Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo Môi trường tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.11 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC HÌNH

2


MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới, những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã tạo được bước phát
triển vượt bậc, đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, GDP của tỉnh
Lạng Sơn tăng trưởng trung bình hàng năm 8,59%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được, tỉnh Lạng Sơn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn
đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã trở thành
những vấn đề nóng và là mối quan tâm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.
Vì vậy, với những thông tin hệ thống, tổng hợp, cập nhật hiện trạng môi trường
quốc gia, cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu về môi trường sẽ là tài liệu hỗ trợ hữu ích các cơ
quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong sự nghiệp bảo vệ môi
trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh và của đất nước, đồng thời là tài
liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và truyền
thông cộng đồng. Xuất phát từ vấn đề trên, chuyên đề “Thu thập, chuyển đổi từ dữ
liệu thống kê thành lớp dữ liệu không gian, tính toán xử lý sơ bộ các thông tin phục vụ
cho các chỉ tiêu về môi trường của tỉnh Lạng Sơn” là thật sự cần thiết.
Cơ sở pháp lý
Quyết định số 4514/QĐ-ĐHQGHN ngày 12/12/2013 của Giám đốc Đại học
Quốc gia Hà Nội về việc phê duyệt kinh phí các đề tài khoa học thuộc Chương trình
Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” bắt đầu thực hiện từ năm 2013,
mã số Chương trình: KHCN-TB/13-18;


Thông tư liên tịch 93/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính
và Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án
KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số:
01C/2013/HĐ-KHCN-TB01C/13-18 ngày 25/12/2013 của đề tài “Nghiên cứu, xây
dựng cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, mã số:
KHCN-TB.01C/13-18;
Căn cứ Quy chế chi tiêu kinh phí của Đề tài KHCN-TB.01C/13-18 do Thủ
trưởng cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài ký ngày 20 tháng 12 năm 2013;
Mục tiêu
Thu thập các loại dữ liệu cần thiết, biên tập, tính toán, xử lý, phân tích, xây
dựng các lớp thông tin, CSDL về các chỉ tiêu về môi trường tỉnh Lạng Sơn.
Nhiệm Vụ
Thu thập các chỉ tiêu môi trường của tỉnh, phân tích và đánh giá mức độ dữ liệu;
Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường cho tỉnh Lạng Sơn.

3


CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1

Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Lạng Sơn là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có diện tích tự
nhiên là 8.323,78 km2, dân số trung bình là 73,2 vạn người, trung tâm tỉnh lỵ là thành
phố Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt, cách sân
bay quốc tế Nội Bài 165 km, cách cảng biển Mũi Chùa, Quảng Ninh 114 km. Phía bắc
Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung Quốc, phía đông nam giáp

tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên,
phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc - nam, Lạng Sơn trải dài từ 22 027’đến
21019’ vĩ độ bắc; chiều đông - tây trải rộng từ 106006’đến 107021’ kinh độ đông.
Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là
điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng (Việt Nam), nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm Hà
Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Hệ thống giao thông rất thuận lợi, Lạng Sơn vừa là đầu
mối tuyến quốc lộ 1A xuyên Việt đến Cà Mau, có tuyến đường hành lang biên giới 4A,
4B, đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B sang Bắc Kạn, đồng thời có tuyến đường
sắt liên vận quốc tế Việt Nam- Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu. Thành phố
Lạng Sơn cách thành phố Nam Ninh- Trung Quốc trên 200 km đường bộ. Lạng Sơn có
2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (đường bộ) và Đồng Đăng (đường sắt), 2 cửa khẩu quốc
gia (Chi Ma và Bình Nghi) và 7 điểm chợ biên giới tương đối sầm uất.

Hình 1. Vị trí địa lý của tỉnh Lạng Sơn

4


1.1.2. Địa hình
Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ
cao trung bình là 252m so với mực nước biển; Nơi thấp nhất là 20m ở phía Nam huyện
Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối
núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt biển. Hướng địa hình rất đa dạng và phức tạp:
Hướng tây bắc - đông nam thể hiện ở máng trũng Thất Khê - Lộc Bình, trên đó có
thung lũng các sông Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam
đã được lấp đầy trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ, tạo thành các đồng bằng giữa núi có giá
trị đối với ngành nông nghiệp của tỉnh như Thất Khê, Na Dương, Bản Ngà; Hướng
đông bắc -tây nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi
Lăng, Văn Quan và phần lớn huyện Văn Lãng, hướng này cũng thấy ở núi đồi huyện
Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh Lòa và Thạch Đạn); Hướng bắc - nam thể hiện ở

hướng núi thuộc các huyện Tràng Định, Bình Gia và phần phía tây huyện Văn Lãng;
Hướng tây - đông thể hiện ở hướng của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn núi.
Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng: vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen
núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350 0); vùng núi đá vôi
(thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động
sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông
Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 2500…
1.1.3. Khí hậu
Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là á nhiệt đới, gió mùa, có nền nhiệt không
quá cao, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 12 - 15 0C, riêng khu vực nứi Mẫu Sơn
giảm còn 50C, có lúc xuất hiện tuyết rơi,trung bình tổng nhiệt độ từ 7.600 0C - 7.8000C.
Mùa đông thường kéo dài 5 tháng, khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn nên độ ẩm thường
cao trên 82%. Lượng mưa trung bình ở Lạng Sơn thấp, đạt khoảng 1.400 - 1.450
mm/năm, với số ngày mưa là 135 ngày và phân bố không đều. Nơi duy nhất có lượng
mưa trên 1.600 mm là vùng núi Mẫu Sơn (2.589 mm), nơi thấp nhất và là trung tâm
khô hạn của miền Bắc là Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm).Hướng gió và
tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng
bởi địa hình. Mùa Lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông
Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình đạt từ 0,8 - 2 m/s song phân hoá
không đều giữa các vùng trong tỉnh. Như vậy, khí hậu Lạng Sơn tương đối khắc nghiệt
nên ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng.
Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu của Lạng Sơn cũng có nhiều nét thuận lợi, là điều kiện để
phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới. Đặc biệt là các
loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các
cây lấy gỗ... Thảm thực vật của Lạng Sơn cũng tương đối phong phú, đa dạng có nhiều
chủng đặc dụng quý hiếm...

5



Do đặc điểm của địa lý, địa hình nên có thể chia Lạng Sơn thành 3 vùng khí hậu
chính: vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn; vùng khí hậu núi vừa phía Bắc và Đông; vùng
khí hậu núi thấp phía Nam.
1.1.4. Thủy văn
Chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng đất dốc thuộc
khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú. Mật độ
mạng lưới sông ở đây dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2 km/km 2. So với mật độ sông
suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km 2 thì mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc
loại từ trung bình đến khá dày. Các con sông chính chảy qua địa phận tỉnh bao gồm:
- Sông Kỳ Cùng: bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình
Lập, chảy về lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Độ dài: 243 km, diện tích lưu vực:
6.660 km2;
- Sông Ba Thín: sông Ba thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây
(Trung Quốc ) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình.Độ dài:
52 km, diện tích lưu vực: 320 km2;
- Sông Bắc Giang: độ dài: 114 km, diện tích lưu vực: 2.670 km2;
- Sông Bắc Khê: độ dài : 54 km, diện tích lưu vực: 801 km2;
- Sông Thương: là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguốn từ dãy núi Na Pa
Phước ( huyện Chi Lăng ) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và trên địa phận
tỉnh Bắc Giang. độ dài: 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km2;
- Sông Hoá: độ dài: 47 km, diện tích lưu vực: 385 km2;
- Sông Trung: độ dài: 65 km,diện tích lưu vực: 1.270 km2.
2

Đặc điểm tài nguyên

1.1.5. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521ha có 3 loại đất chính, đất feralít
của các miền đồi và núi thấp (dưới 700m) chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất
feralít mùn trên núi cao (700-1.500 m) đất phù sa (9.530ha), đất than bùn đất nông

nghiệp... các loại đất trên thích ứng với nhiều loại cây trồng nông nghiệp hàng năm,
cây công nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68,958ha chiếm 8,3% diện tích đất
tự nhiên, trong đó đất trồng lúa nước là 38,876ha.
1.1.6. Tài nguyên rừng
Diện tích đất nông nghiệp có rừng là 277.394ha chiếm 33,4% diện tích đất tự
nhiên, trong đó rừng tự nhiên 185,466ha, rừng trồng, 91,937ha. Diện tích đất chưa sử
dụng, sông suối, núi đá là 467.366ha, chiếm 56,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó sử
dụng vào mục đích đất nông - lâm nghiệp là 352,274ha chiếm 43,02% diện tích đất tự
nhiên. Như vậy tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông
- lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển lâm nghiệp trong những năm tới.

6


1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng
sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng chủng loại
như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình) than bùn ở Bình Gia; phốt pho ở Hữu Lũng,
bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở
vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định) đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong
tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh
ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình) quặng sắt ở Chi lăng và một số loại khác như măng gan,
đồng chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc... chưa được điều tra đánh giá trữ lượng.
1.1.8. Nguồn nước ngầm
Lạng Sơn có mật độ sông suối trung bình tuy nhiên trữ lượng nước ngầm ở đây
khá nghèo do có địa hình núi cao. Bên cạnh đó, lượng mưa của trung bình cả năm thấp
nên tình trạng khô hạn xảy ra không đáp ứng được nhu cầu cấp nước cho người
dân.Theo đánh giá, nguồn nước ở Lạng sơn thuộc vùng nghèo trong cả nước.
1.1.9. Tài nguyên cảnh quan du lịch

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, giàu tiềm năng về du lịch: vị trí địa lý
thuận lợi, địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên phong phú, đồng thời đây cũng là
mảnh đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa, đan xen đa dạng với nhiều di
tích, lễ hội đặc sắc. Thiên nhiên, lịch sử, con người đã đan kết lẫn nhau tạo nên những
danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử - văn hóa, những sắc thái dân tộc đặc sắc có
giá trị du lịch.

Hình 2. Khu du lịch Mẫu Sơn
Hiện nay, Lạng Sơn có 581 di tích ở 4 loại hình: khảo cổ, lịch sử cách mạng
kháng chiến, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh. Trong đó 24 di tích xếp hạng
cấp quốc gia, 94 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến di tích lịch sử Ải
Chi Lăng, khu di tích cách mạng Bắc Sơn, di tích chiến thắng đường 4. Bên cạnh đó,
Lạng Sơn còn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh. Tiêu biểu là quần
thể di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh – Thành nhà Mạc nằm ngay trong lòng thành
phố Lạng Sơn. Hay quần thể núi Mẫu Sơn rộng hơn 10.000 ha, là nơi hội tụ các giá trị

7


về sinh thái, văn hóa, lịch sử với hàng trăm ngọn núi lớn nhỏ với hệ thống thảm thực vật
phong phú, đặc sắc. Lạng Sơn còn có nhiều điểm du lịch tâm linh tích cực. Ngoài ra, Lạng
Sơn còn được biết đến là một vùng quê xinh đẹp với dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng.

8


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3

Cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường


Cơ sở pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường là thông tư
số 29/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo thông tư này thì các
nhóm chỉ tiêu cần được thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu theo Bảng 1
Bảng 1. Các chỉ tiêu môi trường và hiện trạng cơ sở dữ liệu đã thu thập tỉnh Lạng Sơn
Mã số

Nhóm, tên chỉ
tiêu

Phân tổ chủ
yếu

Loại số liệu

Hiện
CSDL

0401

Nồng độ các
chất trong môi
trường không
khí

Trạm/điểm
quan trắc; các
thông số quan
trắc


Đã thu thập

0402

Tỷ lệ ngày
trong năm có
nồng độ các
chất trong môi
trường không
khí vượt quá
quy chuẩn kỹ
thuật cho phép

Trạm
quan
trắc; các thông
số quan trắc

0403

Hàm
lượng
các chất trong
môi
trường
nước

Nước mặt: lưu
vực
sông;

trạm/điểm
quan trắc; các
thông số quan
trắc;
Nước dưới đất;
tỉnh;
trạm/điểm
quan trắc; các
thông số quan
trắc

0404

Hàm
lượng
các chất trong
môi
trường
nước biển tại
khu vực cửa
sông, ven biển
và biển xa bờ

Trạm/điểm
quan trắc; các
thông số quan
trắc

Thống kê tại toàn bộ các trạm/điểm quan trắc
không khí trên địa bàn các tỉnh, các trạm/điểm

quan trắc này phải có số hiệu và tọa độ kèm
theo. Các chỉ tiêu quan trắc cần thu thập là:
TSP, PM10, CO, SO2, NOx, O3, Pb
Thống kê tại toàn bộ các trạm quan trắc không
khí trên địa bàn các tỉnh với các chỉ tiêu quan
trắc cần tính toán là: TSP, PM 10, CO, SO2, NOx,
O3.
Tỷ lệ ngày có nồng độ chất X vượt quá QCVN
(%) = [Tổng số ngày được quan trắc trong năm
có nồng độ chất X cao hơn QCVN]/[Tổng số
ngày được quan trắc trong năm] x 100
Thống kê tại toàn bộ các trạm/điểm quan trắc
nước mặt, nước ngầm trên địa bàn các tỉnh, các
trạm/điểm quan trắc này phải có số hiệu và tọa
độ kèm theo.
a) Nước mặt:
- Các thông số quan trắc tại các trạm/điểm
quan trắc trên các lưu vực sông:
+ LVS Bằng Giang - Kỳ Cùng;
+ Tiểu LVS Lô-Gâm;
+ Tiểu lưu vực sông Thảo;
+ Tiểu lưu vực sông Đà;
+ LVS Thái Bình;
+ LVS Mã - Cả.
- Các thông số quan trắc cần thu thập là: COD,
NH4+, N-NO3-,P-PO43-, Coliform, kim loại nặng
(As, Cu, Fe, Mn, Hg, Pb).
b) Nước dưới đất:
- Thu thập tại tất cả các công trình quan trắc
nước dưới đất trên địa bàn các tỉnh;

- Các thông số quan trắc thu thập: COD, NH 4+,
N-NO3-,P-PO43-, Coliform, kim loại nặng (As,
Cu, Fe, Mn, Hg, Pb).
Vùng Tây Bắc không có

0405

Hàm
lượng
các chất trong
trầm tích đáy

Trạm/điểm
quan trắc; các
thông số quan

Vùng Tây Bắc không có

Chưu có dữ liệu

9

trạng

Chưa có dữ liệu

Đã thu thập

Chưa có dữ liệu



Mã số

Nhóm, tên chỉ
tiêu

Phân tổ chủ
yếu

tại khu vực
cửa sông, ven
biển
Tỷ lệ diện tích
các khu bảo
tồn thiên nhiên

trắc

0407

0408

0406

0409

0410

Loại số liệu


Hiện
CSDL

trạng

Các loại hình
khu bảo tồn
thiên
nhiên;
tỉnh

Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Vườn quốc
gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài sinh cảnh và Khu bảo vệ cảnh quan gồm cả cấp
quốc gia và cấp tỉnh.
Tỷ lệ diện tích các Khu bảo tồn thiên nhiên
(%) = [Tổng diện tích các khu bảo tồn thiên
nhiên (trên cạn) bao gồm cấp quốc gia và cấp
tỉnh được công nhận (ha)]/[Tổng diện tích tự
nhiên (ha)] x 100

Chưa có dữ liệu

Số loài nguy
cấp, quý, hiếm
được ưu tiên
bảo vệ

Loài hoang dã;
giống
cây

trồng,
vật
nuôi; tỉnh

Đã thu thập

Tỷ lệ các
doanh nghiệp
được
cấp
chứng
chỉ
quản lý môi
trường
Tỷ lệ chất thải
nguy hại được
thu gom, xử lý

Tỉnh

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ bao gồm: loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; giống cây trồng,
giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp,
quý, hiếm
Tỷ lệ các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ
ISO 14001 (%) = [Tổng số doanh nghiệp đã
được cấp chứng chỉ ISO 14001 (số cộng dồn
các năm)]/[Tổng số doanh nghiệp (đang hoạt
động)] x 100


Loại chất thải
nguy hại; tỉnh

- Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom được
tính bằng tổng khối lượng chất thải nguy hại
được thu gom trên tổng khối lượng chất thải
nguy hại phát sinh.
- Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý được tính
bằng tổng khối lượng chất thải nguy hại được
xử lý trên tổng khối lượng chất thải phát sinh.

Đã thu thập

Tỷ lệ cơ sở
gây ô nhiễm
môi
trường
nghiêm trọng
được xử lý

Loại hình cơ
sở; tỉnh

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng được xử lý là tỷ lệ phần trăm các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được
cấp giấy chứng nhận hoàn thành các biện pháp
xử lý ô nhiễm triệt để trên tổng số các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phân

theo loại hình cơ sở (cơ sở sản xuất kinh
doanh; bệnh viện; bãi rác; kho thuốc bảo
vệthực vật; điểm chất độc hóa học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh tồn lưu).

Đã thu thập

Chưa có dữ liệu

Các tài liệu thu thập để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường gồm báo cáo hiện
trạng môi trường các tỉnh thuộc Tây Bắc: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình,
Thanh Hóa và Nghệ An. Ngoài ra các kết quả quan trắc và đo đạc các chỉ tiêu môi
trường của các địa phương cũng được thu thập.
4

Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
2.1.1. Phương pháp kế thừa tổng hợp
Chuyên đề đã tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu về hiện trạng, tình
hình phát triển, biến động tài nguyên, môi trường của địa phương qua các giai đoạn,

10


các báo cáo về môi trường, điều kiện tự nhiên, yếu tố xã hội,… các tài liệu này sẽ
được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định hướng vào nghiên cứu để xây dựng
hiện trạng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, đặc điểm điều kiện tự

nhiên, lợi thế trong phát triển bền vững tài nguyên tại địa phương.
2.1.2. Phương pháp chuyên gia
Chuyên gia là những nhà nghiên cứu, nhà khoa học có nhiều công trình nghiên
cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực bản đồ, xây dựng CSDL, CSDL chuyên ngành,
những ý kiến đóng góp của họ rất quý báu trong việc đưa ra các giải pháp, phương án,
hướng nghiên cứu. Việc lựa chọn các dữ liệu được lưu trữ và khai thác trong CSDL tài
nguyên môi trường đều có sự tham vấn các chuyên gia để lựa chọn các thông tin, dữ
liệu thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với các đối tượng khai thác khác nhau, mức độ
chi tiết và đại diện của dữ liệu phù hợp với yêu cầu của nhiều lĩnh vực chuyên môn.
2.1.3. Phương pháp chuẩn hóa, chuyển đổi và đồng bộ hóa dữ liệu
Các dữ liệu về các chỉ tiêu môi trường không khí, môi trường nước, tỷ lệ diện
tích các khu bảo tồn thiên nhiên, số loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ,... của
14 tỉnh vùng Tây Bắc đã thu thập được dưới các dạng dữ liệu không gian và phi không
gian. Đối với dữ liệu không gian thu thập được dưới các dạng khác nhau như bản đồ
số, file excel - tọa độ các trạm quan trắc đo vẽ ở nhiều hệ tọa độ khác nhau (VN2000
múi 6 độ, VN2000 múi 3 độ, WGS84) - đã được lên điểm trên phần mềm Arcgis và
chuẩn hóa về một hệ tọa độ thống nhất VN2000 kinh tuyến trục 105 múi 6 độ. Đối với
dữ liệu phi không gian, thu thập từ... và được biên tập làm thuộc tính của dữ liệu
không gian và đưa vào CSDL; các đối tượng text về TCVN 6909. Cụ thể:
* Đối với dữ liệu không gian
Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu đã được Bộ TNMT
ban hành với 9 chuẩn quy định.
- Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế
kỹ thuật và các quy định tiêu chuẩn bắt buộc
- Chuẩn hóa phông chữ các đối tượng text trên dữ liệu theo TCVN 6909.
- Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu
* Đối với dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính)
- Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909;
- Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.
* Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu




×