Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

THUYẾT MINH BÁO CÁO DỰ ÁN QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNGKHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT,SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 88 trang )

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

THUYẾT MINH BÁO CÁO DỰ ÁN
QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT,
SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TẦM NHÌN 2030

Vĩnh Phúc, 2013


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN..........................................................................................................9
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN....................................................................9
1.1.1 Vị trí địa lý...........................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm địa hình...............................................................................9
1.1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn...............................................................10
1.1.4. Đặc điểm khí hậu...............................................................................10
1.1.5. Đặc điểm giao thông..........................................................................11
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN...............................12
1.2.1. Đặc điểm dân cư...............................................................................12
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................13
CHƯƠNG II KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
TỈNH VĨNH PHÚC...........................................................................................14
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT..................................................14


2.1.1. Mức độ điều tra địa chất, khoáng sản................................................14
2.1.2. Hoạt động khoáng sản.......................................................................14
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT VÙNG.........................................14
2.2.1. Đặc điểm địa tầng..............................................................................14
2.2.2 Đặc điểm kiến tạo...............................................................................18
2.2.3. Đặc điểm magma...............................................................................18
2.3. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN.................................................................19
2.3.1. Nhóm khoáng sản nhiên liệu.............................................................19
2.3.2. Nhóm khoáng sản kim loại................................................................19
2.3.3. Nguyên liệu khoáng chất công nghiệp-kỹ thuật................................20
2.3.4. Nguyên liệu hoá chất - Phân bón.......................................................20
2.3.5. Nguyên liệu vật liệu xây dựng ốp lát.................................................21
2.3.6. Nguyên liệu vật liệu xây dựng thông thường....................................21
CHƯƠNG III TỔNG QUAN TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN NHÓM
NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC...........................................................................................23
3.1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CƠ BẢN....................................................23
3.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN............................................23
3.2.1. Tiềm năng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin 23
3.2.2. Tiềm năng về con người - lao động...................................................25
3.2.3. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đất đai......................................26
3.2.4. Tiềm năng về hạ tầng cơ sở...............................................................26
CHƯƠNG IV VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT
KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG CƠ CẤU PHÁT
TRIỂN KINH TẾ..............................................................................................29
4.1. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN..................................29
4.2. VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN................29
3



MỞ ĐẦU
Tài nguyên khoáng sản là một trong các nguồn lực quan trọng của quốc gia
để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng là nguồn lực không tái tạo nên chúng cần
được bảo vệ, quy hoạch và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại
nguồn lợi lớn cho xã hội, song cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi
trường sinh thái.
Khoáng sản kaolin là đá sét kết màu trắng, hình thành do quá trình phân
huỷ các khoáng vật felspat alkali và mica. Kaolin được sử dụng trong: gốm sứ,
gạch sa mốt chịu lửa, bột mài, chất độn cho giấy, cao su, sơn, xà phòng, thuốc
trừ sâu, y tế…
Khoáng sản felspat là khoáng vật phổ biến rộng rãi, chiếm gần 50% trọng
lượng vỏ Trái Đất. Felspat được sử dụng trong các ngành sứ gốm, thuỷ tinh, sản
xuất xà phòng, bột mài, làm răng giả, xi măng, thuốc nhuộm, tráng men…
Vì vậy, để bảo vệ khoáng sản kaolin, felspat, sét kaolin cần phải có chiến
lược khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc có chủ trương điều tra, đánh giá vị trí, diện phân bố, mức
độ điều tra, chất lượng, trữ lượng và khả năng sử dụng khoáng sản kaolin,
felspat trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tài liệu quy hoạch điều tra địa chất, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc có nhiều loại hình khoáng sản, trong đó có nhóm nguyên liệu Kaolin,
felspat, sét kaolin. Tiềm năng nhóm khoáng sản này có ý nghĩa lớn trong việc
định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác và sử dụng khoáng sản, góp
phần phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện nay, tham gia vào hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: liên doanh
trong nước, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác
xã. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động khai thác và sử
dụng khoáng sản có ưu điểm huy động được vốn và nhân lực từ nhiều nguồn
khác nhau. Tuy nhiên, do quy mô của các doanh nghiệp chưa lớn, nguồn vốn

không tập trung còn dàn trải dẫn nên ít có dự án đầu tư được các thiết bị, công
nghệ tiên tiến, chủ yếu là thủ công bán cơ giới làm thất thoát tài nguyên và gia
tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Để biến tiềm năng khoáng sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội,
có tầm nhìn tổng quan về nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin của tỉnh
Vĩnh Phúc, đánh giá được giá trị kinh tế và lợi thế của nhóm khoáng sản này
trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặt khác, giúp các cơ quan quản lý Nhà
nước có cơ sở xây dựng chính sách, chiến lược, biện pháp phù hợp trong việc
quản lý các hoạt động thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản và sử dụng hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhóm khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat, sét
kaolin. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, dẫn tới lãng phí nguồn tài nguyên và vốn
đầu tư cần có những định hướng cụ thể và chiến lược trong phát triển ngành
4


công nghiệp khai khoáng. Đáp ứng các mục tiêu trong định hướng và phát triển
kinh tế - xã hội, giai đoạn 2010-2015 và đạt chỉ tiêu quy hoạch công nghiệp của
tỉnh Vĩnh Phúc, việc thực hiện Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030”trở thành một yêu cầu mang
tính thời sự cần thiết, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh cũng
như của cả nước.
Các căn cứ pháp lý:
Luật đất đai năm 2003; luật bảo vệ môi trường năm 2005; luật di sản văn
hoá; luật bảo vệ rừng; luật an ninh quốc phòng…..;
Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng
chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Quyết định số: 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020;
Quyết định số: 152/2008/QĐ ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính Phủ
phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và sử dụng khoáng sản làm
vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số: 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tường Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số: 13/2008/QĐ-BTNMT ngày 24/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường V/v ban hành Quy định về đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra tài
nguyên khoáng sản tỷ lệ 1:50 000;
Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật kháng sản;
Quyết định số: 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy
hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
5


Căn cứ thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư V/v hướng dẫn xác định chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm
chủ yếu;

Quyết định số: 1943/QĐ-BTNMT ngày 08/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành bộ đơn giá các công trình địa chất năm 2009;
Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
Để triển khai nhiệm vụ được giao, Sở công thương Vĩnh Phúc, phối hợp
với Đoàn Intergeo-4, Liên đoàn Intergeo, Tổng cục địa chất và khoáng sản
(thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) thành lập và thực hiện Dự án: “Quy
hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin,
felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn
2030”.
Nhiệm vụ của dự án:
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài
nguyên khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quy hoạch thăm dò khai thác. Trên cơ sở
đó xây dựng phương án quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản
nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Quy hoạch cụ thể từng mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat,
sét kaolin theo điều tra địa chất về vị trí, diện tích, trữ lượng, chất lượng, đơn vị
đang quản lý của từng mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét
kaolin trên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.
Đánh giá trữ lượng khoáng sản quy hoạch đã khai thác; sử dụng khoáng sản
quy hoạch cho một số ngành sản xuất cụ thể trong kỳ quy hoạch, khoanh định
khu vực cấm hoạt động và tạm cấm hoạt động đối với khoáng sản đang quy
hoạch.
Lập bản đồ quy hoạch trong đó khoanh định chi tiết khu vực mỏ, khoáng
sản đang quy hoạch cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác.
Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối
các điểm khép góc trên bản đồ quy hoạch, tỷ lệ 1/25 000.

Xác định được tài nguyên dự báo của từng mỏ khoáng sản nhóm nguyên
liệu kaolin, felspat, sét kaolin, thời điểm khai thác thích hợp để không ảnh
hưởng tới môi trường.
Mục tiêu của dự án:
Xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản
nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp
6


với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2014-2020,
tầm nhìn 2030, kết hợp hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích
kinh tế với các vấn đề kinh tế, xã hội trong tỉnh; làm căn cứ phục vụ tốt cho các
công tác như: quản lý, cấp phép, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên khoáng sản
nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin cũng như làm cơ sở cho định hướng
thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản đến năm 2030.
Phương pháp thực hiện:
Nhằm đáp ứng đầy đủ thông tin tư liệu, các tài liệu về địa chất, địa chất
thuỷ văn, khí tượng thuỷ văn, thuỷ lợi, môi trường, kinh tế…trên địa bản tỉnh và
các vùng phụ cận phục vụ cho công tác điều tra.
Thu thập, tổng hợp kế thừa các tài liệu để lập báo cáo chúng tôi đã tiến
hành phương pháp điều tra, thu thập, thống kê và phân tích các số liệu hoạt động
kinh tế khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
Thu thập các tài liệu về khí tượng phục vụ báo cáo là lượng mưa, nhiệt độ
không khí, số giờ nắng, độ ẩm không khí, độ bốc hơi được thu thập tại trung tâm
khí tượng thuỷ văn Bắc Bộ và Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012, Cục
thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
Thực hiện các lộ trình khảo sát thực địa, điều tra, đo đạc, quan trắc, xác
định vị trí các điểm mỏ...bằng máy GPS cầm tay trên các huyện Tam Đảo, Lập
Thạch, Sông Lô, Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Mẫu được lấy tại các công trình khai đào, theo lớp sản phẩm.
Mẫu hoá đã được lấy theo tiết diện 10 x 3cm. Mẫu được chia lấy đối đỉnh,
trọng lượng mẫu 3 kg. Phân tích các chỉ tiêu Al 2O3, T.Fe (cho mẫu kaolin) và
K2O, Na2O, T.Fe (cho mẫu felspat).
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý số liệu thu thập tại thực địa...bằng các phần mềm
chuyên ngành.
Nội dung và hình thức báo cáo thành lập theo hướng dẫn số
1971CV/ĐCKS-ĐC, ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam và theo đề cương đã được phê duyệt.
Nội dung báo cáo gồm các chương mục chính sau:
+ Phần thuyết minh báo cáo
Mở đầu:
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn tỉnh Vĩnh Phúc.
Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội - nhân văn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương II. Khái quát đặc địa chất và khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương III. Đánh giá tiềm năng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin,
felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7


Chương IV. Vị trí, vai trò của khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm
nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong cơ cấu
phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương V. Thực trạng khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu
kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương VI. Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm
nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2014-2020 tầm nhìn 2030.
Chương VII. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng
khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030.
Chương VIII: Tổ chức thực hiện
Kết luận và kiến nghị
+ Bản vẽ kèm theo báo cáo
Bản đồ “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên
liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020
tầm nhìn 2030”. Tỷ lệ 1: 25 000.
Tham gia thực hiện dự có tập thể các bộ Đoàn Intergeo-4, Liên đoàn
Intergeo và Sở Công Thương Vĩnh Phúc, gồm các KS Nguyễn Anh Thi, KS
Nguyễn Quang Hoa, KS Nguyễn Thanh Tuấn, Chu Anh Tuấn, Trịnh Hồng
Cường, Hoàng Văn Dũng, do KS Nguyễn Quang Hoa làm chủ biên.
Để hoàn thành Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng
sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030”. Tỷ lệ 1: 25 000, tập thể tác giả nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo và các chuyên viên Sở Công thương tỉnh
Vĩnh Phúc, Liên đoàn Intergeo và UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Các chuyên viên
chuyên trách trong Sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học công nghệ, Kế
hoạch đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn Hoá thông
tin, Giao thông vận tải, Cục thống kê, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã
phối hợp thực hiện và cung cấp các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó Dự án còn
nhận được sự chỉ đạo về chuyên môn của Tổng Cục chất và Khoáng sản, và
nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để quy hoạch được hoàn thành theo
đúng tiến độ.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn.

8


CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp
tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía
Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm:
Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh Vĩnh phúc có diện tích
tự nhiên 1.238,62 km2, dân số trung bình năm 2012 là 1.020,59 ngàn người,
mật độ dân số 824 người/km2. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
2012).
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà
Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là
cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng
hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng
và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan
trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội: Kinh
tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô
thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân
số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo
cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ
phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng
thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan
đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những
thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang
đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội…
Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất
định trong phát triển kinh tế xã hội:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội
nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động
kỹ thuật…
- Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại
là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác
trong cả nước và Quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
9


Vĩnh Phúc có địa hình đồi núi, trung du và đồng bằng ven song, tạo nên 3
vùng sinh thái là đồng bằng, vùng trung du và vùng miền núi; địa hình thấp dần từ
Đông - Bắc xuống Tây - Nam.
Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65 300 ha (đất nông nghiệp: 17 400ha, đất
lâm nghiệp 20 300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch,
huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị
xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của
tỉnh và cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
Vùng trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.
Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24 900 ha (đất nông nghiệp 14 000ha), chiếm
phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh
Yên (9 phường, xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc
Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây
ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều
hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung
cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng: có diện tích 32 800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường,
Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát
triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông

nghiệp.
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí
các loại hình sản xuất đa dạng.
1.1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ
thuộc vào 2 sông chính là Sông Hồng và sông Lô.
Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu
mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập
trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).
Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông
hẹp, nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.
Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác
động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý
nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương
chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng,
tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa
hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân
Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục
vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
10


Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung
bình năm từ trạm Tam Đảo là 19,1, tạm Vĩnh yên là 24,8 0C (năm 2012), lượng
mưa trung bình đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.609,7 và trạm Tam Đảo là
2.317,4 ml, độ ẩm trung bình do tại trạm Vĩnh Yên là 80,3%, tại trạm Tam Đảo
88,3%, số giờ nắng trong năm 1.283 - 1.409 giờ (năm 2012). Hướng gió thịnh
hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ
tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo

có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 19,1 0C) cùng với cảnh
rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải
trí. (Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
1.1.5. Đặc điểm giao thông

11


Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông
đường bộ, đường sắt, đường sông.
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường
giao thông cao nhưng chất lượng chưa được tốt. Nhiều tuyến được đầu tư cũng
đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.
Giao thông đô thị và giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng
cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh
và với bên ngoài.
Giao thông đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ là 4.058,4km trong đó: Quốc lộ: 105,3km; Đường
tỉnh: 297,55km; Đường đô thị 103,5km; đường huyện 426km; đường xã 3.136km.
đã từng bước xây dựng với quy mô hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là QL2, QL2B, QL2C và
QL23 với tổng chiều dài 105,3 km, cơ bản đã được cứng - nhựa hoá, trong đó
chất lượng mặt đường loại tốt và khá là 48km (chiếm 45,6%); trung bình là 45
km (chiếm 42,7%) và 12,25 km mặt đường loại xấu ở cuối QL2C.
Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đang đuợc đầu tư về cơ
bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên tỉnh, tạo điều kiện cho
mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài
tỉnh cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội khác.
Giao thông đường sắt

Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 đơn
vị hành chính(bao gồm Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh
Yên, các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường) với 35 km và 5 nhà ga, trong đó, có
2 ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội
qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Giao thông đường thủy
Tỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do trung ương quản lý là sông Hồng
(30km) và sông Lô (34km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận
tải có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ
(27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các
phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn.
Hệ thống cảng hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như
Thụy trên Sông Lô.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
1.2.1. Đặc điểm dân cư
Theo số liệu niên giám thống kê tính đến năm 2012, dân số của tỉnh Vĩnh
Phúc là 1.020,59 ngàn người. Mật độ trung bình 824 người/km2.
12


Trong tỉnh có 02 trường Đại học, 37 trường phổ thông trung học. Hàng
năm có khoảng 10.000 người tốt nghiệp phổ thông trung học, 3.000 - 4.000
người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: người Sán
Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái… chiếm 4,28%
dân số. Trong đó dân tộc Sán Dìu chiếm 3,93% tổng số dân, còn lại các dân tộc
khác chỉ chiếm tới dưới 0,08% dân số.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh. Tuy vậy,
do xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, cho đến nay dân số nông thôn còn
chiếm tỷ lệ rất cao. Như vậy, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo
tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn việc làm và chưa đẩy mạnh
việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà chủ yếu là
FDI, phần lớn có hàm lượng công nghệ cao, cần ít lao động, đòi hỏi lao động có
tay nghề, trong khi phần lớn lao động của tỉnh là lao động nông nghiệp và tỷ lệ
lao động qua đào tạo thấp chưa đáp ứng được các ngành công nghiệp phát triển.
Chính sách thu hút đầu tư và kinh tế phát triển năng động của tỉnh: Những
năm qua, nền kinh tế của Vĩnh Phúc phát triển nhanh. Đặc biệt trong lĩnh vực
thu hút đầu tư, ngoài những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, về cơ sở hạ
tầng, về con người, lao động... thì một nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên thành
công, đó là tỉnh Vĩnh Phúc đã có những định hướng đúng đắn, có chính sách thu
hút đầu tư hấp dẫn, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên. Mặt khác, để có được
sự phát triển bền vững và giữ được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tỉnh
Vĩnh Phúc đã và đang cố gắng hết mình để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
kỹ thuật bên trong và bên ngoài các khu, cụm công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh cũng
đang triển khai nhiều dự án lớn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho
các nhà đầu tư, tạo cơ hội thành công của họ trên đất Vĩnh Phúc. Sự năng động
trong phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc cũng là yếu tố hết sức thuận lợi cho các nhà
đầu tư có thể coi đó là tiềm năng của sự phát triển.

13


CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
2.1.1. Mức độ điều tra địa chất, khoáng sản

Địa chất và khoáng sản ở tỉnh Vĩnh Phúc trước đây đã được các nhà địa
chất Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản nghiên cứu sơ lược. Cho đến nay, toàn bộ diện
tích tỉnh Vĩnh Phúc đã được điều tra, lập bản đồ địa chất và khoáng sản các tỷ lệ
1:500.000 (1981, 1982), 1:200.000 (các tờ Hà Nôi, 1973; Tuyên Quang, 1986),
1:50.000 (các nhóm tờ Hà Nội mở rộng, 1994, Thanh Ba-Phú Thọ, 2000). Đồng
thời, công tác tìm kiếm, thăm dò đã được thực hiện đối với một số loại khoáng
sản như thiếc mica, đá xây dựng, kaolin, sét gạch ngói, cát, cuội sỏi trên một số
vùng mỏ cụ thể để khai thác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
Nhìn chung mức độ điều tra địa chất khu vực là khá tốt, nhưng mức độ điều tra,
thăm dò khoáng sản còn rất thấp.
2.1.2. Hoạt động khoáng sản
Khai thác khoáng sản ở tỉnh Vĩnh Phúc mới được phát triển từ giữa năm
1989. Từ năm 1989 đến nay, Bộ Công nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã cấp 5 giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có 2 giấy phép khai thác
kaolin, 3 giấy phép khai thác đá granit, ryolit xây dựng. Đến nay, hầu hết các
giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn sử dụng. Theo thẩm quyền, UBND
tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã cấp hàng chục giấy phép khai thác khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường cho các tổ chức và cá nhân.
Chỉ tính từ năm 1997 đến nay Bộ đã cấp 3 giấy phép thăm dò khoáng sản,
trong đó có 01 giấy phép thăm dò cuội sỏi ở Bạch Lưu huyện Sông Lô, 02 giấy
phép thăm dò đá ryolit xây dựng ở xã Xuân Hoà, thị trấn Phúc Yên và Đầu Vai,
xã Quang Minh.
Nhìn chung, quy mô khai thác khoáng sản không lớn, công nghệ khai thác
và sử dụng thuộc loại trung bình hoặc thấp. Trong lĩnh vực khai thác, sử dụng
kaolin, đá xây dựng, sét gạch ngói cũng chưa có các doanh nghiệp lớn, có năng
lực đủ mạnh và thị trường ổn định. Công tác thăm dò chưa được đầu tư đúng
mức. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu thăm dò đá ryolit, granit xây dựng
nhưng thường trên các diện tích nhỏ hơn 1km 2, với một vài lỗ khoan nên chưa
có tài liệu để làm rõ chất lượng đá gốc nằm dưới đới ảnh hưởng của quá trình
phong hoá.

Danh mục các báo cáo địa chất và tài liệu đã xuất bản có thông tin về tài
nguyên khoáng sản hiện lưu trữ tại Lưu trữ Địa chất, trình bày ở phần phụ lục
01.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT VÙNG
2.2.1. Đặc điểm địa tầng
14


Theo tài liệu địa chất tỷ lệ 1:50 000 tờ Vĩnh Phúc, trong toàn tỉnh Vĩnh
Phúc có các phân vị địa tầng tuổi từ Neopretorozoi đến Đệ tứ sau:
a. Hệ tầng Thái Ninh (PR1tn)
Các đá trong hệ tầng này có thành phần là đá lục nguyên bị biến chất khu
vực thuộc tướng amphibolit, phân bố ở khu vực phía bắc huyện Vĩnh Tường, tạo
thành các dải kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Thành phần gồm các đá
phiến thạch anh - biotit - silimanit - granat, các lớp mỏng amphibolit, ít gneis
biotit.
b. Hệ tầng Chiêm Hóa (PR3€ch)
Hệ tầng này phân bố các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo, Tam Dương, Lập
Thạch, thành phố Vĩnh Yên và được phân chia thành 2 phân hệ
Hệ tầng Chiêm Hóa - phân hệ tầng dưới (PR3€ch11): Phân bố thành 1
dải lớn từ phía bắc huyện Tam Dương (xã Hoàng Hoa) qua phía bắc thành phố
Vĩnh Yên đến biên giới phía đông nam huyện Bình Xuyên (xã Xuyên Lôi) có
phương kéo dài tây bắc - đông nam, diện tích 60km2.
Theo thành phần thạch học, phân hệ tầng này được chia thành 2 phần, với
phần dưới (PR3-€1ch1) chủ yếu thạch anh - mica xen ít quazit màu xanh trắng và
phần trên (PR3-€1ch2) là đá phiến thạch anh - mica, đá phiến thạch anh - liotit silimanit (fibrolit).
Hệ tầng Chiêm Hóa - phân hệ tầng trên (PR3€ch12): Phân bố thành các
dải kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam với diện tích khoảng 62km 2, gồm đá
phiến thạch anh mica, đá phiến thạch anh biotit - silimanit (fibrolit).
c. Hệ tầng Khôn Làng (T2kl)

Hệ tầng Khôn Làng phân bố ở khu vực huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc
Yên với diện tích nhỏ khoảng 6km 2, gồm cát bột kết, bột kết xen thấu kính phun
trào (chủ yếu là axit) màu xám và tuf của chúng, thấu kính cuội sạn kết, cát kết
tuf, bột kết tuf màu xám, xám vàng.
d. Hệ tầng Nà Khuất (T2nk)
Đây là thành tạo trầm tích lục nguyên nằm chuyển tiếp lên trên trầm tích
lục nguyên xen phun trào của hệ tầng Khôn Làng. Hệ tầng này được phân chia
thành 2 phân hệ tầng:
Hệ tầng Nà Khuất - phân hệ tầng dưới (T2nk1): Phân bố ở khu vực thị
xã Phúc Yên và 1 phần nhỏ ở huyện Bình Xuyên với diện tích khoảng 35km 2,
gồm bột kết, sét kết màu xám lục.
Hệ tầng Nà Khuất - phân hệ tầng trên (T2nk2): Phân bố ở khu vực thị xã
Phúc Yên và 1 phần nhỏ ở huyện Bình Xuyên với diện tích khoảng 31km 2, gồm
cát kết đa khoáng xen ít bột kết, sét kết, sét vôi.
e. Hệ tầng Văn Lãng (T2n-r vl2)
15


Trầm tích của phân vị này chỉ thấy xuất lộ ở cánh phía Đông của đứt gãy
sâu phân chia đới Sông Lô với đới An Châu, trên đoạn chạy qua xã Đạo Trù,
huyện Tam Đảo, tạo thành dải kéo dài theo phương TB-ĐN khoảng 10km, rộng
khoảng 2km. Do bị phủ nhiều bởi trầm tích Đệ tứ, nên trên bình đồ chỉ thấy
chúng xuất lộ thành những diện tích nhỏ hẹp với diện tích khoảng 7km2.
Thành phần trầm tích của phân vị chủ yếu là cuội kết thạch anh - silic, cát
- bột kết màu đỏ nâu xen các thấu kính sét than và than đá.
f. Hệ tầng Hà Cối (J1-2 hc)
Trầm tích của phụ hệ tầng này được phát hiện thấy ở xã Đại Đình, huyện
Tam Đảo, xã An Hoà và xã Duy Phiên, huyện Tam Dương và trung tâm thị xã
Phúc Yên. Chúng thường chiếm lĩnh vị trí của các khu vực đồi cao hơn so với
xung quanh với diện tích trong khoảng 3,5km2.

Mặt cắt trầm tích tại các vị trí nêu trên chủ yếu là các thành tạo vụn thô;
gồm cuội kết, sạn kết, cát kết xen ít bột kết.
g. Hệ tầng Tam Đảo
Hệ tầng Tam Đảo là phân vị địa tầng có diện lộ lớn nhất so với các thành
tạo khác có tuổi trước Đệ tứ. Chúng chiếm diện tích nửa phần phía đông của
huyện Tam Đảo, tạo thành những dãy núi cùng tên. Thuộc phạm vi nghiên cứu,
dãy núi này kéo dài theo phương TB-ĐN với chiều dài khoảng 20km, rộng 58km. Hệ tầng này có thành phần chủ yếu là đá phun trào axit, được phân thành 3
tướng:
- Tướng núi lửa thực sự (J-K1(?)tđ1): Phân bố thành 1 dải kéo dài theo
phương tây bắc-đông nam ở huyện Tam Đảo và 1 phần nhỏ ở thị xã Phúc Yên,
chiếm diện tích khoảng 117km2, gồm riolit porfia, riolit, riolit dacit có cấu tạo
dòng chảy đến cấu tạo khối.
- Tướng á núi lửa (J-K1(?)tđ2): Lộ thành những khối nhỏ, phân bố tập
trung ở huyện Tam Đảo, chiếm diện tích khoảng 30km2, gồm riolit ban tinh lớn,
riolit porfia.
- Tướng phun nổ (J-K1(?)tđ3): Lộ thành những khối nhỏ, phân bố tập
trung ở huyện Tam Đảo, chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,5km 2, gồm tuf
riolit, bom núi lửa.
Căn cứ sự phân bố trên bản đồ cho thấy các đá thuộc tướng phun trào thực
sự chiếm khối lượng lớn nhất, thứ đến là tướng á núi lửa, ít nhất là tướng phun
nổ.
h. Hệ tầng Phan Lương (N12pl)
Các thành tạo của hệ tầng Phan Lương chỉ xuất hiện trong phạm vi đới
cấu trúc võng chồng Hà Nội và dọc theo trũng kiến tạo có dạng địa hào được tạo
ra trong quá trình hình thành đứt gãy sâu phân chia đới cấu trúc Sông Lô với đới
cấu trúc An Châu, trên đoạn từ xã Đại Đình đến xã An Sơn, huyện Tam Đảo.
16


Trên phần diện tích thuộc cấu trúc võng chồng Hà Nội, các thành tạo của

hệ tầng Phan Lương lộ ra ở rất nhiều nơi dưới dạng các “cửa sổ” nằm trong
vùng phân bố rộng rãi của trầm tích Đệ tứ. Các cửa sổ này chỉ chiếm diện tích
trong khoảng 0,5-2km2.
Dọc theo thung lũng địa hào nêu trên các diện lộ của các thành tạo thuộc
hệ tầng Phan Lương thường lơn hơn các diện lộ trong võng chồng Hà Nội có nơi
kéo dài đến 4km, rộng khoảng 11m. Tập hợp các diện lộ này tạo thành dải kéo
dài khoảng 10km, rộng khoảng 1,5-6km.
Mặt cắt trầm tích của hệ tầng Phan Lương có thành phần chủ yếu là cuội
kết, sạn kết, cát kết xen đá phiến sét than, đá phiến sét và ở phần thấp có xen các
lớp thấu kính than nâu.
Phân bố ở khu vực các huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch và thành phố
Vĩnh Yên với diện tích khoảng 70km2, được chia thành 3 phân hệ tầng:
Hệ tầng Phan Lương - Phân hệ tầng dưới (N12pl1): Thành phần gồm đá
phiến sét màu xám, đá phiến sét than, than, cuội sỏi, sạn kết, cát kết.
Hệ tầng Phan Lương - Phân hệ tầng giữa (N12pl2): Thành phần gồm sạn
kết, cát kết, cuội kết, thấu kính đá phiến sét.
Hệ tầng Phan Lương - Phân hệ tầng trên (N12pl3): Thành phần gồm cát
kết, sạn kết, các lớp mỏng đá phiến sét màu xám.
i. Các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q)
Các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ tứ được chia thành 3 hệ tầng: hệ tầng
Hà Nội (Qll-lll1hn), hệ tầng Vĩnh Phúc (Qlll2vp) và hệ tầng Thái Bình (QlV3tb).
Chúng phân bố chủ yếu ở vùng địa hình trung du khá bằng phẳng và vùng địa
hình đồng bằng bao quanh dải đá biến chất cao của hệ tầng Chiêm Hoá (PR 3€1ch), bao gồm phần phía tây nam huyện Tam Dương, tây nam thành phố Vĩnh
Yên, tây nam và trung tâm huyện Bình Xuyên, góc tây nam huyện Tam Đảo.
Ngoài ra, trầm tích Đệ tứ còn phân bố dọc theo các thung lũng sông, suối. Tổng
diện tích phân bố trầm tích Đệ tứ chiiếm khoảng một phần ba diện tích của toàn
vùng. Đặc điểm trầm tích của các hệ tầng nêu trên như sau:
- Hệ tầng Hà Nội (Qll-lll1hn): gồm các thành tạo trầm tích tướng sông, sông
lũ với thành phần chủ yếu là cuội - sỏi - cát hạt thô đến trung bình, ít bột và sét.
Phân bố ở khu vực các huyện Tam Dương, thị xã Phúc Yên và một phần nhỏ

thuộc huyện Yên Lạc với diện tích khoảng hơn 3,7km2.
- Hệ tầng Vĩnh Phúc (Qlll2vp): gồm trầm tích tướng sông và trầm tích
tướng sông - hồ; trong đó thành phần trầm tích sông là sét loang lổ, cát - cuội sỏi và thành phần trầm tích sông - hồ là sét, bột, cát lẫn mùn thực vật màu xám
đen. Phân bố ở khu vực các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình
Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên
chiếm diện tích lớn khoảng hơn 400km2.
17


- Hệ tầng Thái Bình (QlV3tb): gồm các thành tạo trầm tích tướng bãi bồi và
tướng lòng sông, có thành phần chủ yếu là bột, sét, bột - cát và cát màu nâu.
Phân bố ở khu vực các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên,
Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên chiếm
diện tích lớn khoảng hơn 160km2.
2.2.2 Đặc điểm kiến tạo
Các hệ thống đứt gãy phương TB - ĐN chiếm vị trí chủ yếu trên diện tích
tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm các hệ thống đứt gãy chính là Sông Chảy, Sông Lô.
Hệ thông đứt gãy Sông Chảy: gồm một trũng địa hào rộng khoảng 6km,
khống chế bởi 2 đứt gãy thuận, lấp đầy các trầm tích Neogen dày gần 1 km.
Hệ thông đứt gãy Sông Lô: tạo thành đứt gãy dạng địa hào hẹp, rộng 2km,
kéo dài khoảng 40km dọc rìa tây nam dãy núi Tam Đảo.
2.2.3. Đặc điểm magma
Các đá magma xâm nhập chỉ xuất hiện phía tây bắc huyện Tam Đảo, phía
bắc huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch. Chúng được xếp vào phức hệ Sông
Chảy. Các đá xâm nhập của phức hệ này tạo thành nhiều khối khác nhau tạo 1
dải kéo dài theo phương Tây bắc-Đông nam và luôn bám sát dọc theo rìa phía
đông của đứt gãy phân chia đới cấu trúc Sông Lô và đới cấu trúc An Châu, thuộc
đoạn chạy qua xã Yên Dương (phía tây bắc) đến xã Nhân Lý (phía tây nam) của
huyện Tam Đảo. Dải này có chiều dài khoảng 15km, rộng trong khoảng 2-6km.
Đặc điểm của các đá thuộc phức hệ là giàu nhôm, giàu kiềm. Hiện tượng

greizen hóa xẩy ra không đồng đều trong khối. Liên quan với phức hệ Sông
Chảy có các thân kaolin phong hóa từ các mạch aplitgranit, pegmatit có ý nghĩa
công nghiệp gốm sứ cho địa phương. Các đá phức hệ Sông Chảy gồm:
Phức hệ Sông Chảy-Pha 1 ( γ 1aD1 ? sc )
Các thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy lộ thành 1 khối
ở phía đông nam huyện Tam Đảo, chiếm diện tích khoảng 2,2km 2. Thành phần
gồm granodiorit, granodiorit 2 mica, granit biotit dạng porfia hạt vừa đến hạt
lớn. Phần trên bị phong hoá mạnh tạo nên lớp sét màu nâu, nâu vàng lốm đốm
xám trắng, đôi chỗ có biểu hiện sét kaolin màu trắng xám.
Phức hệ Sông Chảy-Pha 2 ( γ 2 aD1 ? sc )
Các thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy lộ thành 1 dải
có phương kéo dài tây bắc-đông nam, phân bố ở các huyện Lập Thạch và huyện
Tam Đảo, chiếm diện tích khoảng 87km2. Thành phần gồm granit 2 mica, granit
muscovit hạt vừa đến nhỏ.
Phức hệ Sông Chảy-Pha 3 ( γ 3 aD1 ? sc )
Các thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy lộ thành nhiều
khối nhỏ phân bố ở các huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo và một số ở thị xã
18


Phúc Yên, chiếm diện tích rất nhỏ chỉ khoảng 1km2. Thành phần gồm đá mạch
pegmatit aplit, granit aplit.
2.3. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN
Kết quả của công tác điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc đã ghi nhận 6 loại khoáng sản rắn, với tổng số 76 mỏ và điểm mỏ.
2.3.1. Nhóm khoáng sản nhiên liệu
Quặng Than đá, than nâu: Có 01 điểm than, tập trung chủ yếu là than đá,
than nâu chúng nằm trong các thành hệ trầm tích, thường tạo thành dải hẹp, thấu
kính ở các xã Đạo Trù, Bạch Lưu, Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, điểm quặng
than antraxit thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo

2.3.2. Nhóm khoáng sản kim loại
a. Quặng Sắt: Sắt là khoáng sản có trên địa bàn Vĩnh Phúc, bao gồm sắt
manhetic, hematit nằm trong đá riolit, riolit focfia hệ tầng Tam Đảo, thường tạo
thành dải. Hiện tại đã phát hiện 02 mỏ và điểm quặng.
b. Quặng Chì, Kẽm, Thiếc:
Điểm quặng Chì, kẽm có ở xã Đạo Trù huyện Lập Thạch, và xã Ân hoà,
huyện Tam Dương, có nguồn gốc nhiệt dịch. Trữ lượng chưa rõ.
Điểm Thiếc gốc có ở xã Minh Quang, Huyện Tam Đảo, các mạch thạch
anh chứa thiếc xuyên vào đá riolit hệ tầng Tam Đảo (J2 tđ).
Điểm quặng thiếc Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên nằm
trong các mạch thạch anh sulfua chứa thiếc, quặng có nguồn gốc nhiệt dịch.
Ngoài ra còn có thiếc sa khoáng ở Xóm Đồng Diệt, xã Đại Bình huyện
Tam Đảo. Hàm lượng thiếc ở đây không cao.
Các loại khoáng sản Chì, Kẽm, Thiếc mới chỉ phát hiện trong khi khảo sát
đo vẽ Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2 000 000, tỷ lệ 1:50 000. Trong đó chủ yếu là biểu
hiện khoáng sản.
c. Quặng Đồng: có tại các điểm khoáng hóa ở Suối Son, Đồng Giếng
thuộc xã Đạo Trù, Đồng Bùa xã Tam Quan, Hợp Châu (huyện Tam Dương) và
Bản Long xã Minh Quang (huyện Bình Xuyên). Đồng ở đây thường đi kèm với
pirit, pirotin, là biểu hiện của các điểm khoáng cộng sinh với các kim loại khác,
ít có ý nghĩa khoáng sản.
d. Kim loại quý hiếm
Quặng vàng gồm 03 điểm mỏ:
Điểm quặng vàng gốc: có ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, thành hệ
quặng nằm trong hệ mạch thạch anh xuyên trong đá trầm tích thuộc hệ tầng
Khôn Làng (T2kl). Vàng được xác định có khả năng tập trung dọc theo đứt gãy
tây nam Tam Đảo, chưa được thăm dò nhưng được đánh giá có triển vọng trữ
lượng lớn.
19



Vàng sa khoáng có ở thôn Bản Long xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, nằm trong phân hệ tầng trên hệ tầng Thái Bình,
phân bố dọc theo thung lũng hai suối Đồng Đỏ và Lập Đình, liên quan tới tích tụ
hỗn hợp aluvi - proluvi tướng lòng và bãi bồi thấp.
2.3.3. Nguyên liệu khoáng chất công nghiệp-kỹ thuật
a. Kaolin: Gồm 04 mỏ và điểm quặng, có các nguồn gốc: Kaolin phong
hoá từ các mạch pegmatit thuộc pha 3 phức hệ Sông Chảy, kaolin được thành
tạo do quá trình phong hoá của đá granit sáng màu phức hệ Sông Chảy, kaolin
được thành tạo là sản phẩm phong hoá của các thân pegmatit xuyên cắt vào trầm
tích biến chất hệ tầng Chiêm Hoá.
b. Felspat: Gồm 08 mỏ và điểm quặng, Felspat phân bố trong các mạch
pegmatit xuyên qua các đá granit phức hệ Sông Chảy. Chất lượng đạt tiêu chuẩn
làm men.
c. Quarzit: có 01 điểm quặng, nằm trong đá vây quanh là các đá phiến
thuộc hệ tầng Chiêm Hoá. Quarzit có màu trắng, hạt mịn, thành phần hoá học
(%): SiO2 = 98,10; Al2O3 = 0,32; TiO2 = 0,21; Fe2O3 = 0,79; CaO = 0,11; MKN
= 0,24. Ngoài ra quarzit có trong hệ tầng cổ thuộc phức hệ Sông hồng (PR) chủ
yếu ở Vĩnh yên, có tập quarzit trong các tầng đá cổ, it có ý nghĩa công nghiệp
d. Barit: có 02 điểm mỏ, dưới dạng tảng lăn ở vùng Đạo Trù, huyện Lập
Thạch. Barit ở đây thường đi liền với chì, kẽm (đã khai thác tận thu trong những
năm 1990, khai thác không đáng kể mục đích cho phân tích thí nghiệm, nay
chưa khai thác, điểm mỏ phát hiện trong đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ trung bình).
e. Puzơlan: có 02 điểm mỏ, Puzơlan được thành tạo từ đá phiến bị phong
hoá của hệ tầng Chiêm Hoá. dày trung bình 2 m. Thành phần (%): SiO 2 = 61,5 66,27; Fe2O3 = 6,32 - 8,19 (trung bình 7,02); Al2O3 = 16,55 - 19,41; MKN = 5,5
- 7,07. Độ hút vôi nguyên khai 73,64 mg vôi/g phụ gia, SiO 2 = 1,75%, nhôm
hoạt tính: 2,92%.
Puzolan có ở Đồi Mậu Thông thuộc phường Khai Quang, thành phố Vĩnh
Yên, và ở thôn Trung Mầu, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, nằm trong tầng
phong hoá của đá cổ, trữ lượng ít lẻ tẻ trong các vỉa đá phiến thạch anh silimanit

thuộc phụ hệ tầng Chiêm hoá(PR3 - C2 ch1) (chưa được thăm dò, khai thác).
g. Mica: có 03 mỏ và điểm quặng, ở Lãng Công, huyện Lập Thạch, nằm
trong các mạch Pecmatit phân bố rải rác trong vùng, trữ lượng chưa đánh giá, tỷ
lệ mica trong Pecmatit đạt 20%, chưa khai thác.
h. Keramzit: có ở Đồi Long Cương, huyện Lập Thạch diện tích 150 km 2
chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ 5 - 7 km, là tầng đá phiến sét màu
xám đen, tuổi giả định Devon ( D2e -gv), dày khoảng 600 - 800 m.
2.3.4. Nguyên liệu hoá chất - Phân bón
Than bùn: có 02 mỏ than bùn nằm trong phân hệ tầng Thái Bình, nguồn
gốc hồ, đầm lầy. Than bùn tập trung ở vùng Văn Quán. Nhìn chung các điểm
20


than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Than bùn nằm dưới độ sâu 0,8-1,5 m trong
thung lũng trước gò đồi.. Kết quả phân tích hoá (%): W = 19,87; A = 34,95; V =
52,42; S = 0,51; P = 0,04. Q = 1.938 Kcl/kg.
Chủ yếu phân bố ở huyện Lập Thạch và huyện Tam dương, gồm điểm
than Đạo Tú - Hoàng Đan, điểm than Văn Quán, điểm than Đông Ích, điểm than
Đầm Đông, Đồng Thịnh.
2.3.5. Nguyên liệu vật liệu xây dựng ốp lát
a. Đá Granit: có 01 điểm mỏ, khối granit Núi Láng thuộc phức hệ Sông
Chảy, có diện lộ khá lớn, gồm granit dạng porphyr, granit 2 mica. Đá có kiến
trúc porphyr, gneis, màu xám sáng. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh
và felspat. Cường độ kháng ép: 1463,36 kg/cm 2, tỷ trọng: 2,63 g/cm3, dung
trọng: 2,57 g/cm3, độ rỗng: 5,32%. Có thể sử dụng làm đá ốp lát hoặc đá hộc.
Đá hoa canxit (01 điểm mỏ thuộc đồi đất đen thuộc xã Quang Yên, huyện
Sông Lô có trữ lượng nhỏ).
Đá cát kết, sạn kết xen các lớp cuội kết thuộc hệ tầng Phan Lương ở Hải
Lựu, huyện Sông Lô. Thành phần khoáng vật mảnh vụn (75%), bao gồm thạch
anh, felspat, đá phiến, quarzit, silic, xi măng chiếm 25%. Tỷ trọng: 2,67g/cm3.

2.3.6. Nguyên liệu vật liệu xây dựng thông thường
a. Đá xây dựng: bao gồm 12 mỏ và điểm mỏ
Các đá xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy, có diện lộ khá lớn, gồm
granit dạng porphyr, granit 2 mica. Đá có kiến trúc porphyr, cat gneis, màu xám
sáng. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và felspat.
Đá ryolit hệ tầng Tam Đảo (J-K1(?) tđ), đá có kiến trúc nổi ban, bị ép,
phân phiến yếu. Ban tinh chiếm 10 - 27%, thành phần chủ yếu là thạch anh,
felspat kali, ít khoáng vật zircon. Đá màu xám sẫm, xám xanh, cấu tạo đặc sít,
dòng chảy mờ hoặc hạnh nhân. Tính chất cơ lý của đá ryolit bị phong hoá dao
động trong phạm vi khá lớn, của đá ryolit tươi có tính cơ lý ổn định. Đá ryolit có
chất lượng khá tốt, các thông số cơ bản (cường độ kháng nén, thể trọng, tỷ
trọng) đều cao hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép, đạt tiêu chuẩn để sản xuất đá
dăm loại 1, có giá trị sử dụng cao.
Đá vôi xây dựng nằm trong tập đá phiến dài, đá có màu trắng đục, hạt
nhỏ đến vừa, có chứa các hạt spinel màu trắng phớt tím, kích thước 1 - 4 mm.
Thành phần hoá học (%): CaO = 50,68, MgO = 8,46, Al 2O3 = 0,08, Fe2O3 =
0,19, SiO2 = 0,51.
b. Sét gạch ngói: gồm 13 mỏ và điểm mỏ các loại: Sét là sản phẩm phong
hoá của tầng đá phiến sét. Bao gồm 2 loại sét:
Lớp sét phong hoá hoàn toàn dày 2 - 3 m, có màu vàng sẫm, vàng nâu,
mịn, dẻo. Thành phần cỡ hạt từ 0,25 đến 0,05 mm chiếm trung bình 24,97%.
Thành phần khoáng vật chủ yếu: montmorilonit, hydromica, kaolinit. Thành
21


phần hoá (%) trung bình: SiO 2 = 62,57, Al2O3 = 19,03, Fe2O3 = 9,35. Lớp sét có
chất lượng tốt, có thể sử dụng để sản xuất gạch đặc đạt mác từ 50 trở lên.
Lớp sét bán phong hoá: chiều dày thay đổi trung bình 4,6 m, có màu xám
trắng, dẻo trung bình, độ hạt sét cao, các hàm lượng hoá đạt yêu cầu, các chỉ tiêu
kỹ thuật thấp.

Sét được thành tạo trong trầm tích Đệ tứ. Lớp phủ dày 0,3-0,7 m, tiếp đến
là lớp sét công nghiệp dày 0,5-14 m. Dưới là lớp sạn, cát thạch anh dày 10-17 m.
Lớp sét có màu loang lổ, nâu đỏ bị laterit yếu, dẻo, phần dưới có pha cát. Sét có
chất lượng tốt ở độ sâu 4-7 m, bề dày lớp sét dày trung bình 4 m.
Trầm tích chứa sét thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (Q 2-3 vp), phủ trực tiếp trên
đá gốc thuộc phức hệ Sông Hồng. Trên cùng là tầng sản phẩm gồm lớp sét, sét
pha cát màu vàng nâu đến xám đen, dày 2-18 m.
Sét nằm trong vùng phân bố các trầm tích bở rời tuổi Holocen phân hệ
tầng Thái Bình trên. Có nhiều khu vực chứa sét, trong đó có 2 khu Mỹ Kỳ và
Bảo Sơn được nghiên cứu kỹ hơn.
c. Cát cuội sỏi: Gồm 17 mỏ và điểm mỏ nằm trong vùng phân bố rộng
rãi các trầm tích hệ tầng Hà Nội, bị phủ bởi các lớp sét xanh, sét kaolin mịn,
dẻo, lẫn cát màu trắng hệ tầng Thái Bình, có thành phần cuội chủ yếu là thạch
anh, chiếm 60 - 70%. Thân dưới cuội thạch anh chiếm 40 - 50%.
Cuội sỏi cát phân bố trong vùng phát triển các dòng chảy hiện đại. Địa
tầng chứa cuội từ trên xuống gồm: sét, sét bột lẫn dăm bột dày tối đa 0,4 m, lớp
cát bột sét dày 0,4 - 1,5 m, lớp cuội sỏi cát dày 1,8 m. Tỷ lệ cuội, sỏi thạch anh
chiếm 80 - 90%. Kích thước tương đối đồng đều, độ mài tròn trung bình, dùng
để làm chất độn bê tông tốt.
Cuội sỏi, cát vàng tích tụ trong các bãi bồi, thềm bậc I thuộc hệ tầng Vĩnh
Phúc, chiều dày trung bình 1,25 m. Thành phần cuội, sỏi thạch anh tới 80 - 90%,
kích thước khá đồng đều, độ mài tròn kém. Cát vàng có thành phần đồng nhất,
chủ yếu là thạch anh sạch, trắng, độ hạt tương đối đều.
Cát sỏi tập trung chủ yếu trên Sông Lô, Sông Hồng, sông Phó Đáy, trong
các sông suối và các thung lũng lòng sông cổ.

22


CHƯƠNG III

TỔNG QUAN TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU
KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CƠ BẢN
Hiện nay, tham gia vào hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa
bàn tỉnh có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: liên doanh trong
nước, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động khai thác và sử dụng
khoáng sản có ưu điểm là: huy động được vốn và nhân lực từ nhiều nguồn khác
nhau. Tuy nhiên, do quy mô của các doanh nghiệp chưa lớn, nguồn vốn không
tập trung còn dàn trải dẫn nên ít có dự án đầu tư được các thiết bị, công nghệ
tiên tiến, chủ yếu là thủ công bán cơ giới làm thất thoát tài nguyên và gia tăng
nguy cơ suy thoái môi trường. Để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, dẫn tới làng
phí nguồn tài nguyên và vốn đầu tư cần có những định hướng cụ thể và chiến
lược trong phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Đây cũng là một câu hỏi
cần trả lời đối với các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để trong thời gian tới có thể kêu gọi,
thu hút đầu tư trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản nhằm tận dụng tối đa các
nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào hoạt động khoáng sản, phát huy tiềm năng tài
nguyên khoáng sản của tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội.
Công nghệ khai thác, sử dụng khoáng sản còn ở mức trung bình, khai thác
và sử dụng tận thu các loại khoáng sản đi kèm và khoáng sản chính còn hạn chế,
hiệu quả sản xuất và giá trị khoáng sản còn bị hạ thấp; việc điều tra cơ bản còn ít
nên khi đầu tư khai thác còn gặp rủi do cho các đơn vị; một số quy định của tỉnh
về khai thác sử dụng khoáng sản còn chồng chéo, nên quản lý còn thiếu trách
nhiệm, chưa tập trung dẫn đến khai thác, sử dụng khoáng sản chưa được kiểm
tra hướng dẫn thường xuyên, công tác môi trường, an toàn vệ sinh lao động chưa
đảm bảo, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản chưa thực hiện tốt
trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định.
3.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để có thể phát triển toàn

diện và bền vững. Trong đó, những tiềm năng sau để phục vụ cho phát triển về
kinh tế là rất lớn.
3.2.1. Tiềm năng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét
kaolin
Kaolin, felspat, sét kaolin là nhóm nguyên liệu mang nhiều tính chất kỹ
thuật có giá trị, được dùng trong nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc
23


dân. Chất lượng và khả năng sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau
phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật của
chúng.
Kaolin, felspat, sét kaolin phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi
trên lãnh thổ nước ta, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Cho đến nay, một số mỏ
kaolin, felspat, sét kaolin ở Vĩnh Phúc đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác
phục vụ cho các ngành công nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Với tiềm
năng lớn và chất lượng tốt, kaolin, felspat, sét kaolin của Vĩnh Phúc đã và đang
giữ một phần vị trí trong ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và trong sự
nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Đặc điểm kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
Kaolin phong hoá từ đá phun trào Axit và Keratopyr kaolin phong hoá từ
Keratophyr. Kaolin phong hoá từ đá phun trào thường có màu trắng, trắng hồng,
hạt rất mịn. Thành phần độ hạt dưới rây 0,21 mm, có độ thu hồi trung bình
54,78%. Thành phần hóa học (%): SiO2 = 68,90; Fe2O3 = 3,6; Al2O3 = 25,02;
K2O + Na2O = 3,4.
Kaolin phong hoá từ đá trầm tích và trầm tích biến chất:
Đặc trưng cho kiểu kaolin phong hoá từ đá trầm tích đá (sét kết, bột kết,
cát kết) là các mỏ phong hoá từ đá phiến Sericit như ở mỏ Thanh Vân(Tam
Dương - Vĩnh Phúc). Kaolin thường có màu trắng, trắng xám, thân quặng dạng
ổ, thấu kính, độ mịn cao, dẻo. Thành phần hóa học (%) trung bình: Al 2O3 = 24,4

– 32, Fe2O3 = 1,25 -2,36. Độ thu hồi qua rây 0,21mm đạt trung bình 67,1%, độ
trắng nguyên khai của kaolin > 75%.
Felspat phân bố trong các mạch pegmatit xuyên qua các trầm tích biến
chất hệ tầng Chiêm Hoá. Diện phân bố các thân pegmatit dài 500m, rộng 100m.
Pegmatit nằm ở độ sâu 0,3 - 3,1m. Các tinh thể felspat có kích thước 0,3 - 5cm,
trung bình 1,5cm. Thành phần hóa học (%): Al2O3 = 22,53 - 23,40, Fe2O3 = 1,96
- 3,4, FeO = 0,03 - 0,4, MgO = 0,17; Na2O = 0,89 - 2,64, K2O = 3,92 - 5,95,
MKN = 6,1.
Trên địa bàn Vĩnh Phúc có một số mỏ kaolin, felspat như:
Kaolin có Xóm Mới (mỏ nhỏ), Nhân Lý, trữ lượng và tài nguyên dự báo
cấp 333 khoảng 3,225 triệu m3, mỏ Đồng Khâu, xóm Xuân Trường, xã Thanh
Vân, huyện Tam Dương, mỏ Định Trung, xã Định Trung(mỏ trung bình, trữ
lượng cấp C1 + C2 là 8,7 triệu tấn, trong đó cấp 333 là 4,5 tấn).
Felspat có mỏ felspat Khe Dọc, xã Đồng Quế, mỏ felspat Hành Sơn, xã
Lãng Công, mỏ felspat Gò Gai, khu đồi Gò Gai, thôn Quan Nội, xã Tam Quan,
mỏ felspat thuộc xã Đồng Quế, Mỏ felspat thuộc xã Quang Yên, huyện Sông Lô,
mỏ felspat thuộc xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, trữ lượng tài nguyên dự báo
khoảng 3,73 triệu tấn.

24


Vì vậy, ngay từ bây giờ phải có quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác,
sử dụng, góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nguyên liệu
kaolin, felspat, sét kaolin của Vĩnh Phúc, góp phầm vào tăng trưởng chung và
phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.2.2. Tiềm năng về con người - lao động
Theo số liệu điều tra dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 khoảng
1.020,59 ngàn người. Trong đó: dân số nam khoảng 504 ngàn người (chiếm
49,4%), dân số nữ khoảng 516,59 ngàn người (chiếm 50,6%). Lực lượng lao

động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 70% dân số. Đây là một nguồn
lực cơ bản phát triển của Vĩnh Phúc.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá
cao, năm 2010 là 11,6‰, năm 2011 là 10,6‰, năm 2012 là 11,7‰.
Tiềm năng, lợi thế về con người - lao động của Vĩnh Phúc được thể hiện
trước hết ở nguồn lao động dồi dào của địa phương không chỉ là số lao động đã
có mà hàng năm số người đến tuổi lao động là khoảng 694,93 ngàn người/năm.
Như vậy, cả về lâu dài, quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc cũng
không lo thiếu lao động - Vấn đề là đào tạo và sử dụng lao động ấy như thế nào
cho hiệu quả.
Một lợi thế khác nữa là nguồn lao động chủ yếu là lao động trẻ, có trình
độ văn hoá, có tinh thần sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học - kỹ
thuật mới và hầu hết đều mong muốn được làm việc, được cống hiến cho xã hội.
Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành
phố, thị xã và trong khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
Nguồn lao động dồi dào vừa là một thế mạnh, là tiềm năng lớn để phát
triển, đồng thời cũng đang là một thách thức về vấn đề giải quyết việc làm và
đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Phương án phát triển và đào tạo nguồn nhân lực:
Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào
tạo và đào tạo lại, đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho
các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và điều
kiện khai thác khoáng sản kaolin, felspat của Việt Nam.
Đào tạo đội ngũ quản lý, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để
đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh, hội nhập.
Trên thực tế trong những năm qua, để tận dụng và phát huy những tiềm
năng lao động và giảm bớt sức ép việc làm, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách, chế độ trong việc đào tạo nghề và sử dụng lao động,
mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong mọi trường hợp, để phát triển, nguồn lao

động và con người ở địa phương vẫn luôn là một tiềm năng cơ bản.
25


×