ được cung cấp cho
khoảng một tỷ thuê bao vào năm 2019.
Cho đến năm 2015, sau gần 6 năm kể từ khi mạng 4G
lần đầu tiên được thương mại hoá, công nghệ 4G cho thấy đà
tăng trưởng mạnh mẽ của nó. Các doanh nghiệp viễn thông

trên thế giới đã đẩy giới hạn tốc độ của mạng 4G lên mức rất
cao cũng như liên tục mở rộng vùng phủ sóng. Điều này
chứng tỏ mạng 4G đang trở nên rất phổ biến và làm mạng 3G
trở nên lạc hậu. Tuy nhiên tiến trình này lại rất khác nhau tại
mỗi nơi trên thế giới. Một số quốc gia như Hàn Quốc,
Singapore hiện nay đang dẫn đầu về việc xây dựng mạng lưới
4G về cả công nghệ và độ phủ sóng, trong khi các quốc gia


khác chỉ có ưu thế về một mặt nhất định. Không có quốc gia
lớn nào trên thế giới có độ phủ sóng 4G bằng Mỹ và Nhật
Bản, do vậy mạng 4G tại 2 quốc gia này chưa đạt đến tốc độ
4G của các doanh nghiệp viễn thông khác trên thế giới. Trong
khi đó, một số quốc gia nhỏ hơn như New Zealand và
Romania có tốc độ truy cập 4G rất nhanh nhưng chỉ giới hạn
tại một số khu vực nhất định.
Tính đến cuối năm 2015, 4G chiếm đến 1 tỷ trong số 7,3
tỷ kết nối di động trên toàn thế giới. Số lượng kết nối 4G tăng
gấp đôi vào năm 2015, phần lớn là kết quả của sự gia tăng
trong việc triển khau mạng 4G tại các nước đang phát triển.
Vào cuối năm đã có 451 doanh nghiệp cung cấp 4G (LTE) tại
151 quốc gia, với gần một nửa trong số này thuộc thị trường
các nước đang phát triển. 4G được dự toán sẽ chiếm khoảng
một phần ba trong số gần chín tỷ kết nối di động vào năm
2020. Mạng băng thông rộng di động (3G, 4G) chiếm 50%
của tổng kết nối vào năm 2015, dự kiến số lượng này tăng
trưởng đến 70% vào năm 2020. (GSMA, 2015).
Sự kết hợp của sự phát triển về công nghệ truy cập băng
thông rộng di động và sự tiến bộ của điện thoại thông minh đã
góp phần không nhỏ vào sự bùng nổ trong việc sử dụng dữ



liệu di động. Điện thoại thông minh chiếm 45% của các kết
nối điện thoại di động trong năm 2015 (tăng từ 8% trong năm
2010) và hơn 2,6 tỷ kết nối điện thoại thông minh được dự
kiến sẽ được tăng thêm trong vòng 5 năm tới. Khối lượng dữ
liệu di động được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là
49% trong năm năm tiếp theo- tăng hơn bảy lần- gần 40
exabyte mỗi tháng khi đến năm 2020. Lưu lượng này tương
đương với múc trung bình toàn cầu là 7 GB trên một thuê bao
trên mỗi tháng. (GSMA, 2015)
Số lượng thuê bao di động trên toàn thế giới ở mức 4,7
tỷ vào cuối năm 2015, tương đương với 63% dân số thế giới.
Số thuê bao di động được dự báo sẽ đạt 5,6 tỷ vào năm 2020,
theo đó chỉ hơn 70% dân số toàn cầu dự kiến sẽ có một thuê
bao di động.
Các ngành công nghiệp viễn thông di động toàn cầu tăng
3,1 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2015,
tương đương với 4,2% GDP toàn cầu. Con số này được dự
đoán sẽ tăng lên 3,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Ngành
công nghiệp viễn thông di động cũng trực tiếp và gián tiếp hỗ
trợ 32 triệu việc làm trong năm 2015 (dự báo sẽ tăng lên 36
triệu vào năm 2020) và đã đóng góp 430 tỷ USD vào phúc lợi


xã hội thông qua các hoạt động đóng thuế, dự kiến sẽ tăng lên
480 tỷ USD vào năm 2020 dựa trên mức độ hiện tại của thuế.
Việc đóng góp vào phúc lợi xã hội này không bao gồm các
khoản chi phí để có giấy phép kinh doanh các dải tần số.
(GSMA, 2015)

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Phương pháp nghiên cứu có vai trò và ý nghĩa quan
trọng quyết định đến kết quả và sự thành công của luận văn.
Vì vậy, trong chương II này, tôi sẽ làm rõ những phương pháp
nghiên cứu và cách tìm kiếm, xử lý nguồn số liệu trong luận
văn.
Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình
thực hiện đề tài, luận văn chủ yếu sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu như: thống kê, phân tích, so sánh…
Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, đồng thời tham khảo các tài liệu, công trình nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến nội
dung nghiên cứu, cũng như sử dụng các số liệu tham khảo từ


các cơ quan hữu quan và các số liệu từ tài liệu trong nước và
ngoài nước.
- Cách tiếp cận
- Tiếp cận lịch sử
Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình
nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét mối quan hệ qua từng giai
đoạn lịch sử khác nhau. Việc phân tích, đánh giá quá trình
nghiên cứu và phát triển mạng viễn thông 4G phải được đặt
trong bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể. Mặc khác,
theo cách tiếp cận này nghiên cứu sẽ nhìn nhận quan hệ theo
logic phát triển.
- Tiếp cận hệ thống
Theo cách tiếp cận này, Hàn Quốc hiện có nền viễn
thông phát triển bậc nhất trên thế giới với công nghệ LTE chất

lượng cao nhất và là một quốc gia có những điểm tương đồng
về văn hóa, xã hội với Việt Nam. Do vậy, việc nắm bắt được
những chính sách đầu tư và phát triển công nghệ viễn thông
thế hệ mới 4G- LTE của Chính phủ và các doanh nghiệp Hàn
Quốc để từ đó nhìn ra những cơ hội, định hướng và thách thức


cho cho Chính phủ và các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
là điều cần thiết.
- Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng
Theo cách tiếp cận này, luận văn nghiên cứu các chính
sách bảo hộ, hỗ trợ nghiên cứu phát triển của Chính phủ Hàn
Quốc đối với ngành công nghiệp viễn thông nhằm đưa ra một
số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông Việt
Nam. Đồng thời đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế, văn hóa,
xã hội cụ thể của Việt Nam để phân tích, làm rõ thêm.
- Nguồn số liệu
Số liệu của luận văn chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, là dữ
liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể
là khác với mục đích nghiên cứu giống hoặc khác với luận
văn. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là
dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp
không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Nguồn số liệu thứ cấp của luận văn sẽ được trích dẫn từ
các tài liệu có uy tín, có độ xác thực cao liên quan đến đề tài


×