Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Giáo trình kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ và ôtô (NXB hà nội 2004) nhiều tác giả, 38 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.84 KB, 38 trang )

điesel

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

DỤC KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ (VTEP)
t r ì n h đ ộ đDỰ
à oÁNt ạGIÁO
o

Logo

GIÁO TRÌNH

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT
ĐỘNG CƠ VÀ Ô TÔ
MÃ SỐ: HAR. 01 34
NGHỀ: SỬA CHỮA Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ LÀNH NGHỀ

a)
b)
c)

HÀ NỘI - 2004

1


(Mặt sau trang bìa)


Tuyên bố bản quyền :
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình
Cho nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các
mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc
sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Tổng Cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo vệ
bản quyền của mình.
Tổng Cục Dạy Nghề cám ơn và hoan nghên các
thông tin giúp cho việc tu sửa và hoàn thiện tốt
hơn tàI liệu này.

Địa chỉ liên hệ:
Dự án giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp
Tiểu Ban Phát triển Chương trình Học liệu
................................................................

Mã tàI liệu:……….
Mã quốc tế ISBN: ……..

2


LỜI TỰA
(Vài nét giới thiệu xuất xứ của chương trình và tài liệu)
Tài liệu này là một trong các kết quả của Dự án GDKT-DN ..
(Tóm tắt nội dung của Dự án)


(Vài nét giới thiệu quá trình hình thành tài liệu và các thành phần tham gia)

(Lời cảm ơn các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia )

(Giới thiệu tài liệu và thực trạng)

TàI liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mô đun/môn học của
một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh
Nghề
Sửa chữa ô tô
ở cấp trình độ ..II
và được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các khoá đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho
đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực
tham khảo.
Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ
thống dạy nghề.
Hà nội, ngày . tháng năm
Giám đốc Dự án quốc gia

3


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

1- Lời tựa

3


2- Mục lục

4

3- Giới thiệu về mô đun

5

4- Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề

6

5- Các hình thức học tập chính trong mô đun

7

6- Bài 1: Vận hành động cơ xăng

9

7- Bài 2: Vận hành động cơ điesel

16

8- Bài 3: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật

23

9- Bài 4: Vận hành ô tô


31

10- Đáp án các câu hỏi và bài tập

38

11- Các thuật ngữ chuyên môn

40

12- Tài liệu tham khảo

41

4


GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của động cơ và ô tô là công việc thường xuyên của người thợ vận
hành động cơ và vận hành ô tô. Vì vậy người vận hành động cơ và vận hành ô tô cần có các kiến
thức hiểu biết cơ bản về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các loại động cơ động cơ và ô tô. Đồng
thời có đủ kỹ năng phân định về cấu tạo để tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của động cơ
và ô tô đảm bảo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
Mục tiêu của mô đun:
Nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về yêu cầu, nhiệm vụ của cộng việc vận hành,
kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ và ô tô. Đồng thời có đủ kỹ năng phân định cấu tao, tiến hành
vận hành, kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên động cơ và ô tô với việc sử dụng đúng và hợp lý các
trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, an toàn và năng suất cao.

Mục tiêu thực hiện của mô đun:
Học xong mô đun này học viên có khả năng:
1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc vận hành và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của
động cơ xăng, động cơ điesel và ô tô.
2. Trình bày được quy trình và phương pháp kiểm tra và vận hành động cơ và ô tô.
3. Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của động cơ và ô tô đúng yêu cầu kỹ
thuật.
Nội dung chính của mô đun:
1-

Vận hành động cơ xăng.

2-

Vận hành động cơ điesel.

3-

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ.

4-

Vận hành ô tô.

5


SƠ ĐỒ QUAN HỆ THEO TRÌNH TỰ HỌC NGHỀ
HAR 01 01
Điện

kỹ thuật

HAR 01 18
Kỹ thuật về
động cơ đốt trong

H AR 01 08
Kỹ thuật
đIện tử

HAR 01 09

kỹ thuật

HAR 01 19
SC-BD phần
cố định động cơ

HAR 01 10
Vật liệu
cơ khí

HAR 01 11
Dung sai
và lắp ghép

HAR 01 12
Vẽ
kỹ thuật


HAR 02 11
Chẩn đoán
động cơ

HAR 01 14
Thực hành
nghề bổ trợ

HAR 01 17
Nhập môn nghề
s/c ô tô

HAR 01 20
SC- BD phần
c/động động cơ

HAR 01 21
SC-BD Cơ cấu
phân phối khí

HAR 01 22
SC-BD Hệ thống
bôi trơn

HAR 01 23
SC-BD Hệ thống
làm mát

HAR 01 24
SC-BD Hệ thống

nhiên liệu xăng

HAR 01 25
SC-BD Hệ thống
nhiên liệu diêden

HAR 01 26
SC-BD Hệ thống khởi
động

HAR 01 27
SC-BD Hệ thống đánh
lửa

HAR 01 28
SC-BD Trang thiết
bị điện ô tô

HAR 01 29
SC-BD Hệ thống
truyền lực

HAR 01 30 SC-BD
Cầu chủ động

HAR 01 31
SC-BD Hệ thống
di chuyển

HAR 01 34

K.tra tình trạng kỹ thuật
đ/cơ và ô tô

HAR 02 06
Xác suất
& thống kê

HAR 01 13
An toàn

HAR 02 07
Kỹ thuật tự động điều
khiển bằng điện tử

HAR 02 12
Chẩn đoán HT
truyền động ô


HAR 02 14
SC-BD bộ tăng
áp

HAR 02 08
Vẽ
Auto CAD

HAR 02 15
SC-BD Hệ
thống phun

xăng điện tử

HAR 02 09
Công nghệ khí nén và
thủy lực

HAR 02 16
SC-BD BCA điều
khiển bằng
điện tử

HAR 01 33
SC-BD Hệ
thống phanh

HAR 01 32
SC-BD Hệ
thống lái

HAR 01 36
nâng cao
hiệu quả công việc

HAR 01 35
SC Pan ô tô

HAR 02 10
Nhiệt
kỹ thuật


HAR 02 17
SC-BD HT
đ/khiển bằng
khí nén

CHỨNG
CHỈ
NGHỀ

HAR 02 13
Công nghệ phục hồi
chi tiết trong s/chữa

HAR 02 18
SC-BD Biến
mô men
thủy lực

HAR 02 19
Tổ chức quản
lý và sản xuất

BẰNG
CÔNG NHÂN
LÀNH NGHỀ

CHỨNG CHỈ
BẬC CAO

BẰNG

CÔNG NHÂN
BẬC CAO

1


CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN
1 . Học trên lớp:
- Nhiệm vụ, yêu cầu của công việc vận hành, kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ và ô tô.
- Phương pháp kiểm tra vận hành, bảo dưỡng bên ngoài động cơ và ô tô.
- Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành động cơ và ô tô.
2 . Thực tập tại xưởng trường:
- Thực hành kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành động cơ và ô tô.
3 - Tự nghiên cứu và làm bài tập:
- Các tài liệu tham khảo về cấu tạo các bộ phận, hệ thống của động cơ và ô tô.
- Vẽ sơ đồ cấu tạo, trình bày được nguyên tắc hoạt động của một số loại động cơ và các hệ
thống của ô tô.

7


YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN
KIẾN THỨC:
- Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ và
ô tô.
- Giải thích đúng các quy trình kiểm tra, vận hành động cơ và ô tô.
KỸ NĂNG:
- Kiểm tra và vận hành bảo dưỡng được các động cơ và ô tô đúng quy trình, quy phạm và đúng
các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo chính xác và an toàn.

- Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.
THÁI ĐỘ:
- Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn, tiết kiệm trong bảo dưỡng và vận
hành.
- Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
- Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

8


Bài 1

VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ XĂNG
- Mã bài: HAR 01 34 01
Giới thiệu:
Vận hành động cơ xăng là công việc của người thợ vận hành ô tô hoặc vận hành động cơ xăng
kéo các máy công tác khác. Các kiến thức cơ bản về cấu tạo và quy trình kiểm tra, vận hành động
cơ xăng nhằm giúp cho các công nhân bảo dưỡng, vận hành động cơ xăng đảm bảo đúng yêu cầu
kỹ thuật và an toàn cho người và thiết bị.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc vận hành và kiểm tra tình trạng kỹ thuật động
cơ.
2. Trình bày được quy trình và phương pháp kiểm tra và vận hành động cơ xăng.
3. Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của động cơ đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của công việc vận hành và kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ.
2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng bên ngoàI động cơ xăng.
- Phương pháp kiểm tra chung.
- Phương pháp bảo dưỡng bên ngòài.

3. Vận hành và kiểm tra động cơ xăng.
- Quy trình vận hành, kiểm tra động cơ xăng.
- Vận hành và kiểm tra bên ngoài các bộ phận, hệ thống của động cơ.
- Bảo dưỡng: làm sạch và kiểm tra bên ngoài, vặn chặt, thay dầu bôi trơn, nước làm mát và bơm
mỡ bôi trơn các chi tiết.

9


HỌC TRÊN LỚP
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA CÔNG VIỆC KIỂM TRA VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
1. Nhiệm vụ
Kiểm tra và vận hành động cơ xăng là công việc sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị và những
kinh nghiệm của người thợ vận hành động cơ và của người thợ sửa chữa, bảo dưỡng động cơ.
Nhằm tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật các bộ phận của động cơ và bảo dưỡng, vận hành động
cơ hoạt động đảm bảo công suất và an toàn.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra đầy đủ các bộ phận và hệ thống của động cơ.
- Vận hành động cơ đúng quy trình, có năng suất cao và an toàn.
- Bảo dưỡng các bộ phận và hệ thống thường xuyên và đúng định kỳ.

Biến trở chất lỏng
Thùng nước làm mát

Động cơ kiểm tra

Bảng đồng hồ

Động cơ điện (tải)


Bệ thử

Hình 1-1. Động cơ xăng 4 kỳ kéo máy phát điện

II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ XĂNG.

10


1. Phương pháp kiểm tra chung
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận và chi tiết của động cơ.
- Quan sát và kiểm tra các bộ phận và chi tiết bên ngoài động cơ.
- Quan sát và kiểm tra các vết nứt, gảy và chảy rỉ bên ngoài các chi tiết, bộ phận.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát và mức nhiên liệu.
- Vận hành động cơ và kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, nghe tiếng gõ của động cơ và quan sát các
vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận của động cơ.
2. Phương pháp bảo dưỡng bên ngòài
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận và chi tiết của động cơ.
- Kiểm tra và vặn chặt các đầu nối và các đai ốc, bu lông bên ngoài động cơ.
- Kiểm tra và cấp đủ mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát và mức nhiên liệu hoặc thay dầu bôi
trơn, thay các lỏi lọc và thay nước làm mát đúng định kỳ quy định.
- Bơm mỡ bôi trơn các chi tiết và bộ phận có núm bơm mỡ.
- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai của bơm nước, quạt gió và các bộ phận có truyền động
dây đai khác.
- Kiểm tra và lắp chặt các đầu dây nối điện, đầu nối dây ắc quy.
- Kiểm tra và đổ thêm nước cất hoặc dung dịch vào các ngăn bình ắc quy đúng định mức hoặc
thay dung dịch điện phân của bình ắc quy.

III. NỘI DUNG VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI ĐỘNG CƠ XĂNG
1. Làm sạch và kiểm tra bên ngoài các bộ phận, hệ thống của động cơ.

2. Quan sát, kiểm tra bên ngoài các bộ phận và chi tiết.
3. Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nước làm mát và mức nhiên liệu.
4. Vận hành động cơ.
5. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, tiếng gõ của các bộ phận.
6. Kiểm tra điều chỉnh và thay thế các chi tiết của động cơ đúng định kỳ.

IV. CÂU HỎI BÀI TẬP
1. Nêu nhiệm vụ của công việc kiểm tra và vận hành động cơ xăng ?
2. Nêu nội dung của phương pháp kiểm tra chung động cơ ?
2. (bài tập) Vẽ sơ đồ cấu tạo của một động cơ xăng 4 kỳ.
THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KỲ

I. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC

11


1. Mục đích:
- Rèn luyện kỹ năng kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành động cơ xăng bốn kỳ
- Nhận dạng các bộ phận và hệ thống của động cơ xăng bốn kỳ
2. Yêu cầu:
- Kiểm tra chính xác, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nhận dạng và kiểm tra được các bộ phận và hệ thống.
- Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắpđộng cơ xăng bốn kỳ.
- Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:
a) Dụng cụ:
- Các bộ phận và chi tiết của động cơ dùng nhận dạng cấu tạo.
- Các động cơ bốn kỳ dùng nhận dạng cấu tạo và vận hành.

- Dụng cụ tháo lắp, bảo dưỡng.
- Khay đựng dụng cụ, chi tiết.
- Bộ dụng cụ kiểm tra áp suất, độ chân không, nhiệt độ và thể tích.
b) Vật tư:
- Giẻ sạch
- Giấy nhám
- Nhiên liệu vận hành, rửa, dầu mỡ bôi trơn
- Các đầu nối, joăng đệm.
- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật về kiểm tra và bảo dưỡng,
vận hành động xăng 4 kỳ.
- Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió
.

12


II. QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
1. Kiểm tra bên ngoài động cơ và giao nhận sổ vận hành.
2. Chuẩn bị khởi động.
3. Tiến hành vận hành động cơ.
4. Kiểm tra sau khi vận hành động cơ.
5. Ngừng động cơ và giao nhận động cơ.
Bầu lọc không khí
Bộ chế hoà khí

Bộ chia điện

Bơm xăng

Bàn đạp ga


Quạt gió

Ống xả

Động cơ

Máy khởi động

Thùng xăng

Hình 1-2: Sơ đồ cấu tạo chung động cơ xăng 4 kỳ

III. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ XĂNG
1. Kiểm tra bên ngoài động cơ và giao nhận sổ vận hành.
- Làm sạch và kiểm tra các bộ phận và chi tiết bên ngoài động cơ (đầy đủ hoặc thiếu).
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát, nhiên liệu (đủ hoặc thiếu).
Động cơ

ống để thước đo

Thước đo mức dầu

Vạch chỉ thị của thước đo

Hình 1 - 3. Kiểm tra mức dầu bôi trơn

- Kiểm tra các vết nứt, gảy và chảy rỉ bên ngoài các chi tiết, bộ phận.

13



- Kiểm tra các dụng cụ, vật tư kèm theo (dụng cụ, tay quay vận hành, nhiên liệu..).
- Ký bàn giao và ký nhận sổ vận hành (nếu tình trạng động cơ đầy đủ, bình thường).
- Kiểm tra và vặn chặt các đầu nối và chi tiết bộ phận bị chờn lỏng.
2. Chuẩn bị khởi động
- Kiểm tra và cấp đủ dầu bôi trơn, nhiên liệu và nước làm mát.
- Bơm nhiên liệu bằng tay (nếu có).
- Kiểm tra và vặn chặt các đầu dây dẫn điện và dây bình ăc quy.
- Để cần ga ở vị trí lớn hơn không tải và kéo đóng nắp gió.
- Động cơ có kéo các máy công tác khác, phải cắt ly hợp (chưa nối tải).
3. Tiến hành vận hành động cơ
- Mở khoá điện
- Ấn nút khởi động (5 – 10 giây), hoặc quay trục khuỷu động cơ.
- Động cơ nổ máy, kéo mở bướm gió.
4. Kiểm tra trong khi vận hành động cơ
- Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát và áp suất dầu bôi trơn ((nhiệt độ từ 800C – 900C và áp suất dầu
bôi trơn đạt từ 0,3 - 0,5 Mpa, nếu nhiệt độ và áp suất không báo hoặc nhỏ hơn quy định, cần ngừng
động cơ và kiểm tra sửa chữa).
- Kiểm tra các vết chảy rỉ bên ngoài các chi tiết, bộ phận.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của động cơ (nếu có tiếng gõ khác thường cần ngừng động cơ và
kiểm tra sửa chữa).
- Nối tải (máy công tác) vào động cơ (khi động cơ hoạt động bình thường).
 Nghe tiếng gõ của các cụm chi tiết để xác định tình trạng kỹ thuật động cơ.
Vùng nghe tiếng
gõ bơm nước

Vùng nghe
tiếng gõ supáp..


Vùng nghe tiếng gõ
nhóm xi lanh

Vùng nghe tiếng gõ
nhóm trục cam

Vùng nghe tiếng gõ nhóm
b răng cam, cơ

Vùng nghe tiếng
gõnhóm trục khuỷu

Đầu dò

Hình 1-3. Các vùng nghe tiếng gõ động cơ và dụng cụ kiểm tra

5. Ngừng động cơ và giao nhận động cơ

14


- Giảm ga từ từ.
- Cắt tải (máy công tác) khỏi động cơ.
- Tắt máy.
- Giao động cơ và sổ vận hành.

CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
I. Tên bài tập
Vận hành Động cơ xăng kéo máy phát điện.
II. Yêu cầu

Vẽ được sơ đồ cấu tạo và trình bày các bước của quy trình vận hành động cơ xăng kéo máy phát
điện.
III. Thời gian
- Sau 1 tuần nộp đủ các bài tập.

15


Bài 2

VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIESEL
Mã bài: HAR 01 34 02

Giới thiệu:
Vận hành động cơ điesel là công việc của người thợ vận hành ô tô hoặc vận hành động cơ kéo
các máy công tác khác. Các kiến thức cơ bản về cấu tạo và quy trình kiểm tra, vận hành động cơ
điesel nhằm giúp cho các công nhân bảo dưỡng, vận hành động cơ điesel đảm bảo đúng yêu cầu kỹ
thuật và an toàn cho người và thiết bị.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc vận hành và kiểm tra tình trạng kỹ thuật động
cơ.
2. Trình bày được quy trình và phương pháp kiểm tra và vận hành động cơ điesel.
3. Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của động cơ đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của công việc vận hành và kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ.
2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng bên ngoàI động cơ điesel.
- Phương pháp kiểm tra chung.
- Phương pháp bảo dưỡng bên ngòài.
3. Vận hành và kiểm tra động cơ điesel.

- Quy trình vận hành, kiểm tra động cơ điesel.
- Vận hành và kiểm tra bên ngòai các bộ phận, hệ thống của động cơ.
- Bảo dưỡng: làm sạch và kiểm tra bên ngoài, vặn chặt, thay dầu bôi trơn, nước làm mát và bơm
mỡ bôi trơn các chi tiết.

16


HỌC TRÊN LỚP
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA CÔNG VIỆC KIỂM TRA VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
1. Nhiệm vụ
- Kiểm tra và vận hành động cơ điesel là công việc sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị và những
kinh nghiệm của người thợ vận hành động cơ và của người thợ sửa chữa, bảo dưỡng động cơ.
Nhằm tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật các bộ phận của động cơ và bảo dưỡng, vận hành động
cơ điesel hoạt động đảm bảo công suất và an toàn.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra đầy đủ các bộ phận và hệ thống của động cơ.
- Vận hành động cơ đúng quy trình, có năng suất cao và an toàn.
- Bảo dưỡng các bộ phận và hệ thống thường xuyên và đúng định kỳ.
II. NỘI DUNG VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI ĐỘNG CƠ ĐIESEL
1. Làm sạch và kiểm tra bên ngoài các bộ phận, hệ thống của động cơ.
2. Quan sát, kiểm tra bên ngoài các bộ phận và chi tiết.
3. Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nước làm mát và mức nhiên liệu.
4. Vận hành động cơ.
5. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, tiếng gõ của các bộ phận.
6. Kiểm tra điều chỉnh và thay thế các chi tiết của động cơ đúng định kỳ.
III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐIESEL
1. Phương pháp kiểm tra chung
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận và chi tiết của động cơ.
- Quan sát và kiểm tra các bộ phận và chi tiết bên ngoài động cơ.

- Quan sát và kiểm tra các vết nứt, gảy và chảy rỉ bên ngoài các chi tiết, bộ phận.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát và mức nhiên liệu.
- Vận hành động cơ và kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, nghe tiếng gõ của động cơ và quan sát các
vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận của động cơ.
2. Phương pháp bảo dưỡng bên ngòài
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận và chi tiết của động cơ.
- Kiểm tra và vặn chặt các đầu nối và các đai ốc, bu lông bên ngoài động cơ.
- Kiểm tra và cấp đủ mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát và mức nhiên liệu hoặc thay dầu bôi
trơn, thay các lỏi lọc và thay nước làm mát đúng định kỳ quy định.
- Bơm mỡ bôi trơn các chi tiết và bộ phận có núm bơm mỡ.
- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai của bơm nước, quạt gió, bơm cao áp và các bộ phận có
truyền động dây đai khác.

17


- Kiểm tra và lắp chặt các đầu dây nối điện, đầu nối dây ắc quy.
- Kiểm tra và đổ thêm nước cất hoặc dung dịch vào các ngăn bình ắc quy đúng định mức hoặc
thay dung dịch điện phân của bình ắc quy.

Động cơ

Vòi phun cao áp

Bầu lọc nhiên liệu

Bơm cao áp

Pu ly trục khuỷu


Bơm nhiên liệu

Dấu thân máy và pu ly

Bánh đà

Dấu thân máy và bánh đà

Hình 2 - 1. Cấu tạo chung động cơ điesel 4 kỳ

IV. CÂU HỎI BÀI TẬP
1. Nêu yêu cầu của công việc kiểm tra và vận hành động cơ điesel ?
2. Nêu nội dung pháp bảo dưỡng bên ngoài động cơ ?
2. (bài tập) Vẽ sơ đồ cấu tạo của một động cơ điesel 4 kỳ.

18


THỰC HÀNH VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIESEL 4 KỲ
I. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC
1. Mục đích:
- Rèn luyện kỹ năng kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành động cơ điesel bốn kỳ.
- Nhận dạng các bộ phận, hệ thống của động cơ điesel bốn kỳ.
2. Yêu cầu:
- Kiểm tra chính xác, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nhận dạng và kiểm tra, vận hành được các loại động cơ điesel bốn kỳ.
- Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp điesel bốn kỳ.
- Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:

a) Dụng cụ:
- Các bộ phận và chi tiết của động cơ dùng nhận dạng cấu tạo.
- Các động cơ bốn kỳ dùng nhận dạng cấu tạo và vận hành.
- Dụng cụ tháo lắp, bảo dưỡng.
- Khay đựng dụng cụ, chi tiết.
- Bộ dụng cụ kiểm tra áp suất, độ chân không, nhiệt độ và thể tích.
b) Vật tư:
- Giẻ sạch.
- Giấy nhám.
- Nhiên liệu vận hành, dầu mỡ bôi trơn.
- Các đầu nối, joăng đệm.
- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật về kiểm tra và bảo dưỡng,
vận hành động điesel 4 kỳ.
- Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.

19


II. QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIESEL
1. Kiểm tra bên ngoài động cơ và giao nhận sổ vận hành.
2. Chuẩn bị khởi động.
3. Tiến hành vận hành động cơ.
4. Kiểm tra sau khi vận hành động cơ.
5. Ngừng động cơ và giao nhận động cơ.
III. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIESEL
1. Kiểm tra bên ngoài động cơ và giao nhận sổ vận hành.
- Làm sạch và kiểm tra các bộ phận và chi tiết bên ngoài động cơ (đầy đủ hoặc thiếu).
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát, nhiên liệu (đủ hoặc thiếu).
- Kiểm tra các vết nứt, gảy và chảy rỉ bên ngoài các chi tiết, bộ phận.
- Kiểm tra các dụng cụ, vật tư kèm theo (dụng cụ, tay quay vận hành, nhiên liệu..).

- Ký bàn giao và ký nhận sổ vận hành (nếu tình trạng động cơ đầy đủ, bình thường).
- Kiểm tra và vặn chặt các đầu nối và chi tiết bộ phận bị chờn lỏng.
2. Chuẩn bị khởi động
- Kiểm tra và cấp đủ dầu bôi trơn, nhiên liệu và nước làm mát.
- Bơm nhiên liệu bằng tay (nếu có).
 Bơm tay và kiểm tra hệ thống nhiên liệu điesel (hình. 2-2)

Bầu lọc

Bơm cao áp PE

Vòi phun cao áp

Bộ điều tốc
Bơm nh liệu
Bầu lọc nhiên liệu

Động cơ

Ống dầu thừa

Thùng nhiên liệu

Hình 2-2: Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu điesel

- Kiểm tra và vặn chặt các đầu dây dẫn điện và dây bình ắc quy.

20



- Để cần ga ở vị trí lớn hơn không tải.
- Động cơ có kéo các máy công tác khác, phải cắt ly hợp.
3. Tiến hành vận hành động cơ
- Mở khoá điện và chờ đèn báo sấy nóng bu gi tắt (thời gian sấy nóng từ 15-30 giây).
- Ấn nút khởi động (5 – 10 giây), hoặc quay trục khuỷu động cơ kết hợp với giảm áp.
- Động cơ nổ máy.
4. Kiểm tra trong khi vận hành động cơ
- Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát và áp suất dầu bôi trơn (nhiệt độ từ 800C – 900C và áp suất dầu
bôi trơn đạt từ 0,3 - 0,5 Mpa, nếu nhiệt độ và áp suất không báo hoặc nhỏ hơn quy định, cần ngừng
động cơ và kiểm tra sửa chữa)
- Kiểm tra các vết chảy rỉ bên ngoài các chi tiết, bộ phận.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các bộ phận và hệ thống (nếu có tiếng gõ khác thường cần
ngừng động cơ và kiểm tra sửa chữa).
- Nối tải (máy công tác) vào động cơ (khi động cơ hoạt động bình thường).
5. Ngừng động cơ và giao nhận động cơ
- Giảm ga từ từ.
- Cắt tải (máy công tác) khỏi động cơ.
- Tắt máy.
- Giao động cơ và sổ vận hành.
CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
I. Tên bài tập
Vận hành động cơ xăng điesel kéo máy phát điện.
II. Yêu cầu
Vẽ được sơ đồ cấu tạo và trình bày các bước của quy trình vận hành động cơ điesel kéo máy
phát điện.
III. Thời gian
- Sau 1 tuần nộp đủ các bài tập.

21



Bài 3

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ
Mã bài: HAR 01 34 03
Giới thiệu:
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật ô tô là công việc thường xuyên của người thợ vận hành ô tô và là
công việc chính của người thợ sửa chữa ô tô. Các kiến thức cơ bản về cấu tạo ô tô và quy trình
kiểm tra, bảo dưỡng ô tô nhằm giúp cho các công nhân thực hiện các công việc về bảo dưỡng, sửa
chữa và vận hành ô tô đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi vận hành trên đường.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này học viên có khả năng:
1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc bảo dưỡng và kiểm tra tình trạng kỹ thuật ô tô.
2. Trình bày được quy trình và nội dung, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng kỹ thuật ô
tô.
3. Kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của công việc bảo dưỡng và kiểm tra tình trạng kỹ thuật ô tô.
2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng bên ngoài tình trạng kỹ thuật ô tô.
- Phương pháp kiểm tra chung.
- Phương pháp bảo dưỡng bên ngòài.
3. Bảo dưỡng và kiểm tra tình trạng kỹ thuật ô tô.
- Quy trình kiểm tra tình trạng kỹ thuật ô tô.
- Bảo dưỡng: làm sạch và kiểm tra bên ngoài, vặn chặt, thay dầu bôi trơn, nước làm mát và bơm
mỡ bôi trơn các chi tiết.

22


HỌC TRÊN LỚP

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ
1. Nhiệm vụ
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ô tô là công việc sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị kỹ thuật và
những kinh nghiệm của người vận hành ô tô và của người thợ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Nhằm tiến
hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật các bộ phận, hệ thống của ô tô và bảo dưỡng ô tô trước và sau khi
vận hành, để ô tô hoạt động có năng suất cao và vận hành an toàn.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra đầy đủ các bộ phận và hệ thống của ô tô.
- Vận hành động cơ và ô tô đúng quy trình, có năng suất cao và an toàn.
- Bảo dưỡng các bộ phận và hệ thống thường xuyên và đúng định kỳ.
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ
1. Phương pháp kiểm tra chung
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận và chi tiết của ô tô.
- Quan sát và kiểm tra các bộ phận và chi tiết bên ngoài ô tô.
- Quan sát và kiểm tra các vết nứt, gảy và chảy rỉ bên ngoài các chi tiết, bộ phận.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát và mức nhiên liệu.
- Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh, cần kéo phanh tay, bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga.
- Vận hành động cơ và kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, nghe tiếng gõ của động cơ và quan sát các
vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận của động cơ.
- Vận hành ô tô tại xưởng và kiểm tra sự hoạt động của các hệ thống, nghe các tiếng gõ khác
thường từ các bộ phận.
2. Phương pháp bảo dưỡng bên ngòài
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận và chi tiết của ô tô.
- Kiểm tra và vặn chặt các đầu nối và các đai ốc, bu lông bên ngoài.
- Kiểm tra và cấp đủ mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát và mức nhiên liệu hoặc thay dầu bôi
trơn, thay các lỏi lọc và thay nước làm mát đúng định kỳ quy định.
- Bơm mỡ bôi trơn các chi tiết và bộ phận có núm bơm mỡ.
- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai của bơm nước, quạt gió, bơm cao áp và các bộ phận có
truyền động dây đai khác.
- Kiểm tra và lắp chặt các đầu dây nối điện, đầu nối dây ắc quy.

- Kiểm tra và đổ thêm nước cất hoặc dung dịch vào các ngăn bình ắc quy đúng định mức hoặc
thay dung dịch điện phân của bình ắc quy.
- Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu phanh, cơ cấu lái, hành trình bàn đạp phanh và bàn đạp ly hợp.

23


Động cơ

Cơ cấu lái

Thân vỏ xe

Moayơ và bánh xe
Cầu chủ động

.

Khung

Bàn đạp ly hợp

Trục các đăng

Hình 3 -1: Sơ đồ cấu tạo chung ô tô con

III. NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI Ô TÔ
1. Làm sạch và kiểm tra bên ngoài các bộ phận, hệ thống của ô tô.
2. Quan sát, kiểm tra bên ngoài các bộ phận và chi tiết.
3. Kiểm tra kỹ thuật các bộ phận và hệ thống.

4. Vận hành ô tô và kiểm tra công suất của động cơ và hệ thống truyền động.
5. Kiểm tra các bộ phận và hệ thống của ô tô sau vận hành.
6. Kiểm tra điều chỉnh các bộ phận, hệ thống của ô tô đúng định kỳ.
IV. CÂU HỎI BÀI TẬP
1. Nêu nhiệm vụ của công việc kiểm tra và bảo dưỡng ô tô ?
2. Nêu nội dung của phương pháp kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ô tô ?
2. (bài tập) Vẽ sơ đồ cấu tạo của một ô tô.

24


THỰC HÀNH KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ
I. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC
1. Mục đích:
- Rèn luyện kỹ năng kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành ô tô.
- Nhận dạng các bộ phận của ô tô.
2. Yêu cầu:
- Kiểm tra chính xác, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nhận dạng và kiểm tra, vận hành được các loại ô tô.
- Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp ô tô.
- Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:
a) Dụng cụ:
- Các bộ phận và chi tiết của ô tô dùng nhận dạng cấu tạo.
- Các động cơ bốn kỳ dùng nhận dạng cấu tạo và vận hành ô tô.
- Dụng cụ tháo lắp, bảo dưỡng.
- Khay đựng dụng cụ, chi tiết.
- Bộ dụng cụ kiểm tra áp suất, độ chân không, nhiệt độ và thể tích.
b) Vật tư:

- Giẻ sạch.
- Giấy nhám.
- Nhiên liệu vận hành, dầu mỡ bôi trơn.
- Các đầu nối, joăng đệm.
- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật về kiểm tra và bảo dưỡng,
vận hành ô tô.
- Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.

25


×