Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ và chức năng của cán bộ khuyến nông xã Bản Péo huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

GIÀNG SEO VƯ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG
CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG XÃ BẢN PÉO,
HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

GIÀNG SEO VƯ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG
CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG XÃ BẢN PÉO,
HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học


: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Dương Xuân Lâm

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Sau những năm học tập tại Khoa Kinh tế & PTNT Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên cùng lớp,
trường, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn với đề tài:
“Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ và chức năng của cán bộ khuyến nông xã Bản Péo,
huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi gửi lời cảm
ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ và truyền đạt những
kiến thức vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Thầy giáo ThS. Dương
Xuân Lâm trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn
thành khóa luận này một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND xã Bản Péo cùng các ban ngành,
đoàn thể tại xã Bản Péo đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình thực tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới anh Lâm Đức
Chuyên - cán bộ khuyến nông xã và anh Hoàng Hanh - Phó Chủ tịch UBND xã phụ
trách về lĩnh vực nông lâm nghiệp đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ nhiệt tình và đóng
góp nhiều ý kiếm quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu có

hạn và kinh nghiệm hạn chế nên khóa luận của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi
những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô cùng
toàn thể bạn đọc để khóa luận của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 06 năm 2018
Sinh viên

GIÀNG SEO VƯ


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của xã Bản Péo...................................... 16
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Bản Péo qua 3 năm
(2015 – 2017) ............................................................................................................ 20
Bảng 3.3: Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Bản Péo năm 2017 ................ 21
Bảng 3.4. Hiện trạng dân số và lao động năm 2017.................................................... 24
Bảng 3.5. Kết quả mô tả nội dung thực tập tại cơ sở .................................................. 33
Bảng 3.6. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Bản Péo................... 34
Bảng 3.7. Đánh giá nhiệm vụ và chức năng của cán bộ khuyến nông ......................... 41


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã ...................................................................... 36
Hình 3.2. Hệ thống tổ chức của Khuyến nông xã Bản Péo ......................................... 40


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ANTQ

An ninh tổ quốc

ATXH

An toàn xã hội

BCĐ – SXNLN

Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp

BCH

Ban chấp hành

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DQTV

Dân quân tự vệ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐNVQS


Hội đồng nghĩa vụ quân sự

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KH

Kế hoạch

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KNV

Khuyến nông viên

KTXH – ANQP

Kinh tế xã hội – An ninh quốc phòng

LLVT

Lực lượng vũ trang

NQ

Nghị quyết


NVQS

Nghĩa vụ quân sự

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

NLN

Nông lâm nghiệp

QĐ-UBND

Quyết định của Uỷ ban nhân dân

TDTT

Thể dục thể thao

TDĐKXDNTM, ĐTVM

Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn
minh

UBMTTQ

Uỷ ban mặt trận tổ quốc


UBND

Uỷ ban nhân dân


v
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ............................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện...................................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập............................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện....................................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .............................................................................. 5
Phần 2. TỔNG QUAN ................................................................................................. 6
2.1. Về cơ sở lý luận .................................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ............................................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ....................................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 11
2.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận ....................................................... 11
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ........................................................... 14
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................................. 15
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................................. 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 15
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 19
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ......................... 31
3.2. Tóm tắt kết quả thực tập...................................................................................... 32
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập ................................................................................... 32

3.2.2. Kết quả thực tập ............................................................................................... 43
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ............................................................... 49
3.2.4. Đề xuất giải pháp ............................................................................................. 51
Phần 4. KẾT LUẬN .................................................................................................. 52
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 52


vi
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 52
4.2.1. Kiến nghị chung ............................................................................................... 52
4.2.2. Đối với trạm khuyến nông huyện Hoàng Su Phì ............................................... 53
4.2.3. Đối với Ủy ban nhân dân xã Bản Péo ............................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính Nhà nước
Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Chính quyền cấp xã là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền,
là cấp gần dân nhất, là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân
dân, là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.
Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng và củng

cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở.
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ
chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp. Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã
là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán
bộ công chức, viên chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức xã là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ
chức chính quyền cấp xã. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của hệ
thống chính trị cấp xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết
định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông nghiệp nông thôn là một bộ phận
cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nông thôn. Phát triển nông
thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào nhiều lĩnh vực khác
nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân, một bộ phận quan
trọng góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn.
Thông qua hoạt động khuyến nông, nông dân và những người bên ngoài
cộng đồng có cỏ hội trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm kiến thức lẫn nhau
để phát triển sản xuất và đời sống kinh tế xã hội.


2

Tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức, hỗ trợ nhau cùng phát triển cộng đồng địa
phương.
Phát triển sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của xã, giữ một vai
trò quan trọng. Nông nghiệp là tiền đề quan trọng để thúc đẩy và đưa xã phát triển
đi lên điều đó chính là năng lực lãnh đạo và điều hành của tất cả các cán bộ công
chức, viên chức xã mà quan trọng hơn là phải nói tới vai trò của người cán bộ
khuyến nông xã về lĩnh nông lâm nghiệp và nhận thức được vai trò quan trọng đó

của người cán bộ khuyến nông xã.
Chức năng cơ bản của khuyến nông là truyền bá thông tin và huấn luyện
nông dân mà còn biến những thông tin thành kiến thức được truyền bá, những kỹ
năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống. Điều này
cho thấy khuyến nông có quan hệ chặt chẽ với điều kiện vật chất của nông hộ và các
nguồn lực thực tế của địa phương.
Đối với bản thân tôi, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Ngoài kiến thức, tôi cần phải trau dồi kỹ năng thực hành để áp dụng kiến thức vào
thực tiễn. Với những lý thuyết như vậy tôi muốn đi thực tập để nhằm: Tăng thêm
vốn kiến thức và học hỏi thực tế không chỉ đơn thuần là ngày ngày đọc lý thuyết và
những văn bản ban hành ra vì lẽ đó tôi muốn đi thực tập thực tế để thấy được lý
thuyết và những văn bản đó được áp dụng như thế nào vào trong thực tế; bản thân
tôi luôn mong muốn được trải nghiệm thực tế để trau dồi kinh nghiệm; cũng là để
trả lời cho những câu hỏi mà bản thân tôi luôn băn khoăn chưa hiểu như: Cán bộ
khuyến nông xã làm những công việc gì?, có vai trò như thế nào? có chức năng,
nhiệm vụ gì? giải pháp nào để nâng cao năng lực công tác của cán bộ khuyến nông
xã? Để trả lời những câu hỏi trên, tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức năng
và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã Bản Péo – Huyện Hoàng Su Phì – Tỉnh
Hà Giang” để từ đó có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó
khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những người cán bộ sống và làm
việc cùng nông dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trong phát
triển sản xuất nông nghiệp, tại xã Bản Péo, Huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang


3

làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ khuyến

nông xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
Trong đợt đi thực tập này tôi xác định cho mình một số mục tiêu về chuyên
môn như sau:
- Nắm được những thông tin cơ bản về địa bàn thực tập.
- Biết lồng ghép và gắn kết giữa lý thuyết và thực hành từ nhà trường về cơ
sở thực tập, tạo điều kiện cọ sát với những công việc thực tế về lý thuyết tôi đã
được các thầy cô trang bị trong nhà trường.
- Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong công việc ứng dụng
những kiến thức đã học vào thực tế tại cơ sở thực tập.
- Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và hành trang để tôi áp dụng vào thực
tế trong tương lai.
- Học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn, tác phong làm việc độc lập,
tinh thần trách nhiệm, tự chủ giải quyết các vấn đề có khoa học trong học tập cũng
như công tác sau này.
- Tìm hiểu được vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã
Bản Péo.
- Đánh giá được hiệu quả về những mặt cán bộ khuyến nông đã làm được và
những mặt chưa làm được.
- Nắm được quy trình làm việc của cán bộ khuyến nông xã Bản Péo.
- Đề xuất một số giải pháp cho UBND xã Bản Péo huyện Hoàng Su Phì tỉnh
Hà Giang.
1.2.2.2. Về thái độ
- Luôn có thái độ lễ phép với các ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo của Ủy ban.
- Luôn có ý thức thực hiện tốt các nhiệm vụ hay công việc của Ủy ban giao phó.
- Thực hiện phương châm vừa học hỏi, lắng nghe, chia sẻ, cầu thị để nâng cao
hiệu quả tại cơ sở thực tập và công việc trong tương lai.
- Thái độ của cán bộ khuyến nông khi tiếp xúc với người dân.
- Luôn lắng nghe và học hỏi từ các cán bộ Ủy ban nhân dân xã.

- Chấp hành nghiêm các nội quy, quy định của Ủy ban đề ra.


4

1.2.2.3. Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
- Phải luôn hoàn thành công việc được giao một cách nhanh và đạt hiệu quả cao
- Sẵn sàng tham gia các công việc của Ủy ban giao để biết thêm nhiều thông tin
về tình hình hoạt động và phát triển sản xuất trên địa bàn.
1.3. Nội dung và phương pháp nghiệm cứu
1.3.1. Nội dung thực tập
- Đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.
- Tìm hiểu được bộ máy, tổ chức, quản lý của xã và môi trường làm việc của
các cán bộ công chức, viên chức xã. . Bên cạnh đó tìm hiểu sâu về vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã.
- Cùng cán bộ xã tham gia chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp tại cơ sở.
- Cùng cán bộ khuyến nông tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ
chức trong thời gian thực tập.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả công tác của cán
bộ khuyến nông nghiệp xã.
1.3.2. Phương pháp nghiệm cứu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo kết
quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, Internet, số liệu thống kê của các phòng ban
trong UBND xã.
- Tổng hợp và phân tích thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được
tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp quan sát: quan sát những công việc cụ thể mà cán bộ
khuyến nông xã thực hiện, xem công việc đó được tiến hành như thế nào sau

đó ghi chép, tổng hợp và học theo.
- Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho sinh
viên thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình
huống giả định.
- Phương pháp tiếp cận nông dân có sự tham gia hướng dẫn của cán bộ


5

khuyến nông.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Những thông tin, số liệu đã thu
thập sẽ được tổng hợp và chọn lọc để có được những số liệu cần thiết phù hợp
với đề tài.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15/01/2018 đến ngày 30/05/2018.
- Địa điểm: Tại UBND xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang


6

Phần 2
TỔNG QUAN

2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
Khái niệm khuyến nông
Theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung dùng để chỉ tất cả những hoạt động hỗ
trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức
mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những

thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giả quyết những vấn đề hoặc những
khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất,
nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của
nông dân và gia đình họ.
Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp.
Lâm nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có
chức năng trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ của rừng.
Khái niệm đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và
quốc phòng.[6]
Khái niệm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp. Theo nghĩa hẹp, đất nông nghiệp chỉ gồm đất đai sử dụng
vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Theo nghĩa
rộng, đất nông nghiệp bao gồm cả đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp lẫn sản
xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.


7

Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây lâu năm.
+ Đất rừng sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ.

+ Đất rừng đặc dụng.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Khái niệm về cán bộ
Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ. Để nhận thức đầy
đủ và đúng đắn vấn đề này, tôi xét một khái niệm sau đây:
Theo Khoản 1, Điều 4, Luật Cán bộ - Công chức năm 2008 quy định: “Cán
bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”[15]
Từ nhận định nêu trên, có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng để chỉ những
người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ
theo chức năng được tổ chức đó phân công.
Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ nhưng tựu trưng lại có hai hướng
hiểu cơ bản:
Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm việc
trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước
và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương và cơ sở.
Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một tổ
chức để phân biệt với người không chức vụ.
Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc
trưng cơ bản:


8

+ Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong
hệ thống chính trị..., lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động.

+ Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ
thống chính trị.
+ Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.
+ Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào chức danh, nội
dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ.
Như vậy, hiểu Theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lý
hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc,
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được hình thành
từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ bổ nhiệm, đề bạt
đến bầu cử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản
dị và dễ hiểu. Theo Người: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ
giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình dân chúng báo
cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái
gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.[1]
Khái niệm cán bộ công chức:
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định:
Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý



9

của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [15].
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước[15].
Từ khái niệm trên, ta thấy cán bộ công chức là những người có những đặc
điểm sau:
+ Tính chất công việc của công chức
Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt.
Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thời
gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là
công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thời gian.
Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một
ngạch. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương
đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và
tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp và tương
đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc
đó giảm dần cho đến nhân viên..
+ Con đường hình thành công chức
Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và bổ
nhiệm.
Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn
cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cơ quan
thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan được quy định tại
Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch
nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; UBND cấp tỉnh; Cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan này đều tiến


10

hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ:
UBND cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng công chức trong các Văn phòng UBND, các
sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
thuộc UBND.
Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy
định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được
quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện người được tuyển
dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật. Thi
tuyển là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó, hình thức, nội dung thi
tuyển phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm
chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, đối với những
người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm
trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy
định của Chính phủ. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó;
nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức
quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn
thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công
chức. Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu

cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh
đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý
được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ:
chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở.
Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm, trong
đó, tuyển dụng là con đường đặc thù.
- Nhiệm kỳ: Là thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu thực hiện
một nhiệm vụ vì lợi ích chung. Một nhiệm kỳ thường kéo dài 5 năm.


11

- Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh
đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ
nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để
tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 02/03/1993 ban hành bản quy định về công
tác khuyến nông.
Nghị định số 56/NĐ-CP ra đời ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến
nông, khuyến ngư.
Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 của chính phủ về
khuyến nông.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong công tác phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thì mỗi địa phương có
những kinh nghiệm quản lý và cách tiếp cận, triển khai các chương trình, chính

sách, dự án đến người nông dân là khác nhau. Bản Péo là một xã thuần nông mà cán
bộ khuyến nông tuổi còn trẻ do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản
lý và chỉ đạo sản xuất. Vì vậy, để đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp xã, theo kịp đà phát triển của các xã bạn trên địa bàn huyện thì ngoài việc
phát huy kiến thức chuyên môn của bản thân thì cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm
của các địa phương khác để áp dụng cho công tác tham mưu cho UBND xã cũng
như chỉ đạo trực tiếp vào quá trình sản xuất của nông dân trên địa bàn xã mình thì
sau đây là kinh nghiệm của một số địa phương như:
2.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận
* Kinh nghiệm ở xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác khuyến nông và các mô hình
trình diễn điểm. Trong những năm qua, xã Nâm Ty thường xuyên quan tâm, tạo
điều kiện để phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông tổ chức thực hiện nhiều mô
hình chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thực tế sản xuất. Đặc biệt, quan tâm đầu


12

tư xây dựng, hỗ trợ giúp trạm khuyến nông khuyến ngư xã trở thành đơn vị đi
đầu trong việc thực hiện và nhân rộng mô hình khuyến nông, khuyến ngư trên
địa bàn. Với sự quan tâm đặc biệt của địa phương, cơ sở vật chất của trạm đã
được xây dựng quy mô với dãy nhà làm việc khang trang, khu chăn nuôi, khu
vườn ươm, hệ thống hàng rào…đồng bộ. Cơ sở vật chất được đầu tư lớn đã góp
phần giúp trạm xã xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông ngay tại trạm
cũng như thí điểm đưa các loại cây trồng, vật nuôi mới vào thử nghiệm xem có
phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương hay không.
2.2.1.1. Vị trí, chức năng.
Trạm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Hoàng Su
Phì, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước và các hoạt động khuyến nông về các
lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy

sản và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.Trụ sở của Trạm Khuyến nông đạt
tại thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì.
2.2.1.2. Nhiệm vụ.
1. Tham mưu, đề xuất Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình UBND
huyện ban hành chính sách, phê duyệt chương trình, dự án khuyến nông nhằm hỗ trợ nông
dân trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
2. Triển khai thực hiện các văn bản chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế
kỹ thuật chuyên ngành để hướng dẫn hệ thống khuyến nông thực hiện các quy trình
kỹ thuật của ngành.
3. Thông tin tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển
nông nghiệp và nông thôn, tổ chức và tham gia hội nghị, hội thảo, hội thi liên quan
đến hoạt động khuyến nông.
4. Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm những tiến bộ khoa học, công
nghệ đưa vào ứng dụng xây dựng mô hình trình diễn nông, lâm, thủy sản bền vững,
phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn huyện.
5. Phối hợp, liên kết tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cán bộ khuyến nông. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dụng kỹ thuật mới, giống
mới, kiến thức quản lý kinh tế.


13

6. Tổ chức cho người hoạt động khuyến nông thăm quan, khảo sát, học tập
và trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh.
7. Xây dựng các loại mô hình trình diễn về ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản phù hợp với từng vùng sinh thái, từng địa
phương theo chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
8. Xây dựng các loại mô hình khuyến nông đa dạng, thích hợp với sản xuất
nông nghiệp cho hộ nông dân, hộ trang trại, tổ sản xuất, hợp tác xã, chủ doanh

nghiệp nông lâm thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất nông nghiệp.
9. Tổ chức sơ kết, tổng kết các mô hình tốt trong thực hiện sản xuất, những
kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, đạt hiệu quả kinh tế cao để tuyên truyền, phổ
biến chuyển giao nhân ra diện rộng.
10. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả các chương trình, dự
án khuyến nông trong quá trình thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
11. Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông về tập huấn, đào tạo,
chuyển giao kỹ thuật, xây dựng dự án và các hoạt động khác có liên quan đến lĩnh
vực nông, lâm thủy sản theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế, những năm gần đây trạm khuyến nông huyện đã trở thành địa
chỉ tin cậy cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cho các chương trình, dự án nông
nghiệp trên địa bàn cũng như cung cấp cho người dân có nhu cầu. Và các mô hình
khuyến nông như hướng dẫn kỹ thuật ủ chua các phế phẩm nông nghiệp như rơm,
rạ, cây ngô, cây sắn… làm thức ăn cho gia súc; kỹ thuật thâm canh lúa nước và
quản lý dịch hại; các mô hình nuôi ngan, nuôi gà, nuôi cá, trồng chăm sóc cây xoăn
và các loại cây khác, phát huy hiệu quả và ngày càng được nhân rộng
Có thể nói, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác khuyến nông đã góp
phần đáng kể trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng,
vật nuôi mới, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Từ đó, hình thành nhiều mô hình kinh
tế mới giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Chính vì vậy, sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp
hỗ trợ của các phòng chuyên môn trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện và


14

nhân rộng các mô hình tại cơ sở sẽ là động lực quan trọng để phát huy hơn nữa hiệu
quả của công tác khuyến nông.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
Kinh nghiệm là một quá trình học hỏi và tích lũy trong quá trình công tác và
tiếp xúc với những người sản xuất và mỗi một cán bộ khuyến nông có những kinh
nghiệm, trình độ, các tiếp cận và triển khai các chính sách, KHKT, kinh nghiệm tới
người nông dân là khác nhau. Do vậy qua tìm hiểu về kinh nghiệm trong công tác
khuyến nông - nông nghiệp của một số địa phương thì tôi rút ra được một số kinh
nghiệm trong công tác của một số địa phương như sau:
- Thứ nhất: Cần phải tuyển dụng những người cán bộ khuyến nông nghiệp
trẻ, có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, năng động, sáng
tạo, tâm huyết, yêu nghề luôn vì sự phát triển của nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng
gắn bó với những người nông dân.
- Thứ hai: Những việc làm cần phải thực tế hơn là lý thuyết đó chính là đưa ra
các mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của người dân và địa phương.
- Thứ ba: Cán bộ khuyến nông phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất.
- Thứ tư: Cần phải có sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính
quyền địa phương để công tác triển khai các chương trình thực hiện đạt hiệu
quả cao.
- Thứ năm: Phải thành lập Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp để kiểm tra
giám sát tình hình sản xuất của người nông dân.
- Thứ sáu: Đưa ra các chính sách để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao
cho hiểu quả, tận dụng được đất đai một cách hợp lý.
Với những kinh nghiệm rút ra trên sẽ là kinh nghiệm mới cho các cán bộ thế
hệ trẻ đi sau học hỏi và là cơ sở để đánh giá về năng lực công tác của người cán bộ
khuyến nông cấp xã.


15

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bản Péo là một xã phía nam của huyện Hoàng Su Phì, cách trung tâm huyện
27km. Có diện tích hẹp gần trục đường chính lên tỉnh lộ Hà Giang với tổng diện
tích tự nhiên của toàn xã có: 1.190,99 ha, có 4 thôn, toàn xã có diện tích thuộc
trung bình của huyện.
Về vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì.
- Phía Đông giáp xã Tả Sử Choóng huyện Hoàng Su Phì và xã Thượng Sơn
huyện Vị Xuyên.
- Phía Tây giáp xã Nậm Dịch huyện Hoàng Su Phì.
- Phía Nam giáp xã Nam Sơn, xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì.
Tính đến tháng 11/ 2017 xã Bản Péo có 286 hộ gồm 1.456 nhân khẩu phân
bố trên 04 thôn bản gồm: Thôn Nậm Dịch 68 hộ, 328 nhân khẩu, thôn Bản Péo 87
hộ, 473 nhân khẩu, thôn Kết Thành 73 hộ, 358 nhân khẩu, thôn Thành Công 58 hộ,
297 nhân khẩu.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã có dạng địa hình đặc trưng cơ bản của vùng đồi núi cao, độ dốc lớn trung
bình từ 70 – 80oC, địa hình khá phức tạp, chủ yếu đồi núi dạng bát úp, mái núi có
độ dốc lớn. Địa hình của xã chủ yếu là dạng địa hình đồi núi, nghiêng dần theo
hướng Bắc xuống Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia
cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiến phần lớn diện tích đất tự nhiên của
xã, xem kẽ có những thung lũng hẹp và đồi nhỏ thuận lợi cho việc quần cư của các
bản và hoạt động sản xuất nông nghiệp.


16


Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của xã Bản Péo
Thứ
Diện tích
Chỉ tiêu

Cơ cấu (%)
tự
(ha)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
1190.99
100
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
1136.85
95.45
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
385.89
33.94
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
CHN
323.44

70.93
1.1.1.1 Đất trông lúa
LUA
80.45
24.87
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
242.99
75.12
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
CLN
62.45
16.18
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
750.90
66.05
1.2.1 Đất rừng sản xuất
RSX
342.80
45.65
1.2.2 Đất rừng phòng hộ
RPH
408.10
54.34
1.2.3
1.3
1.4
2

2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3

Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất xây dựng công trình sự nghiệp

Đất sản xuất, kinh doanh PNN
Đất sử dụng vào mục đích công
cộng
Đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất nghĩa, nghĩa địa, nhà tang
lễ…
Đất sông, suối
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Nhóm đất chưa sử dụng

RDD
NTS
NNK
PNN
OCT
ONT
ODT
CDG
TSC
CQP
CAN
DSN
CSK
CCC
TON
TIN
NTD
SON

MNC
PNK
CSD

0.07

0

42.76
14.48
14.48

3.6
33.86
100

20.51
0.20

47.96
0.9

0.76

3.7

19.54

95.27


0.04

0

7.74

18.10

11.38
0.95
(Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2015 của UBND xã Bản Péo)

Qua bảng trên ta thấy rằng diện tích đất tự nhiên của xã Bản Péo năm 2017 là
1.190,99 ha. Trong đó


17

- Đất nông nghiệp có diện tích là: 1.136,85 ha.
- Đất phi nông nghiệp là: 42.76 ha, chiếm 3.6% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là: 11.38 ha, chiếm 0.95% diện tích tự nhiên.
3.1.1.3. Khí hậu
Theo sự phân vùng của trạm khí tượng thủy văn của huyện Hoàng Su Phì
xã Bản Péo chịu ảnh hưởng chung của khí hậu trong vùng. Xã Bản Péo nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới, một năm chia làm hai mùa rõ rệt. Nhưng do ảnh
hưởng của địa hình nên khí hậu Hà Giang mang sắc thái riêng là khí hậu nhiệt
đới gió mùa núi cao.
3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Tổng số các kênh mương toàn xã có 111 kênh = 21,6 km.
Trong đó: Kênh mương kiên cố là 13 kênh = 7,4 km, mương đất 98 kênh = 14,2 km.

Tập trung chỉ đạo nhân dân thường xuyên duy tư bảo dưỡng và nạo vét kênh mương
trên địa bàn. Trong năm 2017 tổ chức rà soát và cấp phát được 16,5 tấn xi măng hỗ
trợ cho nhân dân tu sửa các tuyến kênh mương bị hơ hỏng, đảm bảo dẫn nước tươi
tiêu cho đồng ruộng gieo cấy vụ mùa. Bạn NLN xã đã cho các thôn tổ chức rà soát
các tuyến kênh mương bị hư hỏng, trong tháng 12/2017 Ban NLN xã sẽ tổng hợp và
báo cáo Phòng NN&PTNT huyện để kịp thời cho nhân dân tu sửa trong năm 2018.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.190,99 ha. Trên địa bàn xã có các
nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa do bồi đắp của các khe suối, đây là nhóm đất có thành phần
cơ giới từ thịt trung bình nhẹ đến đất cất pha, ít chua thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất nông nghiệp như: lúa, ngô, đậu, đỗ, rau màu các loại.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng hình thành do đá biến chất, đây là nhóm đất
chiếm diện tích trung bình, hàm lượng mùn thấp, có độ chua trung bình, thích
hợp các loại cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Nhóm đất dốc tụ dưới chân dãy núi hình thành do dốc tụ và kiến tạo địa
hình, nhóm này có diện tích rất ít phân bố rải rác ven các chân núi. Đất có thành
phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình nhẹ, không ch ua đến ít chua, hàm lượng trung
bình khá, thích hợp trồng các loại cây ăn quả…Tuy nhiên kết cấu lún không có khả
năng giữ nước vì vậy trong trồng trọt phải có biện pháp khắc phục thích hợp.Đất


×