Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ ngân hàng tăng cường giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.44 KB, 10 trang )

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1. Sự cần thiết của đề tài
Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng bậc nhất
đối với hoạt động của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào. Đây là hoạt động kinh
doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương
mại, hoạt động này tuy tạo ra lợi nhuận cao nhất nhưng cũng chứa đựng rủi ro lớn
nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao
hơn nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế, trong đó có
Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trong cơ cấu khách hàng
tín dụng của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm
2015, nhóm khách hàng là Doanh nghiệp khoảng 700 khách hàng, tuy nhiên chiếm dư
nợ rất lớn (hơn 80% tổng dư nợ tín dụng) và đây là nhóm khách hàng đem lại nguồn
thu lớn nhất cũng như rủi ro cao nhất tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, mối lo lắng về nợ xấu đã khiến nhiều ngân hàng
thương mại đang dần siết chặt lại điều kiện cho vay nhằm ngăn ngừa nợ xấu gia
tăng. Một trong những nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng cao là do thiếu kiểm
soát các khoản vay, bởi có những đơn vị có phương án kinh doanh rất tốt nhưng sử
dụng tiền vay sai mục đích. Điều này đặt ra cho các tổ chức tín dụng là phải đổi
mới phương pháp giám sát các khoản vay từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với các
khách hàng vay. Nó không chỉ giúp ngân hàng phát hiện ra nhũng khoản cho vay
có vấn đề nhanh hơn mà còn giúp xác định khách hàng vay có chấp hành đúng quy
định sử dụng tiền vay của ngân hàng hay không. Kiểm soát tín dụng cũng giúp
ngân hàng đánh giá hoạt động của khách hàng để từ đó phân loại được các khách
hàng kinh doanh hiệu quả và tiếp tục hỗ trợ nhu cầu vốn cho các khách hàng này
trong tương lai. Vì vậy, kiểm soát tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với
một chương trình cho vay lành mạnh của ngân hàng thương mại.


Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Tăng cƣờng giám sát tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại


Thƣơng Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giám sát tín dụng và đánh giá hiện trạng
giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại đơn vị nghiên cứu, luận văn
đề xuất giải pháp, kiến nghị tăng cường giám tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn về giám sát tín

dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại.
-

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nội dung giám sát của Ngân hàng đối với

các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp.
-

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại

Thương Việt Nam.
-

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực tiễn từ năm 2011 đến năm 2015 và

định hướng đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
-


Phương pháp chung: Xuất phát từ những nguyên lý chung, luận văn vận

dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp luận duy vật biện chứng, quan sát,
thống kê, phân tích và so sánh… làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
-

Phương pháp cụ thể: Phương pháp phỏng vẫn chuyên sâu với một số cán

bộ quản lý, nhân viên giám sát tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam; phương pháp sưu tầm tài liệu, tư liệu thứ cấp.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu thành ba chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại.


Chƣơng 2: Thực trạng giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng giám sát tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁM SÁT TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1. Đặc điểm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp
- Tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp thường có qui mô lớn hơn khi
so sánh với khách hàng cá nhân
- Các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp khi xảy ra rủi ro thường
mang lại thiệt hại lớn cho ngân hàng
- Khách hàng doanh nghiệp thông thường có thị trường kinh doanh rộng

- Khả năng tạo ra rủi ro
- Đa dạng ngành nghề kinh doanh
- Giám sát tài sản đảm bảo phức tạp
2. Nội dung giám sát tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng thƣơng mại
- Giám sát quá trình giải ngân cho Khách hàng doanh nghiệp
- Giám sát sử dụng vốn của khách hàng doanh nghiệp
- Giám sát tài sản đảm bảo
- Giám sát nợ và xử lý nợ của Khách hàng doanh nghiệp
- Hệ thống thông tin về khách hàng doanh nghiệp
3. Nhân tố ảnh hƣởng đến giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp


 Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp vay vốn
 Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM
1. Kết quả cho vay tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
Bảng 2.5: Hoạt động cho vay tại Sở giao dịch NH TMCP Ngoại Thƣờng Việt
Nam giai đoạn 2011-2015
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2011

2012


2013

2014

2015
(ƣớc)

Dư nợ tín
10.082,55 11.263,28 11.331,80 12.423,59 15.315,78
dụng
Dư nợ tín
dụng
6.115,78 7.025,09
7.000,19
6.507,63
6.746,42
ngắn hạn
Dư nợ tín
dụng
3.966,77 4.238,19
4.331,61
5.915,96
8.569,36
trung dài hạn
Tỉ lệ nợ xấu
3,1
2,31
3,74
4,14
2,11

(%)
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch VCB
Qua bảng số liệu cho thấy, dư nợ cho vay của Sở giao dịch hàng năm là
tăng lên. Năm 2015, dư nợ cho vay của SGD đạt con số ấn tượng là 15.315,78
tỷ đồng và tăng so với cuối năm 2014 là 2.892,19 tỷ VND (23,28%), hoàn
thành 100,68% kế hoạch năm. Dư nợ tăng chủ yếu từ cho vay đầu tư dự án do
SGD đã bám sát để giải ngân các dự án lớn đã ký và từ cho vay ngắn hạn đối
với một số khách hàng lớn.
Có thể nói trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu tại Sở giao dịch đã giảm


đáng kể. Cụ thể: năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch được kiểm soát tốt, chỉ
chiếm 2,11% tổng dư nợ cho vay.
2. Về hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp đƣợc thể
hiện rõ nét trên 02 bảng dƣới đây
- Thứ nhất: Bảng thể hiện Số lượng khách hàng doanh nghiệp tại SGD
(đơn vị: khách hàng)
TT
1.

Loại khách hàng
Tổng số khách hàng
của SGD – VCB

2011

2012

2013


2014

2015
(ƣớc)

6.118

7.123

7.048

8.251

8.651

2.

Khách hàng DN

698

715

578

619

678

3.


Tỷ lệ (%)

11,4

10,0

8,2

7,5

7,8

Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch - VCB
- Thứ hai: Bảng thể hiện Dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại
SGD
Đơn vị: Tỷ đồng
TT

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

(ƣớc)

Tổng dư nợ
1. tín dụng của 10.082,55 11.263,28 11.331,80 12.423,59 15.315,78
SGD
Dư nợ cho
2.
8.951,21 9.211,63 9.153,19 10.825,98 12.802,18
vay KHDN
3. Tỷ lệ (%)
88,8
81,8
80,77
87,14
83,59
Nguồn: Phòng Vốn và kinh doanh ngoại tệ tại Sở Giao dịch - VCB
Qua số liệu cho thấy hơn 80% dư nợ tín dụng tập trung vào đối tượng
khách hàng doanh nghiệp, trong đó số lượng khách hàng doanh nghiệp xoay
quanh mức dưới 700 khách hàng, điều này cho thấy tín dụng dành cho khách


hàng doanh nghiệp thường có quy mô lớn khi so sánh với khách hàng cá nhân,
do vậy tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn thiệt hại lớn hơn
khi xảy ra rủi ro.
Từ đó, khẳng định một lần nữa là hoạt động giám sát tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
3. Đánh giá thực trạng giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở
giao dịch – ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng việt nam
Những kết quả đạt được
- Sở giao dịch đã xây dựng được quy trình và phân công trách nhiệm cụ thể

trong giám sát tín dụng khách hàng doanh nghiệp
- Giám sát giai đoạn giải ngân chặt chẽ và phát hiện kịp thời các sai sót
- Giám sát khâu thu hồi nợ có yếu tố tích cực
- Giám sát được thực hiện trên cả hai hình thức: giám sát từ xa và giám sát
trực tiếp
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động giám sát tín dụng còn tồn tại
một số hạn chế:
- Một số bộ phận chưa tuân thủ nghiêm ngặt khi thực hiện quy trình giám sát
tín dụng
- Giám sát tín dụng ở Sở giao dịch chỉ có một cấp sẽ thiếu an toàn trong
công tác tín dụng
- Giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng doanh nghiệp còn mang tính
hình thức, chưa chặt chẽ
- Tần suất rà soát kiểm tra việc sử dụng vốn, tài sản đảm bảo thấp
- Giám sát định giá tài sản bảo đảm và quản lý tài sản bảo đảm còn yếu
- Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng rời rạc, chưa hình thành hệ thống cơ
sở dữ liệu khách hàng
Nguyên nhân hạn chế:


 Nhóm nguyên nhân khách quan
- Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khó khăn chung của nền kinh tế
- Khách hàng cung cấp số liệu không trung thực
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc
trả nợ
 Nhóm nguyên nhân khách quan
- Nhận thức chưa thống nhất về vai trò của giám sát tín dụng trong toàn Sở
giao dịch – VCB
- Giám sát tín dụng ở Sở giao dịch chỉ có một cấp, Cán bộ tín dụng vừa làm

nhiệm vụ cho vay khách hàng, vừa làm nhiệm vụ giám sát tín dụng
- Hiện tại VCB chưa ban hành các hướng dẫn, cơ cấu tổ chức và xây dựng hệ
thống thông tin theo mô hình giám sát tín dụng 02 cấp
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH NHTMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
1. Phƣơng hƣớng thu hút khách hàng DN của Sở Giao dịch –
Vietcombank
Để có thể phát triển bền vững, Sở giao dịch sẽ tập trung phát triển khách hàng
theo 6 hướng như sau:
 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô, ngành nghề
kinh doanh cũng như khu vực đầu tư
 Xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với khách hàng doanh nghiệp
 Hoàn thiện hơn nữa một số nghiệp vụ trong công tác cho vay
 Chú trọng vào các khách hàng uy tín sẵn có của Sở từ khách hàng này Sở


giao dịch sẽ mở rộng nguồn khách hàng là đối tác của khách hàng
 Mở rộng thêm các phòng giao dịch, hiện diện sự có mặt của Sở giao dịch
tại nhiều nơi tại Hà Nội
 Tổ chức xây dựng mạng lưới chuyên gia, những nguồn thông tin hỗ trợ Sở
giao dịch đánh giá nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thực hiện các khoản vay
2. Một số giải pháp cƣờng giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Sở Giao dịch – Vietcombank
 Hoàn thiện quy trình và nâng cao thực hiện tính tuân thủ trong thực hiện
quy trình giám sát tín dụng
 Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng DN
 Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay
 Tăng cường quản lý hồ sơ và thông tin khách hàng DN

 Áp dụng hệ thống giám sát đa cấp theo tiêu chuẩn Basel 2
3. Kiến nghị
 Thứ nhất là đối với: Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương việt nam: cần nâng cao năng lực trình độ của cán bộ tín dụng.
- Sở giao dịch nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của những cá nhân và tập
thể có liên quan trong việc để xảy ra những tồn tại, sai sót, vi phạm trong hoạt
động giám sát tín dụng, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và hiệu quả kinh doanh
của Sở giao dịch và của hệ thống Vietcombank
- Rà soát, đánh giá lại công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của
Sở giao dịch, đặc biết là hoạt động tín dụng, sắp xếp lại và tăng cường nhân sự có
kinh nghiệm và nhãn quan tín dụng tốt cho khối tín dụng
- Cán bộ giám sát tín dụng cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá những tồn
tại, yếu kém trong công tác thẩm định khách hàng, có biện pháp chấn chỉnh và
khắc phục kịp thời để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
 Thứ hai: Kiến nghị với Hội sở vietcombank


- Cần xây dựng khâu tổ chức giám sát hình thành một hệ thống từ khâu tổ
chức cho tới các nguyên tắc và chuẩn mực
- Xây dựng hệ thống cơ sở thông tin theo ngành, lĩnh vực kinh doanh
làm cơ sở cho việc đánh giá, giám sát theo dõi tình trạng hoạt động của
khách hàng
- Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm về giám sát hoạt động kinh
doanh, và tài sản đảm bảo với chuyên viên tín dụng
- Rà soát đánh giá tình hình cho vay tín dụng toàn hệ thống để có chính sách tín
dụng và kiểm soát tín dụng linh hoạt, đặc biệt với tín dụng doanh nghiệp
 Thứ 3: Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt nam
Một số kiến nghị đối với NHNN nhằm hỗ trợ hoạt động tín dụng cho các
NHTM nói chung và VCB nói riêng:
- NHNN cần đầu tư xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cụ thể

rõ ràng nhằm tạo một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng của các
NHTM. Cần quy định rõ những biện pháp và mức độ xử phạt đối với các
trường hợp vi phạm quy chế trong hoạt động tín dụng
- NHNN phải thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra định kỳ
hoặc đột xuất hoạt động tín dụng
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin rủi ro của NHNN và
các NHTM, mở rộng các hình thức hoạt ñộng của thị trường liên ngân hàng
trong việc phát hiện, ngăn chặn những khách hàng vay vốn có ý định lừa đảo
- Cần nâng cao chất lượng và sự đầy đủ, kịp thời về thông tin khách hàng của
Trung tâm tín dụng CIC. Kịp thời thông báo thông tin những cá nhân, công ty có ý
định lừa đảo đến toàn bộ hệ thống các NHTM để ngăn chặn thông cho những cá
nhân, công ty này tiếp tục vay vốn hoặc nếu cho vay thì các công ty này phải chịu
những ràng buộc vô cùng khắc khe về tài chính, phải vay với lãi suất cao, giá trị tài
sản đảm bảo cao


- Khuyến khích thành lập các tổ chức thu thập thông tin, đánh giá, xếp loại
doanh nghiệp
Trên đây là bản trình bày tóm tắt luận văn: Tăng cường giám sát tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. Do
trình độ kiến thức, thời gian và phạm vi nghiên cứu thì luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các Thây cô giáo trong
hội đồng để em có thể hoàn thiện được luận văn



×