Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp da giày chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike và định vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÁO CÁO THU HOẠCH
Chủ đề: Tìm hiểu về một ngành công nghiệp. Phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu của
ngành. Trong nghành đó, tìm hiểu về một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh toàn
cầu. Phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Định vị doanh nghiệp đó trong
chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành.
Học Phần : QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN : TS. NGUYỄN BÍCH NGỌC
Nhóm sinh viên tham gia : Nhóm 6
Nguyễn Minh Ngọc

: 11163736

Nguyễn Thị Phương Hoa

: 11161895

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

: 11160323

Nguyễn Quang Thiện

: 11164884

Đỗ Mạnh Cường

: 11160755


Hà Nội, tháng 11 năm 2018


MỤC LỤC


PHẦN 1: NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIẦY
I.

Giới thiệu về ngành công nghiệp da giầy
1. Khái niệm
Theo định nghĩa của EC: “giầy dép (footwear) là tất cả những gì được
thiết kế dùng để bảo vệ hoặc che phủ bàn chân, có đế ngoài cố định,
tiếp xúc với mặt đất”.
Ngành công nghiệp da giày ( Footwear Industry) : là ngành công
nghiệp bao gồm các công ty, doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản
xuất, kinh doanh giày dép, cũng như những bộ phận, phụ kiện đi kèm
như dây giày, móc khóa, tất, tấm lót giày,...
2.

Đặc điểm chung

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Những đôi giày sớm nhất được biết đến là vào khoảng thời kỳ 8000 to
tới 7000 trước công nguyên và được tìm thấy ở Oegon, USA trong năm
1938. Tuy nhiên, những vật liệu dùng để làm giầy (tiêu biểu là thuộc
da) thường không còn tồn tại sau hàng ngàn năm, bởi vậy giày có thể
sử dụng một thời gian dài trước đó.
Nhà nhân loại học Erik Trinkaus tin rằng ông đã tìm thấy bằng chứng về
việc sử dụng giày dép bắt đầu trong giai đoạn giữa khoảng 40000 và

26000 năm trước đây, dựa trên cơ sờ là độ dày của xương của các
ngón chân (ngoại trừ ngón chân cái) giảm xuống trong thời gian này,
dựa trên tiền đề rằng đi chân trần khiến cho chân lớn hơn.
Những thiêt kế sớm nhất rất đơn giản, thường chỉ là "những cái túi che
chân" bằng da để bảo vệ bàn chân khỏi bị thương do đá, mảnh vỡ và
lanh. Vì giày sử dụng nhiều da hơn dép, chúng được sử dụng hơn bởi
những người dân xứ lanh.
Thời Trung Cổ, loại giày xoay gót được thiết kế với dây xỏ để thiết chặt
da vào chân cho vừa vặn. Khi Châu Âu trở lên thịnh vượng và co nhiều
quyền lực hơn, những đôi giày kiểu mẫu trở thành biểu tượng của vị
thế xã hội. Mũi chân trở thành dài và nhọn, thường với tỷ lệ tức cười.
Các nghệ nhân tạo ra giày dép độc nhất dành cho những ông chủ giàu
có và nhiều kiểu cách mới được sinh ra. Cuối cùng kiểu giày hiện đại
với đế giày khâu được phát sinh ra. Kể từ thế kỷ 17, hầu hết giày da sử
loại đế khâu. Điều này vẫn là tiêu chuẩn chất lượng cho loại giày cao
cấp hiện tại ngày nay.


Kể từ giữa thế kỷ 20, các tiến bộ về cao su, nhựa, vải tổng hợp, và chất
dán công nghiệp đã cho phép các nhà sản xuất tạo ra những loại giảy
khác đường lối với kỹ nghệ thủ công cổ truyền. Da, chất liệu chủ yếu
cho các kiểu giày trước đó, vẫn là tiêu chuẩn chính cho loại giày sang
trọng đắt tiền, nhưng các loại giày thể thao thường không bao gồm
hoặc bao gồm rất ít da thật. Đế dày trước đây được khâu một cách đầy
công phu, bây giờ thường được dán bằng keo.
Ngày nay, giày dép không chỉ là có giá trị sử dụng như một công cụ
bảo vệ đôi chân mà còn thể hiện cá tính và đẳng cấp của người sử
dụng. Ngành công nghiệp da giày đang trở thành ngành công nghiệp
triệu đô, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Nike, Addidas, Converse,
Dr Marten, … có quy mô và mức độ bao phủ trên toàn thế giới. Năm

2007, GDP của toàn ngành giày thế giới đạt 107,9 tỉ đôla Mỹ. Trong đó
Trung Quốc chiếm 63% sản lượng, 40,5% xuất khẩu và 55% doanh thu
toàn ngành.
2.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp da giày

2.2.1 Sản phẩm
Người sử
dụng

Phân loại
giày dép

Giá

Vật liệu

-Nữ

-Thường ngày
(casual)

-Sang trọng
(luxury)

- Da

-Chính thức
(formal)

-Cao cấp

(fine)

-Buổi tối
(evening)

-Trung bình
(medium)

- Nhựa/cao
su

-Thể thao

-Thấp cấp
(lower)

-Nam
-Trẻ em

-An toàn/bảo
hộ

(khái niệm:
sang trọng/
cao cấp/
TB/thấp cấp:
không có quy
định cụ thể tùy từng
nước có thu
nhập khác

nhau…

- Vải dệt

-vật liệu khác


Phân khúc sản phẩm dịch vụ
2.2.2 Quy trình sản xuất và phân phối
Ở mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đều có cách thức sản xuất và phân
phối hàng hóa khác nhau, tuy nhiên, xét trong phạm vi các hãng giày
dép chính hãng thì các hãng giày lớn trên thế giới đều không tự sản
xuất những đôi giày của họ mà đều thuê gia công ở một nước khác. Chỉ
có những nhà máy đáp ứng được hàng loạt các tiêu chuẩn chất lượng
và kỹ thuật mới được chọn làm nơi gia công của hãng. Tiêu chuẩn này
sẽ có sự khác biệt nhất định theo yêu cầu của từng hãng giày, nhưng
nhìn chung các yếu tố lựa chọn liên quan đến: uy tín của nhà máy, máy
móc và trang thiết bị hiện đại, công nhân tay nghề cao, hồ sơ năng lực
và lịch sử gia công cho các hãng khác,…
Sau khi các nhà máy nhận được mẫu hàng chuẩn từ hãng yêu cầu, việc
gia công và sản xuất chỉ được tiến hành khép kín trong phạm vi cho
phép của nhà máy mà hãng đã chỉ định. Tất cả các nguyên vật liệu,
phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như: da, đế, vải, chỉ may,…
đều được kiểm định bởi chính hãng giày theo dạng tạm nhập tái xuất
và dư thừa rất khiêm tốn (khoảng 1-3% cho mỗi đơn hàng).
Mỗi bộ phận trong dây chuyền sản xuất sẽ đảm nhận việc thực hiện
một công đoạn duy nhất để đảm bảo tính chuyên môn hóa :
+

Bộ phận cắt : Nhận hình mẫu và nguyên vật liệu được cung cấp,

cắt theo hình mẫu theo một dây chuyền công nghệ

+

Bộ phận may: nhận bản vẽ may hoàn thiện, tiến hành may theo
bản vẽ hình cắt của đôi giày và xỏ dây vào giày.


+

Bộ phận đế tùy theo từng mẫu đế giày mà ở bước này sẽ thực hiện
đúc đế hay nhập đế và dán từng lớp đế lại với nhau.
Cuối mỗi bộ phận này đều có chuyên viên kiểm tra chất lượng một
cách chặt chẽ rồi mới chuyển sang bộ phận tiếp theo.

+

Lắp ráp sản phầm: Sau khi phần upper (phần trên của giày) và đế
được hoàn thiện sẽ tiến hành lắp ráp tạo nên đôi giày hoàn chỉnh.
Tại đây đôi giày sẽ được trải qua các công đoạn ép koe nhiệt ở đế
giày và xử lý upper. Đối với những đôi lỗi ở công đoạn này tùy vào
tình trạng và mức độ nghiêm trọng mà sẽ bị hủy hoặc tái chế.

+

Kiểm tra và đánh giá: Đôi giày đạt yêu cầu tiếp tục được chuyển
qua quy trình kiểm tra qua môi trường thẩm thấu: Tác động chất hóa
học, tác động môi trường,…Bước tiếp theo là ép tem và vệ sinh giày.
Thành phầm cuối cùng sẽ được kiểm tra lần nữa trước khi đóng hộp
và chuyển vào kho trung chuyển, sau đó chuyển tới tổng kho phân

phối của hãng (kho xuất). Hãng sẽ có quy định chuyển hàng về kho
đại diện của mình ở nước đặt trụ sở hoặc một số nước đại diện cho
khu vực chính và sau đó tự tiến hành việc vận chuyển phân phối đến
các đơn vị nhỏ hơn.

2.3 Thành tựu của ngành công nghiệp da giày

2.3.1 Thành tựu quốc tế
Trung Quốc những năm gần đây luôn giữ vững vị trí là nước có lượng
tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới. Năm 2014 lượng tiêu thụ giày dép
Trung Quốc khoảng 4077.2 triệu đôi, gần gấp đôi so với nước tiêu thụ
giày dép lớn thứ hai là Mỹ (2268.6 triệu đôi ). Trong khi đó nước tiêu


thụ lớn thứ 3 là Ấn Độ với 2079.5 triệu đôi. Cả 3 nước dẫn đầu đã
chiếm gần 50% tổng lượng tiêu thụ giày dép trên thế giới.

Tiêu thụ giày dép của các quốc gia
năm 2014

Tổng doanh thu, tổng sản phẩm, số lượng doanh nghiệp, nhân công,
xuất khẩu, nhập khẩu, nhu cầu nội địa,… của toàn ngành có sự tăng
trưởng đều đặn qua từng năm.

2.3.2 Thành tựu của ngành da giày Việt Nam
Việt Nam hiện đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu và đứng
thứ 3 về sản xuất da giầy. Năm 2017, giá trị xuất khẩu các sản phẩm
thuộc da của Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD; trong đó, riêng mặt hàng
giày da đạt 16,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2016.
Thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ chiếm 36%, tiếp đến là EU

với khoảng 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo ông Diệp Thành
Kiệt, ngành da giày Việt Nam vẫn rộng cửa phát triển trong khoảng 20
năm tới. Cụ thể, Việt Nam đã đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thị
trường với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết và


thực thi; trong đó, có những FTA với các thị trường xuất khẩu lớn như
EU, Nhật, Nga, ASEAN, CPCPP...
3.

Thực trạng ngành công nghiệp da giày tại Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đang tăng trưởng ổn
định, có nhiều tín hiệu tốt trong 6 tháng cuối năm 2018 và những năm
tiếp theo.Dự báo kinh tế thế giới năm 2018 có xu hướng tích cực nên
nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như
Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… sẽ tốt hơn năm 2017.
Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt
may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên đơn
hàng gia công giày dép, túi xách tiếp tục có xu hướng chuyển dịch từ
Trung Quốc sang Việt Nam để chờ cơ hội từ một số Hiệp định trên.
Hầu hết công nhân làm việc trong ngành da giày Việt Nam có kỹ năng
làm việc tốt hơn so với công nhân các thị trường mới nổi như
Campuchia, Bangladesh, Ethiopia, Myanmar… Hơn nữa, xét tổng thể
Việt Nam vẫn có lợi thế về chi phí nhân công so với các đối thủ cạnh
tranh là Trung Quốc, Thái Lan. Mặt khác, với các quốc gia thu hút sản
xuất hàng giá rẻ, Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm có giá
trị cao hơn, năm 2017, giá trị trung bình một đôi giày của Việt Nam sản
xuất đạt 15,4 USD.
Tuy nhiên, ngành da giày cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như:

chi phí nhân công ngày càng tăng; năng suất lao động theo giờ của
Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tác động đến các
doanh nghiệp thuộc ngành da giày do các doanh nghiệp hướng tới đầu
tư thiết bị hiện đại, giảm bớt lao động...
Theo kế hoạch, sản lượng giày, dép da sẽ đạt khoảng 279 triệu đôi
trong năm 2018; trong đó quý III là 72 triệu đôi và quý IV là 80 triệu
đôi. Dự báo kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2018 sẽ đạt 19,5 tỷ
USD, tăng 10% so với năm 2017.

II.

Chuỗi cung ứng ngành da giầy
1. Giới thiệu về chuỗi giá trị của ngành da giày


Chuỗi cung ứng giày dép toàn cầu được cấu trúc rõ ràng trên toàn cầu,
với thiết kế và marketing được thực hiện trong thế giới phát triển và
sản xuất được tiến hành ở các nước đang phát triển hoặc mới phát
triển.
Các nhà sản xuất giày dép và giày chi phí thấp chủ yếu nằm ở các khu
vực đang phát triển ở châu Á và Nam Mỹ, trong khi các nhà thiết kế,
người bán buôn và bán lẻ lớn chủ yếu ở Châu Âu, Hoa Kỳ và các khu


vực châu Á phát triển như Đài Loan. Giày dép là một sản phẩm được
giao dịch tích cực trên thị trường quốc tế và đang được khai thác từ các
nước phát triển để phát triển. Trung Quốc rõ ràng là nhà sản xuất giày
dép chiếm ưu thế trên thế giới và thị phần của nó
2. Mức độ toàn cầu hóa


Mức độ toàn cầu hoá của ngành cao
Xu hướng toàn cầu hóa đang gia tăng
Ngành công nghiệp sản xuất giày dép toàn cầu được toàn cầu hóa cao
với nhiều công ty theo đuổi các thị trường mới trên toàn thế giới. Bởi vì
ngành sản xuất giày dép là ngành thâm dụng lao động tức là yêu cầu
sử dụng số lượng lao động lớn. Sản xuất giày dép khó khăn để hoàn
toàn tự động hóa vậy ngành yêu cầu rất nhiều lao động chuyên sâu.
Do đó, các nhà sản xuất có xu hướng contract với các nước có chi phí
lao động thấp hoặc thiết lập các sản xuất offshoring, chuyển nguồn
vốn ra nước ngoài.
Hầu như các hãng sản xuất giày dép lớn để sử dụng thuê ngoài. Chẳng
hạn như công ty Đài Loan, Yue Yuen, đã thiết lập các hoạt động sản
xuất và phân phối rộng rãi mạng ở Trung Quốc và các địa điểm châu Á
khác. Các nhà bán buôn và bán lẻ giày lớn, chẳng hạn như Nike Inc,
thuê ngoài (outsourcing) hoạt động sản xuất chủ yếu cho các công ty
Trung Quốc do lao động rẻ hơn và tổng chi phí sản xuất thấp so với thị
trường.
Giày dép sau đó được nhập khẩu trên toàn thế giới và phân phối cho
các cửa hàng bán lẻ để bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.
Càng ngày, khi mức nhân công bắt đầu tăng ở Trung Quốc, các nhà sản
xuất đang tìm kiếm các địa điểm khác như Việt Nam, Brazil và Ấn Độ
đến nguồn giày dép sản xuất. Dự kiến trong những năm tới, nhiều công
ty sẽ thay đổi một phần sản xuất của họ ở nước ngoài để theo đuổi tiết
kiệm chi phí.
Một yếu tố góp phần vào việc ngành giày dép ngày một yêu cầu sản
xuất toàn cầu hoá hơn là cạnh tranh nhập khẩu trên toàn thế giới tăng
trong năm năm qua. Sự tự do hóa ngày càng tăng của thương mại quốc
tế trong ngành cũng đã được khuyến khích dòng chảy lớn hơn trong
xuất khẩu và nhập khẩu. Các nhà sản xuất từ các quốc gia phát triển

đã không thể cạnh tranh với mức giá rẻ hơn so với hàng nhập khẩu ở
nước ngoài. Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục khi nhu cầu tăng giày
dép và chi phí lớn hơn áp lực được đặt trên các nhà sản xuất. Xuất
khẩu từ các nước đang phát triển và mới phát triển đang tăng nhanh
trong khi nhập khẩu vào châu Âu và Mỹ đã tăng lên.


III.

Các hoạt động trong chuỗi giá trị của ngành da giầy
Các hoạt động trong chuỗi giá trị của ngành da giầy bao gồm: R&D,
tìm kiếm thu mua nguyên liệu thô, sản xuất, phân phối, các hoạt động
sau bán hàng. Mỗi bên tham gia vào chuỗi giá trị góp phần vào giá trị
cạnh tranh của sản phẩm. Các hoạt động R&D, thay đổi, cải tiến giúp
nâng cao giá trị chung của sản phẩm phân phối cuối cùng
Đi sâu vào các hoạt động tạo giá trị của ngành da giầy
1. Tìm kiếm thu mua nguyên liệu thô (raw material supplier) và

nguyên phụ liệu
Nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất giày dép là cả trong nước và
nhập khẩu. Mỗi nguyên liệu lại có rất nhiều nhà cung ứng khác nhau.
Nhà máy sản xuất được doanh nghiệp thuê ngoài được yêu cầu chọn
nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của
hãng.
Nguyên liệu chính da thuộc đã được rám nắng thường được sử dụng
trong bao bì trong khi các nguyên liệu nhập khẩu là tổng hợp da và
một số bộ phận bằng kim loại. Tính khả dụng, chất lượng, giá cả và
khoảng thời gian giao hàng là một số yếu tố liên quan đến nguyên liệu
thô. Điều này có thể ảnh hưởng đến sản xuất và giá cảcủa thành
phẩm. Các nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất giày dép

như sau:
+
+
+
+
+
+
+
+

Upper (Da tổng hợp, da thuộc) và Uper lining (Da tổng hợp, da
thuộc)
Hóa chất và chất kết dính
Nails, chỉ và khóa
Gót, đế và đế ngoài
Băng bông
Welt và Foam
Leather dressing, ren và Shanks
Bao bì và nhãn

Để phục vụ ngành sản xuất giày dép cần rất nhiều các ngành sản xuất
hỗ trợ, quan trọng nhất trong đó là ngành sản xuất da thuộc. Chuỗi
cung ứng của ngành sản xuất da thuộc phân theo các loại da động vật
khác nhau. Trong đó da trâu bò chiếm tỉ trọng lớn nhất sau đó là da
lợn. Đây là 10 quốc gia được chọn chiếm phần quan trọng trong sản
xuất và cung ứng da thuộc, da tự nhiên.


Các nhà cung ứng nguyên liệu để sản xuất giày chủ yếu đến từ Trung
Quốc, Philippin, Brazil, Taiwan,..với 3 nguyên liệu thô chính là Da tự

nhiên, nhựa PU, cao su. Vì Trung Quốc là nước lớn nhất trong cung ứng
nguyên liệu thô, quyết định giá cả của nguyên liệu ảnh hưởng đến giá
cả của sản phẩm cuối cùng.

Nguồn: Frost and Sullivan
Tuy nhiên, Trung Quốc và các nước đang phát triển hay các nước mới
phát triển sản xuất ra các nguyên liệu thô thường phục vụ cho dòng
sản sẩm low-end và bình dân. Các sản phẩm thuộc dòng high-end
thường được lấy nguyên liệu sản xuất từ các các nước phát triển, đó là
những nguyên liệu cao cấp thường được sản xuất trực tiếp ở Mỹ hoặc Ý
2. Sản xuất (manufaturing)

Ngành công nghiệp sản xuất giày dẹp trên thế giới có thể chia theo
khu vực địa lý thành 3 khu vực chính: Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ


Lating. Dựa vào sản lượng đầu ra, khu vực Châu Á sản xuất tới 70%
tổng khối lượng sản xuất giày dép thế giới năm 2014. Các quốc gia sản
xuất giày dép chính trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia và Việt Nam. Khu vực Châu Âu sản xuất 20% tổng khối lượng
sản xuất giày dép thế giới năm 2014. Mục tiêu dòng sản phẩm chính
của khu vực Châu Âu là dòng sản phẩm cao cấp (high-end) và middleend và được sản xuất chính tại Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Ở khu
vực Mỹ Latinh thì sản xuất được 10% tổng khối lượng sản xuất giày dép
thế giới năm 2014 với nhà sản xuất chính đặt tại Brazil và Mexico.

Hình 1: 10 nước sản xuất giày dép dẫn đầu thế giới năm 20132016 (đơn vị: triệu đôi) – nguồn dẫn: statista
Hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á đang gia tăng khả năng cạnh
tranh trong chuỗi cung ứng sản xuất giày dép toàn cầu dựa vào lợi thế
về chi phí thấp. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn được kỳ vọng là quốc gia sản
xuất giày dép lớn nhất thế giới theo dự báo năm 2016-2019 dựa vào lợi

thế về kinh nghiệm sản xuất giày dép, lợi thế chuỗi giá trị và công
nghệ sản xuất tiên tiến


3. Phân phối (distribution)

Phân phối là hoạt động bao gồm vận chuyển từ nơi sản xuất đến các
cửa hàng bán lẻ, không phải giữa cửa hàng bán lẻ và người dùng cuối.

Các nhà bán buôn giày dép trong nước chiếm khoảng 14,1% của ngành
trong năm 2010. Các nhà sản xuất có xu hướng phân phối các mặt
hàng giày dép trực tiếp cho người bán buôn, từ đó, đưa hàng hóa đến
các cửa hàng bán lẻ đặc sản như cửa hàng thể thao, hàng loạt người
bán hàng và trng tâm thương mại.
Xuất khẩu giày dép chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành với dự kiến
66% thị phần trong năm 2010. Lưu ý rằng nhiều người bán buôn quốc
tế cũng là người mua hàng xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu lớn giày dép
sản xuất bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Brazil, Thái Lan Indonesia và
Ấn Độ. Các điểm nhập đến (trung gian) bao gồm Canada, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Mexico và Anh. Xuất khẩu chủ yếu được thực hiện cho các


nhà bán buôn và bán lẻ quốc tế với các điểm đến chính là Hoa Kỳ,
Hồng Kong, Đức, Anh và Pháp.
Trong nhiều trường hợp, người bán sỉ bị bỏ qua; điều này đặc biệt liên
quan đến các nhà sản xuất lớn hơn có thể tự cung cấp. Các nhà sản
xuất này thường có các cửa hàng bán lẻ của riêng họ và có xu hướng
phân phối các mặt hàng giày dép trực tiếp đến cửa hàng của họ để
tránh chi phí không cần thiết với người bán buôn. Các nhà bán lẻ trong
nước được dự báo tính toán ước tính 15,3% thị trường năm 2010

Phân khúc thị trường "Khác" bao gồm các cửa hàng trực tiếp của nhà
sản xuất giày dép, chính phủ, bán hàng quân sự và trực tuyến.
Nhà phân phối giầy dép, dép xăng đan và giày cho các đối tượng khác
nhau, chẳng hạn như cửa hàng bán lẻ, cửa hàng thương hiệu, cửa hàng
giảm giá, cửa hàng trực tuyến và cổng web trực tuyến do nhà sản xuất
sở hữu. Với các nền tảng bán lẻ, các nhà sản xuất hiểu được nhu cầu
thị trường tổng thể và đã mở cửa hàng riêng của họ trên nhiều thị
trường tiềm năng khác nhau. Cửa hàng trực tuyến là một kênh phân
phối mới nổi và là phương tiện thuận tiện để khách hàng mua các mặt
hàng giày dép.

4. Marketing, bán hàng và dịch vụ hậu mãi

Các hoạt động marketing của các hãng giày dép thường được tổng
quan tại nước sở tại của hãng tại các nước đã phát triển trên thế giới.
Các hoạt động và chiến lược bán hàng lại được các chi nhánh tự đưa ra
quyết định phù hợp với thị trường tuy nhiên vẫn phải tuân theo hoạt
động marketing chung mà hãng đưa ra ví dụ như về cửa hàng, website,

Trong ngành giày dép thì hoạt động nghiên cứu và phát triển thường
gọi là thiết kế và phát triển (design and development)
Các hoạt động nghiên cứu và phát triển giầy dép của mỗi hãng thường
đặt tại trụ sở chỉnh của công ty đó, các hãng sản xuất giày dép thường


đặt tại các quốc gia đã phát triển như Mỹ, UK, Australia và một số quốc
gia phát triển ở Châu Âu khác.
Dịch vụ hậu mãi trong ngành giày dép thường là bảo hành trong thời
gian ngắn. Sản phẩm thường được bảo hành bởi chính nhà cũng cấp tại
mỗi vùng khác nhau


PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA NIKE,
ĐỊNH VỊ NIKE TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
I.

GIỚI THIỆU VỀ NIKE

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Nike, là một tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ tham gia vào việc thiết kế,
phát triển, sản xuất và tiếp thị trên toàn thế giới và bán giày dép, quần
áo, thiết bị, phụ kiện và dịch vụ. Công ty có trụ sở gần Beaverton,
Oregon, trong khu vực đô thị Portland. Đây là nhà cung cấp giày và
quần áo thể thao lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất thiết bị thể thao
lớn, Năm 2017, hãng giày nổi tiếng đạt doanh thu 34 tỷ USD, có
74.400 nhân viên trên khắp thế giới và văn phòng tại 52 quốc gia. Hiện
tài sản của gia đình nhà sáng lập Nike được Forbes ước tính 30,1 tỷ
USD, xếp thứ 28 trong danh sách người giàu nhất thế giới năm
2018.Tính đến năm 2017, thương hiệu Nike có giá trị 29,6 tỷ đô la. Nike
hiện đã có mặt tại trên 200 quốc gia.


Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964, như Blue
Ribbon Sports, bởi Bill Bowerman và Phil Knight, và chính thức trở
thành Nike, Inc. vào ngày 30 tháng 5 năm 1971. Công ty lấy tên từ
Nike, nữ thần chiến thắng Hy Lạp. Nike tiếp thị sản phẩm dưới thương
hiệu riêng của mình, cũng như Nike Golf, Nike Pro, Nike +, Air Jordan,
Nike Blazers, Không quân 1, Nike Dunk, Air Max, Foamposite, Nike
Skateboarding, Nike CR7, và các công ty con bao gồm Thương hiệu
Jordan, Hurley International và Converse. Nike cũng sở hữu Bauer

Hockey (sau này đổi tên thành Nike Bauer) từ năm 1995 đến năm
2008, và trước đây sở hữu Cole Haan và Umbro. Ngoài việc sản xuất đồ
thể thao và trang thiết bị, công ty còn vận hành các cửa hàng bán lẻ
dưới tên Niketown. Nike tài trợ cho nhiều vận động viên thể thao và đội
thể thao trên toàn thế giới, với những thương hiệu được công nhận cao
của "Just Do It".
Quá trình phát triển của NIKE

2. Tầm nhìn và sứ mệnh

SỨ MỆNH
Chúng tôi mang lại sự đổi, tạo
mới cảm hứng cho mọi vận động
viên trên thế giới
+ NHIỆM VỤ
+


Chúng tôi là làm mọi thứ để có thể thúc đẩy và mở rộng tiềm năng của
con người. Chúng tôi làm điều đó bằng cách tạo ra những đổi mới đột
phá, bằng cách làm cho sản phẩm của chúng tôi bền vững hơn, bằng
cách xây dựng một nhóm toàn cầu sáng tạo và đa dạng và bằng cách
tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng nơi chúng ta sống và làm
việc.
3. Sản phẩm

Nike sản xuất các sản phẩm giày phục vụ cho các môn thể thao khác
nhau cùng với phụ kiện thể thao dành cho môn thể thao đó như áo,
quần, mũ, băng tay, các loại bóng, kính mắt. Sản phẩm của Nike phù
hợp với các đối tượng khác nhau và độ tuổi khác nhau.Các dòng sản

phẩm chính của nike thường được gắn với các môn thể thao như:
+

Nike running: đế giày được làm bởi vật liệu nhẹ tăng cường sự
bền bỉ khi tập luyện hay chạy bộ như các sản phẩm Nike shox…

+

Nike women: sản phẩm dành cho cho phái nữ yêu tích các môn
thể thao, mang nét nữ tính.

+

Nike soccer, Nike football: sử dụng cho môn bóng đá, với đế
giày được thiết kế tạo độ bám sâu và êm chân, giúp cầu thủ luôn
cảm thấy thoải mái trong suốt trận đấu.

+

Nike Air: loại này sử dụng trong việc chạy bộ và đi lại

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA NIKE

II.
1.

Tổng quan chuỗi cung ứng của Nike

MUA SẮM
Các hoạt động

mua sắm, tạo
nguồn
cung
ứng với các nhà
cung cấp
TỔ CHỨC SẢN XUẤT

THỊ TRƯỜNG
Các hoạt động
thị
trường,
phân
phối,
cung ứng hàng
hóa tới người
tiêu dùng

Người tiêu dùng toàn cầu

Nhà cung ứng toàn cầu

LOGISTICS
Các hoạt động liên quan tới vận
chuyển hàng hóa, quản lý lưu kho,
đóng gói và xử lý nguyên vật liệu


Các hoạt động quản trị sản xuất, tạo
lợi thế cạnh tranh, liên kết sản xuất
và quản trị chất lượng sản phẩm

Cụ thể:

Đội ngũ chuỗi cung ứng của NIKE là động cơ đẩy sản phẩm ra khắp thế
giới. Chuyên gia chuỗi cung ứng đảm bảo rằng mỗi năm, gần một tỷ
đơn vị giày dép, quần áo và thiết bị đến đúng nơi, vào đúng thời điểm.
Để đảm bảo công việc phức tạp này diễn ra mà không gặp khó khăn,
các nhóm chuỗi cung ứng làm việc với một mạng lưới hơn 50 trung tâm
phân phối, hàng nghìn nhân viên kế toán và hơn 100.000 cửa hàng bán
lẻ trên toàn thế giới - làm cho điều không thể xảy ra mỗi ngày.
Một chuỗi cung ứng ảo giúp Nike dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nhà
cung ứng thay thế một cách linh hoạt và rộng rãi. Mặc dù vị trí địa lý có
thể tách rời Nike và các nhà cung ứng, các đối tác của mình nhưng với
một hệ thống thông tin điện tử mạnh mẽ, họ có thể dễ dàng kết nối và
liên lạc, nắm tình hình của nhau bất cứ lúc nào và có sự kết hợp chặt
chẽ. Với nhiều nhà cung ứng đáng tin cậy, có mối quan hệ bền vững
với mình, Nike phần nào có thể an tâm về các sự cố khẩn cấp trong
chuỗi cung ứng. Và với sự đa dạng về nhà cung ứng, cả cố định lẫn
thay thế khi cần, chuỗi cung ứng có thể hoạt động linh hoạt hơn.
Một chuỗi cung ứng ảo như chuỗi cung ứng của Nike mang lại cho
Nike nhiều lợi ích và lợi thế, tuy nhiên nó cũng có không ít bất lợi. Một
số bất lợi đó là chi phí rất cao để thực hiện một chuỗi cung ứng ảo do
những đòi hỏi về các thiết bị kĩ thuật, nhất là việc quản lý hệ thống
thông tin do chính Nike đầu tư. Thứ hai đó là sự phức tạp khi tích hợp
với các nhà cung ứng. Quả thật, với quá nhiều nhà cung ứng mà mình
có, Nike cần phải bỏ ra nhiều nỗ lực hơn để có thể tích hợp hệ thống
thông tin của mình với của từng nhà cung ứng. Một bất lợi nữa đó là


Nike khó có thể nào xây dựng mối quan hệ chắc chấn với các nhà cung
ứng của mình trong chuỗi do khoảng cách địa lý và đôi khi việc quản lý

có thể vô tác dụng. Hay như sự kết hợp không ăn ý giữa các khâu của
sản xuất có thể gây ra những mất mát to lớn, khi mà có sự chậm trễ ở
bất kì khâu nào. Cũng vậy, hậu quả của việc tính toàn nhầm sẽ mất
nhiều thời gian để giải quyết. Vấn đề về tin tưởng lẫn nhau cũng có thể
gây trì hoãn quá trình chuỗi cung ứng.
Sau đây, chúng ta sẽ đi phân tích từng hoạt động trong chuỗi cung ứng
toàn cầu của Nike
2.
2.1

Phân tích chuỗi mua sắm của Nike
Lựa chọn nhà cung ứng (supplier selection)

Qua lịch sử của Nike, ta nhận thấy rằng công ty này đã trải qua quá
trình toàn cầu hóa từ giai đoạn đầu là một công ty nhập khẩu đến giai
đoạn cuối là mốt công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh toàn cầu.
Với chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, Nike gần như phải quản lý chuỗi
cung ứng đó của mình sao cho đạt hiểu quả cao và ít rủi ro nhất.
Ta nhận thấy được rằng Nike không trực tiếp tham gia vào những công
đoạn mà công ty không có thế mạnh, những công đoạn đó điển hình là
sản xuất được công ty thực hiện thông qua việc tận dụng tối đa hoạt
động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các quốc gia
Châu Á. Điều này giúp cho công ty có thể tập trung tốt nhất vào các
hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm,
marketing và hoạch định, thu mua, quản lý. Chuỗi cung ứng mà Nike
áp dụng được xem là một chuỗi cung ứng ảo. Một chuỗi cung ứng
ảo thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn việc sản xuất giúp công ty
giảm chi phí quản trị, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
sản phẩm cũng như có thể chuyển đổi sang các nhà cung ứng có chi
phí thậm chí thấp hơn nhưng với chất lượng sản phẩm cao. Hơn nữa,

tốc độ của các dòng chảy sản phẩm cũng sẽ được đẩy lên cao nhờ
chuỗi cung ứng này theo 3 bước như sau:
+ Nike gửi thiết kế cho nhà cung ứng thành phần.
+ Nhà cung ứng gửi các thành phần cho công ty gia công.
+ Sản phẩm được vận chuyển đến các nhà phân phối trên toàn
cầu
Điều này cho phép Nike cắt giảm đáng kể khoảng thời gian từ
khâu thiết kế ban đầu đến khâu sản xuất và khâu phân phối.
2.1.1 Nhà cung ứng cho Nike
Nike đã làm việc với các nhà cung ứng hàng đầu của mình để mở
các nhà máy sản xuất tại Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Thông
qua đảm bảo thực hiện các đơn hàng lớn bằng cách bố trí nhân viên


của mình tại các nhà máy mới để theo dõi chất lượng sản phẩm và quá
trình sản xuất, Nike có khả năng giúp các nhà cung ứng của mình thiết
lập một mạng lưới các nhà máy sản xuất giày khắp Đông Nam Á.
Nike cũng đã mở rộng dãy sản phẩm của mình qua thời gian. Như
vào năm 1980, Nike chỉ bán 175 kiểu giày, đến mùa xuân 1990 công ty
đã cung cấp 772 kiểu và đến mùa xuân năm 2000 con số này là gần
1200 kiểu khác nhau. Nike cũng tham gia vào nhiều phân khúc sản
phẩm khác (như quần áo và dụng cụ thể thao) và đã mở rộng thị
trường ra ngoài nước Mỹ, sang Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Châu Á.
Chuỗi cung ứng của Nike mở rộng đến một số quốc gia. Các sản
phẩm của nó được sản xuất tại 42 quốc gia tại 567 nhà máy độc lập có
sử dụng hơn 1 triệu công nhân (xem bản đồ sản xuất của Nike). Các
nhà máy độc lập này sản xuất hầu như tất cả các sản phẩm được tiếp
thị và bán bởi Nike.
Trong năm tài chính 2017, chỉ có 5 nhà sản xuất hợp đồng chiếm
khoảng 69% tổng sản lượng giày Nike Brand. Là một phần trong chiến

lược quản lý chuỗi cung ứng, trọng tâm là chất lượng và các thỏa thuận
dài hạn. Trước đây, Nike đã can thiệp một số tranh cãi về các hoạt
động chuỗi cung ứng liên quan đến phúc lợi lao động. Đó là lý do tại
sao nó tập trung vào thực hành chuỗi cung ứng đạo đức mạnh mẽ hơn.
Chiến lược tìm nguồn cung ứng của nó tập trung vào các nhà
cung cấp đó và làm cho họ trở thành ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực
CSR và tính bền vững và những người tìm cách cung cấp nhiều hơn các
tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu.
Các đối tác chuỗi cung ứng của nó là những đối tác có hệ thống
quản lý linh hoạt và linh hoạt để họ có thể phát triển bền vững và giảm
thiểu tác động đến môi trường. Trọng tâm là thúc đẩy một nền văn hóa
an toàn, đa dạng và đưa vào chuỗi cung ứng và do đó các nhà cung
cấp cũng được đánh giá và kiểm toán dựa trên các tiêu chuẩn lao động
công bằng.
2.1.2 Nguồn cung ứng nguyên liệu
Đối với nguyên liệu và sản xuất, thương hiệu này hoàn toàn dựa vào
các nguồn bên ngoài. Gần như tất cả các sản phẩm của nó được sản
xuất bởi các nhà thầu độc lập. Nike có một cơ sở rộng lớn của các nhà
cung cấp hỗ trợ kinh doanh và tăng trưởng của nó. Tuy nhiên, chất
lượng là một mối quan tâm rất quan trọng trong chuỗi cung ứng của nó
và do đó, Nike duy trì sự thận trọng tuyệt vời về việc lựa chọn nguyên
liệu thô và các nhà cung cấp của nó. Có một nhóm mua sắm toàn cầu
tại Nike để có được nguyên liệu thô. Nó sẽ chăm sóc toàn bộ quá trình
mua sắm từ việc lựa chọn ký kết hợp đồng với đúng nhà cung cấp cho
đúng hàng hóa và dịch vụ. Các sáng kiến tìm nguồn cung ứng chiến


lược của nó cũng đã giúp thương hiệu giảm lượng khí thải carbon của
nó. Thương hiệu cam kết mua nguyên liệu bền vững.
2.1.3 Quy tắc cung ứng

Để đảm bảo rằng các nhà cung cấp của nó tuân theo các thực hành tốt
nhất theo quy định, Nike đã thiết lập một quy tắc ứng xử và các tiêu
chuẩn Lãnh đạo cho họ. Quy tắc ứng xử đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu
mà mỗi nhà máy và nhà cung cấp của nó đều phải đáp ứng. Nó đưa ra
một số yêu cầu trưởng trong đó có liên quan đến lao động cưỡng bức,
lao động trẻ em, làm thêm giờ quá mức, bồi thường và tự do hiệp hội.
Lãnh đạo Bộ luật nêu rõ các tiêu chuẩn theo đó quy tắc ứng xử phải
được thực hiện. Nó cũng lưu ý cách thức Nike đo lường sự tuân thủ các
tiêu chuẩn đã đặt ra. Các kỳ vọng và tiêu chuẩn liên tục được nâng lên
trong suốt những năm này cho các nhà cung cấp của Nike. Ngoài việc
thiết lập các tiêu chuẩn để thực hiện các nhà cung cấp, Nike cũng đảm
bảo tuân thủ các phương pháp khác nhau. Các nhà cung cấp của nó
được yêu cầu phải tuyên bố rằng họ đang tìm nguồn cung ứng nguyên
vật liệu từ các nhà cung cấp là quy tắc ứng xử của Nike tuân thủ và
tuân thủ luật lao động địa phương và quốc gia. Hơn nữa, hệ thống này
được đánh giá và cập nhật định kỳ để đảm bảo một hệ thống chuỗi
cung ứng miễn phí rủi ro. Việc kiểm tra thường xuyên các nhà máy
cung cấp này được thực hiện để đảm bảo rằng các nhà cung cấp vẫn
tuân thủ. Tiêu chí chi tiết được sử dụng để đánh giá và kiểm toán.
2.2 Phân tích về cách thức đặt hàng
2.2.1

Tìm hiều về tìm kiếm nguyên vật liệu (Sourcing)

Hiện nay, Nike đang bắt đầu quá trình sản xuất tinh gọn nhằm tinh
gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp và gia tăng
hiệu quả kinh doanh. Bắt đầu từ việc trao quyền cho đội ngũ công
nhân và các đội sản xuất, vừa để giải quyết các vấn đề kể trên, vừa
hạn chế tối đa thời gian cũng như nguyên vật liệu đầu vào mà vẫn đảm
bảo được chất lượng của sản phẩm. Cho đến nay, 85% nhãn hiệu giày

dép và 76% thương hiệu may mặc của Nike đều thực hiện dây chuyền
sản xuất tinh gọn. Chưa dừng ở đó, hãng còn mong muốn áp dụng dây
chuyền này trong việc sản xuất theo hợp đồng từ giờ cho đến cuối năm
tài chính thứ 15.
Trên thực tế, “cam kết sản xuất tinh gọn” không chỉ thực hiện trong
chuỗi sản xuất của Nike mà còn bắt đầu từ việc nhập nguyên liệu đầu
vào, trong đó, đặc biệt chú ý đến Chỉ số nguồn cung và sản xuất bền
vững (SMSI) từ chất lượng, chi phí đến thời gian giao hàng và lựa chọn
các nguồn cung.


Tình trạng chi phí nguyên liệu và nhân công tăng vọt đang là nguyên
nhân khiến cho hãng sản xuất giày lớn thứ nhì thế giới là Nike tìm cách
kiểm soát tình hình tài chính trong thời gian tới.
 Nike cho biết mức chi phí tăng cao cộng với thay đổi tỷ giá ngoại

tệ có thể khiến mức lợi nhuận biên của công ty giảm 0,5-1%.
 Có nhiều khả năng Nike sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tăng giá,

thu hẹp số lượng sản phẩm, cũng chuyển dây chuyền sản xuất ở
Trung Quốc sang một nước có chi phí thấp hơn.
Do quá trình sản xuất giày của Nike: Nike nghiên cứu và thiết kế sản
phẩm, sau đó các cơ sở gia công của Nike trên khắp thế giới sẽ thực
hiện công đoạn sản xuất với quy trình và nguyên vật liệu trong tầm
kiểm soát của Nike. Sau đó sản phẩm được chuyển về công ty Nike để
họ thực hiện phân phối đến khách hàng


Nike không trực tiếp tham gia vào những công đoạn mà
công ty không có thế mạnh.


2.2.2

Cách thức đặt hàng và các quy tắc đối với đối tác

Thứ nhất, Nike ký hợp đồng sản xuất với các nhà nhà máy ở nước
ngoài để gia công sản xuất giày nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất.
Hãng tin Nike cho biết, công ty Pou Chen hiện là nhà sản xuất gia
công da giày lớn nhất trên thế giới, chuyên cung cấp hàng hóa cho 2
hãng nổi tiếng thế giới là Nike và Adidas cùng nhiều thương hiệu lớn
khác.
Thứ hai, Nike đưa ra các quy tắc ứng xử, các công cụ giám sát được
phát triển toàn diện.
Như là một điều kiện hợp tác với Nike, nhà máy phải triển khai, thi
hành và kết hợp các tiêu chuẩn của Quy Chế này cũng như Tiêu Chuẩn
Quản Lý Tiên Tiến của Nike và các quy định luật pháp khác vào các
nguyên tắc hoạt động của mình – cũng như dùng chúng cho việc xác
minh và giám sát tại nhà máy.
 Nhà máy phải dán Quy Chế này tại tất cả những nơi làm việc

chính, bằng ngôn ngữ sử dụng của nhân viên.
 Tất cả các nhân viên được huấn luyện về quyền và nghĩa vụ của

họ như được quy định trong quy chế quản lý này cũng như theo
luật địa phương.


 Nhà máy phải đảm bảo sự tuân thủ các quy định này từ bất kỳ

nhà thầu phụ nào sản xuất những sản phẩm mang thương hiệu

Nike hoặc các nhãn hàng khác của Nike.
2.2.3

Lợi ích của cách thức này

 Giảm tỉ lệ hàng sản xuất mà không nhận được sự xác nhận chắc

chắn mua hàng từ các nhà bán lẻ ( Pre building) làm lượng tồn
kho từ 30% xuống 3%.
 Rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi phân
phối hàng đến người tiêu dùng từ 9 tháng xuống còn 6 tháng.
 Đầu tư tái cấu trúc lại hệ thống thông tin (500 triệu USD) nên việc
thiết kế và sản xuất nhanh hơn, lợi nhuận tăng 42.9% năm 2003
so với mức trung bình 39.9% + Xử lí tốt quản lí hàng trả lại.
 Xây dựng chương trình “kinh doanh liên tục” trong đó xác định rõ
từng người sẽ quản trị rủi ro tại từng mắc xích của chuỗi.
3.

Hoạt động sản xuất của Nike

Nike có hai lựa chọn để sản xuất các sản phẩm của họ. Học có thể sở
hữu và vận hành các nhà máy, hoặc tìm cách gia công. Các cơ sở có đủ
hiệu quả để gia công có thể đặt được ở trong nước hoặc quốc tế.
Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công
trên khắp thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá
trình sản xuất sản phẩm được đặt tại các nhà mày này và được đặt
dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike ( họ sẽ theo
dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm). Nike chỉ
tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu
thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng

3.1

Gia công thuê ngoài
 Nike thuê ngoài phần lớn các chức năng sản xuất của mình từ các

nhà máy ở nước ngoài. Chiến lược thuê ngoài được thực hiện một
khi đội ngũ quản lý của Nike thấy rằng họ có thể có được đôi giày
Nike sản xuất tại Nhật Bản với chi phí thấp hơn khi sản xuất tại
Hoa Kỳ.
 Ngày này, sản phẩm của Nike được sản xuất tại trên 700 nhà

máy, với lượng nhân công hơn 500,000 người ở 51 quốc gia. Nike
chỉ có 22,658 nhân công trực tiếp, đa số làm việc tại Mỹ.
 Một số hoạt động kéo theo trong chiến lược chuỗi cung ứng của

Nike như việc mua lại nguyên liệu, nhà sản xuất của sản
phẩm,các nhà cung cấp của các bộ phận, kho bãi và kênh phân


phối nơi khách hàng có thể có thể mua hàng hóa từ Nike. Chiến
lược được thông qua bởi công ty có một số lợi ích mà cho phép
Nike tập trung vào năng lực cốt lõi và để những phần liên quan
đến sản xuất cho các đối tác gia công thuê ngoài. Mối quan hệ
hiện mạnh mẽ của Nike với các nhà cung cấpcó thể được giải
thích bởi sự thành công của công ty khi sản phẩm chất lượng cao
có thể được sản xuấtvới chi phí thấp trong khung thời gian quy
định.
3.2 Nhà máy sản xuất (Manufacture)

Nike đã ký hợp đồng với khoảng 50 nhà máy ở châu Á để sản xuất

tất cả các sản phẩm giày dép của nó, trong đó có 30 nhà máy tại Trung
Quốc. Tuy nhiên, một sự khác biệt rõ ràng đã được thực hiện giữa dòng
sản phẩm “Local” và dòng sản phẩm “In-line”.
+

Những sản phẩm "Local" (tức là, dòng giày World Shoe) thì vẫn
giữ nguyên trong nước hoặc theo khu vực nơi chúng được sản
xuất,được sản xuất từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương,và được
thiết kế từ ý kiến người tiêu dùng địa phương .

+

Ngược lại, sản phẩm “in-line” thì được thiết kế để xuất khẩu toàn
cầu hướng tới thị trường phát triển và không bị ràng buộc với khu
vực sản xuất. Dòng sản phẩm “in-line” được sản xuất tại nhà máy
sản xuất “in-line”, những nhà máy này mua vật liệu từ nhà cung
cấp có chi phí thấp nhất, bất kể nguồn gốc của các đầu vào này.

Nike không có nhà máy chỉ sản xuất riêng dòng sản phẩm “local”, mà
chỉ có riêng những nhà máy sản xuất dòng “In-Line” hoặc là các nhà
máy sản xuất cả hai loại. Dòng sản phẩm “local”, hay nói cách khác là
dòng giày “world shoe” vẫn là mới, và chưa đủ sức để có thể đòi hỏi
những nhà máy riêng sản xuất dòng sản phẩm này.
3.3 Quy trình sản xuất


×