Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.36 KB, 11 trang )

Thị trường lao động

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Tóm tắt đề tài
Con người đang bước vào giai đoạn của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
hay cịn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Đây là cuộc cách mạng
chưa từng có trong lịch sử, nó được dự đoán là sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi khía
cạnh trong cuộc sống chúng ta, trong đó có thị trường xuất khẩu lao động. Đối với Việt
Nam, cuộc CMCN 4.0 sẽ mang lại những cơ hội cũng như thách thức không nhỏ cho
lao động xuất khẩu của Việt Nam. Bài viết sẽ sơ lược qua về cuộc CMCN 4.0, phân
tích tác động của cuộc CMCN 4.0 đến xuất khẩu lao động của Việt Nam và qua đó đề
xuất một số biện pháp để chủ động thích ứng trước những tác động của cuộc CMCN
4.0 đến xuất khẩu lao động nước ta.
1. Đặt vấn đề
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn
nhân loại, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Với đặc trưng cơ bản là
sự kết hợp giữa các hệ thống thực và ảo, các hệ thống kết nối Internet vạn vật dựa trên
nền tảng công nghệ, kỹ thuật số. Trước bối cảnh như vậy, Việt Nam đang có nhiều cơ
hội phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, trao đổi hàng hoá “Sức lao động”. Xuất
khẩu lao động là một hình thức của phân cơng lao động quốc tế, đóng vai trị quan
trọng trong phân phối lao động giữa các quốc gia. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động
không những là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn là một chiến lược quan
trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập
cho người lao động, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, hoạt động xuất
khẩu lao động nước ta đang gặp rất nhiều những thách thức cũng như chịu tác động rất
lớn từ cuộc CMCN 4.0. Nhận thức được vai trò và những ảnh hưởng, tác động to lớn
của cuộc CMCN 4.0 đến lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như đối với hoạt động xuất
khẩu lao động nói riêng, tơi xin chọn đề tài: “Tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 tới xuất khẩu lao động của Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.



1


Thị trường lao động
2. Nội dung chính
2.1. Sơ lược về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Sau ba cuộc cách mạng lớn trong lịch sử, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư (CMCN 4.0) đã và đang phát triển hơn bao giờ hết với tác động làm biến đổi mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 dựa trên 3
lĩnh vực chính là:


Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối Internet (IoT), trí



tuệ nhân tạo (AI).
Cơng nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, ngành thủy sản, y học, chế



biến thực phẩm, môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Vật lý: Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano,…
Có thể thấy cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng tạo tiền đề cho nền

kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mơ hình dựa vào tài ngun thiên nhiên, lao động chi
phí thấp sang nền kinh tế tri thức. Đặc biệt, CMCN 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về
cung – cầu lao động không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả toàn thế giới.
Theo lời cảnh báo của các nhà kinh tế và khoa học tại Diễn đàn Kinh tế thế giới

diễn ra vào năm 2016 tại Thụy Sĩ, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thị trường
lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao
động. Nếu nền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, địi hỏi người
lao động phải thích ứng nhanh với sự đổi mới của sản xuất nếu không sẽ bị đào thải,
dẫn tới thất nghiệp.
Tại khu vực Châu Á, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập giúp thị
trường lao động trong khối hoạt động sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng
quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do trình độ phát triển khơng đồng đều nên hiện nay,
lao động có tay nghề và kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị
trường Singapore, Malaysia và Thái Lan. Còn lại, hầu hết các lao động di chuyển trong
phạm vi ASEAN là lao động trình độ kỹ năng thấp hoặc khơng có kỹ năng. Khảo sát
của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại 10 quốc gia ASEAN cho thấy, doanh nghiệp
trong khối hiện đang rất lo ngại về tình hình thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề
và kỹ năng trước sự ra đời của ACE. Trong bối cảnh đó, các u cầu về trình độ, kỹ
2


Thị trường lao động
năng của người lao động để đáp ứng yêu cầu việc làm, thị trường lao động sẽ gặp
những thách thức lớn về chất lượng, cung, cầu và cơ cấu lao động. Những vấn đề này
không chỉ đe dọa tới việc làm của người lao động trình độ thấp mà lao động có kỹ
năng bậc trung trở lên cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không tự trang bị cho mình những
kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết cho “cơn bão 4.0” này.
2.2. Tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam các năm gần đây
Theo đánh giá của các chuyên gia, những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu tăng
trưởng khá mạnh, thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về nước
tăng dần qua các năm, tiếp tục góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững
và xây dựng nông thôn mới.
Thống kê số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội hiện nay có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn

40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước nhận số lượng lớn lao động Việt
Nam như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Bảng 2.1. Xuất khẩu lao động của Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm
Đơn vị: Người

Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Tổng lao động
xuất khẩu
80.320
88.000
106.840
115.980
126.296
134.751

Lao động xuất khẩu theo thị trường
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
30.500
8.800
9.200
46.000

9.600
5.500
62.018
19.983
6.975
67.212
27.010
6.019
68.244
39.938
8.482
70.261
54.504
9.986

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB & XH

Từ số liệu trên chúng ta có thể thấy số lượng người tham gia xuất khẩu lao động
qua các năm đều tăng mạnh. Trong giai đoạn 2012 - 2016, số lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bình quân mỗi năm đạt 87.500 người, tăng
khoảng 4,2% mỗi năm.1

1

Đàm Trung, (2018). Những nét mới trong xuất khẩu lao động năm 2018.
3


Thị trường lao động
Đặc biệt trong những năm gần đây, số lao động làm việc ở nước ngoài đạt hơn

100.000 người/năm, trong đó năm 2016 đạt hơn 26.000 người, tăng 8,9% so với năm
2015. Tỷ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài đã qua đào tạo chiếm trên 30%, cao hơn
nhiều so với tỷ lệ 15% năm 2015.
Năm 2017, mục tiêu đề ra là đưa 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài,
tuy nhiên, kết quả thực hiện năm 2017 đạt trên 130.000 người, vượt gần 24% so với kế
hoạch đề ra và đạt có số kỷ lục từ trước đến nay trong lĩnh vực xuất khẩu lao
động. Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản được ghi nhận là 2 thị trường có
tỉ lệ người lao động xuất khẩu lớn nhất. Với đặc thù gần về khoảng cách địa lý, các
điều kiện không qua khắt khe, chi phí rẻ lại có nhiều lao động Việt Nam đang làm
việc. Cùng với đó là sự đa dạng về ngành nghề mà nước ta có khả năng đáp ứng tốt đã
thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng lao động đến hai thị trường này.
Xu hướng xuất khẩu lao động tăng cao trong cuối năm 2017 và vẫn tiếp tục
tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2018. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường
việc làm đối với lao động Việt Nam. Cụ thể: Theo Báo cáo kết quả công tác xuất khẩu
lao động , trong 8 tháng đầu năm 2018, có hơn 75.000 lao động Việt xuất cảnh sang
quốc gia khác làm việc, con số này tăng gần 12% so với cùng kì năm 2017. Với chỉ
tiêu đưa 110.000 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong 8 tháng đầu
năm 2018, cả nước đã có 78.938 lao động đi làm việc ở nước ngồi (trong đó có
29.496 lao động nữ), đạt 75,16% kế hoạch năm 2018, bằng 106% so với cùng kỳ năm
ngối. Một số thị trường chính mà lao động Việt Nam hướng tới là: Đài Loan (với
30.882 người, nâng tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại đây lên 213.000 lao
động); Nhật Bản (hiện có 126.000 lao động), Hàn Quốc (38.000 lao động),… 2
Đi kèm với những kết quả đạt được rất đáng khích lệ về số lượng lao động
được ra nước ngồi làm việc ln là những lo lắng tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú
bất hợp pháp tăng cao. Điển hình như thực trạng người lao động bỏ trốn vượt ngưỡng
tại thị trường Hàn Quốc đã khiến chính phủ nước này ngưng tiếp nhận lao động Việt

2 Cục Quản lý lao động ngoài nước, (2018). 9.989 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong

tháng 8 năm 2017.


4


Thị trường lao động
Nam từ năm 2012. Đây là lý do những năm gần đây có rất ít lao động tham gia làm
việc tại thị trường này.
 Thực trạng chất lượng của các lao động xuất khẩu Việt Nam

Đánh giá mức độ đáp ứng của lao động xuất khẩu Việt Nam với các tiêu chuẩn
giáo dục – đào tạo
Người lao động chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao. Theo Cục
Quản lý lao động ngoài nước, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo xuất khẩu của nước ta đạt
30%, trong đó lao động đào tạo trình độ trung cấp đạt 20% và lao động đạt trình độ đại
học là khoảng 10%. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với tổng số lao động xuất khẩu được
liệt kê ở trên. Bên cạnh đó, điểm yếu nhất của lao động Việt Nam là khả năng ngoại
ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,..). Tại những thị trường đầy tiềm năng như thị
trường Nhật Bản, Đức hay các nước Châu Âu đòi hỏi về tay nghề lẫn ngoại ngữ cao và
rất ít lao động Việt Nam đáp ứng được điều này.
Đánh giá mức độ đáp ứng của lao động xuất khẩu Việt Nam với các tiêu chuẩn
về hiểu biết, ý thức xã hội
Hiện nay, theo đánh giá của nhiều quốc gia sử dụng lao động nhập khẩu, tính kỷ
luật trong môi trường công nghiệp của lao động xuất khẩu Việt Nam thuộc loại trung
bình thấp. Tính kỷ luật trong mơi trường cơng nghiệp cịn yếu, nhiều trường hợp người
lao động ý thức kém vi phạm hợp đồng, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động.
Nguyên nhân chính là do lao động xuất khẩu Việt Nam đa số xuất thân từ nơng thơn,
trình độ thấp, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp.
Đánh giá mức độ đáp ứng của lao động xuất khẩu Việt Nam với các tiêu chuẩn
về thể lực
Về chiều cao và sức khỏe so với thế giới thì lao động nước ta thuộc loại trung

bình thấp, chiều cao trung bình của nam khoảng 163cm, nữ là khoảng 153cm, thấp
hơn lao động các nước trong khu vực là Thái Lan, Singapore. Điều này ảnh hưởng đến
việc sử dụng và vận hành các loại máy móc hiện đại, hạn chế năng suất lao động, buộc
người lao động phải gắng sức nhiều hơn khi làm việc.

5


Thị trường lao động
Độ tuổi là lợi thế nổi bật của lao động xuất khẩu Việt Nam, phần lớn người lao
động nằm trong khoảng từ 18 – 35 tuổi, đây là độ tuổi mà các nước nhập khẩu lao
động thường lựa chọn trong giai đoạn hiện nay.
 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng đã và đang từng bước chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường lao
động ngoài nước, đầu tư bài bản trong công tác tạo nguồn và đào tạo lao động về tay
nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh, cũng như tác phong, kỷ luật lao động và ý thức
chấp hành kỷ luật khi làm việc ở nước ngồi, điển hình là công tác đưa lao động sang
thực tập kỹ năng, hộ lý và điều dưỡng tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp cũng đã tập
trung, chú trọng đầu tư nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ,
nhân viên trực tiếp làm công tác xuất khẩu lao động.
Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều khuất mắt vẫn đang diễn ra. Theo Cục Quản lý lao
động ngoài nước, Bộ LĐTB & XH, Việt Nam cho tới nay có 247 doanh nghiệp được
cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Tuy nhiên hàng loạt công ty
không được không được cấp giấy phép hoạt động vẫn thông báo tuyển dụng người lao
động đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore,…
Tình trạng tuyển lao động nhưng khơng đưa được lao động đi hay khơng có hợp
đồng xuất khẩu lao động ngày càng diễn ra phổ biến. Một số doanh nghiệp còn thiếu
nghiêm túc trong tổ chức các lớp định hướng, bồi dưỡng các thông tin cần thiết cho

người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc (kỹ năng, thơng tin luật pháp, văn hóa
nước sở tại,…).
Năm 2017, Bộ LĐTB & XH đã nêu tên 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị
thu hồi giấy phép hoạt động. Hầu hết, những doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép là do
vi phạm quy định về xuất khẩu lao động như: không trực tiếp tuyển dụng lao động,
cho người khác sử dụng giấy phép, lợi dụng hoạt động đưa người lao động người lao
động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền trái phép; đưa lao động ra nước ngồi làm
việc nhưng khơng đăng ký hợp đồng cung ứng lao động…

6


Thị trường lao động
Việc vi phạm của các doanh nghiệp không chỉ xâm hại quyền lợi của người lao
động mà cịn ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam với đối tác nước ngồi. Đây
cũng chính là lý do mà lao động xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa được các nước nhập
khẩu lao động đánh giá cao.
2.3. Những tác động của cuộc CMCN 4.0 tới xuất khẩu lao động của Việt Nam
 Những cơ hội

Khi CMCN 4.0 diễn ra một cách sâu rộng và nhanh chóng sẽ mang lại nhiều cơ
hội cho thị trường xuất khẩu lao động tại Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, nguồn lao động trẻ, dồi dào là lợi thế của nước ta và đây cũng là
nhóm lực lượng có khả năng hấp thụ tốt nhất về khoa học, cơng nghệ, máy móc.
Thứ hai, CMCN 4.0 diễn ra đã tạo điều kiện thúc đẩy Việt Nam thiết lập cơ cấu
lao động theo định hướng thị trường, tạo cơ hội cho lao động Việt Nam có cơ hội tham
gia sâu hơn vào phân công hợp tác lao động quốc tế.
Thứ ba, cơ hội việc làm được mở rộng rất nhiều khi CMCN 4.0 diễn ra, đặc biệt
là những người sở hữu chuyên môn cao, kỹ năng thành thạo. Đây chính là nhóm nhân
lực có nhu cầu tuyển dụng rất lớn tại các nước, điều quan trọng đặt ra chúng ta có đủ

nguồn lực như vậy để đáp ứng nhu cầu thị trường hay không.
 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội mà CMCN 4.0 mang đến còn có những thách thức gay
gắt đối với thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam.
So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam có ưu thế là lực lượng lao động trẻ,
dồi dào và chi phí thấp. Tuy nhiên, dưới sự tác động của cuộc CMCN 4.0 thì đây
khơng cịn là thế mạnh nữa. Không những nhu cầu lao động đặc biệt là lao động chưa
qua đào tạo hoặc trình độ thấp ở ngay thị trường Việt Nam sẽ giảm mà theo dự báo
nhu cầu ở các quốc gia như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và một số quốc gia ở
Trung Đông cũng giảm mạnh. Dự báo trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nhu cầu sử dụng lao động của nền kinh tế 4.0 là lao động có trình độ
và đã qua đào tạo để có khả năng vận hành các thành tựu khoa học công nghệ mới.

7


Thị trường lao động
Trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động thị trường Việt Nam được đánh giá là
thấp. Hiện nay, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2017 cả nước có 28,05
triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 51,64% tổng lực lượng lao động,
trong khi với cách tính của Tổng cục Thơng kê, thì số người có trình độ chun mơn
kỹ thuật chỉ có 10,56 triệu người, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động
chiếm 20,78% tổng lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật. Trong khi
Tính đến q I/2017, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 138,8 nghìn
người, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 2,79%. Nhóm trình độ cao đẳng có 104,2
nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp nhóm này là 6%. Nhóm trình độ trung cấp
có 83,2 nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 3,08%3.
Qua số liệu trên phản ánh một thực trạng rằng lực lượng lao động có trình độ
chun mơn kỹ thuật thấp và lao động qua đào tạo thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Như

vậy, thị trường lao động Việt Nam là lao động trẻ, nhân cơng rẻ khơng cịn là thế mạnh
ngay cả trong nước nhà và đặc biệt là thị trường nước ngoài. Để tăng cường xuất khẩu
lao động trong nền kinh tế 4.0 thì phải sớm nắm bắt cơ hội tiến hành đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Thứ hai, một số nhóm ngành nghề chủ yếu sang các thị trường nước ngồi như
cơ khí, chế biến thủy sản, xây dựng, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, dệt may,… Tuy
nhiên CMCN 4.0 cũng tác động mãnh mẽ đến nhu cầu sử dụng lao động các ngành
nghề này. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới hoạt động xuất khẩu lao động sang các
quốc gia khác hết sức khó khăn.
Thứ ba, năng suất lao động thấp. Theo Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam
năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ
bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của
Phillippines và 48,8% của Indonesia. Nói cách khác, một người Singapore có năng
suất gần bằng 23 người Việt Nam, một người Malaysia gần bằng 6 người Việt Nam.
Số liệu thống kê cho thấy năng suất lao động Việt Nam là thấp so với các quốc gia
trong khu vực. Đây là một trong những hạn chế của lao động Việt Nam nói chung và
lao động xuất khẩu nói riêng cả trong thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.
3 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2017): Bản tin thị trường lao động, số 13, quý I/2017, tr. 4

8


Thị trường lao động
Thứ tư, tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu. Theo thống kê cho thấy
hiện nay có tới 64 trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ LĐTB & XH quản lý đã tổ chức
336 phiên giao dịch trên khắp các tỉnh thành với hơn 780.000 lượt người được tư vấn
nhưng chỉ có 242.000 lượt nhận được việc làm. Điều này cho thấy kỹ năng tìm kiếm
việc làm và các kỹ năng khác của lao động Việt Nam còn rất hạn chế. Đồng thời phần
nào phản ánh tính tích cực và chủ động của người lao động trên thị trường lao động
còn rất yếu.

Thứ năm, nguồn lao động nước ta có tác phong làm việc rất chậm chạp, tinh
thần trách nhiệm chưa cao. Trình độ tay nghề vẫn còn rất yếu, chưa đáp ứng được hoàn
toàn yêu cầu của chủ sử dụng lao động do hạn chế về năng lực chuyên môn, khả năng
giao tiếp, khơng có khả năng ngoại ngữ, ít hiểu biết về các yếu tố văn hóa cũng như hệ
thống pháp luật của nước nhập khẩu lao động.
3. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong bối
cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Với những bất cập trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
3.1. Về phía nhà nước
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật một cách đầy đủ hơn, chặt chẽ
hơn, đồng thời ban hành chính sách, văn bản pháp luật về phòng chống, xử lý các hành
vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động với các chế tài xử lý thật sự nghiêm
minh và hiệu quả.
Thứ hai, cơ quan chức năng ở địa phương có các trụ sở của các doanh ngiệp
dịch vụ xuất khẩu lao động phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động, diễn
biến tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp này. Nắm bắt một
cách kịp thời tình hình thực hiện pháp luật cũng như phát hiện sớm các sai phạm.
Thứ ba, đối với việc thành lập các tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động phải có
những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị khơng có đủ điều kiện những
vẫn cố ý tổ chức hoạt động. Việc thanh lọc các đơn vị này sẽ giúp hạn chế các hành vi
tiêu cực xảy ra.

9


Thị trường lao động
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Các cấp chính quyền cần
tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để có thể thơng tin
đầy đủ, kịp thời tới người lao động để họ chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ
tay nghề và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

Thứ năm, hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động cần có sự phối hợp
giữa các quốc gia có mối quan hệ xuất khẩu lao động. Trong quá trình hợp tác này,
chúng ta cần phải ký kết các thỏa ước quốc tế nhằm tạo sự thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu lao động, cũng như có những cơ chế hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi và
lợi ích của lao động Việt Nam lao động tại nước ngồi.
3.2. Về phía các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyển chọn, tuân thủ các tiêu chuẩn trong tuyển
chọn và đào tạo,…
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác đào tạo giáo dục định hướng nhằm hạn
chế tình trạng lao động bỏ trốn, duy trì và phát triển thị trường trọng điểm.
Thứ ba, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp
với yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ,…
Thứ tư, đầu tư vốn, cơ sở vật chất phục vụ xuất khẩu lao động, bổ sung đội ngũ
giáo viên có trình độ cao.
3.3. Về phía người lao động
Người lao động cần phải chủ động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay
nghề và khả năng ngoại ngữ; tìm hiểu các quy định về xuất khẩu lao động nhằm nâng
cao hiểu biết. Ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình sống
và làm việc tại nước ngồi.
4. Kết luận
Cuộc Cách mạng Cơng nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới
và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn cho
hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta. Bài viết đã làm rõ sự tác động của cuộc

10


Thị trường lao động
CMCN 4.0 tới xuất khẩu lao động của Việt Nam, phân tích thách thức và cơ hội của

cuộc cách mạng này tới hoạt động xuất khẩu lao động nước ta hiện nay. Bài viết cũng
đã đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong bối cảnh cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Dương, (2017). Tổng cục Thống kê: Năng suất lao động người Việt

thua Lào, bằng 7% Singapore. Truy cập tại: < />2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2017): Bản tin thị trường lao
động, số 13, quý I/2017, tr. 4
3. Cục Quản lý lao động ngoài nước, (2018). 9.989 lao động Việt Nam đi

làm việc ở nước ngoài trong tháng 8 năm 2017. Truy cập tại:
< />4. Đàm Trung, (2018). Những nét mới trong xuất khẩu lao động năm 2018.

Truy cập tại: < />
11



×