Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Xây dựng phương án thuyết minh cho khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.68 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, ngành du lịch vốn
được coi là 1 ngành công nghiệp không khói, ngày càng phát triển.Việt Nam với tài
nguyên thiên nhiên được ưu đãi, nền văn hóa đa dân tộc thì du lịch luôn là “Điểm sáng
trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng thường xuyên đạt 2 con số, đội ngũ du lịch có
những bước tiến bộ lớn. Hiện nay du lịch Việt Nam còn rất nhiều cơ hội phát triển, sẽ
đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.Và đặc biệt là năm 2017 vừa qua thì du lịch là một
trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế với chín tháng liên tiếp Việt Nam là điểm
đến của hơn 1 triệu lượt khách quốc tế. Cả năm 2017, Việt Nam đón được 12.9 Triệu lượt
khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội
địa.Việt Nam lọt vào top danh sách quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế
giới. Với việc đón 12.9 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu du lịch đạt hơn 510.000 tỷ đồng,
đóng góp quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Con số 12.9 triệu lượt
khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2017 được các chuyên gia đánh giá là một kỳ tích
của du lịch Việt Nam, khi đạt kỷ lục về tổng số khách quốc tế trong 1 năm và đạt mức tăng
trưởng tuyệt đối về tỷ trọng khách. Điều này dự báo những “cú hích” lớn hơn nữa của du
lịch Việt Nam trong tương lai.
Những thành tựu trên không phải tự nhiên mà có được, nó được tạo bởi những
điểm đến hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam và cả những lời thuyết minh về
vẻ đẹp của những điểm đến đó của những hướng dẫn viên. Nếu hướng dẫn viên là “linh
hồn” của những cung đường thì thuyết minh viên du lịch lại là “linh hồn” của những điểm
đến. Tất cả những điểm tham quan du lịch, di tích lịch sử sẽ mãi chỉ là những vật chất bình
thường, những tảng khối rời rạc của quá khứ nếu như không có những thuyết minh viên
du lịch, chính họ là người kết nối những giá trị văn hóa, lịch sử trở thành nét đặc trưng của
từng địa phương để hấp dẫn lôi cuốn du khách.
Như vậy, ta thấy việc thuyết minh tại điểm đến là việc vô cùng quan trọng và đây
cũng là những thông tin giúp du khách có thể hiểu về điểm đến, thỏa mãn những nhu cầu
1


cá nhân. Để có thể thuyết minh về bất kì điểm đến nào thì chúng ta phải xây dựng những


phương án thích hợp để cung cấp thông tin đầy đủ và ghi đậm ấn tượng trong lòng du
khách. Vì vậy, nhóm 5 đã chọn đề tài: “Xây dựng phương án thuyết minh cho khu di tích
Hoàng thành Thăng Long”.

2


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUYẾT MINH DU LỊCH VÀ
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THUYẾT MINH DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm thuyết minh du lịch

Thuyết minh du lịch là hình thức diễn đạt bằng lời nói lẫn cảm xúc của một hướng
dẫn viên du lịch để diễn tả điểm tham quan, tuyến điểm du lịch, tới những lĩnh vực gần
gũi hay có liên quan tới các đối tượng tham quan, tới địa phương trên tuyến tham quan của
đoàn khách.
1.1.2. Khái niệm phương án thuyết minh một điểm du lịch

Phương án thuyết minh là hệ thống các cách thức và nghiệp vụ hướng dẫn tham
quan du lịch mà hướng dẫn viên sử dụng nhằm mục đích giúp cho khách quan sát, thu
nhận được đầy đủ được thông tin về điểm tham quan.
1.2. Cách thức xây dựng phương án thuyết minh một điểm du lịch

Xây dựng phương án thuyết minh tại một điểm du lịch là lập kế hoạch chi tiết, cụ
thể những việc hướng dẫn viên cần làm, cần nói, cần lưu ý trong quá trình thuyết minh
một điểm du lịch. Kế hoạch cụ thể gồm đưa đón khách đến điểm tham quan, thuyết minh
tại điểm tham quan và kết thúc chuyến tham quan.
1.2.1. Đón khách và di chuyển đến điểm tham quan

- Hướng dẫn viên phải căn cứ vào thời tiết, loại hình phương tiện, thời gian giúp

khách xác định được thời gian di chuyển, xác định vị trí được đón.
- Hướng dẫn viên phải chọn được vị trí ngồi hoặc đứng trên phương tiện sao cho
phù hợp để có thể chỉ dẫn cho khách đối tượng tham quan, giới thiệu đối tượng tham
quan, đánh giá mức độ chú ý của khách khi đang di chuyển.
1.2.2. Triển khai thuyết minh điểm đến du lịch

3


-Khi đến điểm tham quan, hướng dẫn viên tập trung khách du lịch ở vị trí thuận lợi
rồi giới thiệu những nét chung, sau đó hướng dẫn khách tham quan theo từng đối tượng đã
định sẵn.
- Hướng dẫn viên phải biết được khi thuyết minh về địa điểm du lịch đó mình phải
đứng ở đâu, di chuyển như thế nào đứng yên hay di chuyển quanh vị trí để khách du lịch
có thể hiểu rõ về nơi họ đang tham quan. Sau khi thuyết minh xong thì di chuyển tới điểm
tiếp theo như thế nào…
1.2.3. Kết thúc chuyến tham quan
- Hướng dẫn viên phải biết thời gian dự kiến sẽ kết thúc khi nào để dẫn khách trở
về nhà hàng ăn nhẹ hay về khách sạn nghỉ ngơi, trên xe không quên các thủ tục và giao
lưu với khách du lịch trên xe và lấy cảm nhận của khách.

4


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THUYẾT MINH CHO ĐIỂM DU LỊCH
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Lịch trình dự kiến:
 7h30 đón khách ở trước cửa khách sạn.
 8h đến khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
 8h– 10h thuyết minh tại các điểm tham quan: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Cột


cờ Hà Nội, Điện Kính Thiên, Nhà D67, Hậu Lâu, Cửa Bắc.
 10h bắt đầu di chuyển ra phía ngoài và lên xe di chuyển đến điểm tham quan
tiếp theo.
Phương tiện vận chuyển: ô tô đời mới có máy lạnh.
Những điểm cần lưu ý du khách khi tham quan khu di tích Hoàng Thành Thăng
Long:
 Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại và những chất có mùi

hôi tanh vào khu di tích.
 Trang phục gọn gàng, lịch sự, không có những hành vi thiếu văn hoá như: nói
tục, chửi bậy, viết bậy, gây mất trật tự.
 Có ý thức bảo vệ di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi

quy định. Không tự ý trèo cây, bẻ cành, hái quả, tự ý giẫm lên cỏ.
 Không sử dụng flycam tại khu di sản.
2.1. Đón khách và di chuyển đến điểm tham quan
7h30 hướng dẫn viên và xe đón khách đã tập trung ở trước cửa khách sạn, di
chuyển bằng xe đời mới có máy lạnh. Hướng dẫn viên là người lên xe cuối cùng, sắp xếp
chỗ ngồi cho du khách, sau đó đếm số lượng khách và tiến hành xuất phát. Hướng dẫn
viên đứng ở phía đầu xe, trên đường đi đến điểm tham quan sẽ giới thiệu đôi chút về lái
xe, bản thân và nói sơ qua về điểm đến Hoàng Thành Thăng Long, đồng thời nhắc nhở du
khách những điều cần lưu ý khi đến khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

5


Dự kiến 8h sẽ đến điểm tham quan, dừng xe ở số 19C Hoàng Diệu - cổng chính
dành cho du khách. Hướng dẫn viên dẫn đoàn khách đi vào trong, trên đường đi vào sẽ
thuyết minh về vị trí địa lý cũng như lịch sử hình thành Hoàng Thành Thăng Long.

* Nội dung thuyết minh:
Vị trí địa lý: khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích
20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích
Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con
rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội. Cụm di tích này được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc
là đường Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường
Nguyễn Tri Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.
Lịch sử: năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7
mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư
(Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng
Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành
Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng
gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con
sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của
dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc
của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành
cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ. Trong lịch sử, Hoàng thành Thăng Long trải
qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì
gần như không thay đổi. Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy
ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung
tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi
bật: chiều dài lịch sử, văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền
lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật. Tại lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vào ngày 1/10/2010, bà Irina Bokova – tổng giám đốc
6


UNESCO đã trao bằng công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà
Nội là Di sản văn hóa thế giới cho lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Sau đó lần lượt dẫn khách tham quan và thuyết minh về các điểm: Khu khảo cổ 18

Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Điện Kính Thiên, Nhà D67, Hậu Lâu, Cửa Bắc.
2.2. Tham quan Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu
Chuẩn bị: hướng dẫn viên chuẩn bị kỹ càng về nội dung thuyết minh. Nội dung
thuyết minh tại điểm Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu gồm các phần: lịch sử hình thành và
kiến trúc, tất cả được thuyết minh trong vòng 20 phút. Thứ tự thuyết minh từ lịch sử hình
thành đến kiến trúc của khu khảo cổ.
-

Ngay khi đến với điểm đến, hướng dẫn viên tập trung đoàn khách du lịch tại phía bên
trong cổng, điểm danh quân số, bắt đầu giới thiệu vài nét về lịch sử hình thành.
Lưu ý:
 Vị trí: Hướng dẫn viên nên đứng bên phải vuông góc với đoàn khách.
 Xuyên suốt buổi tham quan phải nắm chắc về mặt thời gian, toàn bộ thời gian
tham quan tại điểm đến là khoảng là 20 phút.
 Khi thuyết minh, hướng dẫn viên phải chỉ tay, hướng mắt nhìn về điểm thuyết

minh nhằm thu hút sự tập trung của khách du lịch.
 Phải tương tác với khách du lịch để tránh sự nhàm chán.
* Nội dung thuyết minh:
Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nằm trong chỉnh thể thống nhất của Khu
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Những khám phá quan trọng của khảo cổ
học dưới lòng đất khu vực phía Tây trục trung tâm Cấm thành tại 18 Hoàng Diệu đã làm
phát lộ một quần thể di tích kiến trúc phong phú, đa dạng cùng hàng triệu di vật thuộc
nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, bắt đầu từ thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và Nguyễn...
-

Tiếp theo, hướng dẫn viên cho khách di chuyển vào bên trong tầm 5 mét để có thể nhìn
bao quát hơn, sau đó bắt đầu thuyết minh vài nét về kiến trúc, cấu trúc của khu di tích.
* Nội dung thuyết minh:

7


Tại khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di
vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm. Trên thế giới rất
hiếm có Thủ đô một nước mà trong long đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật
mang bề dày lịch sử – văn hóa dài lâu và có các tầng văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau
một cách khá lien tục như thế. Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to
lớn và tính độc đáo của khu di tích.
-

Tiếp theo, hướng dẫn viên dẫn du khách đi tham quan lần lượt các khu A, B, C, D của di
tích khảo cổ Hoàng Diệu.
Lưu ý:
 Trong khi di chuyển đến từng khu, hướng dẫn viên luôn là người đi đầu tiên,

quan sát và đảm bảo việc di chuyển của du khách. Do khu A, B nằm tiếp giáp,
song song với nhau và khu B nằm cạnh khu C nên việc di chuyển sẽ dể dàng
hơn, còn khu D nằm ở vị trị trung tâm và xa hơn nên phải cẩn thận trong việc di
chuyển để đảm bảo không du khách nào bị lạc khỏi đoàn.
 Vị trí đứng thuyết minh: nên đứng bên phải vuông góc với đoàn khách, cách
khoảng 2 mét hoặc những vị trí phù hợp với không gian của mỗi khu, đảm bảo
du khách có thể nghe rõ lời nói của mình và không bị chắn tầm nhìn.
 Tích cực đưa ra câu hỏi cũng như khuyến khích du khách đưa ra câu hỏi, kể
những mẫu chuyện vui liên quan đến điểm đến, tương tác với du khách.
 Trong quá trình thuyết minh, hướng dẫn viên nên dành thời gian để du khách có

thể tự quan sát khám phá điểm đến.
 Thời gian thuyết minh và thời gian dừng chân tại mỗi khu là 5 phút.
 Khi nói đến các di tích, hiện vật cụ thể, nên hướng tay và mắt về di tích, hiện

vật đó. Ví dụ như khu A là khu vực đã phát hiện được nhiều dấu tích kiến trúc
quan trọng, tiêu biểu như dấu tích “kiến trúc nhiều gian” thuộc niên đại thời Lý
– Trần, hay ở khu B, tại hố B16 tìm thấy một phần mặt bằng của một đơn
nguyên kiến trúc thời Trần với những chân tảng đá hoa sen kê chân cột...Khi
thuyết minh về từng khu, hướng dẫn viên nên đề cập cụ thể đến các dấu tích,
hiện vật này cũng như chỉ tay và đưa mắt về phía hiện vật đó.
8


- Kết thúc chuyến đi, hướng dẫn viên tiếp tục giải đáp những thắc mắc của du khách. Tiếp

theo, đưa du khách đến địa điểm hợp lí để chụp hình kỷ niệm. Cuối cùng, hướng dẫn viên
để cho du khách nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục di chuyển đến điểm tham quan tiếp theo – Cột
cờ Hà Nội.
2.3. Tham quan Cột cờ Hà Nội
Chuẩn bị: hướng dẫn viên chuẩn bị kỹ càng về nội dung thuyết minh. Nội dung
thuyết minh tại điểm Cột cờ Hà Nội gồm các phần: lịch sử xây dựng, kiến trúc tất cả được
thuyết minh trong vòng 20 phút.
-

Hướng dẫn viên tập trung đoàn khách thành 2 hàng tại trước cổng vào của Cột cờ Hà Nội,
sau đó giới thiệu về lịch sử xây dựng Cột cờ Hà Nội trong 5 phút.
 Hướng dẫn viên đứng bên phải vuông góc với đoàn khách.
 Khi thuyết minh tay chỉ lên điểm mình đang thuyết minh.
 Mắt vừa hướng về phía điểm thuyết minh vửa phải quan sát khách để xem cảm

nhận và sự tiếp thu của khách.
* Nội dung thuyết minh:
Xưa kia, Cột Cờ và Cửa Bắc được coi như vị trí đánh dấu điểm đầu và điểm cuối
của trục chính tâm, trục thần đạo, trục thiêng không chỉ của thành Hà Nội mà còn của cấm

thành Thăng Long xưa. Ngày nay, cột cờ Hà Nôi nằm ở đường Điện Biên, quận Ba Đình,
Hà Nội, trong khuôn viên bảo tàng lịch sử Quân Sự.
Sử sách kể lại rằng, sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ cho xây thành Thăng Long
trên vị trí của thành Đại la. Đến năm 1805, sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên ngôi, mở
đầu nhà Nguyễn, vua Gia Long cho xây dựng kinh đô ở Huế, phá bỏ thành Thăng Long và
cho xây dựng lại theo kiến trúc Vauban của Pháp. Với kiến trúc này, thành được xây có
9


nhiều góc tạo thành Pháo đài (hỏa lâu) liên kết với nhau. Trên nóc các cổng thành có lầu
canh (thú lâu) do một số cơ binh thay nhau canh gác ngày đêm. Năm 1812, vua Gia Long
cho xây Kỳ Đài. Hiện nay, dưới chân Kỳ Đài có trưng bày các khẩu pháo thuộc thế kỷ
XIX.
Cột cờ Hà Nội xây dựng năm 1805, là một trong 3 cột cờ của nước ta được xây
dựng từ thế kỷ 19 (Hà Nội, Huế, Gia Định) nhưng nay cột cờ thành Gia Định đã bị mất
tích, chỉ còn cột cờ Hà Nội và Huế. Cột cờ Hà Nội từng chứng kiến cuộc đấu tranh anh
dũng của quân ta chống thực dân Pháp với sự kiện tử tiết của Nguyễn Tri Phương (18001873) và sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu (1820-1882).
Sau cách mạng, Cột Cờ được xây dựng vào năm 1812, đời Vua Gia Long. Đây là
công trình cao nhất ở Hà Nội thời bấy giờ. Năm 1882, sau khi thực dân Pháp chiếm Hà
Nội, quân đội Pháp đã xây thêm một cái chóp mái ở trên đỉnh, biến phần nở rộng thành
một căn phòng làm trạm thu phát để liên lạc truyền tin đến các tòa thành lân cận như Bắc
Ninh (cách 30km), Sơn Tây (cách 40km).
-

Khi đoàn khách đã xếp thành 2 hàng, hướng dẫn viên đi đầu đoàn dẫn đoàn khách vào
phía trong tầng đế Cột cờ.
 Vị trí của hướng dẫn viên với đoàn khách là 1 mét, đứng phía bên phải vuông

góc với đoàn khách.
 Hướng dẫn viên thuyết minh trong 2 phút giới thiệu cấu trúc cột cờ.


* Nội dung thuyết minh cấu trúc cột cờ:
Kì đài cao hơn 40m, gồm ba tầng đế vuông và một thân cột. Các tầng đế có dạng
hình chop cụt chồng lên nhau, nhỏ dần, xung quanh xây ốp gạch. Tầng thứ nhất có cạnh
42.5m; cao 3.1m có hai cầu thang gạch dẫn lên tầng 2.

10


-

Hướng dẫn viên đi đầu đoàn khách, hướng dẫn đoàn khách di chuyển lên cầu thang gạch
dẫn lên tầng 2. Hướng dẫn viên sẽ dẫn đoàn khách đi cửa Đông đến cửa Nam đến cửa Tây
đến cửa Bắc.
 Hướng dẫn viên dặn dò khách đi lại nhẹ nhàng, lần lượt.
 Chú ý vị trí đứng của khách: cách tường 4 mét.
 Thuyết minh về tầng 2 của Cột cờ.

* Nội dung thuyết minh:
Tầng thứ hai có cạnh 27m; cao 3,7m. Tầng thứ ba có cạnh 12,8m; cao 8,1m. kỳ đài
bao gồm bốn cửa :
Cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ: “ Nghênh Húc ” ( Đón ánh nắng ban mai).
Cửa hướng Tây: “ Hồi Quang ” ( Ánh nắng phản chiếu ).
Cửa phía nam: “ Hướng Minh ” ( Hướng về ánh sáng ).
Cửa Bắc không đề chữ và có hai khẩu đại bác hai bên.
-

Hướng dẫn viên đi đầu đoàn giúp đoàn khách di chuyển lên tầng 3 bằng cầu thang gạch.
 Hướng dẫn viên dùng bút chỉ laser chỉ đối tượng mình đang thuyết minh để


khách dễ quan sát phần mà hướng dẫn viên đang thuyết minh.
 Thuyết minh về tầng 3 của Cột cờ.

* Nội dung thuyết minh:
Trên đế thứ ba là thân trụ hình bát giác , trên cùng là lầu nóc có cắm cột cờ. Trong
thân trụ có cầu thang với 54 bậc xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Để tạo sự thông thoáng và cho
11


ánh sáng mặt trời lọt vào, mỗi mặt trên thân cột cờ có đến 4-5 ô hình hoa thị, vị trí cao
nhất mỗi mặt có 1 ô hình rẽ quạt. lầu nóc là mổt trụ bát giác, có nhiều ô cửa quan sát theo
tám hướng. Trên đỉnh lầu nóc có chỗ cắm trụ treo cờ. Nếu tính luôn cả trụ treo cờ thì Kỳ
Đài cao trên 41m.
-

Hướng dẫn viên thuyết minh bổ sung thêm về mốc lịch sử quan trọng mà Cột cờ Hà Nội
như một chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc ta (Hướng dẫn viên truyền đạt bằng
giọng nói hào hùng đầy tự hào)
* Nội dung thuyết minh:
Tháng 8-1945, trên cột đã phấp phới lá cờ đỏ sao vàng. Sau kháng chiến chống
Pháp (1954) đến nay, cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay trên cột cờ. Thực tế, lịch sử
1000 năm HN trải qua các cuộc chiến tranh nên các công trình bị phá hoại rất nhiều, di
tích kiến trúc xưa còn lại rất ít.
Ngày 10/10/1954, quân đội ta về tiếp quản thủ đô, tại đây, vào lúc 3 giờ chiều đã tổ
chức lễ chào cờ hết sức trọng thể, với sự tham gia của các đơn vị quân đội tiếp quản, cùng
hàng vạn nhân dân thủ đô và đồng bào ngoại thành. Nhìn phía sau kỳ đài về hướng Bắc là
Đoan Môn.
Từ sau ngày giải phóng thủ đô đến nay, Kỳ đài được trùng tu hai lần, vào tháng
12/1959 và tháng 11/1989.


-

Cuối cùng, hướng dẫn viên giúp du khách di chuyển xuống tầng đế để chụp ảnh kỉ niệm
và sau đó di chuyển sang điểm tiếp theo – Điện Kính Thiên.
2.4. Tham quan Điện Kính Thiên
Chuẩn bị: hướng dẫn viên chuẩn bị kỹ càng về nội dung thuyết minh. Nội dung
thuyết minh tại điểm Điện Kính Thiên gồm các phần: giới thiệu chung, vị trí, lịch sử, kiến
trúc, tất cả được thuyết minh trong vòng 15 phút.
12


-

Hướng dẫn viên dẫn đoàn đến trước Điện Kính Thiên.
 Hướng dẫn viên đứng bên phải vuông góc so với đoàn khách.
 Bắt đầu giới thiệu chung về Điện Kính Thiên.

* Nội dung thuyết minh:
Đây là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long – Hà Nội. Điện Kính Thiên – cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các
nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều
bàn những việc quốc gia đại sự.
-

Hướng dẫn viên hướng dẫn đoàn khách di chuyển tiến đến phần thềm bậc của Điện Kính
Thiên cách tầm 1.5 mét rồi dừng lại và bắt đầu giới thiệu về dòng lịch sử của Điện Kính
Thiên.
* Nội dung thuyết minh:
Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua
Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng

trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.
Lấy Càn Nguyên đặt tên cho điện coi chầu, Lý Thái Tổ đã chọn đúng trung tâm của
trời đất đặt ngai vàng để trị nước. Sau các vua nhà Lý, các vua nhà Trần, nhà Lê đã cho
xây dựng hệ thống thành lũy tại đây. Khu vực quan trọng là Cấm Thành (hay Long Thành,
Long Phượng Thành) trong thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Trung tâm là điện Càn
Nguyên, Thiên An thời Lý – Trần, điện Kính Thiên thời Lê.
Từ năm 1788, khi Vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân – Huế và sau đó nhà
Nguyễn (1802 – 1945) cũng định đô tại đây thì thành Thăng Long trở thành trụ sở của
Trấn Bắc Thành.

13


Năm 1805, Vua Gia Long cho xây dựng khu vực này làm hành cung để vua sử
dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần”. Tên “Thành cổ Hà Nội” xuất hiện từ năm
1831, khi Vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn, thành lập các tỉnh trên
cả nước, trong đó có tỉnh Hà Nội, Thành Hà Nội là trụ sở của tỉnh Hà Nội.
Thời Pháp thuộc, vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính
Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con
Rồng (hay còn gọi là Long Trì), do phía trước và sau đều có rồng đá chầu.
Sau ngày 10/10/1954, khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô, khu vực này trở thành nơi
làm việc của Bộ Quốc phòng.
Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao lại một phần diện tích khu vực trung tâm (trục
chính tâm) Thành cổ Thăng Long – Hà Nội cho UBND thành phố Hà Nội quản lý.
Lưu ý: Trong khi thuyết minh hướng dẫn viên di chuyển qua trái và phải linh hoạt
để nội dung truyền đạt đến du khách theo hình thức không nhàm chán, tuy nhiên vẫn đảm
bảo khoảng cách cũng như góc nhìn cho du khách.
-

Thuyết minh về kiến trúc.

 Hướng dẫn viên cho đoàn khách di chuyển sang phải tầm 2-3m để có tầm nhìn

khác, đứng vuông góc với khách về phía bên phải để vừa quan sát được khách
vừa quan sát được điện.
 Bắt đầu thuyết minh về kiến trúc điện Kính Thiên.


Hướng dẫn viên cho đoàn khách di chuyển linh hoạt đến địa điểm có vật mình
đang thuyết minh, vừa thuyết minh vừa chỉ tay lên vật để khách tham quan và
ngắm.

* Nội dung thuyết minh:
14


Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57 m, rộng
41,5 m, cao 2,3 m và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía nam nền điện
còn có hàng lan can cao hơn 100 cm. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên là
thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có 4 rồng đá chia thành 3 lối lên
đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có kích thước: ngang 13,7 m, dọc 4,45 m, cao
2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương
đối nguyên vẹn.
Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho
nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao,
đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại
thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô
như vân mây, tia lửa.
-

Hướng dẫn viên di chuyển đoàn khách sang cửa Bắc của điện, đứng cách bậc thềm 1.5

mét.
 Thuyết minh về cửa Bắc của Điện Kính Thiên.
 Lưu ý chi tiết hai Rồng đá ở hai bậc thềm.

* Nội dung thuyết minh:
Phía bắc của nền Điện Kính Thiên còn có một thềm 7 bậc lên xuống nhỏ hơn so với
bậc thềm chính ở phía nam. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên đại Lê Trung Hưng
(thế kỷ XVII-XVIII ), rồng dài 3,4m; uốn 7 khúc, thân có vẩy, lưng như hàng vây cá, chân
rồng 5 móng… Hai bên lan can trang trí hoa sen, sóng nước, đao, lửa, vân mây…
Nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại
đến ngày nay, phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.

15


Ngày nay, không gian nơi này đã trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại:
Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội nhân
dân Việt Nam- di tích lịch sử quan trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam.
Tháng 10/2004, khi chính thức mở cửa đón du khách, khu vực Thành cổ – Điện
Kính Thiên đã trở thành một trong những điểm tham quan cực kỳ hấp dẫn khách du lịch.
-

Kết thúc phần thuyết minh về Điện Kính Thiên, hướng dẫn viên hỏi du khách về trải
nghiệm khi tham quan xong, tạo điều kiện cho khách nghỉ ngơi cũng như để du khách có
thời gian chụp ảnh lưu niệm trong ít phút rồi tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp theo
trong hành trình.
2.5. Tham quan Nhà D67
Chuẩn bị: hướng dẫn viên chuẩn bị kỹ càng về nội dung thuyết minh. Nội dung
thuyết minh tại điểm tham quan nhà D67 gồm các phần: giới thiệu chung, vị trí, lịch sử,
tất cả được thuyết minh trong vòng 15 phút.

-

Hướng dẫn viên và khách tham quan đến và đứng trước nhà D67.
 Hướng dẫn viên đứng bên phải vuông góc với đoàn khách
 Khách tham quan đứng tập trung một chỗ, cách lối vào khoảng 4m để nhìn

được tổng thể nhà D67.
 Khi thuyết minh tay chỉ lên tổng thể nhà D67, lưu ý tránh che khuất tầm nhìn

của khách.
 Thuyết minh sơ qua, giới thiệu chung về kiến trúc nhà D67 trong khoảng 3

phút.
* Nội dung thuyết minh:
16


Di tích Nhà D67 được xây dựng năm 1967, gắn với hoạt động của Bộ Chính trị,
quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân
Việt Nam.
Tại nhà D67, còn được gọi là Tổng hành dinh, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan
trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính
chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đi đến thắng lợi. Đặc biệt, tại đây; từ
ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng quyết định giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

- Hướng dẫn viên đưa khách vào bên trong nhà D67, Phòng họp Bộ Chính trị và quân ủy

Trung ương.
 Hướng dẫn viên sẽ đứng đối diện với khách tham quan, thuyết minh về các mốc

thời gian lịch sử, vừa thuyết minh vừa chỉ các điểm, hiện vật liên quan.
 Sau đó, hướng dẫn viên để du khách có thể tự quan sát hiện vật, hướng dẫn viên
lưu ý khách tham quan không đứng quá gần và chạm vào hiện vật.
 Tất cả trong vòng 5 phút.

* Nội dung thuyết minh:
D67 tòa nhà một tầng, diện tích 604,41m2, nằm cách nhà Con Rồng 30 m ở phía
sau. Kết cấu móng, tường và mái bằng bê tông cốt thép nguyên khối mác 400. Tường
ngoài dày 0,60m, tường ngăn dày 0,28m. Mái có 3 lớp. Trần dày 0,15m, ở giữa đệm cát
dày 0,7- 1,15m, lớp trên dày 0,35m. Chính giữa là phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy
trung ương (rộng 76m2), bên cạnh là phòng nghỉ giải lao ( rộng 37 m2). Căn phòng nhỏ
phía Đông là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( rộng 35m2), Căn phòng nhỏ
phía Tây là nơi làm việc của đại tướng Văn Tiến Dũng (35m2). Từ nhà D67 có 2 cầu
thang nối thẳng xuồng hầm D67 ( còn gọi là hầm Quân ủy trung ương).
Tháng 1/1971, Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương họp quyết định mở chiến dịch
phản công tiêu diệt lớn quân địch ở khu vực đường 9 Nam Lào.

17


Ngày 30/1/1974, Bộ Chính trị họp mở rộng bàn kế hoạch nắm bắt thời cơ, thúc đẩy
phong trào cách mạng miền Nam.
Ngày 30/9/1974, Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương tổ chức họp, nhất trí duyệt kế
hoạch chiến lược cơ bản dự thảo lần thứ bảy do Bộ tổng tham mưu chuẩn bị. Tây Nguyên
được chọn làm chiến trường chủ yếu trong cuộc tổng tiến công lớn và rộng khắp năm
1975.
Ngày 18/12/1974, hội nghị Bộ chính trị mở rộng được khai mạc tại sở chỉ huy –
nhà D67 để bàn kế hoạch và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngay sau khi hội nghị Bộ Chính trị mở rộng bế mạc, ngày 9/1/1975, quân ủy Trung
ương tổ chức họp triển khai nghị quyết Bộ Chính trị. Cuộc họp này khẳng định mục tiêu

tiến công là Tây Nguyên, cụ thể là Buôn Mê Thuột.
Ngày 24/3/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương họp, khẳng định: Thời cơ
chiến lược đã tới, chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này, kể từ 20 năm qua. Nắm vững thời
cơ chiến lược, hành động nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ, đánh cho địch không kịp trở tay,
giải phóng Sài gòn trước mùa mưa.

-

Tiếp theo, hướng dẫn viên sẽ dẫn du khách tới Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, phòng giải lao, Phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
 Có thể kể thêm một số câu chuyện liên quan kết hợp tự tham quan trong vòng
vài phút.
 Lưu ý khách tham quan không đứng quá gần và chạm vào hiện vật.

-

Hướng dẫn viên dẫn khách tham quan xuống hầm D67, vừa thuyết minh vừa tham quan
trong 5 phút.
 Hướng dẫn viên sẽ là người đi đầu tiên vừa đi vừa thuyết minh về hầm D67,
khách tham quan sẽ đi thành 2 hàng đi sau hướng dẫn viên, hướng dẫn viên lưu
ý cho khách đi chậm và nhẹ nhàng, khi đi vào hầm thì nên nói nhỏ tiếng.
* Nội dung thuyết minh:
18


Từ hai phòng của 2 đại tướng có hai cầu thang ngầm dẫn xuống hầm D67 nằm sâu
dưới đất. Cầu thang rộng 1,2m, có 45 bậc chia làm 3 nhịp. Từ cầu thang ngầm vào hành
lang của hệ thống hầm ngầm D67 được ngăn cách bởi tấm cửa thép dày 12cm, được cấu
tạo cơ khí đặc biệt với nhiều tay nắm,chốt khóa, có gioăng cao su đảm bảo ngăn được khí
độc và nước.

 Hướng dẫn viên đứng đầu bàn họp và khách tham quan đứng ở xung quanh,

hướng dẫn viên thuyết minh về sơ đồ và cấu trúc của hầm, bên phải của phòng
có bản đồ tác chiến, hướng dẫn viên có thể vừa chỉ bản đồ vừa thuyết minh về
các quyết định về kế hoạch tác chiến trong các cuộc họp diễn ra tại hầm D67.
* Nội dung thuyết minh:
Phòng họp hình chữ nhật toàn khối, nền lát gạch, có một cửa ra vào. Các phòng bên
dành cho ban thư ký và phòng để máy móc, điện đài. Toàn bộ hệ thống hầm ngầm đều liên
hoàn đường điện máy phát. Hệ thống thông tin, liên lạc, hậu cần, lương thực… đều đầy
đủ. Đầu ra của hai cửa hầm này dẫn lên phòng làm việc của hai đại tướng tại nhà con
rồng. Ngoài hệ thống hầm ngầm này, khu A thành cổ còn nhiều hệ thống hầm ngầm khác.
Riêng những bộ phận đã được bàn giao cho ban quản lý thành cổ là bốn khu hầm.
Phòng trực ban dưới hầm D67, nơi luôn đảm bảo thông tin thông suốt trong những
trường hợp đặc biệt nhất. Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương dưới hầm
ngầm D67.

 Sau đó, hướng dẫn viên sẽ đi trước tiên, di chuyển đứng cạnh hiện vật và đứng

đối diện với khách thăm quan thuyết minh về các hiện vật trong hầm D67 như:
máy điện thoại được sử dụng trong liên lạc, Bình đựng nước do Trung Quốc sản
xuất…
-

Rời khỏi hầm và đi ra bên ngoài.

19


 Hướng dẫn viên tập trung khách tham quan.
 Hướng dẫn viên là người đi đầu tiên và đưa khách tham quan ra khỏi hầm.

 Tiếp tục di chuyển đến điểm tiếp theo – Hậu Lâu.

2.6. Tham quan Hậu Lâu
Chuẩn bị: hướng dẫn viên chuẩn bị kỹ càng về nội dung thuyết minh. Nội dung
thuyết minh tại điểm tham quan Hậu Lâu gồm các phần: giới thiệu chung, vị trí, lịch sử,
đặc điểm kiến trúc, tất cả được thuyết minh trong vòng 20 phút.
Quá trình thuyết minh tại Hậu Lâu:
-

Hướng dẫn viên và khách tham quan đứng trước nhà Hậu Lâu.
 Hướng dẫn viên giới thiệu về tổng thể Hậu Lâu.
 Cho đoàn khách đứng hướng về phía Tây Nam, cách 5 mét.
 Hướng dẫn viên đứng vuông góc với đoàn khách tay chỉ vào nhà Hậu Lâu.
 Thuyết minh trong 5 phút.

* Nội dung thuyết minh:
Hậu Lâu nằm phía sau hành cung điện Kính Thiên,q rộng khoảng 2.392m 2, xưa gọi
là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và
công chúa. Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi
chuyến công du Bắc Hà. Người Pháp gọi Hậu Lâu là Lầu Công chúa hay Pagode des
Dames (Chùa các bà). Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, sau này người Pháp đã
cải tạo xây dựng lại như hiện nay.

20


Tồng thể hậu lâu được thiết kế cân xứng gần như tuyệt đối, được xây dựng trên 1
dải đất cao xung quanh có nhiều cây xanh và quanh năm đều có hoa nở hữu tình.
Công trình được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba
tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái phỏng theo kiến trúc cổ

truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch
và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói.
-

Hướng dẫn viên đưa đoàn khách ra phía sau.
 Đoàn khách hướng về Hậu Lâu từ hướng tây bắc cách 5 mét giới thiệu về mặt

trước và mặt sau của tòa lầu đối xứng thiết kế gần giống nhau.
-

Hướng dẫn viên đưa khách đứng hướng về phía đông nam hướng về tòa Hậu Lâu:
 Thuyết minh trong vòng 2 phút.
 Giới thiệu về hai lối vào Hậu Lâu.

* Nội dung thuyết minh:
Hai lối vào được thiết kế đối xứng theo trục bắc nam. Lối dẫn vào hành lang bên
hữu. Đối xứng bên kia là lối dẫn vào hành lang bên tả. Ngách ngoài cùng là dẫn lên tầng
2, tiếp đến là 1 phòng rộng. Trong cùng là hành lang kín dẫn vào phòng giữa và dẫn sang
hành lang bên tả
 Trước khi đi vào trong, hướng dẫn viên lưu ý khách tham quan khi bước vào tòa

Hậu Lâu đi chậm nhẹ nhàng, không nói lớn tiếng.
-

Hướng dẫn viên dẫn đoàn khách vào phòng giữa.

21


 Hướng dẫn viên đi trước, cho đoàn khách xếp thành hàng dài đi vào hành lang


kín. Hành lang kín phía sau nối giữa hai bên tả hữu ở giữa là lối vào phòng kín
nhất.
 Hướng dẫn viên thuyết minh và cho đoàn khách tham quan phòng kín nhất

trong 2 phút, lưu ý khách nhẹ nhàng, cẩn thận.
* Nội dung thuyết minh:
Phòng và hành lang không có tường ngăn cách, có lẽ xưa kia được ngăn bằng một
hệ thống rèm lụa.
-

Hướng dẫn viên dẫn đoàn khách lên tầng hai của tòa Hậu Lâu.
 Hướng dẫn viên đứng vuông góc với đoàn khách, thuyết minh về tầng hai Hậu

Lâu trong 5 phút. Tay hướng về vật thuyết minh khi thuyết minh.
* Nội dung thuyết minh:
Tầng hai có 3 phòng, phòng giữa có 4 mái hiên cách điệu. Hai phòng bên được xây
theo lối 2 tầng 8 mái
Ra hành lang hướng xuống khung cảnh thơ mộng của Hậu Lâu.
-

Hướng dẫn viên cho đoàn khách xếp thành một hàng ngay ngắn, dẫn đầu đoàn tay hướng
về cầu thang dẫn lên tầng ba.
 Lưu ý cầu thang dẫn lên tầng ba chỉ đủ cho một người đi, hướng dẫn viên nhắc

nhở mọi người đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận, theo thứ tự.
-

HDV và đoàn khách ở tầng ba, hướng dẫn viên đứng phía tay phải, vuông góc với đoàn
khách và thuyết minh cho khách tham quan về tầng ba Hậu Lâu trong 5 phút.


22


* Nội dung thuyết minh:
Tầng 3 chỉ có một phòng được thiết kế theo lối hai tầng tám mái, các mái được lợp
ngói ống, vuốt cong các góc bằng hình tượng đầu phượng duyên dáng.
Thuyết minh về mái hiên cong duyên dáng nhìn từ tầng 3 của tòa Hậu Lâu.
-

Sau khi thuyết minh xong, hướng dẫn viên cho du khách ít phút để chụp ảnh lưu niệm, sau
đó dẫn mọi người ra ngoài và di chuyển đến điểm tiếp theo – Cửa Bắc.
2.7. Tham quan Cửa Bắc
Chuẩn bị: hướng dẫn viên chuẩn bị kỹ càng về nội dung thuyết minh. Nội dung
thuyết minh tại Cửa Bắc gồm các phần: giới thiệu chung, vị trí, lịch sử, đặc điểm kiến
trúc.
Di tích lịch sử Thành Cửa Bắc là điểm đến tham quan cuối cùng của đoàn tại Khu
di tích Hoàng Thành Thăng Long, để kịp thời gian dự kiến kết thúc chuyến tham quan lúc
10h thì thời gian mà hướng dẫn viên thuyết minh cho đoàn khách về Cửa Bắc sẽ diễn ra
trong vòng từ 10-15 phút.

-

Lúc gần điểm đến, hướng dẫn viên cần thông báo trước cho khách về Cửa Bắc, giới thiệu
khái quát về Cửa Bắc như: tên, vị trí,…nhưng phải tránh những nội dung chính sẽ được đề

-

cập khi đưa khách vào đến Cửa Bắc.
Khi thuyết minh về Cửa Bắc, hướng dẫn viên thuyết minh theo trình tự thời gian, thuyết

minh từ ngoài vào trong. Đứng phía bên ngoài của Cửa Bắc, đầu tiên hướng dẫn viên sẽ

-

giới thiệu về lịch sử hình thành, hình dạng và cấu trúc của Cửa Bắc.
Thuyết minh về kiến trúc Cửa Bắc:
 Hướng dẫn viên cần sắp xếp vị trí quan sát của du khách sao cho hợp lý, cụ thể
là cách cửa từ 7-10 mét, để khách có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ công
trình Cửa Bắc (vì Cửa Bắc được xây dựng theo lối kiến trúc vọng lâu).
 Để đảm bảo an toàn cho khách và đảm bảo thuận lợi cho công tác hướng dẫn,
hướng dẫn viên nên xếp đoàn khách đứng theo hình vòng cung (Vì Cửa Bắc có
23


vị trí nằm gần đường đi của phương tiện giao thông). Hướng dẫn viên đứng ở
đầu cánh cung, một nửa người hướng về phía khách, một nửa người hướng về
phía Cửa Bắc, tay của hướng dẫn viên cần chỉ về hướng Cửa Bắc, thuyết minh
đến khu vực nào thì đưa tay đến khu vực đó, nhưng phải đảm bảo không che lấp
đối tượng tham quan, hạn chế tầm nhìn, khả năng quan sát, theo dõi hướng dẫn
viên chỉ dẫn của du khách.
* Nội dung thuyết minh:
Bắc Môn (Cửa Bắc) được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời
Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m,
tường dày 2,48m. Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp
ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Nước mưa trên vọng lâu được dẫn thoát xuống dưới qua hai
ống máng bằng đá. Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè
bằng đá, cổng thành cũng được cuốn vòm bằng gạch theo lối xếp một viên gạch ngang xen
một viên đặt dọc. Gạch xây thành có kích thước 35,5cm x 10cm x 12cm. Đá kê có kích
thước dài từ 38 đến 86cm. Mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí hoa
sen. Hai cánh cổng thành bằng gỗ đã được trùng tu có tổng diện tích 24m2, trọng lượng

khoảng 16 tấn, chạy trên bánh xe bằng đồng trọng lượng khoảng 80kg. Phía ngoài bên trên
cổng thành còn ba chữ Hán khắc đá: “Chính Bắc Môn”, diềm biển trang trí hoa dây”. Hiện
nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được dành làm nơi thờ hai vị
quan Tổng đốc thành Hà Nội – Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – đã tuẫn tiết vì không
giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp. Nhiều người dân vẫn thường xuyên
lên vọng lâu Bắc Môn để thắp nhang tưởng nhớ hai vị anh hùng lẫm liệt – những người
được hậu thế kính cẩn đặt tên cho hai con đường hiện đại chạy hai bên tả hữu vòng thành
cổ năm xưa.
-

Sau khi nói xong về lịch sử và kiến trúc của Cửa Bắc, hướng dẫn viên sẽ chỉ
tay hướng du khách nhìn về phía có hai vết lõm lớn trên thành và bên dưới là
tấm biển đề ngày 25/4/1882 và thuyết minh về vết tích đấy – hai vết đạn đại
24


bác thuyền Pháp bắn từ bờ sông Hồng vào, dấu vết cuộc xâm lược Bắc Kỳ của
-

thực dân Pháp và sự phản kháng của quân dân ta thời đó.
Tiếp đó, hướng dẫn viên đưa du khách lên thăm trên lầu nơi thờ cúng hai vị Tổng đốc.
 Hướng dẫn viên xếp du khách thành một hàng dài vì nơi đây có diện tích hơi
nhỏ; hưỡng dẫn viên đứng trên đầu của hàng, người hơi chếch lên phía cửa ra
vào của lầu, không che chắn tầm nhìn của khách.
 Sau khi ổn định vị trí, hướng dẫn viên tiến hành thuyết minh về những chiến
công lịch sử và sự hi sinh anh hùng của hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và
Hoàng Diệu, nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, quên mình vì nghĩa lớn của
hai vị Tổng đốc:
Lần thứ nhất diễn ra vào cuối năm 1873 với vị chỉ huy là Tổng đốc Nguyễn Tri
Phương. Ngày 27-5-1873, Nguyễn Tri Phương đem quân từ Sơn Tây về giữ thành Hà Nội.

Sau nhiều lần Dupuis gửi thư đòi ông phải “nộp thành” với lời lẽ đe dọa. Khoảng 6 giờ
ngày 20-11-1873, Francis Garnier truyền lệnh cho hạ thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương
đóng quân trong thành với 5000 quân, nhưng vũ khí lạc hậu. Hai pháo thuyền Espingole
và Scorpion trên sông Hồng, dưới sự chỉ huy của thủy sư trung úy Bany đã nã đại bác
cách thành 1200 thước. Trung úy Bany dẫn thủy binh tiến đánh cửa Tây Nam, đồng thời
Francis Garnier cầm đầu đội thủy quân lục chiến tấn công nhằm vào cửa Đông Nam là cửa
chính của thành Hà Nội. Chỉ sau một giờ chiến đấu, thành Hà Nội đã thất thủ. Tổng đốc
Nguyễn Tri Phương bị thương nặng được đưa về tư dinh. Giặc thừa thế xông vào chiếm
thành và bắt giữ ông. Chúng toan cứu chữa nhưng ông kiên quyết tuyệt thực và không cho
chúng buộc thuốc vào vết thương. Sau đúng một tháng thì Nguyễn Tri Phương qua đời.
Cuộc chiến đấu lần thứ hai giữ thành Hà Nội gắn với Tổng đốc Hoàng Diệu. Sáng ngày
25-4-1882, Hangri Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi phải triệt bỏ các công sự
phòng thử và “nộp thành” cho chúng. Đến 8 giờ sáng ngày hôm đó, giặc Pháp nổ súng bắn
đạn vào Cửa Bắc và tấn công khắp các cửa thành, Hoàng Diệu đích thân ra mặt chỉ huy
chiến đấu. Bỗng kho thuốc súng bị cháy, quân Pháp lợi dụng thời cơ để trèo lên cửa thành
phía Tây phá cổng rồi ồ ạt kéo vào thành. Trong thế chiến đấu không cân sức, không
chống cự nổi, thành Hà Nội thất thủ. Ông biết không thể chống cự được nữa nên đã vào
25


×