SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2008-2009
Môn: Địa Lí
Thời gian làm bài 150’ không kể thời gian giao đề
( Đề thi gồm 6 câu, 2 trang )
Câu 1: ( 5 điểm ) Dựa vào bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀTỶ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 1970-2006
Năm 1970 1979 1989 1999 2006
Dân số ( triệu người ) 41,1 52,7 64,4 76,3 84,2
Gia tăng dân số ( % ) 3,2 2,5 2,1 1,4 1,3
a) Vẽ biểu đồ kết hợp ( cột, đường ) thể hiện sự biến đổi dân số nước ta trong thời kì 1970-2006.
b) Nhận xét, giải thích tình hình tăng dân số nước ta trong thời kì trên.
Câu 2 : ( 3 điểm ) Cho bảng số liệu sau về diện tích, sản lượng lúa của nước ta thời kì 1980-2006.
Năm Diện tích ( nghìn ha ) Sản lượng ( triệu tấn )
1980 5 600 11,6
1990 6 043 19,2
1995 6 766 25,0
2000 7 666 32,5
2006 7 324 35,8
a) Tính năng suất lúa của nước ta trong thời kì trên ( đơn vị tạ/ha ).
b) Nhận xét, giải thích nguyên nhân tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta trong
thời kì 1980-2006.
Câu 3 : ( 3 điểm ) Dựa vào bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GDP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
( theo giá thực tế, đơn vị % )
Năm
Thành phần
1995 2005
Kinh tế nhà nước 40,2 38,4
Kinh tế tập thể 10,1 6,8
Kinh tế tư nhân 7,4 8,9
Kinh tế cá thể 36,0 29,9
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 16,0
a) Hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP của nước ta giai đoạn
1995-2005.
b) Sự chuyển dịch các thành phần kinh tế trên có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế-xã hội ?
c) Giải thích tại sao thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng mạnh .
1
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 4 : ( 2 điểm ) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết tên, địa điểm xây dựng của
các nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích tại sao các nhà máy thuỷ điện lại được
xây dựng ở vùng này.
Câu 5 : ( 4 điểm ) Cho bảng số liệu sau về diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005 ( đơn vị: nghìn ha )
Vùng
Trung du và miền núi
Bắc Bộ
Tây Nguyên
-Diện tích cây công nghiệp lâu năm 91,0 634,3
- Trong đó:
+ Cà phê 3,3 445,4
+ Chè 80,0 27,0
+ Cao su 109,4
+ Cây khác 7,7 52,5
a) Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp của hai vùng
chuyên canh cây công nghiệp lâu năm trên.
b) Giải thích nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp ở hai vùng.
Câu 6 : ( 3 điểm )
a) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam xuất bản năm 2008 trang 3, hãy tính mật độ dân số trung bình năm
2004 của vùng đồng bằng sông Hồng.
b) Giải thích tại sao đồng bằng sông Hồng có dân cư tập trung đông, mật độ cao.
HẾT
Chú ý : Thí sinh được mang Átlat Địa lí Việt Nam vaò phòng thi
Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh …………………………..
2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2008-2009
Môn Địa Lí
Câu Ý Nội dung Điểm
Câu 1
( 5 đ )
a) Vẽ biểu đồ:
* Vẽ biểu đồ cột và đường kết hợp. Yêu cầu:
+ Có hai trục toạ độ
+ Đẹp, tương đối chính xác
+ Có tên biểu đồ, chú giải và ghi các số liệu cần thiết
3,0đ
b) *Nhận xét biểu đồ :
+ Quy mô dân số:tăng liên tục với tốc độ khá nhanh (DC: hơn 2 lần trong 36
năm, TB mỗi năm tăng …)
+ Tỷ lệ gia tăng dân số khá cao nhưng đang giảm liên tục (DC)
* Giải thích :
+ Gia tăng dân số giảm liên tục do:Tác động của chính sách DSKHHGĐ và nhận thức
của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỷ lệ sinh, kéo theo gia tăng DS giảm
+ Dân số tăng khá nhanh mặc dù gia tăng DS giảm do: Gia tăng DS tuy giảm nhưng
vẫn >0, quy mô DS ngày càng đông, nên số dân tăng hàng năm cao.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
( 3 đ )
a) Tính năng suất lúa TB = SL / DT (đơn vị: tạ/ha )
Năm Năng suất lúa
1980
1990
1995
2000
2006
20,7
31,8
36,9
32,4
48,9
0,5đ
b) * Nhận xét:
+ Trong thời kì 1980-2006, nhìn chung cả diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều
tăng, nhưng mức tăng khác nhau.
+ Sản lượng lúa tăng liên tục với tốc độ nhanh nhất (DC), tiếp đến là năng suất
(DC), diện tích lúa tăng chậm hơn, gần đây có giảm nhẹ (DC).
* Giải thích:
+ Diện tích trồng lúa tăng là do khai hoang mở rộng diện tích và tăng vụ,nhưng
khả năng này hạn chế hơn áp dụng khoa học kĩ thuật trong NN, nên tăng chậm hơn,
gần đây do chuyển dịch cơ cấu cây trồng và một phần đất trồng lúa chuyển sang đất
chuyên dùng, thổ cư nên giảm nhẹ.
+ Năng suất lúa tăng khá do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng cường áp dụng
khoa học kĩ thuật, phát triển thủy lợi, tăng cường phân bón và sử dụng giống mới.
+ Sản lượng tăng nhanh nhất do kết quả tăng diện tích và tăng năng suất.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
( 3 đ )
a) * Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
+ KQ: Nước ta có sự đa dạng về thành phần kinh tế, nhưng tỷ lệ đóng góp và
hướng thay đổi có khác nhau.
+ Xu hướng thay đổi:
- Các thành phần kinh tế giảm tỷ trọng (DC), trong đó giảm mạnh nhất là TP
kinh tế cá thể (DC).
- Các TP kinh tế tăng tỷ trọng (DC), trong đó tăng mạnh nhất là KT có vốn
đầu tư nước ngoài (DC).
* Ý nghĩa:
+ Huy động có hiệu quả nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất tạo
nhiều việc làm cho xã hội.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
+ Tao sự cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển … 0.5đ
b) Giải thích TPKT có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh tỷ trọng do:
+ Chính sách mở cửa và luật đầu tư thông thoáng
+ Vốn lớn.
+ kĩ thuật, công nghệ hiện đại
+ Kinh nghiệm quản lí tiên tiến
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
( 2 đ )
* Kể tên các nhà máy thủy điện xây dựng trên các sông ở vùng TD&MNBB
* Giải thích:
+ Đây là vùng đồi núi có diện tích rộng, có hệ thống sông lớn chảy qua …
+ Địa hình dốc, sông ngòi nhiều thác ghềnh tạo tiềm năng thủy điện lớn.
1,0đ
0,5đ
0,5đ
Câu 5
( 4 đ )
a) So sánh sự giống nhau và khác nhau:
* Gống nhau:
+ Đều là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy mô lớn
+ Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng cả cây CN nhiệt đới và cận nhiệt đới
* Khác nhau:
+ Quy mô: Tây Nguyên là vùng CC quy mô lớn hơn TD&MNBB (DC:gấp gần 7 lần )
+ Cơ cấu cây công nghiệp Tây nguyên đa dạng hơn (DC), Cà phê là cây CN quan
trọng nhất .
Còn TD&MNBB chủ yếu là cây công nghiệp cận nhiệt đới, chè là cây CN quan
trọng nhất.
0,5đ
0,5đ
0,5d
1,0đ
b) Giải thích:
* Giống nhau: cả 2 vùng đều là miền núi, nên có điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu
…) thuận lợi cho trồng cây CN lâu năm
* Khác nhau:
+ Về quy mô: Do Tây Nguyên có ĐKTN (địa hình bằng phẳng, đất ba zan màu
mỡ …) thuận lợi cho tổ chức sản xuất với quy mô lớn. Còn TD&MNBB địa hình
chia cắt mạnh, đất dốc khó khăn cho quy hoạch vùng chuyên canh …
+ Về cơ cấu: Tây Nguyên có đất đỏ thích hợp với cây cà phê, khí hậu CXĐạo
phân hóa theo độ cao địa hình, nên trồng được cả cây nhiệt đới và CNĐ.
Còn TDMNBB khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh … thích hợp với cây cận
nhiệt đới, đặc biệt là chè.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 6
( 3 đ )
a) Tính mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng: yêu cầu phải cộng diện tích, dân
số trong Átlát để đưa ra kết quả đúng ( làm tròn )
1,0đ
b) Giải thích ĐBSH có dân đông mật độ cao do
+ Có lịch sử khai phá lâu đời …
+ Nền NN trồng và thâm canh lúa nước trình độ cao cần nhiều LĐ
+ Kinh tế phát triển, nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp …
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi ( địa hình, đất đai, khí hậu, nước ... ) thuận lợi cho
sản xuất và cư trú.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
HẾT
4