Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động tại công ty cổ phần thép Pomina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.98 KB, 25 trang )

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội đang nhận được ngày càng nhiều
sự quan tâm nhất định từ phía các doanh nghiệp, đặc biệt là khi Việt Nam ta đang đứng
trước ngưỡng cửa hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp hiểu
rằng họ không tồn tại một cách biệt lập, cũng không phải chỉ nhằm tối đa hóa lợi
nhuận mà không nghĩ đến trách nhiệm với tất cả những đối tác có liên quan và xã hội.
Chính vì vậy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang được xem như là một trong những
chiến lược kinh doanh hàng đầu và là một xu hướng tất yếu nhằm hướng tới sự phát
triển bền vững trong xã hội hiện nay. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ là một
trong những giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao, tạo dựng uy tín, thiện cảm với đối tác và tạo ra những sản phẩm có
tính cạnh tranh để vươn tới thị trường khu vực và thế giới. Có rất nhiều bộ tiêu chuẩn
đã ra đời để hướng dẫn và thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của
mình. Trong đó phải kể đến Bộ Luật lao động 2012, một “tượng đài” pháp lý bắt buộc
và được sử dụng rộng rãi nhất trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp liên quan đến lĩnh vực lao động tại Việt Nam.
Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nên nhu cầu tiêu
thụ thép xây dựng cũng tăng cao. Công ty cổ phần thép Pomina được đánh giá là một
trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép lớn nhất nước. Vì vậy
việc quan tâm đến quyền lợi cũng như các chế độ cho người lao động cũng được
công ty rất chú trọng thực hiện dựa trên bộ Luật lao động 2012 bởi công ty hiểu rằng,
người lao động chính là nguồn lực chính tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp của
mình. Tuy nhiên chính bản thân doanh nghiệp cũng chưa có nhận thức đầy đủ về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dẫn đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội trên
thực tế rất khác nhau, vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, khó khăn nhất định trong quá
trình thực hiện. Nhận thấy được tầm quan trọng và cấp thiết đó, tôi quyết định chọn
nghiên cứu vấn đề: “Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về lao động tại
công ty cổ phần thép Pomina” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần của mình để
1


1


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
qua đó đánh giá thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty này đối với
người lao động, đồng thời từ cơ sở trên tác giả cũng đề xuất một số giải pháp và
khuyến nghị phù hợp.

2
2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Theo Duygu Turker (2008) thì nhận định Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(Corporate Social Responsibility hay CSR) là những hoạt động tích cực của doanh
nghiệp đối với các bên liên quan. Các hoạt động này có thể là những hoạt động về cải
thiện chất lượng sản phẩm, quan tâm đến người lao động, cải thiện chất lượng cuộc
sống, chấp hành pháp luật hay giúp đỡ chính phủ giải quyết những vấn đề về xã hội.
Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào
việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội
theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Còn nhiều quan điểm khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
nhưng để tìm được một khái niệm được sử dụng khá phổ biến và xem là khá đầy đủ
cũng như rõ ràng thì đó là định nghĩa về CSR của Hội đồng Kinh Doanh Thế giới vì

Sự Phát Triển Bền Vững (World Business Council for Sustainable Development):
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc
phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường,
bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và
phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm… theo cách
có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.”
1.1.2. Các mặt được thể hiện thông qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp




Bảo vệ môi trường
Quan hệ với người lao động
Đảm bảo lợi ích cho cổ đông





Lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng
Đóng góp cho cộng đồng xã hội
Trách nhiệm với nhà cung cấp

3
3


Có thể thấy các yếu tố thể hiện nêu trên đều bao hàm cả trách nhiệm bên ngoài
và lẫn bên trong, nội tại của doanh nghiệp. Với những nội dung cụ thể như vậy đã
chứng minh việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho

doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của
toàn xã hội nói chung.

1.2. Vai trò việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thứ nhất, góp phần giảm chi phí và tăng năng suất
CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu, góp
phần tạo ra nhiều cơ hội thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng
của tổ chức. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu
chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm nhờ đầu tư, lắp
đặt các thiết bị mới. Ngoài ra khi kết hợp tốt trách nhiệm xã hội với người lao động
đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào
tạo nhân viên mới.
Thứ hai, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty
Bởi khi doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, không chỉ người tiêu dùng, mà cả
cộng đồng biết đến doanh nghiệp với sự đánh giá cao về thương hiệu. Với việc bắt đầu
với những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động. Việc tiết kiệm năng lượng và
các tài nguyên khác giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí. Trong khi đó việc tạo dựng
môi trường làm việc tốt, an toàn và bảo đảm sức khỏe cho người lao động sẽ giúp
doanh nghiệp thu hút những nhân công có tay nghề cao, qua đó cải thiện hình ảnh của
doanh nghiệp. Từ đó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác,
nhà đầu tư và người lao động.
Thứ ba, góp phần thu hút nguồn lao động giỏi
Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh
nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ
bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn
nhân lực có chất lượng cao.
4
4



Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia
CSR có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ
thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì
người tàn tật, v.v. Các chính sách về CSR trong bản thân các doanh nghiệp như đối xử
bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại công bằng xã
hội nói chung. Và một đóng góp quan trọng nữa của CSR ở cấp quốc gia là góp phần
bảo vệ môi trường. Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô
nhiễm môi trường hiện đang đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết và ngốn
nhiều tiền của để xử lí vấn đề này.

1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội về lĩnh vực lao động




Tiền lương
Thời giờ làm việc
Sức khỏe và an toàn lao động





Kỷ luật lao động
Tự do hội họp và thỏa ước lao động tập thể
Phân biệt đối xử

Ngoài ra theo quy định pháp luật còn đề cập đến một số vấn đề khác như lao
cưỡng bức, lao động nữ, lao động trẻ em, lạm dụng hoặc quấy rối. Tuy nhiên ở phạm

vi bài viết, vì một số lý do tôi sẽ không đề cập tới những vấn đề này.
Nội dung thực hiện CSR đối với người lao động được trình bày cụ thể như sau:
-

Tiến hành các biện pháp giáo dục về đạo đức và các quy tắc ứng xử trong doanh
nghiệp; Công bố rõ ràng thông tin về điều kiện làm việc của doanh nghiệp;

-

Thường xuyên cải thiện chất lượng hệ thống thông tin nội bộ.
Có ý thức bảo vệ sự riêng tư của người lao động; Tạo ra nơi làm việc an toàn;

-

Thường xuyên tăng cường hiểu biết về an toàn và chất lượng lao động.
Xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân lực theo hướng tạo điều kiện để các

-

nhân viên thể hiện được tốt nhất và đầy đủ khả năng của mình.
Không phân biệt đối xử và tạo cơ hội bình đẳng về việc làm; Cải thiện các biện
pháp an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động; Tổ chức đối thoại chân

-

thành và tham vấn người lao động và tổ chức công đoàn.
Không chấp nhận lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức; quan tâm thỏa
đáng đến người lao động sau giờ làm việc, v.v.

5

5


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI
VỀ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thép Pomina
2.1.1. Sơ lược về công ty
Năm 1999, Công ty TNHH Thép Việt đầu tư xây dựng
Nhà máy Thép Pomina 1 với công suất 300.000 tấn/năm và đưa
vào sản xuất đầu năm 2002. Tới năm 2008, Nhà máy Thép
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thép Pomina với vốn điều lệ
500 tỷ đồng. Tính tới năm 2017, Pomina tự hào là một trong
những nhà máy sản xuất thép xây dựng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với công suất
1,5 triệu tấn phôi và 1,1 triệu tấn cán thép mỗi năm nhờ áp dụng công nghệ hiện đại
bật nhất thế giới về sản xuất thép của Ý và Đức. Công ty chiếm 29,37% sản lượng sản
xuất thép cả nước với thị phần tiêu thụ là 14,3% trong năm 2016, giúp Pomina trở
thành công ty dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phía Nam.
Tên doanh nghiệp:

Công Ty Cổ Phần Thép Pomina

Mã cổ phiếu:

POM

Tên giao dịch:

POMINA STEEL CORPORATION


Mã số thuế:

3700321364

Trụ sở công ty:

Số 1, đường số 27, KCN Sóng Thần 2 - Phường Dĩ
An – Trung Xã Dĩ An - Bình Dương

Điện thoại:

0247 371 0051

Fax:

0274 474 0862

Ngành nghề kinh doanh:

C2410 Sản xuất sắt, thép, gang (Ngành chính)
G4662 Bán buôn kim loại và quặng kim loại.
G3830 Tái chế phế liệu

Website chính thức:

/>
6
6



Vốn điều lệ (thực góp):

1.630.000.000.000 đồng (Một ngàn sáu trăm ba
mươi tỷ đồng)
Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm mạnh trong nước, từ một hội chợ triển lãm tại

Campuchia vào năm 2003. Với chất lượng sản phẩm của Pomina đã dần chinh phục
được người dân của xứ sở chùa Tháp. Năm 2017, doanh số xuất khẩu sang Campuchia
là 20 triệu USD. Hiện Pomina đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường ở đây và đang tiếp tục
xuất khẩu qua các thị khó tính ở Bắc Mỹ như Canada cùng một số các nước Đông
Nam Á khác như Malaysia, Philippines,…
2.1.2. Tình hình hoạt động của công ty các năm gần đây
Theo báo cáo tài chính của công ty thép Pomina, sức tiêu thụ thép của công ty
năm 2016 tăng 107,77% so với năm 2015 (chiếm 14% thị phần trong cả nước). Xuất
khẩu tiếp tục tăng mạnh 104,00% so với năm 2015.
Năm 2017, tiêu thụ thép của POM tăng 122,3% so với năm 2016, xuất khẩu đạt
114,90%. Điều trên đã giúp doanh thu và lợi nhuận của Pomina tăng cao.
Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty thép Pomina qua các năm
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

2015
9,870
270,8

2016
9,296
301,6

2017

11,369
696,2

Nguồn: Báo cáo thường niên của Pomina

Cả năm 2017 doanh thu Pomina đạt 11.370 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm
2016. Lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục gần 698 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ
và vượt 74,4% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ
đạt hơn 696 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2018 Pomina đạt 6.636 tỷ đồng doanh thu
với mức sản lượng 500 ngàn tấn thép xây dựng, tăng 30% so với cùng kỳ, còn lợi
nhuận sau thuế đạt gần 374 tỷ đồng, tăng trưởng 41% so với nửa đầu năm ngoái.
Có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty thép Pomina tăng đều qua các
năm, điều đó chứng tỏ Pomina đã rất thành công trong việc sử dụng chiến lược kinh
doanh của mình cũng như cho thấy mối quan hệ tốt giữa công ty với các đối tác liên
quan: nhà cung cấp, cổ đông, xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng và gần hơn
hết là sự quan tâm của công ty đến tập thể người lao động tại đây. Một phần do việc
thực hiện tốt trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp đã giúp người lao động cống hiến
7
7


làm việc hết mình cho công ty, giúp Pomina luôn là doanh nghiệp được các khách
hàng biết đến dù trong nước hay quốc tế.

2.2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về lao động tại công ty cổ
phần thép Pomina
2.2.1. Tiền lương trả cho người lao động
Công ty thép Pomina đảm bảo trả cho người lao động mức tiền lương xứng
đáng với công sức mà họ bỏ ra để cống hiến cho công ty.

Đảm bảo thực hiện tiền lương tối thiểu cũng được ban lãnh đạo cam kết với
người bằng văn bản cụ thể. Hiện nay tại Công ty đang áp dụng hai phương pháp tính
lương song song áp dụng riêng cho hai khối lao động gián tiếp và khối sản xuất trực
tiếp. Theo đó, công nhân viên ở khối gián tiếp áp dụng lương theo tính chất công việc
và thâm niên lao động, được thỏa thuận giữa lãnh đạo và bản thân họ trước khi ký hợp
đồng lao động; người lao động khối sản xuất đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản
phẩm. Đơn giá tiền lương sẽ được xây dựng lại trên cơ sở rà soát định mức lao động
hàng năm để đảm bảo cam kết lương tối thiểu cho người lao động.
Quy chế trả lương cho người lao động được công ty thực hiện như sau:
Về mức tiền lương tối thiểu: áp dụng mức lương tối thiểu đối với vùng I theo
Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định mức lương tối
thiểu vùng cho người lao động, theo đó mức lương tối thiểu là 3.980.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, Pomina áp dụng mức lương tối thiểu áp dụng cho toàn bộ nhân viên làm
việc tại công ty là 4.500.000 đồng/tháng, chưa xét phần trăm tăng thêm cho nhân viên
với trình độ chuyên môn đã qua đào tạo.
Có thể nói mức lương tối thiểu trên không những đảm bảo nhu cầu cuộc sống
của nhân viên công ty mà còn giúp hỗ trợ một phần cho người thân, gia đình họ. Điều
đó đã thể hiện được phần nào trách nhiệm xã hội mà công ty thép Pomina dành cho
người lao động của mình.
Phương pháp xây dựng định mức lao động: công ty dùng phương pháp định
mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. Hàng năm công ty sẽ rà xét lại các định
8
8


mức lao động để giải trình xây dựng đơn giá tiền lương. Tổng giám đốc phê duyệt định
mức và đơn giá tiền lương cho công ty. Nếu thấy bất hợp lí có thể sửa đổi và bổ sung
trong thời gian từ 3 đến 6 tháng.
Thời gian thanh toán lương hàng tháng được trả làm một kì từ ngày 5 đến ngày
10 hàng tháng, được thanh toán một lần qua tài khoản cá nhân.

Người lao động có quyền yêu cầu xem xét về bậc lương, nâng bậc lương hàng
năm và thu nhập của mình theo Quy chế trả lương của Công ty.
Nhằm động viên người lao động tích cực làm việc, nâng cao năng suất và hiệu
quả công việc, công ty thực hiện chính sách trả lương gắn với sản lượng, chất lượng
sản phẩm. Công ty căn cứ vào kết quả thi tay nghề, trình độ, năng lực của người lao
động để đánh giá và thỏa thuận đúng mức lương cho công nhân đó.
Bảng 2.2: Mức lương bình quân của nhân viên giai đoạn 2014 – 2017
Đơn vị: Triệu đồng/tháng

Mức tiền lương
Lãnh đạo công ty
Nhân viên và trưởng các
phòng ban
Nhân viên tại phân xưởng

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

21

23,2


24,5

26

Mức tiền lương
cùng ngành trên thị
trường
21,5

9,5

9,8

10,5

12,5

9,5

7,8

8,2

9,2

10,5

7,8


Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty

Nhận thấy mức tiền lương mà tổng công ty trả cho người lao động là tương đối
cao hơn so với mức lương cùng ngành sản xuất thép khác trên thị trường, mức lương
bình quân đều tăng qua các năm. Có được như vậy là do tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty trong 3 năm gần tăng trưởng tương đối tốt.
Với đặc tính ngành nghề sản xuất, nấu lỏng thép là một trong những ngành
nghề dễ gây tai nạn lao động, được quy định trong danh sách nhóm chức danh công
việc được cho là nặng nhọc, độc hại nguy hiểm nên ban lãnh đạo công ty cũng rất chú
trọng tới việc bù đắp bằng tiền lương của nhóm công nhân này tương đối cao, đảm bảo
đúng theo quy định của Bộ Luật lao động

9
9


Tiền lương làm thêm giờ, làm việc hay làm thêm vào ban đêm cũng được công
ty áp dụng và trả đúng cho người lao động theo quy định của Luật lao động (làm thêm
ngày thường trả 150% so với đơn giá bình thường, ngày lễ 300%, ngày nghỉ hàng tuần
200%). Ngoài ra công ty còn cung cấp bữa ăn nhẹ vào ban đêm với mức quy định là
45.000 đồng cho mỗi phần ăn.
2.2.2. Thời giờ làm việc của nhân viên
Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động theo đúng quy định
của Pháp luật về lao động, các tiêu chí đảm bảo số giờ làm việc trong ngày, số ngày
làm việc trong tuần và thời gian làm thêm, thời gian nghỉ giữa giờ của Công ty đều
được quy định rõ ràng.
Về thời giờ làm việc: Tất cả các lao động đều làm việc theo thời gian chính thức
từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều (8h/ ngày). Mỗi tuần làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7,
chiều thứ bảy và chủ nhật được nghỉ. Tuy nhiên khi có đơn hàng hay lịch công tác lao
động sẽ tiến hành làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ/ngày và không quá 200

giờ/năm và có sự đồng ý, thỏa thuận giữa 2 bên về vấn đề này.
Thời giờ nghỉ ngơi: người lao động sẽ nghỉ trưa và ăn cơm vào lúc 11h30 đến
13h15 bắt đầu làm việc lại. Lao động nữ sẽ có 30 phút/ngày/4-5 ngày/tháng để làm vệ
sinh phụ nữ. Đối với công nhân ở các xưởng sản xuất sẽ có thêm giờ ăn ca 2 lúc 2h30
giờ để bổ sung chất dinh dưỡng và tái tạo sức lao động nhằm đảm bảo hoạt động được
tốt hơn. Với các công nhân làm việc trực tiếp tại phân xưởng, tham gia vào công đoạn
sản xuất và nấu phôi thép, điều kiện làm việc nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động, công
nhân làm việc ở công đoạn này sẽ được nghỉ ngơi giữa giờ 30 phút.
Nghỉ phép năm: Người lao động là công nhân hợp đồng không xác định thời
hạn và có thời hạn từ 01 năm trở lên nếu có đủ 12 tháng làm việc tại Công ty thì được
nghỉ phép năm là 12 ngày (không kể ngày đi đường). Nếu chưa đủ 12 tháng thì ngày
nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm (theo quy định
tại điều 74 Bộ luật lao động). Ngoài ngày nghỉ phép tiêu chuẩn còn được tính nghỉ

10
10


thêm ngày theo thâm niên làm việc, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày (theo quy định
tại điều 75 Bộ Luật lao động 2012).
Người lao động trong Công ty được nghỉ làm, được hưởng nguyên cơ bản trong
các ngày lễ, tết theo quy định tại điều 73 của Bộ luật lao động năm 2012 và thông báo
hằng năm văn phòng.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy người lao động không đánh giá cao
việc thực hiện trách nhiệm này tại Công ty về vấn đề thời gian làm việc.
Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của người lao động công ty về thời gian làm việc
Đơn vị: %

Rất hài lòng
Hài lòng

Chưa hài lòng

Mức độ đánh giá
5,1
61,6
33,3
Nguồn: Tác giả tự tìm hiểu và tổng hợp

Kết quả tìm hiểu cho thấy chỉ 5,1% tổng số lao động trong công ty cảm thấy rất
hài lòng với thời gian làm việc, 61,6% thể hiện sự hài lòng và tới 33,3% là chưa hài
lòng. Do vậy, trong thời kỳ nhu cầu thép trên thị trường tăng mạnh liên tục nên xảy ra
tình trạng người lao động phải làm quá 8 giờ một ngày, làm thêm ca. Mặc dù việc làm
thêm giờ này cũng được ban lãnh đạo thoả thuận rõ với người lao động, và lương làm
thêm giờ vẫn được thực hiện, song đây cũng là một hạn chế mà Công ty cần tìm cách
khắc phục.
2.2.3. Sức khỏe và an toàn vệ sinh lao động
Công ty đã trải qua trên 40 năm vận hành và sản xuất nhiều tấn gang thép tính
tới thời điểm hiện tại. Số lao động làm việc tại công ty rất đông, đặc tính công việc sản
xuất gang thép là vận hành sửa chữa theo ca kíp nên rất nóng, có nhiều yếu tố độc hại
ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động: Bụi độc hại, công việc vất vả dễ xảy ra
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ý thức được tầm quan trọng của công tác thực
hiện An toàn vệ sinh lao động và đảm bảo sức khỏe cho công nhân công ty, phía Lãnh
đạo cũng thường xuyên kiểm tra và có biện pháp kỹ thuật hiệu quả.


Việc chăm lo sức khỏe của người lao động trong công ty

11
11



Vào tháng 3 hàng năm công ty đều tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ
cán bộ công nhân viên. Từ đó phân loại sức khoẻ và phát hiện bệnh nghề nghiệp kịp
thời chữa trị, đề ra mức bồi thường thích hợp cho từng công nhân làm ở các điều kiện
làm việc khác nhau. Đối với những người làm công việc bình thường thì mỗi năm
được khám sức khỏe định kỳ 01 lần, còn đối với những công nhân làm các công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc trực tiếp tại nhà xưởng sản xuất thép thì mỗi
năm sẽ được khám sức khoẻ định kỳ 02 lần, nghĩa là 6 tháng phải được khám sức khỏe
định kỳ 01 lần. Công tác khám sức khỏe định kỳ được công ty thực hiện nghiêm túc.
Nhà máy có một phòng y tế thường xuyên theo dõi điều trị xử lý các sự cố có
thể xảy ra với sức khoẻ người công nhân. Phòng khám được trang bị các phương tiện
kỹ thuật y tế thích hợp đầy đủ: Thuốc, bông băng, kim tiêm...cán bộ công nhân viên
được hưởng trợ cấp tiền thuốc trung bình 20.000 ngàn đồng/người trong 1 tháng. Đối
với những người mắc bệnh nghề nghiệp với mức 84.500 ngàn đồng/tháng (đối với
người tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố độc hại trên 5 năm), đồng thời họ còn thường
xuyên được theo dõi và chữa trị.
Mỗi cán bộ công nhân viên trong nhà máy đều có đủ hồ sơ sức khoẻ, sổ
khám bệnh và phiếu mua Bảo hiểm y tế. Về việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp cho người lao động Theo như hồ sơ yêu cầu, bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp nằm trong khoản đóng Bảo hiểm xã hội hiện hành
phía doanh nghiệp là 22%. Tổng mức chi tiền mua Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn
bệnh nghề nghiệp cho niên độ 2017-2018 vừa qua là 42 tỷ đồng.
Những con số trên cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề sức
khỏe phía công ty đã có sự quan tâm nhất định đến người lao động tại đây.


Việc đảm bảo an toàn lao động
Pomina hiện có 850 lao động, trong đó 325 người làm công việc nặng nhọc,

độc hại, nguy hiểm, làm việc trực tiếp tại phân xưởng sản xuất thép có nhiều yếu tố

độc hại ( trong lò luyện thép, cán thép, lò gang, các hoá chất độc hại...). 215 người làm

12
12


các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động. Đơn vị có 88 thiết
bị phải thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu về An toàn lao động.
Nhà máy bao gồm 5 phân xưởng và 7 phòng ban:




Phân xưởng luyện thép có khoảng 320 người.
Phân xưởng cán thép 1 có khoảng 266 người.
Phân xưởng cán thép 2 có 110 người.
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác Bảo Hộ Lao Động. Hàng năm khi lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh, công ty xây dựng các kế hoạch về bảo hộ lao động và được
triển khai khá tốt. Hàng năm công ty đầu tư 15 tới 20 tỷ đồng cho công tác Bảo Hộ
Lao Động, chiếm 20% dự toán.
Công ty đã thành lập hội đồng Bảo Hộ lao Động do giám đốc công ty làm chủ
tịch hội đồng, phó giám đốc phụ trách sản xuất trực tiếp chỉ đạo công tác bảo hộ lao
động. Hoạt động dựa trên quy trình An toàn vệ sinh lao động theo đúng Luật quy định.
Mỗi tổ trong các phân xưởng có một an toàn vệ sinh viên chịu trách nhiệm về
công tác Bảo hộ lao động ở tổ mình. Các an toàn viên trực tiếp giám sát sản xuất an
toàn trong ca làm việc và sử dụng đúng quy trình quy phạm.
Với một ban chuyên trách và các an toàn viên của công ty cùng với bộ máy làm
công tác Bảo hộ lao động ở công ty, công tác huấn luyện được chia làm 3 bước:



Bước 1: Huấn luyện người lao động mới tiếp nhận, tuyển dụng: Nội quy, quy



chế, luật Bảo hộ lao động được thực hiện 1 năm một lần.
Bước 2: Huấn luyện kỹ thuật an toàn ở cơ sở: Theo nhà máy, phân xưởng, đơn
vị trực tiếp sản xuất, quy trình vận hành thiết bị và công nghệ của phân xưởng



sản xuất được thực hiện 1 năm một lần.
Bước 3: Huấn luyện kỹ thuật an toàn tại vị trí, nơi làm việc trực tiếp do tổ
trưởng chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra đôn đốc.
Công ty còn thành lập 1 phòng ban Kỹ thuật an toàn có chức năng nhiệm vụ

chính là giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến công tác Bảo hộ lao động, thường
xuyên kiểm tra giám sát tại chỗ người lao động

13
13


Hiện nay công ty có hơn 800 An toàn vệ sinh viên tạo thành mạng lưới an toàn
vệ sinh viên thực hiện các chức năng nhiệm vụ được phân công như sau:


Đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh quy
dịnh về An toàn vệ sinh. Nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ




chính sách liên quan.
Về Bảo hộ lao động, Hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với công nhân



mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến tổ.
Tham gia đóng góp ý với tổ trưởng sản xuất các nội dung của kế hoạch Bảo hộ



lao động có liên quan đến tổ.
Kiến nghị với tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ Bảo
hộ lao động, các biện pháp An toàn vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời những
hiện tượng thiếu các thiết bị An toàn vệ sinh trong sản xuất.
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCN) cũng được đảm bảo tốt, công ty thành

lập đội PCCN có 1 người trực 24/24 sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố cháy nổ xảy
ra trong đơn vị. Hàng năm công tác PCCN được đưa vào kế hoạch bảo hộ lao động và
công ty có giành một khoảng 45 triệu đồng phục vụ cho hoạt động, trong đó chủ yếu
để mua sắm kiểm tra trang thiết bị và công tác huấn luyện về PCCC. Tất cả các cán bộ
trong công ty đều được huấn luyện về PCCC để đảm bảo biết sử dụng các trang thiết
bị phục vụ chữa cháy cơ bản như bình cứu hoả và bơm chữa cháy. Định kỳ 6 tháng
một lần nhà máy tổ chức kiểm tra, thay thế, bổ sung các trang thiết bị, phương tiện
phục vụ chữa cháy như: Bình bột, bình khí CO2, bơm chữa cháy... Hiện nay công ty có
đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác PCCC đảm bảo yêu cầu thực
tế đặt ra bao gồm: Bơm cứu hoả chạy bằng xăng, bơm cứu hoả chạy bằng dầu, bình
bột MF, bình khí cácbonic MT3, thang cứu hoả...
Về vấn đề bảo trì sửa chữa máy móc, do đặc điểm ngành nghề phải nấu thép

lỏng liên tục trong quá trình sản xuất nên hàng tuần công ty đều cho đội ngũ kĩ thuật
kiểm tra hệ thống lò nung và đường dẫn với quy mô nhỏ và cứ 01 tháng xưởng nung
thép sẽ nghỉ 10 ngày để tổng bảo trì lại toàn bộ máy móc thiết bị.
Tất cả công nhân làm việc tại xưởng sản xuất đều được Công ty trang bị đầy đủ
trang thiết bị bảo hiểm lao động như: bao tay (nilong, vải), áo bảo hộ, dây đeo chống
14
14


ồn, khẩu trang y tế,… phù hợp với từng vị trí công việc. Hàng tuần hoặc hàng tháng
công ty sẽ thay phương tiện bảo hộ mới thay cho phương tiện bảo hộ cũ.
Việc thực hiện công tác Bảo hộ lao động nhằm đảm bảo sự an toàn cho người
lao động tại công ty được thực hiện hết sức nghiêm ngặc như vậy, tuy nhiên vẫn có tai
nạn lao động xảy ra hàng năm. Bên phía công ty cũng có trang bị đầy đủ các phương
tiện kỹ thuật, y tế đảm bảo sơ cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn lao động.
Bảng 2.4: Tình hình tai nạn lao động của công ty thép Pomina qua các năm
Đơn vị: Vụ tai nạn

Mức độ
Nhẹ
Nặng
Gây chết người

Năm 2015
68
16
3

Năm 2016
84

12
0

Năm 2017
59
8
0

Nguồn: Báo cáo thường niên của Pomina

Năm 2015 tình trạng tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất và có thiệt hại về người
do trong năm có xảy ra vụ nổ nồi nấu thép lỏng gây bỏng nặng cho toàn bộ công nhân
làm việc xung quanh và có gây chết người. Công ty đã chịu hoàn toàn trách nhiệm của
vụ tai nạn và chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho
người lao động. Việc mua bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp mà công ty
thực hiện đã phần nào giảm bớt gánh nặng kinh tế cho phía gia đình bệnh nhân. Tình
hình tai nạn lao động có xu hướng giảm trong năm qua do thực hiện đảm bảo tốt các
quy định, biện pháp Bảo hộ lao động trong công ty cho thấy trách nhiệm xã hội của
công ty dành cho người lao động của mình là rất lớn.
Số vụ tai nạn nhẹ xảy ra tại công ty chủ yếu là xây xước, dập tay, đứt tay và đa
số các trường hợp là do bị bỏng do trong quá trình người lao động không tập trung,
chú ý hay cố ý không trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân mà công ty cung cấp trong quá
trình làm việc. Tình trạng trên một phần là do tính chất công việc sản xuất thép phải
tiếp xúc thường xuyên với không khí nóng, phôi thép lỏng với nhiệt độ cao nên việc bị
bỏng hay bệnh nghề nghiệp là không thể tránh khỏi.


Việc đảm bảo An toàn vệ sinh tại công ty

15

15


Vì nhà máy có quy mô lớn, công suất các thiết bị cao nên quá trình vận hành
phát ra tiếng ồn lớn là điều tất nhiên. Để hạn chế tiếng ồn nhà máy đã thiết kế các
buồng điều khiển cách âm rất tốt ở những nơi có ồn rung, hạn chế tối đa số người lao
động sử dụng trang thiết bị có độ ồn rung lớn và trang bị bịt tai cho người lao động.
Trên trần cao của các phân xưởng đều có hệ thống đèn dây tóc chạy dọc. Các
phân xưởng được thiết kế mở nhiều cửa kính để phục vụ cho chiếu sáng.
Ở mỗi đơn vị đều có nhà vệ sinh nam, nữ riêng biệt, và có các bình uống nước
cho công nhân. Nhà ăn nhân viên sạch sẽ đầy đủ tiện nghi, đảm bảo cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng cho người lao động công ty.
Công ty thực hiện kiểm tra và cải tiến điều kiện làm việc 3 tháng/lần, đảm bảo
các tiêu chuẩn về môi trường làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế. Cải thiện điều kiện làm
việc nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu nguy cơ về bệnh nghề nghiệp có thể
xảy ra cho công nhân.
Thường xuyên tổ chức huấn luyện, hướng dẫn công nhân viên những quy định,
biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh liên quan đến nhiệm vụ, công việc đảm nhận.
Về vấn đề này phía công ty Thép Pomina đã thể hiện tốt vai trò của mình khi
đảm bảo An toàn vệ sinh lao động cho nhân viên. Qua đó cho thấy việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của phía công ty khá tốt.
2.2.4. Kỷ luật lao động
Vấn đề kỷ luật lao động được quy định cụ thể trong nội quy lao động của công
ty thép Pomina. Khi người lao động không hiểu rõ về hình thức cũng như bất kỳ nội
dung nào thì có thể hỏi để được giải thích kỹ hơn.
Công ty nghiêm cấm sử dụng các nhục hình hay sỉ nhục người lao động bằng
lời nói, ép buộc người lao động bằng vật chất hay tinh thần để buộc người lao động
phải chấp nhận hình thức kỷ luật. Nội quy lao động của công ty quy định rất rõ ràng
các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý khi người lao động vi phạm
kỷ luật lao động.

16
16


Bảng 2.5. Bảng tổng kết số lượng người lao động vi phạm kỷ luật lao động tại
công ty thép Pomina giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị: Người

ST
T
1

2

3

Loại vi phạm
Không đảm bảo các yêu
cầu quy định thực hiện
công việc (số lượng,
chất lượng
Vi phạm các quy định,
nội quy công ty
- Đi muộn, về sớm,…
- Đánh bạc
- Làm hỏng máy móc,
tài sản công ty
Các hành vi vi phạm
khác ảnh hưởng đến uy
tín công ty trên thị

trường
Tổng cộng

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Hình thức xử
phạt

17

20

15

Khiển trách

90

75

86

81
3
6


71
0
4

82
1
3

0

0

0

107

96

101

Khiển trách
Sa thải
Khiển trách

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty thép Pomina

Công ty đã thực hiện đúng hình thức xử phạt được quy định trong nội dung
công ty. Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất, số lượng vi phạm bị xử phạt theo hình
thức này có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2015 là 3 đối tượng vi phạm, năm 2016
không có trường hợp vi phạm và năm 2017 có 1 đối tượng do đánh bạc trong giờ làm

việc. Quy trình sa thải được công ty áp dụng như sau:
- Đại diện phía công ty chứng minh được lỗi của người lao động; giải thích cho
người lao động hiểu rằng hành vi đánh bạc là trái pháp luật.
- Tổ chức công đoàn phải có mặt để cùng các bên giải quyết vấn đề
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người
khác bào chữa;
17
17


- Việc xử lý kỷ luật lao động sẽ được lập thành biên bản.
Có thể thấy công ty đã thực hiện theo đúng quy trình của hình thức sa thải. Qua
đó cho thấy sự nghiêm minh trong công tác quản trị nhân lực cũng như trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp mình.
2.2.5. Tự do hội họp và thỏa ước lao động tập thể
Công ty tôn trọng quyền của tất cả nhân viên công ty trong việc thương lượng
tập thể, hình thành và gia nhập tổ chức Công Đoàn. Phát huy ý kiến dân chủ tập thể cá
nhân bằng việc hình thành các thùng thư góp ý xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, liên tục cải tiến và chống tiêu cực trong công ty.
Công ty luôn quan tâm và hỗ trợ Công Đoàn về mọi mặt như tạo điều kiện để
công nhân viên tham gia các hoạt động do công đoàn cấp trên tổ chức. Sắp xếp công
việc để ban lãnh đạo công đoàn công ty có thời gian tham gia hội họp, tập huấn nghiệp
vụ liên quan đến hoạt động của Công đoàn.
Cứ 03 tháng, công ty lại tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc theo yêu cầu bất
kỳ của các bên. Ngoài ra Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các buổi
giao lưu để người lao động hiểu nhau hơn và gắn bó với tập thể công ty hơn.
Điều này chứng tỏ công ty rất coi trọng tiếng nói của người lao động, việc tìm
hiểu nhu cầu và nguyện vọng của người lao động là thao nhỏ nhưng rất quan trọng
trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội với nhân viên công ty.
2.2.5. Phân biệt đối xử

Công ty luôn đối xử công bằng giữa các thành viên
- Thực hiện chế độ lương, thưởng, phụ cấp, xử phạt hành vi sai phạm là như
nhau, không gây mất đoàn kết, ganh tị giữa người lao động với nhau.
- Mức lương, thưởng được xác định phù hợp với công việc, trình độ tay nghề
của người lao động, đảm bảo công bằng trong chế độ thăng tiến
- Không phân biệt đối xử giữa những người có tôn giáo, tính ngưỡng dân tộc,
tuổi tác, đảng phái chính trị hay giới tính khác nhau.
18
18


2.3. Nhận xét chung thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về lao
động tại công ty Cổ phần thép Pomina
2.3.1. Mặt đạt được
Qua việc phân tích, đánh giá trên, chúng ta có thể thấy được phía công ty đã
phần nào nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp đối với người lao động, và những gì mà công ty thép Pomina làm
được cho nhân viên của mình đã chứng minh cho điều đó.

Thứ nhất, về vấn đề tiền lương trả cho người lao động
Công ty rất biết cách tạo động lực cho người lao động thông qua công tác trả
lương. Công ty đã quán triệt đầy đủ các nguyên tắc trả lương theo pháp luật hiện hành,
đảm bảo được mức sống và nhu cầu tối thiểu cho người lao động và gia đình họ.
Thứ hai, về việc tuân thủ pháp luật thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi được công ty thực hiện đúng pháp luật, đảm
bảo thời giờ làm việc không quá thời gian quy định. Về làm thêm giờ vẫn được công
ty chi trả đầy đủ và phụ cấp bữa ăn dưỡng sức hợp lý.
Thứ ba, về đảm bảo sức khỏe an toàn vệ sinh lao động
Với đặc tính là một ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, công ty thép
Pomina đã ý thức được chuyện này nên công tác đảm bảo sức khỏe cho người lao

động công ty rất được chú trọng. Công tác Bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động tại đây
cũng được quan tâm đúng mức, giúp được công nhân lao động được làm việc trong
môi trường lao động tốt hơn, giảm thiểu đáng kể số tai nạn lao động.
Thứ tư, về việc chấp hành quy định kỷ luật lao động
Vấn đề này nói chung được công ty thực hiện khá nghiêm túc, góp phần giảm
thiểu các hành vi vi phạm pháp luật và mang lại hiệu quả cho sự phát triển của công ty.
Nội quy lao động của công ty quy định rất rõ ràng các trường hợp vi phạm kỷ luật lao
động, hình thức xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
Thứ năm, về ngăn chặn phân biệt đối xử
19
19


Công ty nhận thức và tôn trọng các quyền lợi hợp pháp của người lao động nên
vấn đề này được công ty thực hiện rất tốt. Công ty không hề can dự hay ủng hộ việc
phân biệt đối xử trong chính sách hoạt động của công ty mình.
2.3.2. Mặt còn hạn chế
Bên cạnh các thành công đã đạt được trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã
hội đối với người lao động, công ty thép Pomina vẫn còn mắc phải những hạn chế.
Thứ nhất, theo như phân tích ở phần thực trạng về thời gian làm việc của người
lao động vẫn còn tình trạng nhân viên công ty hay yêu cầu người lao động ở lại làm
thêm giờ, làm hơn số giờ làm việc được quy định làm trong ngày là 8h/ngày. Việc này
tuy được công ty chi trả và bù thêm tiền nhưng đây được vẫn được xem là một vấn đề
cần được phía công ty quan tâm và tìm hướng giải quyết.
Thứ hai, ở phần thực hiện quy định về kỷ luật lao động, cụ thể ở trình tự các
bước sa thải người lao động do vi phạm lỗi được quy định là bị sa thải ở phần thực
trạng phía trên, việc phía công ty chỉ giải thích đơn giản lý do anh bị sa thải là do anh
đánh bài trong quá trình làm việc và luật quy định hành vi đó là bị sa thải. Tuy đó là
đúng pháp luật nhưng vẫn chưa gây thiện cảm cũng như sức thuyết phục cho người lao
động là họ bị như vậy. Phía công ty phải rút kinh nghiệm cho chuyện này để tránh

những mâu thuẩn không đáng có trong tương lai.
2.3.3. Nguyên nhân
Có thể thấy những hạn chế trên là những hạn chế ngoài ý muốn của đại diện
phía doanh nghiệp, lãnh đạo công ty. Họ thiếu sự tinh ý trong việc nhìn nhận những
mong muốn của người lao động trong công ty hoặc cũng có thể do quan điểm lãnh đạo
của họ quá rập khuôn.

20
20


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
3.1. Giải pháp về thời gian làm việc
- Bảo đảm điều kiện thỏa thuận tự nguyện giữa người sử dụng lao động và
người lao động về làm thêm giờ. Nâng giới hạn làm thêm cần được hiểu theo hướng
mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, không phải
buộc người làm thêm giờ. Để làm được việc này cần tăng cường tuyên truyền để người
lao động biết về quyền lợi của họ. Đồng thời, cần nâng cao hiểu quả giám sát, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người lao động từ cả cơ quan quản lý nhà nước về lao động,
công đoàn và giữa những người lao động.
- Công ty cần có kế hoạch bổ sung lao động cho những vị trí còn thiếu, sắp xếp
kế hoạch công việc khoa học để nâng cao năng suất người lao động trong khoảng thời
gian làm việc của họ. Đặc biệt vào thời điểm yêu cầu cao về số lượng sản phẩm, công
ty cần tuyển dụng thêm lao động mùa vụ để giải quyết vấn đề áp lực sản xuất lên
người lao động, đảm bảo người lao động duy trì 1ca làm việc trong 1 ngày.

3.2. Giải pháp về kỷ luật lao động

Để việc thực hiện biện pháp kỷ luật sa thải mang lại kết quả mong muốn, tránh
mất lòng đối với đôi bên, người lãnh đạo nên lưu ý một số điều như:
- Nên sử dụng biện pháp cảnh cáo bằng miệng hoặc văn bản trước khi đi tới
quyết định sử dụng hình thức sa thải ngay. Điều này tạo cơ hội cho người lao động có
cơ hội sửa sai và cho thấy sự quan tâm của tổ chức đến người có hành vi vi phạm.
- Nếu tiếp tục cố ý vi phạm hãy đi tới quyết định sa thải. Giải thích để người lao
động có hành vi vi phạm hiểu rõ nguyên nhân vì sao phải áp dụng hình thức kỷ luật đó
đối với những trường hợp vi phạm của anh ta.

21
21


- Thuyết phục người lao động hiểu rằng việc thi hành kỷ luật là để chính họ sửa
chữa thiếu sót, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Cho người lao động có hành vi vi phạm thấy rằng anh (chị) ta không bị ác cảm
về sau này nếu cố gắng sửa sai và không tái phạm.
- Làm cho người lao động hiểu tổ chức nhìn nhận cả những ưu, nhược điểm của
anh (chị) ta nhằm khơi gợi những phản ứng tốt tránh sự phản kháng của những cá nhân
có liên quan.
- Phía doanh nghiệp cần bày tỏ sự tin tưởng và lòng tin vào người lao động.

3.3. Một số giải pháp khác
- Nâng cao nhận thức CSR trong công ty, trước hết là bắt đầu từ người đứng
đầu công ty bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng rất lớn.
- Công ty cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về trách nhiệm xã hội đặc biệt
là đối với nhân viên thực thi chính sách, cán bộ từ cấp tổ trưởng trở lên để họ hiểu và
áp dụng tốt hơn vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động.
- Thường xuyên kiểm tra việc duy trì thực thi các chính sách về trách nhiệm xã
hội, tìm phương pháp để cải tiến liên tục.

- Kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận như văn phòng công ty, các phòng ban
công ty, các xí nghiệp để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân, môi trường
làm việc lành mạnh, không khí hăng hái thi đua hoàn thành kế hoạch sản xuất và tạo
cho các cán bộ công nhân viên có điều kiện tốt nhất để phát huy năng lực cũng như
phát triển toàn diện con người.
- Công ty nên đưa ra các hình thức khen thưởng nếu thực hiện tốt và xử phạt
nghiêm khắc đối với những người cố tình làm trái quy định về tiêu chuẩn trách nhiệm
xã hội để làm gương cho những người khác.
Mong rằng với những giải pháp trên có thể phần nào khắc phục được những
mặc hạn chế cũng như nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
tại công ty Cổ phần thép Pomina.
22
22


PHẦN KẾT LUẬN
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai trò trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện CSR
của công ty là một việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa là lợi ích cho
doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, của quốc gia và
hỗ trợ tốt hơn việc thực hiện pháp luật lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan
trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của nền kinh tế hiện đại.
Qua thực tế tìm hiểu cho thấy công ty Cổ phần thép Pomina xứng đáng là ông
vua trong ngành thép xây dựng khi rất chú trọng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp đối với người lao động của mình. Công ty đã thực hiện tốt công tác trả
lương cho người lao động, đảm bảo thời giờ làm việc đúng theo quy định pháp luật.
Ngoài ra công tác an toàn vệ sinh lao động, kỷ luật trong lao động cũng như vấn đề tự
do hội họp và thỏa ước lao động tập thể cũng được phía công ty quan tâm đúng mức.
Tuy nhiên việc thực hiện CSR của công ty cũng gặp một số hạn chế nhất định. Bài viết
đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao hơn việc thực hiện

trách nhiệm xã hội của công ty thép Pomina trong lĩnh vực lao động.

23
23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Báo cáo thường niên năm 2015 của Công ty cổ phần thép Pomina
Báo cáo thường niên năm 2016 của Công ty cổ phần thép Pomina
Báo cáo thường niên năm 2017 của Công ty cổ phần thép Pomina
Công Phong, (2015), Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, truy cập
từ

5.

/>
nghiep-20150814203245962.htm. [Ngày truy cập: 26/12/2018]
Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, (2009), Trách nhiệm xã hội của DN –
(CSR): Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với CSR

6.
7.

ở Việt Nam; Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 23.
Quốc hội, (2012). Bộ luật Lao động (Luật số 10/2012/QH13), Hà Nội.

Trần Ngọc Tú, (2017). Về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh
hiện nay. Truy cập tại: />
8.

130646.html?

mobile=true. [Ngày truy cập: 27/12/2018]
Trang thông tin của công ty thép Cổ phần thép Pomina 2. Truy cập tại:
[Ngày truy cập: 25/12/2018]

24
24


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty thép Pomina qua các năm
Bảng 2.2: Mức lương bình quân của nhân viên giai đoạn 2014 – 2017
Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của người lao động công ty về thời gian làm việc
Bảng 2.4: Tình hình tai nạn lao động của công ty thép Pomina qua các năm
Bảng 2.5. Bảng tổng kết số lượng người lao động vi phạm kỷ luật lao động
tại công ty thép Pomina giai đoạn 2015 - 2017

7
9
11
15
17


25
25


×