Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè giống mới của nông hộ trên địa bàn xã Văn Hán huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.4 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ÔN THÁI DƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ GIỐNG MỚI
CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN HUYỆN ĐỒNG HỶTỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K46 - PTNT - N02

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học



: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS.Bùi Thị Minh Hà
Thái Nguyên – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp:“ Đánh giá hiệu quả kinh tế cây
chè giống mới của nông hộ trên địa bàn xã Văn Hán – huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được
thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành,
tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
cô Bùi Thị Minh Hà.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện

Ôn Thái Dương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Đánh giá hiệu quả
kinh tế cây chè giống mới của nông hộ trên địa bàn xã Văn Hán - huyện
Đồng Hỷ -tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các

cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất
cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, ThS. Bùi Thị Minh Hà
đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa KT&
PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán
bộ UBND xã Văn Hán đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tại xã.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, sơ suất, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Sinh Viên
Ôn Thái Dương


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè năm 2017 .................................................................. 16
Bảng 2.2 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam ............................. 18

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất của xã năm 2017 ........................................ 28
Bảng 4.2: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Văn Hán qua 3 năm (20152017) ........................................................................................ 32
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất chè của xã qua 3 năm 2015 - 2017.................. 36
Bảng 4.4: Nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra năm 2017.......................... 38
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng đất sản xuất của nhóm hộ nghiên cứu ............. 39
Bảng 4.6. Tình hình trang thiết bị sản xuất của nhóm hộ nghiên cứu ............ 40
Bảng 4.7: Chi phí đầu tư thâm canh bình quân 1 sào chè /năm của nhóm hộ
nghiên cứu. ............................................................................... 41
Bảng 4.8: Tình hình sản xuất chè bình quân 1 sào chè /năm của nhóm hộ
nghiên cứu. ............................................................................... 44
Bảng 4.9. Kết quả sản xuất chè của hộ tính bình quân 1 sào/năm ................. 45
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả sản xuất chè giống mới trên một sào/năm của
các hộ điều tra năm 2017 .......................................................... 47
Bảng 4.11 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè : ................................ 49


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1-Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế................................................................... 4
2.1.2. Giới thiệu về cây chè ............................................................................ 8
2.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất phát triển chè .............................................. 15
2.2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới................................. 15
2.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam ............................ 17
2.2.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên ............................. 19
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21


v

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 22
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 23
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 23
3.4 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn.......................................... 23
3.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ........................................ 23
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chè .......................................... 24
3.4.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................ 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Văn Hán .............................. 26
4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 26

4.1.2. Khí hậu, thời tiết, thủy văn ................................................................. 26
4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản ................................................ 28
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 30
4.2. Thực trạng sản xuất chè tại xã Văn Hán ................................................ 35
4.2.1. Tình hình chung về sản xuất chè tại xã Văn Hán ................................ 35
4.3. Phân tích hiệu quả sản xuất chè cuả nhóm hộ nghiên cứu ...................... 37
4.3.1. Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra ................................................ 37
4.3.2. Chi phí đầu tư cho sản xuất chè của hộ năm 2017 .............................. 41
4.3.3. kết quả và hiệu quả sản xuất chè của hộ.............................................. 43
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất........................... 49
4.5.Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất chè của hộ .................................... 50
4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu ... 51
4.6.1.Giải pháp thời tiết và sâu bệnh............................................................. 51
4.6.1.2 Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV. .................................................... 51
Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng. ................................................. 51


vi

4.6.2.Giải pháp về nước................................................................................ 53
4.6.3.Giải pháp về thị trường ........................................................................ 55
4.6.4.Giải pháp về khoa học kỹ thuật............................................................ 56
4.6.5.Giải pháp về vốn.................................................................................. 57
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 58
5.1. Kết luận ................................................................................................. 58
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 59
5.2.1. Đối với cấp chính quyền ..................................................................... 59
5.2.2. Đối với nông dân ................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 61



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế

FAOSTAT

: Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế

GO

: Tổng giá trị sản xuất

GO/TC


: Tổng giá trị sản xuất/Tổng chi phí

HTX

: Hợp tác xã

IC

: Chi phí trung gian

ITC

: Trung tâm Thương mại Quốc tế

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SL

: Sản lượng

TC

: Tổng chi phí

UBND

: Ủy ban nhân dân


VA

: Giá trị gia tăng

VA/TC

: Giá trị gia tăng/tổng chi phí


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1-Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện nay là một trong tám nước cội nguồn của cây chè, có điều
kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất lượng
cao. Chè là cây công nghiệp dài ngày trồng trọt một lần cho thu hoạch nhiều
năm và lâu dài, tuổi thọ của chè tương đối cao 30-40 năm, nếu được chăm
sóc tốt có thể lên tới hàng trăm năm. Cây chè ngày càng có vị trí quan trọng
trong việc phát triển kinh tế của đất nước ta. Hiện nay Việt Nam đang là quốc
gia đứng thứ 5 về sản lượng cũng như xuất khẩu chè trên thế giới.
Chè (trà) là thức uống ngày càng được ưa chuộng trên thế giới vì chè có
nhiều giá trị dinh dưỡng có trong lá chè, búp chè như : diệt khuẩn Chống chất
phóng xạ, giúp cơ thể tỉnh táo, kích thích lao động, đem lại niềm vui và đặc
biết là đem lại giá trị kinh tế rất cao.
Thái Nguyên, là một vùng đất có điều kiện thuận lợi cho cây chè phát
triển. Chè Thái Nguyên nổi tiếng khắp trong và ngoài nước bởi hương vị đậm
đà, khác biệt mà không nơi nào có được, nó thực sự trở thành một sản phẩm
mang tính đặc thù của quê hương.
Huyện Đồng Hỷ là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, được thiên nhiên

ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc
phát triển cây chè, Có diện tích chè khá lớn được trồng phân bố ở nhiều xã như
Hòa Bình, Minh Lập, Văn Hán, Khe Mo và thị trấn Sông Cầu.... Hiện nay cây
chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Xã Văn Hán là vùng có đất đai thổ nhưỡng phù hợp với cây chè và có
truyền thống làm ra những sản phẩm chè tươi ngon.Tổng diện tích chè toàn xã
lên tới 885 ha. trong đó 535 ha là chè giống mới (LDP1)và 350 ha là chè trung


2

du. Cây chè đang từng ngày trở thành cây trồng chính và đem lại nguồn thu nhập
đáng kể cho hộ gia đình. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng và giá cả chè của xã
còn thấp chưa tương xứng với thế mạnh của vùng. chè trung du của xã vẫn còn
nhiều đa số trồng bằng hạt cho năng suất, chất lượng thấp, nhiều hộ trong xã
chưa thay thế được giống chè cũ đang ngày một xuống cấp do trồng đã lâu và
thời tiết thay đổi thất thường. Để có cơ sở cho việc phát triển cây chè giống
mới tại địa phương nên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả
kinh tế cây chè giống mới của nông hộ trên địa bàn xã Văn Hán - huyện
Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá được hiệu quả trong sản
xuất chè giống mới, từ đó đưa ra được những giải pháp để phát triển sản xuất
chè giống mới trên địa bàn xã Văn Hán - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
chè giống mới trên địa bàn xã Văn Hán.
- Phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất chè giống mới của các

hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Hán.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế của cây
chè giống mới trên địa bàn xã Văn Hán.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất chè giống mới đối với các hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Hán.


3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Quá trình thực hiện đề tài là cơ hội để củng cố, áp dụng kiến thức đã
học trong nhà trường vào thực tiễn, đồng thời nâng cao kiến thức, năng lực và
kỹ năng nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phương thức sản xuất
chè tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nhận thấy rõ được tầm quan trọng
của việc phát triển sản xuất và tiêu thụ chè giống mới.
- Làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến phát triển sản
xuất chè giống mới.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế

2.1.1.1Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế
“ Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật
lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể
hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó;
K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn
bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu
quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực
ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn
toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi
không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc
độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên
vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định [11].
Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ
bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó
là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu


5

vào theo những tỷ lệ nhất định. Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
• Hiệu quả kỹ thuật:

Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ
thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng
các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện
vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao
nhiêu đơn vị sản phẩm.
• Hiệu quả phân bổ:
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng
kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một
lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu
quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính đến các yếu tố giá cảu các yếu tố đầu
vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá.
• Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng
nguồn lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ [11].
Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những
quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản


6

xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí
đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được

sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh
tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản
chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội.
Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai
mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết
với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật
tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng
cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc
ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải
bao gồm cả chi phí cơ hội [11].
2.1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao HQKT
- Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất
nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản
xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng
nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt
được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ [9].
2.1.1.3 Các phương pháp xác định HQKT
Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
• Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C


7

Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở
đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa
các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
• Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số
giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
H = ∆ Q/ ∆ C
Trong đó:
∆ Q: Khối lượng tăng thêm
∆ C: Chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng
chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định
được hiệu quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa
hóa lợi nhuận.
• Quan điểm 3 : xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động
giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của
kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu
tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
H=

% ∆Q
% ∆C

% ∆ Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
% ∆ C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra [11].



8

2.1.1.4 cơ sở khoa học phân loại hộ chuyên và kiêm sản xuất chè
- Hộ chuyên chè là hộ có 70% diện tích đất sản xuất trở lên là chè, công việc
của người dân chủ yếu là chè.
- Hộ kiêm chè là hộ có 30% điện tích đất sản xuất trở xuống là chè, ngoài
trồng chè ra người dân còn cấy lúa, chăn nuôi...[7]
2.1.2. Giới thiệu về cây chè
Cây chè có nguồn gốc ở vùng khí hậu gió mùa Đông Nam Á, bao gồm
vùng Tây Nam Trung Quốc, Bắc Myanmar, Bắc Lào và Bắc Việt Nam hiện
nay. Cây chè được cư dân Bách Việt phương Nam, thuộc nền văn hoá lúa
nước phát hiện đầu tiên trên thế giới làm dược thảo; rồi lan truyền lên phương
Bắc của dân tộc Hán có nền văn hoá nông nghiệp cạn và du mục Hoàng Hà.
Từ đó phát triển mạnh mẽ về công nghệ chế biến thành nước trà, một thứ
nước uống giải khát phổ cập ở Trung Hoa, rồi truyền bá ra khắp năm châu
trên thế giới ngày nay đã có trên 4000 năm lịch sử.
Chè là loài cây có lịch sử thuộc vào hàng lâu đời nhất trên thế giới. Cây chè
có tên khoa học là Camelia Sineusis, thuộc họ Theacae, khí hàn, vị khổ cam,
không độc. Đây một loại cây xanh lá quanh năm, có hoa màu trắng. Cây chè
là loại cây dài hạn, phải trồng từ 5 năm trở lên mới thu hoạch được và thu
hoạch trong vòng 25 năm.
Nhiều công trình khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là
vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo
cacstaif liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4000 năm, người Trung
Quốc đã biết dung chè làm dược liệu và sau đó mới dung để uống. Cũng theo
các nguồn tài liệu này thì vùng biện giới Tây Bắc nước ta nằm trong vùng
nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới.[12]



9

1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây chè
Thân cành
Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là một
thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng và do hình
dạng phân cành khác nhau người ta chia thân chè làm 3 loại: thân gỗ, thân
nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi
Mầm chè
Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực.
Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá,mầm sinh thực phát triển thành nụ
hoa và quả.
Búp chè
Búp chè là đoạn non của một cành chè. Búp được hình thành từ các mầm
dinh dưỡng, gồm có tôm ( phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra) và
hai hoặc ba lá non. Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của nó. Kích thước của búp thay
đổi tùy theo giống,loại và liều lượng phân bón các kỹ thuật canh tác khác như
đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.
Búp chè là nguyên liệu để chế biến các loại chè vì vậy nó quan hệ trực
tiếp tới năng suất và phẩm chất của chè.


10

Búp chè ngồm có hai loại: búp bình thường và búp mù. búp bình
thường (gồm có tôm và 2-3 lá non). Búp mù là búp phát triển không bình
thường trọng lượng bình quân của một búp mù thường bằng ½ trọng lượng
búp bình thường và phẩm chất thì thua kém rõ rệt. Nguyên nhân xuất hiện

búp mù rất phức tạp. Một phần do đặc điểm sinh vật học của cây trồng. Mặt
khác do ảnh hướng xấu của điều kiện bên ngoài hoặc biện pháp kỹ thuật
không thích hợp.
Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình
thành lên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian. Thời gian của mỗi đợt
sinh trưởng phụ thuộc vào giống chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu trên
một cành chè có 4-5 đợt sinh trưởng của búp.
Lá chè
Lá chè mọc trên cành,mỗi đốt có một lá. Lá thường có nhiều thay đổi
về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và có trong các ngoại cảnh
khác nhau lá chè có gân rất rõ. Những gân chính của lá chè thường không
phát triển ra đến tận rìa lá. Rìa lá chè thường có răng cưa hình dạng răng cưa


11

trên lá chè khác nhau tùy theo giống số đôi ngân lá là một trong những chỉ
tiêu để phân biệt các giống chè.
Rễ chè
Cây chè sống nhiều năm trên một mảnh đất cố định, do đó việc nghiên
cứu đặc điểm của bộ rễ có ý nghĩa rất quan trọng để đăt cơ sở cho các biện
pháp kỹ thuật trồng trọt. Rễ chè phát triển tốt tạo điều kiện cho các bộ phận
trên mặt đất phát triển.
Hệ rễ chè gồm có: rễ trụ (rễ cọc) rễ bên và rễ hấp thụ, do đó đất có phản
ứng chua. canxi cần cho cây chè, nó có hai mặt ở những nơi phân bào và sinh
trưởng như mút rễ, ngọn cây là thành phần của màng tế bào.
Hoa chè
Màu trắng với nhiều nhị vàng. Mỗi hoa gồm 7 cánh và hàng ta nhị dài
Qủa chè
Thường mọc thành từng chum 3. Ban đầu có màu xanh của chồi. sau đó

tăng trưởng và cứng dần thành quả màu nâu chứa hạt bên trong. khi quả chin
vết rãnh mở ra hạt bên trong có thể được dung để gieo trồng [7].
1.1.2.2. Giá trị của cây chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó có giá trị
quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con
người. Sản phẩm chè có rất nhiều tác dụng như kích thích thần kinh làm cho
tinh thần minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm
việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Sản phẩm chè không chỉ phục vụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất
khẩu đóng góp nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế nước ta. Cây chè đem lại
nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân, cải thiện đời sống kinh tế,văn
hóa, xã hội và tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa.


12

Chè là cây trồng sinh trưởng tốt ở Trung Du và Miền Núi, loại cây trồng
này ngoài việc giúp người dân nâng cao thu nhập còn giúp cải tạo môi trường,
phủ xanh, chống xói mòn đất.
Như vậy, việc phát triển cây chè hoàn toàn phù hợp với các vùng Trung
Du và Miền Núi phía Bắc. Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết vấn đề
việc làm cho khu vực nông thôn hiện nay [4].
1.1.2.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật
khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì
thế để phát triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm,
chú trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý,
loại bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu... Để tạo ra được
những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các
nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước. Nếu coi cây chè là cây trồng mũi

nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống
người dân trồng chè.
Hiện nay, tỷ lệ các giống chè quý được trồng chỉ chiếm khoảng 10%,
còn lại chủ yếu là các giống chè PH1 và LDP. Để có thể tăng diện tích các
loại giống tốt thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu
giống và bà con nông dân, để hoạt động trồng chè đạt hiệu quả cao và đảm
bảo tính cân đối, hợp lý.
- Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: đây là hai yếu tố đầu vào hết sức
quan trọng, hỗ trợ cho công tác trồng và chăm sóc của nông dân cho năng suất
cao hơn và kinh tế hơn. Hiện nay, ngươi nông dân đang đứng trước rất nhiều
sự lựa chọn là liệu họ nên dùng loại nào phù hợp vì trên thị trường hiện có
quá nhiều các loại phân cũng như thuốc hoá học sử dụng cho cây trồng. Nếu


13

không có sự hướng dẫn và lựa chọn đúng đắn, người nông dân sẽ tự hại chính
mình và cây chè Việt Nam sẽ mất chỗ đứng trên thị trường [4]
- Ngoài hai yếu tố trên còn phải kể đến hoạt động cải tạo, quy hoạch đất
đai - vốn là tư liệu sản xuất không thể thiếu được của người nông dân. Việc
giao đất cho người nông dân sản xuất phải có quy hoạch và thống nhất trên cơ
sở nhà nước và nông dân có lợi.
* Sản xuất chè búp tươi
Bước1: Gieo trồng. Người nông dân sau khi có được loại giống thích
hợp họ tiến hành gieo trồng trên các khu vườn đồi đã được quy hoạch và cải
tạo vào các thời điểm, mùa vụ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây, chè tạo
điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Họ có thể tiến hành hoạt động
gieo trồng của mình băng hai cách. Đó là trồng bằng cây con và trồng bằng
cành. Mỗi loại có một ưu thế riêng. Tuy nhiên, hiện nay hình thức được

khuyến khích đưa vào là sử dụng trồng chè cành vì tỉ lệ sống cao, cho thu
hoạch nhanh, năng suất cao và không bị pha tạp.
Bước 2: Chăm sóc vườn chè. Đây là công đoạn hết sức quan trọng đòi
hỏi nhiều công sức và thời gian của người nông dân.
- Công tác bón phân nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây
chè và được chia làm nhiều đợt sau lần bón lót vào đất trước khi gieo trồng.
Vấn đề đặt ra là phải có sự kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ một cách
hợp lý với xu hướng tăng tỉ trọng các loại phân hữu cơ, giảm tỷ trọng các loại
phân vô cơ nhằm tạo nguồn dinh dưỡng lâu dài, an toàn cho cây chè, cải tạo
đất và môi trường sinh thái.
Tiến hành trồng giặm và bổ sung vào các chỗ trống do cây bị chết hoặc
trồng quá thưa nhằm đảm bảo năng suất cho vườn chè.
Bước 3: Thu hoạch chè (hái chè)


14

Công đoạn hái chè được yêu cầu thực hiện bằng tay, không được sử dụng
các loại liềm, dao. Kỹ thuật hái chè có tác động lớn đến năng suất và chất
lượng chè bởi nếu hái chè quá sâu có thể làm tăng năng suất chè song làm chất
lượng chè thấp do tỷ lệ lẫn cậng lớn và hàm lượng dĩnh dưỡng trong chè thành
phẩm cũng giảm. Hiện nay, công đoạn hái chè được cơ giới hoá bằng việc sử
dụng máy hái chè rất tiện dụng cho năng suất cao, thích hợp với vùng thiếu lao
động. Tuy nhiên, để có thể sử dụng một cách hiệu quả thì một yêu cầu đặt ra là
phải đảm bảo được mặt bằng của tán chè. Mà muốn có được điều đó thì cần phải
có công tác chuẩn bị vườn chè hết sức kỹ lưỡng và tiến hành trên diện tích rộng.
Một công đoạn trung gian giữa hai khâu sản xuất và chế biến chè đó là
hoạt động thu mua, vận chuyển chè búp tươi từ các nông trường chè đến các
cơ sở chế biến. Công đoạn này có thể thực hiện một cách trực tiếp giữa người
nông dân và các cơ sở chế biến hoặc thông qua các nhà buôn trung gian

chuyên đi thu mua chè sau đó bán cho các nhà máy chế biến. Mặc dù công
đoạn này không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho búp chè tươi
song nó lại có ảnh hưởng đến chất lượng chè, đặc biệt là trong khâu vận
chuyển. Quá trình vận chuyển yêu cầu chè không được nén, chèn chặt trong
bao mà cần đảm bảo độ thoáng cần thiết, thời gian vận chuyển, lưu trữ trước
khi đưa vào chế biến không được quá lâu tránh cho chè không bị ôi, ngốt.
* Công đoạn chế biến chè:
- Chè tươi mua về được đưa vào làm sạch và phân loại sau đó được đưa
vào một quy trình công nghệ bao gồm nhiều bước nhỏ: Héo – Vò - Ướp tẩm
Sấy. Mặc dù các quy trình trên được thực hiện chủ yếu bởi máy móc song vẫn
phải đảm bảo một số yêu cầu như: độ dày của thảm chè không quá 30 cm và
cứ sau 4h phải đảo chè một lần. Chú ý đến công suất và khả năng mua vào
của nhà máy để đảm bảo chè tươi mua về không để quá lâu làm ảnh hưởng
đến chất lượng chè.


15

- Sau công đoạn Héo – Vò - Sấy – Ướp tẩm, sản phẩm thu được mới là
chè bán thành phẩm. Tiếp tục trải qua một khâu nữa đó là sàng phân loại lúc
đó mới cho ra loại chè thành phẩm. Công đoạn cuối cùng là bảo quản chè để
có thể giữ được hương vị và chất lượng chè lâu hơn. Công nghệ sử dụng ở
đây ngoài đóng gói bao bì và hút ẩm còn có công nghệ hút chân không.Tổng
hợp tất cả những công đoạn trên taọ nên chuỗi giá trị của ngành chè,trong đó
giá trị cơ bản nằm ở các búp chè tươi (đến 70 %), các khâu còn lại tạo ra giá
trị gia tăng cho sản phẩm. Điều đó phản ánh trình độ sản xuất của chúng ta
còn thấp khi mà còn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào,giá trị gia
tăng trong khâu chế biến và dịch vụ lại quá nhỏ. Sự tương quan đó thể hiện sự
tác động của công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng đến
sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Ơ nhiều nước trên thế giới có ngành công

nghiệp chế biến phát triển thì giá trị của nguyên liệu chè trong chè thành
phẩm cũng chỉ thấp hơn 60%. Ví dụ như ở Đài Loan, nơi mà không có nhiều
điều kiện cho sản xuất nông nghiệp (vì không có nhiều đấtv), bù lại họ lại có
một ngành công nghiệp chế biến rất phát triển, thay vì trồng chè, họ lại nhập
chè bán thành phẩm về để tiếp tục gia công và đã tạo ra những thương hiệu
chè nổi tiếng thế giới với hương vị đặc trưng. Còn ở nước ta do trình độ sản
xuất còn hạn chế, chúng ta mới chỉ đảm bảo được phát triển theo chiều rộng
nên việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu là điều không thể tránh khỏi. Như
vậy, muốn nâng cao chất lượng cho sản phẩm chè trong điều kiện hiện nay cần
phải chú ý đến vấn đề nguyên liệu và giải quyết được các vấn đề tồn tại cũng
như những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình bảo đảm nguyên liệu [6].
2.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất phát triển chè
2.2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Hiện nay có trên 40 nước trồng và chế biến chè nằm ở khắp các châu
lục. Những nước có sản lượng chè lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc,


16

Srilanca, Kenya. Việt Nam hiện là 1 trong số những quốc gia có mức xuất
khẩu chè lớn trên thế giới. Châu Âu, Trung Cận Đông là những nơi tiêu thụ
chè nhiều nhất thế giới, nhưng lại sản xuất rất ít vì điều kiện khí hậu, đất đai
không thích hợp với việc trồng chè.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và sự
tuyên truyền, quảng cáo của FAO về lợi ích của việc uống chè đối với sức
khoẻ, đã đặt ra một cách nhìn mới đối với chè trên toàn thế giới nhất là ở các
nước phát triển. Vì thế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè an
toàn, chè hữu cơ có chất lượng ngày càng cao.
Sản lượng chè đen toàn cầu trong tháng 1/2017 đã tăng 6,56% so với
tháng 1/2015 lên 98,97 triệu kg, bất chấp sự sụt giảm mạnh 3,47 triệu kg ở Ấn

Độ, nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, xuống còn 17,87 triệu kg.
Bangladesh cũng báo cáo mức giảm nhẹ 0,05 triệu kg xuống 0,11 triệu kg.
Trong khi đó, Kenya ghi nhận mức tăng mạnh 8,67 triệu kg lên 50,31 triệu
kg. Sri Lanka tăng 1,82 triệu kg lên 25.08 triệu kg. Mùa đông khắc nghiệt ở
Ấn Độ đã dẫn đến nguồn cung chè xanh thấp hơn cho các nhà máy chế biến
và sự sụt giảm đồng thời của sản lượng chè đen.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới
và một số nước trồng chè năm 2017
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên nước
Trung quốc
Ấn độ
Srilanka
kenya
Nhật bản
Việt nam
Đài loan
Thế giới

Năng
Sản lượng

suất(tạ/ha)
(tấn)
2.240.594
10.77
2.414.802
585.907
21.37
1.252.174
231.628
15.08
349.308
218.500
21.64
473.000
44.078
18.19
80.200
118.824
20.19
240.000
11.689
11.14
13.018
4.099.230
14.52
5.954.091
(Nguồn: FAOSTAT, năm 2017)

Diện tích(ha)



17

Theo FAO, trong những năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu
hướng tăng, tăng cả về diện tích lẫn sản lượng. Tính đến năm 2017 diện tích
chè trên thế giới là 4.099.230. Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất
thế giới với diện tích 2.240.594 ha, nhưng lại có năng suất thấp nhất 10.77 tạ
khô/ha. Qua bảng ta thấy các nước có năng suất bình quân cao hơn năng
suất bình quân của thế giới là: Srilanca, Ấn Độ, Kenya và Việt Nam. Trong
đó Kenya có năng suất bình quân cao nhất thế giới đạt 21.64 tạ khô/ ha. Về
sản lượng, đứng đầu thế giới là Trung Quốc có sản lượng đạt 2.414.802 tạ
khô [9].
2.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nóng ẩm, đất nước trải dài từ bắc
vào nam với 2/3 là diện tích đồi núi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè
sinh trưởng và phát triển. Trong những năm gần đây Chính phủ và các địa
phương, các tổ chức quốc tế có nhiều cơ chế chính sách phát triển cây chè.
Cây chè được gọi là cây xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho nhiều hộ
nông dân. Do đó diện, tích năng xuất, sản lượngđã không ngừng tăng. Song
song với việc tăng trưởng diệ tích. Nhiều tiến bộ khoa học về trồng trọt, giống
chế biến, được áp dụng vào sản xuất.. Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng
chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 5 về diện tích trong các nước trồng chè,
và với khoảng hơn 80.000 tấn chè xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối
lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới. Theo Tổng công ty chè Việt
Nam, đến nay cả nước đã có 34 địa phương trồng chè và trên 600 doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000 thương hiệu khác nhau. Đặc
biệt, ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm
Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng... Đồng thời, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệm khu vực hoá trên diện rộng
7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Keo Am



×