Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu thuyết hiện thực việt nam 1932 1945 từ góc nhìn mẫu gốc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.65 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ HOÀNG YẾN

TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932 - 1945
TỪ GÓC NHÌN MẪU GỐC

Demo Version - Select.Pdf SDK
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TÔN THẤT DỤNG

Huế, Năm 2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.

Tác giả



Demo Version - Select.Pdf SDK

Phan Thị Hoàng Yến

ii


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Ngữ văn,
Phòng đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm
Huế đã dạy dỗ, cung cấp tri thức cho tôi trong suốt 2 năm
học qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, TS. Tôn Thất
Dụng, Demo
ngườiVersion
trực tiếp
hướng dẫn,
định hướng tri thức và
- Select.Pdf
SDK
thao tác khoa học, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã là
nguồn động viên, chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
của mình.
Học viên thực hiện
Phan Thị Hoàng Yến


iii

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................... i
Lời cam đoan........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... i
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................. 4
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6
2.1. Tình hình nghiên cứu về Mẫu gốc trên thế giới .............................................. 6
2.2. Tình hình nghiên cứu Mẫu gốc ở Việt Nam ................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 10

- Select.Pdf SDK
6. Cấu trúc Demo
của luậnVersion
văn .....................................................................................
11
PHẦN II. NỘI DUNG ......................................................................................... 12
CHƯƠNG 1:LÝ THUYẾT VỀ MẪU GỐC VÀ MẪU GỐC
TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932 - 1945 .................... 12

1.1. Những khái niệm chung ............................................................................... 12
1.1.1. Mẫu gốc ...................................................................................................... 12
1.1.2. Vô thức tập thể ............................................................................................ 13
1.1.3. Biểu tượng .................................................................................................. 15
1.1.4. Giấc mơ, chiêm mộng ................................................................................. 17
1.2. Các loại mẫu gốc ........................................................................................... 18
1.2.1. Persona (mặt nạ)......................................................................................... 19
1.2.2. Shadow (bóng âm) ...................................................................................... 19
1.2.3. Anima (tính nữ, linh âm) ............................................................................ 19
1.2.4. Animus (tính nam, linh dương) .................................................................. 20
1.2.5. Self (vô thức tự ngã) ................................................................................... 21

1


1.3. Các tính chất của mẫu gốc ........................................................................... 21
1.4. Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 ....................... 23
1.4.1. Thành tựu tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 ............................. 23
1.4.1.1. Tiểu thuyết hiện thực từ 1932 đến 1935 .................................................. 24
1.4.1.2. Tiểu thuyết hiện thực từ 1936 đến 1939 .................................................. 25
1.4.1.3. Tiểu thuyết hiện thực từ cuối 1939 đến 1945........................................... 26
1.4.2. Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 ....................... 28
CHƯƠNG 2: MẪU GỐC TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM
1932 - 1945 TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG........................................................... 31
2.1. Hệ biểu tượng ................................................................................................ 31
2.1.1. Những giọt nước lấp lánh........................................................................... 31
2.1.2. Trăng huyền bí............................................................................................ 36
2.1.3. Ánh sáng và cát bụi .................................................................................... 38
2.1.4. Bóng đêm u tối ............................................................................................ 40
2.2. Nguyên lý tính Mẫu và Nữ tính vĩnh hằng .................................................. 43

2.2.1. Nguyên lí tính Mẫu ..................................................................................... 43

Demo
Version - Select.Pdf SDK
2.2.2. Nữ tính
vĩnh hằng.......................................................................................
47
2.3. Giấc mơ như một cổ mẫu ............................................................................. 50
2.3.1. Giấc mơ - sự lặp lại của những kí ức, ám ảnh đời thường ........................ 50
2.3.2. Giấc mơ - sự mở rộng không gian sống...................................................... 51
2.3.3. Giấc mơ - sự dự cảm, linh ứng với tương lai .............................................. 52
2.3.4. Giấc mơ - sự trỗi dậy của những ẩn ức kìm nén ........................................ 52
CHƯƠNG 3: MẪU GỐC TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM
1932 - 1945 TỪ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN ................................................. 55
3.1. Trầm tích dân gian ....................................................................................... 55
3.1.1. Ảnh hưởng của văn học dân gian .............................................................. 55
3.1.1.1. Các thể loại văn học dân gian.................................................................. 55
3.1.1.2. Các yếu tố văn học dân gian .................................................................... 56
3.1.1.2.1. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao .................................................................. 56
3.1.1.2.2. Thủ pháp nghệ thuật dân gian.............................................................. 59
3.1.2. Phong tục, lễ nghi, trò chơi dân gian ......................................................... 61

2


3.2. Mã nhân vật .................................................................................................. 63
3.2.1. Nhân vật lưỡng tính.................................................................................... 63
3.2.2. Nhân vật con rối ......................................................................................... 66
3.2.3. Nhân vật vô thức ......................................................................................... 69
3.3. Mã không gian và thời gian .......................................................................... 72

3.3.1. Mã không gian ............................................................................................ 72
3.3.2. Mã thời gian................................................................................................ 77
PHẦN III: KẾT LUẬN ....................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 85

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XX ghi dấu cuộc chuyển mình mạnh mẽ của Văn học Việt Nam.
Các thể loại văn học đều đã chuyển sang quỹ đạo hiện đại hóa. Nếu như ở thời kì
trung đại, thơ là thể loại chính thống thì bước sang thế kỉ XX, tiểu thuyết đã giành
được vị trí chủ đạo trên văn đàn.
Tiểu thuyết là máy cái của văn học - nhận xét ấy không cũ khi vận vào để soi
rọi tình hình tiểu thuyết, sẽ là không đầy đủ trong công việc nhận diện văn học nếu
không nói đến tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một thể loại chủ lực, có vị trí quan trọng
trong loại hình văn xuôi nghệ thuật. Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên
thế giới, tiểu thuyết luôn là vấn đề lôi cuốn sự quan tâm chú ý của cả giới sáng tác,
lý luận phê bình và công chúng độc giả. “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy
nhất luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân
hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi. Tiểu thuyết sở dĩ đã trở thành
nhân vật chính
trongVersion
tấn kịch phát
triển văn học
thời đại mới, bởi vì nó là thể loại

Demo
- Select.Pdf
SDK
duy nhất do thế giới mới ấy sản sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt”
(M. Bakhtin). Văn học Việt Nam thế kỉ XX ghi nhận những phát triển mạnh mẽ của
tiểu thuyết, từ những mò mẫm, dò đường đến những thành tựu rực rỡ. Đặc biệt giai
đoạn 1932 - 1945 tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ trong tiến trình hiện đại hóa văn
học. Nếu như những năm đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết chỉ mới dừng lại ở giai đoạn
thử nghiệm với số lượng ít ỏi, nội dung, nghệ thuật còn đơn giản thì đến giai đoạn
này tiểu thuyết phát triển nhanh chóng, vượt bậc với những trào lưu, khuynh hướng
phong phú. Đến mức Vũ Ngọc Phan trong bộ sách Nhà văn hiện đại đã chia tiểu
thuyết thành các hình thức thể loại: tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết luận đề, tiểu
thuyết luân lí, tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu
thuyết tả chân, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết trinh thám.
Làm nên một cuộc cách mạng trong văn học Việt Nam hiện đại là phong trào
Thơ Mới 1932 - 1945 với những kiện tướng như Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,
Huy Cận, Nguyễn Bính,… Nhưng tạo nên những bộ “tấn trò đời” để lưu truyền hậu

4


thế lại là những bộ tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng với
Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê,… Nguyên Hồng với Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Nam Cao
với Sống mòn, Ngô Tất Tố với Tắt đèn,… Không mang màu sắc lãng mạn, huyền
ảo với những gam màu tình yêu cháy bỏng như tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết
hiện thực đi sâu vào khai thác hiện thực cuộc sống với bao ngổn ngang, hỗn tạp như
nó vốn có, khai thác con người bên trong con người. Với sự phát triển gấp gáp theo
quy luật gia tốc của thời hiện đại, văn học Việt Nam 1932 - 1945 nói chung và tiểu
thuyết hiện thực nói riêng đã đạt đến đỉnh cao thành tựu, sản sinh ra những nhà tiểu
thuyết không chỉ làm vinh quang cho chính họ, cho thời đại của họ mà cho cả lịch

sử văn học Việt Nam.
1.2. Tác phẩm văn chương đầu tiên của nhân loại mà cổ mẫu ngả bóng vào là
huyền thoại nhưng cổ mẫu không chỉ náu mình trong huyền thoại. Người đọc cổ
mẫu không chỉ tìm về những trang viết của quá khứ mù xa, mà còn phải đắm mình
trên dòng sông chữ nghĩa hôm nay. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã
làm cuộc hành trình về với thuở nguyên sơ của loài người, trở về với thế giới biểu
tượng “mãi mãi gợi cảm đến cái bất tận”, tìm về với sự “ngơi nghỉ, sự an toàn” và

Demo
Version
SDK đó chính là Mẹ vĩ đại”, tìm về
“sự tái sinh”,
là “cõi
ẩn náu vĩ- Select.Pdf
đại của loài người,
với những trầm tích văn hóa dân gian ẩn sau từng con chữ, và sau nhiều mệt mỏi, va
vấp con người náu mình trong những giấc mơ, tìm về với chính bản thân mình, hay
chính là tìm về với thế giới Mẫu gốc qua cây cầu văn chương. Đó là những giá trị
hằng hữu sau nhiều thế kỉ quay lưng của con người, nó lặn xuống các tầng sâu vô
thức - quê hương của con người và của vạn vật. Những đáy nền hiện hữu ấy vẫn
luôn ám ảnh nhân loại như một vẫy gọi. Nó là thực tại cuối cùng, là ý thức tuyệt
đối, là đấng tối cao,… của mọi sáng tạo nghệ thuật.
Có mặt trong huyền thoại và rồi tái sinh, hóa thân trong tác phẩm văn học
thành văn nhiều thế kỉ, cho đến nay, Mẫu gốc đã có một hành trình rất dài cùng
nhân loại. Với mong muốn tìm hiểu thêm về Mẫu gốc theo lí thuyết của C. Jung, tôi
đã lựa chọn đề tài Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 từ góc nhìn Mẫu
gốc như một minh chứng cho sự tiếp thu mẫu gốc trong văn học Việt Nam, đặc
biệt trong một thể loại luôn biến động ở một giai đoạn đầy biến động của văn
học Việt Nam.


5


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về Mẫu gốc trên thế giới
Ngay từ khi ra đời, lý thuyết Mẫu gốc của C. Jung là một vẫy gọi hấp dẫn đối
với giới phê bình, được nhiều nhà phê bình tiếp bước, đó là Ch. Bauduin, J. Campbell,
M. Eliade, N. Frye,… Họ đã triển khai lý thuyết này theo những hướng khác nhau.
Ch. Bauduin tập trung vào anh hùng như Iliade, Ramayana,… để phân tích
tâm lý huyền thoại anh hùng nhằm tìm ra các tổ hợp về cái chết và sự tái sinh, người
thế mạng,…
J. Campbell dẫn ra các Mẫu gốc: người anh hùng, vị thần, nhà tiên tri để tìm
các giai đoạn biểu tượng thích hợp cho đời sống con người thời hiện đại. Qua các
sáng tác huyền thoại Ai Cập, Babilon, Ấn Độ, Trung Quốc,… ông đều tìm ra những
nguyên mẫu và chức năng tâm lý như nhau của sự sống và cái chết, sự tái sinh,…
Và theo ông, về mặt chức năng, nó chính là chìa khóa lý giải nguyên lý tổng hợp bất
biến trong bản tính con người.
M. Eliade thì lưu ý rằng, kí ức tập thể mang tính phản lịch sử, nó chỉ thừa
nhận các phạm trù và nguyên mẫu, chứ không thừa nhận các sự kiện lịch sử. Qua

Demo Version - Select.Pdf SDK

đó, ông đặt vấn đề về cách ứng xử của con người trong cuộc chống chọi với nỗi đau
khổ và nỗi khiếp sợ muôn thuở trước lịch sử.
G. Empedocle.Bachelard thay thế các “giấc mơ” bằng “sự mơ mộng”. Theo
đó ông cho rằng thơ ca chính là sự mơ mộng xoay quanh vật chất nguyên thủy,
những yếu tố đầu tiên làm nên thế giới: đất, nước, lửa, không khí. Và chính các
Mẫu gốc đó đã làm nên đặc trưng nghệ thuật của các thiên tài như E. Poe, Novalis,
Hoffman,… Ông cũng là người khởi danh cho các mặc cảm Promethee,
Đặc biệt, Northrop Frye trong công trình Giải phẫu phê bình đã chỉ ra huyền

thoại là một quyền lực thông tin trung tâm cung cấp ý nghĩa Mẫu gốc cho nghi lễ và
cho lời sấm truyền, vì thế huyền thoại là mẫu gốc. Trong văn học, Mẫu gốc hiện lên
trong cấu trúc ngôn từ, thậm chí trong những con chữ được tác giả sử dụng một
cách đặc biệt như trường hợp lặp phụ âm đầu chẳng hạn. Về phương diện thể loại
văn học, N. Frye đã thay thế Vô thức tập thể của người sáng tác bằng vô thức của
thể loại. Dưới cái nhìn của N. Frye, đó không đơn thuần là hiện tượng chuyển hóa

6


của thể loại trong văn học mà là hiện tượng chuyển hóa của huyền thoại trong văn
học. Điều này gợi ra một hình thức phê bình tổng thể mà trước hết là phê bình
huyền thoại, phê bình Mẫu gốc.
E.M. Meletinsky, tác giả cuốn Thi pháp của huyền thoại (do Trần Nho Thìn
và Song Mộc dịch) đã vận dụng khá thành công thuật ngữ của C. Jung vào nghiên
cứu văn học dân gian cũng như văn học hiện đại, đặc biệt là khuynh hướng tiểu
thuyết huyền thoại của các nhà văn hậu hiện đại.
2.2. Tình hình nghiên cứu Mẫu gốc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người đầu tiên tiếp cận một cách có hệ thống lý thuyết Mẫu gốc
của C. Jung là triết gia Kim Định, từ những năm 70 của thế kỉ XX, trong các công
trình như: Loa thành đồ thuyết, Vũ trụ Nhân linh - Tâm linh,… Xuất phát từ đó, ông
soi chiếu vào các thần thoại như An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy, Nữ
Oa,… để lập thuyết cho triết học Việt Nho của mình.
Nhà phê bình Đặng Anh Đào, trong bài Về vấn đề gặp gỡ và ảnh hưởng của
văn học Pháp đối với văn học Việt Nam in trong Việt Nam và Phương Tây - Tiếp
nhận và giao thoa trong văn học đề cập đến vấn đề “motip về thiên đường đã mất

- Select.Pdf
vốn tiềm ẩn Demo
ở cả vănVersion

hóa Trung
Hoa và Việt SDK
Nam như một Mẫu gốc của văn học
nhân loại”[10, tr. 327]. Bà coi đó như một yếu tố văn hóa của dân tộc và nhà văn
mang tính siêu không gian.
Hai công trình nghiên cứu của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy: Hồ Xuân Hương Hoài niệm phồn thực và Bút pháp của ham muốn đã nhìn nhận mẫu gốc như một
yếu tố tái sinh nghĩa và là mã nghệ thuật cơ bản khi đi tìm bí ẩn thơ Hồ Xuân
Hương, thơ Hoàng Cầm,… Nếu như ở hiện tượng bà chúa thơ Nôm là cách lí giải từ
tín ngưỡng phồn thực và các biểu tượng siêu mẫu về văn hóa phồn thực, thì ở nhà
thơ xứ Kinh Bắc là không gian văn hóa quan họ cùng những hội hè đình đám, đặc
biệt là mặc cảm Oedipe,… là những hướng chính để đi tìm mắt thơ.
Bên cạnh đó bài tham luận của Nguyễn Thị Thanh Xuân Đi tìm cổ mẫu trong
văn học Việt Nam in trong Nghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng và
thách thức đã chỉ ra những cổ mẫu trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tản Đà, Hàn
Mặc Tử, Bùi Giáng và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó yếu tố đất, nước,
trăng, máu, biển,… được vực dậy từ vô thức tập thể - những kinh nghiệm nguyên sơ

7


nhất về đất và nước. Bà cho rằng cái nhìn và bút pháp của Hồ Xuân Hương, đôi chỗ
có cái gì đó gần giống với Bùi Giáng, một nhà thơ hiện đại: “thơ Hồ Xuân Hương
ngả về bản năng, thơ Bùi Giáng thiên về bản nhiên. Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta
chừng như thấy một người đàn bà Việt nghịch ngợm tai quái vục chiếc gáo dừa
vào chiếc lu vô thức nhân loại, quậy chơi, và múc ra một hỗn hợp những Đất Nước - Trời - Người, vung ra tung tóe” [16, tr. 196]. Dưới cái nhìn cổ mẫu, thơ
Tản Đà đã vĩnh cửu hóa vầng trăng tự tại, biểu tượng thế giới an nhiên chốn thiên
thai, và thơ Hàn Mặc Tử thì tràn ngập trăng “lai láng như nước và cần như hơi
thở” [16, tr. 197]. Đến đương đại, Nguyễn Huy Thiệp đã làm một cuộc nối mạch
trở lại với huyền thoại. Đất, nước, biển, sông, rừng, gió, mưa, lửa, mẹ,… với tư
cách là những Cổ mẫu, ám ảnh Nguyễn Huy Thiệp không kém con người, và đây

chính là một trong những yếu tố quan trọng làm cho trang viết của ông có chiều sâu.
Nó tham dự vào văn chương đầy mê đắm và khuất phục.
Tác giả Đào Ngọc Chương trong Tạp chí nghiên cứu văn học số 11 năm
2008, qua sự khảo sát có chiều sâu các cống hiến của C. Jung, J. Frazer, N. Frye,
G. Bachelard đã nhận diện rằng archetype là dữ liệu trực tiếp của kinh nghiệm tâm
linh mà biểu hiện rõ nhất của nó được lưu giữ trong huyền thoại. Chính cây cầu Cổ

Demothoại
Version
Select.Pdf
mẫu đã nối huyền
với vô -thức
tập thể, vàSDK
về sau, theo C. Jung, chính Cổ mẫu
đã nối huyền thoại với văn học thông qua Vô thức tập thể. Đó là con đường chuyển
hóa của huyền thoại theo cách nhìn của C. Jung, nếu chúng ta lý giải một cách sơ
lược nhất. Theo tác giả, đó là kết quả của “Hiện tượng chuyển hóa trong văn học Trường hợp huyền thoại” (tên bài viết), qua đó ông cổ súy cho một phương pháp
phê bình mới, phê bình Cổ mẫu.
Trong bài viết Phân tâm học vô thức với việc phân tích cấu trúc tác phẩm
văn học của Nguyễn Văn Dân, in trong Tạp chí văn học số 4/2003 đã chỉ ra quá
trình phát triển tâm phân học từ Freud đến C. Jung. Tác giả cho rằng cơ sở lí thuyết
của tâm phân học Freud là cá nhân mỗi con người đều có những bản năng tính dục
từ thời ấu thơ. Đến C. Jung, ông vẫn giữ khái niệm “vô thức làm khái niệm trung
tâm cho tâm lí học của ông nhưng ông phản đối kịch liệt cái yếu tố tính dục trong
quan niệm của Freud, để rồi ông thay vô thức cá nhân của Freud bằng vô thức
tập thể. Và theo ông, cái vô thức tập thể được thể hiện ra thành các cổ mẫu
trong văn học và nghệ thuật” [7, tr. 28].

8



Tác giả Phương Lựu với bài viết Tìm hiểu trực giác và vô thức trong tư duy
nghệ thuật in trong Tạp chí văn học, số 2/2001 đã chỉ ra có 3 loại vô thức trong tư
duy nghệ thuật: đó là vô thức từ bản năng sinh thực, vô thức từ bản năng sinh tồn,
vô thức từ bản năng sinh trưởng, để từ đó rút ra khả năng chuyển hóa giữa vô thức
và ý thức theo ba tình trạng: có những thể nghiệm không phù hợp và bị dồn nén bởi
ý thức nhưng có khi lại bung ra được; có những thể nghiệm yếu ớt, chưa vươn đến
tầm ý thức rõ ràng, nhưng có lúc sẽ vươn đến; có những thể nghiệm đã vươn đến
tầm ý thức nhưng lâu rồi rơi vào quên lãng, nhưng có khi nhớ lại,…
Luận văn Tiểu thuyết Việt Nam 2000 - 2010 từ góc nhìn Mẫu gốc của tác giả
Nguyễn Quang Huy, Đại học sư phạm Huế, 2010 đã chỉ ra rất cụ thể những biểu
hiện của Mẫu gốc trong tiểu thuyết Việt Nam 2000 - 2010 từ hai phương diện: nội
dung và phương thức thể hiện. Theo tác giả, “Trăng, nước, lửa, máu, hang đá, cây
thiêng, vật thiêng… đã làm một cuộc tái sinh từ huyền thoại dân tộc và nhân loại từ
khởi thủy… Và quả thật, sự tham dự của Mẫu gốc vào tiểu thuyết Việt Nam đương
đại đã trở thành một cứu cánh nghệ thuật cho các tác phẩm” [24, tr. 41].

Version
- Select.Pdf
Công Demo
trình Tiếng
cười Vũ
Trọng PhụngSDK
của TS. Nguyễn Quang Trung, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 đã chỉ ra bè cười dân gian trong tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng, mối quan hệ giữa truyện Trạng Lợn với nhân vật tiểu
thuyết, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ linh hoạt trong sáng tác của Vũ Trọng
Phụng, đưa tác phẩm Vũ Trọng Phụng về với mạch nguồn chung của dân tộc trong
cái nôi dân gian.
Ở bài viết Cát bụi và ánh sáng trong văn Nguyên Hồng của Lê Hồng My, in

trong Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2005 cho rằng cát bụi và ánh sáng như một
tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyên Hồng, ở đó vừa mang ý nghĩa tái sinh,
vừa hủy diệt, và đến Nguyên Hồng, cát bụi và ánh sáng đã mở rộng vô biên những
tầng ý nghĩa biểu tượng như nó vốn đã được định hình.
Đó là những tài liệu quan trọng giúp tôi tiếp tục tìm tòi, thiết lập một cách
có hệ thống lý thuyết về mẫu gốc của C. Jung, qua đó áp dụng nó vào đề tài đang
triển khai.

9


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của đề tài là tiểu thuyết hiện thực Việt Nam giai đoạn
1932 - 1945. Trong một giai đoạn ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết
trong dòng chảy chung của văn học hiện đại, thật khó để khai thác hết các biểu hiện
của Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực. Trong điều kiện giới hạn luận văn người
viết lựa chọn khảo sát qua các hiện tượng tiêu biểu: Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng
Phụng), Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) trong sự so sánh với các tiểu
thuyết hiện thực của các tác giả cùng thời, cụ thể qua tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô
Tất Tố, Sống mòn của Nam Cao và với tiểu thuyết lãng mạn 1932 - 1945, Bướm
trắng của Nhất Linh để có sự soi chiếu, đánh giá mức độ xuất hiện của Mẫu gốc
cũng như giá trị văn học mà nó đem lại trong tác phẩm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên các đối tượng trực tiếp ấy, người viết vận dụng các lý thuyết về vô thức
tập thể, mẫu gốc của C. Jung, biểu tượng,… để chỉ ra sự biểu hiện các giá trị nghệ
thuật của Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 từ hai phương
diện chủ yếu: nội dung và phương thức biểu hiện.

Demo Version - Select.Pdf SDK


4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các lý thuyết về Phân tâm học, Thi pháp học, Văn hóa học,
Xã hội học để nghiên cứu và đối sánh, đặc biệt là lý thuyết về Mẫu gốc của C. Jung.
Trên cơ sở đó người viết vận dụng các phương pháp: Phương pháp hệ thống,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,… để làm sáng tỏ
những biểu hiện của Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần vào việc nhìn nhận, phân tích và đánh giá một cách có hệ
thống, có chiều sâu về lí thuyết Mẫu gốc và soi chiếu nó vào trong tiểu thuyết hiện
thực Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945.
Góp thêm một tiếng nói trong việc khẳng định thành tựu rực rỡ của văn học
Việt Nam 1932 - 1945, đồng thời minh chứng cho việc vận dụng lí thuyết văn học
phương Tây vào Việt Nam.
Làm nổi bật giá trị văn chương, sức sống trường tồn của các tác phẩm văn
học khi lặn thật sâu vào đáy nền hiện hữu, hòa cùng nhịp đập với dân tộc.

10


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Lý thuyết về Mẫu gốc và Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực Việt
Nam 1932 - 1945.
Chương 2: Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 từ
bình diện nội dung
Chương 3: Mẫu gốc trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 từ
phương thức thể hiện.


Demo Version - Select.Pdf SDK

11



×