Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG SCM – SUPPLY CHAIN MANAGEMENT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.74 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thông tin môi trường có giá trị được xem là một trong những nguồn lực
rất quan trọng giúp cho nhà quản trị ra quyết định hữu hiệu, giúp đơn vị kinh doanh phát
triển lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công
cộng, phần lớn ngân sách hoạt động được dùng vào việc xử lý thông tin. Tất cả các cấp trong
chính phủ đều cần đến thông tin để hỗ trợ cho công việc điều hành và giúp ích rất nhiều
trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động, và nó cũng là một bằng chứng cho thấy cách
thức chính phủ đang điều hành công việc và trao đổi thông tin trong chính phủ đang được
thực hiện.
Thông tin là một nguồn lực then chốt trong tổ chức cùng với nguồn nhân lực, tài
chính và các nguồn lực hữu hình khác. Thông qua quản trị có hiệu quả nguồn thông tin và hệ
thống thông tin của một tổ chức, các nhà quản lý trong tổ chức có thể:
1. Tăng thêm giá trị cho các dịch vụ cung cấp tới khách hàng
2. Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
3. Giảm chi phí trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ
4. Khuyến khích đổi mới quá trình hoạt động trong nội bộ và cung cấp dịch vụ cho bên
ngoài.
Để thu thập được thông tin, các đơn vị kinh doanh cần hình thành hệ thống thông tin;
hệ thống này bao gồm một mạng lưới (con người và phương tiện) ở bên trong và bên ngoài
tổ chức, có nhiệm vụ xác định nhu cầu thông tin cần thiết, tiến hành thu thập, xử lý, phân
tích và cung cấp kịp thời cho các nhà quản trị thuộc bộ phận chức năng.
Một hệ thống thông tin được thiết kế rõ ràng sẽ mang lại cho tất cả các bộ phận chức
năng của đơn vị kinh doanh những lợi ích cụ thể. Hệ thống thông tin hữu hiệu có thể giúp
đơn vị kinh doanh cắt giảm chi phí trong nội bộ (cần thiết cho các đơn vị theo đuổi chiến
lược dẫn đầu chi phí thấp hay tập trung chi phí thấp và các chiến lược kết hợp), đồng thời
thúc đẩy việc tạo sự khác biệt, nâng cao chất lượng nhằm thích nghi với nhu cầu và mong
muốn của thị trường nhanh hơn (quyết định sự thành công của các đơn vị kinh doanh theo
đuổi chiến lược tạo sự khác biệt hay tập trung tạo sự khác biệt và các chiến lược kết hợp).
Trong bối cảnh môi trường thay đổi liên tục, công nghệ ra đời nhanh chóng, cạnh
tranh ngày càng phức tạp,...quản lý hệ thống thông tin là nhu cầu bức thiết đối với tất cả các
đơn vị kinh doanh thuộc các ngành trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Quản lý


hệ thống thông tin cần thiết đối với mọi tổ chức kinh doanh; ở nước ta, vấn đề này càng trở
nên bức thiết hơn, đây là nền tảng quan trọng của mọi quyết định quản trị, tác động đến khả
năng thành công hay thất bại trên thị trường.
Sau đây là bài thảo luận của nhóm 5 về một trong những loại hệ thống quản lý thông
tin quan trọng và thường được sử dụng trong các doanh nghiệp hiện nay.
1


I. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG SCM – SUPPLY CHAIN
MANAGEMENT
1. SCM - SUPPLY CHAIN MANAGEMENT:
SCM là chuỗi các quy trình nhằm cải thiện cách thức các công
ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch
vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các
khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản
xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức
mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong
toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt
động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung
cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt
động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà
theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi
trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp
hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất
kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với
khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ
thông tin.
2. KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG:

Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các
nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung
ứng) đến khách hàng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên
thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao
cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được
sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế
được. Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị.
3. ĐẶC ĐIỂM:
Chuỗi cung ứng bao gồm: Khâu cung ứng đầu vào (Thu mua nguyên vật liệu tạo ra
sản phẩm) – Khâu sản xuất (Tạo ra các sản phẩm trung gian và cuối cùng) – Khâu phân phối
đầu ra (Cung cấp, vận chuyển các sản phẩm cuối cùng đến khách hàng).
2


Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là
các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:
- Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
- Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)
- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
- Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng đó là: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng,
trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.
4. VAI TRÒ:
Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận cao,
mà còn có thể vượt xa đối thủ cạnh tranh trong ngành và phát triển bền vững.
Trong kinh doanh, khi giá bán và thu mua ngày càng bị siết chặt, hơn 90% các
CEO trên thế giới đã đặt yếu tố quản trị chuỗi cung ứng (SCM) lên hàng đầu. Khi thị
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yếu tố này tác động lớn đến việc chiếm lĩnh thị
trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không

những đạt được lợi nhuận cao, mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành
và ngày càng phát triển bền vững. Trên thế giới, nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả mà các
tập đoàn lớn như Apple, Sam Sung, Coca-Cola... đã đạt lợi nhuận cao hơn 40% so với đối
thủ.
Khi quản trị chuỗi cung ứng (SCM) tốt, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích
như:
- Lượng hàng tồn kho giảm 25-60%
- Chi phí cho chuỗi cung ứng giảm 25-50%
- Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%
- Độ chính xác trong việc dự báo sản xuất tăng 25-80% và cải thiện vòng cung ứng đơn
hàng lên 30-50%
5. LỢI ÍCH:
- Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp giữa các nhà cung
cấp với nhau.
- Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa.
- Giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu.
- Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
- Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty.
3


- Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau.
- Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại tác
động đến khách hàng.
6. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI:
Có những chuỗi cung ứng đơn giản, nhưng cũng có những chuỗi cung ứng vô
cùng phức tập và qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Đồng thời, mức độ phức tạp của
chuỗi cung ứng cũng dựa trên đặc thù của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, và độ
phức tạp và số lượng của những mặt hàng được sản xuất.

1. Các thành phần của chuỗi cung ứng
Một chuôi cung ứng thường bắt đầu với các yếu tố liên quan đến sự luân chuyển
của mặt hàng đó. Chuỗi cung ứng bắt đầu và kết thúc đều với nhân tố “người tiêu dung.
Người tiêu dùng là nhân tố khởi đầu cho một chuỗi cung ứng với các sự kiện liên tiếp kể
từ khi họ quyết định mua sản phẩm của một công ty nào đó.
2. Lên kế hoạch
Dựa vào các yêu cầu của khách hàng đặt ra trong hóa đơn mua hàng. Bộ phận làm
nhiệm vụ lên kế hoach của công ty sẽ tìm hiểu, xem xét và điều tra nhu cầu của khách
hàng, nhất là khách hàng mục tiêu. Sau đó, công ty sẽ sản xuất hoặc mua các mặt hàng,
sản phẩm mà người tiêu dùng đang có nhu cầu để kinh doanh và thu về lợi nhuận.
3. Mua hàng
Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng từ bộ phận lên kế hoạch. Bộ phận Mua
hàng sẽ liên hệ với các công ty sản xuất các mặt hàng này và tiến hành sản xuất theo yêu
cầu mà bộ phận Mua hàng chuyển đến.
4. Hàng tồn kho
Các nguyên vật liệu thô sau khi được các nhà cung cấp chuyển tới sẽ được kiểm
tra về chất lượng, mẫu mã kèm các thông số kĩ thuật khác rồi mới được chuyển vào nhà
kho. Nhà cung cấp sau đó sẽ gửi hóa đơn những món hàng đó cho công ty. Các nguyên
vật liệu thô được bảo quản trong nhà kho cho tới khi được bộ phận sản xuất yêu cầu sử
dụng.
5. Sản xuất
Dựa trên bản kế hoạch sản xuất, các nguyên vật liệu sẽ được chuyển từ kho tới khu
sản xuất.Các sản phẩm hoàn chỉnh mà khách hàng đặt sẽ được sản xuất từ những nguyên
vật liệu thô mua từ các nhà cung cấp.Sau khi các mặt hàng này được hoàn tất và kiểm tra
kỹ lưỡng, chúng sẽ lại được đưa về bảo quản tại nhà kho cho đến ngày giao hàng cho
khách.
6. Vận chuyển
4



Khi sản phẩm hoàn chỉnh được chuyển tới nhà kho, bộ phận Vận chuyển sẽ quyết
định phương pháp giao hàng hiệu quả nhất, để hàng hóa được chuyển tới trước hoặc đúng
vào ngày khách hàng yêu cầu.Khi khách hàng nhận hàng, công ty sẽ gửi hóa đơn cho các
hàng hóa đã được giao.

5


II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
SCM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
1. DUTCH LADY – CÔ GÁI HÀ LAN:
FrieslandFoods và Campina đều có bề dày lịch sử trong ngành sữa với trên 130 năm
kinh nghiệm. Cả hai đều có xuất phát điểm từ mô hình hợp tác xã nuôi bò sữa do nông dân
thành lập tại Hà Lan từ năm 1871 và trở thành những tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan.
FrieslandCampina Việt Nam là công ty liên doanh được thành lập từ năm 1995 tại Việt Nam
giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal FrieslandCampina – tập
đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thế giới. Với
cam kết góp phần cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam, trong 15 năm qua,
FrieslandCampina Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của
Việt Nam.
Từ năm 1924, những sản phẩm đầu tiên với thương hiệu Cô Gái Hà Lan được chính thức
bán ra tại Việt Nam. Qua 85 năm, FrieslandCampina với tên gọi ban đầu là Dutch Lady Việt
Nam, đã trở thành một trong những thương hiệu sữa lớn tại Việt Nam.
Từ trước những năm 2010, công ty thường phải nhập nguyên vật liệu (sữa thô) từ
nước ngoài, giá thành nhập cao. Nhưng từ năm 2012 đến nay, FrieslandCampina Việt Nam
(hay Dutch Lady Việt Nam cũ) đã ra đời các trung tâm làm lạnh cũng như triển khai chương
trình nông trại bò sữa kiểu mẫu tại Việt Nam cho nông dân - những nhà cung ứng nguyên vật
liệu sản xuất đầy tâm huyết. Chính nhờ nguồn sữa dồi dào và đảm bảo chất lượng này, công
ty đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và cung cấp cho người dân mỗi năm hơn 1.5 tỷ suất
sữa chất lượng cao, với các nhãn hiệu đã được người dân Việt Nam tin yêu như Cô Gái Hà

Lan, Friso, YoMost, Fristi, Completa… thông qua hệ thống hơn 150 nhà phân phối và
100.000 điểm bán lẻ, từ các siêu thị cho đến các tiệm tạp hóa mà còn tạo ra hơn 15,000 việc
làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động tại Việt Nam, tích cực khởi xướng và tham gia
vào các hoạt động tạo lập giá trị chung cho cộng đồng, chưa kể hơn 2.600 hộ nông dân nuôi
bò sữa với hàng ngàn nhân khẩu có liên quan.
+ Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng Cô Gái Hà Lan:
- Thành công:

Tổng doanh thu hơn 1 ngàn tỷ đồng

Công ty đã phát triển mạnh về hệ thống công nghệ sản xuất

Hệ thống kênh phân phối đa dạng
- Hạn chế:

Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng

Cạnh tranh với các công ty sữa trong nước

Sự xuất hiện mạnh của sản phẩm thay thế
6


2. VINAMILK:
Vinamilk là tên gọi tắt của Vietnam Dairy Products Joint Stock Company - một
công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên
quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là
công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện
chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với

mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản
phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức,
khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay
Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy
mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng,
thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.
- Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk :

- Khâu cung ứng đầu vào:

7


- Khâu sản xuất:

- Các nhà máy chế biến sữa của Vinamilk:

8


+ Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk:
- Thành công:
Kim ngạch xuất khẩu đạt hàng trăm triệu USD mỗi năm, tổng doanh thu vượt mốc 1 tỷ USD.
Ngoài tập trung ở thị trường nội địa, công ty cũng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước
ngoài
- Hạn chế: Theo những hạn chế trong mỗi khâu, mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng:

Nhiều nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài nên giá thành cao

Các hạn chế trong bảo quản sản phẩm


Công ty chưa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các cửa hàng, siêu thị
9



Thiếu công ty cung cấp dịch vụ logistic trọn gói để tiết kiệm chi phí vận chuyển và
vận chuyển có hiệu quả

Mạng lưới cung ứng còn nhiều nấc trung gian, làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá
bán

10



×