Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Đánh giá tính tổn thương do BĐKH và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 63 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Anh

Đinh Diệu

MỤC LỤC

Khoa Địa Chất

Ngành Quản lý TNTN


DANH MỤC HÌNH

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


DANH MỤC BẢNG

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Hòa Vang thuộc phía tây và gồm 11 xã nằm cách tTrung tâm thành phố Đà Nẵng
7km. Huyện có 11 xã, huyện bao bọc thành một vòng cung rộng lớn về phía Tây khu vực
nội thành, có với diện tích là 736,91 km2 (chiếm , bằng khoảng 78% diện tích đất của
thành phố). Tài nguyên nước của huyện phụ thuộc vào Huyện Hòa Vang có 2 sông chính


là sông Cu Đê và sông Cẩm Lệ. Đây là nguồn cung cấp nước chính nước cho các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt và sản xuất cho địa phươngcủa người dân. Hiện nay, nguồn
nước sinh hoạt của người dân chủ yếu từ nước giếng khoan và giếng đào; khoảng 39%
dân số sử dụng nước máy. Bên cạnh đóTuy nhiên, chất lượng và trữ lượng nguồn nước
đang bị tác động bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và các tai biến liên quan đến
biến đổi khí hậu như ngập lụt, nhiễm mặn và hạn hán. Điển hình là tình trạng nhiễm mặn
thường xảy ra vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm. nước sinh hoạt hằng ngày của người dân
thường bằng nước giếng
khoan hoặc giếng đào, tính đến năm 2013, huyện mới có khoảng 39% dân số được sử
dụng nước thủy cục. Nguồn nước ở đây thường bị nhiễm phèn, đặc biệt nước bị nhiễm
mặn vào các tháng 5 và 6. Ngoài ra, do các thiên tai như ngập lụt, hạn hán, nhiễm mặn
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và trữ lượng nguồn nước tại đây. Thiếu nước
và ô nhiễm nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu không chỉ tác động tới cuộc
sốngsinh hoạt sinh hoạt hằng ngày của người dân mà còn tác động tới các sinh kế và các
ngành kinh tếsinh kế, đặc biệt là nông dânngành nông nghiệp và người nghèo. Vì vậyDo
đó, sinh viên đã lựa chọn đề tài: "Đánh giá tính tổn thương do BĐKH và đề xuất các
giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng."
với mục tiêu và nội dung như sau:


Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các tác động của BĐKH (tổn thương và khả
năng thích ứng đến tài nguyên nước (TNN), từ đó đề xuất giải pháp nâng cao khả
năng thích ứng và sử dụng tài nguyên hợp lýbền vững TNN.



Nội dung của nghiên cứu gồm có: Đđánh giá sự phơi bày và độ nhạy cảm của tài
nguyên nướcTNN với BĐKH tại huyện Hòa Vang; . Đđánh giá khả năng thích ứng
với BĐKH của TNN huyện Hòa Vang. Đánh giá tính tổn thương với BĐKH của
TNN huyện Hòa Vang. Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững TNN, thích ứng

với BĐKH.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN




Câu hỏi nghiên cứu
- BĐKH tác động thế nào đến mức độ tổn thương tài nguyên nước?
- Các giải pháp nào cần được áp dụng để sử dụng bền vững tài nguyên nước trong
bối cảnh BĐKH?



Giả thiết nghiên cứu
- Các yếu tố chi phối đến tổn thương tài nguyên nước xếp theo thứ tự giảm dần

- Các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước và giảm thiểu mức độ tổn
thương tài nguyên nước


Cấu trúc khóa luận

LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu
Chương 2: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá mức độ tổn thương và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài
nguyên nước

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Toàn huyện Hòa Vang bao gồm 11 xã: Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Liên, Hoà Sơn,
Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Phú, Hoà Châu, Hoà Tiến và Hoà Phước với
tổng diện tích tự nhiên là 734.89 km2.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


Nằm cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 7km, huyện bao bọc thành một vòng cung
rộng lớn về phía Tây nội thị, có tọa độ địa lý trải dài từ 15 055' đến 16031' vĩ độ Bắc và từ
1080 49' đến 108014' kinh độ Đông và có vị trí địa lý tiếp giáp:
-

Phía Đông giáp: quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn;

-


Phía Tây giáp: huyện Hiên tỉnh Quảng Nam;

-

Phía Nam giáp: huyện Điện Bàn và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam;

-

Phía Bắc giáp: quận Liên Chiểu và tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hòa Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng trên cả 3 vùng: miền
núi, trung du và đồng bằng, bị chia cắt theo hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và chia ra các dạng địa hình sau:
Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng 79,84%
tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bốn xã miền núi, bao gồm Hoà Bắc, Hoà Ninh,
Hoà Phú và Hoà Liên, có độ cao khoảng từ 400-500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1.487
m), độ dốc lớn >400, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng
... phát triển trên các đá mẹ như mắc-ma, gra-phit.. Địa hình đất đai của vùng này thích
hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và du lịch
Vùng trung du: chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100 m,
xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà
Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 % diện tích toàn huyện; phần lớn đất đai bị
bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm ven khe suối. Địa
hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây cạn, có nhu cầu nước ít, chịu
được hạn.
Vùng đồng bằng: bao gồm ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước vớí tổng diện
tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp 2-10 m,

hẹp nhưng tương đối bằng phẳng. Đất phù sa ven sông và đất cát là hai loại đất đặc trưng
của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu. Tuy nhiên, có yếu tố không thuận lợi là
do địa hình thấp, khu vực này thường bị ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn.
Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


Địa hình đa dạng của Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố
trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một nền kinh tế với
thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách
thức như hạn hán, lũ lụt… cần phải giải quyết. Cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý
và phải tính đến những tác động tích cực cũng như tiêu cực của quá trình khai thác sử
dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11 và mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 6, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm
và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.2 0C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với
nhiệt độ trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.

Hình 2: Biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa huyện Hòa Vang năm 2013.
[Nguồn: NGTK huyện Hòa Vang năm 2013]
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11,
trung bình khoảng 85-87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 76-77%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập trung vào
hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Tuy nhiên có những năm
lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp

và đời sống. Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2; gió
mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7. Huyện thường xuyên bị chịu ảnh
hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn
bão lớn.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6; trung
bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình từ 58 đến
122 giờ/tháng
Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


1.1.4. Đặc điểm thủy văn
 Nguồn nước mặt:

Huyện Hòa Vang có 2 sông chính là sông Cu Đê và sông Cẩm Lệ.
- Sông Cu Đê: Bắt nguồn từ đầu Bạch Mã, sông chính có chiều dài 38 km. Ở
thượng nguồn có 2 nhánh là sông Bắc và sông Nam, tổng diện tích lưu vực là 426 km 2.
Tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0.6 tỷ m3.
- Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của 2 sông là Túy Loan và sông Yên, có chiều dài 12
km. Sông Túy loan có lưu vực nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sông Yên là hạ lưu
sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia. Sông Yên là hạ lưu của sông Ái Nghĩa, có chiều dài
12,74km, sông Yên chảy qua các xã Hoà Tiến, Hoà Khương, Hoà Phong. Sông Vĩnh
Điện là sông nối giữa sông Thu Bồn và sông Hàn. Dòng chảy từ sông Thu Bồn theo sông
Vĩnh Điện đổ về Cửa Sông Hàn. Sông Vĩnh Điện chảy qua các xã Hoà Phước, phường
Hoà Xuân, Hoà Quý, Hòa Hải, Khuê Mỹ.
Nhìn chung chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
của địa phương. Tuy nhiên do gần biển nên phần hạ lưu sông Cu Đê vào các tháng 5-6
thường có độ mặn giao động từ 1 - 5% làm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của nhân
dân.

 Nguồn nước ngầm:

Huyện Hòa Vang được đánh giá là một huyện có nguồn nước ngầm lớn, đủ cung
cấp cho nhu cầu của người dân trong sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Song hiện một số xã đang có nguy cơ thiếu nước trong mùa nắng do tình trạng khai thác
rừng bừa bãi.
Đặc biệt, nguồn nước khoáng nóng tại thôn Phước Sơn, Hòa Khương đã được khai
thác, đưa vào hoạt động từ 29/8/2011; nước nóng tại khu vực suối Đôi, Hòa Phú góp
phần thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Đà Nẵng.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


1.1.5. Đặc điểm tài nguyên
1.1.5.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73.488,8 ha. Hai nhóm đất có ý nghĩa quan
trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp
với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với
cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc.
Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 98.79% cho các mục đích nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác. Hiệu
quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối cao. Thu nhập thuần trên 1 ha đất
nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ ha. Đối với lâm nghiệp, theo ước tính, chỉ số này chỉ vào
khoảng 2 triệu đồng/ ha rừng sản xuất.
Bảng 1: Cơ cấu tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng huyện Hòa Vang:
Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng
Tổng

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

64.875,5

88.28

7.726,2

10.51

883.1

1.21

73.488,8

100.00

[Nguồn: Theo số liệu thống kê, kiểm kê đến 31/12/2012]
1.1.5.2. Tài nguyên rừng
Huyện Hoà Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây là một trong các thế
mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 53.306,1 ha chiếm 89,3%. Trong đó,
đất rừng sản xuất là 29.794,6 ha (42,1% diện tích đất tự nhiên), tập trung chủ yếu ở Hoà
Bắc, Hoà Ninh và Hoà Phú, đất rừng phòng hộ là 12.658,7 ha (chiếm tỷ trọng 17,9% diện
tích tự nhiên), đất rừng đặc dụng là 10.852 (15,3% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các

xã Hoà Ninh và Hoà Bắc. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2007 đạt khoảng 75%.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hoà Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng đệm của
khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mục đích bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy
tác dụng phòng hộ môi trường của rừng. Trong vùng rừng đặc dụng có rừng nguyên sinh
với hệ sinh thái đa dạng, các tài nguyên động thực vật phong phú, đặc biệt có nhiều loại
gỗ quý, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch như khu vực Bà
Nà-Núi Chúa.
Rừng và tài nguyên rừng của huyện Hoà Vang có vai trò quan trọng đối với đời
sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Ngoài vai trò phòng hộ cho huyện và
thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.
1.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản
Ngoài các khoáng sản kim loại như vonfram ở Nà Hoa, thạch anh hồng ở khu rừng
phòng hộ Bà Nà - Hòa Ninh, thiếc ở Đồng Nghệ (Hòa Khương), mở vàng ở Khe Đương
xã Hòa Bắc (tuy nhiên đến nay vẫn chưa được đưa vào khai thác). Nguồn tài nguyên chủ
yếu của huyện là khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường như đất đồi, đất sét, cát
sỏi sông.
Nguyên liệu đất sét: Chủ yếu tập trung tại xã Hòa Khương (mỏ sét Phú Sơn, mỏ
sét Phước Sơn, mỏ Đồng Nghệ), xã Hòa Phú (thôn An Châu), xã Hòa Phong (thôn Nam
Thành), xã Hòa Bắc (mỏ Nam Yên)…
Nguồn tài nguyên đất sét có thành phần độ hạt và tính chất cơ lý đạt tiêu chuẩn
làm gạch nung, gạch cotto, ceramit đặc biệt làm nguyên liệu màu cho gốm sứ. Hiện nay
chủ yếu khai thác sản xuất gạch ngói thủ công và công nghệ lạc hậu so với các tỉnh thành

trong khu vực. Đây không phải là một ngành chiến lược cũng như quy mô sản xuất của
huyện Hòa Vang về lâu dài mà chỉ đáp ứng giải quyết cho các hộ có nghề truyền thống
lâu năm và giải quyết một số công ăn việc làm, tận dụng công nhàn rỗi trong nhân dân.
Theo số liệu điều tra của Viện Địa chất và môi trường đánh giá: Địa bàn huyện
Hòa Vang về trữ lượng cấp đất sét p 2 = 20.000.000m3. Tổng diện tích: 35km2, chiều dày
trung bình: 1,5m.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


Đá xây dựng: Phân bố tập trung ở các xã Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa
Sơn. Chủ yếu đá granit thuộc loại đá cứng đảm bảo chỉ tiêu vật liệu xây dựng chất lượng
cao. Hiện nay trên địa bàn đã có 46 giấp phép khai thác mỏ với diện tích khai thác là 354
ha do UBND Thành phố cấp.
Cát xây dựng: Phân bố chủ yếu ở lòng sông, các bãi bồi trên 2 nhánh sông Cu Đê
và sông Tuý Loan. Tiềm năng trữ lượng tự nhiên ước tính: V = 300.000.000m3.
1.1.5.4. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước: Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan,
sông Cu Đê... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà
Nẵng và một phần cho huyện Hoà Vang.
Trữ năng thuỷ điện của các sông trên địa bàn huyện hiện đang được Công ty Cổ
phần thuỷ điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trước mắt Công ty này đang
triển khai đầu tư cụm dự án thuỷ điện sông Hương – Luông Đông tại xã Hoà Phú với
tổng công suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ đồng) và cụm dự án
thuỷ điện sông Nam- sông Bắc tại xã Hoà Bắc với tổng công suất dự kiến 12 MW (tổng
vốn đầu tư khoảng 877 tỷ đồng).
1.1.5.5 Tài nguyên du lịch và nhân văn
Với địa hình đa dạng gồm miền núi, trung du, đồng bằng nên huyện Hòa Vang

có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà-Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đôi (Hoà Phú), du lịch
trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho khách từ
thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đầm tự nhiên như Bàu An Ngãi
Tây, Bàu Nghè ở Hoà Sơn có thể cải tạo thành các công viên du lịch mặt nước.
Ngoài ra, huyện còn được thiên nhiên ưu ái với nguồn suối nước khoáng nóng tại
thôn Phước Sơn, Hòa Khương đã được khai thác, đưa vào hoạt động từ 29/8/2011, thu
hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Toàn huyện có 4 di tích lịch sử cấp Quốc gia (Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bồ
Bản, Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Túy Loan, Nhà thờ Chi phái tộc Quá Giáng và lăng
mộ danh nhân Đỗ Thúc Thịnh) và 17 di tích lịch sử cấp Thành phố đã thu hút nhiều
khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử.
Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


Trong thời gian tới, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi
giải trí, phương tiện vận chuyển... được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu hút rất nhiều khách du
lịch đến, tạo nguồn thu rất lớn cho huyện và cả thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, việc huy
động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng như tìm các giải pháp tối ưu để khai
thác các tiềm năng du lịch là một trong các nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời
gian tới.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được
Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường phát triển kinh tế của đất nước. Theo đó, nền
kinh tế huyện cũng phát triển theo hướng tăng dần tỉ lệ ngành Công nghiệp – Xây dựng
và Thương mại, dịch vụ, giảm dần tỉ lệ ngành Nông, lâm, thủy sản trong tổng giá trị sản
xuất của huyện.


Hình 3: Cơ cấu kinh tế qua các năm huyện Hòa Vang
[Nguồn: NGTK huyện Hòa Vang năm 2013]
Tuy nhiên, là một huyện ngoại thành, đóng vai trò là vựa lúa cung cấp một phần
lương thực và hàng nông sản cho toàn thành phố nên ngành nông nghiệp của huyện vẫn
còn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.
1.2.2. Ngành nông lâm thủy sản
Mặc dù gặp nhiều thiên tai như lũ lụt, bão, hạn hán cùng với dịch bệnh nhưng dưới
sự chỉ đạo thống nhất từ huyện đến xã, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao, đạt 1116.2 tỷ đồng năm 2013. Tổng diện tích lúa gieo sạ cả năm 2014 đạt
5.047 ha, năng suất bình quân cả năm đạt 62,5 tạ/ha (cao hơn năm 2013 là 4,45 tạ/ha),
sản lượng 31.545 tấn. Các loại cây trồng khác, năng suất đạt khá. Ngành chăn nuôi tiếp
tục duy trì ổn định. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển và ngày càng mang lại thu
nhập ổn định cho người dân. Nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người dân, diện tích nuôi trồng duy trì ở mức 399 ha, sản lượng đạt 634 tấn.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


Công tác quản lý và khai thác 3 loại rừng đã được kiện toàn, mang lại kết quả rõ
nét trong ngành lâm nghiệp, góp phần lập lại kỷ cương trong công tác khai thác, chế biến
lâm sản, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp có nhiều tiến bộ, đã có nhiều mô hình đạt hiệu
quả kinh tế cao, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần cải thiện bộ mặt nông
thôn miền núi.
1.2.3. Ngành công nghiệp – xây dựng
Trong năm 2013, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 2839.7 tỷ đồng. Riêng trong
nhóm Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, thành phần công nghiệp dân doanh đóng vai

trò chủ đạo (1647.7 tỷ đồng năm 2013), công nghiệp Nhà nước, công nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp. Một số sản phẩm công nghiệp lợi thế của huyện là
hàng may mặc, sản phẩm từ gỗ, gạch Tuynen, đá xây dựng…
Là khu vực ngoại thành có diện tích lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy
hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư mới của thành phố. Hiện trên địa bàn huyện đang
triển khai xây dựng cở sở hạ tầng các khu dân cư….. Giá trị sản xuất nhóm ngành Xây
dựng năm 2010 đạt 640.1 tỷ đồng, năm 2013 đạt 1143.9 tỷ đồng.
Hòa theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp hiện nay chỉ còn sót lại làng đan lát Yến Nê, làng dệt chiếu Cẩm Nê, nón lá La
Bông, bánh tráng Túy Loan, bánh khô mè Quang Châu…
1.2.4. Ngành thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Giá trị sản
xuất ngành thương mại – dịch vụ đạt 2592.8 tỷ đồng, tăng 1380.8 tỷ đồng so với năm
2010, trong đó ngành dịch vụ tăng 1212.4 tỷ đồng, thương mại tăng 168.4 tỷ đồng. Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1660 tỷ đồng. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển
khá, có 32 đơn vị đang hoạt động. Tiềm năng về dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện dần
được khai thác như: khu Du lịch Bà Nà-Suối Mơ (Hòa Ninh), Ngầm Đôi, Suối Hoa (Hòa
Phú), suối nước nóng Phước Nhơn - Hòa Khương… Trong đó, năm 2014, khu Du lịch Bà
Nà-Suối Mơ thu hút hơn 881.000 lượt khách, doanh thu 531,7 tỷ đồng tăng 37,5% so với
cùng kỳ và cao hơn 18 tỷ so với doanh thu cả năm 2013

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


1.2.5. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân
1.2.5.1. Dân số
Dân số trung bình của huyện Hòa Vang năm 2013 là 126215 người, tỷ lệ tăng tự
nhiên là 1.19%. Mật độ dân số bình quân là 172 người/km 2. Dân cư phân bố không đồng

đều trên địa bàn huyện, chủ yếu tập trung ở xã Hòa Phước (1787 người/km 2), Hòa Châu
(1454người/km2), Hòa Tiến (1184 người/km2); nhưng rất thưa thớt ở xã Hòa Bắc (12
người/km 2)...

Hình 4: Cơ cấu dân số trung bình theo từng xã tại huyện Hòa Vang năm 2013
[Nguồn: NGTK huyện Hòa Vang năm 2013]
1.2.5.2. Lao động và việc làm
Theo số liệu điều tra giữa năm 2013, toàn huyện có 78439 người trong độ tuổi
lao động, chiếm 62,1% tổng dân số, trong đó có 70960 lao động có việc làm. Đây là
điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may phát
triển.
Phần lớn lao động trên địa bàn huyện đều chưa qua đào tạo hoặc chỉ mới được đào
tạo sơ cấp. Theo số liệu năm 2010, lao động chưa qua đào tạo chiếm 65%, công nhân kĩ
thuật chiếm 21.2%, trung học chuyên nghiệp chiếm 7.5 %, cao đẳng, đại học chỉ chiếm
6.3% tổng số lao động toàn huyện. Điều này thể hiện xu hướng tham gia vào thị trường
lao động giản đơn là chủ yếu.
1.2.5.3. Thu nhập và mức sống
Trong những năm gần đây, đời sống của người dân trong toàn huyện đã được cải
thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thể
hiện ở một số chỉ tiêu trong bảng 4:
Bảng 2: Một số chỉ tiêu về thu nhập và mức sống của người dân huyện Hòa Vang
Chỉ tiêu
Thu nhập bình quân đầu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012


Năm 2013

Triệu đồng

16.32

18.75

20.86

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


người
Số bác sĩ trên vạn dân

Bác sĩ

1,06

1,04

1,58

Tỷ lệ hộ sử dụng điện

%


100

100

100

Hộ nghèo có đến cuối năm
(Chuẩn nghèo 400.000
đồng/người/tháng trở xuống

Hộ

1969

874

831

Nhà tạm còn lại đến cuối năm

Nhà

47

73

08

[Nguồn: NGTK huyện Hòa Vang năm 2013]
1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

1.2.6.1. Giao thông
Hòa Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông đối ngoại. Hai
tuyến Quốc lộ 1A từ chân đèo Hải Vân qua cầu Đỏ đến hết xã Hòa Phước; Quốc
lộ 14 B từ Hòa Cầm đến Túy Loan, Hòa Khương chạy qua huyện với tổng chiều
dài khoảng 30km là trục giao thông chính nối huyện với thành phố Đà Nẵng và
bên ngoài.
Ngoài ra, các tuyến đường ĐT do thành phố quản lý đến nay đã cơ bản nhựa hóa.
Các tuyến đường xã, liên xã với tổng chiều dài 116,08km trong đó có 96,78km đã thảm
nhựa, bê tông. Đường thôn, xóm có chiều dài 187,93 km, đã trải nhựa, hoặc bê tông hóa
158,65, đạt tỷ lệ 84,42%.
Bên cạnh đó, để người dân thuận tiện trong sản xuất, áp dụng các biện pháp kĩ
thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, huyện còn xây dựng hệ thống đường nội đồng
với tổng chiều dài 107,92 km, trong đó 25,02km đã được bê tông hóa.
Ngoài đường bộ, trên địa bàn huyện còn có hệ thống giao thông đường sông trên
các con sông lơn như: Tuyến đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan, sông Cu Đê, sông
Vĩnh Điện...

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


1.2.6.2. Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, toàn huyện có 43
công trình thủy lợi. Trong đó, công ty TNHH MTV Thủy lợi Đà Nẵng quản lý 5 công
trình gồm : 2 hồ chứa nước là Hồ Đồng Nghệ và Hồ Hòa Trung, 3 trạm bơm điện: Trạm
An Trạch, Trạm Túy Loan và Trạm Bích Bắc; 38 công trình do huyện quản lý gồm 14 hồ
chứa nước, 10 trạm bơm và 14 đập dâng đảm bảo nước tưới cho 6.761 ha. (Theo niên
giám thống kê huyện năm 2013).
1.2.6.3. Năng lượng

Nguồn điện cung cấp cho huyện chủ yếu là lưới điện quốc gia 500KV thông qua
trạm biến áp Hòa Cầm, được truyền tải đến đầy đủ các khu vực dân cư của 11 xã. Với
phụ tải điện như hiện nay thì nguồn điện vẫn đáp ứng đủ công suất tiêu thụ, tuy nhiên,
trong tương lai, khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động thì phụ tải điện sẽ quá tải, cần
phải bổ sung hoặc thay thế các máy trung gian mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt của toàn huyện.
1.2.6.4. Giáo dục – Đào tạo
Năm học 2013-2014, toàn huyện có 3 trường Trung học phổ thông, 11 trường
Trung học cơ sở, 19 trường tiểu học và 17 trường mầm non với 22.673 học sinh . Tỷ lệ
giáo viên các cấp học đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ hơn 98,5%, số giáo viên
trên chuẩn đạo tạo chiếm hơn 60%.
1.2.6.5. Y tế
100% xã trên toàn huyện có trạm y tế, có bác sĩ. Song với số lượng 20 bác sĩ và
177 giường bệnh trên toàn huyện thì vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân còn nhiều
hạn chế. Năm 2013, số người tham gia BHYT đạt tỷ lệ 92,1%.
1.2.6.6. Thực trạng môi trường
Trong năm 2010, toàn huyện có 867 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó 270 cơ
sở đạt tiêu chuẩn về môi trường (chiếm tỷ lệ 31%).
Trên địa bàn huyện có 30.046 hộ, trong đó có 19677 hộ sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh theo tiêu chuẩn quốc gia (đạt 65,4%).

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường không khí
và nước do hoạt động của các đơn vị khai thác cát sạn, chế biến đá chẻ trên địa bàn huyện
vẫn là điểm nóng về môi trường hiện nay.
1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

1.3.1. Thuận lợi
Huyện Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng. Đây là
một thị trường lớn để Hòa Vang cung cấp lao động, nguyên liệu và các sản phẩm lương
thực, thực phẩm, hoa quả. Sự phát triển kinh tế, gia tăng đầu tư và tốc độ đô thị hoá lớn
của nội thành thành phố Đà Nẵng sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thành phố Đà Nẵng là nơi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện.
Huyện Hoà Vang nằm ở vị trí có nhiều đường giao thông quan trọng đi qua (quốc
lộ 1A, QL 14B, đường sắt, xa lộ Bắc-Nam trong tương lai, gần cảng biển Đà Nẵng, sân
bay quốc tế Đà Nẵng, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang triển khai thực
hiện) tạo cho huyện khả năng thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu
kinh tế, phát triển dịch vụ du lịch.
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khu rừng bảo tồn Bà Nà-Núi Chúa,
nguồn nước khoáng ở Đồng Nghệ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, trên cơ
sở đó làm đòn bẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế của huyện. Đặc biệt, với trên 60% diện
tích là rừng núi, ngoài nhiệm vụ là lá phổi của thành phố Đà Nẵng, Hòa Vang còn là bức
bình phong bảo vệ thành phố Đà Nẵng khỏi sự tàn phá của thiên nhiên.
Quỹ đất của huyện còn tương đối dồi dào, lực lượng lao động đông đảo và giá
nhân công trên địa bàn huyện vẫn còn thấp. Đây là những lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư
quan tâm tới địa bàn huyện.
Đất lâm nghiệp nhiều, có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang
trại, hình thành một số vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản tập trung; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông, lâm nghiệp theo hướng tăng dần ngành lâm
nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Giá trị đất lâm nghiệp ngày càng được coi
trọng, người dân ngày càng gắn bó hơn với rừng, có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, độ
che phủ rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã tăng rõ rệt.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN



1.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, còn có nhiều khó khăn mà huyện cần phải khắc
phục trong thời gian tới như:
Diện tích rộng song đất đồi núi nhiều gây cản trở đến phát triển kết cấu hạ tầng và
phân bố lại dân cư.
Kinh tế của huyện phát triển, nhưng quy mô (GDP) còn nhỏ. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn còn những hạn chế, yếu
kém.
Sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính thuần nông, tự cấp, tự túc; cơ cấu kinh tế
nông, lâm nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, trồng trọt vẫn chiếm tỷ
trọng cao, lợi thế kinh tế rừng chưa được khai thác có hiệu quả. Sản xuất hàng hoá phát
triển chậm, sản xuất chưa gắn với thị trường, chủ yếu vẫn phát triển tự phát, quy mô nhỏ
lẻ, manh mún, giá trị hàng hoá thấp.
Quan hệ sản xuất nông thôn còn chậm đổi mới, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình,
kinh tế trang trại phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
Cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, bưu điện, xây dựng đô thị
chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, với các diễn biến bất thường của khí hậu, thời
tiết; chưa đủ sức để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, hạ tầng cho nông
nghiệp và nông thôn còn rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục- đào tạo,
y tế, văn hóa…còn thấp so với nhu cầu phát triển; tỷ lệ lao động không có việc làm còn
cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn
mới, trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp và không đồng đều.
Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực kỹ thuật còn có hạn, chưa đáp ứng yêu cầu
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN



CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử nghiên cứu
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Khái niệm về Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể
được xác định (ví dụ như sử dụng các kiểm tra thống kê) bởi những thay đổi trong giá trị
trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do quy trình nội bộ tự nhiên hoặc cưỡng

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


bức bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người trong các thành phần của khí quyển
hay trong sử dụng đất. (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu – IPCC, 2014)1
Theo khái niệm trong Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC, 2001) 2 thì
Biến đổi khí hậu "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động
của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là
những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài".
Khái niệm về tính tổn thương được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay do Ủy ban
Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) xây dựng:
Tính tổn thương (Vulnerability) là mức độ mà một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và
không thể đối phó với những tác động có hại của BĐKH, bao gồm sự biến thiên và cực
đoan của khí hậu. Tính tổn thương là hàm số của tính chất, phạm vi, và mức độ của
BĐKH và tính biến thiên mà một hệ thống bị phơi nhiễm, cùng độ nhạy cảm và năng lực
thích ứng của nó (IPCC, 2007). Trong đó:
Độ phơi bày (Exposure) là tính chất, mức độ, thời gian và/hoặc mức độ mà hệ
thống tương tác với hoặc bị nhiễu loạn.
Độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng tiêu cực hoặc

tích cực bởi các tác nhân liên quan đến khí hậu. Sự ảnh hưởng có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp.
Sự thích ứng (Adaptation) là điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên hoặc con người để
ứng phó với các tác động hiện tại hoặc dự kiến do khí hậu, nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc
tận dụng và hiện thực hóa các lợi ích từ khí hậu.
Khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống có thể điều
chỉnh với những diễn biến liên quan đến biến đổi khí hậu (bao gồm thay đổi thời tiết và
hiện tượng cực đoan) nhằm giảm nhẹ những thiệt hại có thể xảy ra, tận dụng các cơ hội,
hoặc để đối phó với các hậu quả của BĐKH.
Khái niệm về tính tổn thương tài nguyên nước: Từ cách tiếp cận quản lý tài
nguyên nước, tính tổn thương được định nghĩa là các đặc điểm yếu kém và thiếu sót trong

1 IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change
2 UNFCCC – United Nations Framework Convention on Climate Change

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


hệ thống tài nguyên nước gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng của hệ thống với
các mặt kinh tế xã hội và sự thay đổi môi trường. (Y.Huang and M.Cai 2009, 2)3
Để tính tính tổn thương cần xác định khái niệm về chỉ số tổn thương và chỉ số thích ứng
bao gồm:
Chỉ số tổn thương (Vulnerability Indicator) là một thông số định lượng, dùng để
đo lường tính dễ bị tổn thương và những thay đổi của tình trạng dễ bị tổn thương của một
nhóm, một cộng đồng, một khu vực,... theo thời gian. (ISET-International, 2013)
Chỉ số thích ứng (Adaptive Capacity Indicator) là thông số định lượng được sử
dụng để đo lường sự tiến triển trong việc hướng tới một mục tiêu. Bộ chỉ số thích ứng
được xây dựng và sử dụng trong quá trình xây dựng khả năng thích ứng để đo lường

những tiến triển trong xây dựng khả năng thích ứng của vùng nghiên cứu với biến đổi khí
hậu. (ISET-International, 2013)4
Độ phơi bày và độ nhạy cảm được liên kết và cùng thể hiện các tác động tiềm tàng
của hệ thống, có ý nghĩa tích cực với tính tổn thương. Ngược lại, khả năng thích ứng thể
hiện khả năng của một hệ thống trong việc đương đầu hiệu quả với các tác động và rủi ro,
và mang ý nghĩa đối lập với tính tổn thương. Vì vậy, theo IPCC, tính tổn thương
(Vulnerability) được biểu thị là hàm của độ phơi bày (Exposure), độ nhạy cảm
(Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity):
V = f (E, S, AC)
Khi khả năng thích ứng càng cao thì tính tổn thương càng thấp, khi độ phơi bày và độ
nhạy cảm càng cao thì tính tổn thương càng cao.
2.1.2. Trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều cách tiếp cận và phương pháp để xây dựng chỉ số tổn
thương với một số nghiên cứu về tính tốn thương tài nguyên nước như sau:
- "Tính tổn thương của hệ thống tài nguyên nước: Khung đánh giá và xác định toàn diện
chiến lược thích ứng" (P-M. Stathatou et al, 3) tính toán chỉ số trên 4 lưu vực sông và chỉ
3 Y. Huang and M.Cai, 2009. Methodologies guidelines: Vunerability assessment of freshwater resources to
environmental change. Developed jointly by United Nations Environment Programme (UNEP) and Peking
University.
4 ISET- International (The Institute for Social and Environmental Transition-International)

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


số tổn thương được tính bằng ba chỉ số bao gồm: chỉ số nhạy cảm (3 chỉ số), chỉ số phơi
bày (4 chỉ số) và chỉ số khả năng thích ứng (9 chỉ số). Kết quả cho thấy cả tài nguyên
nước trên 4 lưu vực sông đều bị tổn thương do trữ lượng nước giới hạn và việc khai thác
quá mức nguồn nước mặt.

- "Đánh giá tính tổn thương của tài nguyên nước mặt để thay đổi môi trường (UNEP)"
(Y.Huang and M.Cai 2009, 12) tính toán trên lực sông Hoàng Hà, Trung Quốc và có 4
hợp phần cấu thành bao gồm sức ép nguồn tài nguyên (2 chỉ số), áp lực phát triển nguồn
nước (2 chỉ số), hệ sinh thái (2 chỉ số) và khả năng quản lý (4 chỉ số). Mỗi hợp phần được
tính bằng các chỉ số. Chỉ số tổn thương được đánh giá theo 4 mức: thấp (0-0.2), trung
bình (0.2-0.4), cao (0.4-0.7), rất cao (0.7-1). Kết quả cho thấy tính tổn thương tài nguyên
nước trên lưu vực sông Hoàng Hà cao và đưa ra giải pháp về chính sách.
- "Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tính tổn thương của hệ thống tài
nguyên nước ở các nước phát triển: Khung tổng thể và nghiên cứu khả thi ở Bangladesh"
(Animesh K. Gain, Carlo Giupponi and Fabrice G. Renaud 2012, 360). Nghiên cứu đánh
giá tính tổn thương và khả năng thích ứng của tài nguyên nước với biến đổi khí hậu và
đưa ra bộ chỉ số tổn thương được tính trên lưu vực sông tại Bangladesh. Bộ chỉ số tổn
thương được cấu thành từ 4 chỉ số: chỉ số phơi bày (1 chỉ số), chỉ số nhạy cảm (3 chỉ số),
chỉ số phục hồi (1 chỉ số) và chỉ số khả năng thích ứng (2 chỉ số). Từ kết quả tính được
cho thấy tài nguyên nước trên lưu vực sông này chịu sức ép từ sự yếu kém trong quản lý
nguồn nước, thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành và đánh giá giám sát không hiệu quả.
Do đó đánh giá tổn thương đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng quản lý tài
nguyên nước
- "Các chỉ số tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới tài nguyên nước tạo Hoa Kỳ"
(Melissa E. Lane, Paul H. Kirshen and Richard M. Vogel 1999, 2). Nghiên cứu trên các
lưu vực sông tại nước Mỹ, các chỉ số tác động được chia làm hai phần gồm chỉ số kinh tế
xã hội (8 chỉ số) và chỉ số môi trường (8 chỉ số). Kết quả về chỉ số tác động được dùng để
so sánh với kịch bản BĐKH tại Mỹ.
Có thể thấy chỉ số tổn thương tài nguyên nước được tính toán theo phạm vi lưu
vực sông trên lãnh thổ hoặc vùng/địa phương. Một số nghiên cứu tính chỉ số tổn thương
theo 3 hợp phần hoặc 5 hợp phần và có ý nghĩa lớn trong việc định hướng quản lý tài
nguyên nước và đưa ra hạn chế trong chính sách, đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, các
Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN



nghiên cứu này còn chưa phân tích và đánh giá tính tổn thương tài nguyên nước của từng
hộ gia đình.
2.1.3. Tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽ của
BĐKH. Nhận thức rõ về tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và
phê chuẩn Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCC) và Nghị định thư
Kyoto. Nhằm ứng phó với tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật quan trọng như Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH;
Chiến lược quốc gia về BĐKH.... Nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương
trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi
trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng
phó.
Đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam về đối với các lĩnh vực kinh tế-xã
hội và các địa phương. Những nghiên cứu này do các cơ quan nhà nước, các viện nghiên
cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các tổ
chức phi chính phủ thực hiện với các mức độ sâu và rộng khác nhau. Một số nghiên cứu
bao gồm:
- “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam” (2002 - 2005), do
CECI thực hiện;
- “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên hiệp quốc và Nghị định
thư Kyoto về BĐKH” (2007), do Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thuỷ văn và
Môi trường thực hiện;
- “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích
ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007), do Viện KTTVMT hợp tác với SEA
START thực hiện;

Khoa Địa Chất


-1Ngành Quản lý TNTN


- “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam” và “Tác động
của BĐKH đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng” (2008-2009), do
Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra tính tổn thương cho hệ sinh thái, tài
nguyên thiện nhiên như đất, rừng và đặc biệt là tài nguyên nước. Tuy nhiên các nghiên
cứu này mới chỉ đưa ra các biện pháp thích ứng, nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH
mà chưa đề cập đến việc tính tổn thương hay chỉ số tổn thương để đánh giá khả năng
thích ứng của vùng nghiên cứu.
Một số công trình nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương tại Việt Nam do GS.
Mai Trọng Nhuận và ThS. Nguyễn Thị Hồng Huế thực hiện như sau:
- "Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên địa chất, định hướng sử dụng bền vững vịnh
Gành Rái, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu."
- "Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương đới ven bờ Phan Thiết – Hồ Tràm, Việt Nam phục
vụ phát triển bền vững."
Các công trình nghiên cứu về đánh giá mức độ tổn thương ở Việt Nam mới chỉ đánh giá
về tài nguyên địa chất hoặc đới ven bờ mà chưa đi sâu vào tính tổn thương tài nguyên
nước. Đồng thời những nghiên cứu này cũng không thực hiện bằng cách tính chỉ số để
đánh giá mức độ tổn thương.
Một số công trình nghiên cứu về đánh giá tính tổn thương tài nguyên nước được
nghiên cứu tại Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thanh Sơn, ThS. Trịnh Minh Ngọc thực
hiện như:



"Đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ Đáy".


"Thiết lập khung đánh giá DSPIR trong nghiên cứu tính dễ tổn thương của hệ thống tài
nguyên nước đối với lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị".



"Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn".

Khoa Địa Chất

-1Ngành Quản lý TNTN


×