Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích tác động của đòn bẩy kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm imexpharm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 21 trang )

Đề tài: phân tích tác động của đòn
bẩy kinh doanh tại một doanh
nghiệp.( tại công ty cổ phần dược
phẩm imexpharm)
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh
tế, là một đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất
kinh doanh để tạo ra các sản phẩm ,hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi
nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có những quyết
sách, chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của
mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đa thành phần, nếu chỉ
dựa vào khả năng của mình mà bỏ qua sự hỗ trợ của các nguồn lực
bên ngoài, doanh nghiệp khó có thể đứng ứng và phát triển được.
Phân tích tác động của đòn bẩy kinh doanh là một công việc
thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu
doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh
nghiệp. Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp
sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách
tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực, nhà đầu tư có quyết
định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình, các chủ nợ được
đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các
khoản cho vay, nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc
doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam kết đặt ra, các cơ quan quản lí
nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cũng như
hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời
kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật. Để làm
rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi tìm hiểu tác động của đòn
bẩy kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm.




I.

Tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn
bẩy tài chính tới lợi nhuận và rủi ro của
doanh nghiệp.

1. Đòn bẩy hoạt động.

a. Khái niệm đòn bẩy hoạt động.
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định,
công ty đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo
ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt
động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch
đại sự thay đổi lợi nhuận. Ảnh hưởng của đòn bẩy thể hiện ở chỗ sự
biến đổi nhỏ về doanh thu (hoặc sản lượng) sẽ làm phát sinh sự biến
đổi lớn về lợi nhuận.
b. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động.
Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số
lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ
lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người
ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của
lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc
doanh thu).
Đòn bẩy hoạt động (DOL) =

(1)


ở mức sản lượng Q
Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng
(hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ
độ bẩy ở mức sản lượng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện
thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo
cách khác:
Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ– VQ –F = Q(P-V) – F
Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên:
∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được:
DQL= X = (2)
Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q,
công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có
tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không


thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh
thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
DQL =v=
S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến
Độ bẩy hoạt động =
Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng
cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số
dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi
nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy
những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ
số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ
rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.
c. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và
quyết định nhất chính là kết cấu chi phí. Những công ty có chi phí

bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì
tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận
tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ
trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc
độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu
thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn
ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả
biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng
(giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có
chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có mức đầu tư
thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm
không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp
doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm
(doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm
gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi
phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập
cũng tăng nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt
động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có
các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ
thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi


muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền
kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”. Rủi ro kinh
doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định
phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức
cầu sụt giảm, một công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ

dàng, trong khi công ty với các định phí lớn sẽ mất tiền.
d. Tác động của đòn bẩy hoạt động tới lợi nhuận và rủi ro
của doanh nghiệp.
Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong
hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm.
Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro
doanh nghiệp. Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi
hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt
động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận
hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động
không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có
ý nghĩa gì cả nếu doanh thu và cơ cấu chi phí cố định, bởi vì cái gốc
là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Các nhà đầu tư khôn
ngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có mở rộng phạm vi thay
đổi doanh số nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đầu
tư nhiều hơn đã làm gia tăng chi phí cố định và sau đó là gia tăng
đòn bẩy hoạt động. Do đó sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy
hoạt động với rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có
tác dụng khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro
của doanh nghiệp.
Từ giác độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi
ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự
biến động doanh thu và chi phí sản xuất.
e. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động.
Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu
hỏi: Hiểu biết về đòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào
đối với giám đốc tài chính? Là giám đốc tài chính, bạn cần biết trước
xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh
hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là
công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay giảm X

% thì EBIT có chiều hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh
nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có biến động nhỏ trên doanh
thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Đôi khi biết trước độ bẩy
hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính


sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty
không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì
trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh
thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận.
Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị
phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở
vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh
mức gia tăng lợi nhuận. Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác
dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này không
phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần.

2. Đòn bẩy tài chính.

a. Khái niệm.

Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng các nguồn tài
trợ có chi phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.
Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị việc sử dụng nợ phải trả (chủ
yếu là vốn vay) trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục
đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi
nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty.
Công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa
chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt động

của công ty quyết định, chẳng hạn như công ty hoạt động trong
ngành hàng không thì có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty
hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch thì lại có đòn
bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác không có công ty
nào ép buộc phải sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi để tài trợ cho hoạt
động của mình mà thay vào đó có thể sử dụng nguồn vốn từ việc
phát hành cổ phiếu thường.
Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng là sẽ gia tăng được
lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể
dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái
phiếu và cổ phiếu ưu đãi để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho
việc huy động vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc
về cổ đông thường. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi chúng ta
phận tích quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế (EBIT) và lợi nhuận trên
cổ phần (EPS).
b. Phân tích mối quan hệ EPIT và EPS.


Tác động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập một cổ phần: khi
thay đổi quy mô sử dụng vốn vay sẽ dẫn đến việc thay đổi lợi nhuận
ròng trên mỗi cổ phần (EPS).
Phân tích quan hệ EBIT – EPS là sự phân tích ảnh hưởng của
những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần.
Từ sự phân tích này chúng ta sẽ tìm một điểm bàng quan, tức là
điểm EBIT mà ở đó các phương án tài trợ đều mang lại EPS như
nhau. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, doanh nghiệp đạt được
EBIT cao hơn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho EPS có tốc
độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với trường hợp không vay vốn.
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, EBIT giảm sút, thì việc sử dụng
đòn bẩy tài chính sẽ làm cho EPS giảm sút mạnh hơn và nếu công ty

thua lỗ thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho cổ đông gánh
chịu sự thua lỗ nặng nề hơn so với trường hợp công ty không sử
dụng vốn vay.
c. Điểm cân bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (điểm cân
bằng EBIT).
Trong điều kiện bình thường, việc tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ
phần hoặc tài trợ có sử dụng vốn vay có thể đưa đến kết quả EBIT
giống nhau nhưng EPS có sự khác nhau. Tuy nhiên, có thể tìm ra
được một mức EBIT mà khi đạt được mức lợi nhuận này đều đưa ra
kết quả EPS là như nhau cho dù khác nhau về cách thức tài trợ. Đó
chính là điểm cân bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Điểm cân bằng EBIT là một mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay
với mức lợi nhuận đó đạt được sẽ đưa lại EPS là như nhau cho dù tài
trợ bằng vốn vay hay vốn cổ phần thường. Có 2 cách xác định điểm
cân bằng EBIT:
Cách 1: Dùng phương pháp đại số.
Từ công thức EPS =
Trong đó: I: Lãi suất hàng năm phải trả , PD: Cổ tức hàng năm phải
trả
t: Thuế suất thuế thu nhập công ty, SH: Số lượng cổ phần
thường
Giải phương trình sau để tính điểm cân bằng EBIT: EPS 1 = EPS2
Cách 2: Dùng phương pháp đồ thị.
Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữ EBIT và EPS chúng ta có thể
tìm ra được điểm cân bằng EBIT, tức là điểm giao nhau giữu các


phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳ phương án nào cũng mang
lại EPS như nhau.
Đối với mỗi phương án chúng ta cần lần lượt vẽ đường thẳng phản

ánh quan hệ giữ EPS với tất cả các điểm của EBIT.
EPS1 = .EBIT
EPS2 = -3,6. .EBIT
Ý nghĩa điểm cân bằng EBIT:
Đây là một trong những căn cứ giúp doanh nghiệp lựa chọn
phương án tài trợ có lợi hơn. Nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế đạt
được thấp hơn điểm cân bằng EBIT thì phương thức tài trợ bằng cổ
phiếu phổ thông đưa lại EPS cao hơn so với phương án tài trợ có sử
dụng vốn. Nếu EBIT đạt được cao hơn điểm cân bằng EBIT thì việc sử
dụng phương thức tài trợ có sử dụng vốn vay sẽ mang lại EPS cao
hơn so với phương thức tài trợ không sử dụng vốn vay. Việc xem xét
điểm cân bằng EBIT có thể cho phép mở rộng phương án tài trợ
bằng vốn vay với mức độ sử dụng đòn bẩy khác nhau hay các
phương án tài trợ khác nhau.
d. Độ bẩy tài chính.
Để đánh giá sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến EPS ở mức
độ như thế nào người ta sử dụng thước đo gọi là mức độ tác động
của đòn bẩy tài chính (DFL) mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
có thể được hiểu là thước đo mức độ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi
vay và thuế (EBIT). Có thể xác định theo công thức sau:
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính =
Viết theo cách khác: DFL =
Qua các biến ta có:
DFLEBIT =
Trong đó: PD là cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi.
I là lãi vay.
t là thuế suất thuế TNDN.
Trường hợp doanh nghiệp không tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi
PD=0, ta có:

DFLEBIT =
Kết hợp với việc xác định EBIT theo chi phí cố định và chi phí
biến đổi (trong phần đòn bẩy hoạt động) ta có:


DFLEBIT =
Ý nghĩa của DFL: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh
khi tăng lên hay giảm đi 1% thì EPS sẽ tăng lên hay giảm đi bao
nhiêu %.Như vậy, tại mỗi mức EBIT khác nhau thì mức độ tác động
của đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Đây cũng là một trong những
thước đo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
e. Độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính.
Rủi ro tài chính có thể được hiểu là rủi ro do biến động lợi nhuận
trên mỗi cổ phần và mất khả năng thanh toán phát sinh do công ty
sử dụng đòn bẩy tài chính. Khi công ty gia tăng tỷ trọng nguồn tài
trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn thì dòng tiền tệ cố định
chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi cũng gia tăng. Từ đó
làm cho xác suất mất khả năng thanh toán cũng tăng theo. Chẳng
hạn, công ty A và B đều có EBIT là 300 triệu, công ty A không sử
dụng nợ, công ty B phải trả 600 triệu tiền lãi. Nếu EBIT cảu 2 công ty
giảm xuống còn 100 triệu thì công ty B lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán trong khi đó công ty A thì không.

3. Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài
chính.
Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt
động, sẽ tạo ra đòn bẩy tổng hợp (Combined or total leverage). Như
vậy, đòn bẩy tổng hợp là việc sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động
và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và
đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi

qua hai bước. Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi
EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động). Bước thứ hai, EBIT thay đổi
làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính). Mức độ tác động
của đòn bẩy tổng hợp có thể được hiểu là thước đo phản ánh tỷ lệ
thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần thường (EPS) khi doanh thu
tiêu thụ hay sản lượng tiêu thụ có sự thay đổi. Có thể biểu hiện mức
độ khác tác động của đòn bẩy tổng hợp theo công thức:
Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp

=

(DTL-degree Of total leverage)
Về mặt tính toán DTL chính là tích số của độ bẩy hoạt động với
độ bẩy tài chính:
DTL

=

x

DTLQ(hoặc S) = DOL . DEL


Khi thay các công thức DOL và DFL theo Q, P, V, F, I... vào thì DTL
có thể viêt là:
DTLQ = hoặc
DLTS = hoặc

(Nếu PD=0)
(Nếu PD=0)


Trong đó: PD là cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi
I là lãi vay; t là thuế suất thuế TNDN
P là giá bán đơn vị sp; Q là số lượng sp sản xuất và tiêu
thụ
V là chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sp; F là chi phí cố
định
Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp:
Ở mỗi mức doanh thu hay sản lượng khác nhau thì mức độ tác
động của đòn bẩy tổng hợp cũng khác nhau. DTL cũng là một hình
thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh
nghiệp bao gồm cả rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. Khi xem xét,
đánh giá DTL nàh quản trị tài chính cần phối hợp DOL và DFL để làm
EPS tăng lên nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn tài chính cho
doanh nghiệp. DTL cho biết khi doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ
tăng lên hoặc giảm đi 1% thì tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần thường
(EPS) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu %.

II. Liên hệ thực tế về tác động của đòn bẩy
kinh doanh tại công ty cổ phần dược
phẩm imexpharm.
1. Giới thiệu chung về công ty.
-

Quá trình phát triển.

Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm được thành lập năm
1983 với tên gọi là Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc
Sở Y tế Đồng Tháp.
Năm 1997, Imexpharm là Công ty Dược phẩm đầu tiên của

Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP ASEAN).


Năm 1999 Imexpharm đã phát triển sang Châu Âu và
đã trở thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm vào tháng
07/2001
Năm 2010, Chính thức đưa nhà máy Cephalosporin tại khu CN
Việt Nam-Singapore II Bình Dương đi vào hoạt động tháng 09/2010,
với tổng đầu tư 113 tỷ đồng. Đây là nhà máy được đầu tư theo tiêu
chuẩn và công nghệ Châu Âu, sản xuất các loại thuốc uống và tiêm
bột thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ mới.
Năm 2013,
đánh dấu
bước cải tiến mới trong sản xuất của
Imexpharm với việc sử dụng nguyên liệu sản xuất bằng công
nghệ lên men (Enzymatic) của Tập đoàn DSP Tây Ban Nha cho các
dòng sản phẩm kháng sinh nổi tiếng của Imexpharm như:
pmsCLAMINAT, pms-PHARMOX, pmsOPXIL và pms-IMEDROXIL. Các
dòng kháng sinh được sản xuất bằng công nghệ này rất an
toàn cho sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường, được sự chấp
nhận cao của giới chuyên môn và khách hàng Imexpharm.
-

Ngành nghề kinh doanh:

+ Sản xuất dược phẩm, chế biến dược liệu.
+ Bán buôn, xuất nhập khẩu dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế,
hóa chất, nguyên phụ liệu bao bì sản xuất thuốc, các chất diệt
khuẩn, khử trùng cho người.
+ Bán buôn mỹ phẩm; Nuôi trồng dược liệu; Bán buôn thực phẩm,

thực phẩm chức năng, các loại nước uống, nước uống có cồn, có gas;
Sản xuất sữa; Hoạt động tài chính; Sản xuất thực phẩm chức năng,
thực phẩm dinh dưỡng; Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản
các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế,
mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.
+ Hoạt động kinh doanh chính của Imexpharm là sản xuất và kinh
doanh dược phẩm, nhập khẩu và mua nguyên phụ liệu bao bì phục
vụ cho sản xuất.

2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Đơn vị: triệu đồng.
NGUỒN VỐN

Mã số

Số cuối năm

Số đầu năm

NỢ PHẢI TRẢ
(300=310+330)
1.Nợ ngắn hạn

300

182 321,23

232 902,18

310


152 876,53

200 327,39


2.Nợ dài hạn
330
VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440
(440=300+400)

29 444,70
906 196,84
1
088
518,07

32 574,79
796 636,45
1
029
538,63

Xét một cách tổng quát thì thời điểm cuối năm 2015 so với đầu
năm 2015 đã có những biến động về quy mô lẫn cơ cấu nguồn vốn.
Về quy mô, tổng nguồn vốn cuối năm 2015 đã tăng lên gần 60 tỷ
đồng về mặt tuyệt đối.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều công ty trong

các lĩnh vực khác nhau đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn
hoặc chiụ gánh nặng về chi phí tài chính.
Để xem xét và hiểu rõ hơn về tình hình cấu trúc tài chính của
công ty Imexpharm trong năm 2015 ta sẽ đi vào phân tích một số
chỉ tiêu chủ yếu sau.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu

Đầu năm
Số tiền

Nợ phải trả

232 902,18

Vốn chủ sở hữu

796 636,45

Hệ số nợ trên vốn
chủ sở hữu

Tỷ
trọng
22,62
%
77,38
%
0,3


Cuối năm
Số tiền
182 321,23
906 196,84

Tỷ
trọn
g
16,7
5%
83,2
5%
0,2

Đầu năm nợ phải trả chiếm 22,62 % còn vốn chủ sở hữu chiếm
77,38%, cuối năm nợ phải trả 16,75% còn vốn chủ sở hữu chiếm
83,25% trong tổng nguồn vốn.
Điều này chứng tỏ trong năm 2014 nợ phải trả chiếm 22,62% còn
tỷ suất tự tài trợ về mặt tài chính của công ty là 77,38% là tương đối
tốt, đảm bảo trang trải cho các khoản nợ, khả năng độ lập về tài
chính cao, công ty có khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh
=> cơ cấu nguồn vốn trong kinh doanh là tốt.
Trong năm 2015 nợ phải trả chiếm 16,75% còn tỷ suất tự tài trợ
chiếm đến 83,25% cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công


ty, ít rủi ro, có khả năng tự chủ trong tất cả các hoạt động của mình,
tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng quá
cao là không tốt, chứng tỏ trong năm này quá trình sản xuất hoạt
động kinh doanh không hiệu quả. Công ty đang thừa vốn hoạt động

kinh doanh.
Chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn đã có sự biến đổi đầu năm
có hơn 110 tỷ đồng nhưng cuối năm còn hơn 50 tỷ đồng.

2.3. Phân tích đòn bẩy hoạt động.

Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận.
Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu
Năm 2014
A.Trước khi thay đổi doanh thu
1.Doanh thu
907505,37
2.Chi phí kinh doanh
787271,68
3.Chi phí cố định
309003,09
4.Chi phí biến đổi
478268,59
5.Lợi nhuận trước thuế và lãi 120233,69
vay(EBIT)
6.Tỷ số đòn bẩy hoạt động.
0
7.Chi phí cố định/tổng chi phí(%) 39,2%
8.Chi phí cố định/ doanh thu(%)
34%
B.Sau khi doanh thu giảm 10%
1.Doanh thu

816754.83
2.Chi phí kinh doanh
739443,82
3.Chi phí cố định
309003,09
4.Chi phí biến đổi
430441,73
5.Lợi nhuân trước thuế và lãi 77311,01
vay
6.Phần trăm thay đổi EBIT
(35,7%)

Năm 2015
983206,91
847810,50
265938,32
581872,18
135396,41
0
31,4%
27
884886,72
789623,28
265938,32
523684,96
95263,44
(29,6%)

Độ bẩy hoạt động(DOL) = phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt
động

ở mức doanh thu

phần trăm thay đổi doanh thu

DOL(2014) =35,7/10=3,57
DOL(2015) =29,6/10=2,96
Độ bẩy hoạt động 2 năm đều dương chứng tỏ công ty đã vượt
qua điểm hòa vốn. Độ bẩy hoạt động năm 2014 bằng 3,57 có nghĩa
ở mức doanh thu 907505,37 cứ 1% thay đổi doanh thu thì lợi nhuận
cũng sẽ thay đổi 3,57% theo cùng chiều với doanh thu. Tức là doanh
thu tăng 10% thì lợi nhuận sẽ tăng lên 35,7%. Độ bẩy hoạt động của
năm 2015 là 2,96 có nghĩa ở mức doanh thu 983206,91 cứ 1% thay
đổi doanh thu thì lợi nhuận cũng sẽ thay đổi 2,96% theo cùng chiều
với doanh thu. Tức là doanh thu tăng 10% thì lợi nhận sẽ tăng lên
29,6%.
Việc độ bẩy giảm trong năm 2015 so với 2014 thể hiện doanh thu
thay đổi thì lợi nhuận năm 2015 kém nhạy cảm hơn và rủi ro cũng
thấp hơn so với năm 2014.

2.4. Phân tích đòn bẩy tài chính.
a. Tác động đến thu nhập.


Nhằm xét ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hoạt động thu
nhập của công ty dược phẩm Imexpharm như thế nào ta cần đi xét
xem tác động của mức tài trợ đến thu nhập trên cổ phiếu.

Bảng 1: Nợ phải trả của công ty dược Imexpharm.



Bảng 2 Vốn chủ sở hữu của công ty dược Imexpharm



Bảng 3: Lợi nhuận

Từ 3 bảng trên ta tổng hợp được bảng 4:
Năm
Năm 2014
Năm 2015
Nợ
232.902.181.007
182.321.232.149
Vốn chủ sở hữu
796.636.452.245
906.196.841.774
Tổng tài trợ
1029538633252
1088518073923
Lãi cơ bản trên cổ 2903
2741
phiếu
Như vậy tác động của tài trợ với nợ và vốn chủ sở hữu đến thu
nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty khác nhau đáng kể. Tuy tổng tài
trợ ở hai năm không bằng nhau. Nhưng khi nhìn vào bảng 4 ta thấy
khi nợ phải trả giảm từ 232.902.181.007 năm 2014 xuống còn
182.321.232.149 năm 2015. Và khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng từ
796.636.452.245 lên 906.196.841.774. Thì lãi cơ bản trên cổ phiếu
của công ty lại giảm từ 2903 xuống còn 2741.



Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy lên lợi nhuận của công ty khi
công ty sử dụng vốn vay trong 2 năm 2014 và 2015:
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2015
I.
Tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay
1.Doanh thu
907505,37
983206,91
2.Tổng chi phí cố 309003,09
265938,32
định
3.Tổng chi phí biến 478268,59
581872,18
đổi
4.Tổng chi phí sản 787271,68
847810,5
xuất kinh doanh
5.Lợi nhuận trước lãi 120233,69
135396,41
vay và thuế
II.
Tính EPS trong trường hợp không sử dụng vốn vay
1.Lợi nhuận trước 120233,69
135396,41
thuế và vốn vay
2.Lãi tiền vay

0
0
3.Lợi nhuận trước 120233,69
135396,41
thuế
4.Thuế
thu
nhập 26451,41
29787,21
doanh nghiệp(22%)
5.Lợi nhuận sau thuế 93783,28
105609,2
Lợi nhuận trên mỗi 3174
3574
cổ phần
III. Tính EPS trong trường hợp sử dụng vốn vay
1.Lợi nhuận trước lãi 120233,69
135396,41
vay và thuế
2.Chi phí lãi vay
0
605,82
3. Lợi nhuận trước 120233,69
134790,59
thuế
4.Thuế
thu
nhập 26451,41
29653,93
doanh nghiệp.(22%)

5.Lợi
nhuận
sau 93783,28
105136.66
thuế.
Lợi nhuận trên mỗi 3174
3137
cổ phần
Phần trăm thay đổi 0
0
EBIT
Phần trăm thay đổi 0
(12,2%)


EPS
Từ việc phân tích EBIT và EPS trong tường hợp doanh nghiệp
không sử dụng vốn vay, sau đó đối chiếu so sánh với số liệu thực tế
của công ty chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Năm 2014 doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn vay, nhưng
đến năm 2015 doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay và khiến cho lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp giảm xuống từ 3574
xuống 3137.
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính(DFL)
Mức độ của đòn bẩy tài chính=tỷ lệ thay đổi EPS/ tỷ lệ thay đổi
EBIT
Hay DFL = EBIT/ (EBIT – I)
Năm 2014:DFL = 1 do không sử dụng vốn vay
Năm 2015: DFL = 135396,41/(135396,41 - 605,82) =1,005.
Doanh nghiệp sử dụng vốn vay ít nên đòn bẩy DFL gần như không

thay đổi.

b, Hạn chế của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tài trợ bằng nợ và đòn bẩy tài chính chỉ mang lại những lợi thế
nhất định trong một giới hạn nào đó.Khi vượt quá giới hạn này tài trợ
bằng nợ có thể gây tổn thất cho công ty.

II.5. Phân tích đòn bẩy tổng hợp.
Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp DTL – Degree Total
Leverage
DTL= (EBIT+F)/ (EBIT – I)
Năm 2014 tại mức EBIT = 120233,69 thì
DTL = (120233,69 + 309003,09)/( 120233,69 – 0) = 3,52
Năm 2015 tại mức EBIT = 135396,41 thì
DTL = (135396,41 + 265938,32)/( 135396,41 – 605,82) = 2,98
Từ đó ta thấy năm 2014, ở mức doanh thu 120233,69 triệu đồng,
nếu doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận cũng sẽ thay đổi 3,52%
theo cùng chiều với doanh thu. Năm 2015, tại mức doanh thu


135396,41 triệu đồng. Nếu doanh thu tăng 1% thì EPS cũng sẽ tăng
2,98 lần theo cùng chiều với doanh thu.
Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt
động chúng ta có đòn bẩy tổng hợp. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy
hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng
tiêu thụ thay đổi, tác động này được thể hiện qua 2 bước.
Bước 1: Số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động
của đòn bẩy hoạt động).
Bước 2: EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài
chính).

ở cả hai năm 2014 và 2015, độ bẩy tài chính gần bằng nhau và
bằng 1 nên công ty chỉ chịu tác động của đòn bẩy tổng hợp. do độ
bẩy hoạt động của năm 2015 thấp nên kéo theo độ bẩy tổng hợp
của năm 2015 cũng thấp làm cho EPS ít biến động hơn 2014 khi
doanh thu thay đổi, hay lợi nhuận trên mỗi cổ phần có thể tăng
chậm hơn.


KẾT LUẬN.
Như vậy ta có thể thấy tác động của đòn bẩy kinh doanh trong doanh nghiệp là
vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, muốn tồn tại
và phát triển được thì các doanh nghiệp phải thích nghi được với sự biến đổi liên tục
của nền kinh tế trên thế giới cũng như nền kinh tế ở trong nước. Hội nhập tạo ra nhiều
cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức và rủi
ro. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải luôn cố gắng tận dụng các cơ hội, sử dụng các
thế mạnh làm đòn bẩy để phát triển bền vững.



×