Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

SÁNG KIẾN dạy học chủ đề tích hợp - ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 51 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến:
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HƠP “ TINH THẦN YÊU NƯỚC VIỆT
NAM” TRONG THƠ HIỆN ĐẠI - NGỮ VĂN LỚP 6
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn - Lớp 6, THCS.
3. Tác giả:
Họ và tên: LÊ THỊ XUÂN NHƯ

Nữ.

Ngày tháng/năm sinh:ngày 11 tháng 02 năm 1967
Trình độ chuyên môn:cử nhân. Chuyên ngành Ngữ văn.
Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên trường THCS Thị Trấn, huyện Thanh Miện,
tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 01694 901 109
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Thị Trấn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Lương Bằng, Thị Trấn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương.
Điện thoại: 03203 736 324
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Thị Trấn, huyện Thanh
Miện, tỉnh Hải Dương.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 2 năm 2016
TÁC GIẢ
(ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN

Lê Thị Xuân Như


1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Sáng kiến được nảy sinh từ thực tế dạy học của bản thân. Trước hết, tôi nhận
thấy ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn là xu thế tất yếu và có tính khả thi.
Thứ hai, khi dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã đồng thời xây dựng các
chủ đề nội môn có tính thực tiến nên rất sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do
đó tạo được động cơ hứng thú học tập của các em.Thứ ba, trong quá trình xây
dựng chủ đề dạy học, bản thân được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về
năng lực khai thác nguồn học liệu mở và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học. Đây là cơ hội cho mỗi người thầyg “ làm mới ” bản thân theo yêu cầu của
nền giáo dục hiện đại.
2.Thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Tháng 2 năm 2016 ( lần 1). Tháng 2 năm 2017 ( lần 2).
Đối tượng: học sinh lớp 6, trình độ trung bình trở lên. Có khả năng sử dụng
máy vi tính.
3.Nội dung sáng kiến:
Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Đối với học sinh, chủ đề liên môn có tính
tực tiễn nên rất sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong tạo ra động cơ, hứng thú học
tập cho học sinh. Các em được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Người học có được hiểu biết tổng quát cũng như cũng như khả năng ứng dụng
của kiến thức tổng hợp. Từ đó các em có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiến sinh động.
Chủ đề đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hướng tới
phát triển năng lực, phẩm chất người học theo yêu cầu của nền giáo dục hiện
đại.
Chủ đề thiết kế theo hướng đa dạng hóa phương pháp và hình thức chuyển giao

nhiệm vụi học tập. Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hợp tác trong thực hiện
nhiệm vụ nhận thức. Bên cạnh đó, giáo viên quan sát, điều chỉnh hoạt động học
tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
2


Chủ đề phát huy ưu thế của nguồn học liệu mở, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy- học, phát huy năng lực, phẩm chất người học gắn với thực tiễn đời
sống. Việc học tập của các em không đơn điệu, nhàm chán mà các em chủ động
ứng dụng tri thức, thiết bị hiện đại vào chiếm lĩnh tri thức mới.
Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng mở và định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất người học. Quan tâm đánh giá học sinh trong suốt quá trình học và
qua sản phẩm thu hoạch sau tiết học.
Khả năng áp dụng của sáng kiến: Từ sáng kiến, giáo viên vừa áp dụng trong
xây dựng chủ đề dạy học nội môn vừa nắm được cách thiết kế chủ đề dạy học
liên môn . Sáng kiến áp dụng cho các chủ đề dạy học Ngữ văn, phần văn bản, từ
lớp 6 đến lớp 9.
Sáng kiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Thông qua việc vận dụng kiến
thức liên môn Ngữ văn- Lịch sử- Giáo dục công dân- mĩ thuật- Âm nhạc, chủ đề
bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về truyền thống yêu nước của dân tộc
thông qua các nhân vật lịch sử, sự kiến lịch sử, qua những bài hát, bức ảnh...Dạy
học theo chủ đề tích hợp mở rộng không gian học tập. Bài giảng không chỉ thày
và trò trong bốn bức tường với cuốn sách giáo khoa đơn điệu mà trước mắt các
em, là cả thế giới rộng ở vối âm thanh, hình ảnh... từ quá khứ đến hiện tại...
4.Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Chủ đề giúp học sinh thể hiện lòng biết ơn với những người có công với đất
nước, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc ; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Qua tích hợp trong tiết học, các em nhìn nhận, đánh giá nội dung, tri thức
trong sự vận động tổng hòa các mối quan hệ giữa nhiều môn học.Qua đó, học
sinh biết rèn luyện bản thân về trí tuệ, tâm hồn và cách sống.Tích hợp liên môn

tạo điều kiện thuận lợi trong giáo dục truyền thống và thắp sáng mơ ước, lí
tưởng cho học sinh.
5.Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Các đơn vị quản lí giáo dục tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho giáo
viên để nhân rộng và vận dụng sáng kiến được công nhận vào thực tế dạy học
một cách hiệu quả.
3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức , kĩ năng
ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải
quyết các tình huống thực tiễn. Có thể thấy: Dạy học tích hợp là đưa những nội
dung dạy học có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: Giáo dục
truyền thống, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo duch
chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Dạy học
liên môn là xác định được các kiến thức liên quan đến môn học khác để dạy học,
tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn
khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu
thế thì bố trí dạy học trong chương trình môn học đó. Sáng kiến DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ TÍCH HƠP “ TINH THẦN YÊU NƯỚC VIỆT NAM” TRONG
THƠ HIỆN ĐẠI - NGỮ VĂN LỚP 6 được nảy sinh trong những hoàn cảnh
thực tế sau:
Một là, từ ưu điểm cua rdạy học tích hợp liên môn, yêu cầu của giáo dục hiện
đại và thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi nhận thấy dạy hcọ tích hợp
liên môn là xu thế tất yếu và có tính khả thi. Cụ thể, tinh thần yêu nước trong ba
bài thơ hiện đại của chủ đề cũng chính là nội dung được đề cập đến ở các môn:
Lịch sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật. Khi tích hợp, nội dung bài học

phong phú sinh động, sâu sắc và phương pháp dạy học tích cực , hiệu quả.
Hai là: khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn, tôi đã đồng thời xây dựng chủ
đề nội môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do đó tạo
được động cơ, hứng thú học tập cho các em. Hơn thế, học sinh được tăng cường
khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít
phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Học sinh được thể hiện bản
thân trong những hình thức học tập khác nhau: làm phóng viên, làm nhà báo,
làm họa sĩ...được chơi các trò chơi trí tuệ.
4


Ba là, dạy học theo các chủ đề tích hợp liên môn có tác dụng bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ
giáo viên bộ môn thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy các chủ đè tích
hợp. Khi nghiên cứu các chủ đề tích hợp, giáo viên phải tự học tập, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực khai thác nguồn học liệu mở và ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học. Đây là cơ hội cho mỗi giáom viên “ làm mới”
bản thân theo yêu cầu của nền giáo dục hiện đại.
2. Cơ sở lí luận.
Xuất phát từ những ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn, tôi nhận thấy dạy
học liên môn là cần thiết, nó là xu hướng của lí luận dạy học và đã được nhiều
nước trên thế giới thực hiện. Trên thế giới hiện nay có hai xu hướng dạy học tích
hợp: Tích hợp trong một môn học gồm có tích hợp đơn môn và tích hợp đa môn.
Tích hợp nhiều môn học, nhiều lĩnh vực thành một môn tổng hợp mới gồm tích
hợp liên môn và tích hợp xuyên môn...
Ở Việt Nam trước những yêu cầu có tính pháp lí về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục phổ thông sau năn 2015đã được thể hiện trong các văn kiện, nghị
quyết của đại hội Đảng. Đặc biệt mới nhất trong nghị quyết số 29/NQ-TW với
mục tiêu thay đổi “ phương pháp dỵ học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức
hướng dẫndinghj hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh”, đang đặt ra

thách thưc slớn đối với đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông. Theo đề án đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp là định hướng về nội dung
và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy
động tồng hợp các kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm
vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển
năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống nhằm tạo ra những
con người hiện đại, đáp ứng yêu cầu nề kinh tế - xã hội thời kì hội nhập. Hiện
nay, người thầy chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức đề trang bị cho học sinh
tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau mà chức chú trọng
đến kjhả năng ứng dụng những tri thức đó trong giải quyết tình huống thực tiễn.
Thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp liên môn mang lại nhiều lợi ích trong
5


việc hình thành và phát triển năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thuận lợi
Thứ nhất, trong quá trình dạy môn học của mìn, giáo viên vẫn thường xuyên
liên hệ, mở rộng tời các đơn vị kiến thức khác. Đó là chúng ta đã dạy tích hợp
liên môn từ lâu rồi. Chỉ có điều chúng ta là đơn lẻ, ngẫu hứng chưa đi sâu hình
thành phương pháp, kĩ năng và chưa hình tyhành các chủ đề tích hợp mà thôi.
Thứ hai, Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay , vai trò của người giáo
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra định
hướng hoạt động cua rhọc sinh cả trong và ngoài lớp học. Vì vậy giáo viên các
bộ môn có liên quan có điều kiện chủ động hơn trong việc phối hợp, hôc trợ lẫn
nhau trong dạy học.
Thứ ba, trong những năm qua, giáo viên được trang bị thêm nhiều kiến thức
mối về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thường xuyên được bồi dưỡng
nghiệp vụ và tự bồi dưỡng qua “ Trường học kết nối”. Đó là điều kiên thuận lợi

để dạy học các chủ đề tích hợp.
Thứ tư, nhà trường đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng cho đổi
mới dạy học. Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phong phú của nguồn
học liệu mở là cơ sở thuận lợi để dạy học tích hợp.
Thứ năm, học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn liên quan ngày
càng nhiều hơn, dạy học tích hợp mở rông không gian học tập thuận lợi cho học
sinh phát triển tư duy sáng tạo.
3.2.Khó khăn
Thứ nhất, vấn đề tâm lí chủ yếu vẫn quen dạy học theo chủ đề đơn môn nên khi
dạy theo chủ đề liên môn giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung
chương trình để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung những
thông tin mới, phù hợp. Nội dung của dạy học chủ đề tích hợp yêu cầu giáo viên
phải cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành khiến
không ít giáo viên “ ngại thay đổi.”
6


Thứ hai, việc đầu tư cho hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yếu
cầu đổi mới thông qua dạy học theo chủ đề tích hợp chưa đúng mức. Các tổ/
nhóm chuyên môn ở các bộ môn liên quan ít có điều kiến phối hợp, hỗ trợ nhau
trong dạy học.
Thứ ba, từ chương trình sách giáo khoa hiện nay được biên soạn theo kiểu đơn
môn nên đôi khi có sự chồng chéo thiếu tính đồng bộ về kiến thức các môn học
có liên quan, giữa các cập học, lớp học nên khi tiến hành xác định các nội dung
tích hợp liên môn nhưng không có hiệu quả hoặc không thực hiện được
Thứ tư, hiện nay dạy học tích hợp thiếu sự đồng bộ nên khó khăn trong việc tiếp
cận của học sinh. Thực tế, dạy học tích hợp là cả một quá trình. Các em không
được học từ tiểu học nên hiện tại đang quen với lối nòn cũ , khi đổi mới, ọc sinh
thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
Thứ năm, học sinh chưa tiếp cận nhiều với phương tiện hiện đại, vận dụng công

nghệ thông tin và khai thác nguồn học liệu mở còn hạn chế.Các em quen học
tứng môn tách biệt và chưa biết vận dụng kiến thức liên môn vào học tập. Với
những học sinh yêu, khả năng làm việc nhóm còn hạn chế.
4. Các giải pháp thực hiện.
4.1. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP.

Trong chương trình, các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân có
các nội dung chung thuốc các chủ đề như: Môi trường, bùng nổ dân số, truyền
thống dân tộc, tinh thần yêu nước... với chương trình Ngữ văn 6, tôi đã lựa chọn
như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Căn cứ vào “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn” (Bộ Giáo dục
và Đào tạo, 2006), học kỳ II (Tiết 94.95.100.101.102 ) để xây dựng chủ đề:
“ TINH THẦN YÊU NƯỚC VIỆT NAM” TRONG THƠ HIỆN ĐẠI .
- Căn cứ vào sự tương đồng kiến thức, kĩ năng giữa các môn Ngữ văn- Lịch sửGDCD - Mĩ thuật... về vẻ đẹp tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt Nam
trong chiến tranh cũng như lúc hoà bình.

7


- Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
- Căn cứ vào nội dung ba tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình.
- Cụ thể:
Tiết
1

PPCT cũ
94


2

PPCT mới
96

95

97

3. 4

100.101

98- 99

5

102

100

Bài dạy
- Khái quát chung về thơ hiện đại trong
chương trình Ngữ văn 6.
- Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ”.
- Văn bản: “Lượm”.
- Văn bản: “ Mưa”.

- Luyện tập, tổng kết.
Bước 2: Bảng mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực

chủ đề
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Tìm hiểu tên - Cảm nhận nội - Những đóng góp - Khái quát từ
NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

bài thơ, tên tác dung, ý nghĩa bài của tác giả (thể hiện tác

phẩm

lên

giả, thời gian và thơ qua câu chữ, qua tác phẩm) cho vấn đề về lối
hoàn cảnh sáng hình

ảnh,

nhịp thơ và cho cuộc sống sống.

tác.

điệu, kết cấu, các con người.

- Tạo lập các

- Đọc diễn cảm


biện pháp tu từ.

xác định được

- Đánh giá toàn để khái quát giá trị những

chủ đề, chủ thể

bộ bài thơ cả về của tác phẩm.

trữ tình giọng

hai phương diện - Cảm nhận về hình thể hiện đề tài

điệu chủ đạo của

nội dung và nghệ tượng nhân vật trong tác phẩm.

bài thơ.

thuật.

- So sánh, đối chiếu văn

bản

theo

phương


thức khác nhau

thơ.

* Những vấn đề chung về thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn
6.
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp Vận dụng cao
ba - Hiểu được những - Vận dụng hiểu - Khái quát

NHẬN BIẾT
-Thống



THÔNG HIỂU

8


văn bản thơ hiện điểm cơ bản của lịch biết để cảm nhận tinh thần yêu
đại trong chương sử Việt Nam ( 1945 - về tác phẩm: Hình nước
trình Ngữ văn 6:

1975)

ảnh

con


Việt

người Nam qua các

Tên tác phẩm, - Nêu được đặc điểm Việt Nam trong văn bản.
hoàn cảnh sáng của từng thể thơ được chiến đấu và lao - Kể chuyện
tác, thể thơ...nội học.
dung



động.

về nhân vật

nghệ - Nêu được đặc điểm - Cảm thụ được lịch sử.

thuật.

ngôn ngữ của thơ hiện vẻ đẹp của tinh - Liên hệ tới

- Nhận diện thể đại.
loại

thơ

phương

thần yêu nước thể tinh thần yêu


và - Hiẻu được những hiện cụ thể trong nước

trong

thức nhân vật lịch sử: Hồ những hoàn cảnh hiện tại.

biểu đạt của văn Chí Minh, Kim Đồng, khác nhau của đất
bản.
Lê Văn Tám...
nước.
* Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Trò chơi: Ai - Cảm nhận nội dung, - Trình bày cảm -“Ôi lòng Bác
NHẬN BIẾT

nhanh,
giỏi.

THÔNG HIỂU

ai ý nghĩa bài thơ qua câu nhận của em về vậy... nặng phù
chữ, hình ảnh, nhịp khổ thơ?

sa” - Tố Hữu.

- Tìm hiểu tên điệu, kết cấu, các biện - Nhà thơ Minh Từ những câu
bài thơ, tên pháp tu từ.
tác


giả

hoàn
sáng tác.
-

Đọc

Huệ từng tâm sự: thơ trên và bài

và - Đánh giá toàn bộ bài Bên
cảnh thơ cả về hai phương tượng

cạnh
Bác

hình thơ, kể một câu
Hồ, chuyện

cảm

diện nội dung và nghệ ngọn lửa là “một động về Bác?
diễn thuật.

nhân vật không thể - Bằng lời của

cảm xác định - Lí giải được cách xây thiếu” trong bài anh đội viên, kể
được chủ đề, dựng tình huống trong thơ Đêm nay Bác lại câu chuyện
giọng


điệu bài thơ (bỏ qua lần thứ không ngủ. Nêu trong bài thơ?

chủ đạo của hai anh thức dậy).
bài thơ.

cảm nhận của em - Miêu tả hình

- Giả thích cách viết về ý nghĩa của ảnh

Bác

Hồ

- Nhận diện của tác giả ở khổ cuối hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ?
9


được thể thơ.
-

Xác

bài thơ.

trong bài thơ.

- Thi hát về Bác

định - Quan sát bức tranh -Nêu cảm nhận về Hồ kính yêu.


được bố cục SGK. Tìm những câu hình tượng Bác Hồ - Tập làm nhà
bài thơ.
thơ làm lời chú thích?
* Văn bản “Lượm”- Tố Hữu

trong bài thơ.

báo.

VẬN DỤNG
Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Trò chơi: Giải - Cảm nhận nội dung, - Hình ảnh Lượm - Viết một
NHẬN BIẾT

mật mã lịch sử.

THÔNG HIỂU

ý nghĩa bài thơ qua trong bài thơ cùng bức thư gửi

-Tìm hiểu tên câu chữ, hình ảnh, với

tấm các bạn nhỏ

những

bài thơ, tên tác nhịp điệu, kết cấu, các gương thiêu nhi của nước Việt
giả, thời gian và biện pháp tu từ.


anh

khác Nam hòa bình

dũng

hoàn cảnh sáng - Vì sao Lượm đã hi như Kim Đồng, và phát triển
tác.

sinh nhưng tác giả vẫn Lý Tự Trọng,Võ để chuyển bức

- Đọc diễn cảm hỏi “Lượm ơi còn Thị Sáu... gợi cho thông

điệp

xác định được không?”

huy

chủ

đề,

em suy nghĩ gì về “phát

hình - Đánh giá toàn bộ bài thiếu

Việt truyền thống

nhi


tượng nhân vật, thơ cả về hai phương Nam trong chiến yêu nước Việt
giọng điệu chủ diện nội dung và nghệ tranh?
đạo của bài thơ.

thuật.

Nam”.

- Bằng đoạn văn -

Kể

về

- Quan sát bức - Vì sao hai khổ thơ nói khoảng 10 câu chuyến đi liên
tranh SGK. Tìm cuối lặp lại nguyện miêu

tả

Lượm lạc cuối cùng

những câu thơ vẹn hai khổ thơ ở phần trong đó có sử của Lượm.
làm

lời

chú trước?

thích cho bức


dung

phép

so

sánh và từ láy.

ảnh?
* Văn bản “ Mưa”- Trần Đăng Khoa
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Tìm hiểu tên bài - Cảm nhận nội - Hình ảnh con - Tập làm nhà
NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

thơ, tên tác giả, dung, ý nghĩa người xuất hiện ở văn: Dựa vào
thời gian và hoàn bài thơ qua câu cuối bài thơ vừa bài thơ, miêu tả
10


cảnh sáng tác.

chữ, hình ảnh, bình thường, giản dị một cơn mưa

- Thể thơ tự do, nhịp điệu, kết lại vừa lớn lao, cao rào ở quê em?
câu thơ ngắn, nhịp cấu, các biện đẹp?

thơ nhanh, hối hả pháp tu từ.

- Tập làm hoạ

Ý kiến của em qua sĩ:

có tác dụng như - Đánh giá toàn đoạn văn 5-7 câu?
thế nào trong việc bộ bài thơ cả về -“Cảnh

vật

Vẽ tranh về đề

dưới tài quê hương.

miêu tả cơn mưa hai phương diện ngòi bút của Khoa
rào mùa hạ?

nội

dung

và vừa có hình nét vừa

nghệ thuật.

có cả tâm hồn” (Vân
Thanh). Em có đồng
ý không? Vì sao?


* Tổng kết chủ đề.
NHẬN BIẾT-THÔNG HIỂU
* Trò chơi: Phóng vấn nhanh:

VẬN DỤNG
- Tập làm nhà báo: Làm

- Em vừa hoàn thành chủ đề gí? Nội dung phóng sự ảnh với đề tài: “Bác
chính đã học trong chủ đề ?

Hồ với thiếu nhi”.

Những kiến thức môn học nào được vận dụng * Làm lãnh đạo trẻ tương
để tìm hiểu chủ đề?

lai.

+ Cảm nghĩ về đất nước con người Việt Nam Là một lãnh đạo của tổ chức
trong ba bài thơ ?

Đoàn, hãy xây dựng một

+ Ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong chương trình hành động cho
khu di tích Đền Hùng, Bác nói: “Ngày xưa, Đôi TNTP với chủ để “Chúng
các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày em làm theo lời Bác” để
nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy hưởng ứng cuộc vận động
nước”. Lời dạy của Bác nhắc nhở mỗi chúng “Học tập và làm theo tấm
ta điều gì?

gương đạo đức Bác Hồ”.


4.2.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Sau khi lựa chọn chủ đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nội dung từng
văn bản cụ thể. Xác định các nội dung cần tích hợp liên môn và mục tiêu cụ thể
của việc tích hợp liên môn đối với quá trình tiếp nhận tác phẩm.
11


Tìm hiểu các kiến thức liên môn để tích hợp (trước hết, ưu tiên các kiến
thức liên môn trong chương trình lớp 6 và một số kiến thức đã học ở lớp 5, sau
đó đến các kiến thức liên môn đã học ở lớp 6,7,8 ,9):ĩnh
4.2.1. Xác định những nội dung tích hợp ( Địa chỉ tích hợp)
Môn

Nội dung tích hợp
Bài - lớp
- Chiến dịch Biên Giới (1950.) Lịch sử 5: Bài 15- Chiến thắng
- Kĩ năng lịch sử: sử dụng lược Biên Giới thu đông 1950.
đồ, bản đồ.

Lịch sử 9: tiết 33- Bài 26. Bước
phát triển mới của cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân

LỊCH SỬ

- Nhân vật Lịch sử:

Pháp (1950 -1953)

Lịch sử 7: Kháng chiến chống

+ Trần Quốc Toản.
- Nhân vật Lịch sử:

quân Nguyên - Mông,
-Lịch sử lớp 8: Đấu tranh

Lý Tự Trọng,
- Nhân vật Lịch sử:

giành độc lập dân tộc.
Lịch sử 5: Bài 15- Chiến thắng

+ Hồ Chí Minh.

Biên Giới thu đông 1950.

+ Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Lịch sử 9: Bài 25: - Cuộc
Thị Sáu.
- Hình ảnh lịch sử.
GIÁO
DỤC
CÔNG
DÂN

THUẬT
ÂM

- Biết ơn


kháng chiến chống Pháp
(1945-1954).
- GD CD lớp 6, bài 8

- Yêu thiên nhiên
- GD CD lớp 6, bài 7
- Truyền thống yêu nước
- GD CD lớp 9, bài 7
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- GD CD lớp 9, bài 17
Xử lí tình huống liên quan
Giáo dục công dân 6,7,8, 9.
kiến thức bộ môn.
- Màu sắc.
Mĩ thuật 6,7,8,9.
- Vẽ tranh về đề tài quê hương. Mĩ thuật 6,7,9 - tiết 6-7
- Đọc tranh.
- Giai điệu( nhịp)
Âm nhạc 6,7,8,9.
- Cảm nhận bài hát về Bác Hồ

NHẠC
Nhân vật lịch sử có vai trò rất quan trọng trong dạy học Lịch sử. Khắc sâu
biểu tượng nhân vật lịch sử không những giúp học sinh ghi nhớ đến các anh
hùng, danh nhân của dân tộc mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những
12


đức tính tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc xây dựng và gìn giữ

đất nước. Do đó, việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh là một
nội dung không thể thiếu trong dạy - học tích hợp.
4.2.2. Xây dựng kế hoạch tích hợp trong từng hoạt động:
KHỞI ĐỘNG
KHÁI QUÁT

- Tích hợp Âm nhạc:

CHUNG

Bài hát múa: “ Hạt gạo làng ta”, thơ Trần Đăng Khoa...
ĐÊM NAY BÁC - Tích hợp Âm nhạc:
KHÔNG NGỦ
LƯỢM
MƯA

Hát về Bác Hồ kính yêu.
- Tích hợp Lịch sử:
Giải mật mã lịch sử.
- Tích hợp Âm nhạc:

Bài hát “ Mưa”, thơ Trần Đăng Khoa, nhạc Hoài Tố Hạnh.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KHÁI

QUÁT - Tích hợp Lịch sử: Hoàn cảnh đất nước giai đoạn 1945

CHUNG

-1975 ( cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ)

- Tích hợp Lịch sử: Nhận vật lịch sử Hồ Chí Minh.
+ Tích hợp kiến thức: Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950
(lịch sử lớp 5, lớp 9)

ĐÊM NAY BÁC

+ Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

KHÔNG NGỦ

- Tích hợp Giáo dục công dân: Biết ơn
- Tích hợp Mĩ thuật: Đọc tranh (Hình ảnh Bác Hồ trong
chiến dịch Biên Giới.)
- Tích hợp Âm nhạc: Lời bài hát về Bác.
- Tích hợp Lịch sử:
+ Không gian lịch sử: Kháng chiến chống Pháp ác liệt ở
Huế.

LƯỢM

+ Nhân vật lịch sử: tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh: Trần
Quốc Toản, Kim Đồng, ...
- Tích hợp Giáo dục công dân:
+ Biết ơn sự hi sinh của các thế hệ trước.
+ Truyền thống yêu nước.
13


-Tích hợp Lịch sử:
+ Không gian lịch sử: Kháng chiến chống Mĩ

MƯA

- Tích hợp Giáo dục công dân:
+ Yêu thiên nhiên: Cảnh vật, con người trước và trong cơn
mưa
-Tích hợp Âm nhạc: Chất nhạc trong nhịp thơ.

LUYỆN TẬP
- Tích hợp Giáo dục công dân:
LƯỢM

MƯA

+ Truyền thống yêu nước : Suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam
trong chiến tranh
- Tích hợp Giáo dục công dân:
+ Yêu thiên nhiên: bức tranh làng quê trong cơn mưa.

ỨNG DỤNG
- Tích hợp Mĩ thuật:
ĐÊM NAY BÁC

- Tập làm hoạ sĩ

KHÔNG NGỦ

+ Chất hội hoạ thể hiện trong bài thơ.
+ Viết chú thích cho bức tranh
- Tích hợp Giáo dục công dân:


TỔNG KẾT

+ Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc: lời Bác dạy “ Các vua Hùng
đã có công dựng nước...”

BỔ SUNG.
ĐÊM NAY BÁC
KHÔNG NGỦ
LƯỢM
MƯA
TỔNG KẾT

- Tích hợp Mĩ thuật:
Tập làm nhà báo : Sưu tầm, biên tập phóng sự ảnh “ Bác Hồ
với thiếu nhi”
- Tích hợp Giáo dục công dân:
+ Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc( Viết thư)
-Tích hợp Mĩ thuật:
+ Vẽ tranh về đề tài quê hương.
- Tích hợp Giáo dục công dân:
+ Xử lí tình huống: Làm lãnh đạo trẻ tương lai.

4.3. MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP

4.3.1. Dạy học tích hợp thông qua tổ chức trò chơi.
14


Tổ chức trò chơi đúng lúc, đánh cách, đúng mục tiêu không chỉ tích cực hoá
hoạt động của học sinh, tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực, phẩm chất

người học mà còn là cơ hội thuận lới cho tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ
văn. Cụ thể:
VD1. TRÒ CHƠI: AI NHANH, AI GIỎI!
+ Phần kể tên các bài thơ, bài hát về Bác.
+ Đọc diễn cảm một bài thơ hoặc hát một bài về Bác.
(Tích hợp Lịch sử: nhân vật lịch sử. ).
VD2. TRÒ CHƠI: GIẢI MẬT MÃ LỊCH SỬ ?
- Hình thức chơi: Khi người dẫn chương trình đọc xong mật mã, bạn có câu trả
lời đúng và nhanh nhất sẽ được nhận quà.
- Nội dung: Dựa vào các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh đoán xem những dữ
kiện đó nói về nhân vật lịch sử nào.
(Tích hợp Lịch sử: nhân vật lịch sử. ).
VD3.*TRÒ CHƠI: PHỎNG VẤN NHANH
PHÓNG VIÊN

+ Xin cho biết bạn vừa hoàn thành chủ đề gì?
HỌC SINH 1

Chúng mình vừa hoàn thành chủ đề: “ Tinh thần yêu nước Việt Nam”
trong ba bài thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 6, kì II.
PHÓNG VIÊN

Những kiến thức môn học nào được vận dụng để tìm hiểu chủ đề?
HỌC SINH 2

Để hoàn thành chủ đề, chúng mình đã sử dụng kiến thức môn
Ngữ văn là chủ yếu. Ngoài ra, kiến thức Lịch sử ( Chiến dịch
Biên Giới 1950, lãnh tụ Hồ Chí Minh, các nhân vật lịch sử...),
kiến thức môn Giáo dục công dân ( Biết ơn, Nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc, yêu thiên nhiên...), kiến thức Âm nhạc, Mĩ thuật...

PHÓNG VIÊN

+ Cảm nghĩ về đất nước con người Việt Nam qua các tiết học trong chủ đề?
PHÓNG VIÊN

15


-Ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác nói: “Ngày
xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Bác nhắc nhở mỗi chúng ta điều gì?
(Tích hợp Công dân : Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc).
4.3.2.Dạy học tích hợp qua chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh:
Cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh là những hình thức tổ
chức hoạt động trong tiết học. Nhiệm vụ chuyển giao tới học sinh đa dạng, sinh
động với những hình thức dạy học hợp tác và dạy học phân hoá. Đây là hình
thức dạy học thuận lợi để tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.
Khi chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh phải trõ ràng và phù hợp với
khả năng của các em. Điều đó thể hiện ở yêu cầu sản phẩm mà học sinh phải
hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ. Hình thức chuyển giao nhiệm vụ sinh động,
hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú học tập của học sinh. Đa dạng hoá các hình
thức chuyển giao bài toán nhận thức để đảm bảo cho tất cả các học sinh tiếp
nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.Ví dụ:
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN: + Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình
tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ “Đêm
nay Bác không ngủ”.
Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ?
(Tích hợp:Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục công dân : Biết ơn).
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI. Sử dụng phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP

Bằng hiểu biết của em, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm:
-Thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 6 gồm ba bài , trong đó hai bài được
viết trong thời kì ....................................( ............................................- 1951 và “
Lượm-..............”), một bài viết trong .........................................( Mưa- 1967).
- Từ năm ........ đến năm .........cả nước phải tiến hành hai cuộc kháng chiến để
giành lại độc lập và thống nhât đất nước. Vì thế, thơ ca tập trung biểu hiện
những tình cảm chung của cả dân tộc.
(Tích hợp Lịch sử)
16


+ Hiểu biết của em về chiến dịch Biên Giới 1950?
(Tích hợp bài học lịch sử: Lịch sử 5, Bài 15: Chiến thắng Biên Giới thu đông
1950- Lịch sử 9, Bài 25: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Hoạt động cặp đôi:

PHIẾU HỌC TẬP

a. Theo em, chất hội hoạ thể hiện trong bài thơ
như thế nào?
.......................................................................
b. Hãy chọn những câu thơ làm lời chú thích
cho bức tranh?
.....................................................................
(Tích hợp Mĩ thuật).
HOẠT ĐỘNG NHÓM LỚN:
PHIÊU HỌC TẬP
Đọc kĩ khổ 2,3,4,5 trả lời các câu hỏi sau vào bảng sau:
- Hình dung của em về Lượm qua miêu tả của nhà thơ?
- Phát hiện các biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng khi miêu tả Lượm và tác

dụng của chúng?
- Cảm nhận của em về Lượm?
Các hình ảnh miêu tả
Nghệ thuật
*Trang phục:
*Dáng vẻ:
*Cử chỉ:
*Lời nói:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

Vẻ đẹp vẻ nhân vật

- Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng với những tấm gương thiếu nhi anh dũng
khác như Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu... gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi
trẻ Việt Nam trong chiến tranh?
(Tích hợp Công dân : truyền thống yêu nước. Lịch sử: Nhân vật lịch sử).
4.3.3. Dạy học tích hợp thông qua tổng hợp kết quả hoạt động của học sinh.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh là giáo viên tổ chức
cho học sinh trình bày, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá
17


trình thực hiện, phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả nhằm chính ác hoa skieesn
thức, kĩ năng. Việc phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong tiết học là vô cùng quan trọng. Nó thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của người thầy. Từ kết quả học tập của học
sinh, giáo viên hướng vào kiến thức chuẩn, phát triển nhận thức, bồi dưỡng tâm
hồn, thắp sáng mơ ước, lí tưởng sống cho học sinh. Ví dụ:
+ Vì sao khi kết bài, nhà thơ Minh Huệ lại viết:
“ Đêm này Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ ChíMinh”
Giáo viên tổng hợp:
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều
đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch,
Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng
thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh
khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc
"Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
(Tích hợp nhân vật lịch sử)
Giáo viên khái quát: Hình ảnh: Kiến hành quân đầy đường được đặt trong thời
điểm sáng tác năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam đang diễn
ra rất ác liệt. Hình ảnh thơ khiến người đọc liên tưởng tới thế hệ trẻ miền Bắc
hành quân chi viện cho chiến trường miền Nam:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
( Tố Hữu)
(Tích hợp Lịch sử : Kháng chiến chống đế quốc Mĩ).
Giáo viên tổng hợp, nâng cao:Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh
nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, say mê tham gia kháng chiến. Nhà thơ Tố
Hữu nói “Cuộc kháng chiến của nhân dân ta có rất nhiều dũng sĩ thiếu niên như
18


cháu Lượm, ngày ngày càng nhiều không thể đếm xuể, không thể nào biết hết.
Có lẽ cũng là một đặc trưng, một niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta vốn có
truyền thống lâu đời như Trần Quốc Toản ngày xưa vậy” ( Nhớ lại một thời,
NXB hội nhà văn, 2000).
(Tích hợp lịch sử: Nhân vật lịch sử).

4.4.4.Tích hợp qua đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất của người học trong dạy học chủ đề tích hợp là vô cùng quan trọng.
Sản phẩm của học sinh không chỉ là kiến thức bó gọn trong trang sách mà nó
rộng mở theo không gian, kéo dài theo sự kiện lịch sử. Qua sản phẩm, học sinh
vừa thể hiện kiến thức đã học trong chủ đề vừa thể hiện tư tưởng, tình cảm và
hiểu biết xã hội của bản thân.
Phương án kiểm tra đanh giá trong suốt quá trình dạy học đảm bảo sự đồng bộ
về phương phps và hình thức dạy học tích cực được sử dụng. Kết quả đánh giá
kiến thức, kĩ năng với sự đánh giá về sự hình thành và phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Qua các
ản phẩm mà học sinh đã hoàn thành, tăng cường sự tự dánh giá và đánh giá lẫn
nhau của học sinh. Để thực hiện được điều đó, đối với mỗi hoạt động trong cả
tiến trình dạy học giáo viên cần mô tả cụ thể các sản phẩm mà học sinh phải
hoàn thành cùng với các tiêu chí dcanhs giá cụ thể. Ví dụ:
- Tập làm nhà báo: Làm phóng sự ảnh với đề tài: “ Bác Hồ với thiếu nhi”.
+ Tổ 1: Sưu tầm các bức ảnh kèm chú thích về Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam.
+ Tổ 1: Sưu tầm các bức ảnh kèm chú thích về Bác Hồ với thiếu nhi thế giới.
+Tổ 1: Sưu tầm các bức ảnh về hoạt động “ Làm theo lời Bác ” của đội TNTP.
(Tích hợp lịch sử: Nhân vật lịch sử).
- Tập làm hoạ sĩ: Vẽ tranh về đề tài quê hương.(Tích hợp Mĩ thuật).
- Làm lãnh đạo trẻ tương lai:lập kế hoạch hoạt động Thiếu nhi làm theo lời Bác
(Tích hợp lịch sử, Giáo dục công dân).
5. Kết quả đạt được
5.1. Về tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
19


Hầu hết các em tích cực, nhiệt tình, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ
nhận thức được giao. Có tinh thần hợp tác, chia sẻ trong học tập.

5.2. Về kiến thức, kĩ năng
Học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng của ba bài thơ trong chủ đề.
Đồng thời bổ sung, củng cố một số kiến thức thuộc các môn học khác trong quá
trình tìm hiểu chủ đề. Các em vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành snags
tạo sản phẩm một cách hiệu quả.
5.3. Kết quả đánh giá các sản phảm của học sinh.
Các sản phẩm của học sinh ( kèm theo ở phụ lục) được các thầy cô bộ môn
đánh giá tốt.các sản phẩm thể hiện kết quả học tập và phẩm chất, năng lực của
học sinh. Qua sản phẩm, các em thể hiện rõ tình cảm, ý thức trách nhiệm với
những việc làm nhằm phát huy truyền thống yêu nước cao đẹp của dân tộc. Đó
là tình quê hương đất nước, tình cảm kính yêu và biết ơn lãnh tụ, trách nhiệm
bảo vệ Tổ quốc.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Trước hết, mỗi giáo viên Ngữ văn thấy được tầm quan trọng cua rvieevj phát
huy tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Tích cực, chủ động vận dụng hoàn thiện
chủ đề phù hợp với việc dạy học của bản thân.
Học sinh có ý thức học tập tốt, có tính thần tự học, hợp tác và sáng tạo.các em
biết khai thác mạng Interrnet và sử dụng máy vi tính.
Nhà trường tạo điều kiện để các lớp học có thiết bị dạy học hiện đại như máy
vi tính, máy chiếu đa năng, loa, micrro... và một số phương iện đơn giản như
giấy khổ lớn, bút dạ... phục vụ việc học tập của học sinh.

20


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Qua hai năm thực hiện đề tài, tôi đã thu được kết quả tốt và nhận thấy đề tài có
cơ sở để áp dụng ở phần văn bản, môn Ngữ văn trong các khối lớp. Việc dạy học
theo chủ dề tích hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hướng các em tới

cách học, cách thi theo bài tor hợp các môn Khoa học xã hội như hiện nay. Qua
tiến hành thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ dề tích hợp, tôi đã rút
ra bài học:
Thứ nhất: Đảm bảo các bước xây dựng một chủ đề dạy học đơn môn nhằm phát
triển năng lực, phẩm chất người học.
Thứ hai: Tích hợp kiến thức liên môn vào chủ đề như sau:
- Xác định môn và nội dung kiến thức tích hợp trong chủ đề.
- Xây dựng kế hoạch tích hợp trong từng hoạt động
- Thiết kế các hình thức tổ chức dạy học tích hơp:
+ Tích hợp thông qua tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai giỏi? Giải mật mã lịch sử,
Phỏng vấn nhanh…
+ Tích hợp thông qua hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh.
+ Tích hợp thông qua việc giáo viên tổng hợp kết quả học tập của học sinh.
21


+ Tích hợp thông qua đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thứ ba: tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp với sự hỗ trợ của các
giáo viên bộ môn. Các giáo viên bộ môn tham gia góp ý nội dung phương pháp
tích hợp và đánh giá sản phẩm học tập chủ đề của học sinh.
2. Khuyến nghị.
Tổ nhóm chuyên môn cần đi sâu thảo luận và xây dựng những mô hình chủ đề
tích hợp và đặc biệt quan tâm đến các chủ đề có thể thực hiện ở nhiều khối lớp.
Các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện về thời gia và cơ sở vật chất, trang thiết
bị hiện đại đề giáo viên thuận lợi trong dạy học chủ đề tích hợp.
Trên đây là sáng kiến của tôi đã thực hiện hiệu quả trong hai năm qua. Rất
mong sự góp ý của quí thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
PHỤ LỤC 1
GIÁO ÁN MINH HỌA

TIẾT 96-97
Ngày soạn:................
Ngày dạy:.................

KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
( Minh Huệ)

A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được:
+ Hướng dẫn học sinh thống kê ba văn bản thơ hiện đại trong chương trình Ngữ
văn 6: Tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ...Nhận diện thể loại thơ và
phương thức biểu đạt của văn bản. Nắm được hoàn cảnh lịch sử bài thơ ra đời.
+ Cảm nhận được tình yêu thương bao la, cao đẹp của Bác Hồ dành cho bộ, dân
công và tình cảm kính yêu, cảm phục của anh chiến sĩ đối với Bác Hồ trong bài
“ Đêm nay Bác không ngủ”. Nêu được những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ:
hình ảnh, vần, kết hợp tự sử với miêu tả và biểu cảm.
- Học sinh biết được: mối quan hệ giữa các mộn học trong nhà trường.
+ Biết nhận xét, so sánh các kiến thức được học với những đơn vị kiến thức
khác để nâng cao, mở rộng nội dung bài học.
22


- Học sinh vận dụng được: Vận dụng kiến thức liên môn vào quá trình học tập.
đặc biệt vận dụng phương pháp đọc- hiểu thơ hiện đại để khám phá những tác
phẩm khác ngoài chương trình.
2. Kĩ năng:
- Học sinh hiểu được:Hình thành kĩ năng đọc, hiểu thơ hiện đại, phát hiện, phân
tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật.

- Học sinh biết được: phương phát phát hiện, khái quát, liên hệ kiến thức về
văn học sử và lí luận văn học.
- Học sinh vận dụng được: kĩ năng làm các bài tập, tham gia các hoạt động trải
nghiệm theo định hướng của giáo viên.
3. Thái độ, tình cảm:
- Học sinh hiểu được:- Cần có tinh thần tự giác, tích cực, hợp tác trong học tập.
- Học sinh biết được: vẻ đẹp của truyền thống yêu nước Việt Nam. Bồi dưỡng
tình cảm kính yêu, biết ơn lãnh tụ và tri ân sự hi sinh của các thế hệ đi trước.
- Học sinh vận dụng được: vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống với
những việc làm cụ thể và thiết thực.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung:- Phát triển năng lực hợp tác, chia sẻ và tinh thần tự học, giải
quyết vấn đề...
- Năng lực chuyên biệt:- Phát triển năng lực cảm thụ thơ, giao tiếp, năng lực
thẩm mĩ...
*** Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước thương dân...
B. PHƯƠNG PHÁT/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp thảo luận, vấn đáp, thuyết trình...
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp.
C. THIẾT BỊ: máy vi tính, máy chiếu....
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
I.. Khởi động: ( 5phút)TRÒ CHƠI: AI THÔNG MINH HƠN?

23


Quan sát hình ảnh và cho biết những hình ảnh gợi
nhắc tới bài thơ nào em đã học ở tiểu học? giới thiệu đôi nét về
tác phẩm đó?


- Bài thơ “ Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu
quí, tự hào về hạt gạo, về quê hương, về người mẹ của nhà thơ. Đó là tình yêu
quê hương đất nước.
(Tích hợp Mĩ thuật)
GV khái quát, giới thiệu bài: Gv đọc diễn cảm một đoạn và giới thiệu chủ đề .
2.2 Hình thành kiến thức.( 15phút)
I. TÁC GIẢ- TÁC PHẨM.

Thảo luận nhóm

Tác

-Đọc các chú thích SGK để hoàn

phẩm

Tác giả Thể
loại

Năm

sáng

tác

thiện phiếu học tập?
- Gọi đại diện nhóm trình bày?
- Gọi HS bổ sung.
- GV chốt kiến thức.

T Tác phẩm
Tác giả

Thể loại

Năm sáng tác

T
24


Đêm nay Bác

1

không ngủ
Lượm
Mưa

2
3

Minh Huệ

Thơ năm chữ

Tố Hữu
Trần Đăng Khoa

Thơ bốn chữ

Thơ tự do

Hoạt động cặp đôi:

Năm 1951.
Năm 1949.
Năm 1967.

- Thơ năm chữ ( Ngũ ngôn): Mỗi dòng

- Nêu căn cứ để phân chia các thơ có năm tiếng; mỗi khổ thường có bốn
thể thơ ?

dòng thơ.

- Gọi HS bổ sung.

- Thơ bốn chữ: Mỗi dòng thơ có năm

- GV chốt kiến thức.

tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

- Thơ tự do: Không qui định
Căn cứ vào số tiếng trong một câu và số câu trong một bài để phân chia thể
thơ. Thể thơ truyền thống: Lục bát. Thơ Đường: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ
tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt... thơ hiện đại: Thơ tám chữ, thơ bảy chữ, thơ năm chữ,
thơ tự do... Mỗi thể thơ có những qui tắc về vần và nhịp khác nhau. Bên cạnh đó
còn có sự phá cách của từng tác giả tạo nên phong cách riêng của mình.
II.. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC.


Thảo luận nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP

- Bằng hiểu biết của em, hãy

-Thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 6

điền từ ngữ thích hợp vào

gồm ba bài , trong đó hai bài được viết trong

chỗ chấm?

thời kì ....................................( .........................

- Gọi đại diện 2 nhóm trình

- 1951 và “ Lượm-..............”), một bài viết

bày

trong .........................................( Mưa- 1967).

- HS bổ sung.

- Từ năm ........ đến năm .........cả nước phải

- GV chốt kiến thức.


tiến hành hai cuộc kháng chiến để giành lại
độc lập và thống nhất đất nước. Vì thế, thơ ca
tập trung biểu hiện những tình cảm chung của

cả dân tộc.
Thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 6 gồm ba bài , trong đó hai bài được
viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp ( “ Đêm nay Bác không ngủ”- 1951
và “ Lượm-1949 ”), một bài viết trong kháng chiến chống Mĩ ( Mưa- 1967).
25


×