Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.94 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN VĂN HÀO
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2012 -2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Quý Ly



Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


i
LỜI CÁM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng quan trọng trong quá trình học
tập tại nhà trường. Trong thời gian này sinh viên tiếp cận với thực tiễn, có
điều kiện áp dụng lý luận vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao trình độ hiểu
biết, tạo điều kiện vững vàng trong công tác sau này.
Từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Khoa Quản Lý
Tài Nguyên. Em đã tiến hành thực tập tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên từ ngày 05/2/2015 đến ngày 05/4/2015, với đề tài “Đánh giá
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Văn Hán, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 -2014”.
Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của, các thầy cô giáo
trong khoa Khoa Quản Lý Tài Nguyên, Ủy ban nhân dân xã Văn Hán, đặc
biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Quý Ly ,
cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân em đã hoàn thành khóa luận trong thời
gian qua.
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này cho phép em được bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc đối với nhà trường, các thầy cô giáo, Khoa Quản Lý Tài Nguyên,
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các bạn bè đồng nghiệp đã tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Nguyễn Văn Hào


ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Từ ,cụm từ viết tắt

Chú giải

CN

Cá nhân

CT-TTg

Chỉ thị Thủ tướng

CV –CP

Công văn Chính phủ

ĐKTK

Đăng kí thống kê

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

HTX

Hợp tác xã

NĐ-CP

Nghị định _ Chính phủ

QĐ-BTNMT

Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường

QH–KHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

QLNN


Quản lí nhà nước

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

VPĐK QSD

Văn phòng đăng ki quyền sử dụng


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng đơn vị hành chính, mật độ dân số và dân số nông thôn tỉnh Thái
Nguyên 2009 .................................................................................................................12
Bảng 4.1:Tình hình biến động dân số xã Văn Hán giai đoạn 2012-2014..28
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Văn Hán năm 2014 ........................................30
Bảng 4.3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012 – 2014
............................................................................................................................... ……33
Bảng 4.4: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ..............................36
Bảng 4.5: Kết quả lập bản đồ địa chính,bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất .........................................................................................................................38

Bảng 4.6: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 xã Văn Hán……...40
Bảng 4.7: Kết quả giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân giai đoạn
2012-2014…………………………………………………………………..44
Bảng 4.8: Kết quả cho thêu đất xã Văn Hán giai đoạn 2010-2015………45
Bảng 4.9: Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi trong giai đoạn 2012-2014
……………………………………………………………………………....46
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Văn Hán từ năm 20122014…………………………………………………………………………47
Bảng 4.11: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính…………………………49
Bảng 4.12:Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tính đến
31/12/2014)…………………………………………………………………50
Bảng 4.13: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (tính đến 31/12/2014) ......52
Bảng 4.14: Kết quả thu ngân sách từ đất đai năm 2014.............................................54
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giai đoạn 2012 - 2014 ..................................................................................................56
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai xã
Văn Hán giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................................57
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về
đất đai giai đoạn 2012 – 2014 ......................................................................................58


iv
Bảng 4.18: Bảng tổng hợp phiếu điều tra đánh giá ý kiến của người dân về công tác
quản lý nhà nước về đất đai xã Văn Hán, Đồng Hỷ..................................60

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ phân hạng đất ...................................................................38
Hình 4.2: Biểu Đồ Biến Động Đất Đai Xã Văn Hán Giai Đoạn 2011-2014 ...........42


v

MỤC LỤC
Phần 1 .............................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu,ý nghĩa của đề tài ................................................................. 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 2
Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về đất đai ............................................................................................ 3
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất...................................................... 3
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước......................................................................... 4
2.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất ........................................... 4
2.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước
về đất đai......................................................................................................................... 4
2.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai ...................................................... 6
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai .............................................................. 7
2.3. Cơ sở pháp lý.......................................................................................................... 7
2.4. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 8
2.4.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam ............................................... 8

2.4.2. Sơ lược vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên, hành chính tỉnh Thái Nguyên. .11
Bảng 2.1: Bảng đơn vị hành chính, mật độ dân số và dân số nông thôn tỉnh
Thái Nguyên 2009 .......................................................................................................12
2.4.3 Sơ lược vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên và hành chính đất đai trên phạm vi
huyện Đồng Hỷ . ..........................................................................................................13
2.4.4.Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất ở huyện Đồng Hỷ………...13



vi
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................................18
3.2.1. Địa điểm thực thiện ...........................................................................................18
3.2.2. Thời gian tiến hành...........................................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................18
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Văn Hán. .........................................18
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai xã Văn Hán...........................19
3.3.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Văn Hán giai đoạn
2012 – 2014...................................................................................................................19
3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai xã Văn Hán....................................................................20
3.4.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Văn Hán ............................................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Văn Hán ......................................................................21
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Văn Hán ......................................25
Bảng 4.1: Tình hình biến động dân số xã Văn Hán giai đoạn 2012 – 2014 ......28
4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Văn Hán năm 2014..............................................29
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. ....................................................................................29
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Văn Hán năm 2014...................................30
4.3. Biến động đất đai xã Văn Hán giai đoạn 2012 – 2014 ..................................32
Bảng 4.3 : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn ................33
2012 – 2014...................................................................................................................33
4.3.1. Đất nông nghiệp ................................................................................................34



vii
4.3.2. Đất phi nông nghiệp..........................................................................................34
4.4. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai xã văn hán giai đoạn
2012 - 2014 ...................................................................................................................34
4.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó ..............................................................................34
4.4.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.......................................................................................................35
4.4.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạc sử dụng đất ............................................36
Hình 4.2. Biểu Đồ Biến Động Đất Đai Xã Văn Hán Giai Đoạn ..........................42
2011-2014 .....................................................................................................................42
4.4.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất .............................................................................................48
Bảng 4.11 : Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ...............................................49
Bảng 4.12 : Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tính đến
31/12/2014) ...................................................................................................................50
4.4.7. Thống kê, kiểm kê đất đai.................................................................................50
Bảng 4.13 : Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (tính đến 31/12/2014) 52
4.4.8. Quản lý tài chính về đất đai..............................................................................54
Bảng 4.14 : Kết quả thu ngân sách từ đất đai năm 2014 .....................................54
4.4.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản ........................................................................................................................55
4.4.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất ..................................................................................................................................55
Bảng 4.15 : Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất giai đoạn 2012 - 2014 ................................................................................56


viii

4.4.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ........................................................................56
Bảng 4.16 : Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất
đai xã Văn Hán giai đoạn 2012 – 2014 ....................................................................57
4.4.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai................................................................................58
Bảng 4.17 : Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi
phạm về đất đai giai đoạn 2012 – 2014 ...................................................................58
4.4.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai............................................59
4.5.Thăm dò ý kiến người dân và cán bộ quản lý .................................................59
4.5.1.Mức độ quan tâm của người dân .....................................................................59
4.5.2.Ý kiến của cán bộ quản lý .................................................................................60
4.5.3:Giải pháp chung cho những tồn tại.................................................................60
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................62
5.1. Kết luận .................................................................................................................62
5.2 Đề nghị....................................................................................................................63


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu “sự nóng lên” trong việc sử dụng đất đai đã kéo theo hàng
loạt những vấn đề phức tạp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai .Trong
quá trình phát triển của nước ta hiện nay ,sự gia tăng dân số ,nhu cầu phát
triển của đô thị ,sự tăng trưởng của kinh tế và sự phát triển của của xã hội đã
tạo nên áp lực lớn đối với sự lạc hậu ,nghèo đói ,trình độ văn hóa thấp ,sử
dụng đất chưa hợp lí . Do những nguyên nhân nhất định mà công tác quản lý
nhà nước về đất đai ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ hoặc biện pháp quản lý

chưa phù hợp ,chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chính vì thế ,vấn đề quản lý và sử dụng đất đai càng trở lên quan trọng
hơn đối với đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
,đòi hỏi công tác quản lý đất đai ,phải có biện pháp phù hợp và chặt chẽ hơn.
Xã Văn Hán nằm ở phía Đông huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện
25km . Là một xã còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua cùng với quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhu cầu về sử dụng đất ngày
càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn, dẫn đến
công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cần được quan tâm nhiều hơn
làm thế nào để có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai này. Chính vì vậy ,công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy
định rõ trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật đất đai 2003
luôn được Đảng bộ và chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường
Đại học Nông Lâm_Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài nguyên,
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Quý Ly tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
Văn Hán, huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014”.


ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Từ ,cụm từ viết tắt

Chú giải

CN

Cá nhân


CT-TTg

Chỉ thị Thủ tướng

CV –CP

Công văn Chính phủ

ĐKTK

Đăng kí thống kê

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

HTX


Hợp tác xã

NĐ-CP

Nghị định _ Chính phủ

QĐ-BTNMT

Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường

QH–KHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

QLNN

Quản lí nhà nước

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng


VPĐK QSD

Văn phòng đăng ki quyền sử dụng


3
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đất đai
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như
sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí
hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy…),
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước
hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa,…)”.
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất.
Đối với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến
đất làm tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên
của vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta
phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử
dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế,… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý

nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường
được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của
thị trường.


4
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc
sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi
trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho
mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân
tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất
phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
2.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất
2.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà
nước về đất đai
2.2.1.1. Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước (toàn bộ trong
phạm vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời, vùng biển) đến
từng chủ sử dụng đất.
Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp,
thống nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên
quốc gia, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người
chủ sở hữu.

Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất, trong điều 5
Luật đất đai 2003 ghi: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ


5
gia đình cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu
tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Nhà nước cũng cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao
đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung
là người sử dụng đất. Được quy định ở điều 9 Luật đất đai 2003.
2.2.1.2. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
* Mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu:
- Phải đăng ký, thống kê đất đầy chính. đủ theo đúng quy định của pháp
luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành
2.2.1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà
nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được
quản lý lẻ tẻ từng vùng;
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng;
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại,
hạng phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó;

- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống
nhất trong toàn quốc;
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính;


6
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống
nhất so sánh trong cả nước;
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước;
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải
phản ánh được;
- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà
nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng;
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số
liệu nhận được từ thực tế;
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng
thực tế;
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, Luật đất đai,
các biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan
chuyên môn từ trung ương đến cơ sở;
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
2.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác
động đến đối tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết
định của nhà nước.
Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh
tế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển
của công nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội.

Thông thường có 2 nhóm phương pháp sau:
- Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: phương pháp thống
kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học.


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng đơn vị hành chính, mật độ dân số và dân số nông thôn tỉnh Thái
Nguyên 2009 .................................................................................................................12
Bảng 4.1:Tình hình biến động dân số xã Văn Hán giai đoạn 2012-2014..28
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Văn Hán năm 2014 ........................................30
Bảng 4.3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012 – 2014
............................................................................................................................... ……33
Bảng 4.4: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ..............................36
Bảng 4.5: Kết quả lập bản đồ địa chính,bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất .........................................................................................................................38
Bảng 4.6: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 xã Văn Hán……...40
Bảng 4.7: Kết quả giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân giai đoạn
2012-2014…………………………………………………………………..44
Bảng 4.8: Kết quả cho thêu đất xã Văn Hán giai đoạn 2010-2015………45
Bảng 4.9: Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi trong giai đoạn 2012-2014
……………………………………………………………………………....46
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Văn Hán từ năm 20122014…………………………………………………………………………47
Bảng 4.11: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính…………………………49
Bảng 4.12:Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tính đến
31/12/2014)…………………………………………………………………50
Bảng 4.13: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (tính đến 31/12/2014) ......52
Bảng 4.14: Kết quả thu ngân sách từ đất đai năm 2014.............................................54
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giai đoạn 2012 - 2014 ..................................................................................................56

Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai xã
Văn Hán giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................................57
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về
đất đai giai đoạn 2012 – 2014 ......................................................................................58


8
- Quốc hội [1992], Hiến pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Quốc Hội [2003], Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- UBND xã Văn Hán [2014], Báo cáo thuyết minh tổng hợp hiện trạng
biến động sử dụng đất.quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất chi tiết thời kỳ đầu giai đoạn (2010 – 2015) xã Văn Hán huyện
Đồng Hỷ.
- UBND xã Văn Hán [2014], Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 của
UBND xã Văn Hán.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2015.

2.4. Cơ sở thực tiễn
2.4.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam
Qua kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy cả nước có diện tích tự nhiên
33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79% ,đất phi
nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha
chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51 % là đã
có chủ sử dụng .so với năm 2005 ,diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng
1.277.600 ha ,trong đó đất trồng lúa có 4.127.721 ha ,vượt so với quy hoạch
10.33 % nhưng giảm 37.546 ha ,bình quân hàng năm giảm 7.000 ha , đất lâm
nghiệp tăng 571.616 ha ,riêng Quảng Nam tăng 135.000 ha do giao đất trồng
rừng , bổ xung đất rừng tự nhiên đặc dụng , khu bảo tồn đặc dụng, cơ cấu 3
loại rừng của cả nước có sự thay đổi lớn là đất rừng sản xuất tăng 1.954.606

ha ,rừng phòng hộ giảm 1484.350 ha ,rừng đặc dụng tăng 71.631 ha ,đất nuôi
trồng thủy sản giảm 9.843 ha ,đất làm muối tăng 3.487 ha ,đất nông nghiệp
khác tăng 10.015 ha , đất ở nông thôn tăng 54.054 ha đạt bình quân
91m2/người , đất ở đô thị tăng 27.994 ha đạt bình quân 21 m2/người , đất
chuyên dùng tăng 410.713 ha tăng nhiều nhất cho mục đích đất công cộng ,


9
giao thông ,thủy lợi ,an ninh ,quốc phòng, đất tôn giáo tăng 1.816 ha ,đất ngĩa
trang ngĩa địa tăng 3.887 ha ,đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm
61.709 ha ,đất chưa sử dụng giảm 1.742.372 ha .
Từ khi có luật đất đất đai 2003 được ban hành rộng khắp cả nước và sự
đầu tư quy hoạch của Nhà nước thì đất đai trở nên có giá trị và đã có thời kì
đất đai trở thành hang hóa trong nền kinh tế thị trường bất động sản . Sau một
năm thi hành luật đất đai 2003 ,thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính Phủ
tahij Chỉ Thị số 05/2004/CT-CP-TTg ngày 09/02/2004 về việc triển khai thi
hành Luật đất đai 2003 , Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã rà soát , kiểm tra
công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trong phạm vi cả nước tại 64 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ,160 quận ,huyện ,thị xã,thành phố thuộc
tỉnh,159 xã ,phường, thị trấn,… Hầu hết UBND cấp tỉnh đã có văn bản chỉ
đạo ,có kế hoạch triển khai cụ thể các văn bản quy phạm về đất đai như : về
giá đất , về bồi thường ,hỗ trợ tái định cư ,về hạn mức giao đất tại địa
phương,về thủ tục hành chính trong giao đất ,cho thuê đất,chuyển quyền sử
dụng đất,.
* Về quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất.
Trong thời gian qua ,công tác lập quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất và
giao đất ,cho thuê đất đã được các cấp các ngành quan tâm và hệ thống văn
bản đã hình thành khá đầy đủ ,đồng bộ, kịp thời.
63/63 tỉnh ,Tp trực thuộc Trung ương và 616/686 quận huyện ,Tp trực
thuộc tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Hiện hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở bốn cấp hành chính và khu kinh
tế ,khu công nghệ cao còn chồng chéo,chưa cụ thể gây lãng phí . Các chỉ tiêu
quy hoạch sử dụng đất gắn với nội dung quy hoạch ,đặc biệt là gắn với phân
loại đất ,thống kê,kiểm kê đất đai, định giá đất ,thu tiền sử dụng đất cần được
định hướng từ đầu để sửa đổi thống nhất ,đồng bộ và đạt được hiệu quả của
quản lý.


10
* Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Về báo cáo tổng hợp từ các địa phương ,tính đến đầu năm 2012 cả nước
đã cấp được 35397 triệu GCN các loại với tổng diện tích 20,3 triệu ha . Trong
đó ,cấp GCN hình thức mới theo Nghị Định số 88/2009/NĐ-CP , cả nước đã
câp được hơn 2,5 triệu GCN với tổng diện tích hơn 1 triệu ha đất,gồm
295000 GCN có tài sản gắn liền với đất.
Kết quả cấp GCN đối với đất đô thị của cả nước hiện mới đạt 63,5 %
mới có 15 tỉnh hoàn thành trên 90 % ,còn 13 tỉnh đạt dưới 50% . Đặc biệt khu
vực mới phát triển đô thị ,dự án phát triển nhà có tỷ lệ cấp đạt 19,3 % tổng số
căn hộ được duyệt . Hà Nội chỉ đạt 9,3 % , TP HCM đạt 30 %.
Trong khi đó, việc cấp GCN đối với đất ở nông thôn ,đất nông nghiệp,
lâm nghiệp đều đạt cao ,từ 84-85 % ,trong đó nhiều tỉnh đạt trên 90 %.
Hầu hết các địa phương đã tạo được cơ chế “một cửa” trong việc thực
hiện thủ tục hành chính về đất đai. Cơ chế công khai hóa quy hoạch quyền sử
dụng đất đã được thực hiện ở nhiều địa phương phần nào đã hạn chế được
hiện tượng quy hoạch “treo”.
Bên cạnh những việc tích cực đó ,việc tổ chức thi hành luật đất đai
cũng còn nhiều yếu kém. Một phần do luật đất đai và các văn bản hướng dẫn
thi hành luật có thay đổi lớn so với hệ thống pháp luật đất đai trước đây.
Nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai còn chậm do các cơ
quan Trung ương không làm kịp.

Công tác bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư còn nhiều bất cập và còn nhiều
sai phạm, việc thu hồi đất để thực hiện dự án đã góp phần quan trọng để phát
triển kinh tế -xã hội. Nhưng cùng với việc thu hồi đất thì các cấp ,các ngành
cần quan tâm đến các vấn đề về bố trí tái định cư ổn định đời sống sản xuất
cho nhưng người bị thu hồi đất.


11
Luật đất đai 2003 ra đời đánh dấu một bước chuyển biến rõ rệt trong hệ
thống pháp luật đất đai ,nó đã thể hiện được bản chất đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu.

2.4.2. Sơ lược vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên, hành chính tỉnh Thái Nguyên.
Thái nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – miền núi Bắc bộ
,phía nam giáp thủ đô Hà Nội ,phía bắc giáp Bắc Kạn ,phía đông giáp các tỉnh
Lạng Sơn ,Bắc Giang , phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang ,Phú Thọ . Diện
tích tự nhiên toàn tỉnh là 3562,2km2 dân số trung bình đến 21/12/2009 là
1127,430 ngìn người . Thái nguyên là một trong những trung tâm kinh tế ,văn
hóa ,giáo dục,y tế ,của Việt Nam nói chung và vùng trung du - miền núi phía
bắc nói riêng . Đây là vùng chè nổi tiếng của cả nước một trung tâm công
nghiệp gang thép của phía bắc , cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung
du miền núi phía bắc với đồng bằng bắc bộ ,thông qua hệ thống đường bộ,
đường sắt ,đường sông hình dẻ quạt mà TP Thái Nguyên là đầu nút.
Tọa độ địa lí nằm 20020’ đến 22025’ Bắc , 1050 25’ đến 106016’ kinh
độ Đông. Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các
hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường
Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ
thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và
giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo
điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố

trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và
phát triển kinh tế.
Theo số liệu thống kê năm 2009 toàn tỉnh có 1127,430 người, sinh sống
trên địa bàn: 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: 2
thành phố, thị xã là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công; 2 huyện


iv
Bảng 4.18: Bảng tổng hợp phiếu điều tra đánh giá ý kiến của người dân về công tác
quản lý nhà nước về đất đai xã Văn Hán, Đồng Hỷ..................................60

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ phân hạng đất ...................................................................38
Hình 4.2: Biểu Đồ Biến Động Đất Đai Xã Văn Hán Giai Đoạn 2011-2014 ...........42


13
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Quyết định 11/2011/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ
phát triển đất tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban
hành ngày 26/08/2011;
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai giúp cho công tác quản lý nhà nước
ngày càng chặt chẽ, sử dụng đất ngày càng tôt hơn, tiết kiệm, hiệu quả,…
2.4.3 Sơ lược vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên và hành chính đất đai trên
phạm vi huyện Đồng Hỷ .
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn
Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía đông bắc.
Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’ độ vĩ bắc,
105046’ đến 106004’ độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc

Cạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông
giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái
Nguyên .Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là
dòng sông Cầu uốn lượn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hướng bắc - nam
xuống đến đập Thác Huống (xã Huống Thượng ).
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm
nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các
công trình công cộng 3,2% và đất chưa sử dụng chiếm 25,7% .Hiện nay
Huyện Đồng Hỷ còn 18 đơn vị hành chính (15 xã,3 thị trấn) gồm 213 xóm,58
tổ dân phố:
2.4.4 Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất ở huyện Đồng Hỷ
* Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đất đai tổ chức thực
hiện các văn bản đó .


14
Từ khi luật đât đai 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành . Để tăng cường
công tác quản lý đất đai trên địa bàn toàn huyện , đồng thời để luật đất đai
phát huy được hiệu quả phù hợp với thực trạng của địa phương . Trong những
năm qua UBND huyện đã ban hành các văn bản dưới dạng Quyết định ,Công
văn, hướng dẫn ,…. Nhằm cụ thể hóa các văn bản ,chính sách nhà nước,của
tỉnh hướng dẫn về chuyên môn ,nghiệp vụ để các xã phường triển khai thực
hiện các công việc liên quan được nhanh gọn và hợp lí hơn.
* Công tác khảo sát ,đo đạc ,đánh giá phân hạng đất ,lập bản đồ địa
chính ,bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất .
Công tác đo đạc ,lập bản đồ địa chính : 100% các xã phường có bản đồ
địa chính ,để đáp ứng công tác quản lý nhà nước về đất đai ơ thơì kì hiện nay .
huyện đang triển khai đo bản đồ số cho tất cả các xã và thị trấn của huyện kế
hoạch đến 2020 100% xã ,thị trấn được sử dụng bàn đồ số và quản lý dữ liệu
bằng phần mềm.

Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất : UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện
việc kiểm kê đâts và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến từng địa phương.
Đến 2010 huyện đã hoàn thành việc xấy dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cho 20 xã ,thị trấn thuộc huyện.
*Công tác quản lý quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất.
Công tác quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất là công việc hết sức quan
trọng . Do đó UBND huyện Đồng Hỷ dã chỉ đạo và phối hợp với các cấp ,cơ
quan có liên quan và UBND của 20 xã thị trấn thu thập tài liệu ,số liệu để xây
dựng bản đồ quy hoạch đât đai và kế hoạch sử dụng đất ,tiến hành công khai
quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất của từng cấp theo quy định để các tổ chức
,cá nhân trên địa bàn được biết.


15
*Quản lý việc giao đất ,cho thuê đất ,thu hồi đất ,chuyển mục đích
sử dụng đất .
Công tác giao đất :thực hiện Nghị Định 64/CP ngày 17/9/1993 của
Chính phủ ,UBND huyện chỉ đạo các xã ,thị trấn triển khai công tác giao đất
nông nghiệp cho các hộ gia đình ,cá nhân sử dụng ổn định,lâu dài vào sản
xuất nông nghiệp.
Công tác cho thuê đất: UBND huyện đã tạo điều kiện cho các tổ chức
,cá nhân, về thủ tục cho thuê đất ,để sản xuất kinh doanh,xây dựng.nhờ vậy
trên địa bàn huyện đã hình thành các công ty ,doanh nghiệp với nhiều loại
hình sản xuất kinh doanh.
Công tác thu hồi đất: được duy trì thực hiện thường xuyên đến nay
UBND huyện Đồng Hỷ đã tiến hành thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch
chung của cấp trên đề ra ,giải quyết đúng quyền hạn và thẩm quyền của mình,
không để xảy ra trường hợp khiếu nại tố cáo vượt cấp.
* Đăng kí quyền sử dụng đất ,lập và quản lý hồ sơ địa chính ,cấp
GCNQSD đất .

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước. Huyện Đồng Hỷ đã
chỉ đạo các xã ,phường triển khai rà soát các trường hợp chưa được cấp
GCNQSD các lọai đất cho hộ gia đình,cá nhân có nhu cầu cấp GCNQSD đất
trên địa bàn huyện. Hiện tại trên toàn huyện mới chỉ đạt 89% trong tổng số
hộ gia đình đã có GCNQSD đất,xây dựng phấn đấu đến hết năm 2015 đạt từ
95 đến 98 % số giấy chứng nhận trên địa bàn toàn huyện.
*Thống kê, kiểm kê đất đai


16
Thực hiện chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 ,công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện 5 năm 1 lần theo quy định
của Luật đất đai đã đi vào nề nếp.Các cấp ,các ngành đã chủ động thực hiện
chương trình kiểm kê đất dai theo phương pháp thực tiếp và toàn diện, lấy cấp
xã ,phường là đơn vị cơ bản để tiến hành kiêm kê.
Qua công tác kiểm kê đất đai ,cũng như quá trình quản lý sử dụng đất
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ cho thấy: nhìn chung ,các tổ chức sử dụng đất
phi nông nghiệp cơ bản sử dụng đúng mục đích được giao ,có hiệu quả ,tuân
thủ các quy định về luật đất đai ,sử dụng đất lãng phí đã giảm so với những
năm trước đây . Tuy nhiên vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, sử dụng đất
không đúng mục đích ,sử dụng kém hiệu quả ,cho thuê lại quyền sử dụng đất
không đúng quy định ,nợ tiền thuê đất. Để ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy
ra trong công tác quản lý sử dụng đất , đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích
theo quy định của pháp luật hiện hành ,UBND huyện đã lập tờ trình UBND
tỉnh ban hành kịp thời các văn bản phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương.góp phần thực hiện nghiêm chỉnh luật đất đai góp phần thực hiện
nhiệm vu quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ hơn.
* Quản lý tài chính về đất đai.

Công tác quản lý tài chính về đất đai được UBND huyện trực tiếp chỉ
đạo Phòng Tài Nguyên và Môi trường kết hợp với các ban ngành có liên
quan như phòng tài chính , Chi cục thuế , kho bạc nhà nước thực hiện tốt theo
phương châm thu đúng ,thu đủ và quản lý nguồn thu này một cách có hiệu
quả nhất .
* Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai.


×