Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương luận văn thạc sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.03 KB, 6 trang )

Tên đề tài: Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình (nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước. Việc tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện về thể chất và
tinh thần luôn là một vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm và xem trọng. Có lẽ
vì vậy mà giáo dục và y tế với vai trò của mình đã trở thành quốc sách hàng đầu
trong việc phát triển nguồn nhân lực con người ở các quốc gia. Trong lĩnh vực y tế,
ban đầu, vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chia sẻ rủi ro khi bệnh tật là nhu cầu tự
phát. Dần dần, nhu cầu này nhận được sự điều tiết và hỗ trợ từ Nhà nước. Qua thời
gian phát triển, vấn đề chăm sóc sức khỏe trở thành một vấn đề mang ý nghĩa cộng
đồng sâu sắc, một chính sách lớn và quan trọng của Nhà nước. Ngày nay, chính
sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực
hiện và ghi nhận chủ yếu dưới hình thức bảo hiểm y tế.
Với nỗ lực đổi mới toàn diện, những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc đảm bảo tốt
hơn vấn đề an sinh xã hội. Trên cơ sở đổi mới toàn diện, chính sách bảo hiểm y tế ra
đời đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là từ khi Luật bảo
hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ ngày
01/7/2009 và được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/01/2010.
Luật bảo hiểm y tế được ban hành đã đánh dấu một bước quan trọng trong hệ
thống pháp luật về bảo hiểm y tế, là cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa quan
điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe
cho người dân theo định hướng công bằng và hiệu quả.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những thành quả đã đạt được
vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, một số vấn đề mới cũng nảy sinh
trong thực tiễn triển khai. Vì thế, ngày 13/6/2014 Quốc hội khóa 13 đã thông qua
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015. Điều đáng chú ý trong lần sửa đổi này là xóa bỏ bảo hiểm y tế tự
nguyện, thay vào đó là hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình.


Qua quá trình triển khai hình thức mới trên toàn quốc và tại tỉnh Phú Thọ nói
riêng đã phát sinh một số vướng mắc. Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài
“Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình (nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ)” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả.

1


2. Tổng quan nghiên cứu
Về lĩnh vực chính sách bảo hiểm y tế cũng đã có một số nghiên cứu với đối
tượng, phạm vi tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số đề tài tiêu biểu như sau:
- Nguyễn Thị Tứ (2007), đề tài ”Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm y
tế tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả dựa trên các phương pháp kinh tế học trong phân tích và tổng hợp dữ liệu,
chọn mẫu khảo sát thống kê làm cơ sở phân tích thực trạng thực hiện bảo hiểm y tế
hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm xây dựng và hoàn thiện chính
sách bảo hiểm y tế tại Việt Nam.
- Bác sỹ Nguyễn Ngọc Thanh, chuyên đề khoa học ”Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện phương thức chi trả chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Quảng
Ninh”. Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoàn thiện phương thức chi trả chế độ khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân Quảng Ninh.
- Bùi Thị Thu Hằng (2014), đề tài ”Bảo hiểm y tế tự nguyện trong luật bảo
hiểm y tế Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ trường đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật và duy vật lịch sử để nghiên cứu pháp
luật bảo hiểm y tế nói chung và pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện nói riêng, làm
rõ thực trạng pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay ở nước ta, từ đó xác
định được các yêu cầu khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật và đề xuất phương
hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam trong
thời gian tới.

Đây là những đề tài tham khảo hết sức bổ ích, đặc biệt là về phương diện cơ
sở lý luận và được tác giả tiếp thu, kế thừa, vận dụng vào nghiên cứu. Tuy nhiên,
chưa có đề tài nào về chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình nghiên cứu tại tỉnh Phú
Thọ. Vì vậy, đề tài “Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình (nghiên cứu tại tỉnh Phú
Thọ)” mà tác giả lựa chọn là mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu cho chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích được thực trạng chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình được thực
hiện tại tỉnh Phú Thọ; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của chính sách bảo hiểm
y tế hộ gia đình và nguyên nhân của các điểm yếu.
- Từ thực tế tại tỉnh Phú Thọ đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện chính
sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đến giai đoạn năm 2020, định hướng tới năm 2025
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
2


- Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình nhằm mục tiêu gì?
- Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào?
- Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình trong thời gian qua có các điểm mạnh,
điểm yếu nào? Nguyên nhân của các điểm yếu đó?
- Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình cần tập trung hoàn thiện các nội dung
nào?
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình theo Luật bảo
hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung
số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách bảo hiểm y tế hộ gia

đình với những nội dung cơ bản: Mục tiêu chính sách, đối tượng áp dụng, các giải
pháp và công cụ thực hiện chính sách
- Về không gian: Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình được thực hiện tại
tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2015 - 2017; điều tra vào
tháng 3/2018; các giải pháp được đề xuất đến năm 2020 định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu này
xuyên suốt các nội dung trong việc phân tích, so sánh, điều tra.
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của đề tài
Các nhân tố thuộc về
chủ thể chính sách bảo
hiểm y tế hộ gia đình
Các nhân tố thuộc
về cơ quan thực
hiện chính sách
Các nhân tố thuộc
về người tham gia
Các nhân tố khác

Chính sách bảo hiểm y tế
hộ gia đình
Mục tiêu của
chính sách
Đối tượng
áp dụng

Các giải pháp
và công cụ thực

hiện chính sách

3

Thực hiện mục tiêu chính
sách:
- Tiến tới bảo hiểm y tế
toàn dân nhằm giúp người
dân tiếp cận với các dịch
vụ y tế chất lượng cao,
chia sẻ rủi ro, bảo đảm an
sinh xã hội.
- Khắc phục tình trạng
nhiều gia đình chỉ chọn
mua bảo hiểm y tế cho
người ốm đau, người bị
bệnh mạn tính.
- Giảm bội chi quỹ bảo
hiểm y tế


5.2. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu về chính
sách bảo hiểm y tế hộ gia đình. Những phương pháp được sử dụng ở bước này là
phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp và mô hình hóa.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ để làm rõ thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y
tế hộ gia đình tại tỉnh Phú Thọ; kết quả của việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

hộ gia đình tại tỉnh Phú Thọ. Các phương pháp thực hiện chủ yếu là phương pháp
thống kê, so sánh số liệu qua các năm.
Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp bằng việc khảo sát các nhóm đối tượng liên
quan như đối tượng của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình, viên chức bảo hiểm
xã hội, viên chức các cơ quan liên quan tới việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
hộ gia đình tại tỉnh Phú Thọ; phương pháp điều tra là sử dụng bảng hỏi đối với 15
viên chức và đối với 20 người tham gia BẢO HIỂM Y TẾ hộ gia đình.
- Địa bàn khảo sát: tỉnh Phú Thọ
- Đối tượng khảo sát: đối tượng của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình, viên
chức bảo hiểm xã hội, viên chức các cơ quan liên quan tới việc thực hiện chính sách
bảo hiểm y tế hộ gia đình tại tỉnh Phú Thọ như: Hội phụ nữ, bưu điện .
Bước 4: Phân tích và đánh giá chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình thực hiện
tại tỉnh Phú Thọ. Phương pháp đánh giá chủ yếu là phương pháp so sánh, đối chiếu
dựa trên các tiêu chí đã xây dựng. Thông qua đánh giá thực hiện các mục tiêu; phân
tích các điểm mạnh, điểm yếu theo các nội dung của chính sách, và tìm ra nguyên
nhân dẫn đến những điểm yếu. Phương pháp phân tích dựa trên các nhân tổ ảnh
hưởng đến chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia
đình
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình được
thực hiện tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

4



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1.Bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2. Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.1. Khái niệm về chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.2. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.3. Chủ thể, đối tượng của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.4. Nguyên tắc thực hiện của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.5. Các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.3. Đánh giá chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.3.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.3.2. Tiêu chí đánh giá chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.3.3. Quy trình đánh giá chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA
ĐÌNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015 – 2017
2.1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình tại tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2015 – 2017
2.2. Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Mục tiêu của chính sách
2.2.2. Chủ thể, đối tượng của chính sách
2.2.3. Nguyên tắc thực hiện
2.2.4. Các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình

2.3. Đánh giá chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình được thực hiện tại tỉnh Phú
Thọ
2.3.1. Đánh giá chính sách theo các tiêu chí đánh giá
2.3.2. Điểm mạnh của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình được thực hiện tại tỉnh
Phú Thọ
5


2.3.3. Hạn chế của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình thực hiện tại tỉnh Phú Thọ
2.3.4. Nguyên nhân gây ra hạn chế của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình thực
hiện tại tỉnh Phú Thọ
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ HỘ
GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
3.1. Hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đến năm 2020 định hướng
đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình đến năm
2020, định hướng đến năm 2025
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
3.2.1. Hoàn thiện mục tiêu của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
3.2.2. Hoàn thiện nguyên tắc của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
3.2.3. Hoàn thiện các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ
gia đình
3.2.4. Các giải pháp khác
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan hoạch định chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia
đình

3.3.3. Khuyến nghị với đối tượng của chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình
KẾT LUẬN

6



×