Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu tự bồi dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.65 KB, 10 trang )

Trường THPT Thới Bình Tài liệu tự bồi dưỡng
TRƯỜNG THPT THỚI BÌNH
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỢNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2008 - 2009
 Lí do:
- Vì năm nay mới bắt đầu đưa môn tin học vào lớp 12, và Cơ sở dữ liệu(CSDL) là
kiến thức chủ yếu ở lớp 12, do tôi chỉ dạy khối 10 vì thế tôi thấy cần thiết phải tự bồi
dưỡng thêm kiếm thức về CSDL , vì đợt bồi dưỡng chuyên môn vừa qua thời gian và nội
dung kiếm thức bồi dưỡng về sách GK lớp 12 môn Tin Học còn hơi ít, vì thế tôi thường
xuyên bồi dưỡng về CSDL để sau này nếu được phân công dạy khối 12 thì tôi sẽ hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỢNG THƯỜNG XUYÊN
1. Về kiến thức
- Nắm vững được một số quy ước và cú pháp của SQL và biết một số lệnh chuẩn của
SQL đồng thời hiểu một số lệnh truy vấn, đònh nghóa dữ liệu
2. Về kỹ năng
- Thao tác trên bảng và truy vẫn CSDL bằng ngôn ngữ SQL
- Tự học và sử dụng một số phương tiện kỹ thuật truyền thông vào quá trình tự học, tự
bồi dưỡng để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Về thái độ
- Rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu và tính năng động, sáng tạo nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Có ý thức tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn dạy học
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ BỒI DƯỢNG THÁNG 09 +10 NĂM 2008
Chuyên Đề:
TẠO TRUY VẤN BẰNG NGÔN NGỮ SQL
(STRUCTURED QUERY LANGUAGE
NGÔN NGỮ CỦA CÁC HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU)
A- MỘT SỐ QUY ƯỚC VỀ CÚ PHÁP CỦA SQL
%,_ Dấu phần trăm, dấu gạch
dưới
Đại diện cho nhiều ký tự, đại diện cho 1 ký tự


tương ứng với dấu *,? Của Dos
; Dấu chấm phẩy Dứt lệnh của SQL chuẩn
GV: Trần Văn Chính Trang 1
Trường THPT Thới Bình Tài liệu tự bồi dưỡng
, Dấu phẩy Dấu phân cách giữa các chi tiết trong một
chuỗi
Vd: SELECT col1, col2, …
Các từ khoá, tên table, tên field, tên row … không phân biệt chữ hoa, chữ thường
Trong chuỗi dạng ký tự phải chỉ đònh chính xác giá trò. “Manager” sẽ khác với
“manager”

B- MỘT SỐ LỆNH CHUẨN CỦA SQL:
Xét về công dụng, những lệnh của SQL được chia ra làm 4 loại:
⇒ Loại lệnh truy vấn dữ liệu (Query)
SELECT: Là lệnh SQL phổ dụng nhất trong mọi sản phẩm SQL
⇒ Loại lệnh đònh nghóa dữ liệu ( Data Define language – DLL):
CREATE: Đònh nghóa và khởi tạo một Table/View/Index mới
ALTER: Hiệu chỉnh một Table đã tồn tại trước đó
DROP: Huỷ bỏ nếu xét thấy không cần sử dụng nữa.
Những lệnh thuộc loại DLL dùng để đònh nghóa các Table (file lưu trữ dữ liệu), các
View (File ảo, file logic), các Index (chỉ mục) . . . Loại lệnh DDL sẽ giúp cho người sử
dụng can thiệp vào cách thức lưu trữ, tổ chức về mặt vật lý của cơ sở dữ liệu, làm biến
đổi cấu trúc hệ thông dữ liệu. Do đó loại lệnh này thường dành cho các chuyên viên hệ
thống thông tin.
⇒ Loại lệnh cập nhật dữ liệu (Data manipulation Language – DML):
INSERT : Bổ sung thêm một hoặc nhiều Row vào CSDL.
UPDATE: Thay đổi các trường giá trò trong CSDL
DELETE: Huỷ bỏ các row
⇒ Loại lệnh kiểm soát dữ liệu (Data Control Language – DCL):
GRANT: Giao các quyền khai thác dữ liệu cho người sử dụng.

REVOKE: Thu hồi các quyền khai thác dữ liệu.
Loại lệnh này nhằm đảm bảo sự an toàn về CSDL dùng chung.
1. MỘT SỐ LỆNH TRUY VẤN ĐỊNH NGHĨA DỮ LIỆU
SQL là một ngôn ngữ đònh nghóa dữ liệu, cho phép tạo ra một hệ thống các file dữ
liệu, có thể hiệu chỉnh một phần cấu trúc dữ liệu đã có bằng các lệnh khởi tạo, thay đổi
hoặc hủy bỏ các table …
GV: Trần Văn Chính Trang 2
Trường THPT Thới Bình Tài liệu tự bồi dưỡng
Với SQL có thể thực hiện dễ dàng những công việc như:
− Đònh nghóa table mới.
− Thay đổi các cấu trúc của những Table đã có trong máy.
− Xoá bỏ field hoặc Table/View/Index đang tồn tại.
− Đònh nghóa một Table logic để tăng cường khả năng an toàn dữ liệu.
− Đònh nghóa các Index để hệ thống hoạt động nhanh hơn.
− Thay đổi thuộc tính khoá (Primary hay Foreign key)
Hầu hết các lệnh đònh nghóa dữ liệu của SQL thông qua 3 lệnh chính CREATE,
ALTER và DROP. Sau đây ta lần lược làm quen với các lệnh trên:
⇒ Để tạo một câu lệnh SQL trong Microsoft Access chúng ta thực hiện theo các bước
sau:
− Bước 1: Trong cửa sổ CSDL, chọn phiếu Query→New→Design View→ nhấn chọn
Ok
− Bước 2: Không cần chọn Table hay Query làm nguồn dữ liệu (vì đã ghi tên bản
trong câu lệnh), nhấn chọn nút Close.
− Bước 3: Nhấn chọn nút SQL, xuất hiện cửa sổ soạn thảo câu lệnh SQL
− Bước 4: Sau khi soạn thảo xong câu lệnh, nhấn chọn nút Run để chạy Query.
− Bước 5: Lưu lại Query
⇒ Khởi tạo Table :
CREATE TABLE <Tên Table> (<tên field-1><kiểu dữ liệu> [NOT NULL],
<tên field-2><kiểu dữ liệu> [NOT NULL],
<tên field-3><kiểu dữ liệu> [NOT NULL],

. . . . . . . . .. . . . .
<tên field-n><kiểu dữ liệu> [NOT NULL],
CONSTRAINT <tên constraint> PRIMARY KEY (tên field),
CONSTRAINT <tên constraint> FOREIGN KEY (tên field)REFERENCES(Tên Table
2));
Giải Thích:
− Từ khoá CREATE TABLE : Dùng để tạo lập Table
− <Tên table> : Đặc table tên gì
− <Tên field> <kiểu dữ liệu> : Trong table đó có các Field (Column, cột) nào
và kiểu dữ liệu gì.
− [NOT NULL] : Có mang giá trò NULL không
GV: Trần Văn Chính Trang 3
Trường THPT Thới Bình Tài liệu tự bồi dưỡng
− PRIMARY KEY : Tên các Column (field) đặc làm khoá chính
− FOREIGN KEY (tên các field) REFERENCES (Tên Table 2) : Tên các field
nào làm khoá ngoại và nó là khoá chính trong table nào.
Ví dụ: Dùng SQL để tạo ra Table Nhân sự có những Fields như sau: Manv, Hoten,
Diachi, Ngaysinh, Phai, Mucluong, Ngaycong, Ghichu, Hinh. Có Manv là khoá chính.
CREATE TABLE NHANSU (Manv Text(4), Hoten Text(20), Diachi Text(30),
Ngaysinh Datetime, Phai YesNo, Mucluong Integer, Ngaycong Byte, Ghichu Memo,
HINH OleObject,
CONSTRAINT PK_MANV PRIMARY KEY (Manv));
Sau đó các bạn nhập khoảng 10 Record (mẫu tin) vào.
Hiệu chỉnh một Table: Việc hiệu chỉnh cấu trúc dữ liệu là một công việc hết sức
quan trọng, chỉ nên làm khi thật sự cần thiết.
⇒ Thêm một Column (Filed)
ALTER TABLE <tên table> ADD <tên field><kiểu dữ liệu>;
Ví dụ: Thêm một Field Luongthang trong Table Nhansu
ALTER TABLE Nhansu ADD Luongthang Double;
⇒ Hủy bỏ một field

ALTER TABLE <tên Table> DROP <tên field>;
Ví dụ: Xoá Field Luongthang trong Table Nhansu
ALTER TABLE Nhansu DROP Luongthang;
⇒ Khởi tạo một Index (chỉ mục)
ALTER TABLE <Tên Table> ADD CONSTRAINT <Tên Index> UNIQUE (<Tên
Field>)
hoặc
CREATE [UNIQUE] INDEX <Tên INDEX> ON <tên table> (tên các field>
[ASC/DESC]);
Ví dụ: Tạo chỉ mục cho Field Mucluong, Hoten trong Table Nhansu
ALTER TABLE Nhansu ADD CONSTRAINT HT UNIQUE (Hoten);
CREATE UNIQUE INDEX ML ON Nhansu (Mucluong);
⇒ Xoá một Index (chỉ mục)
GV: Trần Văn Chính Trang 4
Trường THPT Thới Bình Tài liệu tự bồi dưỡng
ALTER TABLE <tên table> DROP CONSTRAINT <tên Index>;
hoặc
DROP INDEX <Tên Index> ON <Tên Table>
Ví dụ: Xoá chỉ mục cho Field Mucluong, Hoten trong Table Nhansu
ALTER TABLE Nhansu DROP CONSTRAINT HT;
⇒ Hủy bỏ một Table
DROP TABLE <tên table>
Ví dụ: Hủy bỏ Table Nhansu
DROP TABLE NHANSU;
2. MỘT SỐ CÂU TRUY VẤN HÀNH ĐỘNG DÙNG SQL
⇒ Truy vấn tạo bảng (MAKE TABLE QUERY)
Cú pháp:
SELECT field1[,field2[,…]]INTO table mới [IN MDB khác]
FROM table nguồn
[WHERE điều kiện]

[ ORDER BY… field [DESC]];
Giải thích:
− field1,field2 :Tên các cột( trong table nguồn) muốn sao chép
dữ liệu sang table mới.
− Table mới : Tên bảng mới muốn tạo.
− Table nguồn : Tên bảng chứa dữ liệu nguồn mà truy vấn sẽ
lấy dữ liệu chép qua table mới.
− Điều kiện : Là điều kiện sao chép.
Ví dụ: Tạo ra một table LUUTRU lưu các chứng từ xuất của table HOADON
SELECT * INTO LUUTRU
FROM HOADON
WHERE LOAIVT="X";
⇒ Truy vấn cập nhật ( UPDATE QUERY):
Công dụng: Dùng để sửa đổi dữ liệu thuộc các cột ở nhiều dòng khác nhau trong table ,
chỉ sửa dữ liệu thuộc những dòng ( record) thoả mãn điều kiện đã cho.
GV: Trần Văn Chính Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×