Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

CƠ sở lý LUẬN về HÀNH VI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG xã hội của SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.5 KB, 59 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HÀNH VI GIAO TIẾP
TRÊN MẠNG XÃ HỘI
CỦA SINH VIÊN


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về giao tiếp
*Nghiên cứu về giao tiếp ở nước ngoài
Vấn đề về giao tiếp đã được nghiên cứu từ rất sớm trên thế
giới. Thời cổ đại, các nhà triết học như Socrate (470 - 339 TCN),
Platon (428 - 347 TCN) đã đề cập đến vấn đề giao tiếp, coi sự đối
thoại là sự giao tiếp trí tuệ của những con người biết suy nghĩ, là
sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người [14].
Bước vào thời kỳ Phục Hưng, giao tiếp được coi như là một
phương thức ứng xử có văn hóa của con người và được các nhà
nghệ thuật coi là đối tượng nghiên cứu. Trong đó, tiêu biểu là họa
sĩ thiên tài người Ý Leonardo do Vinci (1452 - 1512) đã miêu tả sự
giao tiếp mẹ - con thông qua các bức tranh nổi tiếng của mình [45].
Thế kỷ XIX, K. Mark (1818 - 1833) đã có những nghiên cứu
sâu sắc về giao tiếp trong “Bản thảo Kinh tế - Triết học”, thể hiện
ở những quan điểm cho rằng giao tiếp là khí quan biểu hiện sinh
hoạt và một trong những phương thức chiếm hữu sinh hoạt của
con người, đồng thời, thông qua giao tiếp với người khác mà có
thái độ với chính bản thân mình [24].


Bước sang thế kỷ XX, giao tiếp đã được các nhà khoa học
quan tâm với tư cách là một khoa học và được nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực: triết học, xã hội học, đặc biệt là tâm lý học với các
nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống.


Nhà phân tâm học S.Freud (1856 - 1939) đã nghiên cứu về
mối liên hệ giữa giao tiếp và giấc mơ và khẳng định cơ chế đồng
nhất hóa đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể trong nhóm
xã hội, từ đó tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình
cảm của người khác [31].
Tâm lý học Gestalt quan tâm đến hiện tượng giao tiếp như
một cấu trúc trọn vẹn. Họ phân tích giao tiếp thành các yếu tố và
đặt chúng trong hệ thống các yếu tố rộng hơn, các quan hệ xã hội.
Khi nghiên cứu các yếu tố giao tiếp, nhà tâm lý học Pháp Bateson
đã phân biệt thành hai hệ thống giao tiếp là giao tiếp đối xứng và
giao tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một
trong những phương thức ấy, nó thể hiện tính hệ thống khi thiết
lập được sự bình đẳng hay sự tương hỗ và tính bổ sung khi thể
hiện sự khác nhau [31]. 
Ngành Tâm lý học của Liên Xô (cũ) cũng nghiên cứu vấn đề
giao tiếp nhưng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các hướng


nghiên cứu này được tác giả Huỳnh Văn Sơn tóm tắt trong cuốn
“Giáo trình tâm lí học giao tiếp” theo hai hướng.
Hướng thứ 1 nghiên cứu lý luận chung về giao tiếp như bản
chất, cấu trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao
tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động... Hướng nghiên cứu
này thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý
học Liên Xô (cũ) như “Về bản chất giao tiếp người” (1973) của
Xacopnhin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm
nhỏ” (1976) của I.L.Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978)
của A.A.Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của
K.Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học”
của B.P.Lomov. Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng quan

điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là
một dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện
của hoạt động. Đại diện cho quan điểm theo xu hướng này là
A.A.Leonchiev. Còn quan điểm thứ hai lại cho rằng hoạt động và
giao tiếp là những phạm trù tương đối độc lập trong quá trình
thống nhất của đời sống con người. Phạm trù “hoạt động” phản
ánh mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, phạm trù “giao tiếp”
phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể.


Hướng thứ 2 nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp
trong đó giao tiếp sư phạm là một loại giao tiếp nghề nghiệp được
nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một vài
tác giả có những nghiên cứu về giao tiếp sư phạm như A.A.
Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), A.V.Petropxki với
“Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”... và một số tác giả
khác tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh trong giao tiếp trường học. [33]
Những quan điểm trên mặc dù có cách tiếp cận khác nhau
nhưng đều khẳng định vai trò quyết định của giao tiếp trong sự
phát triển của loài người nói chung và trong sự phát triển nhân
cách của từng cá nhân nói riêng.
*Nghiên cứu về giao tiếp ở trong nước
Các công trình nghiên cứu về giao tiếp ở nước ta khá đa
dạng, phong phú và chia làm nhiều hướng khác nhau.
Hướng đầu tiên nghiên cứu vấn đề giao tiếp với các khía
cạnh khác nhau về bản chất của giao tiếp, vai trò, vị trí của giao
tiếp trong sự hình thành nhân cách.Có thể đề cập đến một số tác
giả như Bùi Văn Huệ “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981); Nguyễn
Sinh Huy, Trần trọng Thủy với “Nhập môn khoa học giao tiếp”

(2006).


Hướng thứ hai đề cập đến giao tiếp trong nhà trường với
khái niệm giao tiếp, chức năng, vai trò của giao tiếp, phong cách
giao tiếp, hệ thống phân loại giao tiếp,…. Và các nguyên tắc, quy
trình ứng xử trong giao tiếp sư phạm, cung cấp cái nhìn hệ thống
về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong giao tiếp sư phạm như
“Giao tiếp và ứng xử sư phạm” (1992) của tác giả Ngô Công
Hoàn, “Giao tiếp sư phạm” (1997) của tác giả Hoàng Anh, “Đặc
điểm giao tiếp sư phạm” (1985) của tác giả Trần Trọng Thủy.
Hướng thứ ba tập trung vào nghiên cứu các kỹ năng giao tiếp
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Trần Trọng Thủy với bài
“Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp” (1998) đã đề cập đến
một số kỹ năng giao tiếp như kỹ năng chỉnh sửa các ấn tượng ban
đầu của mình về người khác khi mới quen họ, kỹ năng bước vào
giao tiếp với người khác một cách không có định kiến. Tác giả
Nguyễn Văn Đính đề cập đến một số kỹ năng giao tiếp mà người
hướng dẫn viên cần có khi tiếp xúc với khách du lịch trong “Giáo
trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du
lịch” (1997) như kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng
điều khiển giao tiếp [8].
Một số công trình nghiên cứu thực tiễn:


Bùi Thị Nguyên Hảo (2013) với “Thực trạng kỹ năng giao
tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã Dĩ An” đã
nghiên cứu về thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về sự
cần thiết của kỹ năng giao tiếp sư phạm, đánh giá kỹ năng giao
tiếp sư phạm của các giáo viên mầm non trong hoạt động chăm

sóc và giáo dục trẻ, tìm hiểu các khó khăn của họ, lí giải nguyên
nhân và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sư
phạm của các giáo viên này [15].
Nguyễn Ngọc Trinh (2013) với “Thực trạng kỹ năng giao
tiếp sư phạm của giáo viên với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở một số
trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra các tiêu
chí và thang đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm của các giáo viên
đối với trẻ 4 - 5 tuổi. Dựa vào đó, tác giả tiến hành khảo sát và
đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của các giáo viên tại một số
trường mầm non trên địa bàn thành phố [39].
Nguyễn Huy Toàn (2011) với “Kỹ năng giao tiếp của học
viên Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân II” đã khái quát một số
vấn đề cơ bản về lý luận giao tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp. Từ
đó, nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của học viên trường
Trung cấp Cảnh sát nhân dân II trong hoạt động học tập gồm kỹ
năng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng


diễn đạt. Đồng thời, đề ra các biện pháp và tổ chức thực nghiệm
nhằm đảm bảo tính khả thi của các biện pháp ấy [37].
Những nghiên cứu về hành vi giao tiếp trên mạng xã hội
*Ở nước ngoài
Các nghiên cứu về hành vi giao tiếp
Newcomb và Svehla đã nghiên cứu Thuyết hành vi giao tiếp
ABX. Theo họ, hành vi giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ phần
truyền đến phần nhận. Hành vi giao tiếp xảy ra trong tình huống
tác động trực tiếp của các cá nhân; hành vi giao tiếp là hành vi có
chủ định; hành vi giao tiếp nhằm mục đích hướng đến sự lĩnh hội;
các thành viên của nhóm trong tâm trạng liên kết với nhau [22].
Tác giả Erhard Thiel trong cuốn “Hành vi giao tiếp” đã cho

rằng: con người có nhiều cách thể hiện mình. Dù muốn hay
không, những suy nghĩ, tình cảm hay khát vọng, ý muốn của
chúng ta đều thể hiện qua từng động tác của đôi bàn tay, đôi chân,
của đôi mắt, cái nhìn. Những hành động đó cho chúng ta biết về
những con người mà chúng ta tiếp xúc nhiều hơn ngàn lần những
câu nói [8].
Trong cuốn “Hành vi giao tiếp của người Nga”, hai tác giả
J.Prokhorov và I.Cternin đưa ra các dạng thức biểu hiện hành vi


giao tiếp của người Nga như: giao tiếp nội ngôn ngữ, giao tiếp
giao ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và các loại trắc nghiệm
khảo cứu hành vi lời nói của người Nga trong giao tiếp [36].
Edward T. Hall, nhà nhân văn học đã nhấn mạnh khái niệm
hành vi không gian giao tiếp. Đó là cách thức sử dụng không gian
trong giao tiếp giữa các cá nhân. Nghiên cứu này được tác giả kỳ
vọng ứng dụng không chỉ vào trong giao tiếp giữa các cá nhân mà
còn ứng dụng trong việc thiết kế, xây dựng, quy hoạch các tòa nhà
[46].
Vào năm 1955 Adam Kendon, Albert Scheflen và Ray
Birdwhistell đã nghiên cứu về hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ
thông qua phương pháp phân tích bối cảnh. Từ đó, mở đường cho
những nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ như nghiên cứu về
mối quan hệ giữa giao tiếp bằng mắt và khoảng cách khi đối thoại
của Argyle và Dean, nghiên cứu về những hành vi phi ngôn ngữ
trong các tình huống đàm phán của Nierenberg và Calero, nghiên
cứu về phương thức sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ thu hút những
người khác của Fast… [46]
Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu về mô hình hành vi
giao tiếp như mô hình của Weiner, mô hình chức năng của

Jacobson, mô hình của Bird Whistell, Perdonici, Shanon, Weaver,


… Những nghiên cứu này chỉ ra cách thức hoạt động và các thành
tố của hành vi giao tiếp. Mặc dù các tác giả xây dựng các mô hình
khác nhau, tuy nhiên đều chỉ ra trong đó các thành tố chung như
bộ phát, bộ thu, bản thông điệp. Càng về sau, các mô hình có thêm
nhiều yếu tố hơn như môi trường truyền thông, kênh,… [6]
Các nghiên cứu về mạng xã hội
Các tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị
Hồng Thái (2015) trong “Mạng xã hội với sinh viên” [25] đã trích
dẫn sáu hướng nghiên cứu chủ yếu về mạng xã hội trên thế giới:
Quan niệm bạn bè trên mạng xã hội, nhu cầu và lợi ích của việc sử
dụng mạng xã hội, bản sắc cá nhân thể hiện trên mạng xã hội, vấn
đề tự công khai và bảo mật thông tin trên mạng xã hội, những rủi
ro và hành vi nguy cơ từ mạng xã hội, sự phụ thuộc mạng xã hội
và nghiện mạng xã hội.
Về quan niệm bạn bè trên mạng xã hội, Adriana A. Manago
và cộng sự (2007) khẳng định những người bạn trên mạng xã hội
trở thành một phần thiết yếu trong đời sống xã hội của thanh thiếu
niên trong khi thực tế họ không có mối quan hệ bạn bè trực diện
như ngoài đời. Sự dễ dàng của liên lạc điện tử làm cho thành niên
ít quan tâm đến giao tiếp đối mặt với bạn bè của họ.


Về nhu cầu và lợi ích của mạng xã hội, Subrahmanyam và
Greenfield (2008) chỉ ra tần số giao tiếp và sự tự công khai đóng
vai trò trong giao tiếp trung gian qua máy tính và hình thành tình
bạn trực tuyến giữa các cá nhân giống như họ làm trong tương tác
mặt đối mặt và các quan hệ bạn bè ngoại tuyến. Richard M Guo

(2008) cho rằng ngoài việc hỗ trợ phát triển xã hội, các dịch vụ
mạng xã hội cũng tạo điều kiện cho việc chia sẻ liên kết web, hình
ảnh và tin tức giúp người dùng kết nối một cách thân thiết và gần
gũi hơn với bạn bè ở mọi khoảng cách không gian.
Về bản sắc cá nhân thể hiện trên mạng xã hội, Hayes (2008)
đã đề cập đến ba chức năng của internet đối với bản sắc cá nhân là
chức năng công cụ giao tiếp, chức năng nghịch đảo - công bố
riêng tư cá nhân và chức năng cho phép những người trẻ tuối thử
nghiệm về bản sắc cá nhân. Theo Choi (2010), nghiên cứu quy mô
quốc gia của giáo sư tâm lý học Jean Twenge phát hiện ra rằng:
57% người trẻ tuổi tin rằng thế hệ của họ sử dụng trang mạng xã
hội nhằm để tự quảng cáo, ái ký và thu hút sự chú ý.
Về tự công khai thông tin trên mạng xã hội, Choi (2010) cho
rằng mạng xã hội có đầy đủ tính năng giúp khắc họa toàn bộ chân
dung của một cá nhân online như hồ sơ cá nhân, những cập nhập


trạng thái cá nhân, tường bài viết, số lượng bạn bè, hình ảnh, clip.
Nhờ đó, cá nhân có thể tự thể hiện mình trên mạng xã hội.
Về những rủi ro trên mạng xã hội, các nghiên cứu của Belsey
(2006), Campbell (2005), Shaiff (2008) và Willard (2006) đều chỉ
ra rằng việc bắt nạt và quấy rối trên mạng là mô hình hành vi tiêu
cực phổ biến trong môi trường giao tiếp ảo. Một loại các phương
tiện truyền thông được sử dụng bởi các thủ phạm dẫn đến sự
khủng hoảng và chấn thương tâm lý của các nạn nhân.Trong đó,
đối tượng bị bắt nạt nhiều nhất là trẻ em và thanh thiếu niên.
Về sự phụ thuộc mạng xã hội và nghiện mạng xã hội, Young
(1996) đã đưa ra tám tiêu chuẩn, theo đó nếu cá nhân nào có ít
nhất năm trong tám tiêu chuẩn đó thì được xác định là nghiện
internet. Tám tiêu chuẩn ấy là bận tâm bởi internet; Có nhu cầu sử

dụng intermet ngày càng tang để được thỏa mãn; Nỗ lực nhiều lần
nhưng không thành công trong việc kiểm soát, giảm hoặc ngừng
sử dụng; Kích động hoặc dễ bị kích thích khi có xu hướng giảm
hoặc ngừng sử dụng; Tiêu tốn thời gian lên mạng xã hội; Các mối
quan hệ quan trọng, hoạt động nghề nghiệp, xã hội, giải trí bị mất
hoặc có nguy cơ bị mất do sử dụng internet và các ứng dụng; Nói
dối gia đình, nhà trị liệu để che dấu thực trạng sử dụng; Sử dụng
internet để trốn tránh khó khăn hoặc giải tỏa sự hoảng loạn.


*Ở trong nước
Nghiên cứu về hành vi giao tiếp
Các nghiên cứu về hành vi giao tiếp của nước ta chủ yếu đi
sâu vào hành vi giao tiếp có văn hóa hay văn hóa giao tiếp. Có thể
kể một số các công trình nghiên cứu như:
Tác giả Hồ Sỹ Hùng (2014) với bài viết “Thực trạng giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” đã
tìm hiểu về hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ thông qua các
nhóm hành vi là hành vi giao tiếp ứng xử lịch sự, lễ phép, hành vi
tham gia vào hội thoại và giao tiếp có văn hóa, hành vi biểu đạt
nhu cầu với người khác, hành vi chia sẻ sự cảm thông, giúp đỡ
người khác và hành vi tôn trọng trong giao tiếp. Từ đó, đề ra các
nhóm biện pháp nhằm nâng cao hành vi ở trẻ gồm nhóm biện
pháp giáo dục tình cảm, tổ chức môi trường hoạt động, luyện tập
và đánh giá [21].
Tác giả Hoàng Thị Phương (2002) với luận án “Một số biện
pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi” đã
nghiên cứu thực trạng các hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 6 tuổi thông qua các biểu hiện như biểu hiện tôn trọng lẫn nhau,
biểu hiện thiện chí trong giao tiếp, biểu hiện quan tâm đến người
khác, hiểu hiện nhân hậu, biểu hiện trung thực và các kỹ năng là



kỹ năng cư xử lịch sự, kỹ năng cư xử khéo léo và kỹ năng nhận
biết, thể hiện tình cảm trong giao tiếp. Từ đó đưa ra các biện pháp
nhằm cải thiện hành vi là giáo dục tình cảm, tổ chức luyện tập và
giáo dục ý thức và thực nghiệm thăm dò, diện hẹp và diện rộng
[31].
Tác giả Trịnh Thị Xinh (2010) với luận án “Biểu hiện về
hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội” nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về hành vi
giao tiếp có văn hóa, các biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa
của sinh viên với bạn bè, thầy cô và ở nơi công cộng và mức độ tự
đánh giá của sinh viên về các hành vi của mình. Từ đó, đưa ra các
giải pháp nhằm cải thiện hành vi cho sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội và tiến hành xây dựng các bài tập thử nghiệm tác
động cho sinh viên [45].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn với bài viết “Quan niệm về hành
vi giao tiếp có văn hóa của tuổi trẻ” đã phân tích khái niệm về văn
hóa, hành vi văn hóa và văn hóa giao tiếp, từ đó, xây dựng khái
niệm hành vi giao tiếp có văn hóa, cấu trúc của hành vi giao tiếp
có văn hóa và các biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của tuổi
trẻ [43].
Nghiên cứu về mạng xã hội


Các tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị
Hồng Thái (2015) trong “Mạng xã hội với sinh viên” đã nghiên
cứu các nội dung như thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh
viên, những vấn đề về bảo mật thông tin trên mạng xã hội, nhu
cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và những áp lực sinh viên

có thể gặp phải khi sử dụng mạng xã hội. Thông qua đó, nhóm tác
giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội rất cao với
những nhu cầu chủ yếu về giải trí và tương tác mặc dù các em rất
dễ gặp phải những áp lực khi sử dụng mạng xã hội. Đồng thời,
nhóm tác giả cũng khẳng định rằng sinh viên càng có nhu cầu sử
dụng mạng xã hội cao thì càng dễ chịu phải những áp lực, rủi ro từ
mạng xã hội. [25]
Tác giả Đỗ Công Anh (2011) với “Nghiên cứu xu hướng
phát triển mạng xã hội và đề xuất chính sách định hướng phát
triển mạng xã hội Việt Nam” đã tập trung vào các vấn đề tổng
quan thực trạng phát triển mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam,
các bài học kinh nghiệm trong quản lý mạng xã hội, áp dụng mô
hình giải toán để nghiên cứu bản chất mạng xã hội, đè ra các
chính sách, giải pháp phát triển mạng xã hội ở Việt Nam [1].
Tác giả Hoàng Anh (2013) với “Thực trạng sử dụng mạng xã
hội Facebook của sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật


tp.HCM” đã chỉ ra các mục đích, tính chất, nội dung sử dụng
mạng xã hội Facebook của sinh viên và các biểu hiện tâm lí của
các em khi tham gia mạng xã hội này [3].
Tác giả Đào Lê Hòa An (2013) với “Nghiên cứu về hành vi
sử dụng Facebook của con người - một thách thức mới cho tâm lí
học hiện đại” đã tập trung vào các những hành vi sử dụng internet
và Facebook ở trên thế giới và ở Việt Nam [5].
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi giao
tiếp có văn hóa, văn hóa giao tiếp và mạng xã hội. Tuy nhiên, vẫn
chưa có đề tài nghiên cứu về hành vi giao tiếp trên mạng xã hội.
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hành vi giao tiếp
trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Khánh Hòa”.

Các khái niệm cơ bản
Hành vi giao tiếp trên mạng xã hội
Hành vi
Khái niệm hành vi được J. Watson (1878 - 1958) xây dựng
trên nền móng thực chứng luận và chỉ dựa trên những biểu hiện có
thể quan sát được từ bên ngoài. Theo J. Watson, mỗi người được
xác định bởi một tập hợp những hành vi của người đó. Hành vi
được xem như là tổng hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích


thích của môi trường bên ngoài theo công thức S - R (Kích thích Phản ứng). Điều này có nghĩa là bất kỳ hành vi nào của con người
và động vật đều diễn ra theo cơ chế: có kích thích thì có phản ứng
chứ không liên quan gì đến ý thức, đến những yêu cầu và chuẩn
mực xã hội. Như vậy, theo J. Watson, hành vi của con người
không khác gì hành vi của con vật và chỉ có khả năng phản ứng
thụ động, hoàn toàn lệ thuộc vào kích thích tác động lên con
người, mọi yếu tố tâm lý, ý thức đều bị triệt tiêu và hoàn toàn
không có vai trò gì giữa kích thích và phản ứng [27].
Theo Từ điển Tâm lý học do J. Corsini chủ biên, hành vi là
những hành động phản ứng, những tương tác đáp lại kích thích
bên trong và bên ngoài, bao gồm những cử chỉ quan sát được một
cách khách quan, những cử chỉ nội tâm và những quá trình thuộc
về vô thức. Hành vi có hai phạm trù là hành vi biểu hiện ra bên
ngoài và hành vi diễn ra bên trong. Hành vi bộc lộ ra bên ngoài là
những hành động mà người khác có thể quan sát trực tiếp được.
Hành vi diễn ra bên trong đầu là những gì chúng ta làm mà người
khác không thể quan sát trực tiếp được nhưng có thể nhận biết
thông qua suy luận. Chủ nghĩa hành vi cổ điển chỉ quan tâm đến
những hành vi bộc lộ ra bên ngoài, bỏ qua những gì diễn ra trong
đầu thuộc bình diện nhận thức. Tuy nhiên, đến chủ nghĩa hành vi

hiện đại, cả hai phạm trù này đều được quan tâm. [27]


J. Piaget (1896 - 1960) - nhà tâm lý học người Thụy Sĩ lại
nhấn mạnh tính tích cực của hành vi con người và cho rằng hành
vi còn là sự tìm kiếm hoàn cảnh hay đối tượng còn thiếu hay chưa
tồn tại. Hành vi được hiểu là tính tích cực có định hướng [27].
Trong Tâm lý học Hoạt động, hành vi của con người được
xem như hoạt động, tuy ít nhiều mang yếu tố bẩm sinh, nhưng chủ
yếu chịu sự chi phối từ phía xã hội thông qua ngôn ngữ và hệ
thống các tín hiệu ý nghĩa khác.
Theo L.X. Vugotxki (1896 - 1934) thì hành vi của con người
không những là sản phẩm của tiến hóa lịch sử, là kết quả phát
triển trong thời thơ ấu, mà còn là sản phẩm phát triển của lịch sử.
Đồng thời, L.X. Vugotxki chỉ ra rằng ranh giới giữa hành vi người
và động vật nằm ở chỗ chúng có các cấu trúc hoàn toàn khác
nhau. Ở động vật, các dạng hành vi chủ yếu được hợp thành bởi
hai nhóm phản ứng. Đó là nhóm phản ứng bẩm sinh (vô điều
kiện) và nhóm tự tạo (có điều kiện). Ở con người, cấu trúc hành vi
bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm
kép. Kinh nghiệm lịch sử là kinh nghiệm được các thế hệ trước
truyền lại cho các thế hệ sau, nhưng không theo con đường di
truyền sinh vật mà theo con đường di truyền xã hội. Kinh nghiệm
xã hội được hiểu là những tri thức nhận được từ người khác cùng


sống, cùng hoạt động truyền lại cho nhau. Đây là một trong những
thành phần rất quan trọng trong hành vi của con người - thành
phần xã hội của hành vi con người. Kinh nghiệm kép là kinh
nghiêm được hình thành trong hoạt động lao động thực tiễn của

con người. Có nghĩa là khi con người tham gia vào hoạt động lao
động thực tiễn, lặp lại lao động ở chân tay và biến đổi vật liệu
theo một biểu tượng đã hình thành trong đầu từ trước. Các kinh
nghiệm này có điểm chung là nội dung của chúng đều xuất phát từ
quá trình lao động, từ quá trình truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ
này sang thế hệ khác, từ người này tới người khác và từ việc mỗi
người tự lĩnh hội các kinh nghiệm. Quá trình này không thể thực
hiện được nếu không có tâm lý và ý thức giữ chức năng định
hướng và tích cực hóa.Vì vậy L.X. Vugotxki đã khẳng định ý thức
là một cấu trúc rất phức tạp của hành vi. Hành vi được hiểu ngầm
là hoạt động của con người [17].
A.N. Leonchiev (1903 - 1979) khẳng định hành vi không
phải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật, mà
hành vi phải được hiểu là hoạt động [28].
Theo Từ điển Tâm lý học do A.V. Petropxki và M.G.
Iarosepxki chủ biên, hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể
sống, thông qua hoạt tính bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm


lý). Thuật ngữ hành vi được sử dụng để chỉ hành vi của các cá thể
riêng lẻ, các cá nhân cũng như của nhóm loài (hành vi của một
loài sinh vật hay của nhóm xã hội) [27].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, hành vi là những biểu hiện ra
bên ngoài của hoạt động gắn liền với động cơ và mục đích. [16].
Trong cuốn Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, hành
vi là sự tương tác với môi trường trên cơ sở tính tích cực bên
ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý), tính tích cực có định
hướng của cơ thể sống đảm bảo thực hiện các tiếp xúc với thế giới
bên ngoài [12].
Như vậy, từ những quan điểm ở trên, chúng tôi cho rằng

hành vi có những nội dung sau:
Hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động,
được điều chỉnh bởi các cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể.
Điều này đảm bảo cho con người tồn tại và phát triển.
Hành vi con người lúc nào cũng chịu sự quy định xã hội và
đặc trưng bởi tính mục đích, tính ý nghĩa, tính lựa chọn và tính
sáng tạo.
Hành vi con người nảy sinh khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏa
mãn nhu cầu ấy.


Giao tiếp
Nhà tâm lý học xã hội người Anh M.Argule lại mô tả giao
tiếp như quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc
khác nhau. Giao tiếp thông tin được biểu hiện bằng lời hay bằng
phi ngôn ngữ từ nhiều người đến một người giống như việc tiếp
xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt
vật lý và chuyển dịch không gian [33].
David K.Berlo định nghĩa giao tiếp là một quá trình có chủ
định hay không có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà
trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông
điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp của con người
diễn ra ở các mức độ khác nhau: trong con người, giữa con người
với con người và công cộng. Giao tiếp của con người là một quá
trình năng động, bất thuận nghịch, tác động qua lại và có tính chất
ngữ cảnh [33].
Trong cuốn “Tâm lí học giao tiếp”, tác giả Nguyễn Văn
Đồng [14] đã đề cập đến các khái niệm giao tiếp của các tác giả
trên thế giới dưới các cách tiếp cận khác nhau: Ở góc độ tiếp cận
nhận thức, L.X.Vưgotxki cho rằng giao tiếp là quá trình chuyển

giao tư duy và cảm xúc, còn K.K.Platonov cho rằng giao tiếp là
những mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài


người. B.Ph.Lomov lại xem xét giao tiếp là sự thể hiện mối quan
hệ giữa con người với con người hay giữa nhân cách này với cách
khác trong mối quan hệ liên nhân cách. Dưới góc độ nhân cách,
V.N.Miaxixev cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể. Ở góc độ tiếp
cận về chức năng giao tiếp, theo B.Parưgin giao tiếp là quá trình
quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ
giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau và trao đổi xúc cảm lẫn nhau. Xem xét giao tiếp là
một dạng hoạt động, định nghĩa của A.N.Leonchiev đã chỉ ra giao
tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ
trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân
cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù,
mà trước hết là ngôn ngữ. Tiếp cận ở khía cạnh hệ thống, Georgen
Thiner cho rằng giao tiếp là sự truyền đạt thông tin, qua đó các
trạng thái của hệ thống phát thông tin phát huy ảnh hưởng tới
trạng thái của hệ nhận thông tin.
Định nghĩa về giao tiếp, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng
giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người với
người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau
[16].


Tác giả Trần Trọng Thủy thì quan niệm giao tiếp là một quá
trình chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay không có ý
thức trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các

thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ [42].
Tác giả Vũ Dũng cho rằng giao tiếp là quá trình hình thành
và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ
nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây
dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người
khác [12].
Trong đề tài này, chúng tôi theo quan điểm về giao tiếp của
tác giả Nguyễn Quang Uẩn. Theo quan điểm này giao tiếp là mối
quan hệ giữa người và người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa
người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về
thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua
lại với nhau. Hay nói cách khác, giao tiếp xác lập và vận hành các
quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ
thể này với chủ thể khác [43].
Hành vi giao tiếp
Thuyết Hành vi cho rằng mọi hành vi giao tiếp - ứng xử của
cá nhân trong xã hội là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và
phản ứng đáp lại kích thích của cơ thể. Thuyết Hành vi quan tâm


nhiều hơn tới phương diện ứng xử, tác nhân kích thích của môi
trường quy định tính chất, đặc điểm của hành vi giao tiếp - ứng
xử. Hành vi giao tiếp - ứng xử là một chuỗi phản ứng trước hay
sau những thay đổi của môi trường, điều kiện bên ngoài [24].
Newcomb và Svehla cho rằng hành vi giao tiếp là sự truyền
đạt thông tin từ phần truyền đến phần nhận. Hành vi giao tiếp xảy
ra trong tình huống tác động trực tiếp của các cá nhân, là hành vi
có chủ định, nhằm mục đích hướng đến sự lĩnh hội [20].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Lâm trong cuốn “Khoa học giao
tiếp”, hành vi giao tiếp là một chuỗi hành động được thúc đẩy bởi

mục đích muốn thỏa mãn một nhu cầu nào đó liên quan đến khả
năng của chủ thể giao tiếp. Nếu việc thỏa mãn nhu cầu bị cản trở,
chủ thể giao tiếp có thể lập lại hành vi, hoặc thay đổi mục đích,
hoặc vỡ mộng, hoặc lãnh đạm với cuộc sống nếu hành vi duy trì
lâu dài [23].
Tác giả Huỳnh Văn Sơn trong cuốn “Nhập môn tâm lý học
giao tiếp” đã nhìn nhận về hành vi giao tiếp như một quá trình
truyền thông mang tính chất tâm lý phong phú và phức tạp [33].
Tác giả Trịnh Thị Xinh trong đề tài “Biểu hiện về hành vi
giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà
Nội” cho rằng hành vi giao tiếp là những biểu hiện cụ thể bên


ngoài của hoạt động những được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lí
bên trong của chủ thể, của nhân cách. Các hành vi giao tiếp được
cá nhân thể hiện trong giao tiếp thông qua ngôn ngữ, hành vi, cử
chỉ, nói, viết… của mình với người khác và xã hội [45].
Tác giả Hoàng Thị Phương trong luận án tiến sĩ giáo dục học
“Biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6
tuổi” đã xác định nội hàm của khái niệm hành vi giao tiếp là sự
tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể, biểu hiện ở ba mặt: thông tin,
bày tỏ thái độ, cảm xúc và tác động lẫn nhau. Đồng thời, mối liên
hệ giữa các chủ thể trong hành vi giao tiếp là mối liên hệ có ý
thức giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội loài
người. Các chủ thể thực hiện hành vi giao tiếp có mục đích phối
hợp hành động đảm bảo sự thống nhất cho hoạt động chung, tạo ra
sự biến đổi của họ. [31]
Dựa vào những quan điểm của các tác giả này và các khái
niệm về hành vi và về giao tiếp ở trên, chúng tôi xin đưa ra khái
niệm hành vi giao tiếp như sau:

Hành vi giao tiếp là những biểu hiện ra bên ngoài trong quá
trình giao tiếp của chủ thể với xung quanh. Thông qua đó, phản
ánh đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ trong giao tiếp (mối
quan hệ bạn bè, mối quan hệ làm ăn, mối quan hệ giữa các thành


×