Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thực tập SP NHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.5 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
“Nghề nhà giáo là một nghề cao qúy trong nhiều nghề cao quý”, đòi hỏi phải có
kiến thức cơ bản và được đào tạo bài bản. Vì vậy, theo học ngành nhà giáo là
chúng em đã xác định được trách nhiệm lớn lao của mình và xác định được mình
phải làm gì và rèn luyện như thế nào để có kiến thức đào tạo lớp trẻ sau này. Qua
thời gian học ở trường chúng em chỉ mới học trên lý thuyết, sau 6 tuần thực tập tại
trường THCS thị trấn Nếnh em đã học được rất nhiều kinh nghiệm qúy báu, bản
thân em nhận thấy ngành giáo dục là rất quan trọng.
Sau khi được sự chỉ đạo của Trường Cao Đẳng Ngô Gia Tự, về thực tập tại
trường THCS thị trấn Nếnh và được sự hướng dẫn nhiệt tình của Ban Giám Hiệu
của TrườngTHCS thị trấn Nếnh,đã tạo điều kiện cho em thực tập tại trường, được
sự quan tâm và giúp đỡ của nhà trường, em đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời nề
nếp và nội quy nhà trường đề ra, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Bước đầu
tiếp xúc về công việc giảng dạy với một sinh viên còn bỡ ngỡ, nhưng qua đợt thực
tập này bản thân em đã được học hỏi kinh nghiệm từ những người thầy đi trước
trong công tác giảng dạy và nghiệp vụ. Thấy được những việc mình đã làm được
và những việc mình chưa làm được, từ đó rút ra những bài học bổ ích phục vụ tốt
hơn cho công tác giảng dạy sau này. Qua đó, bản thân em tự nhận thấy tầm quan
trọng trong công việc, thấy được trách nhiệm của mình trong công việc giảng dạy
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn: Các thầy cô trong BCĐ thực tập cùng các thầy
cô hướng dẫn chuyên môn
Bên cạnh đó góp phần giúp em hoàn thành nhiệm vụ thực tập của mình không
thể không kể đến những đóng góp của các em học sinh lớp 7C cùng với những tình
cảm mà các em đã dành cho em là nguồn động lực thôi thúc em hoàn thành đợt
thực tập của mình.
Cuốn báo cáo này là kết quả của thời gian học tập tại Trường thị trấn Nếnh.
Tuy nhiên, trong thời gian học và thực tập do thời gian còn ít, chưa nắm hết tình
hình chung của trường, cho nên vẫn đang còn có một số thiếu sót, kính mong các
thầy cô thông cảm. Bản thân em luôn mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của
quý thầy cô ở trường và Ban Giám Hiệu Trường THCS thị trấn Nếnh để cho em có


thể vươn lên và hoàn thành tốt công việc của mình, của một người giáo viên trong
tương lai. Cuối cùng cho em xin kính chúc tất cả các thầy cô có thật nhiều sức
khỏe, thật nhiều thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp. Em xin giữ lại tất
cả các tình cảm của các em học sinh, chúc các em ngày càng học giỏi, chăm ngoan.
Em sẽ giữ mãi kỉ niệm đẹp về trường THCS thị trấn Nếnh nơi em đã từng đến thực
tập.
Em xin chân thành cảm ơn!


BÁO CÁO THU HOẠCH
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM - NĂM THỨ 3

SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 26/08/1996
Chuyên ngành đào tạo: Sư Phạm Địa – GDCD
Lớp: Sư phạm Địa – GDCD K34B
Khoa: KHXH & NV
Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy
Khóa đào tạo: K34
Thực tập dạy học lớp: + Môn Địa – các lớp khối 6,7.
+ Môn GDCD – các lớp khối 6,7 .
Thực tập chủ nhiệm lớp: 7C
Tại trường: THCS Thị trấn Nếnh.
GV hướng dẫn:
- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Cô Đặng Thị Bích
- Giáo viên hướng dẫn môn Địa lý: Thầy Trần Quang Định
- Giáo viên hướng dẫn môn GDCD: Cô Lương Thị Dung



A. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TTSP
I. Mục đích
1. Mục đích chung:
- Quán triệt nguyên lý giáo dục: gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với
thực tế trong quá trình đào tạo giáo viên, phát huy tính chủ động sáng tạo của sinh
viên trong quá trình đào tạo, gắn chặt hơn nữa nơi đào tạo với nơi sử dụng nguồn
nhân lực.
- Giúp trường CĐ Ngô Gia Tự thực hiện tốt chương trình thực hành thực tập sư
phạm, phục vụ cho mục tiêu đào tạo giáo viên không ngừng nâng cao chất lượng và
hiệu quả đào tạo, đáp ứng được yêu cầu thực tế của các trường phổ thông.
- Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm được tiếp xúc với thực tế giáo dục,
được thường xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm cơ sở để hình
thành phẩm chất và năng lực của người giáo viên.
2. Mục đích riêng :
- Giúp sinh viên sư phạm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nắm vững những quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên, trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo
viên giỏi.
- Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến
thức đã học và rèn luyện kỹ năng giáo dục vào dạy học trong thực tế nhà trường, từ
đó hình thành năng lực sư phạm.
- Giúp sinh viên đi sâu tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp cận với học sinh và
giáo viên các trường phổ thông, qua đó hình thành tình cảm nghề nghiệp, thúc đẩy
quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp.
- Giúp sinh viên tập làm một số công việc về giáo dục và giảng dạy của giáo
viên theo yêu cầu của chương trình khung dào tạo giáo viên có trình độ cao đẳng
do BGD & ĐT ban hành.



- Kết quả TTSP năm thứ 3 là một trong những điều kiện để sinh viên được
xét công nhận tốt nghiệp.
- Giúp hệ thống các trường cao đẳng sư phạm và các cấp quản lý giáo dục
có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên, từ đó đề xuất phương hướng, biện
pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên.
II. Ý nghĩa của hoạt động thực tập sư phạm.
- Hoạt động thực tập sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên
trường sư phạm nói chung và sinh viên trường Cao Đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang
nói riêng.
- Giúp sinh viên sư phạm củng cố kiến thức, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng
đã được học vào thực hành.
- Giúp cho giáo sinh có thể tiếp xúc làm quen với môi trường giáo dục THCS.
- Giúp cho sinh viên có điều kiện thuận lợi để đi sâu tìm hiểu tình hình thực
tế giáo dục ở địa phương nói chung và ở trường phổ thông nói riêng.
- Hoạt động thực tập sư phạm không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nhà
trường chuyên nghiệp, trường phổ thông mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với sinh viên. Qua đợt thực tập sư phạm, sinh viên có cơ sở đầu tiên phục vụ
cho công tác sau này, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về công tác làm chủ nhiệm
lớp, công tác giảng dạy.
B.NỘI DUNG THU HOẠCH
I. Tìm hiểu tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội và phong trào giáo dục
của địa phương (xã, phường)
1. Địa giới hành chính
- Vị trí địa lý: Thị trấn Nếnh nằm ở phía Nam huyện Việt Yên tỉnh Bắc
Giang, cách trung tâm hành chính huyện khoảng 4 km về phía bắc và cách trung
tâm tỉnh khoảng 12km về phía Đông Bắc.
+ Phía Đông: Giáp xã Vân Trung;


+ Phía Tây: Giáp xã Quảng Minh.

+ Phía Nam: Giáp xã Quang Châu;
+ Phía Bắc: Giáp xã Hoàng Ninh;
2. Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên: 572.18 ha. Cơ cấu sử dụng đất như sau:
-

Diện tích đất nông nghiệp: 312,03 ha chiếm 54,53%. Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 291,58 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 4,05 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 16,40 ha
- Diện tích đất phi nông nhiệp là: 260,15 chiếm 45,47 %. Trong đó:
+ Đất ở: 75,11 ha.
+ Đất chuyên dùng: 178,10 ha.
Địa hình tương đối đồng đều. Độ nghiêng theo hướng từ Bắc xuống Nam và
Tây Tây - Bắc sang Đông - Đông Nam.
* Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình năm

: 23,30C

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

: 39,50C

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối

: 4,80C

* Độ ẩm tương đối của không khí:
- Độ ẩm trung bình năm


: 84%

- Độ ẩm trung bình tháng cao nhất

: 88%

- Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất

: 79%

* Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm

: 1311,0mm

- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất : 254,6mm
- Lượng mưa lớn nhất trong một ngày : 204,0mm
- Lượng mưa lớn nhất trong 60 phút : 113,0mm


- Số ngày mưa trung bình trong một năm : 144,5 ngày.
* Gió: Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập III), huyện Việt Yên nằm
trong vùng áp lực gió II B, bị ảnh hưởng khá mạnh của bão, W0 = 95 daN/m2
Thị trấn Nếnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng thời tiết
khu vực đông bắc đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Hà Nội. Nhiệt độ Trung bình năm
là 230C. Một năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân từ tháng giêng
đến hết tháng ba âm lịch, nhiệt độ từ 15-18 0C, gió đông đến đông nam, thỉnh
thoảng vẫn còn những đợt gió màu đông bắc gây mưa phùn, mưa dầm, độ ẩm cao;
mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, nhiệt độ từ 29-38 0C, mưa bão nhiều thường

xuyên gây ra lũ lụt; mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch nhiệt độ giảm dần, đầu
mùa vẫn còn những trận mưa to và bão; mùa đông từ tháng 10 đến tháng chạp âm
lịch, gió đông bắc, nhiệt độ thấp, khô hanh, ít mưa.
Nhìn chung, các yếu tố thời tiết thị trấn Nếnh là thích hợp với đời sống và
sản xuất nông nghiệp. Nhân dân thị trấn sống trên một vùng đất tiếp giáp giữa
trung du và đồng bằng, trên trục đường huyết mạch của Tổ quốc, đó là những
thuận lợi để con người tụ cư sớm, xây dựng xóm làng, mở mang ruộng vườn, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội...
3. Dân cư
Thị trấn Nếnh gồm 3 thôn: Sen Hồ, Yên Ninh, Ninh Khánh, 1 phố là Phố Nếnh.
Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn thị trấn Nếnh là 8.971 nhân khẩu, mật
độ 1.585 người/km2.
Sản xuất nông nghiệp là nghề truyền thống lâu đời của người dân thị trấn
Nếnh. Với một địa hình không bằng phẳng, có nhiều ruộng trũng rất khó khăn cho
sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, do làm tốt công tác thủy lợi và áp dụng các tiến
bộ KHKT nên năng xuất lúa và các loại cây trồng khác được nâng lên.


Ngoài sản xuất nông nghiệp, các làng có một số nghề phụ: Nghề rèn ở Ninh
Khánh, nghề chài lưới ở Yên Ninh, nghề tráng bánh đa ở Sen Hồ. Tuy nhiên các
nghề đã dần mai một.
Một hoạt động kinh tế khác của thị trấn Nếnh là buôn bán trao đổi hàng hóa
tập trung ở chợ Nếnh họp 12 phiên một tháng vào các ngày 2,4,7,9...... Chợ thu hút
người dân các địa phương đến trao đổi, mua bán vật phẩm, hàng hóa đủ loại. Hoạt
động thương mại thông qua chợ Nếnh đã góp phần thúc giao lưu buôn bán trong
vùng, làm cho phố phường ngày càng đông vui sầm uất.
4. Truyền thống văn hóa
Nằm trong cái nôi của nền văn hóa văn minh Sông Hồng rực rỡ, từ xưa các
làng thị trấn Nếnh đã hình thành nên những truyền thống văn hóa vừa có nét đặc
trưng của văn hóa bản địa, vừa phản ánh những giá trị văn hóa chung của dân tộc

Việt Nam.
- Phong tục tập quán:
Tín ngưỡng dân dân các làng ở thị trấn Nếnh chủ yếu là tục thờ thần như Thổ
công, Táo quân hoặc các vị nhân thần khác. Vị thần được cả 3 làng Sen Hồ, Yên
Ninh, Ninh Khánh tôn làm thành hoàng thờ cúng ở đình là Thánh Tam Giang, là
những danh tướng đã phù tá Triệu Quang Phục giành lại nền độc lập từ tay nhà
Lương thế kỷ VI.
Cũng như các làng quê khác trong vùng, thị trấn Nếnh cũng tổ chức các ngày
tết cổ truyền: Tết Nguyên đán, Tết thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Đoan ngọ, Rằm
tháng bẩy, Tết trung thu, mùng 10 tháng 10, tết ông công ông táo. Các tiết lệ cưới
hỏi, ma chay, mừng thọ.
- Tôn giáo và các di tích lịch sử:
Thị trấn Nếnh có hai tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo.
+ Chùa Sen Hồ có tên là Vĩnh Phúc Tự có đại tự treo trước Phật đài, có tam
quan và gác chuông.


+ Chùa Vĩnh Nghiêm Tự còn gọi là chùa Ba Xã, xây dựng thế kỷ XVIII,
gồm 5 gian tiền đường, 4 gian thượng điện, nhà tổ, nhà mẫu và nhà ở của tăng ni.
Có 30 pho tượng được làm thời Lê, thời Nguyễn. Là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
được xếp hạng năm 2005.
+ Với đạo Thiên chúa giáo làng Sen hồ có 2 nhà thờ: Nếnh Trần và Nếnh
Sen. Số giáo dân theo đạo thiên chúa có hơn 50 hộ với hơn 100 nhân khẩu.
Việc thờ thần Thành hoàng là thần bảo trợ cho mỗi làng được các làng thờ
cúng rất tôn nghiêm với những nghi lễ phong tục trang trọng. Thần Thành hoàng
được thờ ở các đình làng.
+ Đình làng Yên Ninh được xây dựng cuối thế kỷ XVIII thờ thánh Tam
giang. Được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2005.
+ Đình Sen Hồ được xây dựng năm 1674, được xếp hạng Di tích kiến trúc
nghệ thuật cấp quốc gia năm 2013.

+ Đình Ninh Khánh xây dựng thế kỷ XVIII, thờ Thánh Tam giang, được xếp
hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016.
Truyền thống khoa cử của thị trấn Nếnh được cả nước biết đến với làng tiến
sĩ Yên Ninh. Trong vòng 151 năm (1469 - 1620), làng Yên Ninh đã có 10 người đỗ
tiến sĩ. Mở đầu cho con đường khoa cử đó là Tiến sĩ Thân Nhân Trung. Ông cũng
chính là người soạn thảo các văn bia tiến sĩ đặt ở Quốc tử Giám và là người soạn
văn bia số 1 trong 82 văn bia đặt ở Văn Miếu ngày nay, trong đó khẳng định "Hiền
tài là nguyên khí của quốc gia", được khắc chữ vàng treo ở Văn Miếu. Ngày nay
truyền thống hiếu học vẫn luôn được duy trì, tiếp bước cha ông.
Hiện nay, Đền Tiến Sỹ thuộc thôn Yên Ninh còn lưu giữ bài vị của 10 Tiến
sỹ. Di tích được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa câp tỉnh năm 2010.
Để ghi nhận, tri ân, tôn vinh và lan tỏa những giá trị tiêu biểu cũng như công
lao to lớn của Thân Nhân Trung, năm 2015, UBND tỉnh đã ký quyết định phê


duyệt, tiến hành xây dựng Đền thờ Danh nhân văn hóa, Tiến sỹ Thân Nhân Trung
trên diện tích 2,5 ha.
Ngoài ra, thị trấn Nếnh còn có Nghè Nếnh, là di tích lịch sử -văn hóa cấp
tỉnh đã được xếp hạng năm 2010.
Truyền thống tương thân tương ái giúp nhau lúc hoạn nạn, truyền thống giữ
gìn tôn ty trật tự kỷ cương trong nền nếp gia đình, dòng họ là những nét đẹp cần
phát huy trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Hàng năm, thị trấn Nếnh có 4 lễ hội truyền thống được tổ chức ở các thôn,
phố. Đây là dịp thuận lợi để tâm linh con người nhớ về Tổ tiên, những người có
công với làng, với nước, được hòa mình trong bầu không khí vừa thiêng liêng vừa
gần gũi của cộng đồng làng xóm, được thư thái sau những ngày lao động mệt nhọc
để hòa mình với niềm vui của cộng đồng.
Đối với di sản văn hóa vật thể, là một trong những trung tâm phật giáo phát
triển từ thời Lý Trần, là một vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử văn hóa, hiện nay
trên địa bàn thị trấn Nếnh có 7 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc.

Trong đó có 5 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, là Đền Tiến Sỹ, Nghè Nếnh, Chùa
Vĩnh Nghiêm, Đình Yên Ninh, Đình Cộng Khánh và 1 di tích được xếp hạng cấp
Quốc gia là đình Sen Hồ.
Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc, quê hương của các làn điệu dân ca Quan
họ trữ tình đậm đà hồn quê, nồng nàn say đắm lòng người, thật vinh dự tự hào, Sen
Hồ thị trấn Nếnh là một trong 5 làng quan họ cổ tỉnh Bắc giang cùng với 44 làng của
tỉnh Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể dại diện của
nhân loại.
=>Kết quả thu được:
- Sau khi thu hoạch đã hiểu được tình hình của thị trấn Nếnh, những thuận
lợi, khó khăn và những phương hướng khắc phuc.


- Qua tìm hiểu tình hình thực tế địa phương, em nhận thấy địa phương đã
quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho nền giáo dục, cho thầy và trò nhà trường
thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.
II. Khái quát tình hình giáo dục nhà trường :
Thị trấn Nếnh được thành lập từ tháng 6 năm 2003 nằm ở phía đông nam
của huyện huyện Việt Yên tổng diện tích đất tự nhiên rộng 572.18 ha, dân số: 8719
người với 2085 hộ trong đó có 51 hộ theo đạo thiên chúa với 178 khẩu. Thị trấn có
01 khu phố, dân cư chủ yếu là các hộ tiểu thương, người kinh doanh buôn bán, và
03 thôn thuần nông là Ninh Khánh, Yên Ninh và Sen Hồ. Thu nhập bình quân 21
triệu đồng /1 người/năm.
Phong trào giáo dục trong những năm qua có nhiều bước phát triển đóng góp
vào thành tích chung của địa phương trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,
giữ gìn an ninh trật tự. Trung tâm HTCĐ của thị trấn đã có nơi làm việc riêng; Hội
khuyến học, Hội cha mẹ học sinh hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS TT Nếnh:
Năm học 2013-2014 có 38 đ/c trong đó CBQL: 2; Giáo viên: 34; Nhân viên: 2
Năm học 2014-2015 có 38 đ/c trong đó CBQL: 2; Giáo viên: 33; Nhân viên: 4

Năm học 2015-2016 có 40 đ/c trong đó CBQL: 3; Giáo viên: 35; Nhân viên: 4
1. Thuận lợi:
Đội ngũ CB GVNV nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết và có
trách nhiệm với công việc, trình độ đội ngũ ngày càng được nâng lên. Nhà trường
đã đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư nâng cấp theo hướng
hiện đại.
2. Khó khăn:
Sự tác động của các tệ nạn xã hội vào nhà trường ngày một gia tăng phần nào
gây trở ngại trong việc giáo dục học sinh.
Còn phụ huynh nhận thức về việc học hành của con em hạn chế và một tỷ lệ
đáng kể học sinh có học lực yếu kém
Đội ngũ giáo viên trình độ chưa đồng đều, tỷ lệ giáo viên các môn mất cân
đối.( môn thừa, môn thiếu ) H/S còn nhiều em ngồi nhầm chỗ.
3. Kết quả thu được:
Sau khi tìm hiểu tình hình giáo dục của nhà trường với các mặt thuận lợi và
khó khăn trên, là sinh viên thực tập sư phạm em thu được một số kết quả sau :


- Các giáo viên trong nhà trường đều hết lòng vì công việc, tất cả vì học sinh
thân yêu của mình, không ngừng trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đó là
điều mà mỗi sinh viên chúng em cần phải học tập và noi theo để sau này trở thành
người có trình độ chuyên môn vững vàng và là người thầy, người cô mẫu mực.
- Ngoài ra chúng em còn học tập được ở các thầy cô giáo các kĩ năng sư phạm,
những kinh nghiệm sư phạm mà các thầy cô đã tích lũy lâu năm.
- Em nhận thấy rằng cần kịp thời nắm bắt tình hình giáo dục của nhà trường để
có thể thực hiện tốt các công việc sau này.Nắm bắt được đặc điểm học sinh để tổ chức
các hoạt động ngoại khóa cũng như học tập sao cho phù hợp thông qua các hoạt động
tìm hiểu học sinh cặn kẽ. Cần phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình để đạt
được hiệu quả giáo dục cao.
- Việc trao đổi giao lưu và tiếp xúc với đồng nghiệp, việc tham gia vào các

hoạt động trong nhà trường, đặc biệt trong công tác chuyên môn là việc làm thiết
thực, hết sức quan trọng nhằm định hướng cho mình trở thành một giáo viên đảm
bảo mẫu mực trong tương lai.
- Nắm bắt được tình hình thực trạng của nhà trường cũng như lớp thực tập chủ nhiệm,trên cơ sở đó để bản thân xác định được kế hoạch giảng dạy và kế
hoạch chủ nhiệm
III. Hoạt động thực tập làm chủ nhiệm lớp:
Được sự phân công của Ban chỉ đạo thực tập trường THCS Thị trấn Nếnh, em nhận
công tác chủ nhiệm lớp 6C do cô Đặng Thị Bích – hướng dẫn chủ nhiệm.
1.Thuận lợi:
Công tác chủ nhiệm lớp có nhiều thuận lợi nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình
của BGH nhà trường và các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là cô giáo chủ
nhiệm lớp 6C – Đặng Thị Bích cô đã tạo điều kiện cho em làm quen với việc quản
lí học sinh.


Là một giáo sinh mới đi thực tập, em gặp rất nhiều bỡ ngỡ nhưng chính sự
giúp đỡ động viên, khích lệ của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm đã tạo động lực rất
lớn để em hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động thực tập làm chủ nhiệm lớp còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của nhiều thầy cô giáo trong trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo sinh khác
trong đoàn.
Trong thời gian thực tập chủ nhiệm lớp nhà trường có tổ chức hoạt động thi
đánh bóng chuyền trong trường chào mừng ngày 8/3,hoạt động ngoại khóa tại làng
văn hóa các dân tộc và khu vui chơi giải trí đảo ngọc xanh, thi nhảy dân vũ để chào
mừng ngày 26-3 .Qua đó chúng em có thể gần gũi với học sinh hơn đồng thời tạo
điều kiện thực tế cho bản thân.
Về phía học sinh lớp chủ nhiệm, hầu hết các em đều ngoan ngoãn và thực
hiện tốt nề nếp, nội quy của nhà trường, các em đều có ý thức tinh thần trách nhiệm
với tập thể lớp. Sự giúp đỡ của học sinh lớp chủ nhiệm là một thuận lợi lớn đặc biệt
là sự ủng hộ của đội ngũ cán bộ lớp. Đa số các em tập trung trong thị trấn nên việc

thăm hỏi, quản lí học sinh rất thuận lợi. Từ đó em có thể tìm hiểu và nắm rõ hơn về
hoàn cảnh gia đình, tính cách của từng học sinh và nhất là những học sinh chưa
ngoan. Gia đình học sinh cũng rất quan tâm tới con em mình trong việc học tập
cũng như thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp. Đó cũng là một điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành tốt công việc chủ nhiệm của mình.
2. Khó khăn:
Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, mặc dù đã được trang bị về
mặt kiến thức qua các môn học như: tâm lí lứa tuổi, giao tiếp sư phạm, hoạt động
dạy học… nhưng kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên ban đầu còn bỡ ngỡ.
Nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em bố mẹ đi làm xa nên ít quan
tâm đến việc học tập của con em mình đồng thời khó khăn trong việc kết hợp giữa gia đình
và nhà trường.


3.Kết quả thu được:
a.Về nhận thức:
- Ở bậc trung học cơ sở, ảnh hưởng và tác dụng của giáo viên đối với học
sinh rất lớn. Người giáo viên đối với học sinh thực sự là một hình mẫu lý tưởng mà
các em sẽ học và làm theo rất nhiều. Chính vì vậy mỗi lời nói, cử chỉ, hành động
trước học sinh phải thật chuẩn, chính xác, nghiêm túc, phải biết khen chê đúng lúc,
đúng chỗ.
- Để học sinh có thể phát triển toàn diện ngoài việc truyền đạt kiến thức,
người giáo viên còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm của mình bằng việc hiểu được
tâm lý lứa tuổi, nắm bắt được sở thích đưa học sinh hoà nhập với cuộc sống cộng
đồng trong xã hội hiện đại.
- Ngay từ khi được phân công chủ nhiệm lớp 7C, em cảm thấy rất thích thú
và phấn khởi bởi từ trước đến giờ những gì mà chúng em được học chỉ là lý thuyết,
giờ mới được đi vào thực tiễn. Vì vậy em luôn ý thức được rằng đây là cơ hội tốt
nhất để học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên trong trường để sau này có thể trở
thành một người giáo viên tốt. Tóm lại, để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, em

nhận thấy người giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình, tận tâm trong nghề
nghiệp, công bằng trong ứng xử với học sinh.
b. Phiếu đánh giá.
c. Xếp loại chung :………………………………………………
IV. Hoạt động thực tập giảng dạy:
1. Thuận lợi:
Thị trấn Nếnh nói chung và trường THCS Thị trấn Nếnh nói riêng có phong
trào học tập rất sôi nổi, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên
hướng dẫn chuyên môn 1: thầy Trần Quag Định và chuyên môn 2 của em là cô
Lương Thị Dung, 2 thầy cô là những người giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong


giảng dạy, vững vàng về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ. Qua các buổi dự giờ em
đã học được cách tổ chức một giờ dạy hay, sinh động, cách xử lý các tình huống sư
phạm trong thực tế.....Thầy Trần Quang Định và cô Lương Thị Dung , đã hướng
dẫn em rất nhiệt tình chu đáo từ việc đứng bảng, trình bày bảng, soạn giáo án, khai
thác và truyền đạt kiến thức tới học sinh. Đặc biệt với những tiết dạy ứng dụng
công nghệ thông tin, thầy và cô đã hướng dẫn em rất kĩ càng, phải trình chiếu và
đưa những hình ảnh, clip như thế nào cho hợp lí.
Ngoài giáo viên hướng dẫn em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
thầy, cô giáo trong trường. Nhờ có các thầy cô mà hiểu rõ hơn về học sinh lớp mình
chủ nhiệm, các thầy cô cũng tạo điều kiện cho em được dự giờ học hỏi kinh nghiệm.
Em đã nhận được sự giúp đỡ của các bạn trong đoàn và đặc biệt là của bạn
cùng chủ nhiệm, chúng em có thể trao đổi với nhau về kiến thức liên quan tới giờ
dạy giúp giờ dạy của em đạt kết quả cao nhất.
Sự ủng hộ và giúp đỡ của học sinh cũng là động lực lớn giúp em hoàn thành
tốt bài lên lớp.
Một thuận lợi nữa là trong quá trình học tập trong trường Cao đẳng chúng
em đã được thầy, cô giáo trang bị cho kiến thức và trong quá trình học các môn
phương pháp chúng em đã được soạn giáo án và tập giảng, được thầy cô dự giờ và

rút kinh nghiệm … và hơn nữa là chúng em đã trải qua đợt thực tập lần thứ nhất.
Đây cũng là một thuận lợi lớn giúp chúng em tự tin hơn trong công tác giảng dạy.
2. Khó khăn:
* Giáo sinh:
- Do là giáo sinh đi thực tập nên chưa có kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy nên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót như: khả năng truyền đạt kiến thức cho
HS chưa được tốt, việc xử lí các tình huống sư phạm còn nhiều thiếu sót.
- Việc vận dụng một số kiến thức được học vào giảng dạy còn những tồn tại
nhất định.


* Học sinh:
- Hầu hết HS thông minh, tích cực hoạt động học tập nhưng các em rất hiếu
động, đôi khi trong giờ học chưa tập trung.
- Một số phụ huynh học sinh công tác xa nên chưa thực sự sát sao việc học của
các em.
3. Kết quả đạt được:
3.1.Về nhận thức :
a. Tích cực:
Thông qua đợt thực tập này dù chỉ trong 6 tuần rất ngắn ngủi, nhờ sự hướng
dẫn tận tình chu đáo của các thầy cô giáo nhất là thầy Trần Quang Định và cô
Lương Thị Dung, em đã nhận thức sâu sắc những việc mà người giáo viên cần phải
làm để có thể hoàn thành tốt tiết dạy cũng như khó khăn mà một giáo viên thường
gặp phải. Từ đó tự bản thân em thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa nhất là thời
gian còn lại khi còn học tại trường. Em thấy cần tích cực trang bị cho bản thân
nhiều hơn nữa về kiến thức, rèn luyện cho mình tính yêu nghề, mến trẻ… có như
thế sau này mới có thể làm tốt công tác dạy học.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy em đã ý thức được tầm quan trọng của
người thầy ngày nay với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì vai
trò của người thầy không hề mất đi, ngược lại người thầy luôn luôn phải học hỏi

trau dồi kiến thức bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể
đảm bảo tốt trách nhiệm của mình.
Thông qua việc giảng dạy ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của thầy Trần
Quang Định và cô Lương Thị Dung giúp cho em học hỏi được rất nhiều về kiến
thức và kinh nghiệm chuẩn bị tiết giảng, giảng bài, tư thế, tác phong.....của người
thầy khi đứng trên bục giảng.
Bản thân em đã rút ra cho mình nhiều bài học đáng quý, học được nhiều
điều từ các cô, các bạn trong đoàn.
b, Hạn chế sau:
- Trong khi giảng bài nói còn chưa lưu loát.
- Một số câu hỏi vẫn chưa được rõ hợp lý rõ ràng.
- Em vẫn trình bày bảng chưa thật khoa học. Phân bố thời gian cho bài giảng
chưa hợp lý.
3.2. Các phiếu đánh giá.
3.3. Xếp loại chung :…………….. …….........


C. KIẾN NGHỊ,ĐỀ XUẤT:
1. Đối với công tác chỉ đạo của trường nơi TTSP
- Trong thời gian em thực tập tại trường THCS thị trấn Nếnh , nhà trường luôn
tạo điều kiện giúp đỡ chúng em. Em mong rằng nhà trường sẽ tiếp tục tạo điều kiện
cho sinh viên trường CĐ Ngô Gia Tự Bắc Giang tham gia thực tập sư phạm trong
những năm tiếp theo.
2. Đối với các nội dung và hình thức tổ chức thực tập sư phạm của trường CĐ
Ngô Gia Tự Bắc Giang.
- Đề nghị nhà trường tạo điều kiện và quan tâm hơn nữa với giáo sinh đi thực tập.
- Nhà trường hỗ trợ kinh phí kịp thời.
D. KẾT LUẬN:
1.Các bài học kinh nghiệm thu được thông qua TTSP:
- Thông qua đợt thực tập sư phạm năm thứ 3 đã giúp cho bản thân em bước

đầu hình thành năng lực và kỹ năng sư phạm.
*Công tác giảng dạy:
Em đã rút ra một điều rằng, để đảm bảo thành công một tiết dạy cần có sự nỗ
lực từ hai phía, cả giáo viên và học sinh. Trong đó giáo viên đóng vai trò là người
hướng dẫn, tổ chức học sinh trong mọi hoạt động. Vì thế người giáo viên phải tìm
hiểu kĩ mục tiêu của bài học, soạn bài thật khoa học, phù hợp với trình độ của học
sinh, hệ thống câu hỏi nêu ra phải dựa trên đặc điểm của học sinh, giỏi, khá, trung
bình, yếu. Xác định đâu là kiến thức trọng tâm của bài, sau mỗi tiết dạy, học sinh
phải nắm được những kiến thức nào. Hơn nữa hứng thú học tập đóng vai trò hết
sức quan trọng trong học tập của học sinh, vì vậy người giáo viên phải có thái độ
vui vẻ, cởi mở, tạo không khí lớp học thoải mái, khen ngợi học sinh khi các em có
câu trả lời tốt, góp ý nhẹ nhàng khi các em có câu trả lời sai để khích lệ tinh thần
học tập của học sinh.
Cần làm chủ giờ học, bình tĩnh tự tin hơn trong giảng dạy. Đặc biệt cần trao
đổi học hỏi kinh nghiệm của thế hệ đi trước.
*Công tác chủ nhiệm lớp:


Em cho rằng giáo viên chủ nhiệm có thể gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư
nguyện vọng của học sinh, gần gũi, thân mật, nhưng phải giữ thái độ, tác phong
nghiêm túc mẫu mực, đối xử công bằng, khen thưởng, xử lý nghiêm minh, không
thiên vị, phân biệt đối xử, từ đó làm cho các em tin yêu, có thể thổ lộ những khó
khăn trong học tập, sinh hoạt.
Kết hợp các lực lượng giáo dục nhất là phát huy tối đa vai trò của gia đình vì
thực chất thời gian học sinh ở nhà nhiều hơn đến trường nên việc gia đình giáo
dục các em rất quan trọng. Nếu như phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục thì
chất lượng giáo dục của học sinh cũng được tăng lên.
Khơi dậy tính tích cực của học sinh có; học sinh trong lớp phải có tinh
thần đoàn kết tương thân ương ái; phải phát huy tính tự giác của mỗi học sinh làm
được điều đó thì người giáo viên chủ nhiệm mới thực sự là người chỉ đạo gián tiếp

lớp mình chủ nhiệm.
Xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực nhiệt tình, có vậy mới giúp
học sinh đoàn kết và giúp giáo viên quản lí chặt chẽ lớp mình chủ nhiệm.
*Hoạt động ngoại khóa:
Giáo viên phải có kĩ năng, cách thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp,
phải đảm bảo tính tập thể trong công tác ngoại khóa.
Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để có hướng tổ chức hoạt động
được tốt nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
học sinh.
2. Hướng phấn đấu, học hỏi, tự bồi dưỡng:
- Thời gian thực tập ngắn ngủi chỉ có 3 tuần nhưng em thấy mình cần phải cập
nhật nhiều thông tin hơn liên quan đến công việc của mình sau này, phải biết
tiếp xúc, làm quen với công việc nhiều hơn của ngành giáo dục tiểu học một
cách kĩ lưỡng sâu sắc và nghiêm túc.
- Qua thực tế lên lớp giảng dạy em thấy mình cần phải học hỏi và rút kinh
nghiệm nhiều hơn nữa để có thể trở thành một giáo viên gương mẫu, dạy tốt.


-

-

Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm em thấy mỗi học sinh có đặc điểm tâm sinh
lý cũng như hoàn cảnh gia đình riêng, vì vậy người giáo viên chủ nhiệm cần
phải quan.
tâm sát sao tới từng học sinh để giúp đỡ các em kịp thời, giúp các em nhanh
chóng tiến bộ.

* Là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường bản thân em cần phải:
- Tích cực học tâp tốt, rèn luyện tốt trong quá trình đào tạo tại trường.

- Chú ý học và nắm vững các phương pháp dạy học để sau này có khả năng vận
dụng và kết hợp khéo léo các phương pháp với nhau trong từng tiết dạy.
- Tự học trong giáo trình, học của bạn bè và thầy cô các kĩ năng sư phạm cần
thiết.
- Học hỏi ở các thầy cô ở trường phổ thông nhiều hơn nữa nếu như có điều kiện.
- Cố gắng phấn đấu trở thành một sinh viên giỏi, sau này trở thành một giáo
viên giỏi, được đồng nghiệp tin yêu, bạn bè quý mến.
- Cố ý thức tự trau dồi và nâng cao năng lực của bản thân.
Qua thời gian thực tập ở trường THCS Nghĩa Phương hướng phấn đấu của bản
thân tôi là:
+ Luôn yêu nghề mến trẻ, tìm tòi, học hỏi để đúc rút kinh nghiệm, trau dồi
kiến thức, cập nhật thông tin nhanh chóng và cần thiết cho công tác giảng dạy sau
này.
+ Luôn đổi mới trong công tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy, quyết tâm
phấn đấu trở thành người giáo viên mẫu mực trong tương lai.
+ Luôn trau dồi đạo đức, bồi dưỡng nhân phẩm, nhân cách cũng như rèn
luyện tinh thần yêu nghề nghiệp, yêu đồng nghiệp.
+ Xây xựng niềm tin, lý tưởng vững vàng, tốt đẹp để làm tốt công tác giáo dục
tư tưởng cho học sinh.
+ Am hiểu tâm lý học sinh tạo sự gần gũi và giúp đỡ các em học tập tốt.
+ Xác định nghề dạy học là nghề tự học suốt đời, phấn đấu trở thành Đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam.


LỜI CẢM ƠN
Trong đợt thực tập này cho em gởi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc đã tận
tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới, những bài học mới và
những bài học hôm nay chúng em sẽ đúc kết suốt cuộc đời “trồng người” nó là
hành trang giúp em vững bước trên tương lai của sự nghiệp “trồng người”, đó là
nghề cao quý trong xã hội, đúng như ông cha ta đã nói:

“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Một chữ cũng thầy nửa chữ cũng thầy”.
Câu nói ấy đã khắc ghi sâu trong trí em không biết từ lúc nào, luôn nhắc nhở em
phải luôn biết ơn, tôn trọng những người đã dẫn dắt chỉ bảo cho mình.
Từ khi được phân công về thực tập tại Trường THCS thị trấn Nếnh em rất lo lắng
không biết trường mình thực tập như thế nào? Các thầy cô ở đó ra sao? Học sinh
có ngoan và giúp đỡ mình không? ... và nhiều câu hỏi khác nữa được đặt ra trong
đầu em.
Thế rồi 6 tuần thực tập cũng trôi qua và dần dần trả lời cho những câu hỏi của
em, chúng em cũng đã hoàn thành đợt thực tập với kết quả xứng đáng với năng lực
và sự cố gắng của mình. Có được kết quả như ngày hôm nay, em không thể nào
quên công lao của các thầy cô đã nâng bước chân em đến với nghề em yêu thích,
nắm vững hơn về cách làm một người thầy (cô).
Điều đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô trường Cao
Đẳng Ngô Gia Tự đã tạo điều kiện cho em cùng các bạn đi thực tập sư phạm để có
thể mở rộng thêm kiến thức, thu thập kinh nghiệm nghề nghiệp.
Qua đây, em cũng xin được phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các
thầy cô trường THCS thị trấn Nếnh, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em,
cho chúng em những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý báu để chúng em
hoàn thành tốt đợt thực tập.

Người viết thu hoạch
(Kí và ghi rõ họ tên)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×