Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thẩm định chỉ tiêu vi sinh môi trường sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn WHO GMP tại công ty dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 64 trang )

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ con người. Sản xuất thuốc đạt chất lượng
cao, hiệu quả và thoả mãn khách hàng là mục tiêu và cũng
là nhiệm vụ trọng tâm của ngành dược. Để đạt được mục tiêu
trên, từ năm 1996, Bộ Y Tế ra quyết đònh chính thức áp dụng
tiêu

chuẩn

Thực

hành

sản

xuất

thuốc

tốt

(GMP,

Good

manufacturing practices) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) tại Việt Nam nhằm thống nhất hóa và đồng bộ hóa
các tiêu chuẩn trong sản xuất thuốc.
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc chính là môi trường sản xuất. Vì vậy GMP yêu cầu


phải kiểm soát chất lượng của môi trường sản xuất. Chất
lượng môi trường sản xuất được đánh giá thông qua rất nhiều
thông số khác nhau như chênh lệch áp suất giữa các khu vực
có cấp độ sạch khác nhau, số lần trao đổi không khí, nhiệt độ,
độ ẩm, tiểu phân không khí, tiểu phân vi sinh,…., trong đó kiểm
soát vi sinh là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng vì đây là
nguồn gốc gây ô nhiễm trực tiếp vào thuốc. ASEAN GMP quy
đònh “Phải có biện pháp vệ sinh và tiêu chuẩn vệ sinh ở mức
cao trong mọi khía cạnh của sản xuất như vệ sinh con người, vệ
sinh nhà xưởng, vệ sinh thiết bò máy móc, vệ sinh nguyên liệu,
bao bì và tất cả những gì có thể gây ô nhiễm sản phẩm.
Phải có một chương trình toàn diện về các biện pháp vệ sinh
hoàn chỉnh để loại trừ được các nguồn gốc gây ô nhiễm có
thể có ...”.[5]
Trong quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn GMP, công ty Dược Trang thiết bò y tế Bình Đònh (Bidiphar) đã rất chú trọng đến
khâu thiết kế nhà xưởng, lắp đặt hệ thống HVAC (heating,
ventilation and air conditioning system) và tuân thủ nghiêm ngặt
các qui trình vệ sinh đã được thẩm đònh và ban hành. Vì vậy


chất lượng môi trường sản xuất đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn
ASEAN GMP.
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh trên thò
trường, thúc đẩy việc xuất khẩu và tiến tới hội nhập toàn
cầu trong lónh vực dược phẩm, năm 2005 bộ Y tế yêu cầu các
đơn vò sản xuất thuốc triển khai và áp dụng nguyên tắc ”Thực
hành sản xuất thuốc tốt” theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Theo WHO GMP, tiêu chuẩn chất lượng của môi trường sản xuất
càng khắt khe và chặt chẽ hơn.

Để đáp ứng yêu cầu này, Bidiphar đang xúc tiến quá trình
chuyển đổi từ ASEAN GMP sang WHO GMP và một trong các chương
trình hành động là phải kiểm soát môi trường sản xuất đạt
theo những yêu cầu của WHO GMP. Vì vậy mục tiêu của đề tài
là:

Thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh môi trường sản xuất đáp
ứng theo tiêu chuẩn WHO GMP tại Công ty Dược – Trang
thiết bò y tế Bình Đònh
Để thực hiện mục tiêu này, nội dung thực hiện gồm:
1. Xây dựng các tài liệu liên quan đến thẩm đònh chỉ tiêu vi
sinh.
-

Qui trình thao tác chuẩn (SOP, Standard operating Procedure)
thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh các bề mặt tại các khu vực
sản xuất.

-

Qui trình thao tác chuẩn (SOP) thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh
không khí trong các khu vực sản xuất.

-

Đề cương thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh các bề mặt tại các
khu vực sản xuất.

-


Đề cương thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh không khí trong các
khu vực sản xuất.


2. Tiến hành thẩm đònh theo đề cương đã được phê duyệt.
3. Bàn luận và đề nghò.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ GMP
2.1.1. Khái niệm GMP
GMP là hệ thống những qui đònh chung hay hướng dẫn nhằm
đảm bảo cho nhà sản xuất luôn tạo ra sản phẩm đạt tiêu
chuẩn chất lượng đã đăng ký và an toàn khi sử dụng.[5]
GMP là một phần của đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo
rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được
kiểm soát theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với mục
đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các qui đònh của
giấy phép lưu hành.[6]

2.1.2. Mục đích của GMP
GMP được triển khai nhằm đảm bảo một cách chắc chắn rằng
sản phẩm được sản xuất một cách ổn đònh, đạt chất lượng qui
đònh, phù hợp với mục đích sử dụng đã đề ra. GMP đề cập đến
mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng
thuốc.[5]

2.1.3. Nguyên tắc cơ bản trong GMP
Nguyên tắc cơ bản của GMP trước hết là hướng đến loại bỏ
các nguy cơ dễ xảy ra trong sản xuất dược phẩm. Những nguy cơ
này về cơ bản được chia làm hai dạng: nhiễm chéo (đặc biệt là

nhiễm các yếu tố tạp nhiễm không dự đoán trước) và lẫn
lộn.
Những nguyên tắc cơ bản trong GMP là:


- Viết ra những gì cần làm.
- Làm theo những gì đã viết
- Ghi các kết quả vào hồ sơ
- Thẩm đònh các qui trình
- Sử dụng thiết bò hợp lý
- Bảo trì thiết bò theo kế hoạch
- Đào tạo thường xuyên và cập nhật
- Gìn giữ sạch sẽ và ngăn nắp
- Cảnh giác cao về chất lượng
- Kiểm tra việc thực hiện đúng

2.1.4. Các yếu tố cơ bản trong GMP:
Theo GMP thì 5 yếu tố cơ bản tác động đến quá trình sản xuất
và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm là:
- Môi trường sản xuất
- Nguyên vật liệu
- Con người
- Qui trình ( hồ sơ tài liệu )
- Thiết bò
Môi trường Nguyên vật liệu Con người

Chất lượng
thuốc
Hồ sơ tài liệu
Hình 2. 1.


Thiết bò
5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc

Trong quá trình sản xuất 5 yếu tố này đều có vai trò quan trọng
như nhau, không được xem nhẹ yếu tố nào.
2.1.4.1. Môi trường sản xuất


Môi trường sản xuất là một trong những yêu cầu quan trọng
đối với các xí nghiệp sản xuất dược phẩm. Việc thiết kế các
hệ thống hậu cần, các thiết bò sản xuất, luồng di chuyển
nhân viên, luồng di chuyển nguyên liệu, chương trình vệ sinh và
tẩy uế,…là những yếu tố khác có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng môi trường.
+ Nhà xưởng:
- Phải được xây dựng tại vò trí thuận lợi nhất, tránh sự lây
nhiễm hay các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài vào nhà xưởng
hay từ bên trong nhà xưởng ra môi trường và dân cư.
- Phải được thiết kế và bố trí sao cho: thuận tiện cho việc
sản xuất, hiệu quả cho việc giao thông, hợp lý cho việc bố trí
thiết bò và nguyên liệu, dễ dàng cho việc bảo trì và sửa chữa,
thuận lợi và hiệu quả khi làm vệ sinh, được lắp đặt đầy đủ
và khoa học các hệ thống ống dẫn, thông khí, điện,….
- Phải có các khu vực sản xuất với các cấp độ sạch
khác nhau phù hợp về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự thông
gió,…..cho từng công đoạn sản xuất. Hệ thống HVAC đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng môi trường
sản xuất, bảo vệ sản phẩm và bảo vệ người lao động. Nó
ảnh hưởng trực tiếp và qui đònh các thông số: nhiệt độ, độ

ẩm, áp suất, vi sinh và tiểu phân trong khu vực sản xuất.
- Phải có những khu vực đặc biệt cho các mục đích khác
nhau, tách biệt hẳn với khu vực căntin, toilet, phòng thay trang
phục bình thường, bồn rửa,…..
- Vật liệu xây dựng sàn, trần, tường phải tốt, đảm bảo
không thấm, rắn chắc, chòu được sự lau chùi, tẩy uế và thao
tác. Mặt trong của sàn, trần, tường phải nhẵn bóng, không rò
rỉ, không nứt nẻ, không có kẽ hở, không bong tróc sơn, các
chỗ tiếp giáp phải được dán kín và cho phép làm vệ sinh hiệu
quả.[6]
+ Vệ sinh:


- Vệ sinh cá nhân: Tất cả nhân viên cần được kiểm tra
sức khoẻ trước và khi đang tuyển dụng, phải được đào tạo về
thực hành vệ sinh cá nhân. Tất cả nhân viên tham gia sản
xuất phải tuân thủ các qui đònh vệ sinh cá nhân ở mức độ
cao. Nhân viên không được phép tham gia sản xuất khi tình trạng
sức khoẻ có ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm. Và phải báo
cho phụ trách bộ phận những tình trạng có thể ảnh hưởng bất
lợi đến sản phẩm.
- Vệ sinh nhà xưởng, thiết bò: có qui trình thao tác chuẩn
(SOP) hướng dẫn làm vệ sinh nhà xưởng, thiết bò ngay sau khi sử
dụng, giữa các ca sản xuất, hay sau đợt nghỉ dài ngày. Các
hướng dẫn làm vệ sinh phải được thẩm đònh .
2.1.4.2. Nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu bao gồm tất cả các thành phần tham
gia vào quá trình tạo ra sản phẩm: nguyên liệu ban đầu, nguyên
vật liệu đóng gói, khí, dung môi, chất phụ gia, thuốc thử, và
các vật liệu nhãn mác,...

- Tất cả nguyên vật liệu phải được kiểm tra chất lượng và
có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào sản
xuất.
- Những nguyên liệu dùng cho vệ sinh, bôi trơn thiết bò,
kiểm soát côn trùng đều không được tiếp xúc trực tiếp với
sản phẩm.[6]
- Tất cả nguyên liệu đầu vào và thành phẩm phải được
biệt trữ ngay sau khi nhận hoặc chế biến, cho đến khi chúng
được xuất đem sử dụng hoặc phân phối.
- Tất cả nguyên liệu đầu vào và thành phẩm phải được
bảo quản trong điều kiện phù hợp do nhà sản xuất qui đònh và
theo trật tự giúp phân biệt các lô và xuất kho theo nguyên tắc
FEFO ( hết hạn trước ra trước ).
2.1.4.3. Con người
- Việc thiết lập và duy trì một hệ thống đảm bảo chất
lượng đạt yêu cầu phụ thuộc vào yếu tố con người. Vì vậy phải


có đủ nhân viên có trình độ để thực hiện tất cả các công
việc thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà sản xuất.
- Cần có đủ nhân viên có trình độ chuyên môn cũng như
kinh nghiệm thực tế cần thiết. Trách nhiệm giao cho cá nhân
không quá nhiều khiến có thể dẫn đến nguy cơ đối với chất
lượng sản phẩm.
- Tất cả các nhân viên phải nắm được các nguyên tắc
GMP có ảnh hưởng tới họ và phải được đào tạo ban đầu cũng
như đào tạo liên tục những vấn đề liên quan đến nhu cầu công
việc của họ, kể cả các hướng dẫn vệ sinh. Tất cả các nhân
viên đều được khuyến khích ủng hộ việc xây dựng và duy trì
các tiêu chuẩn chất lượng cao.

-

Cần tiến hành các bước đề phòng người không có

nhiệm vụ vào khu vực sản xuất, bảo quản và kiểm tra chất
lượng. [6]
2.1.4.4. Hồ sơ tài liệu:
Nguyên tắc: hồ sơ tài liệu tốt là một bộ phận thiết yếu
của hệ thống đảm bảo chất lượng. Mục đích của û hồ sơ tài
liệu là để xác đònh những tiêu chuẩn và qui trình cho tất cả
các nguyên vật liệu và xác đònh phương pháp sản xuất cũng
như kiểm tra chất lượng; để đảm bảo mọi nhân viên có liên
quan đến sản xuất đều hiểu cần phải làm gì vào lúc nào;
đảm bảo cho những người được ủy quyền có tất cả các
thông tin cần thiết khi quyết đònh cho một lô thuốc ra thò
trường; và đảm bảo có những bằng chứng trên hồ sơ, có thể
tìm lại được và cung cấp cho thanh tra những hồ sơ cũng như
những đầu mối để tiến hành điều tra. Hồ sơ tài liệu đảm bảo
có số liệu cần thiết cho việc thẩm đònh, rà soát và phân tích
thống kê. Việc thiết kế và sử dụng hồ sơ tài liệu tùy thuộc
vào nhà sản xuất. Trong một số trường hợp một vài hoặc
toàn bộ các tài liệu mô tả dưới đây được gộp chung với nhau,
nhưng thường chúng được tách riêng.[5]


Qui đònh chung:
- Hồ sơ, tài liệu cần được thiết kế, soạn thảo, rà soát và
phân phát một cách thận trọng, phải được người có thẩm
quyền phù hợp phê duyệt, không được thay đổi khi chưa được
phép.[5]

- Hồ sơ, tài liệu phải có nội dung rõ ràng, được rà soát và
cập nhật kòp thời. Những hồ sơ tài liệu đã thay thế phải được
lưu lại trong thời gian phù hợp.
- Mọi hoạt động quan trọng liên quan đến sản xuất đều phải
được ghi chép đầy đủ, kòp thời vào hồ sơ để có thể truy ngược
lại được, và phải được lưu giữ cho đến ít nhất 1 năm sau khi
thành phẩm liên quan hết hạn. Trong thời gian lưu giữ, số liệu
phải luôn luôn sẵn sàng khi cần truy cập.[6]
2.1.4.5. Thiết bò:
- Thiết bò dùng trong sản xuất thuốc phải được thiết kế và
cấu tạo hợp lý, phải có kích thước phù hợp và được đặt đúng
vò trí để góp phần vào việc đảm bảo chất lượng của từng
sản phẩm và đảm bảo việc sản xuất liên tục, thuận lợi cho
việc làm vệ sinh cũng như bảo trì sửa chữa.[5]
- Thiết bò đưa vào sản xuất phải được đánh giá, thẩm đònh
hiệu năng và phù hợp mục đích sản xuất, không thôi tạp chất
và dễ làm vệ sinh để tránh ô nhiễm chéo. Các thiết bò phải
có hồ sơ, hướng dẫn sử dụng, nhật ký sử dụng.
- Các thiết bò đo lường phải có khoảng và độ chính xác
phù hợp với mục đích sử dụng và phải được hiệu chuẩn theo
lòch.
- Việc lắp đặt và bố trí thiết bò phải hợp lý nhằm hạn chế
đến

mức tối thiểu

sự tạp nhiễm và tạo không gian thông

thoáng tránh ùn tắc, lẫn lộn.


2.1.5. Lợi ích khi áp dụng GMP
- Ổn đònh chất lượng sản phẩm, giảm thiểu những chi phí hư
hỏng


- Nâng cao trách nhiệm của mọi người tham gia vào quá trình
sản xuất.
- Nâng cao uy tín của cơ cở vì thế tăng đầu ra cho sản
phẩm.[9]

2.2. MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT
2.2.1. Giới thiệu
Theo GMP, môi trường sản xuất là một trong 5 yếu tố quan trọng
góp phần quyết đònh chất lượng cuả sản phẩm. Vì vậy môi
trường sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ. Yêu cầu về
chất lượng môi trường sản xuất phụ thuộc vào qui trình sản
xuất và bản chất của sản phẩm sản xuất trong môi trường
đó.
Hệ thống HVAC một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo
chất lượng môi trường sản xuất, bảo vệ sản phẩm và bảo
vệ người lao động. Nó ảnh hưởng trực tiếp và qui đònh các
thông số: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, vi sinh và tiểu phân trong
khu vực sản xuất. Ngoài ra việc thiết kế các hệ thống hậu
cần, các thiết bò sản xuất, luồng di chuyển nhân viên, luồng di
chuyển nguyên vật liệu, chương trình vệ sinh và tẩy uế,…là
những yếu tố khác có ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi
trường.
Để đảm bảo môi trường sản xuất đang ở trong tình trạng được
kiểm soát, hay nói cách khác là để đảm bảo các thông số
chất lượng môi trường còn nằm trong giới hạn cho phép, các

nhà sản xuất phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng
không khí, các bề mặt (nhà xưởng, thiết bò,....), công nhân và
nguồn nước sử dụng trong sản xuất theo một chương trình gọi là
Chương trình kiểm soát môi trường (Enviromental monitoring
program) [8].
Chương trình kiểm soát môi trường mô tả chi tiết các qui trình
và các phương pháp được dùng để xác đònh số lượng tiểu


phân và vi sinh vật trong môi trường được kiểm soát (bao gồm
không khí, các bề mặt và vật dụng cá nhân). Chương trình chỉ
rõ vò trí lấy mẫu, tần số lấy mẫu và hướng dẫn các biện
pháp khảo sát và sửa chữa cần tiến hành khi mức cảnh báo
hay mức hành động vượt quá. [8]
Môi trường được kiểm soát là khu vực bất kỳ trong hệ thống
sản xuất thuốc mà số lượng tiểu phân không khí và số lượng
vi sinh vật trong đó được kiểm soát để không vượt quá một
giới hạn cho phép mà các hoạt động sản xuất diễn ra trong khu
vực đó đòi hỏi. [8]
Chất lượng môi trường sản xuất được được thể hiện qua nhiều
thông số khác nhau như chênh lệch áp suất giữa các khu vực
khác nhau, số lần trao đổi không khí, kiểu luân chuyển của
luồng không khí (airflow), nhiệt độ, độ ẩm, tiểu phân không khí,
tiểu phân vi sinh,…

2.2.2. Phân loại cấp sạch môi trường sản xuất:
Dựa vào số lượng tiểu phân trong không khí có kích thước từ 0,5
µm trở lên để phân loại cấp độ sạch cuả môi trường sản
xuất, theo bảng 2.1.


Bảng 2.1. Phân loại cấp độ sạch theo số lượng tiểu phân trong
không khí [6]

Cấp sạch

Số lượng tối đa các tiểu phân cho phép
trong 1 m3 không khí


Trạng thái nghỉ
WHO

ASEAN

A

Trạng thái động

0,5 – 5 µm

> 5 µm

0,5 – 5 µm

> 5 µm

3 500

0


3 500

0

B

I

3 500

0

3 500

2 000

C

II

350 000

2 000

3 500 000

20 000

D


III

3 500 000

20 000

Không qui

Không qui

đònh

đònh

Bảng phân loại trên chỉ dựa trên kích thước và số lượng tiểu
phân mà không quan tâm đến bản chất sống của chúng, tuy
nhiên công nghiệp Dược lại chú ý đến các tiểu phân sống ( vi
sinh vật ). Vì vậy giới hạn vi sinh vật đã được đưa vào tiêu
chuẩn phân loại khu vực sạch của công nghiệp dược và thiết bò
y tế, được nêu trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3.
Bảng 2.2. Giới hạn vi sinh vật theo cấp độ sạch của WHO GMP
[6]

Cấp
sạch
theo Who

Lấy mẫu
không khí
(CFU/ m3

kk)

Đặt đóa
thạch
( 90 mm )
(CFU/ đóa/ 4
giờ

Đóa thạch
tiếp xúc
( 55 mm )
( CPU/ đóa )

A
B
C

<3
10
100

<3
5
50

<3
5
25

D


200

100

50

In găng
tay
( 5 ngón
tay )
(CFU/
găng)
<3
5
Không qui
đònh
Không qui
đònh

Bảng 2.3. Giới hạn vi sinh vật theo cấp độ sạch của ASEAN GMP
[5]
Cấp sạch theo
ASEAN

Giới hạn VSV/ m3
kk)

I
II

III

≤ 5
≤ 100
≤ 500


So sánh giới hạn vi sinh vật theo cấp độ sạch của ASEAN GMP và
WHO GMP thì qui đònh của WHO chặt chẽ hơn và cũng khắt khe
hơn. Sự khác nhau được nêu trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. So sánh giới hạn vi sinh vật theo cấp độ sạch giữa
ASEAN và WHO

Tiêu chí so sánh
Cấp độ sạch
Lấy mẫu k.khí

Giơ
ùi
hạ
n
VSV

G.hạn VSV/ m3 kk
Đặt đóa thạch (90

ASEAN GMP
I



II
≤ 100

III


5
500
Không qui đònh

WHO GMP
A
<3

B
10

C
100

D
200

<3

5

50

100


<3

5

25

<3

5

Khô

Khôn

ng

g qui

qui

đònh

mm)
(CPU/ đóa/ 4 giờ
Điã thạch tiếp
xúc
(55 mm) (CPU/điã)

In găng tay( 5

ngón)
(CPU/găng)

Không qui đònh
Không qui đònh

50

đònh

Yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật của mỗi dạng thuốc khác nhau
nên đòi hỏi chất lượng môi trường sản xuất cũng khác nhau.
Tùy theo dạng thuốc mà bố trí khu vực sản xuất phù hợp với
từng cấp độ sạch khác nhau. Sự bố trí được nêu trong Hình 2.2.


Cấp
Chốt gió

Cấp

Chốt gió

Lấy mẫu, cân nguyên
liệu, pha chế và đóng gói
cấp 1 thuốc vô trùng
có tiệt trùng cuối.

D
C

Khóng
Đóng
cấp
góigói
cấp
2 và những
Lấy
mẫu,
cân
Kiểm
hoạt động khác nguyên
liệu,
pha
nghiệm
nguyên
liệu
chế và đóng gói
- Đóng
lấy mẫu
gói cấp 1 thuốc không
- pha chế
vô trùng
- lần
đóngII
gói lần Thuốc nhỏ mắt
I Rửa chai lọ

Cấp

B


Cấp
ALA
F

Lấy mẫu, cân nguyên
liệu, pha chế và đóng
gói cấp 1 thuốc vô
trùng
không
tiệt
trùng cuối
Thuốc nhỏ mắt

Hình 2.2. Mô hình bố trí hoạt động sản xuất theo cấp độ sạch [1]

2.3. GIỚI THIỆU VỀ Ô NHIỄM
2.3.1. Khái niệm
Ô nhiễm bao gồm tạp nhiễm và nhiễm chéo.
- Tạp nhiễm: là sự nhiễm không mong muốn các tạp chất
có bản chất hóa học hoặc vi sinh, hoặc tiểu phân lạ vào một
nguyên liệu ban đầu hoặc sản phẩm trung gian trong quá trình
sản xuất, lấy mẫu, đóng gói hoặc đóng gói lại, bảo quản
hoặc vận chuyển.[6]
- Nhiễm chéo: việc nhiễm một nguyên liệu ban đầu, sản
phẩm trung gian hoặc thành phẩm vào một nguyên liệu ban
đầu, sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm khác trong quá trình
sản xuất.[6]
Sự lây nhiễm có thể do bụi, vật lạ, vi sinh vật từ bên trong khu
vực sản xuất, bảo quản ra môi trường bên ngoài hay từ môi

trường bên ngoài vào khu vực sản xuất hoặc khu vực bảo
quản.[11]


2.3.2. Phân loại ô nhiễm:
- Ô nhiễm sinh học: do súc vật, vi sinh vật như nấm mốc,
vi khuẩn...
- Ô nhiễm hóa học: do các hoạt chất của các sản
phẩm với nhau.
- Ô nhiễm vật lý: các tác nhân vật lý như bụi bẩn, dò
vật, mùi, màu...

2.3.3. Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm
- Bố trí các khu vực ( sản xuất, kho tàng, kiểm tra chất
lượng,….) không phù hợp điều kiện vệ sinh môi trường.
- Không phân vùng rõ rệt các cấp sạch khác nhau trong
sản xuất.
- Lắp đặt hệ thống làm lạnh không riêng biệt ( chung
AHU ). Hệ thống HVAC không được thẩm đònh.
- Các cấp lọc trong hệ thống không phù hợp.
- Đường đi của nguyên liệu không đảm bảo qui trình một
chiều.
- Đường đi của công nhân không tuân thủ qui đònh từ
vùng đen, trung chuyển, airlock, vùng xám, vùng trắng.
- Qui trình vệ sinh không được thẩm đònh ( vết hoạt chất
nhiễm chéo giữa các sản phẩm, vết chất tẩy rửa nhiễm vào
sản phẩm, vi sinh vật gây ô nhiễm sản phẩm,…)
- Công nhân không tuân thủ qui trình vệ sinh công nghiệp (
trang phục bảo hộ lao động, qui trình rửa tay, thay trang phục, giày
dép, di chuyển,…)

- Không lắp đặt hệ thống xử lý chất thải công nghiệp
( gây nhiễm từ trong ra ngoài và ngược lại )
- Hệ thống hồ sơ tài liệu không hoàn chỉnh, gây nhầm
lẫn [11]
Tất cả các yếu tố trên có thể độc lập hoặc phối hợp cùng
nhau để gây nên sự ô nhiễm chéo.

2.3.4. Biện pháp ngăn cản


Các tác nhân gây ô nhiễm nếu không được phát hiện và
ngăn cản kòp thời sẽ là nguồn gây ô nhiễm trầm trọng cho
sản phẩm, và việc khắc phục hậu quả là vô cùng khó khăn.
Để hạn chế và ngăn cản sự ô nhiễm phải có một chương trình
toàn diện:
- Nhân sự được bố trí hợp lý và được đào tạo liên tục
- Cơ sở, nhà xưởng hợp lý
- Sử dụng hệ thống sản xuất khép kín
- Qui trình vệ sinh hợp lý, được thẩm đònh và đạt hiệu quả
cao
- Mức độ bảo vệ các sản phẩm hợp lý
- Trang bò hệ thống lọc không khí hiệu năng cao [11]

2.4. GIỚI THIỆU THẨM ĐỊNH
2.4.1. Khái niệm thẩm đònh
Chất lượng thuốc phải được xây dựng từ quá trình sản xuất,
song quá trình này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
( nhà xưởng, nguyên liệu, thiết bò, môi trường, tài liệu,…). Vì
vậy nhà sản xuất thuốc phải xác đònh cho được các yếu tố
ảnh hưởng và xây dựng các mức có thể chấp nhận được của

các yếu tố ảnh hưởng đó nhằm thiết lập những hệ thống
kiểm soát quá trình sản xuất với sự xác đònh rõ các mức
cảnh báo và các mức báo động [2]. Sau khi xây dựng các mức
có thể chấp nhận được nhà sản xuất thuốc phải tiến hành
thẩm đònh xem các yếu tố ảnh hưởng có được đảm bảo ở
mức độ cao rằng không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và
chắc chắn cho ra những sản phẩm đạt chất lượng mong muốn
một cách ổn đònh không?
Thẩm đònh (validation) là sự áp dụng những nguyên tắc khoa học
và thống kê để thiết lập những chứng cứ bằng tài liệụ,
đảm bảo ở mức độ cao rằng quá trình sản xuất cho ra sản
phẩm đạt chất lượng mong muốn một cách ổn đònh. [2]
Bản thân thẩm đònh không cải thiện quá trình sản xuất. Thẩm
đònh chỉ có thể khẳng đònh hay phủ đònh quá trình sản xuất


phù hợp và được kiểm soát. Tốt nhất là bất kỳ hoạt động
sản xuất nào cũng được thẩm đònh. [6]

2.4.2. Những lợi ích của việc thẩm đònh
- Nâng cao hiểu biết về qui trình, giảm nguy cơ xảy ra sự cố
trong qui trình vì thế đảm bảo qui trình hoạt động một cách
hiệu quả.
- Giảm nguy cơ chi phí cho những sai hỏng.
- Giảm nguy cơ vi phạm những qui đònh của cơ quan quản lý.
- Một qui trình được thẩm đònh đầy đủ sẽ không cần có
nhiều kiểm tra trong quá trình sản xuất cũng như kiểm
nghiệm cuối cùng [6].

2.4.3. Đối tượng thẩm đònh

Đối tượng thẩm đònh bao gồm tất cả các yếu tố có liên quan
đến quá trình sản xuất. Các đối tượng cần thẩm đònh xem Hình
2.3

Nhà xưởng
Thiết bò
Nguyên liệu

Quá
trình

Môi trường

Sản
phẩ
m

Hệ thống kỹ
thuật
Qui trình
Hình 2.3. Minh họa các đối tượng thẩm
đònh [2]

2.4.4. Loại hình thẩm đònh
2.4.4.1. Kiểm đònh (Calibration)
Đối tượng áp dụng: các dụng cụ đo lường, phân tích hay kiểm
soát thuộc 2 khu vực :
- Sản xuất: cân, nhiệt kế, ẩm kế, áp kế,….
- Kiểm nghiệm: cân phân tích, pH kế, quang phổ kế,….[2]



2.4.4.2. Thẩm đònh (Validation)
Đối tượng áp dụng:
- Các qui trình: sản xuất, phân tích và thao tác chuẩn.
- Môi trường: không khí, bề mặt tiếp xúc, nước [2].
2.4.4.3.Đánh giá (Qualification): tiến hành đánh giá các quá
trình thiết kế, lắp đặt, vận hành, hiệu năng của các đối tượng
sau:
- Hệ thống thiết bò máy móc sản xuất.
- Hệ thống thiết bò kỹ thuật [2]

2.4.5. Tài liệu thẩm đònh:
- SOP thẩm đònh
- Kế hoạch thẩm đònh gốc
- Đề cương thẩm đònh
- Báo cáo thẩm đònh [2]
2.4.5.1. Đề cương thẩm đònh
- Đề cương thẩm đònh là một tài liệu mô tả các hoạt
động sẽ được tiến hành trong quá trình thẩm đònh, kể cả các
tiêu chuẩn được chấp nhận, để duyệt một qui trình sản xuất
hay một phần của nó, cho sử dụng thường qui.[6]
- Nội dung của một đề cương thẩm đònh gồm:
+ Mục đích
+ Người thực hiện và trách nhiệm
+ Danh sách thiết bò
+ Thông số chủ yếu
+ Đánh giá nguy cơ (lựa chọn trường hợp xấu nhất)
+ Tiêu chuẩn chấp nhận
+ Sơ đồ và kế hoạch lấy mẫu
+ Phương pháp tiến hành

+ Phân công trách nhiệm
2.4.5.2. Báo cáo thẩm đònh:
Báo cáo thẩm đònh là một tài liệu tập hợp những ghi chép,
kết quả và các đánh giá của một chương trình thẩm đònh đã
hoàn thành. Báo cáo thẩm đònh cũng có thể có các đềâ
xuất cải thiện qui trình hoặc thiết bò, máy móc. [6]


Nội dung của một báo cáo thẩm đònh gồm:
- Mục đích
- Tài liệu đính kèm
- Tóm tắt kết quả
- Đánh giá và kết luận
- Ý kiến đề nghò

2.4.6. Giới thiệu về thẩm đònh môi trường sản
xuất
Thẩm đònh môi trường sản xuất nhằm chứng minh rằng chất
lượng môi trường
sản xuất không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay nói
cách khác là để đảm bảo rằng các thông số chất lượng môi
trường còn nằm trong giới hạn cho phép. Các đối tượng thẩm
đònh gồm: không khí, bề mặt tiếp xúc và nguồn nước được
nêu trong Bảng 2.5

Bảng 2.5. Cc thông số thẩm đònh môi trường sản xuất
Đối tượng thẩm đònh
Không khí

Nước

Tường, sàn,
Bề

bàn,…

mặt

Thiết bò, dụng

tiếp
xúc

cụ
Nhân viên

Thông số thẩm đònh
Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ
bụi, giới hạn vi sinh, số lần trao
đổi khí
Tạp chất hóa học
Giới hạn vi sinh
Giới hạn vi sinh
Giới hạn vi sinh
Giới hạn cắn
Giới hạn vi sinh

Tùy theo khu vực sản xuất mà yêu cầu thẩm đònh có khác
nhau:
- Không quan trọng: khu hành chính, đóng gói cấp 2, kho,…



- Vừa phải: khu vực kiểm nghiệm,….
- Nghiêm ngặt: phòng lấy mẫu cấp phát, khu vực pha chế,
đóng gói cấp 1
Nội dung thẩm đònh môi trường sản xuất cơ bản là độ sạch,
đặc biệt là tiểu phân lạ và vi sinh vật. [2]
Thẩm đònh môi trường sản xuất được tiến hành theo một
chương trình chi tiết, cụ thể gồm những điểm chính sau:
- Vò trí lấy mẫu
- Tần số lấy mẫu
- Thời điểm lấy mẫu
- Kích cỡ mẫu
- Phương pháp lấy mẫu và thiết bò lấy mẫu
- Môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy
- Đánh giá kết quả
Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập
đến vấn đề thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh vật trong không khí, bề
mặt tiếp xúc ( nhà xưởng, thiết bò, dụng cụ,…) và nhân viên
trong khu vực sản xuất thuốc tiêm và thuốc viên.

2.4.7. Một số lưu ý khi thẩm đònh
2.4.7.1. Các điều kiện cần thiết trước khi thẩm đònh
- Các thiết bò sản xuất đã được đánh giá đạt ( đánh giá
lắp đặt và vận hành ).
- Nhân viên làm công tác vệ sinh phải được đào tạo về
lý thuyết và thực hành liên quan đến công tác vệ sinh .
- Các thiết bò dùng làm vệ sinh phải được đánh giá: máy
hút, máy rửa…
- Các tác nhân sử dụng trong khi làm vệ sinh phải được
thẩm đònh ( ví dụ các chất sát khuẩn …).

- Thẩm đònh thiết bò làm vệ sinh hay một tác nhân sử
dụng trong khi làm vệ sinh là nhằm chứng minh rằng các phương
tiện này phù hợp với phương pháp làm vệ sinh, không gây tổn


hại cho bề mặt vệ sinh, không phát sinh cũng như không đưa
vào các chất gây ô nhiễm.
- Các đối tượng cần thẩm đònh đã được vệ sinh sạch sẽ
và đúng theo hướng dẫn.
2.4.7.2. Lựa chọn “trường hợp xấu nhất”
Lựa chọn vò trí :
- Mỗi đối tượng thẩm đònh có hình thể và cấu trúc khác
nhau, do dó nguyên tắc lựa chọn vò trí để thẩm đònh là phải
chọn “trường hợp xấu nhất”. Chọn vò trí khó vệ sinh nhất, nguy
cơ nhiễm cao nhất.
- Đối với các máy móc thiết bò gần giống nhau về hình
thể và cấu tạo, sẽ
được lập thành một nhóm, khi đó việc thẩm đònh chỉ cần tiến
hành trên máy có kích thước nhỏ.
- Khi đưa một thiết bò mới hay phòng mới vào sản xuất,
phải so sánh với “trường hợp xấu nhất”. Nếu thiết bò mới hay
phòng mới trở thành “trường hợp xấu nhất”, phải tiến hành
thẩm đònh lại, ngược lại sẽ được coi như là đã thẩm đònh.
- Các phòng sản xuất có cấp độ sạch giống nhau và qui
trình vệ sinh tương tự nhau nhưng các hoạt động sản xuất có thể
khác nhau, khi đó việc thẩm đònh chỉ cần tiến hành tại phòng
mà hoạt động sản xuất diễn ra nhiều nhất và có ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm cao nhất.
Lựa chọn tác nhân tẩy rửa
Tác nhân tẩy rửa cũng được xem là tác nhân gây ô nhiễm

mặc dù nó được sử dụng để hỗ trợ vệ sinh. Hầu hết tác
nhân tẩy rửa thường gồm vài thành phần khác nhau với chức
năng riêng biệt như tác nhân hoạt động bề mặt, tác nhân
phân lập.v.v….. Nói chung hầu hết các tác nhân tẩy rửa dùng


trong vệ sinh là những chất đã được nghiên cứu để sử dụng
cho ngành dược phẩm nên khá an toàn .
2.4.7.2.Tiêu chuẩn chấp nhận:
Trong luận văn này, tiêu chuẩn chấp nhận được phân thành
nhiều giới hạn tương ứng với nhiều mức độ khác nhau. Giới
hạn cho phép là giới hạn do WHO GMP qui đònh. Giới hạn an toàn,
giới hạn cảnh báo, giới hạn hành động là những mức giới hạn
do công ty Bidiphar xây dựng nhằm kiểm soát chặt chẽ và
nâng cao chất lượng môi trường sản xuất.
Giới hạn an toàn hay mức căn bản (base line) là giới hạn số vi
sinh vật chứng tỏ môi trường sản xuất ổn đònh và an toàn cho
chất lượng sản phẩm.
Giới hạn cảnh báo (Alert levels) là giới hạn số vi sinh vật mà
nếu vượt quá chứng tỏ đã có sự sai lệch nhẹ so với điều kiện
hoạt động bình thường, tuy không cần tiến hành những hành
động khắc phục nhưng đòi hỏi phải có những khảo sát bổ
sung để đảm bảo là quá trình sản xuất vẫn còn trong tầm
kiểm soát. [8]
Giới hạn hành động (Action levels) là giới hạn số vi sinh vật mà
nếu vượt quá chứng tỏ đã có sự sai lệch đáng kể so với điều
kiện hoạt động bình thường, cần phải xúc tiến ngay các biện
pháp khắc phục và sửa chữa để đưa các hoạt động sản xuất
về trạng thái bình thường. [8]
Các giới hạn này được xây dựng dựa vào kết quả của “Chương

trình giám sát chất lượng môi trường” ( Enviromental Monitoring
Program – chương trình EM). Các giới hạn này đáp ứng yêu cầu
của WHO GMP và phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.


CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯNG &
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. XÂY DỰNG TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN THẨM
ĐỊNH VI SINH
3.1.1. Đối tượng
Xây dựng các tài liệu sau:
-

SOP kiểm tra chỉ tiêu vi sinh các bề mặt trong khu vực sản

xuất.
- SOP kiểm tra chỉ tiêu vi sinh không khí trong khu vực sản xuất.
- Đề cương thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh các bề mặt trong khu vực
sản xuất.
- Đề cương thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh không khí trong khu vực sản
xuất.

3.1.2. Phương pháp tiến hành


Tham khảo tài liệu và biên soạn.

3.2. THẨM ĐỊNH CHỈ TIÊU VI SINH VẬT
3.2.1. Thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh bề mặt trong khu

vực sản xuất
3.2.1.1. Đối tượng thẩm đònh
- Bề mặt thiết bò, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp khâu hở sản
phẩm.
- Bề mặt tường, sàn, bàn các phòng (khu vực) sản xuất.
- Bề mặt găng tay, quần áo nhân viên trong khu vực sản xuất.
3.2.1.2. Phương pháp tiến hành: Được tiến hành cụ thể theo
“SOP thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh các bề mặt trong khu vực sản
xuất”.
Dưới đây là phần “Phương pháp lấy mẫu “ được trích từø “SOP
thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh các bề mặt trong khu vực sản xuất”.
Có hai phương pháp lấy mẫu để thẩm đònh chỉ tiêu vi sinh bề
mặt: phương pháp hộp tiếp xúc (contact plate) và phương pháp
quẹt (swabbing method)

a. Phương pháp hộp tiếp xúc (contact plate):
Nguyên tắc:
Dùng các hộp Petri đổ đầy thạch dinh dưỡng đã tiệt trùng để
lấy mẫu những bề mặt phẳng, sau đó đem ủ các hộp trong
thời gian thích hợp ở nhiệt độ quy đònh để xác đònh tổng số vi
sinh vật sống lại được. Có thể dùng môi trường dinh dưỡng
chuyên biệt cho việc đònh lượng đặc biệt nấm mốc, bào tử,
v.v…
Chuẩn bò dụng cụ, môi trường cần thiết:
- Môi trường dinh dưỡng: pha chế và tiệt trùng theo hướng dẫn
của nhà sản xuất.
+ Xác đònh vi khuẩn hiếu khí (VKHK): Tryptone Soy Agar vô trùng.


+ Xác đònh nấm mốc (NM): Sabouraud Dextrose Agar vô trùng.

(Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng môi trường
đa dụng : Casein soya bean digest agar (Caso agar). Môi trường này
phù hợp cho sự phát triển của cả VKHK và NM.)
- Hộp Petri sấy tiệt trùng 180°C/ ít nhất 1 giờ.
- Trong LAF vi sinh vô trùng tiến hành phân bố môi trường dinh
dưỡng vào đầy các hộp Petri vô trùng có đường kính 55 – 60
mm được thiết kế đặc biệt, sau khi thạch đông sẽ tạo thành
một mặt khum lồi lên khỏi thành hộp, có diện tích bề mặt
khoảng 25 – 30 cm2. Đậy các hộp thạch và đem ủ ở nhiệt độ 34
± 10C/ 48 giờ để theo dõi trước khi sử dụng. Loại các hộp có
dấu hiệu bò nhiễm vi sinh vật.
Hiện tại chúng tôi dùng hộp Petri thủy tinh thông thường có
đường kính 55 – 60 mm, diện tích bề mặt khoảng 25 – 30 cm2.

Hình 3.4. Hộp thạch tiếp xúc
- Mẫu đối chứng ( Blank ):
Trong quá trình phân bố môi trường 1 mẫu đối chứng sẽ được
sử dụng song song để đánh giá khách quan chất lượng không khí
trong LAF. Đặt 1 hộp thạch mở nắp suốt thời gian phân bố môi
trường cho đến khi các hộp môi trường dinh dưỡng vừa đổ
đông cứng hoàn toàn, sau đó hộp chứng sẽ được đậy nắp lại,
và ủ trong cùng điều kiện như thử nghiệm.


Mẫu đối
chứng

Hình 3.5. Phân bố môi trường vào hộp Petri đã tiệt trùng trong
LAF


Lấy mẫu và thử nghiệm:
- Quần áo : nhân viên lấy mẫu mang găng tay vô trùng, cẩn
thận mở nắp hộp Petri, áp bề mặt cần lấy mẫu ( tay áo hoặc
vùng áo ngang bụng) lên bề mặt thạch, dùng tay ấn nhẹ lên
bề mặt cần lấy mẫu cho tiếp xúc với toàn bộ bề mặt thạch.
Đậy nắp hộp Petri lại. Nhân viên lấy mẫu phải sát trùng găng
tay bằng cồn 70° trước khi lấy mẫu tiếp theo.
- Găng tay : nhân viên lấy mẫu mang găng tay vô trùng, cẩn thận
mở nắp hộp Petri, yêu cầu nhân viên đang vận hành sản xuất
lăn 5 ngón tay và lòng bàn tay (nếu có thể) lên bề mặt thạch.
Lưu ý người này phải rửa tay lại bằng cồn 70° trước khi tiếp tục
thao tác sản xuất.


×