Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP tạo ĐỘNG lực CHO học SINH học tập bộ môn HOÁ học ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.87 KB, 13 trang )

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
*MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH HỌC TẬP
BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG*
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN
Trong những năm gần đây,với sự lãnh đạo của ngành giáo dục nhằm thực
hiện tốt chủ đề của năm học: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã
tạo tiền đề và khí thế mạnh mẽ ngay từ đầu năm học.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng
và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cấp học. Giáo viên trong nhà trường luôn có
trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương học sinh. Ngay
từ đầu năm học, ban giám hiệu và tổ bộ môn đã triển khai các kế hoạch; kiểm tra
khảo sát theo bộ môn theo đề thi chung để phân loại đối tượng học sinh, từ đó có
biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Bên cạnh đó,
việc học sinh có hào hứng tham gia các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức hay
không lại là vấn đề mà các giáo viên trực tiếp giảng dạy rất quan tâm. Chính vì
vậy, việc tạo động lực học tập cho học sinh là một điều hết sức cần thiết, góp
phần quyết định cho việc truyền tải kiến thức của một giáo viên.


2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Tạo động lực học tập cho học sinh trong trường THPT là việc giáo viên sử
dụng tất cả các biện pháp nhằm tạo sự khao khát và tự nguyện học tập của học
sinh để giáo viên có thể thực hiện hoạt động giảng dạy một cách tốt nhất.
Do động lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất
lượng làm việc, học tập nên người lãnh đạo, quản lí của bất kì tổ chức nào cũng
phải quan tâm tới công tác tạo động lực làm việc cho các thành viên của tổ chức
mình. Riêng đối với trường THPT, tạo động lực học tập cho học sinh trở thành
một yêu cầu cấp thiết, xuất phát từ những lí do sau đây:
Thứ nhất, do vai trò của động lực đối với chất lượng học tập của học sinh


trong trường THPT
Đối tượng lao động của hoạt động học tập trong trường THPT là các em học
sinh đang ở lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách. Mục đích của hoạt động
học tập là trau dồi trí thức và rèn luyện nhân cách cho các thế hệ tương lai nhằm
tái sản xuất mở rộng góp sức lao động cho xã hội. Như vậy, đòi hỏi học sinh
phải chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Yêu cầu này chỉ có thể có
được khi bản thân học sinh có được sự hăng say học tập hay nói cách khác, đó là
khi học sinh có động lực học tập.
Thứ hai, do động lực học tập của học sinh trong trường THPT đang bị sa sút
Có thể hình dung khái quát thực trạng động lực học tập của học sinh thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng về những hiện tượng tiêu cực trong
trường học và thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới động lực
học tập của học sinh như sau:
-

Các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường; hiện tượng gian lận trong thi
cử (coi bài bạn, chép phao thi...), mải chơi quên học (tham gia thường
xuyên các trò chơi trực tuyến – game online ...)... Những học sinh tham
gia thực hiện hành vi tiêu cực là những người không có trách nhiệm đối
với công việc, họ không đủ ý chí và nghị lực để vượt qua những cám dỗ.
Xét theo khía cạnh đó, họ đã mất động lực học tập.


-

Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực (áp lực học tập; kì vọng quá mức của gia
đình...) đã và đang làm thui chột động lực học tập của học sinh.

Trong tình hình đó, với sự mong muốn thúc đẩy tinh thần tự học, tự nghiên
cứ và chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, tôi chọn đề tài:

* MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH HỌC TẬP
BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG*


3. CÁC GIẢI PHÁP
Khái niệm, vai trò và phân loại động lực:
Khái niệm động lực:
Động lực là sự thúc đẩy một người hành động. Động lực làm việc, học tập
chính là sự khát khao và tự nguyện của cá nhân nhằm phát huy và hướng các nỗ
lực của bản thân để đạt được các mục tiêu cá nhân và các tổ chức. Vì thế, nhờ có
động lực làm việc mà người lao động có được sự nỗ lực, sự cam kết và sáng tạo
trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vai trò của động lực:
Động lực làm việc xuất phát từ sụ khao khát và tự nguyện nên khiến con
người làm việc hăng say, giúp cho họ phát huy được sức mạnh tiềm tàng bên
trong và do đó họ có thể vượt qua được những thử thách, khó khăn để hoàn
thành công việc tốt nhất. Một người có động lực là khi người đó bắt tay vào làm
viêc mà không cần có sự cưỡng bức. Khi đó, họ có thể làm được nhiều hơn sự
mong đợi. Một người có động lực là người làm việc tích cực, duy trì nhịp độ làm
việc một cách tích cực và có hành vi định hướng vào các mục tiêu quan trọng.
Động lực luôn kèm theo sự nỗ lực, kiên trì và mục đích.
Như vậy, động lực làm việc có vai trò quan trọng trong tăng năng suất lao
động khi các điều kiện đầu vào khác không đổi. Động lực làm việc như một sức
mạnh vô hình bên trong thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn.
Phân loại động lực:
Động lực có thể chia làm 2 loại: động lực bên trong và động lực bên ngoài.
Động lực bên trong: có 3 loại:
- Loại thứ nhất: con người muốn hành động vì lợi ích của họ, bởi họ thấy hành
động đó đem đến niềm vui, sự thoả mãn.
- Loại thứ hai: là những công việc không thú vị nhưng nếu thực hiện nó sẽ đem

đến sự vinh dự, tự hào.
- Loại thứ ba: là con người hành động vì họ thấy phải tuân thủ những chuẩn
mực mà họ cho là đúng đắn.


Động lực bên ngoài:
Động lực bên ngoài được hình thành khi hành động thực hiện để đạt được kết
quả nhằm tách hẳn với hành động đó. Trong bối cảnh công việc, động lực bên
ngoài là mong muốn thoả mãn những nhu cầu hoặc mục đích không liên quan
đến công việc.
Dù là động lực bên trong hay động lực bên ngoài thì mục tiêu cuối cùng
của mỗi cá nhân không phải làm thế nào để có động lực mà là có động lực để
hành động. Do đó, mục tiêu cuối cùng của động lực là hành động - tức là mục
tiêu. Trong công việc, hành động chính là hiệu quả công việc. Do vậy, mục tiêu
của việc nghiên cứu động lực làm việc, học tập là để học cách làm thế nào tạo
được động lực làm việc cho người làm việc - ở đây đối tượng là học sinh THPTđể họ thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm được giao một cách tốt nhất.
Quá trình hình thành động lực:
Nhu cầu:
Để tạo động lực làm việc cho người lao động, nhất thiết phải tìm hiểu nhu
cầu của họ và cần biết được cơ chế hình thành động lực làm việc của người lao
động. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lí phức tạp. Tuy nhiên, trong phạm vi nhận
thức chung nhất được hiểu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái
thiếu hụt của chính các thể đó và do đó phân biệt được nó với môi trường sống
(Theo WienerN.(1953), “ A Machine Wises Than Its Masker”)
Thông thường nhu cầu được phân chia làm 2 loại: nhu cầu vật chất và
nhu cầu tinh thần.
- Nhu cầu vật chất: là những nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo cuộc sống của
con người: ăn, mặc, đi lại ...
- Nhu cầu tinh thần: là những nhu cầu đòi hỏi con người đáp ứng được
những điều kiện để tồn tại và phát triển về mặt trí lực: nhu cầu học tập nâng cao

trình độ, nhu cầu thẩm mĩ và giao tiếp xã hội, nhu cầu công bằng xã hội.
Ngoài ra, có thể phân loại cấp bậc nhu cầu theo Maslow:


Quá trình hình thành động lực:
Nhu cầu được xem là xuất phát điểm trong qua trình hình thành động lực.
Nhu cầu là sự đòi hỏi của con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát
triển. Nhu cầu không được thoả mãn tạo ra sự căng thẳng, sự căng thẳng này
thường kích thích những động cơ bên trong các cá nhân. Những động cơ này tạo
ra một cuộc tìm kiếm nhằm có được các mục tiêu cụ thể mà nếu đạt được, sẽ
thoả mãn nhu cầu này và dẫn đến giảm căng thẳng.
Nhu cầu
không

=>

được thoả

Sự căng

=>

thẳng

Các động

=>




mãn
Nhu cầu

Hành vi
=>

tìm kiếm

=>

được thoả

Giảm căng
=>

thẳng

mãn
Tạo động lực cho học sinh trong trường THPT:
Vai trò của giáo viên trong quá trình tạo động lực cho học sinh:
Loại nhu cầu

Điều kiện thuận lợi mà giáo viên có thể tạo ra


cho học sinh
Nhu cầu
khẳng định bản thân

Tạo ra cho học sinh công việc, bao gồm:

- Thách thức, mạo hiểm.
- Cơ hội phát triển.
- Sử dụng sáng tạo và tự do thử nghiệm ý tưởng
mới.
- Cảm giác hoàn thành công việc và trách nhiệm

Nhu cầu
được tôn trọng

- Được đề cao, tôn vinh, nhận giải thưởng.
- Được ghi nhận đối với kết quả đạt được, nỗ lực
bỏ ra và những tiến bộ trong công việc.

Nhu cầu
xã hội

- Quan hệ thân thiện hài hoà với mọi người.
- Cảm giác là thành viên của nhóm.
- Tham gia các tổ chức, đoàn thể.
- Được đối xử công bằng.

Nhu cầu

- An toàn việc làm.

an toàn

- Môi trường làm việc, học tập an toàn.

Nhu cầu


- Điều kiện học tập và làm việc được an toàn( nhiệt

sinh lí

độ; chiếu sáng; tiếng ồn; giờ làm việc, học tập, nghỉ
ngơi hợp lí ...)

Các biện pháp tạo động lực học tập cho học sinh trong trường THPT
• Tạo động lực thông qua biện pháp “ phần thưởng”:
- Giao các bài tập cộng điểm: Những bài tập cộng điểm sẽ giúp học sinh
nhìn nhận tài liệu học ở một cấp độ khác và cố gắng làm bài để cải thiện điểm
của mình.
Ví dụ: Khi học bài *Oxi - ozon*: có thể giao cho học sinh chuẩn bị trước
những thông tin, kiến thức thực tế về oxi và ozon. Học sinh chủ động tra cứu,
tìm kiếm các thông tin trên mạng, sách tham khảo ... trước khi vào giờ học giúp


học sinh tự tin hơn. Căn cứ vào kết quả học sinh chuẩn bị, giáo viên cộng thêm
điểm cho học sinh khi trả lời bài trên lớp.
- Tiền thưởng: Biện pháp này không phải lúc nào giáo viên cũng thực hiện
được vì phần kinh phí bỏ ra làm phần thưởng được lấy từ tiền riêng của giáo
viên. Với những phần công việc, bài tập lớn có giá trị ( bài tập của học sinh là
một phần trong dự án làm việc của giáo viên – ví dụ: dạy học tích hợp liên
môn...) thì giáo viên có thể trao thưởng cho học sinh, nhóm học sinh bằng tiền
thưởng khi học sinh, nhóm học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
• Tạo động lực thông qua công việc:
- Phân công công việc phù hợp: Khi học sinh được nhận công việc, bài tập
phù hợp với khả năng sở trường của mình thì họ sẽ phát huy năng lực làm việc
một cách tối đa dù trong những điều kiện bình thường nhất.

Ví dụ: Kết hợp một học sinh có kiến thức ở mức độ trung bình môn Hoá
nhưng lại có năng khiếu về môn Tin học với một em học tốt môn Hoá nhưng sử
dụng máy tính chưa thành thạo. Hai em sẽ bổ trợ phần thiếu hụt của nhau khi
được giao nhiệm vụ nhóm.
- Xác định rõ mục tiêu cho cá nhân học sinh: Xác định mục tiêu cho các
nhân từng học sinh là việc quan trọng bởi vì chỉ khi học sinh hiểu được mục tiêu
cần thực hiện họ mới có động lực và đích phấn đấu.
- Trao quyền tự chủ và huy động sự tham gia: Trao quyền tự chủ làm
cho học sinh có thêm quyền hạn, có thể tự quyết một số vấn đề trong quá trình
học tập và làm việc của họ. Vì vậy, trao quyền là biện pháp kích thích học sinh
nỗ lực làm việc gắn liền với tăng trách nhiệm trong công việc của họ.
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh các lớp thuộc
khối 12 chuẩn bị nội dung chương 9 “ Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã
hội, môi trường”. Học sinh được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị nội dung theo
SGK lớp 12( từ trang 181 đến hết trang 205). Còn về phần hình thức, học sinh
được lựa chọn thuyết trình dưới nhiều hình thức: clip (video), power point hoặc
sơ đồ tư duy- mindmap... Ngoài ra, trong mỗi nội dung được chuẩn bị, học sinh
có thể lồng ghép để giới thiệu về các thành viên của nhóm mình.( Phụ lục)


- Giao công việc có tính chất thách thức: Nhiệm vụ có tính thách thức là
những nhiệm vụ mới đối với học sinh hoặc những nhiệm vụ có yêu cầu cao hơn
so với công việc hiện tại. Khi học sinh được phân công làm những công việc,
bài tập này, họ phải tìm tòi, suy nghĩ để hoàn thành công việc được giao, khi đó
họ phải có những suy nghĩ sáng tạo, biến các ý tưởng trên giấy thành sản phẩm.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài “ Hợp chất của cacbon - Lớp 11” giáo viên
có thể giao bài tập vận dụng: “ Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than
để sưởi ấm trong phòng kín. Việc làm đó có những gây ra nguy hại gì không?
Nếu có, hãy nêu cách xử lí”. Để hoàn thành được bài tập này, học sinh phải vận
dụng được kiến thức đã học trong bài “ Hợp chất của cacbon - Lớp 11”, kết hợp

với những kiến thức thực tế về tình hình sử dụng bếp than để sưởi ấm- thông
qua tivi, báo, đài- để từ đó rút ra cách xử lí ( Phụ lục).
Ví dụ 2: Sau khi học xong chương “ Este, Lipit - Lớp 12” giáo viên có thể
giao bài tập vận dụng: Vì sao không nên dùng lại dầu mỡ ăn dư thừa? Làm thế
nào để xử lí dầu mỡ ăn đã qua sử dụng?. Để hoàn thành được bài tập này, học
sinh phải vận dụng được kiến thức đã học trong chương “ Este, Lipit - Lớp 12”,
kết hợp với những kiến thức thực tế về tình hình sử dụng dầu mỡ dư thừa, cách
xử lí hiện tại, để từ đó rút ra cách xử lí hợp lí nhất( Phụ lục).
• Tạo động lực thông qua cải thiện môi trường làm việc, học tập:
- Cải thiện điều kiện làm việc: cung cấp đủ trang thiết bị thí nghiệm, đảm
bảo vệ sinh an toàn khi làm thí nghiệm.
Ví dụ: Trong các tiết thực hành, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được
trực tiếp tiến hành thí nghiệm (chia nhóm làm và luân phiên học sinh tiến hành
thí nghiệm- nếu thời gian không đủ thì luân phiên học sinh ở các thí nghiệm
khác nhau, bài thực hành khác nhau )
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển: bồi dưỡng học sinh giỏi; khuyến
khích tham gia các hoạt động trải nghiệm( dự thi: vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết tình huống, sáng tạo KHKT ...) (Phụ lục).


Ví dụ: Khuyến khích học sinh tham gia vào các cuộc thi do Bộ và Sở GD tổ
chức (lựa chọn học sinh có năng lực, có lòng say mê, kiên trì => giáo viên
hướng dẫn, bồi dưỡng...).
- Đánh giá công bằng, khách quan: giáo viên cần xây dựng tiêu chí đánh
giá rõ ràng và có thể định lượng được; qui trình đánh giá phải rõ ràng, công
khai, minh bạch và học sinh nên được tham gia vào qui trình đánh giá đó.
Ví dụ: Chia mỗi lớp 12 thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 1 trong 3 nội
sau: “Hoá học với vấn đề kinh tế”, “Hoá học với vấn đề xã hội”, “Hoá học với
vấn đề môi trường”. Giáo viên ấn định ngày nộp sản phẩm (có thể là clip; power
point hoặc sơ đồ tư duy), nếu nộp muộn thì trừ điểm. Đến tiết Hoá, từng nhóm

trình bày nội dung của mình. Ban giám khảo (gồm: thày(cô) dạy chính khoá,
thày cô tổ bộ môn- có thể, đại diện của từng nhóm) sẽ chấm điểm trực tiếp dựa
trên những tiêu chí được thông qua trước( nội dung (... điểm); hình thức(...
điểm)). Điểm của mỗi nhóm = tổng điểm của ban giám khảo - điểm (nộp muộn;
vi phạm thời gian trình bày- quá giờ.)
- Khuyến khích sáng tạo: Học sinh sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu họ
được làm việc và học tập trong một môi trường nơi mà học được thử thách và có
cơ hội được thể hiện. Cần khuyến khích để học sinh có nhiều ý tưởng hơn cho
cách học tập, làm việc để chính bản thân họ hài lòng với suy nghĩ của mình,
khiến tinh thần học tập phấn chấn và hứng khởi hơn. Đồng thời, cũng tạo cơ hội
và hỗ trợ mọi điều kiện để họ có thể vận dụng những sáng tạo vào thực tiễn.
(Phụ lục)
Ví dụ: Học sinh được trực tiếp tiến hành thí nghiệm, được tự tay biến ý
tưởng thành sản phẩm ...
- Xây dựng bầu không khí học tập, làm việc thân thiện: Bầu không khí
tâm lí thuận lợi là môi trường làm việc với biểu hiện của những mối quan hệ tốt
đẹp giữa người với người trong tập thể. Đó là mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau,
thông cảm, trao đổi tâm tư nguyên vọng, sẵn sàng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.


4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng tôi đã thực nghiệm cho lớp 10B và
lấy lớp đối chứng là lớp 10A( từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2016) và
tất cả các lớp ( từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017). Để đánh giá kết
quả của việc áp dụng sáng kiến tôi thực hiện 3 nội dung sau:
+ Kiểm tra vở bài tập của học sinh: Dùng học sinh các tổ kiểm tra chéo
nhau: đếm số bài và nhiệm vụ giao thêm đã làm, số bài, nhiệm vụ làm đúng rồi
tính tỷ lệ so với tổng số bài và nhiệm giao thêm. Các bài tập này thường không
khó, tuy nhiên với số lượng nhiều và diễn ra thường xuyên nên qua đây đánh giá
được ý thức tự giác, tự lực học, sự say mê, yêu thích môn học.

+ Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy – mindmap, power point,
dựng clip (phụ lục).
+ Dùng phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát này đánh giá việc học sinh có yêu
thích môn học hay không? Khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kĩ
năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền
đạt một cách có hiệu quả khi xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.(Phụ
lục).
Kết quả kiểm tra vở bài tập:
Lớp

Tỷ lệ làm <50%

Tỷ lệ làm

Tỷ lệ làm

50→80%

80 →100%

10B

0

20%

80%

10A


10%

30%

60%

Kết quả phiếu khảo sát:
Lớp

Yêu thích môn học
Không

Không

Thích

ý kiến

thích

10B

0

12,5%

87,5%

10A


7,5%

25%

67,5%

Tự nhận về kĩ năng làm việc
Khá

Tốt

2,5%

25%

72,5%

10%

60%

30%

Trung
bình


5. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
Động lực học tập của học sinh được tạo ra từ phong cách và tài năng của
chính giáo viên dạy lớp đó. Do vậy, mỗi giáo viên cần có:

-

Giáo viên phải có động lực làm việc cho chính bản thân.

-

Giáo viên phải có được sự tin tưởng, sự tôn trọng của học sinh mới có
thể tạo động lực hiệu quả.

-

Là giáo viên, đòi hỏi phải có chuẩn mực trong hành vi, giao tiếp ứng xử
phù hợp với vị trí của mình.
Ngoài ra, giáo viên nên tránh những điều sau đây để giảm bớt những tác

động tiêu cực tới động lực học tập của học sinh:
-

Đặt ra những qui định cho hầu hết học sinh nhằm kiểm soát hành vi của
một vài học sinh.

-

Chỉ tập trung vào hạn chế, khuyết điểm của học sinh mà bỏ qua những
sự cố gắng, nỗ lực – dù nhỏ- của học sinh. Chỉ trích chứ không góp ý
xây dựng.

-

Xem thường các góp ý, phản hồi của học sinh.


-

Không định hướng, không hướng dẫn học sinh trong thực thi nhiệm vụ
học tập, làm cho học sinh có cảm giác bị bỏ rơi.

-

Giao cho học sinh nhiệm vụ vượt quá khả năng, sau đó trừng phạt học
sinh vì không hoàn thành nhiệm vụ.

-

Đối xử không công bằng giữa các học sinh.
Một số kĩ năng mà giáo viên cần rèn luyện để tạo động lực có hiệu quả

với học sinh:
-

Kĩ năng phân công công việc, nhiệm vụ.

-

Kĩ năng giao việc và uỷ quyền.

-

Kĩ năng đánh giá và sử dụng học sinh.

-


Kĩ năng phản hồi.

-

Kĩ năng huấn luyện.

-

Kĩ năng giao tiếp.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy:
- Có thể áp dụng các biện pháp trên cho tất cả các đối tượng học sinh học
bộ môn Hoá hay bất kì bộ môn nào khác.
- Giáo viên cần có sự tích lũy chuyên môn và có khả năng tổng hợp các vấn
đề. Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của người giáo viên.
- Cần xây dựng kế hoạch giảng dạy để có thể nắm được phần kiến thức liên
quan.
- Có ý thức trách nhiệm cao đối với học sinh, đặt việc giảng dạy cho học
sinh là tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Người thầy phải biết
tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm đam mê vào việc học tập bộ môn Hoá học
nói riêng, học tập để lập nghiệp nói chung.
- Và trên hết là bản thân mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề, có tinh thần
tự học để học sinh noi theo.




×