Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

XÂY DỰNG mô HÌNH gây GIẢM BẠCH cầu BẰNG PHỐI hợp OXALIPLATIN và 5 FLUOROURACIL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

CHÂU NGỌC QUỲNH ANH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY GIẢM BẠCH CẦU BẰNG
PHỐI HỢP OXALIPLATIN VÀ 5-FLUOROURACIL
TRÊN CHUỘT NHẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Tp. Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

CHÂU NGỌC QUỲNH ANH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY GIẢM BẠCH CẦU BẰNG PHỐI HỢP
OXALIPLATIN VÀ 5-FLUOROURACIL TRÊN CHUỘT NHẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN MẠNH HÙNG
DS. LÊ PHAN XUÂN QUYÊN


Tp. Hồ Chí Minh - 2012


iii

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
2.1. CÁC DÒNG BẠCH CẦU ..........................................................................................3
2.1.1.Bạch cầu hạt ...............................................................................................................4
2.1.2.Bạch cầu dòng lympho .............................................................................................6
2.1.3.Bạch cầu đơn nhân ....................................................................................................6
2.2. SUY GIẢM BẠCH CẦU DO THUỐC ....................................................................7
2.2.1.Các thuốc hóa trị ung thư..........................................................................................7
2.2.2.Các thuốc kháng giáp tổng hợp............................................................................. 11
2.2.3.Các loại thuốc khác ............................................................................................... 11
2.3. YẾU TỐ KÍCH THÍCH TẠO BẠCH CẦU .......................................................... 12
2.3.1.Quá trình sản sinh bạch cầu .................................................................................. 12
2.3.2.Kích thích sự tạo bạch cầu sau hóa trị liệu .......................................................... 14
2.3.3.Filgrastim ................................................................................................................. 15
CHƯƠNG 3. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 17
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 17
3.2. HÓA CHẤT VÀ THUỐC THỬ NGHIỆM........................................................... 17
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 18
3.3.1. Phương pháp đếm tổng lượng bạch cầu trên buồng đếm Neubauer................ 18
3.3.2. Xây dựng mô hình và xác định các chỉ số huyết học của mô hình trên máy xét
nghiệm huyết học.............................................................................................................. 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN................................................................. 23

4.1. KHẢO SÁT TÁC DỤNG GÂY SUY GIẢM BẠCH CẦU CỦA OXALIPLATIN,
5-FLUOROURACIL TRÊN BUỒNG ĐẾM NEUBAUER ....................................... 23

Châu Ngọc Quỳnh Anh


iv

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

4.1.1.Khảo sát tác động gây suy giảm bạch cầu của oxaliplatin, 5-fluorouracil ...... 23
4.1.2.Lựa chọn mô hình thích hợp cho nghiên cứu sàng lọc thuốc ............................ 37
4.2.

ĐÁNH

GIÁ



HÌNH

GÂY

SUY

GIẢM

BẠCH


CẦU

CỦA

OXALIPLATIN, 5-FLUOROURACIL, LEUCOVORIN VÀ ĐÁP ỨNG CỦA
FILGRASTIM................................................................................................................... 38
4.2.1.Đánh giá trên thể trọng chuột ................................................................................ 38
4.2.2.Đánh giá trên bạch cầu của chuột thí nghiệm ..................................................... 40
4.2.3.Đánh giá trên tiểu cầu, hồng cầu và các chỉ số liên quan .................................. 43
4.3. BÀN LUẬN ............................................................................................................... 46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 48
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 48
5.1. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................... 48

Châu Ngọc Quỳnh Anh


v

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các giá trị bình thường của bạch cầu ở người ...............................................3
Bảng 2.2. Công thức bạch cầu ở chuột nhắt ....................................................................4
Bảng 2.3. Nguồn gốc và tế bào mục tiêu của các yếu tố kích thích tạo máu ........... 13
Bảng 4.1. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu/mm3 trước và sau khi tiêm thuốc ...... 23
Bảng 4.2. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu/mm3 trước và sau khi tiêm thuốc ...... 25
Bảng 4.3. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu/mm3 trước và sau khi tiêm thuốc ...... 27
Bảng 4.4. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu/mm3 trước và sau khi tiêm thuốc ...... 29
Bảng 4.5. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu/mm3 trước và sau khi tiêm thuốc ...... 31

Bảng 4.6. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu/mm3 trước và sau khi tiêm thuốc ...... 33
Bảng 4.7. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu/mm3 trước và sau khi tiêm thuốc ...... 35
Bảng 4.8. Thể trọng chuột ở các lô thử nghiệm ........................................................... 38
Bảng 4.9. Bảng theo dõi số lượng các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm ............... 40
Bảng 4.10. Số lượng hồng cầu, tiểu cầu và Hemoglobin............................................ 44
Bảng 4.11. Các thông số liên quan khác ....................................................................... 44

Châu Ngọc Quỳnh Anh


vi

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bạch cầu trung tính ...........................................................................................5
Hình 2.2. Bạch cầu ưa kiềm ..............................................................................................5
Hình 2.3. Bạch cầu ái toan .................................................................................................6
Hình 2.4. Bạch cầu lympho ...............................................................................................6
Hình 2.5. Bạch cầu đơn nhân ............................................................................................7
Hình 2.6. Sơ đồ biệt hóa các dòng tế bào từ tế bào gốc .............................................. 13
Hình 2.7. a) Buồng đếm Neubauer. .............................................................................. 18
b) Buồng đếm Neubauer khi soi dưới kính hiển vi (vùng đếm là A, B, C,
D) ................................................................................................................ 18
Hình 2.8. Buồng đếm nhìn thẳng và nghiêng ……………………………………. 18

Châu Ngọc Quỳnh Anh


vii


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tác động của phối hợp oxaliplatin 10 mg/kg, 5-FU 150 mg/kg, trên thể
trọng và tổng lượng bạch cầu ở lô thử nghiệm ..................................... 24
Biểu đồ 4.2. Tác động của phối hợp oxaliplatin 10 mg/kg, 5-FU 100 mg/kg, trên thể
trọng và tổng lượng bạch cầu ở lô thử nghiệm ..................................... 26
Biểu đồ 4.3. Tác động của phối hợp oxaliplatin 5 mg/kg, 5-FU 150 mg/kg, trên thể
trọng và tổng lượng bạch cầu ở lô thử nghiệm ..................................... 28
Biểu đồ 4.4. Tác động của phối hợp oxaliplatin 5mg/kg, 5-FU 75 mg/kg, trên thể
trọng và tổng lượng bạch cầu ở lô thử nghiệm ..................................... 30
Biểu đồ 4.5. Tác động của phối hợp oxaliplatin 5 mg/kg, 5-FU 50 mg/kg trên thể
trọng và tổng lượng bạch cầu ở lô thử nghiệm ..................................... 32
Biểu đồ 4.6. Tác động của phối hợp oxaliplatin 5mg/kg, 5-FU/ LV 75 mg/kg trên
thể trọng và tổng lượng bạch cầu ở lô thử nghiệm ............................... 34
Biểu đồ 4.7. Tác động của phối hợp oxaliplatin 5 mg/kg, 5-FU/LV 50 mg/kg trên
thể trọng và tổng lượng bạch cầu ở lô thử nghiệm ............................... 36
Biểu đồ 4.8. Thể trọng chuột ở các lô thử nghiệm....................................................... 39
Biểu đồ 4.9. Tổng lượng bạch cầu ở các lô thử nghiệm ............................................. 41
Biểu đồ 4.10. Số lượng bạch cầu trung tính ở các lô thử nghiệm .............................. 42
Biểu đồ 4.11. Số lượng bạch cầu lympho ở các lô thử nghiệm.................................. 42
Biểu đồ 4.12. Số lượng bạch cầu đơn nhân ở các lô thực nghiệm............................. 43
Biểu đồ 4.13. Số lượng hồng cầu và các chỉ số liên quan ở các lô thực nghiệm .... 45
Biểu đồ 4.14. Số lượng tiểu cầu ở các lô thực nghiệm................................................ 46

Châu Ngọc Quỳnh Anh


viii


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng và
DS. Lê Phan Xuân Quyên đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm để em có thể hoàn thành tốt khóa luận.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn cô TS. Huỳnh Ngọc Trinh và quý thầy, cô trong hội
đồng đã dành thời gian nhận xét, đóng góp để khóa luận được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Khoa xét nghiệm Huyết học bệnh viện
175 TP. HCM cũng như các cô và các chị làm việc tại Bộ môn Dược lý đã luôn sẵn
lòng giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận.
Và sau cùng em xin cảm ơn gia đình, thầy cô và bạn bè đã luôn quan tâm, động
viên, giúp đỡ em trong thời gian qua.

Châu Ngọc Quỳnh Anh


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học – Năm học: 2011 – 2012
XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY GIẢM BẠCH CẦU BẰNG PHỐI HỢP
OXALIPLATIN VÀ 5-FLUOROURACIL TRÊN CHUỘT NHẮT
Châu Ngọc Quỳnh Anh
Thầy hướng dẫn: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng
DS. Lê Phan Xuân Quyên
Đặt vấn đề
Các thuốc hóa trị liệu ung thư gây tác dụng phụ lên nhiều hệ cơ quan, trong đó suy tủy và suy
giảm bạch cầu là một trong những nguyên nhân chính buộc phải giảm liều, đổi thuốc, ngưng thuốc
gây giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình gây suy giảm
bạch cầu bằng phối hợp oxaliplatin, 5-fluorouracil, leucovorin để sàng lọc các thuốc có khả năng
phòng ngừa suy giảm bạch cầu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: thí nghiệm được tiến hành trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino 6-8 tuần tuổi,
phái đực.
Phương pháp: thử nghiệm được tiến hành trên hai phương pháp: đếm tổng lượng bạch cầu
trên buồng đếm Neubauer và xác định các chỉ số huyết học của mô hình trên máy xét nghiệm
huyết học.
Kết quả
Oxaliplatin 5 mg/kg, ip (ngày 0) + 5-fluorouracil/leucovorin 50 mg/kg, ip (ngày 0, 1) gây giảm số
lượng các loại bạch cầu và mức giảm bạch cầu mạnh nhất vào ngày thứ 5. Sự suy giảm bạch cầu
này đạt ý nghĩa bệnh lý về suy giảm bạch cầu do thuốc hóa trị.
Kết luận:
Oxaliplatin 5 mg/kg, ip (ngày 0) + 5-fluorouracil/leucovorin 50 mg/kg, ip (ngày 0, 1) phù hợp để mô
phỏng mô hình sàng lọc các thuốc phòng ngừa suy tủy vào ngày 5.


Graduation thesis for obtaining the degree of BS Pharm - Academic year: 2011-2012
Mouse model of neutropenia induced by oxaliplatin and 5-fluorouracil
Chau Ngoc Quynh Anh
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Tran Manh Hung
Pharm. Le Phan Xuan Quyen
Introduction
Chemotherapeutic agents cause many adverse effects, of those neutropenia is one of the most
serious side effects that may delay or postpone chemotherapy. In this study, we mimicked a
mouse model of neutropenia for screening candidates which could protect bone marrow
suppression induced by chemotherapeutic agents.
Materials and Methods
Materials: Swiss albino male mice 6-8 weeks old were used in this experiment.
Methods: two methods were used: counting white blood celll on Neubauer hemocytometer and
determining hematological indices by hematology analyzer.
Results

Oxaliplatin, 5 mg/kg, ip (day 0) + 5-fluorouracil/leucovorin 50 mg/kg (day 0, 1) induced marked
decrease in white blood cell count on day 5 after the first dose. This neutropenia was pathologically
significant in term of neutropenia induced by chemotherapy.
Conclusions
Oxaliplatin, 5 mg/kg, ip (day 0) + 5-fluorouracil/leucovorin 50 mg/kg (day 0, 1) could be used to
mimick a mouse model of neutropenia.


1

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Theo kết
quả nghiên cứu mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO), số người mắc bệnh ung
thư trên thế giới sẽ tăng dần, đến năm 2030 là khoảng hơn 20 triệu (con số này là
12,7 triệu người vào năm 2008) với 90% ca bệnh tập trung ở các nước nghèo.
Trước đây, ung thư được xem như bệnh nan y nhưng ngày nay với sự kết hợp tốt
của nhiều phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, xạ trị và đặc biệt là hóa trị đã góp
phần rất lớn trong điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Các thuốc
hóa trị như 5-fluorouracil (5-FU), oxaliplatin thường được dùng điều trị ung thư
đường tiêu hóa, ung thư vú… Phối hợp 5-FU/leucovorin/oxaliplatin (FOLFOX)
được xem như phác đồ đầu tay trong điều trị ung thư trực tràng với tỷ lệ đáp ứng lên
đến 51-67%, [10] gia tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân, đặc biệt ở những bệnh nhân
đã đề kháng. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phác đồ FOLFOX nói riêng và hóa trị nói
chung là gây độc tính trên nhiều cơ quan như hệ tạo máu, niêm mạc tiêu hóa, tóc.
Đặc biệt, độc tính trên tủy xương, gây suy giảm bạch cầu. Bên cạnh đó, nhiều thuốc
khác cũng gây suy giảm bạch cầu như ribavirin, lamivudin trong điều trị viêm gan
siêu vi B, C.
Bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của

các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm… Giảm số lượng bạch cầu sẽ làm
người bệnh có nguy cơ cao bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đây là nguyên nhân
cao gây tử vong cho người bệnh.
Trước đây, tình trạng giảm bạch cầu chỉ có thể khắc phục bằng cách giảm liều, trì
hoãn hoặc ngưng điều trị. Nhưng hiện nay, khó khăn này đã được khắc phục bằng
việc

sử

dụng

các

yếu

tố

kích

thích

tạo

bạch

cầu

như:

G-CSF


(Filgrastim/Pegfilgrastim, Lenograstim); GM-CSF (Molgramostim, Sargramostim);
SCF (Ancestim). Bên cạnh đó, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu như tam
thất, phụ tử, linh chi, trinh nữ hoàng cung…v,v, cũng đang được nghiên cứu như là
những chất hỗ trợ điều trị, giúp hạn chế tác dụng phụ trên hệ tạo máu của các thuốc

Châu Ngọc Quỳnh Anh


2

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

hóa trị. Vì vậy việc xây dựng các mô hình dược lý phù hợp để phục vụ cho các
nghiên cứu này là rất cần thiết.
Với mục đích trên, chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu
trên chuột nhắt bằng phối hợp của oxaliplatin, 5-fluorouracil, leucovorin với các
mục đích cụ thể như sau:
- Khảo sát tác động gây suy giảm bạch cầu của phối hợp oxaliplatin, 5fluorouracil, leucovorin.
- Xây dựng mô hình để nghiên cứu sàng lọc thuốc có tác dụng phòng ngừa suy
giảm bạch cầu

Châu Ngọc Quỳnh Anh


3

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CÁC DÒNG BẠCH CẦU
Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương. Sau khi được tạo
thành thì bạch cầu được lưu thông trong máu tuần hoàn để tham gia bảo vệ cơ thể.
Bạch cầu có ba đặc tính cơ bản là khả năng xuyên mạch, chuyển động bằng chân
giả và tính hóa hướng động. Những nơi viêm thường tập trung nhiều bạch cầu, tại
đó bạch cầu thò chân giả bắt giữ các vi khuẩn và mảnh tế bào chết. Khi các vật lạ
lọt vào bào tương của bạch cầu, như một túi thực bào, các enzym của bạch cầu
(oxidase, peroxidase, catalase, lipase, amylase) sẽ tiêu hóa chúng. Thực bào là chức
năng quan trọng nhất của bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào.
Số lượng bạch cầu trong 1 lít máu ở người trưởng thành bình thường dao động từ
4x10 9 đến 11x10 9. Ở trẻ em và phụ nữ có thai, lượng bạch cầu có thể cao hơn. Số
lượng bạch cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc biệt tăng cao trong
các bệnh bạch huyết cấp hoặc mạn tính và giảm trong trường hợp bị nhiễm độc,
nhiễm xạ, suy tủy. [1], [5]
Có nhiều cách phân loại bạch cầu, thông dụng nhất là chia thành ba nhóm : bạch
cầu hạt (bạch cầu trung tính, ưa acid, và ưa kiềm), bạch cầu lympho và bạch cầu
đơn nhân.
Bảng 2.1. Các giá trị bình thường của bạch cầu ở người [1], [5]
Các loại bạch cầu
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu ưa acid
Bạch cầu ưa kiềm
Bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu lympho

Giá trị tuyệt đối
(trong 1mm3)
1700 - 7000
50 - 500
10 - 50

100 - 1000
1000 - 4000

Tỷ lệ phần
trăm
60 - 66%
2 - 11%
0,5 - 1%
2 – 2,5%
20 - 25%

Ở chuột, cũng tìm thấy những loại bạch cầu như ở người. Tuy nhiên, tỷ lệ bạch cầu
lympho ở chuột cao hơn tỷ lệ này ở người và bạch cầu ưa kiềm ít khi được tìm thấy
trong máu chuột trưởng thành. [12]

Châu Ngọc Quỳnh Anh


4

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

Số lượng bạch cầu rất khác nhau tùy thuộc vào gen, giới tính, môi trường và
phương pháp lấy máu. Ở chuột cái, bạch cầu hạt cao hơn chuột đực. Việc lấy máu
đuôi nhiều lần cũng có thể làm tăng bạch cầu từ 50-120%. [12] Theo một nghiên
cứu của các nhà khoa học, đại học Michigan, số lượng bạch cầu khi lấy máu ở đuôi
chuột thường cao hơn khi lấy máu ở tim. [18]
Bảng 2.2. Công thức bạch cầu ở chuột nhắt [15]
Tổng lượng
bạch cầu

(trong 1 mm3)
6000-15000

Bạch cầu
lympho
(%)
35-90

Bạch cầu
trung tính
(%)
10-40

Bạch cầu
đơn nhân
(%)
1-3

Bạch cầu
ưa acid
(%)
0-4

Bạch cầu
ưa kiềm
(%)
0-1

2.1.1. Bạch cầu hạt
Bạch cầu hạt trước đây được gọi là “bạch cầu đa nhân” do nhân tế bào thắt lại, chia

thành nhiều thùy. Bạch cầu hạt gồm ba loại, phân biệt nhờ tính bắt phẩm màu khác
nhau của các tiểu hạt trong tế bào chất.

2.1.1.1. Bạch cầu trung tính [1], [5]
Là những tế bào trưởng thành trong máu tuần hoàn, chức phận cơ bản của bạch cầu
trung tính là vận động và thực bào các vật lạ bên ngoài đặc biệt là vi khuẩn, virus
ngay sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạch cầu trung tính tăng trong các
trường hợp nhiễm trùng cấp như viêm ruột thừa, viêm phổi… Số lượng bạch cầu
trung tính cũng có thể tăng gấp 3-4 lần so với bình thường sau khi chơi thể thao,
vận động nhiều, làm việc nặng. Khoảng 60 phút sau, sự tăng bạch cầu sinh lý này sẽ
trở lại bình thường.
Bạch cầu trung tính giảm trong các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng (Pb, As),
suy tủy, nhiễm siêu vi, nội độc tố, do thuốc…

Châu Ngọc Quỳnh Anh


5

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

Hình 2.1. Bạch cầu trung tính

2.1.1.2. Bạch cầu ưa kiềm [1], [5]
Bạch cầu ưa kiềm không có khả năng vận động và thực bào, nhưng có vai trò quan
trọng trong phản ứng quá mẫn do IgE - một globulin miễn dịch gây ra phản ứng dị
ứng có khuynh hướng gắn trên màng tế bào bạch cầu ưa baz. Khi màng bạch cầu vỡ
ra, histamin, bradykinin, serotonin được phóng thích vào máu gây ra các triệu
chứng phù, ngứa, mẫn đỏ, đau… Ngoài ra, bạch cầu ưa baz còn phóng thích heparin
vào máu để phòng ngừa đông máu lòng mạch.


Hình 2.2. Bạch cầu ưa kiềm

2.1.1.3. Bạch cầu ưa acid [1], [5]
Bạch cầu ưa acid có vai trò chính là khử độc các protein lạ trước khi chúng xâm
nhập vào cơ thể. Do đó, thường tăng trong các phản ứng dị ứng, ký sinh trùng.
Ngoài ra, bạch cầu ưa acid giải phóng plasminogen, chất này hoạt hóa thành
plasmin, làm tan cục máu đông. Bạch cầu ưa acid có khả năng thực bào kém hơn
bạch cầu trung tính, chủ yếu là thực bào và tiêu hóa các phức hợp kháng nguyên-

Châu Ngọc Quỳnh Anh


6

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

kháng thể, sau khi quá trình miễn dịch hoàn thành, vì vậy không giữ vai trò quan
trọng chống lại sự nhiễm khuẩn.

Hình 2.3. Bạch cầu ưa acid

2.1.2. Bạch cầu dòng lympho [1], [5]
Lympho bào là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, được chia thành hai
dòng:
- Dòng lympho bào cảm ứng (lympho T) phân bố ở tuyến ức, có chức năng miễn
dịch tế bào, tiêu diệt các tác nhân xâm lấn.
- Dòng lympho bào có chức năng miễn dịch thể dịch (lympho B), phân bố ở gan,
lách, các tổ chức bạch huyết ở ống tiêu hóa, chúng có khả năng tạo kháng thể,
làm mất hiệu lực của kháng nguyên.


Hình 2.4. Bạch cầu lympho

2.1.3. Bạch cầu đơn nhân [1], [5]
Bạch cầu đơn nhân là bạch cầu có kích thước lớn nhất trong các tế bào máu tuần
hoàn. Đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của đáp ứng miễn dịch. Bạch cầu

Châu Ngọc Quỳnh Anh


7

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

đơn nhân trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô có nhiệm vụ thực
bào rồi đưa kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch
cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau
của cơ thể.

Hình 2.5. Bạch cầu đơn nhân

2.2. SUY GIẢM BẠCH CẦU DO THUỐC
2.2.1. Các thuốc hóa trị ung thư [13]
Hóa trị liệu là một trong những nguyên nhân gây suy tủy tạm thời, biểu hiện thường
gặp là giảm bạch cầu trung tính. Tác động của hóa trị trên tủy xương và tỷ lệ phục
hồi, lệ thuộc vào cơ chế dược lý của thuốc hóa trị sử dụng và tốc độ phục hồi của
dòng tế bào gốc. Về mặt lý thuyết, tất cả thuốc gây độc tế bào có thể tác động lên tế
bào gốc đa năng và những tế bào tiền thân khác, những tế bào biệt hóa và cả những
tế bào trong vi mô trường của tủy xương bao gồm tế bào nội mô, mô liên kết, tế
bào thân… Khoang dự trữ của tủy xương có nhiệm vụ cung cấp các tế bào máu

trưởng thành vào máu ngoại biên trong khoảng 8-10 ngày sau khi phân chia và
trưởng thành từ tế bào gốc. Hóa trị ức chế các tế bào gốc sản sinh bạch cầu nhưng
không làm giảm chức năng hay rút ngắn đời sống của các bạch cầu hạt, thậm chí khi
tủy xương đã thâm nhiễm tế bào ung thư.

Châu Ngọc Quỳnh Anh


8

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

2.2.1.1. 5-Fluorouracil (5-FU)
5-Fluorouracil là chất kháng chuyển hóa loại pyrimidin, vào cơ thể được biến thành
chất chuyển hóa có hoạt tính là 5-Fd UMP (5-fluoro-2’-deoxyuridin-5’monophosphat). Tác động kháng u được giải thích qua hai cơ chế:
- Ức chế tổng hợp ADN do ức chế enzym TS (thymidilat synthetase) là enzym
xúc tác phản ứng methyl hóa uridilat thành thymidilat.
- Ức chế thành lập ARN: thông qua fluorouridin triphosphat (FUTP). Chất này
sáp nhập vào ARN làm thay đổi nhiều tính chất của ARN nên gây độc tế bào.
Cơ chế chính làm chết tế bào là ức chế TS bằng cách thành lập phức hợp TSFdUMP-folat là một hợp chất phân ly chậm. Khi thiếu folat sẽ ngăn thành lập phức
trên, do đó chất bổ sung folat như leucovorin (calcium folinat) có tác dụng làm tăng
tác dụng độc tế bào của FU. [3], [11]
Sau khi tiêm tĩnh mạch, thời gian bán thải trung bình khỏi huyết tương khoảng 16
phút (từ 8 đến 20 phút và phụ thuộc vào liều dùng). Không còn thấy thuốc ở dạng
nguyên vẹn trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch được 3 giờ. [2]
5-Fluorouracil có hiệu quả làm thuyên giảm các bệnh ung thư tế bào biểu mô đại
tràng, trực tràng, vú và dạ dày. Thuốc có chỉ số điều trị rất thấp, độc tính cao với
máu, gây xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Đặc biệt là độc tính gây suy tủy
nặng.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã sử dụng 5-FU để xây dựng mô hình suy

giảm bạch cầu.
Trong nghiên cứu của Kimball và cộng sự [17] đã sử dụng liều duy nhất 5-FU 150
mg/kg, tiêm tĩnh mạch trên chuột nhắt trắng chủng B6C3F1, kết quả cho thấy bạch
cầu trung tính giảm thấp nhất vào vào ngày 7 sau khi tiêm 5-FU (<100/mm3).
Bit Mansour và cộng sự đã sử dụng 5-FU liều 150 mg/kg truyền tĩnh mạch 30 giờ
vào chuột nhắt. Bạch cầu giảm thấp nhất vào ngày 8 sau tiêm và hồi phục ở ngày
13. Trong thí nghiệm này, CMP/GMP (common myeloid/granulocyte-monocyte
progenitors) được tiêm 1 ngày sau khi tiêm 5-FU, kết quả có sự gia tăng đáng kể
bạch cầu trung tính so với nhóm chỉ được tiêm 5-FU. [16]

Châu Ngọc Quỳnh Anh


9

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

Trong một thí nghiệm khác, Gad El-Hak và cộng sự gây suy giảm bạch cầu bằng 5FU 160 mg/kg tiêm phúc mạc liều duy nhất để gây mô hình suy giảm bạch cầu trên
chuột nhắt. Trong thí nghiệm này, các yếu tố kích thích tăng sinh bạch cầu như GCSF 250 µg/kg, L-glutathion (GSH) 800 mg/kg được tiêm phúc mạc 7 ngày trước
khi tiêm 5-FU (ngày 8), và lấy máu ở ngày 9. Kết quả cho thấy khi dùng đơn lẻ GCSF (Filgrastim) 250 µg/kg hoặc GSH 800 mg/kg có tác dụng cải thiện bạch cầu so
với nhóm chỉ tiêm 5-FU 160 mg/kg, tuy nhiên sự phối hợp cùng lúc cả 2 yếu tố này
lại làm giảm tác dụng của nhau. [8]
Trần Mạnh Hùng và cộng sự cũng đã xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu
bằng 5-FU liều 150 mg/kg tiêm phúc mạc liều duy nhất, trong thí nghiệm này, bạch
cầu giảm thấp nhất vào ngày 7 và hồi phục sau 14 ngày. [4]

2.2.1.2. Oxaliplatin
Là một thuốc chống tân sinh thuộc nhóm các hợp chất platin mới, trong đó platin
nguyên tử tạo phức hợp với 1,2-diaminocyclohexane ("DACH") và nhóm oxalat.
Cơ chế tương tự cisplatin, khi hợp chất platin vào tế bào và được kích hoạt bởi Cl sẽ tạo thành 1,2-diaminocyclohexan platin (1,2-DACH platin). Chất này tiếp tục

chuyển hóa thành 1,2-DACH monoclorplatin và 1,2-DACH platin dichlorid gắn vào
vị trí N-7 trên purin, ức chế sự sao chép tế bào. Oxaliplatin cũng gây giảm bạch cầu
trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu, độc thần kinh... [11]
Oxaliplatin có hiệu quả tốt trên những bệnh ung thư trực tràng, đại tràng, sử dụng
đơn lẻ cho hiệu quả điều trị 10-24%.
Trên mô hình dược lý thực nghiệm, Shi-Rong Cai và cộng sự, tiêm phúc mạc
oxaliplatin liều 10 mg/kg vào chuột nhắt cái, kết quả cho thấy oxaliplatin gây giảm
bạch cầu trung tính 35% so với bình thường, bạch cầu giảm thấp nhất vào ngày 6 và
bình thường trở lại vào ngày 11. [7]

Châu Ngọc Quỳnh Anh


10

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

2.2.1.3. Phối hợp của oxaliplatin và 5-fluorouracil [9], [10]
Phối hợp FOLOX đã trở thành một trong những phối hợp đầu tay trong điều trị ung
thư kết-trực tràng với tỷ lệ đáp ứng lên đến 51–67%, gia tăng tỷ lệ sống sót của
bệnh nhân, đặc biệt cho kết quả tốt trên những bệnh nhân ung thư kết-trực tràng di
căn kháng trị trước đây.
Trên lâm sàng, phác đồ FOLFOX4 thường được dùng hóa trị ở giai đoạn 3.
Oxaliplatin (85 mg/m2) truyền tĩnh mạch trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (200
mg/m2) truyền tĩnh mạch trong 2 giờ ngày 1 và 2. Sau đó 5-fluorouracil (400
mg/m2) tiêm bolus tĩnh mạch rồi 5-fluorouracil (600 mg/m2) truyền tĩnh mạch trong
22 giờ ngày 1 và 2. Liều trên lặp lại mỗi 2 tuần. [9]
Phác đồ FOLFOX6 thường được dùng hóa trị ở những bệnh nhân đã chuyển sang
giai đoạn 4, oxaliplatin (85-100 mg/m2), truyền tĩnh mạch trong 2 giờ ngày 1,
leucovorin (400 mg/m2 ) truyền tĩnh mạch trong 2 giờ ngày 1 và 2. Sau đó 5fluorouracil (400 mg/m2 ) tiêm bolus tĩnh mạch, tiếp theo là 5-fluorouracil (24003000 mg/m2) truyền tĩnh mạch trong 46 giờ ngày 1 và 2. Liều trên lặp lại mỗi 2

tuần. [9]
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, đa trung tâm cho thấy phối hợp 5-FU và leucovorin
gây ra những độc tính nghiêm trọng: tiêu chảy, viêm cơ, giảm bạch cầu xảy ra ở 1520% bệnh nhân. Tuy khả năng dung nạp khá tốt nhưng tỷ lệ đáp ứng chưa cao 1433% (chỉ dùng 5-FU tỷ lệ này là 10-15%). Phối hợp oxaliplatin và 5-FU/LV nâng
cao tỷ lệ đáp ứng (51-67%). Tuy nhiên gây tiêu chảy nặng ở 43% bệnh nhân, độc
tính này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng loperamid. Ngoài ra còn gây
buồn nôn, nôn mữa. Phối hợp cũng gây độc tính nghiêm trọng trên hệ tạo máu, trên
thần kinh cảm giác ngoại biên, tăng enzym gan... Đây là nguyên nhân phải giảm
liều, trì hoãn hoặc ngưng điều trị. Do đó việc cải thiện tác dụng phụ, đặc biệt là cải
thiện bạch cầu trung tính là rất quan trọng. [10]
Hiện chưa tìm thấy mô hình suy giảm bạch cầu bằng phối hợp 2 thuốc oxaliplatin
và 5-fluorouracil/leucovorin.

Châu Ngọc Quỳnh Anh


11

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

2.2.2. Các thuốc kháng giáp tổng hợp [1]
Các thuốc kháng giáp tổng hợp như methimazol, carbimazol hoặc propylthiouracil
được dùng rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý có cường giáp như basedow, nhân
tuyến giáp... Mặc dù có hiệu quả cao trong điều trị nhưng các thuốc này có thể gây
khá nhiều phản ứng phụ ở các mức độ khác nhau. Một trong những phản ứng phụ
gây nguy hiểm cho người bệnh là giảm bạch cầu hạt.
Mất bạch cầu hạt của thuốc kháng giáp tổng hợp là một phản ứng miễn dịch, gây ra
do sự thành lập các kháng thể đặc hiệu với thuốc, hoặc với các chất chuyển hóa của
chúng. Do đó có sự phản ứng chéo giữa các loại thuốc kháng giáp với nhau.

2.2.3. Các loại thuốc khác [1]

Các Penicillin: được chiết xuất từ nấm Penicillinum notatum hoặc Penicillinum
chrysogenum. Do có chung cấu trúc là beta-lactam, nên các kháng sinh thuộc nhóm
này đều có tác dụng phụ là có thể gây giảm bạch cầu.
Ngoài ra, các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin (phân lập từ nấm
Cephalosporium) như: cefaclor, cefadroxil, cephalexin, cephaloridin, cephalothin,
cephradin, cefazolin, cefotaxim, cefamandol cũng có thể gây giảm bạch cầu.
Kháng sinh nhóm Phenicol: các kháng sinh nhóm này thường gây suy giảm bạch
cầu không hồi phục, có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc liều, có tần xuất
khoảng 1/10.000 ca điều trị và thường là tử vong.
Kháng sinh nhóm Cyclin: như tetracyclin, oxycyclin, doxycyclin cũng có thể làm
giảm bạch cầu, tuy nhiên ít gặp và cũng ít gây nguy hiểm.
Kháng sinh nhóm Sulfamid: có thể gây ức chế tủy, kết hợp trimethoprim và
sulfamethoxazol có nguy cơ cao làm giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính nhất là trên
tủy nhạy cảm (ghép tủy).
Phenothiazin: thường làm giảm bạch cầu sau 2–8 tuần điều trị, hoặc khi tổng liều
vượt quá 5 gam. Có thể thay đổi theo cá nhân và tùy theo khả năng bù trừ sự ức chế
của phenothiazin lên tổng lượng ADN.

Châu Ngọc Quỳnh Anh


12

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

Vàng: các thuốc có dẫn xuất từ vàng làm giảm bạch cầu hạt do ức chế tủy hay do
miễn dịch.
Thuốc loạn nhịp tim: quinidin và procainamid cũng làm giảm bạch cầu trong vòng
12 tuần sau khi sử dụng.


2.3. YẾU TỐ KÍCH THÍCH TẠO BẠCH CẦU
2.3.1. Quá trình sản sinh bạch cầu [6], [13]
Các tế bào bạch cầu cũng như hồng cầu đều xuất phát từ một nguồn là tế bào gốc
tạo máu (hematopoietic stem cell). Khởi đầu trong bào thai, các tế bào này có mặt ở
túi noãn hoàng nguyên thủy, rồi ở gan và cuối cùng là ở tủy xương cho đến suốt
đời. Các tế bào gốc ban đầu được gọi là các tế bào vạn năng vì chúng có thể phát
triển và biệt hóa thành các dòng tế bào khác nhau. Từ tế bào gốc vạn năng, qua biệt
hóa sẽ cho ra hai dòng tế bào chính: tế bào dòng lympho và tế bào dòng tủy. Sơ đồ
về quá trình biệt hóa có thể tóm tắt như hình 2.6.
Các tế bào dòng tủy khởi đầu là những tế bào tiền thân chung cho cả dòng hồng cầu
và tế bào tủy sau đó mới tách ra. Các tế bào tiền thân của dòng tủy tiếp tục biệt hóa
để trở thành một bên là dòng tế bào tiền thân của bạch cầu trung tính và các tế bào
đơn nhân, một bên khác sẽ biệt hóa để cho tiểu cầu nguyên thủy và các bạch cầu ưa
acid, ưa kiềm và tế bào mast.
Quá trình biệt hóa của các tế bào dòng tủy chịu ảnh hưởng của nhiều cytokin được
mô tả trong bảng 2.3. và hình 2.6.

Châu Ngọc Quỳnh Anh


13

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

Bảng 2.3. Nguồn gốc và tế bào mục tiêu của các yếu tố kích thích tạo máu [13]
Yếu tố kích thích
G-CSF
GM-CSF

Interleukin- 3


M-CSF

Tế bào cung cấp
Nội mô, nguyên bào sợi,
bạch cầu đơn nhân
Nội mô, nguyên bào sợi,
bạch cầu đơn nhân,
lympho T

Tế bào mục tiêu
GFU-G, bạch cầu hạt

CFU-blast, CFU-GEMM,
CFU-GM, BFU-E, bạch
cầu hạt, bạch cầu ưa acid,
bạch cầu ưa kiềm
Lympho T
CFU-blast, CFU-GEMM,
CFU-GM,CFU-E, BFUE, bạch cầu hạt, bạch cầu
ưa acid, bạch cầu ưa kiềm
Nội mô, nguyên bào sợi, CFU-M, bạch cầu đơn
bạch cầu đơn nhân
nhân

M-CSF = macrophage colony-stimulating factor (yếu tố kích thích dòng đại thực bào)
G-CSF = Granulocyte colony-stimulating factor (yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt)
GM-CSF = Granulocyte – macrophage colony-stimulating factor (yếu tố kích thích cả dòng bạch cầu hạt
và đại thực bào)


Hình 2.6. Sơ đồ biệt hóa các dòng tế bào từ tế bào gốc

Châu Ngọc Quỳnh Anh


14

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

2.3.2. Kích thích sự tạo bạch cầu sau hóa trị liệu [13]
Suy tủy thật sự là một trở ngại lớn trong việc duy trì liều hóa trị. Do bạch cầu bị suy
giảm dẫn đến những biến chứng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… gia tăng tỷ lệ tử vong.
Bệnh nhân buộc phải đến bệnh viện điều trị hoặc dùng kháng sinh. Những nỗ lực
nghiên cứu trong thập kỉ vừa qua đã đem lại những tiến bộ vượt bậc trong việc hỗ
trợ tình trạng suy tủy bệnh nhân sau hóa trị.
Việc sử dụng các yếu tố kích thích sự tạo bạch cầu như G-CSF và GM-CSF đã cải
thiện được tỷ lệ suy giảm bạch cầu sau hóa trị liệu và ghép tủy.

G-CSF
Những nghiên cứu tiền lâm sàng của G-CSF, một yếu tố kích thích đơn dòng giúp
cải thiện sự sản xuất và hoàn thiện chức năng của bạch cầu trung tính, chứng minh
rằng sự kích thích này phụ thuộc vào liều và thời gian giảm bạch cầu sau hóa trị,
suy tủy nặng hoặc xạ trị. Những thử nghiệm pha I/II ở người cho thấy việc tiêm
truyền hoặc tiêm dưới da G-CSF làm tăng bạch cầu hạt một cách tương đối và phục
hồi tình trạng giảm bạch cầu sau hóa trị. Độc tính đáng chú ý của G-CSF là đau
xương, đau lưng và xương chậu.
Trong một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, đa trung tâm của Mỹ, bệnh nhân điều trị
với cyclophosphamid, doxorubicin và etoposid nhận G-CSF hoặc giả dược và một
thử nghiệm khác tương tự ở Châu Âu. Cả hai thử nghiệm, tuy khác nhau về cách
thiết kế nghiên cứu nhưng đều cho những kết luận tương tự. Thời gian giảm bạch

cầu trung tính là 6 ngày ở nhóm dùng giả dược và giảm còn 3 ngày ở nhóm được
tiêm G-CSF. Quan trọng hơn những biến chứng nhiễm khuẩn cần chăm sóc ở bệnh
viện được giảm tới 50% ở những bệnh nhân dùng G-CSF. Do đó, G-CSF được Mỹ
chấp nhận sử dụng ở những bệnh nhân bị suy tủy do hóa trị.

GM-CSF
GM-CSF kích thích những tế bào tiền thân dòng bạch cầu hạt và dòng mono, đồng
thời hoàn thiện chức năng của các tế bào bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, ưa

Châu Ngọc Quỳnh Anh


15

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học 2012

kiềm trưởng thành và đại thực bào. GM-CSF ở người cũng được sản xuất ở động
vật có vú, nấm men và một số loại vi khuẩn. Sargramostim là GM-CSF chiết xuất từ
nấm men.
Trong khi filgrastim và sargramostim giống nhau ở chỗ chúng đều làm phát triển
bạch cầu trung tính, thì sargramostim cũng kích thích sự trưởng thành của đại thực
bào, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa kiềm và hồng cầu. Tác dụng rộng hơn của
sargramostim tạo điều kiện cho các dòng tế bào khác hợp sức với bạch cầu trung
tính chống lại vi khuẩn và các tác nhân xâm nhập khác. Một hiện tượng lâm sàng
quan trọng khác là sargramostim kích thích đại thực bào dẫn đến sản sinh
interleukin-1 hay yếu tố hoại tử u. Các chất này là yếu tố gây sốt nội sinh vì thế
bệnh nhân có thể bị sốt khi được điều trị bằng sargramostim. Filgrastim không gây
sốt do thuốc như sargramostim.

2.3.3. Filgrastim [2], [14]

Filgrastim là một yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt của người, được sản xuất
bằng công nghệ tái tổ hợp ADN và có hoạt tính giống hệt yếu tố nội sinh kích thích
dòng bạch cầu hạt ở người G-CSF. Filgrastim là một protein không gắn đường, có
độ tinh khiết cao, chứa 175 acid amin.
Filgrastim được sản xuất trong phòng thí nghiệm từ chủng vi khuẩn Escherichia
coli mà hệ gen của chúng đã được biến đổi do gắn thêm vào một gen sản xuất ra
yếu tố kích thích tạo bạch cầu hạt. Thuốc điều hoà việc sản xuất và huy động các tế
bào hạt trung tính từ tuỷ xương. Thuốc kích thích sự hoạt hoá, tăng sinh và biệt hoá
các tế bào tiền thân bạch cầu trung tính. Trong một số trường hợp giảm bạch cầu
trung tính mạn tính, điều trị cũng làm tăng sản xuất bạch cầu hạt ưa acid và ưa
kiềm. Tăng bạch cầu hạt trung tính phụ thuộc trực tiếp vào liều.
Khi ngừng điều trị, bạch cầu trung tính lưu hành giảm 50% trong vòng 1-2 ngày và
trở lại mức bình thường trong vòng 1-7 ngày.
Liều filgrastim đầu tiên phải được tiêm cách ít nhất 24 giờ sau khi kết thúc hóa trị.

Châu Ngọc Quỳnh Anh


×