PHÒNG GIÁO DỤC HẢI lĂNG
TRƯỜNG THCS HẢI CHÁNH
CHUYÊN ĐỀ:
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN
TOÁN CHO HỌC SINH KHỐI 6,7.
TỔ :TOÁN TIN
Hải Chánh ngày tháng năm 2010
IĐặt vấn đề:
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất.Tại sao học sinh chúng ta
vẫn cứ học kém? Để thích toán đã rồi mới học được.Đúng toán là môn 3k
( khô - khó - khổ).Theo điều tra học sinh khối 7 có bảng số liệu sau:
Mức độ Yêu thích Vừa Không thích
số lượng 15/75 28/75 27/75
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân tại sao các em học sinh
lại không thích học bộ môn toán như vậy ?Nguyên nhân này làm chúng tôi
trăn trở,băn khoăn.Khi được hỏi em hoc toán như thế nào?Em có hiểu bài
khi thầy cô dạy không ?Em hiểu nhưng rồi khi làm bài em quên.Có sách
tham khảo không?Nhiều sách trên thị trường quá em không biết chọn lựa tài
liệu nào tham khảo,đa số mua sách giải về chép bài.Các em có tham gia học
nhóm không?Hoạt động nhóm ở lớp thì thực hiện như thế nào?
Kết quả tìm hiểu cho thấy các em đa số không có phương pháp tự
học tập bộ môn toán như thế nào cho có hiệu quả.Làm thế nào trong các tiết
dạy giáo viên có thể xây dựng được phương pháp tự học cho học sinh lớp
6,7.Đây là lớp học đầu cấp ,các em còn khá lúng túng trong cách học của các
bộ môn.Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em còn thụ động trong học tập ,ở
cấp II các em phải lĩnh hội nhiều kiến thức đòi hỏi việc các em tự học nhiều
hơn Sự định hướng đúng đắn trong công tác giảng dạy của giáo viên giúp
các em có cách học tốt tạo nền tảng kiến thức,lòng say mê trong bộ môn
toán là rất quan trọng .
Làm việc gì người ta cũng cần phải có phương pháp, vì có phương
pháp mới dẫn tới thành công. Việc học đòi hỏi phải có phương pháp một
cách chặt chẽ hơn.
Tự học giúp các em có thể tự chíêm lĩnh tri thức .Các em tự mình đi
tìm các kiến thức nhằm khắc sâu kiến thức và bồi dưỡng lòng say mê toán
học. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên giúp các em có phương hướng đúng
trong sự tìm tòi ,sáng taọ làm các em nhớ lâu và nhớ kỉ hơn ,rèn kỉ năng giải
toán tốt hơn
Quan điểm dạy học tích cực đã được vĩ nhân Khổng Tử đút kết “
Nói cho tôi biết - tôi sẽ quên, chỉ cho tôi thấy - có thể tôi sẽ nhớ, cho tôi
tham gia -tôi sẽ hiểu”.
Trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là việc rèn luyện
phương pháp học tập của học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu
quả mà còn là một mục tiêu dạy học.
Xét về chuỗi các phưong pháp học thì cốt lõi nhất vẫn là phương
pháp tự học của học sinh. Nếu rèn được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý
chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có
trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ cao lên. Do vậy hoạt động “tự học”
trong quá trình dạy có ý nghĩa to lớn, nó giúp người học chuyển từ học tập
thụ động sang tự học chủ động, quá trình tự học không chỉ diễn ra ở nhà mà
nó còn phải diễn ra trên lớp ở tất cả các giờ học nhất là trong giờ học toán.Vì
vậy chúng tôi đã thưch hiện chuyên đề xây dựng phương pháp tự học môn
toán cho học sinh khối 6,7.
IIKế hoạch thực hiện:
1.Ngoại khoá phương pháp tự học môn toán như thế nào cho có hiệu quả
2.Các giáo viên trong tổ toán tin thực hiện chuyên đề trong các tiết dạy ở lớp
6;7
Phân công giáo viên thực hiện :
Đỗ Thị Ngọc Hà
Nguyễn Thị Xuân Hải
Đặng Thị Quỳnh Nhi
Võ Thị Nguyệt Minh
3.Tổ đánh giá kiểm tra trong các tiết dự giờ ,thao giảng
4.Sơ kết chuyên đề vào giữa kỳ
5.Tổng kết chuyên đề cuối năm học
III.Thực hiện :
1.Các tiết dạy thực hiện chuyên đề:
Stt Giáo viên thực hiện Lớp Tiết dạy
1 Đỗ Thị Ngọc Hà 6B Ước và Bội
7D Mặt phẳng toạ độ
2 Nguyễn Thị Xuân Hải 6E Phép nhân phân số
7B Hàm số
3 Đặng Thị Quỳnh Nhi 6A Ứơc chung và bội chung
6A Tia phân giác của một góc
4 Võ Thị Nguyệt Minh 6C Đo đoạn thẳng khi biết độ dài
7A Tính chất ba đường trung tuyến
2.Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trong tiết dạy :
_Kiến thức trọng tâm trong bài này là gì ?Em cần nội dung nào?
Ví dụ :Trong tiết ước và bội lớp 6 giáo viên yêu cầu học sinh tự xác đinh
kiến thức trong tâm
+Nắm định nghiã ước và bội của một số.Kí hiệu tập hợp ước và bội của một
số.
+Kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước
+Xác định ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.
_Giới thiệu tài liệu tham khảo:
Đối với học sinh khá giỏi thì giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm tài liệu
tham khảo về các nhà toán học,các bài toán nâng cao .
Tiết:Hàm số ở lóp 7 giáo viên giới thệu thêm cách biểu thị hàm số bởi
bảng ,công thức , sơ đồ ven .Các em có thể đọc thêm tài liệu:”Bài tập nâng
cao và một số chuyên đề toán 7”trang 46-47 của tác giả Bùi Văn Tuyên.
Và ra thêm các bài tập nâng cao đối với lớp chọn 6A trong bài tia phân
giác của một góc: Cho xÔy và yÔz là hai gó kề bù.Vẽ tia Om,On lần lượt là
tia phân giác của xÔy và yÔz .Tính mÔn?
_Bài tập về nhà :Từ đễ đến khó và phân dạng bài tập cho học sinh trong các
tiết và phân loại bài tập cho từng đối tượng học sinh khá ,giỏi ,yếu.
Tiết :Tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác lớp 7 thì có các
yêu cầu dành riêng cho các đối tương học sinh khi về nhà :
Đối tượng Yêu cầu
Yếu +Ba đường trung tuyến thì cắt nhau tại một điểm .Tính
chất của điểm đó.
+Biết tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông
+Bài tập 23,24 trang 66 sgk
TB Ngoài yêu cầu trên thì:Tìm được trọng tâm của tam giác
bằng các cách khác nhau? làm bài tập 23,24,25SGK
Khá +BTVN: 23:24;25;26;27.
Xác định tâm của đường tròn đi qua 3 đỉnh đối với
trường hợp đặc biệt là tam giác vuông?
Giỏi Tổng hợp các phương pháp chứng minh đường trung
tuyến .
Mở rộng :Hai tam giác có chung một đỉnh và có chung
một trung tuyến thì trọng tâm có cùng một trọng tâm
Trung tuyến của tam giác chia các tam giác có diện tích
như thế nào?Chứng minh?
Các tiết dạy cần phân dạng các loại bài tập sau đó học sinh xác định một số
bài tập thuộc các dạng đó hoặc tự rút ra bài học hôm nay có những dạng bài
tập nào ?các em hãy tự cho ví dụ hoặc lấy ví dụ ở sgk.Tiết: Mặt phẳng toạ
độ lớp 7 có các dạng bài
Dạng 1:Xác định toạ độ của một điểm và ngược lại cho toạ độ một điểm xác
định điểm đó
Dạng 2:Vẽ đồ thị hàm số
Dạng 3:Cho một hàm số xác định các điểm sau có thuộc đồ thị hàm số
không?
Dạng 4:Cho hàm số đi qua điểm nào đó và xác định hàm số
Dạng 5 nâng cao : Tìm toạ độ giao điểm của hai đồ thị hàm số .Tìm
GTLN,GTNN
_Hướng dẫn một số dạng bài tập khó cho học sinh
_Kiểm tra tình hình học tập của học sinh thông qua việc chuẩn bị bài trứơc
khi đến lớp cả bài củ và bài mới.Giáo viên kiểm tra, đồng thời yêu cầu học
sinh tự kiểm tra lẫn nhau .
_Tự học còn thể hiện qua việc hoạt động nhóm :Các câu hỏi nên khó một
chút so với trình độ hiện tại của học sinh và một công việc đòi hỏi nhiều
thao tác thì giáo viên yêu cầu hoạt động nhóm .Trong tiết tia phân giác của
một góc ở lớp 6 thì giáo viên yêu cầu hoạt động theo nhóm bài tập sau:”Cho
xÔy và yÔz là hai gó kề bù.Vẽ tia Om,On lần lượt là tia phân giác của xÔy
và yÔz .Tính mÔn?”
IIIBài học kinh nghiệm :
1.Hướng dẫn học sinh tự học:
Tự học ở nhà trước hết phải xuất phát từ sự nổ lực đam mê môn học,
có phương pháp tự học, và có đủ các tài liệu cần thiết để tra cứu, do vậy để
học sinh có thể tự học ở nhà một cách có hiệu quả thì giáo viên phải hướng
dẫn và trang bị cho các em phương pháp học: Phải biết phân bổ thời gian
hợp lý (giờ nào việc nấy), biết cách nghiên cứu SGK tìm tòi trước những
kiến thức có liên quan.
- Tự học ở trường diễn ra dễ dàng hơn, giáo viên cần chú ý tăng cường
hoạt động học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Quá trình trao
đổi nhóm lẫn nhau chính là quá trình tự học hiệu quả nhất ở lứa tuổi các em,
nơi đó diễn ra môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, và chính từ giao tiếp
này các em tự kiểm tra và ghi nhớ lâu dài các kiến thức của bài học.
Để phần tự học của các em đạt hiệu quả thì phần dặn dò ở cuối tiết học
giáo viên không nên dặn dò chung chung như soạn bài 6, làm bài 5
trang…SGK mà phải hướng dẫn thật kỹ và cụ thể về:
Chuẩn bị kiến thức có liên quan.
Chuẩn bị đồ dùng học tập ở tiết sau.
Giao việc phù hợp cho từng đối tượng, hướng dẫn gợi ý cho bài tập
về nhà.
2.Đổi mới vai trò của giáo viên với học sinh:
Vai trò của giáo viên:
Thiết kế những hoạt động học tập giúp học sinh có thể tự thu thập thông
tin và xử lý thông tin để t ìm ra kiến thức thông qua hoạt động cá nhân hoặc
nhóm. Điều quan trọng của việc thiết kế này là tính logic của nội dung
sao cho nổi bật và xoáy sâu trọng tâm. Hệ thống câu hỏi có tác động làm
kích thích tư duy độc lập chủ động và tích cực, kích thích lòng ham học hỏi,
tạo sự say mê chiếm lĩnh tri thức, tạo điều kiện cho học sinh thực
hiện các hoạt động học tập một cách tự giác, chủ động và bộc lộ khả năng
tự nhận thức của mình.
Vai trò của học sinh:
Học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập hướng vào sự tìm kiếm
và phát hiện ra kiến thức. Học sinh được quan sát, phân tích lý luận theo
cách suy nghĩ của mình, hình thành dần năng lực tự học thông qua
hoạt động nhóm, giúp học sinh có tính kiên định, mạnh dạn xử lý tình
huống.
- Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt
động của trò.
- Tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc làm việc theo nhóm nhỏ sao
cho “Học sinh suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác với nhau
nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình nhiều hơn”.
- Nâng cao chất lượng câu hỏi, giảm số lượng câu hỏi tái hiện kiến thức,
tăng tỉ lệ câu hỏi yêu cầu tư duy, bám theo các hoạt động dự kiến làm cho
học sinh tích cực, độc lập và sáng tạo trong học tập. Chú trọng nhận xét sửa
chữa các câu trả lời của học sinh. Chú ý các câu hỏi phải đ ược lựa chọn
phục vụ cho việc đổi mới phương pháp, chẳng hạn các câu hỏi tạo tình
huống có vấn đề, câu hỏi giúp học sinh phát hiện kiến thức mới, câu hỏi tạo
điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề, câu hỏi giúp học sinh đào sâu suy
nghĩ, khai thác kiến thức hoặc vận dụng kiến thức vào thực tiễn Các câu
hỏi nên khó một chút so với trình độ hiện tại của học sinh nhằm kích thích
học sinh suy nghĩ tìm tòi.
Liên tục rèn luyện như vậy nhằm đạt tới mục đích là học sinh biết đặt ra
và giải quyết vấn đề liên quan đến những khía cạnh khác nhau của tri
thức.Từ đó học sinh có tính tự chủ, tự mình giải quyết và kết thúc vấn đề và
hình thành tính tập thể, biết chọn lọc lấy ý kiến hay của tập thể thành ý kiến
riêng của mình.
VI.Đánh giá kết quả hoạt động :
Sau thời gian thực hiện kết quả đạt được như sau khi điều tra tổng kết
hoạt động :Ý thức học tập của học sinh đã tăng lên .Các em bước đầu xây
dựng phương pháp học tập bộ môn toán tự tìm tòi kiến thức trong các tài
liệu;tự chiếm lĩnh tri thức và làm bài tập về nhà khá đầy đủ.Đồng thời các
em đã có ý thức khi hoạt động nhóm có sự tham gia khá tích cực giữa các
đối tượng học sinh.Mức độ yêu thích bộ môn tăng lên rỏ rệt
Mức độ Yêu thích Vừa Không thích
số lượng 20/75 45/75 10/75
Tuy nhiên thời gian thực hiện chuyên đề còn ít nên kết quả là một số học
sinh yếu vẫn chưa thực hiện được phương pháp tự học bộ môn toán,số lượng
học sinh không biết tự chiếm lĩnh tri thức ,còn thụ động trong học tập và đối
phó với sự kiểm tra của giáo viên vẫn còn cao.