Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận dân sự Vấn đề đại diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98 KB, 17 trang )

VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015
A.

Lời Mở đầu

Đại diện là một quan hệ pháp luật, là một chế định pháp lý rất quan trọng và
được sử dụng rất phổ biến trong giao dịch giữa các chủ thể với nhau hiện nay. Đại
diện được pháp luật quy định cụ thể tại Chương IX, Bộ luật dân sự 2015. Chế định
về đại diện thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong cách thức tham gia vào quan hệ
pháp luật dân của các chủ thể. Như chúng ta đã biết, chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự vô cùng đa dạng phong phú nhưng không phải lúc nào các chủ thể đó cũng
có thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự, khi đó thì việc có một người thay
mặt các chủ thể đó tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự là rất cần thiết.
Trong phạm vi bài tiểu luận, tôi xin trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
vấn đề đại diện trong pháp luật dân sự.

MỤC LỤC
I.
1.
2.
3.
4.
5.

Lý luận chung
Khái niệm
Các loại đại diện
Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
Phạm vi thẩm quyền đại diện
Chấm dứt đại diện
1



3
3
3
7
8
14


II.
III.

Liên hệ thực tế
Tài liệu tham khảo

17
18

B.
I.
1.

Nội dung

Lý luận chung
Khái niệm
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp
nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân
hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự.

Như vậy, trong quan hệ đại diện, người đại diện thay mặt cho người được đại
diện đứng ra xác lập quan hệ, thực hiện hành vi pháp lý với người thứ ba nhằm
mục đích mang lại lợi ích cho người được đại diện.
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 134: “Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người
khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch đó.” thì vẫn tồn tại những giao dịch dân sự mà cá nhân phải trực tiếp xác
2


lập, thực hiện mà không được thông qua người đại diện, ví dụ như một số giao dịch
dân sự liên quan đến quyền nhân thân hoặc liên quan đến yếu tố nhân thân (quyền
kết hôn, ly hôn; quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; lập di
chúc; làm chứng minh thư nhân dân....)
Người được đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Đối vs cá nhân gồm
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực
hành vi dân sự mà theo quy định của pháp luật phải có người đại diện hoặc bất kì
ai có nhu cầu muốn có người đại diện theo pháp luật của riêng mình. Đối với pháp
nhân, mọi hoạt động phải thông qua hành động của người đại diện.
2. Các loại đại diện
Đại diện được chia thành hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy
quyền.
a. Đại diện theo pháp luật
Đại diện theo pháp luật là đại diện được xác lập theo quy định của pháp luật
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong quan hệ đại diện này, người đại diện phải là người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ.
Đại diện theo pháp luật phát sinh với cả cá nhân và pháp nhân như sau:
Thứ nhất, đối với cá nhân, Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“ Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu
được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người
đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự”
Để làm rõ hơn khoản 2 Điều này, ta xem lại khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự
2015:
“Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
3


a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha
mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành
vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền
đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu
người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Như vậy, người được đại diện thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm
pháp luật này phải là người không có khả năng trực tiếp tham gia vào bất cứ giao
dịch dân sự nào nên pháp luật quy định phải có những chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ
quyền lợi cho họ trong việc xác lập thực hiện các giao dịch dân sự. Đó là người
không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, người thành niên trong

tình trạng thể chất, tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, người
bị Tòa án ra quyết định tuyền bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên ta có
thể thấy Tòa án đóng vai trò quan trọng trong điều luật này. Tất cả các trường hợp
đại diện muốn xảy ra thì đều phải dựa vào quyết định của Tòa án. Nếu Tòa không
chỉ định thì người đáng nhẽ cần có người đại diện cho mình trong các trường hợp
trên trong thực tế sẽ không có người đại diện.
Thứ hai, đối với pháp nhân, Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án;
2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi
người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và
Điều 141 của Bộ luật này.”
4


Theo như quy định trên thì Bộ luật dân sự 2015 đã có nét sửa đổi so với Bộ
luật dân sự 2005, đó là quy định cho phép việc một pháp nhân có thể có nhiều
người đại diện theo pháp luật. Đối với trường hợp pháp nhân là pháp nhân thương
mại thì điều này góp phần bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho pháp nhân, nhằm
tạo điều kiện cho pháp nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau mà bản
thân cá nhân một người không thể đảm nhận hết các vai trò quan trọng ấy.
Thêm nữa, việc xác định người đại diện theo pháp luật là do pháp luật quy
định, người được đại diện không có quyền lựa chọn.
b. Đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người
đại diện và người được đại diện.
Chủ thể thực hiện việc đại diện theo ủy quyền là người từ đủ mười lăm tuổi

đến chưa đủ mười tám tuổi trừ trường hợp pháp luật quy định người đại diện phải
từ đủ mười tám tuổi trở lên.
Điều 138 quy định rõ như sau:
“Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại
diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do
người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Ủy quyền là phương thức pháp lý tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác trong quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể
tham gia vào các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, đảm bảo thỏa mãn
nhanh chóng các lợi ích mà chủ thể quan tâm. Người đại diện trong quan hệ ủy

5


quyền có thể được hưởng lương, lợi ích từ quan hệ ủy quyền nếu các bên đã có
thỏa thuận từ trước trong hợp đồng ủy quyền.
Bộ luật dân sự 2015 quy định một điểm mới: người đại diện của hộ gia đình,
tổ hợp tác được xác định là do các thành viên thực hiện việc ủy quyền. Theo Bộ
luật dân sự 2005, người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, tổ hợp tác được
quy định bắt buộc và rõ ràng lần lượt là chủ hộ và tổ trưởng. Tuy nhiên đến nay,
Bộ luật dân sự 2015 đã không còn ghi nhận tư cách người đại diện theo pháp luật
của hộ gia đình, tổ hợp tác, thay vào đó các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp

nhân khác đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan
đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có
tư cách pháp nhân đó.
3. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
Do các giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện không phải do chủ thể trực
tiếp mong muốn đạt mục đích tự mình tham gia vào mà thông qua người đại diện
của chủ thể đó nên hiển nhiên điều này sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý của
hành vi đại diện.
Điều 139 Bộ luật dân sự 2015 chỉ rõ:
“Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba
phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được
đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được
mục đích của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại
diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện
hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ
trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản
đối.”
6


Đây là điểm mới trong Bộ luật dân sự 2015 mà chưa có ở Bộ luật dân sự
2005. Theo quan điểm của tôi, điều luật này được thêm vào nhằm khiến cho người
đại diện và người được đại diện hiểu rõ hơn về vị trí và vai trò của mình trong mối
quan hệ đại diện giữa cả hai cũng như cung cấp rõ những vấn đề sẽ phát sinh một
khi cả hai xác lập quan hệ đại diện.
4. Phạm vi thẩm quyền đại diện
a. Phạm vi thẩm quyền đại diện theo pháp luật

Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại
diện nhân danh người được đại diện xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với
người thứ ba.
Căn cứ về phạm vi thẩm quyền đại diện của người đại diện được xác định rõ
tại Điều 141 Bộ luật dân sự 2015.
“ Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm
vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật;”
Tuy nhiên, với mỗi trường hợp đại diện khác nhau thì phạm vi thẩm quyền
của người đại diện là khác nhau. Việc này cũng được trình bày cụ thể trong các
khoản 2 và khoản 3 của Điều 141 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền
xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ pháp
luật có quy định khác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác
(khoản 2 Điều 141). Trong trường hợp đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự, người đại diện chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho
xác lập giao dịch dân sự do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có khả
năng trực tiếp tham gia vào các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng
ngày của mình (khoản 2 Điều 24).

7


Đối với đại diện theo ủy quyền, phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo
uỷ quyền được xác định trong chính văn bản uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ
quyền chỉ được thực hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản uỷ quyền quy

định. Việc xác lập văn bản uỷ quyền và giải quyết các tranh chấp phát sinh phải
tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền.
Khoản 3 và khoản 4 Điều 141 nêu cụ thể những yêu cầu đối với người đại
diện. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba biết về phạm vi thẩm quyền
đại diện của mình. Người đại diện không được nhân danh người được đại diện để
xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà
mình cũng là người đại diện. Các quy định này nhằm đảm bảo quyền của người
được đại diện bởi khi người đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với
người thứ ba thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự khác đối với người
được đại diện. Đồng thời nó cũng nhằm ngăn ngừa và loại trừ những giao dịch dân
sự được xác lập, thực hiện có thể đem lại hậu quả bất lợi cho người được đại diện
bởi Bộ luật dân sự 2015 có quy định mới là cho phép một cá nhân, pháp nhân có
thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau; nếu không quy định rõ
nhất định sẽ xảy ra những trường hợp mà người đại diện lợi dụng kẽ hở của luật
mà thực hiện những hành vi mang lại tư lợi cá nhân cho người đại diện và ảnh
b.

hưởng đến quyền lợi chính đáng của người được đại diện.
Trường hợp không có thẩm quyền đại diện và đại diện vượt quá phạm vi
thẩm quyền đại diện
Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện chỉ làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của người được đại diện trong phạm vi đại diện, vì giao dịch đó
được thực hiện phù hợp với ý chí là lợi ích của người được đại diện. Tuy nhiên,
trong thực tế có trường hợp giao dịch dân sự được xác lập thực hiện không phải do
người đại diện hoặc do người đại diện xác lập nhưng vượt quá phạm vi thẩm quyền
đại diện. Để xử lý tình huống này, pháp luật đã quy định về hậu quả của giao dịch
dân sự do người không có quyền đại diện xác lập và hậu quả của giao dịch dân sự
8



do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện lần lượt
trong Điều 142 và Điều 143 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
* Nếu giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập
thực hiện:
Giao dịch này không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho người được đại
diện, trừ khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1. Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
2. Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
3. Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết
hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình
không có quyền đại diện.
Trường hợp thứ nhất đã ghi nhận sự khác biệt đầu tiên giữa Bộ luật dân sự
2015 và Bộ luật dân sự 2005 về vấn đề này. Ở Bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân
sự do người không có quyền xác lập, thực hiện vẫn sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ đối với người được đại diện nếu người đại diện hoặc người được đại diện đồng
ý; nhưng ở Bộ luật dân sự 2015, trường hợp trên chỉ xảy ra khi người được đại
diện đã công nhận giao dịch. Điều này cho thấy pháp luật đã đưa ý chí, vai trò của
người được đại diện lên cao hơn cả. Nếu người đại diện đồng ý nhưng người được
đại diện không đồng ý thì giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác
lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
Trường hợp thứ hai và thứ ba cũng là điểm mới trong Bộ luật dân sự 2015.
Chúng cũng nêu cao vai trò của người được đại diện, đó là nếu người đại diện biết
mà không phản đối trong một thời hạn hợp lí hoặc có lỗi dẫn đến việc người giao
dịch không biết hoặc không thể biết về người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự với mình không có quyền đại diện thì giao dịch đó sẽ làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ đối với người được đại diện. Hai trường hợp này cũng có nội dung bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình.
Thêm nữa, khoản 2 Điều 142 quy định về trách nhiệm của người không có
quyền đại diện: “Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện
9



xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại
diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người
đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về
việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.” Theo đó, điều khoản này thể hiện
sự bảo vệ quyền của người được đại diện cũng như bảo đảm quyền lợi của người
thứ ba ngay tình.
Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có
quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp người được đại diện đã công
nhận giao dịch. (Khoản 3 Điều 142 Bộ luật dân sự 2015)
Hai khoản trên quy định hai sự lựa chọn của người đã giao dịch với người
không có quyền đại diện trong trường hợp người đó không biết hoặc không thể biết
về việc không có quyền đại diện. Một là chấp nhận giao dịch đã xác lập với người
không có quyền đại diện và có yêu cầu người không có quyền đại diện thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng đối với mình. Hai là có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hoặc hủy bỏ giao dịch đã xác lập và yêu cầu người không có quyền đại diện
bồi thường thiệt hại cho mình.
Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải
chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại (Khoản 4 Điều 142 Bộ luật dân sự
2015). Điều này có nghĩa: khi người đã giao dịch đã biết về việc không có quyền
đại diện nhưng vẫn thực hiện giao dịch và giao dịch đó gây thiệt hại cho người
được đại diện thì người đã giao dịch và người không có quyền đại diện phải cùng
nhau chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được đại diện.
* Nếu giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại
diện


10


Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật dân sự 2015, “Giao dịch dân sự do người
đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá
phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
1. Người được đại diện đồng ý;
2. Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
3. Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết
hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình
vượt quá phạm vi đại diện.”
Điều khoản này cũng tương tự với điều khoản trên về trường hợp người
không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự khi quy định về các
ngoại lệ có thể xảy ra. Thứ nhất là sự chấp nhận giao dịch có hiệu lực của người
được đại diện. Thứ hai là việc người được đại diện biết về giao dịch dân sự đó do
người đại diện vượt quá phạm vi đại diện nhưng không phản đối trong thời gian mà
pháp luật cho phép. Cuối cùng là ngoại lệ về lỗi của người đại diện khiến cho
người đã giao dịch – trong trường hợp này là người thứ ba ngay tình không biết
hoặc không thể biết về việc người đại diện đã vượt quá phạm vi đại diện của mình.
Tuy nhiên, giữa chúng cũng có điểm khác biệt. Ở trường hợp giao dịch dân sự do
người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện, ngoại lệ về sự chấp nhận giao
dịch của người đại diện được luật quy định là phải “đã công nhận”, tức là người
được đại diện phải chấp thuân giao dịch đó trước khi mà nó xảy ra hay thực hiện.
Ở trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm
vi đại diện thì điều này được nới lỏng hơn. Người đại diện đang hoặc đã xác lập,
thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền mà người được đại diện đồng ý (có
thể do người đại diện thông báo cho người được đại diện biết hoặc người được đại
diện tự mình biết hoặc do người thứ ba thông cho người được đại diện biết) thì
giao dịch đó có hiệu lực với người được đại diện và sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa

vụ của người được đại diện.
11


Các khoản 2, 3, 4 của Điều 143 cũng có điểm tương đồng với các khoản
tương ứng của Điều 142:
“2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại
diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì
người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về
phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết
hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện
hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch
hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho
người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”
Sự vượt quá phạm vi đại diện trong trường hợp này thông thường là đại diện
theo ủy quyền, người được đại diện khi ủy quyền đã xác định rõ cho người đại diện
thay mặt mình xác lập, thực hiện các giao dịch gì. Tuy nhiên người đại diện thường
hay vì tư lợi cá nhân mà cố tình thực hiện những hành vi không ghi trong hợp đồng
ủy quyền, làm phát sinh nhiều tình huống tranh cãi
Ví dụ: A đi công tác ở nước ngoài nên A đã làm một hợp đồng ủy quyền cho
Phó giám đốc thay A giám sát và điều hành các công việc tại công ty. Khi A trở về
thì phát hiện Phó giám đốc đã nhân danh A để ký kết hợp đồng vay của khách hàng
số tiền là 800 triệu đồng. Số tiền này nằm ngoài nội dung A ủy quyền và cũng
không thông báo cho công ty hay phục vụ các công việc tại Công ty.

Trong tình huống trên, Phó giám đốc nhân danh A để thực hiện ký kết hợp
đồng vay khách hàng 800 triệu đồng mà không nằm trong nội dung A đã ủy quyền
cũng như không thông báo cho A và công ty, không phục vụ các công việc tại công
12


ty là vượt quá phạm vi ủy quyền. Và theo các quy định của pháp luật nêu trên, A sẽ
không có nghĩa vụ đối với hợp đồng vay tiền của Phó giám đốc. Hợp đồng này chỉ
có giá trị phát sinh giữa Phó giám đốc và khách hàng.
5. Chấm dứt đại diện
Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan hệ đại diện không thể tồn
tại mãi mãi, nó sẽ chấm dứt khi những sự kiện pháp lý nhất định xảy ra. Thông
thường, nếu điều kiện, hoàn cảnh của đương sự thay đổi… thì quan hệ đại diện
cũng chấm dứt. Khi chấm dứt đại diện, mọi hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện đều không có giá trị pháp lý với người
được đại diện nhưng lại có thể có giá trị pháp lý với bên thứ ba. Vì vậy, đối với
việc chấm dứt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, Bộ luật dân sự
2015 quy định rất cụ thể.
Thông thường, quan hệ đại diện chấm dứt khi hết thời hạn đại diện. Căn cứ
vào khoản 1 và khoản 2 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015, ta có quy định về thời hạn
đại diện
“1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của
pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời
hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì
thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.”

* Chấm dứt đại diện theo pháp luật:
Căn cứ vào khoản 4 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015:
“4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân
sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
13


d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”
Đối với điểm a ở khoản trên, người được đại diện được giải thích rõ như sau:
Thứ nhất, người đã thành niên (đủ mười tám tuổi) thì người giám hộ không
còn là người đại diện nữa.
Thứ hai, Tòa án tuyên bố hủy bỏ quyết định mất hay hạn chế năng lực hành
vi dân sự của một cá nhân thì người giám hộ được Tòa án chỉ định không còn là
người đại diện theo pháp luật cho người này nữa.
Thêm nữa, đối với điểm c khoản này, pháp nhân được coi là chấm dứt tồn tại
khi: hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân, giải thể pháp nhân,
pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của cá nhân hoặc pháp nhân
không còn đủ điều kiện đại diện thì sẽ có chủ thể khác thay thế vị trí, chứ cá nhân
hoặc pháp nhân đó không bị chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật.
* Chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo thỏa thuận của các bên tham gia,
nên các yếu tố chi phối đến ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể sẽ dẫn đến quan
hệ ủy quyền bị chấm dứt.
Khoản 3 Điều 140 có quy định:
“3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực
hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại
diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của
Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”
Điều khoản này đặt ra vấn đề cho các chủ thể trong giao dịch dân sự khi kí
kết những hợp đồng đại diện ủy quyền. Khi hợp đồng không ghi rõ thỏa thuận cụ
thể về thời hạn hoặc pháp luật cũng không có quy định thì quan hệ ủy quyền chỉ
14


kéo dài trong vòng một năm kể từ ngày xác lập ủy quyền. Trong thời hạn của quan
hệ ủy quyền mà công việc được ủy quyền đã hoàn thành thì quan hệ đại diện cũng
chấm dứt bởi mục đích các bên thỏa thuận đã đạt được. Nhưng nếu thời hạn ủy
quyền đã hết mà công việc vẫn chưa hoàn thành thì cũng chấm dứt quan hệ ủy
quyền. Do đó mà các chủ thể phải có sự cân nhắc khi quyết định thời hạn ủy quyền
để tránh trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà công việc vẫn chưa được hoàn
thành. Khi đó các bên sẽ phải gia hạn thêm hoặc việc ủy quyền sẽ chấm dứt.
II.
Liên hệ thực tế:
Theo Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự thì: “Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu
có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ
thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì
Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.”

Theo quan điểm của tôi, người đại diện theo pháp luật và người đại diện do
Tòa án chỉ định là khác nhau. Nói cách khác, người đại diện theo pháp luật do Toà
án chỉ định trong dân sự không đồng nghĩa với người đại diện do Toà án chỉ định
trong tố tụng dân sự.
Quy định tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép Toà án chỉ định người
đại diện theo pháp luật khi quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, trong khi tiến hành giải
quyết vụ việc dân sự thì Toà án chỉ định người đại diện nếu đương sự là người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện
theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại
diện. Vì vậy, nếu trước đó Toà án đã tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi
và quyết định người đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự trong các quan hệ về dân sự thì họ là người đại diện theo pháp luật trong
15


dân sự và họ vẫn có thể là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự ở vụ
kiện phát sinh sau này. Còn chỉ định đại diện theo Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự
2015 là chỉ định người đại diện mang tính tức thì trong vụ việc dân sự mà Toà án
đang giải quyết nhưng không có ai làm người đại diện theo pháp luật cho người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người đại diện thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Ví dụ: A nghiện ma túy nên B yêu cầu Toà tuyên bố A hạn chế năng lực hành
vi dân sự. Toà đã ra quyết định giải quyết việc dân sự tuyên bố A bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự và chỉ định trong quyết định: B là người đại diện theo pháp luật
để quản lý tài sản (căn nhà) mà cha mẹ để lại chung cho A và B. Căn nhà đó A đã
bán cho C và C là người đang chiếm giữ nhà. B khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp
đồng giữa A và C vô hiệu. Vậy A có thể tự mình tham gia tố tụng với tư cách là
đương sự được không? Và B có phải là người đại diện theo pháp luật của A trong
vụ án đòi nhà này hay không?

Trong ví dụ trên B là người đại diện theo pháp luật được Toà án chỉ định
trong quan hệ dân sự (quản lý căn nhà), do vậy nếu B kiện yêu cầu Tòa tuyên bố
giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và C là vô hiệu thì B không thể
là người đại diện theo pháp luật cho A trong tố tụng dân sự do quyền và lợi ích hợp
pháp của A và B đối lập. Nên, Toà án phải chỉ định người đại diện cho A.
Còn các quan hệ pháp luật nội dung khác mà A tham gia như quan hệ nhân
thân hoặc quan hệ về hôn nhân gia đình, lao động thì B không là người đại diện
trong quan hệ nội dung mà A có toàn quyền để định đoạt. Do vậy, A có thể tự mình
tham gia tố tụng.
III.

Tài liệu tham khảo
- Bộ luật dân sự 2005.
- Bộ luật dân sự 2015.
16


- Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do Tòa
án chỉ định trong tố tụng dân sự (Nguyễn Thị Hạnh – Giảng viên khoa đào tạo
Thẩm phán – Học viện Tư pháp)

17



×