Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và chiến lược kinh doanh của công ty dược phẩm TW II (giai đoạn 1998 2003)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.09 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BỘ Y TÊ

Dược HÀ NỘI
ii ỉ i \

LÊ THỊ M AI HOA

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY DƯỢC PH a Mảt r u n g ư ơ n g 2
(GIAI ĐOẠN 1998-2003)
LUẬN VĂN THẠC s ĩ

Dược HỌC

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
MÃ SO
: 60 73 20

ri
ÌL t

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYẼN t h ị t h á i
Nơi thực hiện

l

hằng



: - TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
- CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRƯNG ƯƠNG 2
HÀ NỘI - 2004


LỜI CẢM ƠN
Nhân clip luận văn dược hoàn thành, cho phép tôi dược bày tò lòniỊ kính trọtìiỊ,
IÒỈ11Ị biết ơn sâu sắc và ỉ(rì cám ơn chùn thành tới:
Cô giáo PGS.TS. NGUYÊN THỊ THÁI HÁNG, Cluí nhiệm Bộ môn Quản lý - Kinh
tế Dược, trường Đại học Dược Hà Nội về sự hưímg dẫn tận tình, chu dáo cũng như
những chí dẫn khoa liọc qiá trị.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tháy PGS..TS TÙ MINH KOÓNG - Hiệu trưởng,
Thầy PGS.TS. LÊ V ỉẾ ĩ HÙNG - Phó hiệu trưmg, Thầy TS. PHÙNG HOÀ BÌNH Tnùhii* Phòng Dào tạo sau đụi học, cúc thây cô troniỊ Bộ môn Quán lý - Kinh tế Dược
vù các bộ môn, phòng ban khác của TrườHiỊ Đại học Dược Hà nội dã cho tôi cơ hội
dược hực tập, rèn luyện dê hoàn thành klioá liọc này.

Tôi cũniỊ xin bày tó

biết ơn dờn:

DS. NGUYÊN VĂN HOÁ - Giám dốc Côn !>ty Dược plicím Truni> lùm [ị 2.
DS. NGUYÊN CÔNG TOÀN- Giám đốc Chi nhánh công ty DFr\V2 tại Hà nội.
Các phòng ban, cúc anh chị, bạn bè đổng nghiệp trong Công ty Dược phẩm
Trunq ưưỉĩg 2 đã tận tình i>iúp đỡ đ ể tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp Cao học 6, gia đình và bè bạn đã cùng tôi
vượt qua nhiều khó khăn đ ể có được kết quả như hôm nay.
Hà nội, tháng 12 năm 2004

Lê Thị Mai Hoa



QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CODƯPHA

: Công ty Dược phẩm Trung ương 2

DFTW2

: Công ty Dược phẩm Trung ương 2

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNDNN

: Doanh nghiệp dược Nhà nước

DSB

: Doanh số bán


DSM

: Doanh số mua

GTTSL

: Giá trị tổng sản lượng

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

PTHĐKD

: Phân tích hoạt động kinh doanh

SSĐG

: So sánh định gốc

SSLH

: So sánh liên hoàn

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TSCĐ


: Tài sản cố định

TSLĐ

: Tài sản lưu động

VCĐ

: Vốn cố định

VLĐ

: Vốn lưu động

ZPS

: Zuellig Pharma Singapore

GMP

: Good manufactory practice (Thực hành sản xuất tốt)

GLP

: Good laboratories practice (Thực hành thí nghiệm tốt)

GSP

: Good store practice (Thực hành bảo quản tốt)



MỤC LỤC
T rang
Đa T V N ĐE

1

PHAN 1: T ổ NG QUAN

3

1.1

Một số vấn đề về doanh nghiệp và PTHĐKD của doanh nghiệp

1.2

Ngành dược Việt nam và thế giới

11

1.2.1

Vài nét về thị trường dược phẩm thế giới

11

1.2.2


Vài nét về ngành Dược và doanh nghiệp Dược ở Việt Nam

12

Vài nét về công ty Dược phẩm trung ương 2.

21

1.3

PHẦN 2: Đ Ố I TUỢNG, N ỘI DƯNG PHƯƠNG PH ÁP

3

24

N GH IÊN CỨU
PHẦN 3: K ẾT QUẢ NGH IÊN c ứ u , BÀN LUẬN

33

3.1

Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực tại Cty DPTW2

33

3.2

Phân tích hoạt động kinh doanh


39

3.2.1

Khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán của công ty

39

3.2.2

Khái quát tình hình HĐKD qua bảng báo cáo kết quả HĐKD

41

3.2.3

Doanh số mua và cơ cấu hàng mua

43

3.2.4

Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ

47

3.2.5

Kết cấu nguồn vốn, tình hình phân bổ vốn vào các loại tài sản


51

3.2.6

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định(TSCĐ)

54

3.2.7

Phân tích tình hình sử dụng phí

56

3.2.8

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

57

3.2.9

Nộp ngân sách Nhà nước

60

3.2.10 Năng suất lao động bình quân, Thu nhập bình quân của CBCNV
3.3


Phân tích chính sách, chiến lược kinh doanh

61
63


3.3.1

Các chiến lược Marketing Dược áp dụng trong chính sách sản phẩm

63

3.3.2

Các chiến lược Marketing được áp dụng trong chính sách giá

72

3.3.3

Các chiến lược Marketing được áp dụng trong chính sách phân phối

78

3.3.4

Các chiến lược Marketing được áp dụng trong chính sách xúc tiến

82


và hỗ trợ kinh doanh
3.3.5

Phối hợp 4 chính sách ( Marketing-mix)

86

3.3.6

Chiến lược thị trường

87

3.3.7

Chiến lược khách hàng

88

3.3.8

Chiến lược cạnh tranh

89

KET LUẠN VA ĐE XƯAT

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO


94


Stt

Bảng sỏ

Tên bảng

Trang

1

1.1

Hiệu quà hoạt dộng của DNNN tính tới 2000

2

1.2

Cơ cấu số lượng các số dăng ký thuốc qua một số năm

13

3

1.3


Hệ thống cung ứng và kinh doanh thuốc tai Viêt nam

.8

4

3.4

Cơ cấu nhân lực của công ty DFTW2 từ 1998-2003

35

5

3.5

Tinh hình bố trí nhân sự tại Codupha năm 2003

37

6

3.6

Báng cân đối kế toán của Codupha (1998-2003)

39

7


3.7

Báo cáo kết qua HĐKD giai đoạn 1998-2003

41

8

3.8

DSM, DSB trị giá hàns XNK từ 1998-2003

43

9

3.9

Doanh số mua của Công ty

43

10

3.10

Cơ cấu hàng mua vào từ năm 1998-2003

44


11

3.11

Cơ cấu nguổn mua của công ty từ 1998-2003

46

12

3.12

DSB và cư câu hàng bán ra

48 :

13

3.13

DSB theo nhóm đối tượng khách hàng từ 1998-2003

49

14

3.14

Kết cấu nguồn vốn của Công ty từ 1998-2003


15

3.15

Tinh hình phản bổ vốn vào các loại tài sản

16

3.16

Hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty từ 1998-2003

54 1

17

3.17

Diễn biến tổng mứcphí và các loại phí

56

18

3.18

Tổng lợi nhuận hàng năm của Công ty

58


19

3.19

Tỷ suất lợi nhuận của công ty từ 1998-2003

59

20

3.20 '

Các chỉ số sinh lời của công ty DFTW2

59

21

3.21

Tinh hình nộp ngân sách Nhà nước

60

22

3.22

Năng suất lao động bình quân của công ty


61

23

3.23

Thu nhâp bình quân của CBCNV

62

24

3.24

Môt số sản phẩm nhâp khẩu song song của công ty

68

25

3.25

Ví du về sư ổn đinh giá thuốc theo thời gian

74

26

3.26


Giá thuốc Zetaxim lg và các hàng cạnh tranh

76

27

3.27

Giá bán linh hoat đối với hàng dịch truyền

77

7,

51■


s tt

H ình sô

Tên hình

T rang

1

1.1

Sơ đồ khái quát về khái niệm doanh nghiêp


4

2

1.2

Hiệu quả hoạt động của DNNN tính tới 2000

8

3

1.3

Tiền thuốc bình quân đầu người/năm

13

4

1.4

Cơ cấu các loại thuốc đăng ký lưu hành tai Viêt nam

14

5

1.5


Tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước

15

6

1.6

Biểu đồ giá trị XNK thuốc của Việt nam

15

7

1.7

Tỷ lệ NK thành phẩm, nguyên liệu năm 2003

16

8

1.8

Cơ cấu nhóm thuốc nhập khẩu năm 2003

17

9


1.9

Sơ đổ nội dung của chiến lược kinh doanh

29

10

2.10

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

32

11

3.11

Sơ đồ tổ chức công ty DFTW2

34

12

3.12

Biểu đồ cơ cấu nhân lực của công ty qua các năm

35


13

3.13

Biểu đồ biểu diễn DSM của công ty

44

14

3.14

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu hàng mua vào 1998-2003

45

15

3.15

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nguồn mua

47

16

3.16

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu hàng bán ra 1998-2003


48

17

3.17

Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng bán theo nhóm đối tượng

50

18

3.18

Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của công ty

52

19

3.19

Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ (98-03)

53

20

3.20


Biểu đồ biểu diễn hiệu quả sử dụng TSCĐ của Cty

55

21

3.21

Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận hàng năm của Cty

58

22

3.22

Biểu đồ biểu diễn mức nộp ngân sách Nhà nước

60

23

3.23

Biểu đồ biểu diễn năng suất LĐ bình quân cua Cty

62

24


3.24

Biểu đổ biểu diễn thu nhập bình quân của CBCNV

63

25

3.25

Sơ đổ kênh phân phối trực tiếp

79

26

3.26

Hệ thống phân phối của Codupha

80


Đ Ặ T VẤN Đ Ể
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
năm 2001-2010 phần về phát triển sự nghiệp chãm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân, Đảng ta nhấn mạnh: "Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoe’ ở các tuyến.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cơ sở khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng yên cầu đa dạng của x ã hội. Thực hiện chính

sách quốc gia về thuốc, tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng thuốc đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu". Để thực hiện nhiệm vụ này, việc nghiên cứu và
phát triển ngành dược ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một việc làm hết sức
cần thiết.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chậm phát triển và đang từng bước
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn cầu,
đây sẽ là một thách thức to lớn đối với nền kinh tế chậm phát triển như Việt Nam.
Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành dược phải ở trong tư thế sẩn sàng để hội
nhập, phải chuẩn bị sẵn sàng gia nhập AFTA, tham gia Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO. Đã đến lúc, các công ty dược trong nước phải cạnh tranh thực sự với các
công ty dược nước ngoài có uy tín lớn trên thị trường quốc tế, khi nhà nước giảm
dần các yếu tố bảo hộ trong nước.
Thị trường dược phẩm Việt nam đã và đang trở thành một thị trường rất sôi
động và phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân. Số lượng mặt hàng sản xuất trong nước tăng nhanh, đến nay đã có hơn 6000
thuốc được cấp số đăng ký. Số lượng các công ty dược tăng lên nhanh chóng, năm
1997 toàn quốc mới chỉ có 334 công ty dược nhưng đến năm 2003 đã là 835 công
ty. Đi kèm với sự phát triển của thị trường dược phẩm là sự cạnh tranh quyết liệt,
giữa các công ty dược nước ngoài với các công ty dược trong nước và giữa các công
ty dược trong nước với nhau.


Không còn sự bao cấp của nhà nước, để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp dược Việt nam buộc phải nghiên cứu, áp dụng sáng tạo các chiến lược sản
xuất kinh doanh trong điều kiện thực tế của mỗi đơn vị. Các doanh nghiệp dược vừa
phải bảo đảm nhiệm vụ chính trị là cung ứng thuốc phục vụ công tác chữa bệnh cho
nhân dân, vừa phải thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh có lãi. Vì vậy, các doanh
nghiệp đã kinh doanh như thế nào để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường và trong sự phát triển của thị trường dược phẩm là vấn đề cần nghiên cứu.

Việc phân tích hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh nhằm phát hiện
những tiềm năng cần khai thác, những tồn tại yếu kém, sẽ bổ sung kinh nghiệm
cho các nhà quản lý trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp hiện nay.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“N ghiên cứu đánh giá hiệu quả và chiến lược hoạt động kinh doanh của
Công ty Dược phẩm Trung ương 2 giai đoạn 1998-2003
Đề tài nhằm 4 muc tiêu là:
1. Mô tả thực trạng, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỉnh tế của công ty Dược
phẩm Trung ương 2 giai đoạn 1998-2003.
2. Nghiên cím đánh giá một số chính sách chiến lược công ty đã và đang thực hiện.
3. Từ các kết quả nghiên cihi trên, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của công
ty. Tìm ra điểm mạnh, yếu, những khó khăn, thách thức, những mặt còn tồn tại.
4. Đê' xuất các giải pháp, chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.


PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. MỘT s ố VÂN ĐỂ VỂ DOANH NGHIỆP VÀ PTHĐKD CỦA DOANH
NGHIỆP:
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh và kinh doanh dược
- Kinh doanh: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi [23], [26].
- Kinh doanh dược phẩm ở doanh nghiệp dược cũng không nằm ngoài những
mục đích kể trên. Hơn nữa vói đặc thù riêng của ngành dược, kinh doanh thuốc và các
sản phẩm hàng hoá dịch vụ có liên quan trực tiếp tới sức khoẻ con người, vì vậy ngoài
mục tiêu đem lại lợi nhuận kinh tế, các doanh nghiệp dược còn có mục tiêu phục vụ, có
đạo đức, lương tâm hành nghề và hoạt động theo các qui chế chuyên môn [27], [30].
1.1.2. Khái niệm về DN, các loại hình DN ở Việt nam
Doanh nghiệp là một trong các chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội, là
một đơn vị kinh tế được thành lập để thực hiện HĐKD nhằm mục đích sinh lợi. Nói

cách khác doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích
đem lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp [4], [37].
Theo Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp thì doanh nghiệp là một tổ
chức (tác nhân) mà chức năng của nó là sản xuất ra các của cải vật chất hoặc các
dịch vụ dùng để bán.
Khái niệm Doanh nghiệp có thể được khái quát trong sơ đồ sau:


Nơi sàn xuát, kinh doanh:

Nưi tổ chức VÌ1 diều hành:

Kết hợp các đáu vào đè sán xuất
cùa cái và / hoặc dịch vụ đem bán
phục vụ cho xã hội.

Đ ứng đầu là chú doanh nghiệp ra
quyết định, các cán bộ truyền dạt
tới nhân viên và công nhãn thực
hiện.

DOANH NGHIỆP

H ình 1.1: Sơ đồ khái quát về khái niệm doanh nghiệp
*/. Các loai hình (loanh nghiên ỚViêt nam f30ì, [321.
- Doanh nghiệp nhà nước: là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quán lý, HĐKD hoặc hoạt động công ích, nhầm thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có quyốn và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm vể toàn bộ HĐKD trong

phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý, DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có
trụ sở chính trên lãnh thổ Việt nam.
- Công ty cổ phần: là công ty trong đó các thành viên cùng góp vốn dưới
hình thức cổ phần để hoạt động. Số vốn điều lệ của nó được chia thành nhiều phần
bằng nhau được gọi là cổ phần. Công ty cổ phần là một thực thể pháp lý có tư cách
pháp nhân, các thành viên góp vốn vào công ty dưới hình thức mua cổ phiêu. Trong
quá trình hoạt động, công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động
thêm vốn.


- Còng ty trách nhiệm hữu hạn: là công tv có ít nhất hai thành viên góp
vốn đế thành lập và họ cũng chi chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn đã góp vào
công ty. Trong quá trình hoạt động, để tăng thêm vốn, cổng ty có thể thực hiện
bằng cách kết nạp thêm thành vièn mới. Đây cũng là điểm thuận lợi cho cổng ty
khi mở rộn« qui mô san xuất kinh doanh.
- Hợp tác xã: lù tổ chức kinh tế cỏ tự chú, do những người lao động có nhu
cáu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức ra theo qui định của pháp luật dế
phát huy sức mạnh của tập thế và của từng xã viên.
- Doanh nghiệp tư nhân: là một đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp
hơn mức pháp định, đo một cá nhân làm chú và chịu trách nhiệm bằng toàn hộ tài
sán của mình vồ mọi hoạt động cùa doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp dược thành lập
tại Việt Nam, do các nhà đáu tư nước ngoài đầu tư một phán hoặc toàn bộ VỐI1,
nhàm thực hiện một mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận, có tư cách pháp nhân,
mang quốc tịch Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo qui chế của cồng ty TNHH và
tuủn theo qui định của pháp luật Việt Nam.
1.1.3. Mục tiêu, chức nủng, dăc điểm của doanh nghiệp [ 15J, [30], [37].
*/. Muc tiêu:
- Mục tiêu lợi nhuận: nhàm bù đắp lại chi phí kinh doanh, giải quyết hoặc dự
phòng cáctủ i ro gặp phải và để tiếp tục phát triển.

- Mục tiêu cung ứng: doanh nghiệp phải cung ứng hàng hoá hay dịch vụ để
thoả mãn rộng rãi nhu cầu của khách hàng và để thu được lợi nhuận.
- Mục tiêu phát triển: là mục tiêu quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp khi
HĐKD đều hướng tới, phát triển chính là dấu hiệu của sự thành công của doanh nghiệp.


- Trách nhiệm dổi với xã hội: doanh nghiệp có trách nhiệm báo vệ quyên lợi
của khách hàng, của các nhà cung ứng và của những người làm'gông trong doanh
nghiệp, dồng thời tuân thủ luật pháp và báo vệ môi trường.
*/. Cliửc năn ạ:
- Chức năng sán xuất: doanh nghiệp sán xuất ra của cải vật chất hoặc thực
hiện dịch vụ cung cấp cho nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận.
- Chức năng phún phối: doanh nghiệp bán ra thị trường thành quá sán xuất hoặc
cung úng dịch vụ, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu vé tiền hoặc các hình thức thanh toán
khác của khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành phân phối hợp các thành quá thu
được nhàm tạo ra động lực thúc đáy sán xuất phát triển, đám báo sự công bằng xã hội.
*/.

D ủc d iể m :

- Doanh nghiệp lù một dơn vị kinh tế: Non kinh tố quốc dân là một tổng thê
thống nhất mà mỏi doanh nghiệp chính là một tố bào cấu thành nên tổng thế. Trong
nền kinh tế thị trường, nhà nước tạo ra môi trường thuủn lợi để các doanh nghiệp tự
do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, nhàm
đảm bảo cho các doanh nghiệp có quyền tự chú trong HĐKD, từ đó tạo thành sức
mạnh cho nền kinh tế.
- Doanh nqhỉệp là một chủ thể sản xuất /lảng hoá: doanh nghiệp là một chú
thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá trong khuôn khổ pháp luật, có quyền quyết định
và chịu tráeh nhiệm về HĐKD của mình.
- Doanh nghiệp là một pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật: Trước pháp

luật, doanh nghiệp được xem là một chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân riêng biệt dù
là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, là công ty trách nhiệm hữu hạn hay hợp danh...
đều được đối xử như nhau.
- Doanh nghiệp là một tổ chức xã hội: doanh nghiệp là một tập hợp những
con người gắn bó với nhau, cùng nhau tiến hành HĐKD nhằm đạt các mục tiêu
chung đã định. Ngoài việc phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng


và nâng cao trình độ vãn hoá và chuyên mòn cho cán bò còng nhàn viên doanh
nghiệp còn có trách nhiệm làm tốt các vấn đề xã hội như bào vệ môi trườn” an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn các nghĩa vụ đối với xã hội.
1.1.4. Doanh nghiệp nhà nước
DNNN là một tổ chức kinh tế đo Nhà nước đáu tư vốn, thành lập và tổ chức
quán lý, doanh nghiệp HĐKD hoặc hoạt dộng công ích, nhàm thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Đặc điểm cơ bán và phân biệt rõ rệt cúa DNNN với
các loại hình doanh nghiệp khác là ở chỗ: tài sán của doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà
nước. Gíc DNNN đều chịu sự quán lý của cơ quan Nhà nước có thám quyén theo sự
phân cấp của Chính phú. DNNN phái chịu trách nhiệm trước Nhà nước vổ việc báo toàn
và phát triến vốn để duy trì khá năng hoạt động [30].
Troníi nén kinh tế không còn chí thuần nhất có thành phán kinh tố quốc doanh
và tập thê’ mà đã chuyến sang non kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường thì DNNN dán bộc lộ những hạn chế ngày càng rõ rệt. Tinh trạng khổng đú vòn
kinh doanh dang trở thành một cân bệnh kinh niên cúa các DNNN. Do thiếu vốn nên
hẩu hết các DNNN ít có cư hội hiổn đại hoá công nghệ và thiết bị, tình trạng công nợ
kéo dài trở nên phổ biến. Gíc chủ doanh nghiệp khó chủ động trong điều hành hoạt
động SXKD của doanh nghiệp mình .
Cho tới tháng 12-2000 nước ta có khoảng 5.655 DNNN (giảm khoản? 68% so với
trước Nghị định 388 của Chính phủ). Trong đó, số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quá chiếm
một tỷ lệ không cao do các DNNN chưa thể hiện rõ vai trò chủ đạo của mình [1],[2].
B ảng 1.1: H iệu quả hoạt động của D N N N tính tới 2000

STT

Chỉ tiêu về hoạt động của DNNN

Sô lượng

Tỷ lệ

1

DNNN hoạt động có hiệu quả

2.266

40%

2

DNNN hoạt động có hiệu quả thấp

2.495

44%

3

DNNN hoạt động không có hiệu quả

884


16%

5.655

100%

Tổng

1


DNNN hoạt
động không có
hiệu quả
16%

DNNN hoạt
iộng có hiệu
quả
40%

H ình 1.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hiệu quả hoạt động của D N N N tính tới 2000
Sau 3 năm liên tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, Việt
Nam đã cổ phần hoá và sát nhập được 1.766 doanh nghiệp, tới đầu năm 2004 chỉ
còn lại 3.889 D N N N [2J.
1.1.5. Khái niệm doanh nghiệp dược Nhà nước
DNDNN là một bộ phận quan trọng cấu thành nên ngành dược Việt Nam,
một bộ phận không thể tách rời trong ngành Y tế.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển và việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ngành Dược, vấn đề đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng sắp xếp và tổ chức lại các

hoạt động trong lĩnh vực SXKD dược phẩm trên phạm vi cả nước. Mục đích nhằm
thích ứng với các chính sách, cơ chế chung, đổng thời đáp ứng nhu cầu ngày một
tăng của công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân và có khả năng xuất khẩu các sản
phẩm của mình ra nước ngoài [3], [6], [7], [16].
Theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về việc sắp xếp lại các DNNN,
ngành dược Việt nam đã được tổ chức lại từ trên 600 doanh nghiệp, nay chỉ còn hơn
100 đơn vị SXKD [12].


1.1.6. Phân tích hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp:
*/. FI'HDKD: Llì quá trình nhận thức cãi tạo HĐKD một cách tự giác và có ý thức
phù hợp với điều kiện cụ thể và với quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu
quá kinh doanh cao hơn [21],[22], [27],
*/. Sự cún thiết của PTHĐKD:
- Chức năng cơ bán của PTHĐKD là dự toán và điều chinh các HĐKD
thông qua việc phân tích kết quá của kỳ kinh doanh trước đê xác định nguyên nhân,
nhân tố ánh hưởng, phát hiện quy luật và có giải pháp cụ thế để tiến hành quản lý cho
kỳ kế tiếp.
- PTHĐKD là cơ sở q u a n trọng đế đề ra các q u y ế t đ ị n h kinh doanh.
- PTHĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quan trị có hiệu
quá ơ doanh nghiệp, là biện pháp quan trọng dế phòng ngừa rủi ro.
Tài liệu PTHĐKD không chỉ cán thiết cho các nhà quán trị ở bên trong
doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác khi họ có quan hệ
hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp, thông qua PTHĐKD họ có thê quyết định
đúng đắn trong việc hợp tác kinh doanh, đầu tư với doanh nghiệp [22], [27Ị.
*/. Nlỉiệm vụ cửa PTHĐKD:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả HĐKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây
dựng. Trước tiên là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các
mục tiêu ke hoạch, dự toán định mức... để khẳng định tính đúng đán và khoa học
của chỉ tiêu xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình HĐKD.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây
nên các biến động đó. Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các
nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân
gây nên biến động của trị số nhãn tố đó.


-

Đề xuất của giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn

tại yếu kém của quá trình HĐKD. PTHĐKD không chỉ đánh giá kết quả, mà cũng
không chỉ dừng lại ở chỗ xác định yếu tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở
nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải khai thác và những chỗ còn tổn tại
yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tổn tại ở doanh
nghiệp.
*/. Các chỉ tiêu PTHĐKD (xem phần nội dung, phương pháp nghiên cứu ).
1.1.7. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
*/. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: là tập hợp những chủ trương,
phương châm về kinh doanh có tính lâu dài và quyết định tới sự thành đạt ở mọi
doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh thực chất là một chương trình hành động tổng
quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên nhũng căn cứ khác nhau, có
mục đích khác nhau nhưng đều gồm hai phần: Chiến lược tổng quát và các chiến
lược bộ phận (xem phần nội dung, phương pháp nghiên cứu) [5], [28].
*/. Nguyên tắc phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh [34], [36]
Việc đánh giá chiến lược kinh doanh thường dựa trên ba nguyên tắc:
-

Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp.


-

Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi.

-

Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa doanh
nghiệp với thị trường về mặt lợi ích.

*/. Tiêu chuẩn đ ể phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh[34], [36]
- Nhóm tiêu chuẩn định lượng: dựa trên các chỉ tiêu số lượng trong chiến lược
kinh doanh như số lượng bán, thị phần tổng doanh thu... để phản ánh khả năng bán
hàng, khả năng sinh lợi, khả năng cung cấp nguồn lực...


-

Nhóm tiôu chuẩn định tính: thường là thế lực doanh nghiệp trên thị trường, độ

an toàn trong kinh doanh và sự'thích ứng của chiến lược với thị trường.
Trên thực tế, hiện nay tại các DNNN nói chung hay các DNDNN nói riêng
quá trình PTHĐKD có thê diễn ra sơ bộ dựa trên các số liệu báo cáo cuối năm eúa
doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phàn tích chiến lược kinh doanh tới nay cũng chưa
được thực hiện triệt để và nghiêm túc. Vì vậy, quá trình phân tích HĐKD và chiến
lược kinh doanh là một việc làm cần thiết, thường xuyên nhầm giúp doanh nghiệp
và các nhà quản lý nắm bắt các vấn đề kinh doanh cụ thể từ đó xây dựng phương
hướng tổng quát cho doanh nghiệp.
1.2. NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM VÀ THÊ GIỚI
1.2.1. Vài nét về thị trường dược phẩm thê giứi
Cùng với sự phát trie’ll mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành

công nghiệp dược đã nghiên cứu được nhiều loại thuốc tác dụng mạnh, hiệu quá
cao., đáp ứ n g được n h u CÀU thuốc trôn thị trường. Hiện n a y do sự ph át triển mạnh
mẽ của dủn số thế giới, tuổi thọ được nAng cao, môi trường bị ô nhiễm, xuất hiện
nhiều bộnh mới nguy hiểm nên xuất hiện nhiều loại thuốc mới có hàm lượng chất
xám cao, có khả năng chữa các bệnh nguy hiểm như ung thư, điều trị AIDS... [41)
Doanh số dược phẩm toàn cầu tâng cao hơn trước từ 10% đến 15%. Dự kiến
năm 2005 giá trị thị trường dược phẩm trên toàn thế giới là 600 tỷ USD [31 ].
Mười nước đứng đầu trên thế giới về doanh số bán thuốc vào năm 2003 là
Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha, úc, Bỉ, Canada, Italia, Anh, Pháp, Đức. Doanh số của 10
nước này chiếm xấp xỉ 70% doanh số toàn cầu, trong đó riêng thị trường của Mỹ
chiếm 60% tổng doanh số của 10 nước trên. Dự tính doanh số của 10 nước này tăng
trưởng khoảng 9-10% hàng năm, tới năm 2005 doanh số của 10 nước này sẽ đạt
xấp xỉ 440 tỷ, riêng nước Mỹ tăng lên 263 tỷ vào năm 2005 với mức tăng là 11,8% [31].


1.2.2. Vài nét về ngành Dược và DN Dược ở Việt nam
1.2.2.1. Đặc điểm chung của thị trường Dược phẩm Việt nam
Thị trường dược phẩm Việt nam vừa là thị trường có sự tố chức và diều tiết
cứu Chính phủ, đổng thời vừa là thị trường tư do canh trunk trong đó chưa có các
cơ chế chính sách quản lý giá và mạng lưới phân phối.
Thị trường dược phẩm Việt nam là thị trường có nhiều tiềm năng đối với các nhà
kinh doanh dược phẩm ưong và ngoài nước. Trong 10 năm gần đây, giá trị thị trường dược
phẩm đã tăng 3,77 lần (từ 132 triệu USD năm 1993 lên 498 triệu USD năm 2003) [10].
Với xu hướng quốc tế hoá, tự do hoá thương mại, sự cạnh tranh diễn ra gay
gắt giữa các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp dược phái chịu sức ép rất lớn
hởi môi trường có nhiều bước ngoặt lớn về cơ chế, chính sách trong nen kinh tố.
Nhu cầu về thuốc là một nhu cáu thiết yếu, liên quan chặt chẽ đốn các qui chế
chuyổn môn. Do đó, thị trường dược phẩm Việt Nam là một thị trường đặc biệt,
hoạt dộng của nó luôn phái gán liồn với sự điều tiết của Nhà nước.
Tiền thuốc bình quủn đẩu người tăng nhanh. Năm 1993 bình quân chí có 2,5

USD/người. Đến năm 2003 là 7,6 USD/người, theo ước tính của Bộ Y tế, con số này
sẽ là 8 USD/người năm 2005 [9], [10]. Tuy vậy, tiền thuốc bình quàn đầu người còn
thấp so với thế giới và khu vực, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn [10].


8

USD

7.6

6.8

7

6

5.2

5

4.6

4.2

4

5.5-------- ---------- 5.4

3.4

2 .5

3

2

1
0
93

94

95

96

97

98

99

2000

2001

2001

2003


Năm
H ình 1.3: Biểu đồ biểu diễn tiền thuốc bình quân đầu ngườỉỉnăm
L2.2.2. Tình hình đăng ký, sản xuất và kinh doanh dược phẩm
Bảng 1.2: Cơ cấu số lượng thuốc có sô đăng ký qua m ột sô năm
Chỉ tiêu

Thuốc trong nước

Thuốc nước ngoài

SỐĐK

Tổng

SSĐG

SỐĐK

Tổng

SSĐG

cấp



(%)

cấp




(% )

1998

849

5.630

100%

466

3.535

100%

1999

1.489

7.116

126%

688

4.223


119%

2000

1.510

8.626

153%

769

4.942

140%

2001

1.370

9.996

178%

1.258

6.200

175%


2002

1.227

11.223

199%

763

6.963

197%

2003

1.552

12.775

227%

1.171

8.134

230%

Năm


Tổng còn hiệu
lực (31/12/03)

6.107 (393 hoạt chất)

4.656 (902 hoạt chất)
10.763

Số lượng các thuốc có số đăng ký thuốc trong nước và nước ngoài qua các
năm liên tục tăng, hoạt chất cũng phong phú hưn. Tính đến hết năm 2003, thuốc


trong nước có 6.107 số thuốc đăng ký còn hiệu lực với 393 hoạt chất và thuốc nước
ngoài có 4.656 số thuốc đăng ký còn hiệu lực với 902 hoạt chất [17].
Trong tổng số 10.763 số thuốc đăng ký lưu hành trên thị trường, lượng thuốc
ngoại có đăng ký chiếm 43%. Hiện tại, số lượng thuốc đông dược có số đăng ký
chiếm 16 % tổng số thuốc đăng ký [17].

Thuốc đông dược
trong nước

16 %

Thuốc nước ngoài

43 %

Thuốc tân dược
nước


41 %

H ình 1.4: Biểu đồ biểu thị cơ cấu thuốc đáng ký tại Việt nam (31/12/2003)
Trong tương lai, các mặt hàng đông dược sẽ có vai trò ngày càng quan trọng.
Theo đánh giá của Joane Me Manus, đó là cơ hội để "các nhà sản xuất thuốc Châu Á
có vai trò đáng kể trong ngành công nghiệp dược thế giới" [41 ].
Hiện nay cả nước có 177 doanh nghiệp sản xuất, 362 doanh nghiệp thương
mại. Thực hiện thông tư số 12/BYT-TT ngày 12/9/1996, tính đến cuối năm 2003,
cả nước có 41 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP (tăng 10 cơ sở so với năm 2002), trong đó:
miền Bắc có 10 cơ sở, miền Trung có 5 cơ sở, miền Nam có 26 cơ sở. Có 11 doanh
nghiệp đạt tiêu chuẩn GSP, 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GLP [17].
Các doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, sản xuất các dạng bào chế
mới: như viên sủi bọt, viên nang mềm, dạng thuốc phun sương, bột pha tiêm đông
khô, dạng gel bôi ngoài da. Tuy nhiên, năng lực sản xuất thuốc trong nước còn
thấp, trình độ sản xuất chưa cao. Các cơ sở chỉ sản xuất được các dạng bào chế đơn


giản với các hoạt chất thông thường, dạng bào chế hiện đại với công nghệ tiên tiến
vẫn chưa sản xuất được. Trên 90% thuốc sản xuất trong nước là thuốc điều trị các
bệnh thông thường, với các dạng bào chế đơn giản [17], [29], [38], GTTSL của
ngành Dược tăng liên tục qua các năm. Năm 2003, GTTSL thuốc sản xuất trong
nước đạt 3.424 tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 1998 là 1.578 tỷ, đáp ứng 39%
nhu cầu thuốc của cả nước [12], [17], [38].
3500 ,
3000



2500 Ị


2000
1500
1000
500

0
1998

1999

2000

2001

2002

2003

Năm

Hình 1.5. Biểu đồ biểu diễn GTTSL thuốc sản xuất trong nước (1998-2003)
Mặc dù doanh thu hàng sản xuất trong nước tăng đều qua các năm, nhưng để
đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc trong điều trị thì thuốc ngoại lại chiếm tỷ lệ lớn,
chiếm tới hơn 61% tổng trị giá thuốc tiêu thụ toàn quốc [12], [17] [38]. Giá trị xuất
nhập khẩu thuốc từ năm 1998 đến năm 2003 được thể hiện qua biểu đồ sau:

H ình 1.6. Biểu đồ biểu thị giá trị X N K thuốc của Việt N am từ 1998-2003


Giá trị hàng xuất khẩu tăng không đáng kể, cơ cấu hàng xuất khẩu đã

chuyển đổi tích cực theo hướng tăng trị giá thuốc tân dược và đông dược. Bên cạnh
việc củng cố, mở rộng thị trường thuốc trong nước, phục vụ tốt cho công tác điều
trị ở bệnh viện, bảo hiểm y tế; các DNDNN đã quan tâm hơn đến thị trường nước
ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm thị trường, đặc biệt là xuất khẩu
sang thị trường các nước SNG và Châu Phi [33], [38] .
Năm 2003 tổng giá trị nhập khẩu dược phẩm đạt 451 triệu USD, trong đó tỷ
lệ thuốc thành phẩm nhập khẩu chiếm 367 triệu USD, chiếm 81 %, còn lại là giá trị
nhập khẩu nguyên liệu [12], [17]:

Nguyên liệu
19%

81%

Hình 1.7. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhập khẩu thành phẩm và nguyên liệu thuốc
năm 2003
Trong thành phần nhập khẩu tân dược, nhóm kháng sinh là nhóm có giá trị
nhập khẩu cao nhất, chiếm khoảng 10,69%, tiếp theo là nhóm thuốc chuyển hoá
dinh dưỡng chiếm 10,66%, nhóm thuốc tiêu hoá chiếm 9,95%, thuốc tim mạch
chiếm 7,37%, nhóm chống viêm - hạ nhiệt - giảm đau chiếm 5,37% [12], [17].


2 !í



•Á

•~c .


i

’' -

• •“ '



□ K háng sinh

11%

■ C huyển hoá dinh dưỡng
□ T iêu hoá
□ Tim m ạch

5%

■ C hống viêm , hạ nhiệt,
giám đau
□ Các nhóm khác

H ình 1.8. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nhóm thuốc nhập khẩu năm 2003
Nguồn thuốc trên thị trường rất dồi dào và phong phú. Các thành phần tham
gia phân phối thuốc cũng rất đa dạng, bao gồm các DNDNN, các công ty tư nhân,
các cá nhân và cả các công ty nước ngoài. Nhờ vậy, tình trạng khan hiếm thuốc đã
không còn. Nhu cầu thuốc khám chữa bệnh cho nhân dân hiện nay về cơ bản đã
được đáp ứng. Giá bán các loại thuốc cũng rất đa dạng, từ các loại biệt dược có giá
cao, đến các mặt hàng generic có giá thấp hơn. Do đó, người dân có thể chọn lựa
được các loại thuốc có giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của mình[12].

1.2.2.3. Công tác cung ứng thuốc phục vụ nhân dân:
Triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP) là
động lực để các đơn vị tăng cường đầu tư kho hàng, phương tiện bảo quản thuốc và
áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phân phối thuốc [38].
Các DNDNN luôn đảm bảo nhu cầu cơ bản về thuốc phòng và chữa bệnh,
cùng với hệ thống bán buôn, bán lẻ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,
hiệu quả. Tuy nhiên, còn có một số cơ sở bán lẻ không bán thuốc hướng tâm thần do
ngại về thủ tục và trách nhiệm quản lý, dẫn đến việc người bệnh thiếu nợi để mua
các loại thuốc này [17].


Nghị định sô 120/2004/NĐ-CP ngày 28/5/2004 cúa Chính phú hướng vê
quàn lý giá thuôc qui định:
+ Một số loại thuốc phòng và chữa bệnh thuộc danh mục nhà nước bình ổn giá.
+ Một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh do nhà nước định giá.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã xày dựng các qui chế đấu thầu thuốc, tiếp tục chăn
chỉnh công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện. Vì vậy việc cung cấp thuốc đến nay đã
được đầy đủ, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu điều trị và tiết kiệm [8], [9], [14].
Bảng 1.3: Hệ thống cung ứng và kinh doanh thuốc tại Việt nam.
Đưn vị

1999

2000

2001

2002

2003


Doanh nghiệp dược trung ương

19

19

19

19

19

Công ty, XN dược địa phương

126

126

126

126

126

Dự án đã được cấp giấy phép

24

24


24

28

28

DN tư nhân, cty TNHH, CTCP

245

290

3.59

409

662

Cty nước ngoài có giấy phép

213

245

Nhà thuốc

8403

7723 ị


Đại lý bán lẻ

10345

10500

Quáy thuốc thuộc trạm y tế xã

9087

8912

Quầy thuốc thuộc DNNN

4128

5259

Quầy thuốc DNNN đã CPH

2974

5514



1.2.2.4. HĐKD của các công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt nam
Do thuốc sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị cả về danh
mục, số lượng và chất lượng nên thị trường thuốc Việt nam hiện nay đang là một

thị trường hấp dẫn đối với các công ty dược phẩm nước ngoài. Các hãng dược phẩm
hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt nam góp phần cho thị trường thuốc Việt Nam


×