CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH.
1.1.1. Khách du lịch.
Khách du lịch có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Tổ chức Du Lịch
Thế Giới(WTO) định nghĩa khách du lịch như sau:
Khách du lịch là một người từ quốc gia này đi tới một quốc gia khác với
một lý do nào đó có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm việc gì khác ngoại
trừ hành nghề hay lãnh lương.
Định nghĩa này có thể áp dụng cho cả khách trong nước. Theo cách tiếp
cận này thì khách du lịch được chia làm 2 loại: du khách và khách thăm quan.
- Du khách ( Tourist )
Du khách là khách du lịch, lưu trú tại một quốc gia trên 24 giờ và
không ở lại qua đêm với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm việc gì khác.
- Khách thăm quan ( Excursionst )
Khách thăm quan là khách du lịch đến viếng thăm ở một nơi nào đó
dưới 24 giờ và không ở lại qua đêm với lý do kinh doanh, thăm viếng hay
làm việc gì khác.
Chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về khách du lịch như sau:
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích
làm công và nhận thù lao nơi đến, có thời gian lưu trú ở nơi đến từ 24 giờ trở
lên(hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng thời
gian quy định tuỳ từng quốc gia.
Khách du lịch có thể chia làm các loại sau:
1.1.1.1. Khách du lịch quốc tế ( Internation Tourist )
Khách du lịch quốc tế là khách du lịch mà có điểm xuất phát và điểm đến
thuộc phạm vi lãnh thổ của 2 quốc gia khác nhau.
Khách du lịch quốc tế bao gồm 2 loại:
- Khách du lịch quốc tế đi vào ( Inbound Tourist )
Khách du lịch quốc tế đi vào là khách du lịch là người nước ngoài và
người của một quốc gia nào đó định cư ở nước ngoài vào quốc gia nào đó đi
du lịch.
- Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound Tourist).
Khách du lịch quốc tế đi ra bao gồm những khách du lịch là công dân của
một quốc gia và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra
nước ngoài du lịch.
1.1.1.2. Khách du lịch trong nước (Domestic Tourist).
Khách du lịch trong nước là tất cả những người đang đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
1.1.1.3. Khách du lịch nội địa (Internal Tourist).
Khách du lịch nội địa là những công dân của một quốc gia và những
người nước ngoài đang định cư của quốc gia đó đi du lịch trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia đó.
1.1.1.4. Khách du lịch quốc gia (National Tourist).
Khách du lịch quốc gia là tất cả các công dân của một quốc gia nào
đó đi du lịch(kể cả đi du lịch trong nước và nước ngoài)
Ngoài ra người ta còn phân khách du lịch ra thành các loại như khách du
lịch công vụ, khách du lịch thương gia…
1.1.2. Kinh doanh lữ hành .
Để hiểu được kinh doanh lữ hành là gì chúng ta có thể tiếp cận theo hai
cách sau đây dựa trên những nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch.
Thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt
động di chuyển của con người cũng như tất cả các hoạt động liên quan đến
hoạt động di chuyển đó.
Theo cách tiếp cận này thì kinh doanh lữ hành là việc tổ chức các hoạt
động nhằm cung cấp các dịch vụ được xắp đặt từ trước nhằm thoả mãn đúng
các nhu cầu của con người trong sự di chuyển đó để thu lợi nhuận.
Thứ hai: Đề cập phạm vi hẹp hơn nhiều. Để phân biệt hoạt động kinh
doanh du lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách
sạn, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những
hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói.
Theo cách tiế cận này thì có hai định nghĩa sau đây của Tổng cục Du Lịch
Việt Nam (TCDL- quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995).
- Định nghĩa về kinh doanh lữ hành.
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt
động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch chọn gói hay
từng phần, quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các
trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện các chương trình và
hướng dẫn du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Định nghĩa về kinh doanh đại lý lữ hành
Kinh doanh đại lý lữ hành(Travel-Agency-Business) là việc thực hiện các
dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu chú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán
các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin
du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.
1.1.3. Công ty lữ hành.
Đã tồn tại rất nhiều khái niệm về công ty lữ hành xuất phát từ nhiều góc
độ nghiên cứu khác nhau về công ty lữ hành. Mặt khác bản thân hoạt du lịch
nói chung và hoạt động lữ hành nói riêng có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở
mỗi một giai đoạn phát triển của hoạt động này luôn có những nội dung và
hình thức mới.
Trong thời kỳ đầu tiên, các công ty lữ hành tập chung vào các hoạt động
trung gian, làm đại lý bán cho các nhà cung cấp như khách sạn, hãng hàng
không …khi đó các công ty lữ hành được định nghĩa như một pháp nhân kinh
doanh chủ yếu dưới hình thức là người đại diện, đại lý cho các nhà sản
xuất( khách sạn, nhà hàng, hãng ôtô tầu biển…) bán các sản phẩm đến tay
người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng.
Khi đã phát triển ở mức độ cao hơn so với việc làm trung gian thuần
thuý, các công ty lữ hành đã tạo ra các sản phẩm bằng cách tập hợp các sản
phẩm riêng lẻ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ôtô, tầu thuỷ, các phương
tiện khác và các chuyến tham quan thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh
và bán cho khách với mức giá gộp. Ở đây, công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở
người bán mà còn trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp dịch
vụ du lịch.
Ở Việt Nam theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị Định 09/CP của
chính phủ về tổ chức và quản lý Doanh nghiệp du lịch TCDL-số715/TCDL ngày
9/7/1994 đã định nghĩa công ty lữ hành như sau:
“Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán
độc lập, được thành lập với mục đích sinh lời bằng việc giao dịch, ký kết hợp
đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách
du lịch”
Theo cách phân loại của Tổng Cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ
hành được phân ra thành hai loại: Công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành
nội địa (Theo quy chế quản lý lữ hành TCDL ngày 29/4/1995).
♦ Công ty lữ hành quốc tế:
Có trách nhiệm xây dựng và bán các chương trình du lịch chọn gói hoặc
từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và
đưa công dân là người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương
trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các công
ty lữ hành nội địa.
♦ Công ty lữ hành nội địa.
Là một doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ chương
trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp quốc tế đưa vào
Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động
rộng lớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du
lịch. Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng
hàng không, tầu biển, ngân hàng phục vụ chủ yếu cho khách du lịch của công ty
lữ hành. Kiểu tổ chức nói trên rất phổ biến ở các nước Châu Âu, Châu á và trở
thành những tập đoàn du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch
quốc tế.Trong giai đoạn này, công ty lữ hành không chỉ là người bán, người
mua mà còn trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm dịch vụ du
lịch. Từ đó có thể định nghĩa về công ty lữ hành như sau:
Công ty lữ hành là một loại doanh nghiệp du lịch đặc biệt kinh doanh chủ
yếu trong việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch
trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các
hoạt động trung gian bán sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp du lịch hoặc
thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo thực hiện phục vụ
các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.1.4. Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành.
Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh du lịch là nguyên nhân chủ yếu
dẫn tới sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm mà công ty lữ hành tiến
hành cung ứng cho khách du lịch. Ngoài ra nhu cầu của con người khi đi du
lịch là một nhu cầu mang tính tổng hợp, ngày càng cao cấp hơn cũng làm cho
sản phẩm của công ty lữ hành ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Căn cứ vào tính chất và nội dung có thể chia các sản phẩm của công ty lữ
hành ra thành ba nhóm cơ bản sau:
1.1.4.1. Các dịch vụ trung gian.
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung ứng. Các
đại lý lữ hành không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ trung gian mà
các đại lý lữ hành chỉ hoạt động như là một đại lý bán hoặc một điểm bán sản
phẩm của các nhà cung cấp du lịch.
Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
- Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
- Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện giao thông khác như:
tầu thuỷ, ôtô…
- Mối giới cho thuê xe ôtô.
- Môi giới và bán bảo hiểm.
- Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch.
- Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn.
- Các dịch vụ môi giới,8 dịch vụ trung gian khác.
1.1.4.2. Các chương trình du lịch trọn gói.
Kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói là hoạt động cơ bản của
công ty lữ hành. Các Công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản
xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với
mức giá gộp. Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói các công ty lữ hành
có trách nhiệm đối với khách du lịch và với nhà cung cấp sản phẩm ở mức độ
cao hơn nhiều so với các dịch vụ trung gian.
1.1.4.3. Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp.
Ngày nay các công ty lữ hành hoặc tập đoàn lớn thường hoạt động rất
nhiều lĩnh vực có liên quan đến du lịch. Họ không những là người bán, người
mua các sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp du lịch mà họ còn là người trực
tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch.
Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp trong du lịch bao gồm:
- Kinh doanh khách sạn nhà hàng.
- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí.
- Kinh doanh vận chuyển du lịch.
- Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.
Như vậy, hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành rất phong phú và đa
dạng. Trong tương lai nó còn phong phú và đa dạng hơn do sự phát triển
mạnh mẽ của nhu cầu du lịch khi đời sống kinh tế xã hội ngày càng cao hơn.
1.2. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH.
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh.
Tại sao một số nước lại có sức cạnh tranh cao, còn số khác lại thất bại
trong cạnh tranh và tại sao một số doanh nghiệp thành công còn một số doanh
nghiệp khác lại không? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo đất nước và
doanh nghiệp thườnh đặt ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cạnh tranh
đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm nhiều nhất của các cấp lãnh đạo
quốc gia và doanh nghiệp.
Khái niệm về cạnh tranh được định nghĩa như thế nào cho phù hợp và
chính xác nhất trong nền kinh tế hiện nay? Cho đến nay chưa có một khái niệm
về cạnh tranh của tổ chức hay cá nhân nào đưa ra mà được nhiều người chấp
nhận rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu là do thuật ngữ này được dùng để đánh
giá cho tất cả các doanh nghiệp hay quốc gia. Nhưng mục tiêu cơ bản lại đặt ra
khác nhau phụ thuộc vào sự xem xét trên góc độ của từng doanh nghiệp hay
từng quốc gia. Trong khi đối với doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và
tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh trên quốc gia hay quốc tế, thì đối với
quốc gia mục tiêu này là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân.
Theo từ điển kinh tế của Nhà Xuất Bản Sự Thật Hà Nội năm 1979 trang
48 thì “Cạnh tranh chính là cuộc đấu tranh giữa người sản xuất hàng hoá tư
nhân nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi hơn.” Hoặc “Cạnh tranh
là cuộc đấu tranh diễn ra nhằm giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu,
khu vực đầu tư có lợi nhằm giành địa vị thống trị trong một ngành sản xuất
nào đó, trong nền kinh tế đất nước hoặc trong hệ thống kinh tế thế giới.”
Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) thì định nghĩa về cạnh tranh như sau “Cạnh tranh là
khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc
làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.”
Từ những định nghĩa trên về cạnh tranh ta có thể đưa ra một định nghĩa
về cạnh tranh của các công ty lữ hành như sau:
Cạnh tranh của các công ty lữ hành là cuộc đấu tranh giữa các công ty
lữ hành nhằm mục đích tranh dành thị trường mục tiêu, khách hàng, để tăng
doanh thu, lợi nhuận cao hơn.
1.2.2. Phân loại cạnh tranh.
Như trên đã nói việc phân loại cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh doanh
nghiệp là rất khó. Việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối, nhiều khi cạnh
tranh doanh nghiệp lại đồng nghĩa với cạnh tranh quốc gia.
1.2.2.1. Cạnh tranh quốc gia.
Theo Uỷ Ban canh tranh công nghiệp của Tổng Thống Mỹ sử dụng định
nghĩa cạnh tranh cho một quốc gia như sau: “Cạnh tranh của một quốc gia là
mức độ mà ở đó dưới những điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể
sản xuất các hàng hoá dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế
đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế nước đó”
Theo báo cáo về cạnh tranh toàn cầu định nghĩa về cạnh tranh của một
quốc gia như sau :” Cạnh tranh của một quốc gia là khả năng của nước đó đạt
được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống. Nghĩa là đạt được tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng cách thay đổi tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian.
1.2.2.2. Cạnh tranh doanh nghiệp.
Cũng giống như quốc gia các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế
cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau.
Cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau:
Cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó
trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn trong điều kiên cạnh tranh
quốc gia và cạnh tranh quốc tế.
1.2.2.3. Cạnh tranh sản phẩm.
Hiện nay, do nền kinh tế phát triển ngày càng nhiều sản phẩm mới được
tung ra thị trường và rất nhiều sản phẩm có thể thay thế nhau. Chính vì vậy,
trên thị trường còn xuất hiện sự cạnh tranh giữa các sản phẩm. Ta có thể định
nghĩa cạnh tranh sản phẩm như sau:
Cạnh tranh sản phẩm là việc các doanh nghiệp đưa ra thị trường các sản
phẩm cùng loại, có khả năng thay thế nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, các doanh
nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ chưa có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia.
Chính vì vậy, ở nước ta cạnh tranh doanh nghiệp đồng nghĩa với cạnh tranh
quốc gia. Nghĩa là khi quốc gia nâng cao được sức cạnh tranh của mình so với
các quốc gia khác thì doanh nghiệp mới có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh
của mình.
1.2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Bất kỳ một công ty lữ hành nào khi tiến hành các hoạt động kinh doanh
của mình đều muốn tìm mọi phương pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh
của công ty mình so với các công ty khác.
Một công ty lữ hành được coi là có năng lực cạnh tranh nếu nó được đánh
giá là đứng vững với các doanh nghiệp khác bằng cách đưa ra các sản phẩm
du lịch thay thế hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm du lịch tương tự với mức
giá thấp hơn cho các sản phẩm du lịch cùng loại hoặc bằng cách cung cấp các