Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Mẫu: Kế hoạch Quản lý dự án - LÊ HUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.51 KB, 21 trang )

MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
Dự án/Công trình……………….
Địa điểm………………………..

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

1


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
Dự án/Công trình: ……………….
Địa điểm: ………………………..

Phê duyệt
(Ký tên đóng dấu)

Kiểm tra


(Ký tên)

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

Ngày… tháng…. Năm…
Trình duyệt
(Ký tên)

2


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

Hướng dẫn áp dụng
Kế hoạch Quản lý dự án được Giám đốc dự án lập, ngay từ lúc chuẩn bị dự án, hoặc sau khi
Dự án đầu tư được phê duyệt.
Mẫu Kế hoạch quản lý dự án xây dựng là một tài liệu để giúp cho Giám đốc dự án xây dựng
Kế hoạch để quản lý và thực hiện dự án.
Là tài liệu tóm lược phạm vi công việc cần làm (WHAT), những giải pháp để quản lý dự án
(HOW) và khi nào thì xong dự án (WHEN) được áp dụng tại TTCLand.
Cơ sở soạn thảo Kế hoạch quản lý dự án dựa trên Quy chế tổ chức hoạt động của Ban QLDA
số 27/2017/QĐ-HĐQT ngày 13/4/2017 và các Quy trình quản lý dự án đã được han hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu cơ cấu tổ chức của Công ty thay đổi thì Ban QLDA cũng phải
điều chỉnh cho phù hợp.
Mẫu Kế hoạch được xây dựng để quản lý dự án lớn, khi sử dụng, tùy theo quy mô của dự án,
nhất là những dự án nhỏ và có kỹ thuật đơn giản các Kỹ sư có thể đơn giản hóa bằng cách

tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi để quản lý và điều chỉnh Sơ đồ tổ chức, phân công nhiệm vụ
theo yêu cầu của dự án.
Mẫu này giúp cho việc lập ”Kế hoạch quản lý dự án” nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, Giám
đốc dự án trình Kế hoạch QLDA cho cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi Kế hoạch được
phê duyệt, Giám đốc dự án có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên hiểu rõ cùng thực hiện,
mọi sự thay đổi sẽ được bổ sung và thường xuyên cập nhật Kế hoạch quản lý dự án.

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

3


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TÓM TẮT QUY MÔ DỰ ÁN
1.Tóm tắt quy mô dự án, phạm vi công việc
2.Mục tiêu dự án
3.Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình
4.Giải pháp thi công
5.Tiến độ tổng quát của dự án
6.Các yêu cầu đặc biệt của dự án
7.Định nghĩa dự án hoàn thành
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLDA
1. Sơ đồ tổ chức

2. Phân công nhiệm vụ
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.Quản lý tiến độ
2.Quản lý phạm vi và khối lượng
3.Quản lý chất lượng
4.Quản lý chi phí
5.Quản lý sự thay đổi
6.Quản lý an toàn – VSMT – PCCN
7.Quản lý chọn thầu
8.Quản lý nhân lực của Ban QLDA
9.Quản lý thông tin dự án
10. Quản lý các bên liên quan
11. Quản lý rủi ro
12. Quản lý sự khiếu nại
13. Quản lý sự cố
14. Quản lý hồ sơ tài liệu
15. Quản lý kinh doanh
CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH NGHIỆM THU & BÀN GIAO
CHƯƠNG V: BÁO CÁO THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHƯƠNG VI: TƯƠNG TÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KỲ VỌNG DỰ ÁN HOÀN THÀNH
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

4


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...

Ngày hiệu lực: ……….

CHƯƠNG I:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tóm tắt quy mô dự án, phạm vi công việc:
▪ Quy mô dự án
▪ Phạm vi công việc
2. Mục tiêu dự án: (Sắp theo thứ tự ưu tiên tùy dự án)
▪ Chất lượng đảm bảo theo đúng yêu cầu của thiết kế;
▪ Tiến độ đạt yêu cầu của dự án đầu tư;
▪ Chi phí nằm trong Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt;
▪ Phạm vi dự án theo dự án đã được phê duyệt;
3.Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình
4. Giải pháp thi công chính
5. Tiến độ tổng quát của dự án: Khởi công……. Kết thúc: ……..
6. Các yêu cầu đặc biệt của dự án
7. Định nghĩa dự án hoàn thành:
Dự án hoàn thành là dự án đạt được các mục tiêu đề ra và đảm bảo yêu cầu của các bên liên
quan.
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLDA
1.

Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA:

Tùy theo dự án lớn nhỏ, kỹ thuật phức tạp hay đơn giản mà số lượng nhân sự sẽ được bố trí
nhiều hay ít, những dự án đơn giản có Quy mô nhỏ, một nhân sự có thể kiêm nhiệm nhiều
nhiệm vụ hoặc kiêm nhiệm nhiều công việc, nhưng phải đảm bảo yêu cầu:
▪ Quản lý tất cả công việc của dự án
▪ Quản lý tất cả nhiệm vụ Quản lý dự án được qui định
▪ Không có nhiệm vụ nào mà không có người quản lý.

Sơ đồ tổ chức này sẽ luôn luôn cập nhật khi có sự thay đổi.
2.

Phân công nhiệm vụ:

❖ Trưởng ban quản lý dự án (hay Giám đốc dự án):
Nhiệm vụ của Trưởng Ban QLDA là:


Hoàn thành các Mục tiêu của dự án



Đảm bảo các yêu cầu của các bên liên quan theo luật pháp

Với nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

5


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

- Trưởng ban quản lý dự án chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện các yêu cầu trong
Quyết định giao nhiệm vụ quản lý dự án.
- Trưởng Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về thực hiện các

chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA được qui định trong Quy chế tổ chức và hoạt động
Ban quản lý các dự án số 27/2017/QĐ-HĐQT ban hành ngày 13/4/2017.
- Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Ban QLDA để hoàn thành các yêu cầu của dự án.
- Tổ chức thực hiện 15 nhiệm vụ quản lý dự án bao gồm:
Quản lý tiến độ
Quản lý phạm vi công việc/ Khối lượng
Quản lý chất lượng
Quản lý chi phí
Quản lý sự thay đổi
Quản lý an toàn, và vệ sinh môi trường
Quản lý lựa chọn nhà thầu
Quản lý nhân lực
Quản lý thông tin dự án
Quản lý các bên liên quan
Quản lý rủi ro trong dự án;
Quản lý khiếu nại trong dự án;
Quản lý sự cố
Quản lý hồ sơ tài liệu.
Quản lý kinh doanh
- Phối hợp với các bên liên quan để đáp ứng các yêu cầu theo luật pháp qui định.
❖ Chuyên viên – các bộ phận trực thuộc Ban QLDA:
Nhiệm vụ của các chuyên viên QLDA bao gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban QLDA/Giám đốc dự án giao.
- Phối hợp và thực hiện quản lý theo các Quy trình quản lý dự án.
- Báo cáo công việc cho Trưởng ban QLDA
Biểu tổng hợp phân công trách nhiệm:

TT

Danh sách nhân sự


Công việc phân công

Nhiệm vụ

1
2
3
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

6


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

4
5
6
7
Danh sách nhân sự và giao nhiệm vụ sẽ luôn cập nhật theo sự thay đổi.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Vòng đời dự án gồm có 5 giai đoạn:
▪ Chuẩn bị dự án (lập dự án đầu tư và xin cấp pháp lý)
▪ Lập Kế hoạch dự án
▪ Thực hiện dự án

▪ Theo dõi & kiểm soát
▪ Kết thúc dự án
Trong suốt vòng đời dự án các nhiệm vụ sau đây đều được quản lý bao gồm: Quản lý tiến độ,
quản lý khối lượng hay phạm vi công việc, quản lý chất lượng, quản sự thay đổi, quản lý an
toàn lao động, quản lý vệ sinh môi trường, quản lý chọn thầu, quản lý nhân sự, quản lý truyền
thông, quản lý rủi ro, quản lý sự khiếu nại, quản lý sự cố, và quản lý tài chính.
Mỗi nhiệm vụ yêu cầu cần đưa ra 4 nội dung của giải pháp:
▪ Kế hoạch
▪ Nội dung công việc quản lý
▪ Kết quả đạt được
▪ Quy trình thực hiện
Mỗi nhiệm vụ Ban QLDA đều xây dựng Quy trình để thực hiện và phân công nhân sự để theo
dõi và quản lý. Các nhiệm vụ này cũng được đưa vào Hồ sơ mời thầu và chọn lựa những nhà
thầu đáp ứng được các yêu cầu đã đề ra, có nghĩa là Quy trình này không chỉ áp dụng trong
Ban QLDA mà còn quản lý các nhà thầu, nhà tư vấn đồng loạt thực hiện đảm bảo theo yêu
cầu theo Quy trình trong quản lý dự án.
Nội dung quản lý dự án này được thiết lập một khung chung, tuy nhiên tùy vào dự án có qui
mô lớn hay nhỏ, phức tạp hay đơn giãn mà Giám đốc dự án sẽ đề xuất một số nội dung trên để
đưa vào quản lý. Không nhất thiết tất cả các dự án đều phải quản lý đủ 100% các nhiệm vụ
này, sự đề xuất sẽ được ghi vào Kế hoạch và trình cho cấp có thẩm quyền chấp thuận trước
khi thực hiện dự án.
Nhiệm vụ quản lý dự án bao gồm:
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

7


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….

Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

1.Quản lý tiến độ: Quản lý tiến độ được thực hiện ở Ban QLDA và cho tất cả nhà thầu và các
nhà tư vấn dự án.
▪ Kế hoạch: Bao gồm Kế hoạch tiến độ tổng dự án, Kế hoạch tiến độ Khảo sát-Thiết kế, Kế
hoạch tiến độ thi công, Danh mục các mốc tiến độ.
▪ Nội dung quản lý tiến độ yêu cầu phải thực hiện, bao gồm:
o Xác định các công việc
o Trình tự công việc
o Ước tính nguồn lực
o Ước tính thời gian
o Vẽ biểu đồ tiến độ
o Kiểm soát tiến độ
Riêng đối với nhà thầu và tư vấn, sau khi hợp đồng được ký kết phải triển khai kế hoạch chi
tiết với thời gian được chia nhỏ không quá một tháng, trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi
thực hiện.
Việc kiểm soát tiến độ tập trung:
o Phân nhỏ công việc thi công thành những Sprint có thời gian thực hiện dưới 1 tháng để
kiểm soát. Tổ chức họp hàng ngày 15 phút để tháo gở cản trở đẩy nhanh tiến độ.
o Kiểm soát mốc tiến độ của từng nhà thầu và cho toàn bộ dự án
o Đo lường kết quả thực hiện và so sánh với kế hoạch trong kiểm soát tiến độ theo biểu
đồ.
o Việc chậm tiến độ sẽ được xử lý theo hợp đồng.
o Việc phát sinh tiến độ do chủ đầu tư sẽ được điều chỉnh.
Biểu mốc tiến độ
TT

Tên mốc tiến độ


Nội dung công việc

Bắt đầu

Kết thúc

1
2
3
▪ Kết quả mong muốn:
o Mỗi gói thầu thực hiện đúng tiến độ theo hợp đồng;
o Tổng tiến độ dự án thực hiện đúng tiến độ dự án đã được phê duyệt;
o Tháo gỡ những vướng mắc kịp thời để tất cả các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ;
▪ Quy trình thực hiện: Thực hiện việc quản lý tiến độ theo Quy trình quản lý tiến độ
SCR/PMO/QT.05-2017.
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

8


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

2.Quản lý phạm vi công việc và khối lượng
▪ Kế hoạch: Nêu rõ phạm vi công việc dự án cần thực hiện. Nêu rõ ràng phạm vi công việc

của dự án (Phạm vi này phải phù hợp với Dự án đầu tư được duyệt).

TT

Phạm vi công việc

1

Chuẩn bị đầu tư

2

Các pháp lý cho dự án

3

Khảo sát

4

Thiết kế

5

Thi công

6

Bàn giao sử dụng


7

Kết thúc dự án

Phạm vi
không giao thầu

Phạm vi
Giao thầu

Ghi chú

▪ Nội dung công việc:
o Khái toán phạm vi công việc theo yêu cầu trong bước khảo sát khách hàng và lập dự án
o Tính phạm vi/khối lượng trong bước thiết kế
o Thiết lập dự toán, tổng dự toán
o Thẩm định thiết kế-dự toán
o Phê duyệt thiết kế - dự toán
o Đề xuất khối lượng thay đổi, phê duyệt
o Xác nhận phạm vi công việc, khối lượng nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu
▪ Kết quả mong muốn:
o Khái toán phạm vi công việc ban đầu sát với yêu cầu
o Khối lượng tính đúng, tính đủ
o Theo dõi, quản lý sự thay đổi khối lượng
o Quản lý việc thực hiện khối lượng đúng và đủ
▪ Quy trình thực hiện: Trong quá trình thực hiện, nếu có sự thay đổi khối lượng phát sinh,
phát giảm thì thực hiện theo Quy trình quản lý sự thay đổi khối lượng & chất lượng SCRDE-QT.17-2016. Xem lưu đồ quy trình đính kèm.
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

9



MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

(Yêu cầu đính kèm: Tổng tiến độ dự án và các mốc tiến độ)
3. Quản lý chất lượng
Nội dung công việc quản lý chất lượng xây dựng bao gồm thiết lập Kế hoạch chất lượng
(Plan), thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng (QA) và thực hiện các giải pháp kiểm soát
chất lượng (QC).
▪ Kế hoạch: Kế hoạch chất lượng cho dự án và trình duyệt, việc này TTCLand đã lập và ban
hành Sổ tay Quản lý chất lượng SCR/KT/ST-01, các dự án đưa các nội dung vào để thực hiện
Kế hoạch quản lý chất lượng.
▪ Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng, đây chính là các giải pháp phòng bệnh, bao
gồm:
o Xây dựng các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu;
o Xem xét kết quả thiết kế, thẩm tra thiết kế;
o Kiểm soát các Tiêu chuẩn thi công & thí nghiệm được áp dụng;
o Xem xét, trình duyệt “quy trình bảo trì” của TVTK hay đơn vị cung cấp thiết bị lập.
o Xem xét, trình duyệt “Đề cương giám sát thi công” của TVGS đệ trình.
o Phê duyệt Biện pháp kiểm soát chất lượng (QCP - Quality control Procedure) do nhà
thầu đệ trình cho từng công việc.
o Phê duyệt kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm (ITP- Inspection & Test Plan) do nhà thầu
đệ trình cho từng công việc.
o Phê duyệt Biện pháp thi công của từng công việc do nhà thầu đệ trình.
o Xem xét, trình duyệt Kế hoạch nghiệm thu từng gói thầu do nhà thầu đệ trình.

o Tuyển chọn nhân sự có năng lực;
o Đào tạo cho nhân sự hiểu rõ những yêu cầu về chất lượng để thực hiện;
o Phân nhỏ công việc thành những Sprint, có thời gian hoàn thành dưới 1 tháng, tổ chức
rút kinh nghiệm và cải tiến sau mỗi Sprint.
o Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng nội bộ định kỳ;
Nội dung này đều phải thực hiện ở cấp Ban QLDA, nhà tư vấn và nhà thầu.
+ Thực hiện các giải pháp kiểm soát chất lượng, đây là giải pháp chữa bệnh khi có lỗi chất
lượng xảy ra:
o Kiểm tra Hệ thống quản lý chất lượng của các nhà thầu là phù hợp với kế hoạch chấp
thuận;
o Kiểm tra nguồn lực nhà thầu, tư vấn giám sát: nhân lực, thiết bị, vật liệu.
o Kiểm tra phòng thí nghiệm, các cơ sở sản xuất …
o Xem xét thiết kế, phát hiện sai sót, yêu cầu làm rõ.
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

10


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

o Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình.
o Kiểm tra chất lượng của từng công việc qua:
- Checklist công việc, checklist gói thầu, checklist công trình
- Kiểm tra qua các thí nghiệm
- Kiểm tra qua quan trắc
- Kiểm tra qua chạy thử

- Kiểm tra qua kiểm định
- Kiểm tra công việc bảo hành
o Xử lý sự cố xảy ra - nếu có.
o Tổ chức thực hiện nghiệm thu, bàn giao
▪ Kết quả mong muốn:
o Chất lượng đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư, tất cả các lỗi chất lượng phải được xử lý
trước khi nghiệm thu.
o Chất lượng được kiểm soát và đúng ngay từ đầu;
o Chất lượng là bao gồm chất lượng công trình và những dịch vụ đi kèm;
▪ Quy trình thực hiện: Quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng bao gồm quản lý chất
lượng trong khảo sát, thiết kế và thi công nghiệm thu được thực hiện theo các quy trình:
o Quy trình quản lý chất lượng khảo sát SCR-PRE-QT.01-2012
o Quy trình quản lý chất lượng thiết kế và dự toán SCR-PRE-QT.02-2014
o Quy trình quản lý chất lượng xây dựng trong thi công SCR-DE-QT.04-2016.
o Quy trình tổ chức nghiệm thu SCR-DE-QT.02-2015
o Quy trình tổ chức bàn giao HTKT SCR-DE-QT.16-2016
o Quy trình tổ chức bàn giao BĐS SCRS-DVKH-QT.04-2016
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
4.Quản lý chi phí:
▪ Kế hoạch: Nêu những con số: TMĐT, Dự toán-Tổng dự toán, Chi phí thi công… xem đây là
số liệu để giới hạn trong kiểm soát chi phí
(Yêu cầu phải ghi những thông tin trên tùy theo từng dự án bằng con số cụ thể để theo dõi)
▪ Nội dung công việc:
o Quản lý việc thiết lập Tổng mức đầu tư có cơ sở và độ tin tưởng cao
o Quản lý đơn giá, khối lượng, dự toán sát với thị trường
o Quản lý đơn giá hợp đồng, giá thành hợp đồng dưới dự toán được duyệt
o Tổng chi phí phải thấp hơn TMĐT, nếu vượt phải xin phép và được phê duyệt mới thực
hiện
o Ngân sách sẵn có để kịp thanh toán cho nhà thầu
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo


11


Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
▪ Kết quả mong muốn:
o Đơn giá, khối lượng thanh toán đúng và đủ
o Có kế hoạch và chi trả chi phí cho nhà thầu kịp thời

▪ Quy trình thực hiện: Quản lý chi phí dự án thực hiện theo Quy trình SCR/DE/QT.19
5.Quản lý sự thay đổi: Sự thay đổi ở đây là sự thay đổi dự án bao gồm thay đổi nhân lực, vật
liệu, thiết bị, biện pháp thi công, phạm vi công việc- khối lượng, tiến độ, thiết kế, Tổng mức
đầu tư ... tùy theo trách nhiệm mà sự thay đổi phải nói rõ cấp thẩm quyền phê duyệt mới được
thực hiện.
▪ Kế hoạch: Đưa ra biểu mẫu tổng hợp theo dõi những thay đổi để theo dõi.
▪ Nội dung công việc:
o Tiếp nhận đề nghị yêu cầu thay đổi, phân tích, kết luận và trình lãnh đạo phê duyệt;
o Theo dõi, kiểm soát việc thực hiện những thay đổi;
o Thực hiện nghiệm thu để thanh toán việc thay đổi, nếu làm tăng giảm chi phí dự án;
▪ Kết quả mong muốn:
o Giải quyết nhanh gọn khi có thay đổi
o Sự thay đổi thật sự cần thiết;
o Sự thay đổi đã được thực hiện đúng như phê duyệt;
▪ Quy trình thực hiện: Việc thay đổi khối lượng và chất lượng sẽ thực hiện theo Quy trình
SCR-PMO-QT.09-2017 và Quy trình tạm ứng thanh toán SCR-REG-QT.18-2016.
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)

Yêu cầu thiết lập Biểu tổng hợp để theo dõi sự thay đổi
TT

Ngày
trình

Nội dung
thay đổi

Đề xuất
bởi

Tình
trạng

Giá trị
phát sinh

Giá trị
phát giảm

Tiến độ
tăng

Tiến độ
giảm

Ghi chú

6.Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường & phòng chống cháy nổ

▪ Kế hoạch: Hệ thống tổ chức ANLĐ-VSMT-PCCN, yêu cầu những tài liệu nhà thầu phải
thiết lập trình chấp thuận, thực hiện kiểm soát theo tài liệu đã chấp thuận.
▪ Nội dung công việc yêu cầu chủ yếu nhà thầu phải thực hiện:
o Lập Biện pháp/Kế hoạch an toàn-VSMT-PCCN
o Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn-VSMT-PCCN (Phòng bệnh):
- Thiết lập Hệ thống quản lý ATLĐ-VSMT-PCCN của dự án;
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

12


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

- Kiểm tra kế hoạch ứng phó với những tình huống khẩn cấp về tai nạn lao động, sự cố
về môi trường và cháy nổ cho từng nhà thầu;
- Thanh tra ATLĐ-VSMT-PCCN định kỳ;
- Điều tra, lập biên bản và báo cáo tai nạn lao động nếu có xảy ra;
- Tư vấn về ban hành mức phạt về ATLĐ-VSMT-PCCN.
o Thực hiện các giải pháp kiểm soát an toàn – VSMT (chữa bệnh):
- Kiểm tra Hệ thống quản lý ATLĐ, VSMT & PCCN của các nhà thầu;
- Kiểm soát thực hiện Biện pháp ATLĐ, VSMT & PCCN của các nhà thầu;
- Kiểm tra danh sách công nhân đã đăng ký với chính quyền địa phương;
- Kiểm tra công nhân đã được huấn luyện ATLĐ, VSMT & PCCN;
- Kiểm tra công nhân đã được huấn luyện an toàn nghề chuyên biệt;
- Kiểm tra danh sách thiết bị thi công và lái máy đảm bảo an toàn;
- Kiểm tra mặt bằng an toàn trong thi công;

- Kiểm tra nội Quy, biển báo, hệ thống loa phóng thanh để nhắc nhở tại công trường;
- Kiểm tra sử dụng trang bị phòng hộ của công nhân trên công trường;
- Yêu cầu nhà thầu thực hiện cam kết ATLĐ, VSMT & PCCN
- Cảnh báo và đề xuất xử phạt các vi phạm về ATLĐ, VSMT & PCCN theo Quy định
của Chủ đầu tư;
- Kiểm soát ATLĐ, VSMT & PCCN trên công trường phát hiện sự không phù hợp và
yêu cầu sửa chữa;
- Kiểm soát chặt chẽ các biện pháp thi công có khả năng xảy ra sụp đổ gây tai nạn cho
người và tài sản;
▪ Kết quả mong muốn:
o Phòng ngừa không để xảy ra tai nạn gây thương tích hoặc tử vong tại công trình;
o Phòng ngừa không để xảy ra những sự cố sụp đổ làm ảnh hưởng đến chất lượng công
trình;
o Phòng ngừa không để môi trường xây dựng ảnh hưởng đến người làm việc và cộng
đồng dân cư;
o Phòng chống triệt để mọi cháy nổ xảy ra trong quá trình thi công;
▪ Quy trình thực hiện: Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường & phòng chống cháy nổ
theo Quy trình SCR-DE-QT.06 và SCR-DE-QT.07-2012.
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm)
7.Quản lý chọn thầu
▪ Kế hoạch: Kế hoạch chọn thầu.
▪ Nội dung công việc:
o Phối hợp với Phòng đấu thầu & cung ứng lập Kế hoạch chọn thầu và trình phê duyệt;
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

13


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG


Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

o Phối hợp với Phòng đấu thầu & cung ứng lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu đề xuất và
trình phê duyệt;
o Phối hợp với Phòng đấu thầu & cung ứng phát hành HSMT và đánh giá Hồ sơ dự thầu
để chọn lựa ra nhà thầu;
o Phối hợp với Phòng đấu thầu & cung ứng soạn thảo Hợp đồng, thương thảo, và ký kết
hợp đồng;
o Phối hợp với Phòng đấu thầu & cung ứng đưa các yêu cầu quản lý vào HSMT để chọn
lựa các nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về: Quản lý tiến độ, quản lý khối lượng, quản lý
chất lượng, quản sự thay đổi, quản lý an toàn lao động, quản lý vệ sinh môi trường, quản
lý truyền thông, quản lý rủi ro, quản lý sự khiếu nại, quản lý sự cố, và quản lý hồ sơ-tài
liệu.
▪ Kết quả mong muốn:
o Ưu tiên chọn các hình thức Tổng thầu thi công và Tổng thầu Design & Build
o Chọn lựa các nhà thầu thực sự có năng lực và chất lượng;
o Tránh mọi tiêu cực trong việc chọn thầu;
▪ Quy trình thực hiện: Việc thực hiện chọn thầu của Ban QLDA thực hiện theo Quy trình
chọn thầu SCR-PUR-QT.06-2016.
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
8.Quản lý nhân lực của tư vấn QLDA
Việc thành công của dự án là kết quả làm việc của cả nhóm QLDA, những lãnh vực quản lý
dự án cũng do những con người này thực hiện, vì thế cần sự quản lý để các nhân sự này làm
việc có hiệu quả.
▪ Kế hoạch: Sơ đồ tổ chức QLDA, Danh sách nhân sự QLDA (bao gồm danh sách nhân sự
của các Phòng ban bố trí hỗ trợ dự án), Phân công nhiệm vụ QLDA, Lịch bố trí nhân sự
QLDA.
Sơ đồ tổ chức điển hình

Giám đốc
Dự án
Các Phòng
ban TTC

Thư ký

Quản lý
KT-KC

Quản lý
MEP

-Trắc đạc
-Quan trắc
-Thí nghiệm

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

GSCT

Giám sát
KT-KC

Giám sát
MEP

14



MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

Yêu cầu các Phòng Pháp lý dự án, Phòng quản lý thiết kế, Phòng Đấu thầu, Phòng Quản lý
xây dựng… bố trí người để theo dõi và hỗ trợ dự án.
Mỗi nhân sự trong Sơ đồ tổ chức khi được phân công làm công việc gì phải thực hiện đầy đủ
các nhiệm vụ được nêu ở Chương III này như: Quản lý chất lượng, tiến độ, phạm vi, chi phí,
rủi ro, … của công việc mình phụ trách.
▪ Nội dung công việc:
o Lập kế hoạch nhân sự theo yêu cầu của dự án;
o Thành lập Ban Quản lý dự án;
o Đào tạo nâng cao năng lực quản lý
o Quản lý nhân sự trong quá trình thực hiện dự án;
▪ Kết quả mong đợi:
o Đào tạo nhân sự quản lý dự án hiểu rõ công việc, nắm bắt quy trình thực hiện một cách
chuyên nghiệp;
o Phân công nhiệm vụ rõ ràng và luôn kiểm soát nhiệm vụ được giao qua báo cáo thực
hiện thường xuyên;
o Khi thay đổi nhân sự, được bàn giao đầy đủ cho người mới tiếp nhận;
o Luôn duy trì việc cải tiến quy trình để nâng cao chất lượng công việc;
o Tất cả mọi nhiệm vụ QLDA đều bố trí đầy đủ nhân sự;
▪ Quy trình thực hiện: Việc quản lý nhân sự của Ban QLDA thực hiện theo Quy trình SCRDE-QT.09-2012.
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
9.Quản lý truyền thông
▪ Kế hoạch: Thiết lập các kênh truyền thông trong Ban QLDA, các bên liên quan như Danh
bạ điện thoại, Group tin nhắn, Group email, Video confrence, danh mục các cuộc họp,
phương tiện truyền thông…

▪ Nội dung công việc:
o Thiết lập các kênh truyền thông trong Ban QLDA, các bên liên quan như Danh bạ điện
thoại, Group tin nhắn, Group email, Video confrence.
o Thực hiện truyền thông trong dự án:
- Truyền đạt mọi thông tin cần thiết đến đúng người và đúng lúc;
- Tổ chức, và tham gia các cuộc họp có hiệu quả, tổ chức cuộc họp hàng ngày 15 phút
để tháo gỡ vướn mắc cho nhà thầu;
- Tiếp nhận và truyền đạt thông tin, hướng dẫn, giải thích cho nhà tư vấn, nhà thầu hiểu
rõ công việc để thực hiện;
- Khi làm việc với người nước ngoài, ngoài việc trao đổi qua văn nói, cần sử dụng giao
tiếp bằng chữ viết để làm rõ thêm tránh việc hiểu chưa rõ hoặc hiểu nhầm;
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

15


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

- Tư vấn cho Chủ đầu tư sử dụng những biểu mẫu soạn sẵn để đẩy nhanh công việc, và
sử dụng những công nghệ tiên tiến như điện thoại, email, tin nhắn, hình ảnh, họp qua
video … để truyền đạt thông tin;
- Phản hồi các thông tin kịp thời;
- Luôn giữ mối liên hệ thường xuyên để trao đổi thông tin;
- Báo cáo tình trạng dự án và cung cấp các thông tin cần thiết cho các bên liên quan kịp
thời để tránh xung đột;
▪ Kết quả mong muốn:

o Cung cấp thông tin đầy đủ giảm mọi xung đột có thể xảy ra;
o Giải thích làm rõ những yêu cầu;
o Phản hồi kịp thời;
▪ Quy trình thực hiện: Thực hiện việc truyền thông theo Quy trình SCR-DE-QT.05-2012
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
10.
Quản lý các bên liên quan
▪ Kế hoạch: Lập danh sách các bên liên quan, các yêu cầu và kế hoạch đáp ứng yêu cầu.
▪ Nội dung công việc: Đính kèm Danh sách các bên liên quan vào các hợp đồng và yêu cầu
phối hợp. Kiểm soát để đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan phù hợp với hợp đồng và
luật pháp qui định, giảm sự xung đột, tạo động lực cho các bên liên quan đồng thuận hỗ trợ
để đẩy nhanh tiến độ dự án.
▪ Kết quả mong muốn: Đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.
▪ Quy trình thực hiện: Thực hiện việc truyền thông theo Quy trình SCR-DE-QT.05-2012
11.

Quản lý rủi ro

Tùy theo loại hợp đồng, mà hình thức quản lý rủi ro phải đưa ra cho phù hợp.
▪ Kế hoạch: Lập Kế hoạch quản lý rủi ro cho dự án, việc này TTCLand đã lập Sổ tay quản lý
rủi ro SCR/KT/ST-02, đưa những nội dung vào kế hoạch để quản lý rủi ro;
▪ Nội dung công việc: theo dõi, kiểm soát rủi ro:
o Kiểm soát chặt chẽ trong thời điểm được xác định rủi ro có thể xảy ra;
o Theo dõi những cảnh báo để ngăn chặn kịp thời các rủi ro xảy ra;
o Kiểm tra các giải pháp có sẵn để ứng phó;
o Kiểm tra sự có sẵn để dự phòng trước như vật liệu, thiết bị, nhân lực, và tài chính;
o Giao nhiệm vụ cho người theo dõi;
o Báo cáo kết quả kiểm soát rủi ro;
▪ Kết quả mong muốn:
o Nhận dạng được các rủi ro tiềm ẩn ngay từ đầu;

o Ngăn chặn kịp thời mọi rủi ro xảy ra;
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

16


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

o Nếu không chặn được thì làm giảm tần suất và tác động do rủi ro xảy ra;
▪ Quy trình thực hiện: Việc quản lý rủi ro của Ban QLDA áp dụng theo Quy trình SCR-PMOQT.08-2017.
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
12.
Quản lý sự khiếu nại: Trong quá trình thực hiện dự án nếu có xảy ra khiếu nại giữa
chủ đầu tư và các nhà thầu, yêu cầu giải quyết khiếu nại theo trình tự sau đây:
▪ Nội dung công việc:
o Tiếp nhận các khiếu nại nếu có;
o Phân tích nguyên nhân gây ra và trách nhiệm liên quan;
o Xác định tổn phí của các bên liên quan;
o Yêu cầu sự phê duyệt của Chủ đầu tư;
o Theo dõi kết quả thực hiện;
▪ Kết quả mong muốn:
o Khi hoàn tất dự án, đều mang lại sự hài lòng của các bên liên quan;
o Thực hiện các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và bên liên quan;
o Mọi tranh chấp, khiếu nại, hay bồi thường giữa Chủ đầu tư và các bên liên quan phải
được giải quyết thỏa đáng với nhau.
▪ Quy trình thực hiện: Việc quản lý khiếu nại tại Ban QLDA thực hiện theo Quy trình SCRPMO-QT.06-2017.

(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
13.
Quản lý sự cố: Nếu sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, trình tự thực hiện như
sau:
▪ Nội dung công việc:
o Nếu có sự cố xảy ra, thực hiện việc quản lý sự cố kịp thời và theo đúng trình tự của quy
trình;
o Phân tích nguyên nhân và trách nhiệm gây ra sự cố;
o Xác định tổn phí do sự cố gây ra;
o Phòng ngừa không cho những sự cố tương tự lặp lại;
o Báo cáo kịp thời, đúng người khi có sự cố xảy ra;
▪ Kết quả mong muốn:
o Nếu có sự cố xảy ra, ưu tiên cứu người gặp nạn là trên hết;
o Báo cáo kịp thời cho các bên liên quan hỗ trợ để khắc phục sự cố tránh lan rộng;
o Ngăn ngừa không cho lặp lại sự cố;
▪ Quy trình thực hiện: Việc quản lý sự cố thực hiện theo Quy trình quản lý sự cố SCR-DEQT.11-2016
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

17


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

14.
Quản lý tài liệu hồ sơ

▪ Kế hoạch:
o Nọi dung hồ sơ tài liệu lưu: Hồ sơ hoàn thành dự án
o Giải pháp lưu Bản giấy
o Giải pháp lưu File điện tử
▪ Nội dung công việc:
o Quản lý hồ sơ tài liệu bao gồm các hồ sơ tài liệu về xây dựng được Quy định theo các
văn bản của Nhà nước Việt Nam và yêu cầu của TTCLand;
o Hồ sơ tài liệu được quản lý bao gồm dưới hai hình thức là bản giấy và file mềm;
o Bản giấy bàn giao cho Bộ phận lưu trữ;
o Bộ phận lưu trữ scan bản giấy qua file mềm để chuyển cho Phòng IT lưu trên Server;
o Lập danh mục hồ sơ tài liệu để lưu trữ và bàn giao cho các bên liên quan;
▪ Kết quả mong muốn:
o Lưu trữ tài liệu không hư hỏng, thất lạc;
o Dễ truy cập tìm kiếm;
o Dễ chia sẻ cho mọi người khi cần thiết;
o Bản lưu giữ là bản có tính pháp lý cao nhất;
▪ Quy trình thực hiện: Việc quản lý hồ sơ tài liệu thực hiện theo quy trình SCR-DE-QT.022017.
(Xem lưu đồ quy trình đính kèm.)
15.
Quản lý kinh doanh:
▪ Kế hoạch:
▪ Nội dung công việc
▪ Kết quả mong muốn
▪ Quy trình thực hiện:
(Phần này ghi những con số cụ thể, tổng quát để Ban Quản lý dự án theo dõi thực hiện cho đạt
những kỳ vọng)
CHƯƠNG IV:
KẾ HOẠCH NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO
Trong phần này, kế hoạch yêu cầu thiết lập một Biểu kế hoạch tổng hợp cho tiến độ nghiệm
thu và bàn giao các bước:

TT
1
2
3

Phạm vi nghiệm
thu bàn giao
Ép cọc ly tâm 400

Thời gian dự
kiến nghiệm thu
15/5/2019

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

Loại nghiệm thu
Nghiệm thu công việc xây lắp
Nghiệm thu giai đoạn xây dựng
Nghiệm thu bộ phận xây dựng

18


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

Nghiệm thu gói thầu

Nghiệm thu hạng mục công trình
đưa vào sử dụng
Nghiệm thu công trình đưa vào sử
dụng

4
5
...
...

.....
......

Việc tổ chức nghiệm thu được thực hiện theo Quy trình tổ chức nghiệm thu SCR/DE/QT.02
Việc tổ chức bàn giao bất động sản được thực hiện theo Quy trình tổ chức nghiệm thu
SCR/DVKH/QT.04

CHƯƠNG V:
BÁO CÁO THỰC HIỆN DỰ ÁN
Để làm tốt công việc này cần có kế hoạch biểu mẫu yêu cầu cho việc báo cáo, gửi báo cáo đến
cho ai? Gửi vào lúc nào? Kiểm tra báo cáo đã nhận được chưa?
Trong phần này, kế hoạch yêu cầu thiết lập một Biểu tổng hợp yêu cầu cho việc báo cáo kết
quả công việc đã thực hiện theo định kỳ.
TT

Tổ chức báo cáo

1

Ban QLDA


2

Các tư vấn

3

Các nhà thầu

Nơi nhận
báo cáo

Loại báo cáo

Thời điểm
báo cáo
Cuối tuần
Cuối tháng

Định dạng
báo cáo
Bản giấy
File điện tử

CHƯƠNG VI:
SỰ TƯƠNG TÁC CÁC QUY TRÌNH TRONG VÒNG ĐỜI DỰ ÁN
Quản lý dự án xây dựng tại TTCLand được hiểu là quản lý dự án toàn diện, vòng đời dự án ở
đây từ giai đoạn chuẩn bị, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi & kiểm soat cho đến kết thúc dự
án và giai đoạn bàn giao công trình cho Ban quản lý tòa nhà để bàn giao cho khách hàng.
Để nắm một cách tổng hợp từ bước khởi đầu đến khi kết thúc, nội dung công việc của từng

bước được diễn tả trong các quy trình, đồng thời cũng được tổng hợp trong một lưu đồ đính
kèm.
Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

19


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….
Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

1.Các quy trình:
Quy trình cho tất cả các nhiệm vụ đã được thiết lập, và được đính kèm vào Kế hoạch này, tất
cả Kỹ sư quản lý dự án có trách nhiệm hiểu rõ và thực hiện theo Quy trình đã ban hành, nếu
phát hiện sự bất cập không phù hợp phải sớm có đề xuất để cải tiến quy trình nâng cao chất
lượng.
2.Tương tác của các Quy trình trong vòng đời dự án
Để quản lý dự án đầu tư xây dựng tại TTCLand, hiện nay đã xây dựng khoảng 20 Quy trình,
để nắm bắt một cách tổng quát và sử dụng chuyên nghiệp, chúng tôi xây dựng một biểu tổng
hợp quy trình, trong đó tùy theo giai đoạn của dự án, nội dung công việc phải thực hiện, việc
áp dụng các Quy trình tương thích sẽ được đính kèm để cho các Kỹ sư dự án hiểu rõ và áp
dụng.
Biểu tổng hợp Quy trình quản lý dự án xây dựng:
TT

Vòng đời dự án

Nhiệm vụ quản lý

Chuẩn bị

1
2
3

Quản lý tiến độ
Quản lý phạm vi
QL chất lượng

4

Quản lý chi phí

5
6

Quản lý thay đổi
Quản lý an toàn

7
8
9
10
11
12
13

Quản lý chọn thầu
Quản lý nhân lực

Quản lý thông tin
Quản lý rủi ro
Quản lý khiếu nại
Quản lý sự cố
Quản lý HSTL

Kế hoạch

Thực hiện

Theo dõi &
Kết thúc
Kiểm tra
07 Quy Quy trình lập và quản lý tiến độ SCR/PMO/QT.05-2017
trình cho Quy trình quản lý sự thay đổi SCR/DE/QT.17-2016
công tác -QT quản lý chất lượng khảo sát SCR/PRE/QT.01-2012
Chuẩn bị -QT quản lý chất lượng thiết kế SCR/PRE/QT.02-2014
đầu tư và -Quy trình quản lý chất lượng thi công SCR/DE/QT.04-2016
Pháp lý -Quy trình tổ chức nghiệm thu SCR/DE/QT.02-2015
dự án* -Quy trình bàn giao HTKT SCR/DE/QT.16-2016
-Quy trình bàn giao BĐS SCRS/DVKH/ QT.04-2016
-Quy trình quản lý chi phí SCR/PMO/QT.09-2017
-Quy trình tạm ứng thanh toán SCR/REG/QT.18-2016
Quy trình quản lý sự thay đổi SCR/DE/QT.17-2016
-Quy trình quản lý an toàn SCR/DE/QT.06-2012
-Quy trình quản lý môi trường SCR/DE/QT.07-2012
Quy trình quản lý chọn thầu SCR/PUR/QT.06-2016
Quy trình quản lý nhân lực SCR/DE/QT.09-2012
Quy trình quản lý truyền thông SCR/DE/QT.05-2012
Quy trình quản lý rủi ro SCR/PMO/QT.08-2017

Quy trình quản lý khiếu nại SCR/PMO/QT.06-2017
Quy trình quản lý sự cố SCR/DE/QT.11-2016
Quy trình quản lý lưu trữ HSTL SCR/DE/QT.02-2017

07 Quy trình của bước chuẩn bị dự án*:

o
o
o
o
o
o
o

Quy trình lập chủ trương đầu tư SCR/PRE/QT.03 – 2013
Quy trình xin thỏa thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy CNĐT SCR/PRE/QT.04 - 2013
Quy trình xin cấp phép quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết SCR/PRE/QT.05 - 2013
Quy trình lập dự án đầu tư SCR/PRE/QT.06 - 2013
Quy trình xin giao đất SCR/PRE/QT.07 - 2013
Quy trình lập phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư SCR/PRE/QT.08 - 2013
Quy trình xin cấp phép xây dựng SCR/PLDA/QT.01 - 2017

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

20


MẪU – KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Mã số: ……………….

Soát xét: ……………...
Ngày hiệu lực: ……….

CHƯƠNG VII:
KẾT QUẢ KỲ VỌNG HOÀN THÀNH DỰ ÁN
Dự án được xem là hoàn thành khi Giám đốc dự án hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
▪ Hoàn thành các Mục tiêu của dự án:
o Đúng tiến độ đã đưa ra;
o Đảm bảo chất lượng theo đúng Tiêu chuẩn của thiết kế công trình;
o Đạt giá thành theo dự án phê duyệt;
o Thực hiện đúng phạm vi công việc phê duyệt trong dự án;
▪ Và mang lại sự hài lòng của các Bên liên quan:
o Công trình xây dựng và sử dụng phù hợp với mục tiêu và công suất thiết kế của Giấy
phép đầu tư;
o Hài lòng yêu cầu về đất đai xây dựng;
o Hài lòng về an toàn không có tai nạn xảy ra, môi trường xây dựng không ảnh hưởng đến
công nhân xây dựng và cộng đồng xung quanh, không có tai nạn hỏa hoạn trong thi công;
o Hài lòng về phù hợp với quy hoạch, đúng vị trí xây dựng, kích thước, chiều cao công
trình theo Giấy phép xây dựng;
o Công trình lắp đặt và đảm bảo trang thiết bị về Phòng cháy chữa cháy;
o Công nghệ & thiết bị sử dụng cần Giấy phép hoạt động an toàn phải được kiểm tra và
cấp phép;
o Hài lòng với các yêu cầu đấu nối Hạ tầng kỹ thuật như đường bộ, cấp nước, thoát nước,
cấp điện và truyền thông;
o Hài lòng về việc bàn giao HTKT cho cơ quan quản lý Nhà nước;
o Hài lòng về việc thanh quyết toán, quản lý tài chính theo đúng Quy định;
o Mọi khiếu nại liên quan đến các bên thực hiện dự án phải được giải quyết;
o Lưu giữ và bàn giao hồ sơ tài liệu theo đúng Quy định của Nhà nước và yêu cầu của
Công ty;
o Đảm bảo các yêu cầu của Kiểm toán về tính pháp lý dự án;

▪ Kết thúc dự án: Sẽ tổng kết bài học kinh nghiệm, gặt hái những việc thành công, thất bại để
làm bài học cho những dự án tương tự sau này phát huy và né tránh.
PHỤ LỤC: Tài liệu đính kèm:
▪ Các văn bản pháp lý của dự án
▪ Tiến độ tổng dự án
▪ Lưu đồ các Quy trình Quản lý dự án xây dựng

Mẫu - Kế hoạch Quản lý dự án - do Kỹ sư LÊ HUỆ tư vấn soạn thảo

21



×