Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tiến hành thanh tra lao động tại công ty cổ phần thép Pomina 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.88 KB, 36 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát là hiện thân của kỷ
cương pháp luật; công tác thanh tra dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào,
cũng ln có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối
tượng được quản lý. Ở cấp doanh nghiệp, thanh tra lao động là một hoạt động
không thể thiếu. Đây là một trong những nội dung cơ bản của công tác thanh tra và
những nội dung này được quán triệt đầy đủ trong quá trình xây dựng một quy trình,
hệ thống các bước cụ thể trong thanh tra lao động tại doanh nghiệp. Theo thống kê,
số lượng các vụ tai nạn lao động xảy ra tại các doanh nghiệp vẫn đang ở mức báo
động, thường xảy ra ở các lĩnh vực như: xây dựng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây
dựng…Có nhiều ngun nhân dẫn đến tai nạn lao động, nhưng chủ yếu vẫn là do
người sử dụng lao động và người lao động chưa chấp hành các quy định về cơng tác
An tồn vệ sinh lao động. Điều này cho thấy công tác thanh tra lao động tại doanh
nghiệp phải hết sức được coi trọng và thực hiện nghiêm túc.
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nên
nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cũng tăng cao. Thép không chỉ đơn thuần là vật liệu
xây dựng mà cịn là lương thực của các ngành cơng nghiệp nặng, xây dựng và quốc
phòng. Dưới sự quản lý trực tiếp từ công ty thép Pomina, công ty Cổ phần Thép
Pomina 2 được đánh giá là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất thép lớn nhất nước. Tính chất là một ngành nghề mang nhiều mối nguy hiểm
và rủi ro có thể gây tổn hại đến tài sản và con người, công tác thanh tra, kiểm tra an
toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp từ đây càng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng
của nó khi bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp
góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, ngăn chặn tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, tăng năng suất lao động, xây dựng đơn vị, doanh nghiệp vững
mạnh và toàn diện hơn. Do tính cấp thiết của vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài:
“Tiến hành thanh tra lao động tại công ty cổ phần thép Pomina 2” làm đề tài tiểu
luận kết thúc học phần thanh tra lao động.

1




2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý và bộ luật liên quan cùng với tình hình thực tế
tại Cơng ty Cổ phần Thép Pomina 2. Bài viết xây dựng quy trình tiến hành thanh tra
về lĩnh vực An tồn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ
Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, tiến hành thanh tra theo quy
trình về An tồn vệ sinh lao động tại công ty Cổ phần Thép Pomina 2.
Trên cơ sở đó, phân tích ưu và nhược điểm, dự báo rủi ro phát sinh của quy
trình thanh tra lao động về An tồn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
Từ đó, qua phân tích có thể rút ra các kết luận, đánh giá giữa lý thuyết với
thực tế và cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị giải quyết những vấn đề đã đánh giá.
Bài viết còn xây dựng các biểu mẫu, tài liệu liên quan đến vấn đề thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
-

Công ty Cổ phần thép Pomina 2.
Các văn bản, căn cứ pháp luật liên quan đến việc tổ chức, quy trình thanh tra

-

lao động.
Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được thanh tra.

3.2. Phạm vi ngiên cứu



Không gian: Công ty Cổ phần thép Pomina 2 có địa chỉ tại KCN Phú Mỹ 1,



thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thời gian: Tháng 12 năm 2017.

4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng Nghiên cứu định tính (dữ liệu thu thập chủ yếu ở dạng chữ,
không đo lường bằng số lượng và qua nghiên cứu tài liệu, tình huống,…).
Ngồi ra cịn có sự kết hợp của phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp
thông tin từ Internet, phân tích, sử sụng bảng hỏi,…
2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện
pháp luật lao động của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực
lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt
động quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức
cá nhân khác.
1.2.1. An toàn vệ sinh lao động
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Qua những nhận định trên, chúng ta có thể hiểu: An tồn vệ sinh lao động là

các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn, làm tổn thương
hoặc tử vong cũng như các yếu tố có hại đến người lao động nhằm đảm bảo tính
mạng và sức khỏe của họ trong quá trình lao động.
[Theo Điều 3 – Luật An tồn, vệ sinh lao động năm 2015]
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
1.2.1. Mục đích
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biện pháp khắc phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lí hành vi vi phạm pháp
luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao
động; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí Nhà
nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
3


1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Hoạt động của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải tuân thủ theo
pháp luật, đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời.
Hoạt động thanh tra phải được tiến hành theo Đoàn thanh tra; Không trùng
lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
[Theo Điều 7 – Chương 1, Luật Thanh tra 2010].
1.3. CÁC HÌNH THỨC THANH TRA LAO ĐỘNG
Gồm 03 hình thức thanh tra:
Thanh tra được thực hiện theo kế hoạch là cuộc thanh tra được tiến hành
theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
Thanh tra thường xuyên là cuộc thanh tra được tiến hành trên cơ sở chức

năng, nhiệm vụ của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành, hướng vào nội dung cụ thể, như việc thực hiện các quy trình có tính chất bắt
buộc nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm.
Thanh tra đột xuất là cuộc thanh tra được thực hiện khi phát hiện cơ quan,
tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết tố
cáo, hoặc do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
[Theo Điều 37 – Chương IV, Luật Thanh tra năm 2010]


Vì lý do nghiên cứu của đề tài nên bài viết sử dụng hình thức thanh tra được
thực hiện theo kế hoạch.

1.4. NỘI DUNG THANH TRA VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
Thanh tra lao động, thanh tra việc thực hiện các nội dung sau:








Tuyển dụng và đào tạo
Thực hiện hợp đồng lao động
Thỏa ước lao động tập thể
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
Tiền lương và trả cơng lao động
An tồn lao động, vệ sinh lao động
Lao động đặc thù
4








Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
Tranh chấp lao động
Khiếu nại về lao động
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 110/2017/NĐ - CP về tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì nội dung thanh tra
chuyên ngành về an toàn vệ sinh lao động được quy định cụ thể như sau:


Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn,
vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ
an toàn, vệ sinh lao động.



Việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy móc, thiết bị,
nhà xưởng, nguyên liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các thiết bị




máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp như tiếng ồn, độ






rung, ánh sáng, nhiệt độ,…
Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động.
Công tác tự kiểm tra về an toàn lao động của doanh nghiệp.
Cơng tác huấn luyện về an tồn lao động cho người lao động.
Việc thực hiện các quy định về an tồn lao động đối với các đối tượng có



u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng).
Tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1.5. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THANH TRA
Quy trình thanh tra là các bước tiến hành cuộc thanh tra lao động theo một
trình tự quy định. Gồm 03 bước: Chuẩn bị, tiến hành và kết thúc thanh tra.
Có thể hiểu rõ hơn các bước của quy trình thanh tra thơng qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh tra lao động tại doanh nghiệp

5


Nguồn: Người viết tự trình bày

6


1.6. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.
2. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về tổ chức, hoạt

động, quan hệ cơng tác của Đồn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một
cuộc thanh tra;
3. Nghị định 110/2017/NĐ – CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
4. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
5. Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/03/2010 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra;
6. Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12 tháng 3 năm 2013 quy định về hoạt
động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra;
7. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao
động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
8. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội;
9. Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
10. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy

định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động

kiểm định kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động va quan trắc môi trường lao động.
 Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.

7


CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THANH TRA LAO ĐỘNG TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA 2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA 2
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tiền thân của công ty Cổ phần Thép Pomina là Nhà
máy Thép Pomina 1 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Thép
Việt đầu tư xây dựng. Ngày 17/7/2008, công ty chuyển đổi
thành Công ty cổ phần Thép Pomina với vốn điều lệ 500 tỷ
đồng. Tính đến năm 2015, Pomina là nhà máy thép lớn và
hiện đại nhất Việt Nam với tổng công suất luyện phôi thép là 1,5 triệu tấn, công suất
cán thép xây dựng là 1,6 triệu tấn, giúp Pomina trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị
phần thép xây dựng tại khu vực phía Nam.
Đi vào sản xuất vào cuối năm 2010, Công ty Cổ phần Thép Pomina 2 kế thừa
toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất từ Công ty Cổ Phần Thép Pomina, với công
suất 500 ngàn tấn thép xây dựng và 500 ngàn tấn phôi mỗi năm.
Tên doanh nghiệp:

Công Ty Cổ Phần Thép Pomina 2

Tên giao dịch:

POMINA 2


Mã số thuế:

3500793105

Địa chỉ:

KCN Phú Mỹ 1, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân
Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu

Điện thoại:

064922521

Fax:

064922446

Giám đốc:

Nguyễn Thụy Thùy Dung

Ngành nghề kinh doanh:

C24100 Sản xuất sắt, thép, gang (Ngành chính)
G4662 Bán bn kim loại và quặng kim loại.

Website chính thức:

/>8



2.1.2. Thực trạng tình hình An tồn vệ sinh lao động tại Cơng ty thép Pomina 2
Pomina 2 hiện có 449 lao động, trong đó 370 người làm cơng việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm, 43 người làm các công việc có u cầu nghiêm ngặt về
An tồn vệ sinh lao động. Đơn vị có 22 thiết bị phải thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu
về An toàn lao động.1
Theo báo cáo của Công ty, thời gian qua, đơn vị luôn quan tâm đến vấn đề an
toàn lao động đồng thời chú trọng trang bị phương tiện bảo hộ cho người lao động.
Tuy nhiên, từ tháng 1 - 2013 đến nay, tại công ty đã xảy ra 18 vụ tai nạn lao động,
trong đó nghiêm trọng nhất là vụ tai nạn rơi nồi nấu thép lỏng bất ngờ rơi xuống
xảy ra vào tháng 8/2016. Vụ việc đã khiến 12 công nhân bị thương phải nhập viện
cấp cứu vì bỏng nặng do thép nung với nhiệt độ khoảng 16000ºC bắn trúng, trong
đó có 3 cơng nhân nguy kịch phải điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM).
Có thể thấy số vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty thép Pomina 2 tương
đối ít. Tuy nhiên với đặc tính là một ngành nghề có nguy cơ gây nguy hiểm cao nên
việc xảy ra tai nạn là không thể tránh khỏi. Vẫn cịn xảy ra, vẫn có thiệt hại về
người, số người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và có u
cầu nghiêm ngặc về An tồn vệ sinh lao động là lớn bởi họ chính là lực lượng sản
xuất trực tiếp của công ty. Nguyên nhân chính của các vụ tai nạn lao động là do
doanh nghiệp chưa áp dụng các biện pháp an toàn và người lao động chưa thực hiện
đầy đủ các quy trình, biện pháp an toàn khi làm việc.
2.2. TIẾN HÀNH THANH TRA TẠI CÔNG TY THÉP POMINA 2
Đứng trước thực trạng trên, thực hiện kế hoạch của Bộ Lao Động – Thương
Binh & Xã Hội về việc kiểm tra, đánh giá Chương trình quốc gia về an tồn vệ sinh
lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh tra
Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội phối hợp với Sở Lao Động – Thương Binh
& Xã Hội tỉnh Bà Rịa đã tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật
về An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy Luyện phôi thép thuộc Công ty cổ phần
Thép Pomina 2, KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu.


1 Chu Dũng, 2017. Khó khăn trong cơng tác bảo đảm an toàn lao động tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

9


Việc thanh tra sẽ được tiến hành vào ngày 1/12/2017 trực tiếp tại công ty.
2.2.1. Chuẩn bị thanh tra
Đây là một khâu hết sức quan trọng của quá trình thanh tra lao động, làm tiền
đề để kế hoạch thanh tra được tiến hành và diễn ra đúng với mục đích cần thanh tra.
Với bước này, đoàn thanh tra cũng như phía doanh nghiệp cần thực hiện một cách
kỹ lưỡng để chủ động nắm bắt thơng tin chính xác và đầy đủ nhất nhằm mục đích
tránh gây ra những hiểu lầm khơng đáng có với các bên tham gia.


Về phía Đồn thanh tra
Thứ nhất, Căn cứ công văn 4355/LĐTBXH – TT ban hành ngày 16 tháng 10

năm 2017 chỉ đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh thanh tra lao
động về tình hình thực hiện An toàn vệ sinh lao động trên các doanh nghiệp. Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội thành phố Vũng Tàu đã khảo sát tình hình lao động
của các khu công nghiệp của thành phố và công tác báo cáo An toàn vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp.
Qua phân tích và thu thập thơng tin, tài liệu từ báo cáo tai nạn lao động các
doanh nghiệp và Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở đã nhận định đa số các vụ tai
nạn lao động chủ yếu xảy ra tại các doanh nghiệp dân doanh, cơ sở sản xuất tư
nhân, một số doanh nghiệp ngồi tỉnh đến thi cơng, sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động
cao như: Xây dựng, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thép, cơ khí chế
tạo, dầu khí.

Trong đó tính riêng năm 2016 cho tới tháng 10 năm 2017 toàn tỉnh Bà Rịa đã
xảy ra 385 vụ tai nạn lao động, làm 398 người bị thương và 10 người tử vong. So
với năm 2015, tăng cả về số vụ lẫn số người bị thương, giảm số người chết (năm
2015 xảy ra 241 vụ tai nạn lao động, làm 250 người bị thương, 11 người tử vong,
trong đó có 9 vụ đặc biệt nghiêm trọng gây chết người). Tập trung chủ yếu tại các
KCN trên địa bàn 2 huyện Tân Thành và Châu Đức. 2 Nguyên nhân chính xảy ra tai
2 Trà Ngân, 2017. Tai nạn lao động: Cịn đó những nỗi đau khơn ngi

10


nạn lao động là do người sử dụng lao động khơng hoặc chưa áp dụng các biện pháp
an tồn lao động. Người lao động vi phạm quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn;
điều kiện làm việc của người lao động có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại. Bên
cạnh đó, chủ sử dụng lao động cịn thiếu trách nhiệm khi lơ là giám sát, nhắc nhở
người lao động vi phạm quy trình làm việc an tồn. Đồng thời, cơng tác huấn luyện
An toàn lao động, kiểm tra, giám sát về vấn đề này của doanh nghiệp chưa nghiêm.
Với tình hình phức tạp như trên, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội thành phố Vũng Tàu đã ban hành quyết định thanh tra lao động về An toàn
vệ sinh lao động trên địa bàn các quận, ưu tiên thanh tra cho nhóm lĩnh vực kinh
doanh hay xảy ra vi phạm tập trung tại quận Tân Thành và Châu Đức. Vì cơng ty
Cổ phần thép Pomina 2 thuộc nhóm có lĩnh vực kinh doanh thuộc nhóm ngành nghề
nguy hiểm, có nguy cơ tiềm ẩn cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy
định tại Điều 8, Thơng tư 07/2016/TT – BLĐTBXH nên cơng tác An tồn vệ sinh
tại doanh nghiệp phải đặc biệt được được chú trọng. Vì thế Sở đã ban hành quyết
định thanh tra lao động về An toàn vệ sinh lao động tại công ty dự báo vào ngày 1
tháng 12 năm 2017 trùng với ngày làm việc bình thường của người lao động.
Nội dung khảo sát trực tiếp tại công ty thép Pomina 2 bao gồm: Thơng tin
Doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, địa điểm làm
việc, các báo cáo về tình hình thực hiện các quy định pháp luật; hoặc tài liệu về các

cuộc đình cơng, giải quyết tranh chấp lao động; các khiếu nại, tố cáo về lao động
(nếu có), cùng một số tài liệu liên quan về vấn đề thanh tra.


Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc thanh tra
Về tài liệu, hồ sơ: Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị của người

có thẩm quyền; các văn bản quy phạm an toàn kỹ thuật, vệ sinh lao động,…
Về thiết bị phục vụ cuộc thanh tra: Máy ảnh, máy ghi âm và một số dụng cụ
khác phục vụ cho cuộc thanh tra.
Một số giấy tờ liên quan: Báo cáo, khiếu nại của đơn vị, cá nhân (nếu có).

11


Thứ hai, Đoàn thanh tra tổ chức cuộc họp giữa các thành viên. Bao gồm:
Ơng Nguyễn Văn An (Trưởng đồn thanh tra), ơng Phạm Văn Biên (Thành viên
đồn thanh tra) và bà Bùi Xuân Sang (Thư ký thanh tra).
Ngoài ra đoàn thanh tra sẽ xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra (do ông
Phạm Văn Biên phụ trách), đề cương chi tiết về cuộc thanh tra (do bà Bùi Xuân
Sang phụ trách soạn thảo), những câu hỏi phỏng vấn người lao động và đại diện
phía doanh nghiệp (do ơng Phạm Văn Biên phụ trách) và trong vòng 4 ngày khi ông
Nguyễn Văn An đã ký quyết định thanh tra, phê duyệt kế hoạch thanh tra thì đồn
thanh tra sẽ gửi đến công ty một báo cáo đề cương thanh tra thông qua chuyển Fax
nhanh đồng thời qua mail và yêu cầu phía cơng ty phải gửi lại phản hồi trong vòng
5 ngày sau khi nhận được báo cáo đề cương thanh tra.
[Xem thêm phụ lục 01, 02, 03]


Về phía doanh nghiệp

Sau khi nhận được thơng báo Đồn thanh tra sẽ tới thanh tra về việc thực

hiện pháp luật An toàn lao động. Phía cơng ty phải chuẩn bị tiếp đón:
Thứ nhất, Ban giám đốc tổ chức cuộc họp nhân viên và các cá nhân liên
quan, phân cơng rà sốt những nội dung mà đề cương thanh tra yêu cầu.
Thứ hai, bố trí bộ phận nhân sự thực hiện cơng tác tiếp đón gồm trà bánh,
nước, chuẩn bị phịng họp, phịng phỏng vấn và chỉnh trang văn phịng. Đón tiếp
Đồn thanh tra theo lịch trình đã được thơng báo trước.
Thứ ba, Chuẩn bị các tài liệu bằng văn bản như trong đề cương và có thể xử
lý hoặc tìm biện pháp khắc phục những hạn chế hay bất cập về nội dung so với đề
cương thanh tra yêu cầu.
2.2.2. Tiến hành thanh tra
Sau khi đã thống nhất với thành viên đoàn thanh tra về Kế hoạch dự thảo
thanh tra, nội dung chuẩn bị thanh tra, những câu hỏi trực tiếp phỏng vấn người lao
động cũng như đại diện phía cơng ty, ông Nguyễn Văn An triệu tập cuộc hợp giữa
các thành viên trong đoàn thanh tra cùng với đại diện của công ty Cổ phần thép
Pomina 2 để tiến hành cuộc thanh tra.
12




Về phía Đồn thanh tra
Theo như kế hoạch đã thơng báo, Đồn thanh tra có mặt tại cơng ty để làm

việc trực tiếp với phía cơng ty lúc 8:00 giờ sáng ngày 1/12/2017.
Trưởng đồn thanh tra chủ trì buổi cơng bố quyết định thanh tra. Đoàn thanh
tra bắt tay, giới thiệu thành phần Đoàn cùng xác nhận về lý lịch của mình và lắng
nghe giới thiệu từ doanh nghiệp. Trưởng Đồn thanh tra sẽ đọc Quyết định thanh tra
để phía doanh nghiệp nắm được mục tiêu gồm Thanh, kiểm tra cơng tác thực hiện

An tồn vệ sinh tại q doanh nghiệp cũng như tiếp xúc thực tế để định hướng giải
quyết, gỡ bỏ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, nhắc lại nội dung
thanh tra theo đề cương đã gửi và phương pháp thanh tra, quyền và nghĩa vụ của
phía cơng ty, chương trình làm việc cụ thể và những cơng việc khác có liên quan
đến hoạt động của Đoàn thanh tra đồng thời yêu cầu đại diện phía cơng ty báo cáo
trực tiếp về những nội dung thanh tra theo đề cương đã gửi.
[Xem thêm phụ lục 04]
Tiếp đó, Đồn thanh tra u cầu cung cấp các tài liệu bằng văn bản theo như
đề cương đã nêu rõ từ phía doanh nghiệp và tiến hành việc xác minh những thơng
tin có liên quan về nội dung được yêu cầu thanh tra. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu
được lập thành biên bản giao nhận giữa Đoàn thanh tra và bên phía cơng ty. Trong
q trình thanh tra, Trưởng đồn thanh tra hoặc thanh tra viên có thể tiếp tục u
cầu phía cơng ty cung cấp thêm thơng tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh
tra nếu thấy cần thiết.
Trên cơ sở văn bản báo cáo của công ty Thép Pomina 2 và các thông tin, tài
liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra tiến hành nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so
sánh, đánh giá; u cầu phía cơng ty giải trình về những vấn đề liên quan đến nội
dung được yêu cầu thanh tra. Thanh tra viên và Trưởng đoàn thanh tra sẽ hỏi đại
diện phía cơng ty theo danh sách câu hỏi phỏng vấn đã được soạn sẵn.
Sau khi kết thúc việc đặt câu hỏi và ghi nhận thông tin từ đại diện phía cơng
ty, Đồn thanh tra u cầu phía cơng ty được đi khảo sát xưởng làm việc của người

13


lao động và tiếp tục phỏng vấn ngẫu nhiên một vài công nhân theo bảng câu hỏi
phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn.
Sau đó, đồn thanh tra cảm ơn phía doanh nghiệp và nghỉ giải lao để tổng kết
kết quả của buổi thanh tra và báo cho Sở cũng như doanh nghiệp về thời gian các
cơng đoạn tiến trình của việc tiến hành.

Bảng 2.1: Những câu hỏi thường gặp trong quá trình thanh tra
STT

1
2
3
4

5

CÂU HỎI
DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Cơng ty anh (chị) có khám sức khỏe Anh (chị) đã làm việc cho công ty
định kỳ cho người lao động khơng?
trong bao lâu rồi?
Cơng ty có đảm bảo thời giờ làm việc,
Công ty thực hiện công tác sữa chữa,
nghỉ ngơi cho anh (chị) đúng quy định
bảo trì máy móc bao lâu một lần?
khơng?
Việc đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, Anh (chị) cảm thấy thế nào về điều
bệnh nghề nghiệp cho người lao động kiện làm việc của công ty? (Về tiếng
được thực hiện như thế nào?
ồn, ánh sáng, nhiệt độ,…)
Về việc trang bị các phương tiện bảo Phía cơng ty có trang bị đầy đủ các
hộ lao động cho người lao động công trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá
ty anh (chị) thực hiện như thế nào?
nhân cho anh (chị) khơng?
Cơng ty vui lịng trình bày sơ lược cho

chúng tơi về chính sách An tồn vệ Cơng ty có tổ chức khám sức khỏe
sinh lao động mà công ty đang áp dụng định kỳ cho anh (chị) khơng?
được khơng?

6

Cơng ty có tổ chức tập huấn cho anh
Cơng tác phòng chống cháy nổ của
(chị) về các vấn đề Vệ sinh, an tồn
cơng ty anh (chị) được tổ chức thực
lao động/ Phịng cháy chữa cháy…
hiện như thế nào?
khơng?

7

Cơng ty có thể giải thích tại sao vẫn
Anh (chị) có những khúc mắt hay khó
cịn xảy ra tai nạn lao động mặc dù đã
khăn gì trong quá trình làm việc
thực hiện tương đối đầy đủ các quy
không?
định về ATVSLĐ không?

8

Anh (chị) vui lịng trình bày về vấn đề
Anh (chị) giải thích thế nào về vấn đề
khiếu nại của mình được khơng? (Nếu
khiếu nại của người lao động? (Nếu có)

người lao động cần khiếu nại)
Nguồn: Người viết tự tổng hợp
14




Về phía doanh nghiệp
Căn cứ vào kế hoạch, doanh nghiệp với thành phần tiếp đón như yêu cầu.

Tay bắt, chào mừng, tạo khơng khí thỏa mái và hợp tác với Đồn thanh tra để tiến
hành thành cơng kế hoạch đã triển khai. Phía cơng ty lắng nghe lời giới thiệu của
thanh tra và giới thiệu thành phần ban đại diện doanh nghiệp. Tập trung nghe quyết
định thanh tra từ Trưởng đoàn. Cung cấp các tài liệu theo yêu cầu trong đề cương.
Đối với các câu hỏi được yêu cầu trả lời, cơng ty dựa vào cơng tác chuẩn bị, tình
hình thực tế tại doanh nghiệp giải trình như sau:
Câu 1: Về vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, cơng ty chúng tơi
vẫn duy trì thực hiện đúng theo yêu cầu. Hàng năm công ty đều tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên. Từ đó phân loại sức khoẻ và phát
hiện bệnh nghề nghiệp kịp thời chữa trị, đề ra mức bồi thường thích hợp cho từng
cơng nhân làm ở các điều kiện làm việc khác nhau đồng thời qua đó bố trí cơng
nhân làm việc hợp lý.
Đối với những người làm cơng việc bình thường thì mỗi năm được khám sức
khỏe định kỳ 01 lần. Cịn đối với những cơng nhân làm các công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, làm việc trực tiếp tại nhà xưởng sản xuất thép thì mỗi năm sẽ
được khám sức khoẻ định kỳ 02 lần, nghĩa là 6 tháng phải được khám sức khỏe định
kỳ 01 lần.
Câu 2: Về vấn đề bảo trì sửa chữa máy móc, do đặc điểm ngành nghề phải
nấu thép lỏng liên tục trong quá trình sản xuất nên hàng tuần công ty đều cho đội
ngũ kĩ thuật kiểm tra hệ thống lị nung và đường dẫn với quy mơ nhỏ và cứ 01 tháng

xưởng nung thép sẽ nghỉ 10 ngày để tổng bảo trì lại tồn bộ máy móc thiết bị.
Câu 3: Về việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người
lao động Theo như hồ sơ yêu cầu, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại
doanh nghiệp nằm trong khoản đóng Bảo hiểm xã hội hiện hành phía doanh nghiệp
là 22%. Được trình bày trong báo cáo tình hình đóng bảo hiểm xã hội hằng quý cho
Cơ quan Bảo hiểm xã hội. Ngồi ra, nhân sự cịn cung cấp thêm hồ sơ giải quyết
quyền lợi Bảo hiểm xã hội cho người lao động sau tai nạn lao động.
15


Câu 4: Tất cả công nhân làm việc tại xưởng sản xuất đều được Công ty trang
bị đầy đủ trang thiết bị bảo hiểm lao động như: mũ có kính mài che đầu, mặt, cổ;
quần áo, giày, găng tay... phù hợp với từng vị trí cơng việc.
Câu 5: Một số chính sách về An tồn vệ sinh lao động mà công ty áp dụng:
- Hàng năm khi lâp kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty xây dựng các kế
hoạch về bảo hộ lao động và được triển khai khá tốt. Hàng năm công ty đầu tư 15 20 tỷ đồng cho công tác Bảo Hộ Lao Động, chiếm 20% dự tốn. Cơng ty đã thành
lập hội đồng Bảo Hộ lao động do giám đốc công ty làm chủ tịch hội đồng, phó giám
đốc phụ trách sản xuất trực tiếp chỉ đạo công tác bảo hộ lao động
- Mỗi năm nhà máy đều mời sở y tế thành phố Vũng Tàu, trung tâm y tế dự
phòng đo đạc các yếu tố độc hại cho tất cả các phân xưởng trong tồn nhà máy có
hồ sơ lưu giữ theo đúng các quy định.
- Về vấn đề đảm bảo sức khỏe cho nhân viên cơng ty: Nhà máy có một
phịng y tế thường xuyên theo dõi điều trị xử lý các sự cố có thể xảy ra với sức khoẻ
người cơng nhân. Phòng khám được trang bị các phương tiện kỹ thuật y tế thích hợp
đầy đủ theo quy định của Sở y tế.
- Hai năm một lần nhà máy tổ chức huấn luyện định kỳ Kỹ thuật an toàn cho
toàn bộ công nhân viên trong nhà máy, một năm một lần với công nhân làm việc
trực tiếp. Hàng năm công ty cũng đều tổ chức thi an toàn vệ sinh viên giỏi, chọn ra
những bài thi xuất sắc và khen thưởng.
- Một số chính sách liên quan khác có thể tham khảo thêm.

Câu 6: Để đảm bảo tốt cơng tác phịng cháy chữa cháy (PCCN), cơng ty
thành lập đội PCCN có 1 người trực 24/24 sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố cháy
nổ xảy ra trong đơn vị. Đội PCCN được huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ 2
lần/năm, đội có xây dựng phương án PCCN từng năm để phù hợp với tình hình của
đơn vị và được phịng cảnh sát PCCC thành phố Vũng Tàu phê duyệt. Tất cả các
khu vực sản xuất, làm việc trong nhà máy dều được trang bị bình cứu hoả đặt ở vị
trí thuận tiện cho việc sử dụng. Nội quy PCCN được phổ biến đến tận tổ sản xuất để
người lao động biét có ý thức thực hiện.
16


Hàng năm công tác PCCN được đưa vào kế hoạch bảo hộ lao động và cơng
ty có giành một khoảng kinh phí nhất định phục vụ cho hoạt động, trong đó chủ yếu
để mua sắm kiểm tra trang thiết bị và công tác huấn luyện về PCCC. Tất cả các cán
bộ trong công ty đều được huấn luyện về PCCC để đảm bảo biết sử dụng các trang
thiết bị phục vụ chữa cháy cơ bản như bình cứu hoả và bơm chữa cháy. Định kỳ 6
tháng một lần nhà máy tổ chức kiểm tra, thay thế, bổ sung các trang thiết bị, phương
tiện phục vụ chữa cháy như: Bình bột, bình khí CO 2, bơm chữa cháy... Hiện nay
cơng ty có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác PCCC đảm bảo
yêu cầu thực tế đặt ra bao gồm: Bơm cứu hoả chạy bằng xăng, bơm cứu hoả chạy
bằng dầu, bình bột MF, bình khí cácbonic MT3, thang cứu hoả...
Câu 7: Các tai nạn lao động xảy ra tại công ty chủ yếu là xây xước, dập tay,
đứt tay và đa số các trường hợp là do bị bỏng do trong q trình người lao động
khơng tập trung, chú ý hay cố ý không trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân mà công ty
cung cấp trong quá trình làm việc. Tình trạng trên một phần là do tính chất cơng
việc sản xuất thép phải tiếp xúc thường xun với khơng khí nóng, phơi thép lỏng
với nhiệt độ cao nên việc bị bỏng hay bệnh nghề nghiệp là không thể tránh khỏi.
Sau khi báo cáo, giải trình xong, phía doanh nghiệp đề nghị các cơ quan ban
ngành liên quan có điều chỉnh Luật, Nghị định, Thơng tư để linh hoạt phù hợp tình
hình thực tế của từng doanh nghiệp.

2.2.3. Kết thúc việc thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra tổ chức cuộc họp để thông qua kết quả kiểm tra, xác
minh, thành phần cuộc họp gồm các thành viên trong đồn thanh tra, đại diện doanh
nghiệp có giám đốc hoặc đại diện người sử dụng lao động theo quy định của pháp
luật. Ngồi ra có thể chủ tịch cơng đồn, đại diện phịng, ban cùng tham dự. Trưởng
đồn thanh tra cử một đoàn viên trong đoàn thanh tra làm nhiệm vụ thư ký ghi biên
bản thanh tra.
Sau khi đã hồn thành báo cáo kết quả thanh tra thì đoàn thanh tra sẽ xây
dựng dự thảo kết luận thanh tra và chờ phê duyệt từ người ra quyết định thanh tra.
Việc biên thảo bản dự thảo kết luận thanh tra do ơng Phạm Văn Biên (thành viên
đồn thanh tra) đảm nhiệm.
17


Sau khi có kết luận thanh tra chính thức, trong vịng 07 ngày, Trưởng đồn
thanh tra có thơng báo bằng văn bản cho phía cơng ty Thép Pomina 2. Thành phần
tham dự buổi công bố kết luận thanh tra gồm thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân là đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trưởng đồn thanh tra đọc tồn văn kết luận thanh tra; nêu rõ trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra. Việc công bố
kết luận thanh tra được lập thành biên bản ghi nhận ý kiến của hai bên.
[Xem thêm phụ lục 05]
Đồn thanh tra có thể tư vấn thêm cho phía doanh nghiệp những thiếu sót mà
doanh nghiệp đang mắc phải cũng như hướng giải quyết phù hợp.
Đoàn thanh tra tiến hành bàn giao hồ sơ, tài liệu lại cho phía doanh nghiệp.
Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản giao nhận giữa Đồn
thanh tra và phía bên cơng ty, lưu cùng hồ sơ cuộc thanh tra.
[Xem thêm phụ lục 06]
Trưởng đoàn thanh tra tuyên bố kết thúc quá trình thanh tra.
2.3. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THANH TRA LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ

PHẦN THÉP POMINA 2
2.3.1. Ưu điểm
- Cuộc thanh tra được xây dựng và thực hiện đầy đủ đồng thời tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình thanh tra theo quy định pháp luật giúp doanh nghiệp chủ
động trong công tác chuẩn bị, tránh những hậu quả về tài chính cũng như pháp lý.
- Kế hoạch thanh tra được thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng giúp quá trình
thanh tra được diễn ra đúng tiến độ theo kế hoạch. Gíup đảm bảo các khoản thời
gian về công tác thông báo quyết định thanh tra, đề cương thanh tra cũng như kết
luận thanh tra.
- Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, có phân cơng
trách nhiệm rõ ràng; kết quả cuộc thanh tra được các cơ quan, tổ chức, cá nhân hai
bên nhất trí vì thế vai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra được nâng lên rõ rệt.
18


2.3.2. Nhược điểm, rủi ro trong quá trình thanh tra
Quy trình thanh tra lao động về An tồn vệ sinh lao động được xây dựng trên
quy trình chuẩn nên chưa đề cập tính linh hoạt cũng như khơng lường trước được
các phát sinh có thể xảy ra. Một số rủi ro phát sinh:
Thứ nhất, khi thanh tra trực tiếp thanh kiểm tra tại xưởng và phỏng vấn cơng
nhân thì quy trình khơng thể hiện được tình huống phát sinh do câu trả lời thành thật
từ phía cơng nhân sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp hoặc trường hợp là công nhân
khơng hợp tác, cố tình che giấu sai phạm.
Thứ hai, khơng dự đốn được việc phát sinh bổ sung thêm nội dung thanh
tra trong quá trình thanh tra khi doanh nghiệp có sơ hở.
Thứ ba, đối với việc thanh tra theo kế hoạch, quy định về việc phải gửi quyết
định thanh tra đến đối tượng thanh tra trước khi tiến hành thanh tra có thể đã đánh
động khiến đối tượng thanh tra xóa dấu vết vi phạm, gây khó khăn cho hoạt động
thanh tra. Ngoài ra, quy định về việc công bố quyết định thanh tra trước khi thanh
tra đột xuất cũng gây nên những trở ngại tương tự, nhất là trong các lĩnh vực an

toàn vệ sinh lao động nói trên.
Thứ tư, cơng tác thanh tra đa số chỉ mới chú trọng khâu phát hiện, kiến nghị,
xử lý sai phạm, việc bảo đảm thực thi kết luận thanh tra chưa thực sự được quan
tâm. Trong khi đó, hiệu lực hiệu quả của công tác thanh tra phụ thuộc rất lớn vào
việc nhận thức và triển khai đầy đủ các kết luận, kiến nghị sau thanh tra được xử lý
như thế nào.

19


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THÉP POMINA 2
3.1. VỀ PHÍA ĐỒN THANH TRA
Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra
Nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả của hoạt động thanh tra chính là nhân
tố con người làm cơng tác thanh tra, bao gồm phẩm chất chính trị, năng lực chuyên
môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ thanh tra. Tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ cho các Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao
cấp và các công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành để có phẩm chất đạo
đức, kỹ năng, kỹ xảo...để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khi tiến hành thanh tra việc am hiểu những kiến thức chuyên môn cũng nhƣ
những kiến thức về lĩnh vực cần thanh tra rất quan trọng. Nó sẽ giúp đồn thanh tra
nhanh chóng phát hiện lỗi của doanh nghiệp và đủ tự tin để có thể phản biện lại
những ý kiến mang tính bào chửa lỗi từ phía doanh nghiệp.
Hai là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ
quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra
Việc có thêm một thành viên đúng chuyên ngành liên quan với mục đích sẽ
giúp đồn thanh tra chấp hành tốt hơn quy chế hoạt động của Đoàn. Cụ thể, bố trí

thêm 01 cán bộ có nghiệp vụ chun trách mảng an toàn, vệ sinh lao động đi theo.
Nhiệm vụ của người này là sẽ tổng hợp những nội dung theo yêu cầu, phối hợp với
cán bộ thu thập thơng tin trong q trình khảo sát, làm việc với chủ doanh nghiệp.
Hoạt động phối hợp trong khi khảo sát giúp cho công tác khảo sát được tiến hành
thực chất, có hiệu quả nhất đồng thời cũng hạn chế những sai phạm phát sinh trong
q trình thanh tra tại cơng ty.
Ba là, nâng cao chất lượng thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra
Trên thực tế, việc bắt buộc các đối tượng liên quan thực hiện đầy đủ các kết
luận, kiến nghị thanh tra là rất khó, bởi vì sau khi có kết luận thanh tra việc thi hành
kết luận thanh tra chủ yếu phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý và ý thức chấp
20


hành của đối tượng thanh tra, trong khi đây là khâu quyết định kết quả của quá trình
thanh tra tại cơng ty. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về quy trình kiểm tra, đơn đốc
thực hiện các kết luận thanh tra thống nhất trong tồn ngành; Có chế tài cụ thể về
pháp luật, tài chính, xử phạt đủ mạnh trong việc xử lý các đối tượng thanh tra, cơ
quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các kết luận thanh tra mà
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận thanh tra. Bên cạnh đó
cần tăng thẩm quyền cho các cơ quan thanh tra trong việc theo dõi, giám sát việc
thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra của phía cơng ty.
3.2. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP
Có thể thấy rằng phía doanh nghiệp chỉ cần tuân thủ đúng pháp luật về cơng
tác An tồn vệ sinh lao động đồng thời hỗ trợ và hợp tác cùng Đoàn thanh tra trong
quá trình thanh tra bao gồm chuẩn bị thanh tra, lúc tiến hành thanh tra và thậm chí
là thực hiện đầy đủ theo nội dung kết luận thanh tra yêu cầu.
Đây sẽ là biện pháp tối ưu nhất cho phía doanh nghiệp khi vừa đảm bảo sự
an toàn cho nhân viên của mình và quan trọng là gián tiếp giúp quá trình thanh tra
diễn ra sn sẻ và nhanh chóng.


21


PHẦN KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu đề tài: "Tiến hành thanh tra lao động tại công ty Cổ phần
thép Pomina 2" góp phần tạo ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống quy trình các
bước về Thanh tra lao động tại một doanh nghiệp, về thực trạng tổ chức và hoạt
động của Thanh tra lao động là như thế nào. Có thể nhìn nhận qua bài viết rằng
Đồn thanh tra đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tiến hành thanh tra lao động theo kế
hoạch đã định, cịn về phía doanh nghiệp cũng đã thể hiện sự hợp tác và hỗ trợ cho
Đồn thanh tra thực hiện tốt quy trình thanh tra lao động tại cơng ty mình tuy nhiên
vẫn khơng thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định.
Từ cơ sở trên, bài tiểu luận đã phân tích, đánh giá thực tiễn và đưa ra những
giải pháp đồng bộ trong việc hồn thiện quy trình về Thanh tra lao động. Trong đó
chú trọng các biện pháp xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật thanh tra, pháp luật Thanh tra lao động; công tác bồi dưỡng cán bộ Thanh tra
lao động; nâng cao chất lượng thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra.
Mong rằng với những giải pháp như trên có thể phần nào khắc phục những
thiếu sót và sai phạm của Đồn thanh tra và doanh nghiệp trong tương lai.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Dũng, 2017. Khó khăn trong cơng tác bảo đảm an tồn lao động tại Bà

Rịa - Vũng Tàu. Truy cập tại:
/>2. Trà Ngân, 2017. Tai nạn lao động: Cịn đó những nỗi đau khôn nguôi. Truy
cập tại: />3. Điều 237, 238 của Bộ Luật lao động năm 2012.
4. Điều 89 Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.

5. Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.
6. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về tổ chức, hoạt

động, quan hệ cơng tác của Đồn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một
cuộc thanh tra.
7. Trần Minh Đạt, 2018. Slides Bài giảng Thanh tra lao động. Đại học Lao

động – Xã hội (Cơ sở II).
8. Trang thông tin của công ty thép Cổ phần thép Pomina 2. Truy cập tại:

/>
PHỤ LỤC 01: QUYẾT ĐỊNH THANH TRA


SỞ LĐ – TB & XH TỈNH
BÀ RỊA–VŨNG TÀU
Số:

/QĐ - .….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 20 tháng 11 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
Về việc tiến hành thanh tra lao động theo kế hoạch tại công ty Cổ phần thép Pomina 2

Giám đốc Sở Lao động – Thương Binh & Xã Hội
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/04/2013 của chính phủ về tổ chức và
hoạt động của thanh tra ngành Lao Động – Thương Binh Xã Hội.
Xét đề nghị của giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thanh tra vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần thép Pomina 2
Thời kỳ thanh tra: Từ ngày 1/12/2017 tới này 15/12/2017.
Thời hạn thanh tra là 15 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Điều 2. Thành lập Đoàn thanh tra, gồm các ơng (bà) có tên sau đây:
1. Nguyễn Văn An, Trưởng đoàn thanh tra;
2. Phạm Văn Biên, Thanh tra viên;
3. Bùi Xuân Sang, thư ký đoàn thanh tra.
Điều 3. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ thanh tra về vấn đề an tồn vệ sinh lao động tại
Cơng ty Cổ phần thép Pomina 2.
Giao cho Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo, theo dõi, giúp Giám đốc sở LĐ-TBXH xử
lý hoặc trình Giám đốc sở LĐ-TBXH xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đồn thanh
tra.
Điều 4. Các ơng (bà) có tên tại Điều 2 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lưu:…

Giám đốc Sở Lao động–Thương Binh & Xã Hội
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 02: KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THANH TRA



SỞ LĐ – TB & XH TỈNH
BÀ RỊA–VŨNG TÀU
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/QĐ - .….

Vũng Tàu, ngày 21 tháng 11 năm 2017

KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THANH TRA
Thực hiện Quyết định thanh tra số 123 ngày 20/06/2017 của Sở lao động Thương
binh và Xã hội thành phố Vũng Tàu về việc thanh tra về an toàn vệ sinh lao động tại Cơng
ty Cổ phần thép Pomina 2, Đồn thanh tra lập kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
I. Mục đích, u cầu
1. Mục đích kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của cơng ty.
2. u cầu phía thanh tra thu thập tài liệu và gửi cho giám đốc sở không qu á 15 ngày từ
ngày được giao nhiệm vụ
II. Nội dung
Kiểm tra việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại nơi sản xuất
III. Phương pháp tiến hành thanh tra
Tổng hợp dữ liệu hồ sơ và qua phỏng vấn người lao động
IV. Tổ chức thực hiện
NHIỆM VỤ
Phê duyệt quyết định thanh tra
Lập kế hoạch thanh tra
Soạn và gửi đề cương thanh tra
Soạn thảo câu hỏi phỏng vấn
phía đại diện cơng ty và người

lao động
Thông báo công bố quyết định
thanh tra
Nghiên cứu hồ sơ - tài liệu của
công ty cũng cấp
Trực tiếp tiến hành thanh tra
tại công ty
Xây dựng báo cáo kết quả
thanh tra
Xây dựng kết luận thanh tra
Phê duyệt kết luận thanh tra

THỜI GIAN
20/11/2017
21/11/2017
22/11/2017 –
23/11/2017
22/11/2017 –
24/11/2017
25/11/2017

THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Văn An
Phạm Văn Biên
Bùi Xuân Sang
Phạm Văn Biên
Bùi Xuân Sang

27/11/2017 –
30/11/2017

1/12/2017

Cả Đoàn thanh tra

3/12/2017 – 6/12/2017

Cả Đoàn thanh tra

Cả Đoàn thanh tra

7/12/2017 – 11/12/2017 Phạm Văn Biên
12/12/2017
Nguyễn Văn An

Các thành viên trong đoàn thanh tra sẽ được cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ,
giấy tờ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cho mỗi thành viên.


×