--------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA
Tên đơn vị thực tập:
UBND XÃ THẠNH QUỚI - VĨNH THẠNH – CẦN THƠ
NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
0
1. Những nội dung trong bài thực tập với đề tài “Công tác xã hội cá nhân
với người cai nghiện ma túy tại gia.”, tại UBND xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh
Thạnh, TP. Cần Thơ là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện không trùng lắp
với các đề tài khác, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy.
2. Các nội dung tham khảo dùng trong báo cáo tốt nghiệp đều được trích
dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về các thông tin trên đề tài nghiên cứu của
mình.
Ngày 9 tháng 4 năm 2019
Học viên thực hiện
1
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo tốt nghiệp ngành Công tác xã hội
với đề tài "Công tác xã hội cá nhân với người cai nghiện ma túy" tại xã Thạnh
Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Ngoài sự nổ lực cố gắng của bản
thân, em đã nhận được được sự giúp đỡ nhiệt tình, những động viên sâu sắc từ
phía thầy cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình trong suốt quá trình em thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Trung cấp nghề Thới Lai
đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Công tác xã hội đã giảng dạy và trang
bị cho em những kiến thức cũng như những kỹ năng trong suốt những năm học
vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích để em hoàn thành bài thực tế
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới, các cán bộ
chuyên môn, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài thực tế này.
Bài báo cáo trong khóa thực tập này cũng là món quà tinh thần em muốn gửi
đến gia đình và bạn bè thân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người
đã luôn ở bên động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 9 tháng 4 năm 2019
Học viên thực hiện
2
KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Nhờ người hướng dẫn tại xã Thạnh Quới ký và nộp lại ngày
20/4/2019)
1. Họ và tên sinh viên: ................................................................
2. Tên đề tài:..........................................................................................
...............................................................................................................
3. Nơi thực hiện (tên cơ quan/doanh nghiệp): ......................................
...............................................................................................................
4. Mục tiêu: ..........................................................................................
5. Nội dung chính: ................................................................................
...............................................................................................................
6. Tiến độ thực hiện của đề tài:
TT
Thời gian
Nội dung công việc
Kết quả dự kiến
Xác nhận của CB hướng dẫn
Học sinh thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
3
TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP
(Dành cho đơn vị nhận học sinh thực tập)
Họ và tên học sinh: …………………………MSHS:..........................
Thực tập tại: ……………………………………………….................
Từ ngày: ……/……/201… đến ngày ……/……/201…
1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2. Về những công việc được giao:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
3. Các nội dung cần rèn luyện trong thời gian tới:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………., ngày ...... tháng ...... năm 2019
Xác nhận của đơn vị thực tập
Cán bộ trực tiếp hướng dẫn thực tập
(Ký tên và đóng dấu)
(Ký tên và ghi họ tên)
4
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
(Dùng cho giáo viên chấm báo cáo thực tập)
Họ tên HS thực tập:……………………… MSHS:………………
Lớp:............................. Niên khóa:...............-...............................
Tên Đơn vị thực tập:...................................................................
Tên đề tài:..............................................................................................
Nội dung đánh giá
I. Hình thức trình bày
I.1 Đúng mẫu định dạng của trường (Trang
bìa, trang lời cảm ơn, trang đánh giá thực tập,
trang mục lục và các nội dung báo cáo)
I.2 Sử dụng đúng mã và font tiếng Việt
(Unicode Times New Roman, Size 13)
I.3 Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi
chính tả
II. Lịch làm việc
II.1 Có lịch làm việc đầy đủ trong thời gian
thực tập
II.2 Hoàn thành tốt kế hoạch công tác ghi
trong lịch làm việc (thông qua nhận xét của cán
bộ hướng dẫn)
III. Nội dung thực tập
III.1 Có hiểu biết tốt về cơ quan nơi thực tâp
III.2 Phương pháp thực hiện phù hợp với nội
dung công việc được giao
III.3 Kết quả củng cố lý thuyết
III.4 Kết quả rèn luyện kỹ năng thực hành
III.5 Kinh nghiệm thực tiễn thu nhận được
III.6 Kết quả thực hiện công việc tốt
TỔNG CỘNG
Điểm tối
đa
1.5
Điểm thực
0.5
0.5
0.5
1.0
0.5
0.5
7.5
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
2.5
10.0
………….., ngày….tháng….năm…………
GIÁO VIÊN CHẤM BÁO CÁO
(ký tên)
5
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
6
Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại,
không một quốc gia, một dân tộc nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của những
hậu quả tai hại do tệ nạn ma túy gây ra.
Trong tất cả các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn “ ma túy” nó gây ảnh
hưởng rất lớn đến việc phát triển của đất nước, làm tan vỡ hạnh phúc gia
đình, làm rối loạn trật tự an ninh của xã hội, làm tha hóa đi một bộ phận
nhân dân và mất đi một nguồn lực lao động lớn để tạo ra sản phẩm cho xã
hội.
Ma túy không chỉ là nguồn gốc của tội phạm và các vấn đề xã hội
phức tạp, mà còn là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói, bệnh tật, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, tính phát triển bền vững và sự trường
tồn của một dân tộc.
Hàng năm nhà nước phải bỏ ra biết bao sức người sức của để giải
quyết và đối phó với tệ nạn ma túy, mà việc phòng, chống ma túy là một
việc làm vô cùng khó khăn và phức tạp, nó không phải là việc làm một sớm
một chiều mà phải làm từ thế hệ này sang thế hệ khác và củng không phải
là việc làm của riêng ai! cơ quan hay đoàn thể nào? Mà phải là việc làm
của tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội, có như vậy thì việc phòng,
chống ma túy mới mong đẩy lùi và ngăn chặn các tệ nạn xã hội khác nhằm
tạo được nguồn lao động mới cho xã hội, góp phần làm tăng trưởng kinh tế
cho đất nước, tiết kiệm được kinh phí cho nhà nước.
Trong vòng xoáy đó, Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn từ ma túy.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, hiện nay toàn Thành Phố Cần Thơ có
khoảng 2.318 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 288 người sơ với
cùng kỳ 2017, trong đó hơn 50% người nghiện ma túy không có việc làm,
nam giới chiếm đa số.
Đáng chú ý, một bộ phận thanh thiếu niên chưa nhận thức được hậu
quả, tác hại của ma túy dẫn đến việc sử dụng trái phép chất ma túy, kéo
theo số người nghiện ngày một gia tăng, tỷ lệ tái nghiện chiếm 91,75%.
7
Trong khi đó việc quản lý và tổ chức cai nghiện ma túy cho những đối
tượng này trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện gặp không ít khó khăn, đặt
ra những thách thức cho cơ quan chức năng.
Mặt dù là vấn đề lớn, hiện nay các ngành và các cơ quan hữu trách
đang đặc biệt quan tâm tìm tòi phương pháp chữa trị hữu hiệu nhất. Riêng
bản thân với những kiến thức xã hội còn quá hạn hẹp tất nhiên không sao
tránh khỏi những thiếu sót. Ca dao truyền miệng trong nhân gian có câu: “
bầu ơi thương lấy bí cùng” hoặc câu “ thương người như thể thương thân”.
Nói những gì mắt thấy tai nghe tôi không thể không bùi ngùi xúc động
với những trăn trở và chính nó đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài:
“Những biện pháp quản lý và tạo việc làm cho đối tượng cai nghiện ma túy
tại gia. Để làm chuyên đề tốt nghiệp cho môn học của mình.
Tìm hiểu những biện pháp quản lý và đào tạo việc làm cho đối tượng
cai nghiện ma túy tại xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ
Tình hình thực tế về đời sống, khám chữa bệnh, cắt cơn giải độc, học
tập, lao động trị liệu, và những khó khăn, hạn chế của đối tượng trong quá
trình chấp hành nội quy cai nghiện đề ra, cũng như các nội dung, mục tiêu
của các chương trình, chính sách, dự án và các biện pháp thực hiện chương
trình đào tạo nghề cho đối tượng đã được tiến hành tại gia
Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình chuyên đề tốt nghiệp
cho khóa học ngành Công Tác Xã Hội, tìm hiểu những biện pháp quản lý
và đào tạo việc làm cho đối tượng cai nghiện ma túy tại gia.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1: Mục tiêu chung:
Đề tài này nhằm góp phần hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp cho khóa
học ngành Công Tác Xã Hội.
2.2: Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh
giá kết quả thực hiện của chương trình chuyên đề tốt nghiệp cho khóa học
8
ngành Công Tác Xã Hội, và giúp bản thân đối tượng đang chấp hành quyết
định cai nghiện, chữa bệnh tại ấp Lân Quới 2, xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh
Thạnh, TP. Cần Thơ nhận ra được vấn đề mất phải, có định hướng cho
tương lai trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian :
Được tiến hành nghiên cứu tại tại ấp Lân Quới 2, xã Thạnh Quới,
Huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Đánh giá là làm tốt chương trình chuyên
đề tốt nghiệp cho khóa học ngành Công Tác Xã Hội.
- Phạm vi thời gian:
Thu thập số liệu từ ngày 8/3/2018 đến 25/4/2019.
- Đối tượng nghiên cứu: Một đối tượng vi phạm sử dụng trái phép
chất ma túy bị Tòa Án Huyện Vĩnh Thạnh, áp dụng biện pháp quản lý cai
nghiện tự nguyện tại ấp Lân Quới 2, xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh Thạnh,
TP. Cần Thơ. (Căn cứ Nghị Định 221 Chính Phủ ban hành ngày 30/12/2013
và Nghị Định 136 Chính Phủ ban hành ngày 09/09/2016) về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 221.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện đề tài này em sử dụng nhiều phương pháp,
nhưng có một số phương pháp chung như:
- Phương pháp thu thập thông tin.
+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan thông qua sách chuyên ngành,
luật trẻ em, qua các bài báo cáo, thông tin trên internet…để có nền tảng cơ
sở lý luận.
+ Thu thập thông tin thân chủ từ Phòng Lao động và qua các buổi
vấn đàm với thân chủ.
- Phương pháp quan sát.
+ Quan sát trực tiếp khi thân chủ trò chuyện với người khác
+ Khi thân chủ trò chuyện, vấn đàm với nhân viên xã hội.
9
+ Quan sát thái độ của thân chủ khi nói chuyện và cách biểu lộ xúc
cảm, tình cảm.
- Phương pháp Vấn đàm.
+ Vấn đàm trực tiếp với nhân viên quản lý ca
+ Trực tiếp với thân chủ
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp thông tin.
Thu thập thông tin và xử lý, sàng lọc, phân tích sau đó tổng hợp
những thông tin cần thiết cho chuyên đề của mình.
- Phương pháp lắng nghe tích cực.
PHẦN 2:
NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Ma túy
1.1. Khái niệm
10
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích thần kinh có hiệu
ứng gây ngủ. Tại đa số các nước, từ này đã trở nên đồng nghĩa với các hợp
chất opioid, thường là morphine và heroin, cũng như dẫn xuất của nhiều
hợp chất được tìm thấy trong mủ thuốc phiện thô. Ba loại chính
là morphine, codeine và thebaine (trong khi chính thebaine chỉ có tính chất
thần kinh rất nhẹ, nó là tiền chất quan trọng trong phần lớn các chất dẫn
xuất thuốc phiện bán tổng hợp, như oxycodone).
Tất cả các chất có ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương tạo ra các
tác động tâm lý và tâm thần đều có khả năng gây nghiện, hầu như chất nào
dùng lâu cũng thành quen và thành nghiện.
Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên
(morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng
hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như
giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ
phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.
Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong
xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị
nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà
không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.
Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc
sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. "Ma túy" được sử dụng
rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có
khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng cao (Heroin, Crystal
Meth...) cho đến những chất có thể dùng trong y tế với liều lượng nhỏ
(như cần sa, chất được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ) khiến
dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử
dụng các chất này (người dân thường chỉ quan tâm đến tác hại trong khi
công dụng dược liệu ít được để ý).
1.2./ Các loại ma túy thường gặp ở Việt Nam:
11
+ Thuốc phiện
+ Morphin (moóc-phin)
+ Heroin (hê-rô-in, bạch phiến, hàng trắng)
+ Cocaine (cô-ca-in)
+ Amphetamine
+ Thuốc lắc (ecstasy)
+ Cần sa (bồ đà)
+ Một số loại thuốc ngủ hoặc an thần bị lạm dụng thành ma túy:
Senconal (sì-cọt), Immenoctal (i-mê), Seduxen (xê-đu-xen) ...
1.3. Cách sử dụng: Các loại ma túy thường được dùng bằng cách
hút, hít, tiêm chích, uống hoặc nhai ...
1.4. Nghiện ma túy:
- Nghiện ma túy là khi một người bị lệ thuộc vào ma túy cả về mặt
thể chất lẫn tinh thần. Khi đã nghiện thì luôn có biểu hiện bức xúc về tâm
lý muốn sử dụng lại chất ma túy.
- Khi cơ thể bị lệ thuộc vào ma túy, thì ma túy sẽ điều khiển toàn bộ
suy nghĩ, tình cảm và hoạt động của người nghiện. Khi ngừng sử dụng
người nghiện sẽ cảm thấy thèm nhớ ma túy, đau đớn, vật vã, khó chịu.
- Sau một thời gian nghiện, cơ thể đòi hỏi liều lượng ma túy tăng
dần lên. Đồng thời do khó khăn về kinh tế nên người nghiện thường có xu
hướng chuyển từ hút, hít sang chích ma túy. Điều này gây nguy hại cho
sức khỏe.
* Chú ý: Chỉ một vài lần sử dụng là có thể đã bị nghiện rồi. Đã thử
một vài lần rồi thì những lần sau càng khó từ chối. (Khi hút, hít ma túy
càng nhiều người “chơi” càng vui, nên bạn bè thường rủ rê chơi thử một
vài lần)
- Khi sử dụng vài lần, cơ thể của người sử dụng sẽ dần lệ thuộc vào
ma túy. Bị lệ thuộc có nghĩa là phải tiếp tục có ma túy thì cơ thể mới cảm
12
thấy bình thường.Nếu không có ma túy, người nghiện sẽ cảm thấy vã
thuốc.Khi đó họ sẽ kiếm ma túy bằng mọi cách.
- Khi đã nghiện rồi thì tìm kiếm và sử dụng ma túy để thoát khỏi
cơn vã là vấn đề mà người nghiện ma túy quan tâm nhất – hơn cả gia
đình, bạn bè, việc học hành, công việc và sức khỏe. Họ không còn khả
năng kiểm soát bản thân đối với việc sử dụng ma túy.
1.5. Tác hại của ma túy:
a.Tác hại về sức khỏe:
- Ma túy dạng hít làm hư hại niêm mạc vùng mũi; dạng hút làm tổn
thương đường hô hấp, suy yếu, mắc các bệnh nhiễm trùng phổi.
- Ma túy dạng chích, nếu dùng chung bơm kim tiêm, rất dễ lấy các
bệnh qua đường máu như viêm gan B, C; HIV/AIDS. Ma túy tiêm chích
có pha thêm tạp chất hoặc một số chất bẩn dễ gây áp-xe, hoặc nhiễm trùng
máu.
- Dùng ma túy quá liều có thể ngừng tim, ngừng thở, chết người.
- Người nghiện lâu ngày bị tổn thương về thần kinh, kém tập trung,
lo lắng, trần cảm, chán nản ...
- Người sử dụng ma túy sau một thời gian dài sẽ làm suy yếu khả
năng quan hệ tình dục.
b. Tác hại về công việc, học hành và tiền bạc:
- Không tập trung vào công việc, học hành.
- Tiêu tốn rất nhiều tiền
- Rất khó xin việc.
- Suy nhược mất khả năng làm việc.
c. Tác hại đối với gia đình:
- Thiếu trách nhiệm với gia đình, vì tất cả thời gian dành cho ma
túy. Tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Luôn cần tiền mua ma túy nên lấy cắp, bán đồ đạc.
13
- Làm mọi thành viên trong gia đình lo lắng, buồn khổ vì người
nghiện bị đau ốm, hoặc phạm pháp.
- Tai tiếng, xấu hổ với hàng xóm và họ hàng.
d. Tác hại đối với xã hội và pháp luật:
- Người sử dụng ma túy bị khinh miệt.
- Bạn bè xa lánh, không giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Phạm pháp hoặc mại dâm để có tiền mua ma túy.
- Buôn ma túy sẽ bị bắt, xử tù, nghiêm trọng hơn có thể bị tử hình.
1.6. Để nhận biết các dấu hiệu của người sử dụng ma túy:
1.6.1. Quan sát các thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày một
cách thất thường:
- Thức khuya hơn nhưng không phải do học hành hoặc công việc,
ngủ dậy muộn hơn, hay ngủ ngày.
- Hay rời nhà, nơi làm việc vào những giờ cố định, kẻ cả khi đang
làm dở công việc và không ai ngăn cản được.
- Tâm tính thay đổi: Mất tự chủ, dễ cáu gắt, hung hãn; nhưng có lùc
lại nói rất nhiều, vui vẻ quá mức; lơ đãng, ngủ gật ...
- Luôn tìm cách tránh tiếp xúc với người trong gia đình.
- Thay đổi nhóm bạn, trốn học.
- Học hành, công việc bê trễ, sa sút. Luôn có vấn đề rắc rối ở trường
học hoặc nơi làm việc.
- Vào nhà vệ sinh rất lâu (do táo bón, tiểu khó hoặc trốn vào để
hút/chích)
- Ít quan tâm đến vệ sinh cá nhân: Ít tắm giặt, sống luộm thuộm.
1.6.2. Quan sát những thay đổi về cơ thể:
- Hay ngáp vặt, chảy nước mắt.
- Ăn uống thất thường, kém ăn, bỏ bữa ...
- Mặt thường xuyển đỏ, con ngươi mắt dãn, mắt rịn mồ hôi, da mặt
ửng đỏ.
14
- Khi thiếu thuốc: Ngáp, chảy nước mắt, toát mồ hôi, hay bực tức,
ớn lạnh và nổi da gà, đau nhứt các cơ ; co cứng bụng, nôn và buồn nôn,
tiêu chảy, mất ngủ, lo âu ...
1.6.3. Ngoài việc quan sát các biểu hiện của người nghiện còn có
phương pháp khách quan, chính xác: thử máu hoặc thử nước tiểu của
người nghiện.
2.Ma túy đá
2.1. Khái niệm ma túy đá
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho
các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth)
amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ
nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ
biến là methamphetamine.[1] Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là "đá"
vì hình dạng bên ngoài trông giống đá - là tinh thể kết tinh thành những
mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính (bột ngọt) hoặc giống hạt muối
và óng ánh giống đá. Ngoài dạng phổ biến trên, ma túy đá còn bán bất hợp
pháp trên thị trường dưới các dạng cục, bột, viên nén. Đây là một loại ma
tuý mới tồn tại dưới dạng thức tinh thể.
Ma túy đá không chỉ được biết đến với tác dụng gây phê cho người
nghiện mà còn là một loại thuốc khiến người dùng thèm muốn cả
chuyện quan hệ tình dục. Nhiều người dùng ma túy đá để vui chơi hết
mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng có sức tàn phá đối với sức
khỏe, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Biểu hiện của những người
thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả thường thấy ảnh hưởng cho
xã hội như chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát
hành vi, nặng hơn sẽ mắc tâm thần và hậu quả cá nhân là suy kiệt thể chất
và suy giảm khả năng tình dục.
Đây là một loại chất gây nghiện tổng hợp được nhà khoa học Nagai
Nagayoshi tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1893 tại Nhật Bản. Không ăn,
15
không ngủ, lại hoạt động hết công suất cho việc nhảy nhót, lắc lư và hoạt
động tình dục… khiến người sử dụng meth khi hết ảo giác sẽ như người vô
hồn, thân hình tàn tạ, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Có thuốc thì vậy,
nhưng khi không dùng, người nghiện sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi, khó
chịu ở não và toàn cơ thể, khiến họ luôn tự xa lánh mọi người. Cùng với
đó, cảm giác như bị sâu bọ bò trong da sẽ làm họ khó chịu, khiến họ cào
cấu mặt mũi, chân tay để giải tỏa sự hành hạ của ma túy. Điều này cho thấy
sử dụng ma túy đá có thể phá hoại não bộ, dẫn đến khó kiểm soát hành vi
và khó cai nghiện.
2.2. Đặc điểm
Ngay khi sử dụng, meth sẽ tác động trực tiếp gây kích thích hệ thần
kinh trung ương và có thể tạo ảo giác trong một thời gian dài. Sự hưng
phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại ma túy này khiến họ
có thể làm những điều họ không dám như: chạy xeđiên cuồng, tự rạch,
cào, cắn vào chính cơ thể mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la
hét… Do cũng chứa chất dùng trong thuốc giảm cân, do vậy, meth kích
thích người sử dụng hoạt động với tần suất cao nhưng lại không làm họ
thèm ăn, buồn ngủ sau đó 3-4 ngày liền, hoặc lâu hơn.
Một số biểu hiện hưng phấn khi sử dụng ma túy đá gồm:
- Cảm thấy khoẻ khoắn, lâng lâng sung sướng
- Tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực
- Tăng ham muốn tình dục
- Tăng khả năng giao tiếp
- Không cảm thấy đói
- Thông thái hơn, tâm trạng tốt hơn
- Nhịp tim và huyết áp tăng
- Tăng thân nhiệt
- Giãn đồng tử
- Thở nhanh
16
- Khô miệng và khó nuốt, nếu nặng có thể gây tình trạng mất nước và
sốt cao
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
1.1. Đặc điểm tình hình xã Thạnh Quới - Vĩnh Thạnh - Cần Thơ.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a/ Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Xã Thạnh Quới nằm gần trung tâm huyện Vĩnh Thạnh.
Với diện tích rộng khoảng 3.556.52 ha, có tổng diên tích số dân là15.349
người trong đó số dân sản xuất nông nghiệp là 10.744 người chiếm 70%.
với 7 ấp có địa giới hành chính.
Hệ thống đường giao thông được nâng cấp mở rộng với nhiều tuyến
ngang, dọc. Trung tâm hành chính xã nằm trên quốc lộ 80 chạy xuyên qua
Thạnh tiến thị Trấn Thạnh an, Thị Trấn vĩnh Thạnh và đấu nối vào tỉnh lộ
17
919. Phía Tây Bắc giáp thoại Sơn - An giang, Phía Nam giáp xã Thạnh
Tiến, phía Đông giáp xã Thạnh Lộc
Xã Thạnh Quới vùng ảnh hưởng khí hậu quanh năm mát mẻ. Với vị
trí gần trung tâm huyện nên thuận tiện cho công việc.
Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh – thành phố
Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được cấp phí hoạt động từ ngân sách nhà nước và được mở tài khoản
tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của xã đặt tại ấp Qui Lân 6 xã Thạnh Quới – huyện Vĩnh
Thạnh – thành phố Cần Thơ. Nằm trên quốc lộ 80 rất thuận lợi về giao
thông, gần trung tâm hành chánh của Huyện, thuận tiện cho các đối tượng
chính sách di chuyển tới khi có vấn đề. Hơi khó khăn đối với các đối
tượng trong xã vì đường xá xa sôi.
b/ Điều kiện kinh tế xã hội
Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới - huyện Vĩnh Thạnh có nguồn hỗ
trợ từ nhà nước những nguồn này đã giúp cho Xã thực hiện tốt chính sách
trợ giúp cho các đối tượng trên đị bàn huyện Vĩnh Thạnh, Nhà nước hỗ
trợ tài chính, chi trả lương cho các bộ công nhân viên,. Hỗ trợ đầu tư xây
dựng mua các thiết bị cho cơ quan.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a/ Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ.
Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới - huyện Vĩnh Thạnh – thành phố
Cần Thơ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, tham mưu,
giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các
lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã
hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất
nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi
18
quản lý của phòng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo
phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo qui định của pháp
luật
Cán bộ Thương binh và Xã hội xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Trụ sở đặt tại huyện Vĩnh Thạnh – thành phố Cần Thơ.
b/ Chức năng quyền hạn nhiệm vụ:
* Trình Uỷ ban nhân dân huyện:
Ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn năm
năm và hàng năm, các chương trình đề án, dự án, cải cách hành chính
thuộc phạm vi quản lý của xã;
Ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc xã;
* Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện:
Ban hành các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phù hợp với
qui hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của xã.
* Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án chương trình và các vấn đề khác
về lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ chức
thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản
lý của huyện theo qui định của pháp luật.
* Về lĩnh vực dạy nghề:
19
Tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch, chương trình; dự án phát
triển mạng lưới đào tạo nghề trên địa bàn sau khi được phê duyệt;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển
sinh; quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng,
chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy
nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; tổ chức hội giảng giáo viên dạy
nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh;
* Về lĩnh vực người có công:
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với
người có công với cách mạng trên địa bàn xã;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang liệt
sỹ, Huyện đã xây dựng 1 đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ
trên địa Thị Trấn Thạnh An, quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình
ghi công liệt sỹ trên địa bàn được giao;
Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài
cốt liệt sỹ; thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển
hài cốt liệt sỹ;
Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao
động cho người có công với cách mạng;
Quản lý đối tượng và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ưu
đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định;
Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và
sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa theo quy định của pháp luật. \
* Về lĩnh vực bảo trợ xã hội :
Hướng dẫn và thực hiện các chế độ, chính sách đối với đối tượng bảo
trợ xã hội trên địa bàn tỉnh;
20
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chương
trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về
trợ giúp xã hội;
Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo
trên địa bàn huyện;
Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ trên địa bàn xã.
* Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động
bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn toàn xã;
Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc phạm vi quản lý của xã; xây dựng xã,
phường phù hợp với trẻ em;
Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các
chương trình, dự án, kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt;
Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em
theo quy định của pháp luật; các chế độ chính sách về bảo vệ và chăm sóc
trẻ em;
Quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em của tỉnh theo quy định của
pháp luật;
* Về lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội:
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp
phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; phòng, chống HIV/AIDS
cho đối tượng mại dâm, ma tuý tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ
tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước
ngoài trở về;
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao
động xã hội (cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm, người sau
cai nghiện ma tuý) trên địa bàn tỉnh.
21
Và một số lĩnh vực khác cũng được quan tâm như bình đẳng giới,…
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động
Xã chỉ có 1 cán bộ công chức phụ trách Thương binh và xã và 01
Phó Chủ tich xã phụ trách mảng văn hóa xã hội;
Cán bộ công chức phụ trách Thương binh và xã được ủy ban xã
phân công phụ trách một lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm pháp luật về
các lĩnh vực công tác được phân công. Khi phó chủ tịch phụ trách mảng
văn hóa xã hội vắng mặt, cán bộ thương binh xã hội được uỷ nhiệm điều
hành các hoạt động của phòng.
Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi:
- Thời gian làm việc chính thức của cơ quan là từ thứ Hai đến thứ
Sáu. Tổng thời gian làm việc trong ngày là 8 giờ 00 phút (Sáng: từ 7:00 –
11:00; Chiều: từ13:00 – 17:00).
- Thời gian nghỉ ngơi: Phép năm (được nghỉ tối thiểu 12 ngày và tối
đa 22 ngày);nghỉ bù, nghỉ bệnh, nghỉ hưởng 100% lương; nghỉ lễ, Tết theo
quy định của Nhà nước dành cho người lao động và theo quy định riêng
của Trung tâm.
Các chính sách, chế độ với cán bộ nhân viên
Cán bộ nhân viên ở cơ quan được hưởng tất cả các chính sách Nhà
nước quy định, cũng như bộ y tế quy định: như đóng Bảo hiểm, hàng năm
được nghỉ lễ nghỉ tết, hưởng lương theo quy định Nhà nước.
Cuộc sống của nhân viên đa số ổn định, có nhà cửa có sự quan tâm
của Phòng. Hằng năm ngày lễ, tết thì phòng có tổ chức các buổi liên hoan,
đi nghỉ đảm bảo về mặt thể chất lẩn tinh thần. Đây là nguồn động viên lớn
đối với cán bộ công nhân viên chức ở cơ quan để mọi người cùng cung sức
với tập thể xây dựng Phòng Lao Động ngày càng vững mạnh.
1.2.Thuận lợi và khó khăn của của việc cai nghiên tại gia ở
Thạnh Quới
1.2.1. Thuận lợi
22
- Vị trí địa lý:
Phòng có vị trí thuận lợi cho mọi hoạt động, nằm trên địa bàn của
xã , nằm dọc quốc lộ 80 đường giao thông chính thuận tiện cho việc đi lại.
Đặc biệt có các tiểu học các trường trung học, và trường mầm non giao
thông thuận lợi cho sự đi lại giúp cho sự giao lưu với các phòng ban khác
và bên ngoài thuận tiện hơn
Phòng nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Đảng và nhà
nước cũng coi trọng và đặt con người vào vị trí của cơ quan, luôn quan tâm
lo cho hạnh phúc mọi người, nhất là những con người bất hạnh thiệt thòi
trong cuộc sống.
- Đội ngũ cán bộ:
Qua nhiều năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành có đội ngũ cán
bộ, đội ngũ cộng tác viên ngày càng giàu kinh nghiệm , công tác nhiệt tình,
tâm huyết với nghề.
Bộ máy lãnh đạo của đơn vi sớm được kiện toàn, năng động sáng
tạo, cụ thể hóa kịp thời chủ trương của Sở cũng như của ngành. Đồng thời
giám sát việc thực hiện của công chức do đó góp phần thúc đẩy nhanh chất
lượng vào công việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị được giao.
- Về cơ sở vật chất:
Hằng năm cơ quan cũng được bổ xung thêm các thiết bị máy móc kỹ
thuật hiện đại để phục vụ cho công việc như máy tính, máy in,máy photo,
thuốc hỗ trợ và có sự hỗ trợ của lực lượng y bác sỹ tại Trung tâm y tế xã...
Các cán bộ công nhân viên cũng được bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ.
Bên cạnh những thuận lợi đó, thì trong quá trình hoạt động cơ quan cũng
gặp không ít những khó khăn.
1.2.2. Khó khăn
Cán bộ làm công tác về mảng người nghiện ma túy còn rất hạn chế,
còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt tuyến y tế cơ sở.
Nguồn nhân lực có trình độ đại học bổ sung còn nhiều khó khăn.hiện tại xã
23
chỉ có 1 người nên cũng gặp nhiều khó khăn trong phân bổ thời gian cho
công việc.
Công tác thống kê báo cáo của các tuyến ấp còn nhiều bất cập; nhiều
nơi không gửi báo cáo, báo cáo chậm hoặc số liệu không chính xác.
Độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm hại còn hẹp; tính bền
vững chưa cao. Công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ
2. Giới thiệu về thân chủ
2.1. Bối cảnh chọn thân chủ
2.1.1.Hoàn cảnh gặp thân chủ:
Do học viên giới thiệu trong lúc thân chủ đang cai nghiện tại nhà của
thân chủ.
2.1.2. Mô tả về thân chủ:
Nguyễn Văn Sáu xuất thân trong một gia đình lao động phổ thông. Mẹ
làm lao động phổ thông Cha chết sớm. Có thể nói gia đình của Sáu được
xếp vào gia đình khó khăn. Trong gia đình Sáu là con một. Từ nhỏ Sáu
được ăn học không đến chốn và có cuộc sống rất khó khăn.
Vào tháng 03 năm 2018, Nguyễn Văn Sáu sử dụng trái phép chất ma
và bị Công an xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ bắt. Ông
sáu không bị đưa vào Cơ sở cai nghiện ma túy để cai nghiện mà địa
phương khuyến khích ông cai nghiện tại gia.
2.2. Hồ sơ xã hội của thân chủ
2.2.1. Thông tin cá nhân của thân chủ:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Sáu
- Giới tính: Nam
- Năm sinh: Ngày 01 tháng 1 năm 1976
- Nơi sinh: Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ
- Địa chỉ: Sống ở Ấp Lân Quới 2, xã Thạnh Quới.
2.2.2. Các thông tin khác về thân chủ:
24