Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của cty TNHH jollibee năm 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.64 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG
TY TNHH JOLLIBEE VIỆT NAM NĂM 2012 - 2014

Ngành:

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn:

TS. PHAN THỊ HẰNG NGA

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN

MSSV: 1154021435

Lớp:Lớp:
11DTNH1
11DTDN3

_ TP.Hồ Chí Minh - 2015_



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG
TY TNHH JOLLIBEE VIỆT NAM NĂM 2012 - 2014

Ngành:

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV: 1154021435

TS. PHAN THỊ HẰNG NGA
NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN

Lớp:Lớp:
11DTNH1
11DTDN3

_ TP.Hồ Chí Minh - 2015_
i


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU .........................................................................4
1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................................4
1.1.2 Nội dung và vai trò của doanh thu .............................................................................4
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu ........................................................................5
1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu..................................................................5
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN ............................................................................6
1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................................6
1.2.2 Nội dung và vai trò của lợi nhuận..............................................................................6
1.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận.........................................................................7
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .......................................................................8
1.2.5 Phân tích điểm hoà vốn..............................................................................................9
1.2.6 Phân tích khả năng sinh lời ......................................................................................10
1.2.6.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động ....................................................................................10
1.2.6.2 Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) ........................................................10
1.2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).............................................................10
1.2.6.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .......................................................10
CHƯƠNG 2: TẬP ĐOÀN THỰC PHẨM JOLLIBEE VÀ CÔNG TY TNHH JOLLIBEE
VIỆT NAM ........................................................................................................................11
2.1 Tổng quan ....................................................................................................................11
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về JFC .........................................................................................11
2.1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH JOLLIBEE VIỆT NAM ...........................12
ii


2.1.2.1

Lịch sử hình thành .............................................................................................12


2.1.2.2

Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................13

2.1.3Tầm nhìn ....................................................................................................................14
2.1.4Sứ mệnh .....................................................................................................................14
2.1.5Các giá trị cốt lõi ........................................................................................................15
2.1.6Phát triển lãnh đạo .....................................................................................................15
2.1.7Sơ đồ tổ chức .............................................................................................................15
2.1.7.1 Chức năng của các phòng ban: ..............................................................................17
2.1.8 Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự .................................................................................18
2.1.9 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty ..........................................................................19
2.1.9.1Số lượng nhân viên .................................................................................................19
2.1.9.3 Cơ cấu nhân viên theo giới tính .............................................................................21
2.1.9.4 Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi ...............................................................................22
2.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty .............................................................24
2.2.1 Phân tích chung về tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2012 - 2014 ........24
2.2.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và doanh thu thực tế của công ty ............24
2.2.1.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV ......................24
2.2.1.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............25
2.2.1.1.3 Phân tích doanh thu theo tỷ trọng các thành phần ..............................................26
2.2.1.2 Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu...................................27
2.2.1.2.1 Khối lượng sản xuất và tiêu thụ ........................................................................27
2.2.1.2.2 Giá cả sản phẩm ................................................................................................28
2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2012-2014 ............................28
2.2.2.1 Đánh giá tình hình kế hoạch và lợi nhuận thực tế của công ty ..............................29
2.2.2.1.1Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận ................................................29
3



4.3.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế ....................................................30
2.2.2.2Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .....................................................32
2.2.2.2.1Tác động của doanh thu .......................................................................................32
2.2.2.2.2. Tác động của chi phí ..........................................................................................33
2.3 Tổng hợp các các nhân tố tác động đến doanh thu và lợi nhuận của công ty .............35
2.3.1 Môi trường bên trong ................................................................................................35
2.3.1.1Nguồn nhân lực .......................................................................................................35
2.3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế .....................................................36
2.3.1.3Sản xuất, kỹ thuật và nghiên cứu phát triển............................................................37
2.3.2 Môi trường bên ngoài: ..............................................................................................37
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP .....................................................................40
3.1 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................40
3.1.1 Đối với Ban lãnh đạo công ty ...................................................................................40
3.1.2 Đối với Nhà nước.....................................................................................................41
3.2 Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới...................................41
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ...............................................................................42
3.3.1 Những giải pháp tăng doanh thu ...............................................................................42
3.3.2 Những giải pháp tăng lợi nhuận..............................................................................43
3.3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh............................................................46
3.3.4 Các giải pháp từ việc khảo sát khách hàng: ............................................................47
3.3.5 Các giải pháp khác: ...................................................................................................48
KẾT LUẬN........................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................54

4


LỜI MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa cùng với công

cuộc cải cách mậu dịch, tự do hoá trong thương mại không còn là vấn đề xa lạ, mà đã và
đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu khách quan đối với nền kinh tế
của nước ta.
Thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có tồn tại và phát
triển hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được doanh thu và có
lợi nhuận hay không? Thực vậy, doanh thu và lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của
hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi nó có ý nghĩa đến sự tồn
vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp. Có doanh thu, lợi nhuận
doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn quan trọng để trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, đồng thời một
phần lợi nhuận sẽ được trích lập các quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, trả cổ tức
cho các cổ đông.
Bên cạnh việc xác định doanh thu, lợi nhuận một cách chính xác thông qua công
tác hạch toán các khoản chi phí phù hợp, đúng nguyên tắc, đúng chuẩn mực thì việc
thường xuyên quan tâm phân tích kết quả kinh doanh nói chung, phân tích doanh thu và
lợi nhuận nói riêng giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá mức độ tăng trưởng và mức độ
hoàn thành kế hoạch, tìm ra những nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu
cực, nhằm huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh không ngừng
nâng cao doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ
những vấn đề nêu trên, nên em chọn đề tài “ Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công
ty TNHH Jollibee Việt Nam năm 2012 - 2014” làm luận văn để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn chỉ tập trung xoay quanh việc phân tích doanh thu và lợi nhuận của công
ty TNHH Jollibee. Thông qua quá trình phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những nguyên
nhân và ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh thu, lợi nhuận. Để từ đó, đề ra một số giải
pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

1



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ
thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích doanh thu và lợi nhuận đạt được của công ty qua 3 năm
2012 – 2014.
 Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh
thu và lợi nhuận.
 Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian và đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về mặt thời gian cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế, nên trong phần
phân tích nội bộ của công ty TNHH Jollibee. Em chỉ tập trung đi vào phân tích
doanh thu, lợi nhuận là chủ yếu.
1.3.2 Thời gian
Việc phân tích số liệu của 3 năm 2012 – 2014 dựa vào thời điểm cuối kỳ mỗi năm
để so sánh tăng giảm.
Thời gian thực hiện đề tài từ 15/6/2015 đến 30/7/2015.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
-

Thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính của công ty.

-

Kết hợp các lý thuyết đã học và thực tế tại công ty.

-


Tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong công ty.

-

Khảo sát 200 khách hàng tại các cửa hàng thành phố Hồ Chí Minh.

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
So sánh tuyệt đối: So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và
thực tế, giữa những thời gian khác nhau… để thấy được mức độ hoàn thành kế
hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.

2


- Mức chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch
- Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau - số năm trước.
So sánh tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích so với kì gốc. Tùy
theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các loại công thức sau:
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế (tt)/ số kế hoạch (kh)
- Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau – số năm trước)/ số năm trước x 100 %.
- Số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều
dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu
của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào.
Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh.
Phân tích các tỷ số tài chính: là việc sử dụng các tỷ số tài chính (cụ thể các tỷ số về

khả năng sinh lợi) để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.
Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp phân tích chi tiết.
Chi tiết theo thời gian phát sinh:
Các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình
trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có
những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta
đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có các giải
pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian.
Đối với mục tiêu 4: sử dụng phiếu khảo sát khách hàng tại các cửa hàng
Từ việc khảo sát ý kiến người tiêu dùng, sẽ cho ta kết quả khách quan hơn về
những chỉ số tính toán được. Đồng thời sẽ biết được ưu và nhược điểm mà các cửa hàng
của công ty đang làm tốt hoặc có vấn đề. Từ đó đưa ra những giải pháp cho phòng
Marketing và phòng Nhân sự để thay đổi các chiến dịch, các cách phục vụ cho các cửa
hàng nhằm mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
1.5 Giới thiệu kết cấu đề tài
-

Chương 1: Cơ sở lý luận

-

Chương 2: Tập đoàn thực phẩm Jollibee và công ty TNHH Jollibee VN

-

Chương 3: Kiến nghị và giải pháp

3



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU
1.1.1 Khái niệm
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu
thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi.Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh
nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận
giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng.
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu
được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
1.1.2 Nội dung và vai trò của doanh thu
Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau:
Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt
động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo
chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu từ tiêu thụ khác, bao gồm:
- Doanh thu do liên doanh mang lại.
- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền lãi gửi
ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư cổ
phiếu, trái phiếu.
- Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển
vào thiệt hại.
- Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sáng
chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.
Vai trò của doanh thu:
- Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này
không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
- Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của
doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ

tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4


- Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang
trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong
quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động,
trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định…Vì vậy việc thực hiện
doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình
tái sản xuất của doanh nghiệp.
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai thác các
tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Việc
đánh giá đúng tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, giúp
cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh
thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng, giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế những nhân
tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực nhằm phát huy thế mạnh của
doanh nghiệp.
Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi (lỗ) sau một quá
trình sản xuất kinh doanh. Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiêncần
phải quan tâm đến là doanh thu.
1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Doanh thu bán hàng hàng nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định.
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ,
dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy nhiên,
khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản
xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm
như: việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng, tiếp thị, việc xuất giao

hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng,…Tất cả các việc trên nếu làm
tốt đều có tác động nâng cao doanh thu bán hàng. Phân tích hệ số tiêu thụ sản
phẩm sản xuất:

Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất =
5


- Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất
tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao.
Nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá
bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng
đến doanh thu bán hàng. Vì mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác
dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội.
- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao
không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu
thụ. Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản
phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị
dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và
tăng doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi
giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán
hàng. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc
sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho
người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư.
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN
1.2.1 Khái niệm
- Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Lợi
nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận trước thuế:là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt
được doanh thu đó.
- Lợi nhuận sau thuế: là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập
doanh nghiệp.
1.2.2 Nội dung và vai trò của lợi nhuận
Nội dung của lợi nhuận
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi
nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
6


- Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt động
sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết.
- Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu
lãi bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ
phiếu.
- Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường.
Những khoản này thường phát sinh không đều đặn như: Thu tiền phạt, tiền
bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà
trước đây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được chủ, các
khoản lợi nhuận bị sót những năm trước nay mới phát hiện.
Vai trò của lợi nhuận
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động
của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như:
lao động, vật tư, tài sản cố định…
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ
nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.

- Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
- Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động
và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
1.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân
tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận
giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề ra
các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu
đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng
tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích
lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp.
7


1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu thụ
được mới xác định được lãi (lỗ) và lãi (lỗ) ở mức độ nào. Sản phẩm, hàng hoá phải
được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càng
nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn.
- Giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến
lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp
dụng giá bán thấp hơn đối thủ, để thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất
có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và
ngược lại.
- Giá bán sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản
phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng
để tái đầu tư.
Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán
có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có
thể giảm và ngược lại.
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có một
chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác nhau. Bởi
vậy, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính
sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp
thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được
lợi nhuận, hạn chế tổn thất.
1.2.4 Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến doanh lợi của doanh nghiệp
Đòn bẩy kinh doanh: là việc sử dụng chi phí cố định trong hoạt động kinh
doanh. Đo lường sức mạnh đòn bẩy kinh doanh thông qua độ nghiêng (DOL).

8


(

=

Đòn bẩy hoạt động =

)
(


)

- DOL : Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh
- Q : Sản lượng tiêu thụ
- P : Giá bán một đơn vị sản phẩm
- V : Biến phí một đơn vị sản phẩm
- F : Định phí
DOL: đo lường sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) khi
doanh số biến động. Bản thân DOL không tạo rủi ro do việc sử dụng chi phí cố định lớn,
mà phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu.Vì: chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh
thu cũng làm EBIT sụt giảm rất lớn.
1.2.5 Phân tích điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường đạt được
doanh thu đủ bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh với giá cả thị trường đã xác
định trước.
Tại điểm hoà vốn, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. Khi đó lãi gộp
bằng với chi phí bất biến. Phương pháp xác định điểm hoà vốn:

DTHV =
DTHV: Doanh thu hoà vốn.

CPBB : Chi phí bất biến.

DTTH : Doanh thu thực hiện.

CPKB : Chi phí khả biến

Phân tích khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn là tính toán khối lượng
sản phẩm tiêu thụ và doanh thu tại điểm mà ở đó doanh nghiệp có khả năng bù

đắp được những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trên cơ sở đó, xác
định khối lượng tiêu thụ tung vào thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Thời gian hoà vốn: Là thời gian cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một
kỳ kinh doanh.
TGHV: Thời gian hoà vốn (tháng)
DTTH: Doanh thu thực hiện
9


TGHV =

10


- Doanh thu an toàn: Là phần doanh thu vượt qua điểm hoà vốn, là phần doanh thu
bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu an toàn càng lớn, điểm hoà vốn càng
gần hơn, độ rủi ro giảm đi.
DT an toàn = DTTH – DTHV
1.2.6 Phân tích khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người quan tâm
và cố gắng tìm hiểu. Cho nên phải phân tích để kịp thời cung cấp thông tin theo yêu cầu.
1.2.6.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cứ một đồng
doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận thuần, và được tính dựa vào công thức sau:
Chỉ số lợi nhuận hoạt động =
1.2.6.2 Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Thể hiện cứ một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, chỉ số này lớn thì
tốt.
Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu =
1.2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi
nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ, quản lý tài sản hợp lý và
hiệu quả.
ROA =

=
= Hệ số vòng quay vốn x ROS

1.2.6.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Thể hiện trong thời gian nhất định một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi
nhuận cho họ. Vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để
hình thành nên tài sản, cho nên ROE lệ thuộc vào ROA. Ý tưởng trên được thể hiện:
ROE =
= ROA x Đòn bẩy tài chính
mà Đòn bẩy tài chính =

11


CHƯƠNG 2: TẬP ĐOÀN THỰC PHẨM JOLLIBEE VÀ
CÔNG TY TNHH JOLLIBEE VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về JFC
Tên gọi đầy đủ: Jollibee Foods Corporation
Tên viết tắt: Jollibee hay JFC

Logo:
Khẩu hiệu (quốc tế): Everyday Delicious
Sản phẩm : thức ăn nhanh
Trụ sở


: Tầng 5, tòa nhà Jollibee Plaza, đại lộ Emerald, trung tâm Ortigas, thành phố
Pasig, Philippines

Website

: Jollibee.com.ph

Lịch sử hình thành:
Người sáng lập ra JFC là ông Tony Tan Caktiong, người Philippines gốc Hoa, sinh
ra và lớn lên trong một gia đình có 6 anh chị em. Ông là một người đơn giản và khiêm
tốn, tuy là kỹ sư nhưng ông lại nung nấu trong mình một ước mơ là có một tiệm kem cho
riêng mình.
Năm 1975, hãng kem Magnolia nhượng quyền cho ai muốn kinh doanh kem. Tony
Tan cùng anh em gom hết tiền của gia đình để mua lại. Sau đó, vì muốn kinh doanh thêm
một món ăn khác chung với kem nên ông quyết định giới thiệu các món bánh mì kẹp vào
thực đơn.
Ngày 26/01/1978, công ty thực phẩm Jollibee chính thức được thành lập. Năm
1979, công ty đã tạo nên cuộc cách mạng thức ăn nhanh tại Philippines với sự xuất hiện
của món mì Ý, và tiếp theo là món gà rán Chickenjoy Jollibee kèm khoai tây chiên vào
năm 1980 do gia đình ông tự làm ra công thức.
Năm 1986, Jollibee vươn ra thế giới, mở nhà hàng quốc tế đầu tiên ở Đài Loan. Đến
năm 1991, số cửa hàng của Jollibee đã lên đến con số 100.

12


Cho đến nay, JFC đã có hơn 1000 cửa hàng với 12 thương hiệu khác nhau: Jollibee,
Mang Inasal, Cafe Ti Amo, Burger King, Yonghe King, San Ping Wang, Hong Zhuang
Yuan, Greenwich, Red Ribbon, Chowking, Highland Coffee, Phở 24.

Ý nghĩa tên công ty:
Jollibee bắt nguồn từ 2 từ “jolly” và “bee”
Bee – con ong: mỗi thành viên của công ty là một con ong
- Làm việc chăm chỉ
- Làm việc cùng nhau như một tập thể
- Tạo ra mật ngọt, một thứ ngọt ngào, đầy giá trị
- Chiến đấu và chích đốt khi bị khiêu khích
- Tận tâm vì sự sống còn của tổ ong
Jolly – vui nhộn: con ong phải luôn vui vẻ, hạnh phúc, nếu không thì tất cả những đặc
điểm khác của nó và cả những gì nó làm ra đều trở nên vô nghĩa.
2.1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH JOLLIBEE VIỆT NAM
2.1.2.1 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Jollibee Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Thực phẩm Jollibee với
100% vốn đầu tư từ JFC.
Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở vào tháng 10 năm 1996 tại khu Supberbowl
thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 2 năm 2015, Jollibee đã có 61 cửa hàng trên
toàn Việt Nam trong đó Tp. Hồ Chí Minh có 12 cửa hàng, khu vực Đông Nam Bộ có 7
cửa hàng, khu vực Mê Công 18 cửa hàng, khu vực miền Bắc có 19 cửa hàng và khu vực
Tây Nguyên có 5 cửa hàng. Trong đó phải kể đến thành công của năm 2014, Jollibee đã

24 cửa hàng được khai trương.

13


Bảng 3.1: Danh sách các cửa hàng của Jollibee tại Việt Nam
Khu vực

Tên cửa hàng


Thành phố

Xa lộ Hà Nội, Trần Hưng Đạo, Pasteur, Rạch Miễu, Cộng

Hồ Chí Minh

Hòa, Maximark 3/2, Lý Thường Kiệt, Bình Triệu, Phạm Văn
Hai, Sài Gòn Star, Trường Chinh, Quang Trung.

Đông

Nam

Bộ

Aeon Bình Dương, Biên Hòa, Big C Đồng Nai, Vũng Tàu,
Maximark Nha Trang, Big C Nha Trang, Coop Mart Nha
Trang.

Mê Công

Tân An 1, Tân An 2, Mỹ Tho 1, Mỹ Tho 2, Sóc Trăng, Rạch
Giá 1, Rạch Giá 2, Vĩnh Long, Long Xuyên, Maximark Cần
Thơ, Big C Cần Thơ, Coop Mart Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà
Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Sa Đéc, Cao Lãnh.

Miền Bắc

Coop Mart Hà Đông, Hiway Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh,
Tam Kỳ, Long Biên, Hải Phòng, Thanh Hóa 1, Thanh Hóa 2,

Thái Nguyên, Tây Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Phủ Lý, Hưng
Yên, Việt Trì, Nam Định, Bắc Ninh, Big C Bắc Giang.

Tây Nguyên

Pleiku 1, Pleiku 2, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Kon Tum.
Nguồn: Phòng Marketing công ty TNHH Jollibee Việt Nam

2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động
Công ty TNHH Jollibee Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ thông qua hệ thống các cửa
hàng thức ăn nhanh với ba sản phẩm
chính là Gà rán, mỳ Ý và Sandwich.
Ngoài ra còn có các loại thức ăn phụ
như: khoai tây, mực chiên giòn, kem
tươi, sữa milo,…

14


Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của công ty Jollibee VN từ năm 2011 đến năm 2014
(Đơn vị : Tỉ đồng)
Năm

2012

2013

2014


Doanh thu

120,467

170,770

212,338

Nguồn: Phòng Marketing công ty TNHH Jollibee Việt Nam
Từ năm 2011 đến năm 2014 doanh thu của Jollibee Việt Nam liên tục tăng đều qua
các năm. Từ năm 2011 đến năm 2012 doanh thu tăng 50,303 tỷ đồng (41,76%). Từ năm
2012 đến 2013 doanh thu tăng 41,568 tỷ đồng (24,34%), đến năm 2014 doanh thu tăng
71,962 tỷ đồng (33,89%). Nguyên nhân chính thúc đẩy doanh thu tăng là do có sự chỉ đạo
tài tình của của Ban lãnh đạo mới trong 2 năm trở lại đây với những chiến lược hiệu quả
đưa Jollibee phát triển mạnh mẽ hơn.
Với việc xem xét và đóng cửa một số cửa hàng hoạt động không hiệu quả vào năm
2013 và 2014 như Jollibee Bình Tân, Jollibee Supberbowl, Jollibee Đà Nẵng…và mở
một số cửa hàng ở các khu vực quan trọng ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như
Jollibee Sa Đéc, Tân An, Mỹ Tho làm doanh thu tăng trưởng hiệu quả hơn qua các năm.
Thêm vào đó phòng marketing với chiến lược quảng cáo rầm rộ và các chương trình
khuyến mãi hiệu quả đã đưa Jollibee đến gần hơn với khách hàng. Năm 2014 được xem
là năm thành công nhất trong hoạt động kinh doanh của Jollibee với việc cho ra đời sản
phẩm gà giòn sốt cay và kem việt quất được nhiều khách hàng yêu thích. Năm 2015 là
năm hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa của Jollibee Việt Nam.
2.1.3 Tầm nhìn
Chúng ta là một trong những thương hiệu cung cấp dịch vụ thức ăn nhanh lớn nhất,
được ưa chuộng và yêu thích nhất trong những thị trường mà chúng ta có mặt. Chúng ta
là một trong các công ty nhà hàng lớn nhất và có lợi nhuận nhất trên thế giới đến trước
năm 2020.

2.1.4 Sứ mệnh
Phục vụ thức ăn ngon với hương vị tuyệt vời, mang niềm vui thưởng thức cho tất cả
mọi người. Toàn thể các thành viên sống và làm việc theo phong cách Jollibee:
1. Phục vụ và làm vui lòng khách hàng
(3)

2. Kiên định với tiêu chuẩn FSC

15


3. Giá trị tập thể
4. Chuẩn mực quản lý
5. Tuyên thệ về sự quan tâm
6. Tiêu chuẩn về sự gọn gàng, tươm tất
7. Đúng giờ và chuyên cần
2.1.5 Các giá trị cốt lõi
- Khách hàng là trung tâm
- Mang đến các giá trị vượt trội
- Luôn đề cao sự tôn trọng đối với cá nhân
- Hiệu quả trong làm việc nhóm
- Mang tinh thần của gia đình và luôn luôn vui vẻ
- Khiêm tốn lắng nghe và học hỏi
- Trung thực và liêm chính
- Tiết kiệm
2.1.6 Phát triển lãnh đạo
Jollibee quan tâm đến những kỹ năng mà một nhà lãnh đạo cần có và phát triển
những kỹ năng đó: CAMP
Bảng 3.3: Kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo Jollibee
C


Creating the future

Hoạch định chiến lược kinh doanh

A

Advancing personal exellence

Thể hiện năng lực xuất sắc

M

Managing the business

Quản lý kinh doanh

P

Promoting people processes

Phát triển nhân viên

(Nguồn: Phòng Nhân sự công ty TNHH Jollibee Việt Nam)
Ở Jollibee công tác đào tạo rất được chú trọng, nhân viên của công ty được đào tạo
có bài bản và theo chương trình của công ty mẹ bên Philippine gửi về, trong đó chương
trình đào tạo được chú trọng nhất là đào tạo các kỹ năng cần thiết cho một nhân viên để
trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai.
2.1.7 Sơ đồ tổ chức
Việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức công ty cũng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt

động của các phòng ban, cụ thể là trong năm 2014 phòng phát triển kinh doanh được
thành lập với mục đích phát triển thị trường, mở rộng kênh kinh doanh, xây dựng cửa
hàng và giải quyết các vấn đề liên quan đến mặt bằng kinh doanh cửa các cửa hàng
16


Jollibee. Mặt khác một số phòng ban được sáp nhập hoặc tách riêng ra nhằm mục đích
phát huy hiệu quả trong công tác tổ chức.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Jollibee Việt Nam
Giám đốc điều hành

Thư kí giám đốc

17


Tổ
chức

Quản lý
chất
lượng

Miền
Bắc &
miền
Trung

Quản lý
hệ thống

cửa hàng

Phát
triển
kinh
doanh
Phát
triển
mạng
lưới
Thiết
kế

HCM&
MeKong

NBC

Kỹ
thuật
xây
dựng

Tài
chính
và kế
toán

Nhân
sự


Tuyển
dụng
Tài
chính
C&B

Marketing

Phân xưởng
và bộ phận
thu mua

Thương
hiệu

Cung
cấp

LSM

Thu
mua

Nghiện
cứu và Pháp

phát
triển


ER
T&D

Kế
toán

HRBP

Quản

thông
tin

Dịch
vụ kỹ
thuật

(Nguồn: Phòng Nhân sự công ty TNHH Jollibee Việt Nam)

18


2.1.7.1 Chức năng của các phòng ban:
- Giám đốc điều hành: hoạch định các chiến lược, quản lý việc triển khai thực hiện
các kế hoạch ngắn và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của công ty; là cầu nối
giữa công ty mẹ ở Philippines và công ty con ở Việt Nam.
- Phòng tổ chức: tham mưu cho giám đốc về các chiến lược phát triển vùng, khu
vực; quản lý, kiểm tra và giám sát nhóm các cửa hàng theo từng vùng, khu vực.
- Phòng quản lý chất lượng: xây dựng các tiêu chí đánh giá vệ sinh an toàn thực
phẩm, chất lượng sản phẩm. Theo dõi, kiểm tra đột xuất chất lượng phục vụ và

chất lượng sản phẩm tại cửa hàng.
-

Phòng quản lý hệ thống cửa hàng: thực hiện việc điều hành các cửa hàng, đảm
bảo các cửa hàng vận hành liên tục và đạt doanh số cao.

- Phòng phát triển kinh doanh: chịu trách nhiệm tìm kiếm khu vực mới để phát
triển thị trường, thương hiệu của công ty; mở rộng kênh kinh doanh; xây dựng
cửa hàng; giải quyết các hợp đồng thủ tục liên quan đến việc thuê mặt bằng, bất
động sản.
- Phòng nhân sự: xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự; thực hiện các
công tác tuyển dụng, đào tạo, lương bổng, ký kết hợp đồng lao động, giải quyết
các chế độ, chanh chấp, tổ chức các sự kiện chung của công ty.
- Phòng tài chính và kế toán: tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, sử dụng
nguồn vốn, quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp, thực hiện việc báo cáo
thuế, tài chính với các cơ quan chức năng, ban hành và kiểm soát các quy trình
sử dụng tài chính các phòng ban, kết toán doanh thu-chi phí cho cửa hàng.
- Phòng Marketing: gồm hai bộ phận chính là bộ phận marketing cửa hàng và bộ
phận marketing thương hiệu. Bộ phận marketing thương hiệu chịu trách nhiệm
lập kế hoạch quảng cáo, thiết kế sản phẩm mới, nghiên cứu hành vi khách hàng,
tổ chức các sự kiện, phân bố các bảng biểu quảng cáo nhằm nâng cao nhân thức
của người tiêu dùng về thương hiệu Jollibee. Bộ phận Marketing cửa hàng lên kế
hoạch và quản lí việc thực hiện các chương trình khuyến mãi, hoạt động mở cửa
hàng ...v.v, nhằm hỗ trợ cửa hàng đạt doanh số tốt.
- Phân xưởng và bộ phận thu mua: hoạch định nhu cầu các hàng hóa trong công
ty, tìm kiếm nhà cung cấp, thỏa thuận giá cả và đảm bảo nguồn cung cho công ty;


thực hiện việc nhập, xuất kho theo các yêu cầu, sắp sếp các hàng hóa khác trên
kho đúng theo quy định.

-

Phòng nghiên cứu và phát triển: nghiên cứu, chế tạo sản phẩm mới và đưa vào
thử nghiệm.

- Phòng pháp lý: thực hiện việc soạn thảo, đăng ký với cơ quan nhà nước, ký kết các
giấy tờ liên quan đến quy định của pháp luật cho cả văn phòng, hệ thống cửa hàng
và phân xưởng.
2.1.8 Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự của công ty TNHH Jollibee Việt Nam

Trưởng phòng nhân sự


×