Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích thực trạng ADR gặp trong điều trị tại bệnh viện khu vực yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.15 MB, 91 trang )

B ộ• GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
DƯỢC
HÀ NỘI





Lê NGỌC LÂM

PHÂN TÍCH THƯC
TRẠNG


ADR GẶP TRONG ĐIỀU TRỊ




TAI
BÊNH
VIÊN
KHU v ự• c YÊN BÁI




Chuyên ngành: Dược lý - Dược ỉâm sàng
Mã số: 60.73.05

LUẬN VĂN THẠC s ĩ DƯỢC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. v ũ THỊ TRÂM

HÀ NỘI - 2006
i


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Vũ Thị Trâm - Trưởng bộ môn Dược lực - Trường đại học Dược
Hà Nội.
PGS.TS. Hoàng Kim Huyền - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội.
Hai người thầy đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó
trưởng phòng đào tạo sau đại học - Trường đại học Dược Hà Nội, đã đóng
góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học.
- Các thầy cô giáo ở Trường đại học Dược Hà Nội, là những người đã
dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm tháng học tập tại
trường.
- Ban giám đốc Sở y tế Yên Bái, Đảng ủy, Ban giám đốc, Khoa Dược,
các khoa phòng Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái và Trung tâm y tế Văn Yên
đã tạo điều kiện cho tôi được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bổ mẹ, những người thân yêu trong gia đình,
xin cảm ơn các anh chị và các bạn trong lớp Cao học 9, các bạn bè thân thiết
đã cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, và dành cho tôi những tình
cảm, sự động viên quý báu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2006

Học viên Lê Ngọc Lăm


MỤC LỤC
ĐẶT VÁN ĐỀ
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Thuốc và bệnh do thuốc
1.2. Thuật ngữ ADR và sự cần thiết phải theo dõi ADR
1.3. Tình hình theo dõi ADR
1.4. Những yếu tố thuộc về nguyên nhân gây ra ADR
1.5. Phân loại phản ứng có hại của thuốc
1.6. Các biểu hiện lâm sàng của phản ứng có hại
1.7. Phản ứng có hại ở một số nhóm thuốc
PHẦN 2. Đố I TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Xử lý số liệu
PHÀN 3. KÉT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1.1.Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

3.1.2. ADR của các thuốc kháng sinh
3.1.3. ADR ở nhóm NSAIDs
3.1.4. ADR ở các nhóm thuốc khác
3.1.5. Hiệu quả xử trí các ADR ở các bệnh viện
3.2. BÀN LUẬN
3.2.1. về một số nét đặc trưng của ADR do thuốc dùng trong điều trị
3.2.2. về phản ứng có hại gặp ở các thuốc kháng sinh
3.2.3. về phản ứng có hại gặp ở nhóm NSAID
3.2.4. Biện pháp và khả năng khắc phục những ADR do thuốc
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang
1
3
3
6
7
11
14
15
19
28
28
29
31
32
32

32
41
50
60
60
63
63
63
70
73
75


NH Ữ N G C H Ữ V IỂT TẮT s ử D Ụ N G TR O N G LU Ậ N VĂN
ADR

Adverse Drug Reaction (phản ứng có hại của thuốc)

cox

Cyclooxygenase

MDLS

Miễn dịch lâm sàng

NSAID

Non steroidal anti-inflammatory drug


NSAIDs

Non steroidal anti-inflammatory drugs

PG

Prostaglandin

THA

Tăng huyết áp

txa2

Thromboxan A2

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

XHTH

Xuất huyết tiêu hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số bệnh gây ra do dùng thuốc
Bảng 1.2. Tỷ lệ xuất hiện ADR trong mối liên quan số lượng thuốc sử dụng
Bảng 1.3 .Nguy cơ chảy máu tiêu hóa của một số thuốc NSAID

Bảng 3.1. Tổng họp ADR theo địa dư
Bảng 3.2. Tổng họp ADR theo tuổi và giới
Bảng 3.3. Tỷ lệ gặp ADR theo đường dùng thuốc
Bảng 3.4. Tỷ lệ gặp ADR theo nhóm thuốc
Bảng 3.5. Biểu hiện lâm sàng ADR theo nhóm thuốc
Bảng 3.6. Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng về ADR theo nhóm thuốc
Bảng 3.7. Tỷ lệ gặp ADR trên từng nhóm kháng sinh
Bảng 3.8. Tỷ lệ gặp ADR ở nhóm beta-lactam
Bảng 3.9. ADR của các thuốc kháng sinh gặp theo giới, tuổi
Bảng 3.10. Biểu hiện lâm sàng ADR các thuốc kháng sinh theo đường dùng
Bảng 3.11. Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng về ADR gặp ở các thuốc kháng sinh
Bảng 3.12. Thởi gian xuất hiện ADR của các thuốc kháng sinh
Bảng 3.13. Thời gian xuất hiện của sốc phản vệ
Bảng 3.14. Tỷ lệ ADR của nhóm thuốc NSAID
Bảng 3.15. ADR gặp theo giới, tuổi của nhóm NSAID
Bảng 3.16. Biểu hiện ADR nhóm hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid.
Bảng 3.17. Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng về ADR của nhóm thuốc NSAID
Bảng 3.18. Thời gian xuất hiện ADR của nhóm NSAID
Bảng 3.19. Thời gian xuất hiện xuất huyết tiêu hóa
Bảng 3.20. Mức độ xuất huyết tiêu hóa
Bảng 3.21. Biểu hiện lâm sàng ADR các nhóm thuốc khác theo đường dùng
Bảng 3.22. Hiệu quả điều trị ADR do thuốc

Trang
4
13
26
32
33
34

36
38
40
41
43
44
46
47
49
50
51
52
54
55
57
58
59
61
62


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Chuyển hóa của sulfamid thành dị nguyên
Hình 1.2. Vai trò của iso-enzym COX-1 và COX-2
•Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ gặp ADR theo tuổi
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ gặp ADR theo đường dùng thuốc
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn ADR gặp theo nhóm thuốc
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tình hình sử dụng thuốc
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ADR theo từng nhóm khángsinh

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ADR gặp ở nhóm beta-lactam
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ gặp ADR theo giói của các thuốc kháng sinh
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ biểu hiện lâm sàng về ADR của các thuốc
kháng sinh
Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn thời gian xuất hiện ADR của thuốc kháng sinh
Hình 3.10. Biểu đồ biểudiễn thời gian xuất hiện sốc phản vệ
Hình 3.11. Biểu đồ biểudiễn tỷ lệ ADR trên các thuốc NSAID
Hình 3.12. Biểu đồ biểudiễn tỷ lệ ADR của nhóm NSAID gặp theo giới
Hình 3.13. Biểu đồ biểudiễn tỷ lệ biểu hiện ADR gặp ở nhóm NSAID
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn thời gian xuất hiện ADR của nhóm NSAID
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn thời gian xuất hiện xuất huyết tiêu hóa
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn mức độ xuất huyết tiêu hóa

Trang
5
25
34
35
37
37
42
43
44

49
50
51
53
56
57

58
59


1

ĐẶT VẤN ĐÈ


Thuốc là một chất hoặc hỗn họp các chất được sử dụng cho người nhằm
mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng
sinh lý của cơ thể. Chính vì thuốc liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của
con người nên vấn đề chất lượng, độ an toàn của chúng phải được đặt lên
hàng đầu và kiểm soát nghiêm ngặt. Tuy nhiên một thuốc bao giờ cũng có hai
mặt, bên cạnh tác dụng chữa bệnh luôn có tác dụng không mong muốn, những
tác dụng không mong muốn này nhiều khi có hại đối với cơ thể, hậu quả để
lại có thể rất nghiêm trọng thậm chí phải trả giá bằng tính mạng người sử
dụng thuốc. Chính vì vậy việc theo dõi, dự báo, phát hiện và khắc phục tác
dụng có hại của thuốc là phần tất yếu mà các nhà chuyên môn ngày càng đề
cao công tác dược cảnh báo [9].
Việc ý thức được tác dụng có hại của thuốc có lẽ có cùng “tuổi đời” với
lịch sử của ngành dược. Chẳng thế mà ngay trong dân gian đã có câu tổng kết
như “phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài cả
y học phương đông và y học phương tây đều chưa có một cách thức thống
nhất để ghi nhận và theo dõi tác dụng có hại của thuốc. Tác dụng có hại của
thuốc chỉ được theo dõi, cảnh báo và xử trí một cách có hệ thống trên toàn thế
giới sau thảm họa thalidomid.
Ngày nay với sự vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều
thuốc mới được áp dụng vào điều trị. Cho dù một thuốc trước khi được sử
dụng cho người đều đã được nghiên cứu về dược lý, độc tính, dược động học

nhưng đa phần các phản ứng có hại chỉ được phát hiện sau một thời gian sử
dụng.
Khi nghiên cứu về một chất để làm thuốc, thông thường các nghiên cứu
đều thiết kế dưới dạng sử dụng thuốc riêng rẽ. Trong khi thực tế điều trị đòi


hỏi kết hợp nhiều thuốc. Ngoài ra có những phản ứng có hại (ADR) của thuốc
chỉ xuất hiện với một tần suất rất nhỏ nên trong quá trình thử nghiệm lâm
sàng chưa thể phát hiện được mà chỉ có thể phát hiện khi dùng rộng rãi. Đây
chính là những lý do mà đòi hỏi phải theo dõi ADR thường xuyên sau khi
thuốc đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.
Với đặc điểm là một tỉnh miền núi, chậm phát triển, hơn nữa cán bộ
chuyên môn về y dược còn đang rất thiếu nên lâu nay công tác dược lâm sàng
tại các bệnh viện khu vực Yên bái còn nhiều bất cập. Việc theo dõi, cảnh báo
tác dụng có hại của thuốc chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Mặt
khác do đặc điểm đan xen nhiều dân tộc sinh sống trên cùng một địa bàn nên
không loại trừ người dân vừa điều trị bằng thuốc tây y vừa sử dụng y học dân
gian, đây cũng chính là một nguy cơ xuất hiện tiềm tàng các tác dụng bất lợi
của thuốc.
Với những lý do được đề cập ở trên chúng tôi chọn đề tài “Phân tích
thực trạng ADR gặp trong điều trị tại bệnh viện khu vực Yên Bái” với những
mục tiêu:
1. Khảo sát, phân tích tình hình ADR của thuốc sử dụng trong điều trị
nội trú tại một số bệnh viện thuộc tỉnh Yên Bái từ 01/2000 đến 03/2006.
2. Phân tích một số biểu hiện bệnh lý của ADR gặp trong mẫu nghiên
cứu, hiệu quả xử trí các ADR của bệnh viện.
Từ đó có thể đựa ra các đề xuất nhằm hạn chế gặp phải ADR và góp
phần hoàn thiện hệ thống báo cáo ADR trong sử dụng thuốc tại các bệnh viện
khu vực Yên Bái.



3

PHẦN 1. TỎNG QUAN

1.1. Thuốc và bệnh do thuốc
Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng
vật, có thể được tổng hợp bằng phương pháp hoá học hay sinh học, được bào
chế thành dạng thích họp để dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh,
chẩn đoán, điều chỉnh hoặc phục hồi các chức năng sinh lý nào đó của cơ thể.
Như vậy thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí đến tính
mạng của người bệnh hoặc người dùng thuốc.
Thuốc có tác dụng mong muốn và tác dụng không mong muốn, có tác
dụng chính và tác dụng phụ, tác dụng tốt và tác dụng có hại hay phản ứng
ngược của thuốc (ADR). Trong nhiều trường hợp tác dụng tốt của thuốc xuất
hiện sớm, xuất hiện ngay, còn tác dụng có hại thì tiềm tàng xuất hiện muộn
hơn. Khi dùng thuốc hoặc quyết định đưa một thuốc mới vào sử dụng cần
phải cân nhắc mặt lợi và hại của thuốc đó.
Chất lượng thuốc thường không được bộc lộ ra bên ngoài mà ẩn dấu bên
trong, không thể đánh giá đầy đủ chất lượng thuốc bằng cảm quan bên ngoài.
Muốn đánh giá chất lượng thuốc cần phải có những điều kiện và phương tiện
thích hợp và được thực hiện bởi những tổ chức có các cán bộ chuyên môn làm
nhiệm vụ kiểm định chất lượng thuốc.
Thuốc là những sản phẩm có công nghệ cao, có trí tuệ vì vậy nó có giá
trị kinh tế lớn, đồng thời cũng là những sản phẩm phổ cập cho rất nhiều người
dùng, không chỉ cho thầy thuốc mà còn một phần đáng kể được sử dụng để tự
chữa bệnh [15],[18]. Việc sử dụng thuốc để phòng bệnh, chẩn đoán, chữa
bệnh... của những người thầy thuốc dù có đầy đủ kiến thức và tận tâm với
người bệnh vẫn xảy ra "bệnh do thuốc", điều này đặc biệt đáng chú ý xảy ra ở
các nước đang phát triển vì ở đó việc sử dụng thuốc còn bừa bãi, thiếu thận



4

trọng, dùng thuốc quá hạn, thuốc không còn tác dụng, thuốc có độc tính
cao...sự lộn xộn trong lưu thông phân phối thuốc, thiếu sự kiểm tra và theo
dõi việc sử dụng thuốc đã là nguyên nhân chủ yếu của các loại bệnh do thuốc
gây nên [2].
Năm 1816, Diatkopxki I.E. là người đầu tiên thông báo những biểu hiện
lâm sàng của tình trạng không dung nạp thuốc ở một số người bệnh. Năm
1836 Philomaphitxki, năm 1879 Mantxein và năm 1894 Lewin. L đã đưa ra
những bàng chứng về tác dụng không mong muốn của hóa dược liệu pháp gây
ra cho người bệnh [12].
Năm 1901, Bác sĩ người Nga Arkin.E.A đã đề xuất và đưa ra thuật ngữ
"bệnh do thuốc" bao gồm các loại ban xuất hiện trong quá trình điều trị [12].
Bảng thống kê sau đây sẽ chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề này.
Bảng 1.1. Một số bệnh gây ra do dùng thuốc [12].
Nguyên nhân
Bệnh do thuốc gây ra
Tiêm phòng BCG chât Bệnh lao
lượng kém (1930)
Chông sôt rét bị nhiêm Viêm gan
(1942)
Vaccin chông đậu mùa Viêm não

Sô người măc bệnh
207/251 măc lao
( 72 người chết)
28.000 trường hợp
( 62 người chết)

5 triệu người, 42 người
viêm não, 4 người chết
9.000 - 10.000 ca trên
Thuôc
thalidomid Gây quái thai
toàn thế giới
(1962)
Riêng ở Mỹ đã có hàng
Người
mẹ
uông Loạn sản và ung thư
vạn trường hợp
oestrogen
Uông oestrogen sau Ung thư nội mạc tử cung Mỹ: 15.000 trường hợp
mãn kinh
Căt con hen phê quản Chêt đột ngột
bằng
khí
dung
isoprenalin
Những tai biến kể trên đòi hỏi một sự cảnh giác cao độ của người thầy
thuốc khi chỉ định dùng thuốc và người bệnh khi dùng thuốc.


5

Năm 1962 tại hội nghị chuyên đề ở London, Rozenkhein. L.M. đã đề
nghị cách phân loại bệnh do thuốc làm 6 nhóm dựa theo các nguyên nhân như
sau [2]:
- Quá liều (Overdose)

- Tình trạng không dung nạp với thuốc (Intolerance)
- Tình trạng đặc ứng (Idiosyncrasie)
- Tác dụng phụ (Side effects)
- Tác dụng thứ phát (Secondary effects)
- Tai biến dị ứng (Allergic reactions)
Nhóm tai biến dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ chủ yếu trong các bệnh do thuốc,
chính vì thế mà người ta tập trung cho việc tìm ra nguyên nhân và cơ chế dị
ứng thuốc [33]. Nghiên cứu dị ứng thuốc là phát hiện khả năng tạo dị nguyên
từ các thuốc đưa vào cơ thể người bệnh. Năm 1934, Landsteiner đã chỉ ra
rằng: chỉ có protein động vật hoặc thực vật là những kháng nguyên hoàn
chỉnh mới có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể dị ứng. Thuốc
chữa bệnh là hapten không có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể dị
ứng nhưng khi vào trong cơ thể chúng sẽ được chuyển hoá thành những hoạt
chất có nhóm đặc hiệu như: -NH2 ; -OH ; -COOH..... nhờ những phản ứng
của nhóm này thuốc mới có thể gắn được vào những gốc hoạt động trong
phân tử gốc protein của cơ thể người bệnh, trở thành dị nguyên có khả năng
mẫn cảm cơ thể, xuất hiện những phản ứng, hội chứng và "bệnh do thuốc"
[2],[ 12],[15].

s o 2n h 2

s o 2n h 2

Hình 1.1. Chuyển hoá của sulfanilamid thành dị nguyên [2J.


6

1.2. Thuật ngữ ADR và sự cần thiết phải theo dõi ADR
4- Thuật ngữ

- Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là một phản ứng độc hựi, không
được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phỏng bệnh,
chẩn đoán, chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý.
- Trong trường hợp này, vấn đề quan trọng là nó liên quan đén sự đáp
ứng với thuốc ở một người bệnh, trong đó yếu tố cá thể đóng một vai trò quan
trọng và hiện tượng đó là có hại đổi với cơ thể.
- Một phản ứng có hại là một phản ứng độc hại, có tính chất và mức độ
nghiêm trọng vượt quá những gì được xem xét trong giấy phép lưu hành, nội
dung ghi trên nhãn được duyệt, trong các tài liệu trước đó hoặc không dự tính
theo đặc tính của thuốc và gây nên hậu quả có thể là:
+ Đe dọa đến tính mạng của người bệnh và gây tử vong.
+ Gây ra dị tật bẩm sinh và gây tàn phế vĩnh viễn đáng kể.
+ Đòi hỏi phải có sự can thiệp và kéo dài thời gian nằm viộn, để tránh
tổn thương hoặc suy giảm sức khoẻ vĩnh viễn.
- Tác dụng phụ là tác dụng không mong muốn của thuốc xảy ra ở liều
thường dùng cho bệnh nhân, có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc. Ví
dụ: uống vitamin pp gây giãn tĩnh mạch dẫn đến bệnh nhân đỏ mặt.
Trên' đây là một số thuật ngữ để phân biệt và theo dõi đánh giá ADR một
cách chính xác giúp đạt được mục tiêu là đem lại cho bệnh nhân một liệu
pháp trị liệu an toàn và hiệu quả [6],[7],[31],[32].
4~ Sự cần thiết phải theo dõi ADR
Thuốc được ví như là đồng tiền hai mặt vì ngoài mặt tác dụng cỏ lợi là
điều trị bệnh thì mặt khác có thê gây ra các phản ứng có hại ở nhíôu mức độ,
thậm chí tử vong mặc dù đã dùng đúng liều, đúng quy định. Nguy cơ xuất
hiện ADR là hậu quả không thể tránh khỏi của việc dùng thuốc. Tất cá những


7

thông tin thu thập được trong giai đoạn trước khi được lưu hành và quá trình

nghiên cứu phát triển của thuốc rõ ràng là không thể đầy đủ các ADR có thể
xảy ra. vấn đề này chủ yếu là vì:
- Các thử nghiệm trên động vật không đủ để tiên lượng sự an toàn trên
người.
- Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng đã được lựa chọn và
. hạn chế về số lượng, điều kiện sử dụng thuốc khác so với thực tế lâm sàng.
- Thường thì các thuốc khi đưa vào sử dụng thiếu các thông tin về phản
ứng có hại (hiếm gặp nhưng nghiêm trọng), tính độc hại, các tương tác thuốc
và việc sử dụng thuốc cho những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, trẻ
em, phụ nữ có thai....
Có một quy luật chung là với thuốc độc mạnh, có hiệu lực cao thì thường
xuất hiện ADR hơn những thuốc khác. Một thống kê cho biết khoảng 10%
bệnh phải vào điều trị tại bệnh viện là liên quan đến việc dùng thuốc, trong đó
ADR chiếm khoảng 8%[15].
Vì thế, giám sát hậu mại rất quan trọng, cho phép phát hiện ra được
ADR không phổ biến nhưng đôi khi rất nghiêm trọng [18].
1.3. Tình hình theo dõi ADR
1.3.1. Tình hình theo dõi ADR trên thế giói
Phản ứng có hại của thuốc không phải là vấn đề quá mới. Từ cổ xưa các
nhà y học đông, tây y đều đã để ý tới phản ứng có hại của thuốc. Ngay trong
đông y cũng đã có những tổng kết về kiêng kỵ, về không sử dụng đồng thời
một số dược liệu với nhau... đây chính là những đúc rút và cách thức để tránh
phản ứng có hại của thuốc.
Đến giữa thế kỷ 20 khi mà nền khoa học đã phát triển cường thịnh, hàng
loạt các thuốc mới được ra đời giúp cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng


8

đồng có những tiến bộ nhảy vọt, thì bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều phản

ứng có hại do các thuốc mới gây ra mà hậu quả là hết sức nặng nề.
Trước những “thảm họa” nặng nề do ADR của thuốc gây ra. Hội đồng
sức khỏe thế giới đã yêu cầu ông tổng giám đốc WHO có những biện pháp
nhằm đảm bảo để các sản phẩm dược được sử dụng an toàn trên phạm vi toàn
thế giới. Trong đó nhấn mạnh việc truyền bá các thông tin về tác dụng phụ
của thuốc đến các tổ chức thành viên ở từng quốc gia.
Năm 1963, WHO đề xuất thành lập tổ chức “cảnh giác thuốc pharmacovigilance”. Năm 1968 một trung tâm quốc tế của WHO chuyên theo
dõi về các phản ứng có hại của thuốc đã được thành lập đặt trụ sở tại
Alexandria (Mỹ) với 10 thành viên ban đầu. Năm 1971, trung tâm này được
chuyển về trụ sở của WHO tại Geneve (Thụy Sĩ) và từ năm 1978 đến nay
trung tâm đặt trụ sở tại Uppsala (Thuỵ Điển). Nhiệm vụ của trung tâm là giám
sát các phản ứng có hại của thuốc trên toàn thế giới, cụ thể là thông báo, ghi
chép và đánh giá các phản ứng có hại đã biết, phát hiện nhanh nhất các phản
ứng có hại chưa biết để đảm bảo tính an toàn của thuốc. Đen năm 2002 đã có
67 nước trên thế giới là thành viên của tổ chức dược cảnh báo [1],[12],[30].
Tuỳ theo mỗi nước, báo cáo về ADR có thể được thu nhận trực tiếp từ y,
bác sỹ điều trị hoặc từ các hãng sản xuất dược phẩm [18]. Trung tâm quốc gia
của các riước thành viên, theo từng chu kỳ, gửi báo cáo ADR đến Trung tâm
quốc tế tại Uppsala, trên cơ sở các báo cáo này Trung tâm quốc tế sẽ tập hợp,
sử lý, đánh giá và đưa ra những kiến nghị. Những thông tin đã được tập hợp,
phân tích này được thông báo cho các thành viên hoặc giải đáp khi có yêu
cầu. Mỗi năm, trung bình Trung tâm quốc tế tiếp nhận khoảng 60.000 báo cáo
về ADR [18],[29],[31].
Những nước có hệ thống theo dõi ADR trong nhiều năm đã thống kê
được khoảng 200 báo cáo ADR / triệu dân / một năm [15]. Tỷ lệ phải nhập


9

viện do ADR tại một số nước là khoảng 10%, đặc biệt tại Na Uy là 11,5%,

Pháp 13% và Anh là 16% [10]. Ở Mỹ khoảng 6,7% bệnh nhân điều trị nội trú
tại bệnh viện có ADR [27] và khoảng 7000 người chết hàng năm do nguyên
nhân từ ADR [26].
Ở Nga, theo Xevêrova mỗi năm có 2 / 1 triệu người dân chết vì choáng
phản vệ do kháng sinh. Còn ở Đan Mạch cứ 10 triệu mũi tiêm penicillin thì có
1 người chết [23].
Trong lịch sử y, dược học, có những thuốc có đời sống rất dài, được
dùng từ lâu đời, đến nay vẫn tốt như morphin, aspirin... nhưng cũng không ít
thuốc, sau một thời gian đưa ra thị trường mặc dù có tác dụng tốt trong điều
trị, nhưng gây một sổ phản ứng có hại nguy hiểm hoặc tỷ lệ người bệnh bị
ADR cao, không thể chấp nhận được, nên đã bị loại khỏi danh mục thuốc như
santonin, pyramidon, những sulfamid kinh điển, cloroform, cardiazol,
phenacetin, dẫn xuất asen, thuốc lợi tiểu thuỷ ngân, terfenadin...[15].
1.3.2. Tình hình theo dõi ADR ỏ’ Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm gần đây sau khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, số lượng và chủng loại thuốc ngày càng nhiều, tuy đã khắc phục được
đáng kể tình trạng khan hiếm thuốc, thiếu thuốc... nhưng cũng mang lại tình
trạng ADR cũng tăng lên do các yếu tố:
- Thầy thuốc kê đơn thuốc theo ý muốn người bệnh, xuất phát từ tâm lý
người bệnh dẫn đến “ người bệnh kê đơn” chứ không phải thày thuốc kê đơn.
- Người bệnh tự điều trị hoặc qua mách bảo của người xung quanh không
có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
- Hiểu biết của cán bộ y tế về thuốc chưa đầy đủ, thiếu các kiến thức về
điều trị, dược lý, dược học không được cập nhật thường xuyên, người bán
thuốc hầu hết không phải là dược sĩ.


10

- Quản lý thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước còn nhiều bất

cập, thiếu sót: thuốc kém phẩm chất, thuốc quá hạn, thuốc chưa được kiểm
nghiệm nghiêm ngặt... vẫn lưu hành trên thị trường. Việc sản xuất, cung ứng,
sử dụng thuốc nam còn nhiều vấn đề tồn tại.
- Thông tin quảng cáo thuốc chưa đầy đủ có khi còn sai lệch hoặc bị cắt
xén một chiều, thiếu khách quan.
- Yếu tố lứa tuổi của người dùng thuốc và cách dùng thuốc:
—> Thường thì tỷ lệ ADR cao nhất hay gặp ở lứa tuổi trẻ em và người
cao tuổi vì ở hai lứa tuổi này chức năng sinh lý hoặc chưa hoàn chỉnh, hoặc bị
biến đổi nên việc hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ sẽ kém.
—> Điều trị dài ngày và dùng nhiều loại thuốc cũng là một trong những
yếu tố thuận lợi để ADR dễ xảy ra.
—>Trong quá trình điều trị, sự đáp ứng của mỗi người với một loại thuốc
là khác nhau, ngay cả giới tính, dân tộc, cách dùng thuốc, sự đáp ứng cũng
khác nhau.
Trước thực trạng sử dụng thuốc như trên, ADR do thuốc xuất hiện tất
yếu sẽ nhiều hơn và phức tạp hơn nhiều so với những nước đã có hệ thống
theo dõi ADR từ lâu ( Mỹ, Pháp, Thụy Điển) [6].
Tháng 12/1994 trung tâm ADR quốc gia Hà Nội được thành lập với
nhiệm vụ theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, những khuyết tật về thuốc,
làm tư vấn cho bộ y tế trong việc đề ra những chính sách thuốc nhằm nâng
cao hiệu quả điều trị cho người bệnh và hạn chế những phản ứng có hại của
thuốc.
Theo tổng kết thẩm định báo cáo ADR từ năm 1995 đến năm 2001 ở
Việt nam của Trung tâm theo dõi ADR quốc gia là 4394 báo cáo. Riêng năm
2001 trung tâm nhận được 519 báo cáo, trong đó thuốc kháng sinh có 238 báo


11

cáo chiếm tỷ lệ 49,6% trong tổng số ADR và thuốc hạ sốt, giảm đau, chống

viêm không steroid là 55 báo cáo chiếm 10,8% [6].
1.4. Những yếu tố thuộc về nguyên nhân gây ra ADR
1.4.1. Thuốc không tinh khiết, không đảm bảo chất lượng
Một thuốc nói chung trong thành phần đều bao gồm dược ch ất, tá dược,
dung môi, chất bảo quản, đồ bao gói... dù dưới hình thức trình bày như thế
nào và có hoàn hảo đến mấy cũng không thể là chất ‘ ‘siêu sạch” lý tưởng mà
đều có chứa tạp chất, những tạp chất này có nhiều nguồn gốc khác nhau như :
—* Do nguyên liệu làm thuốc ban đầu chưa được loại hết tạp như là acid
salicylic trong aspirin ; N.N-dimetylamin trong artesunat...
—» Tạp chất có thể là những chất phụ có trong dược liệu được chiết xuất
đi kèm theo hoạt chất chính, ví dụ các alcaloid khác của cao thuốc phiện còn
lẫn trong morphin, quinidin trong quinin...
—> Do trong bào chế, sản xuất xảy ra nhiều loại phản ứng hóa học (oxy
hóa, khử, thuỷ phân...) như acid penicilloic tạo nên từ penicillin.
—> Tạp chất có thể lẫn vào thuốc ngay trong quá trình sản xuất khi các
thuốc được sản xuất trong cùng khu vực, hoặc nhiễm vi khuẩn đối với các
thuốc cần vô khuẩn, nhiễm chất gây sốt đối với dịch truyền....
—» Tạp chất được hình thành ngay trong quá trình bảo quản ở điều kiện
bất lợi.
—* Chất bảo quản cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
thuốc [15],[16],[18].
1.4.2. Đường dùng thuốc khác nhau cũng đã gây ADR
Dạng thuốc là dạng trình bày đặc biệt của dược chất, đế đưa vào cơ thể
nhằm mục đích phát huy tối đa hiệu lực của thuốc. Nhưng cùng một dược
chất khi bào chế dưới dạng thuốc khác nhau, dùng với đường dùng khác nhau
có thể dẫn đến tác dụng lâm sàng khác nhau và có thế gây nên ADR. Tiêm


12


bắp dễ tạo ra mẫn cảm hơn tiêm tĩnh mạch, uống thì an toàn hơn. Ví dụ :
theophylin dạng thuốc đạn dễ gây co giật ở trẻ em hơn dạng thuốc uổng.
Vitamin Bi, B12,

c

tiêm tĩnh mạch có thể gây choáng phản vệ, nhưng nếu

uống các vitamin đó thì không gặp ADR này [15],[18]. Tuy nhiên trong thực
tế tỷ lệ dị ứng thuốc gặp ở đường uống là nhiều nhất [23], vì tỷ lệ dùng thuốc
theo đường uống thuận tiện, rẻ, dễ dùng hơn.
1.4.3. Co’ địa dị ứng của người dùng thuốc
Đó là hiện tượng quá mẫn cảm với thuốc:
—> Đặc ứng thuốc: dùng thuốc với liều thường dùng ngay ở liều đầu tiên
bệnh nhân đã tỏ ra không chịu thuốc, ví dụ như với liều thường dùng
salicylat, quinin có người đã bị các hội chứng salicylat, hội chứng quinin biểu
hiện đỏ da, ngứa, phát ban, nôn, nhức đầu, đau dạ dày, khó thở, rối loạn thị
giác.
—» Dị ứng thuốc, rất hay gặp, nhiều nhất là dị ứng kháng sinh. Nhóm
beta-lactam đứng vị trí hàng đầu, tiếp theo là nhóm hạ sốt, giảm đau, chống
viêm, vitamin

c, các thuốc khác [2],[15],[23].

1.4.4. Sự khác thường của người dùng thuốc do đang mắc một
bệnh khác, trong khi lại dùng thuốc không phải cho bệnh trên
Trong thực tế điều trị, nếu người thầy thuốc không nắm được tiền sử
dùng thuốc của người bệnh thì khi dùng thuôc cho người bệnh này có thê xảy
ra những ADR không lường trước được. Yí dụ: điếc do dùng kháng sinh
nhóm aminoglycosid ở người có sẵn bất thường về thính giác hoặc chảy máu

trầm trọng do dùng aspirin, heparin ở người có sẵn thiếu hụt về đông máu
[15],[18].
1.4.5. Tưong tác giữa các thuốc vói nhau
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi dùng đồng thời nhiều loại
thuốc. Sự phối hợp này làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của một trong


13

những thứ thuốc đó hoặc xuất hiện một tác dụng mới không thấy có khi dùng
riêng từng thuốc.
Một tương tác thuốc có thể có lợi hoặc có hại. v ấn đề phối hợp thuốc
trong điều trị là một thực tế rất cần thiết nhằm lợi dụng tương tác thuốc theo
hướng có lợi để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ, hoặc để giải độc
[4],[15]. Ngược lại cùng một thuốc ở mức liều điều trị mà khi phối hợp với
thuốc này lại giảm hoặc mất tác dụng , dùng với thuốc kia lại xảy ra ngộ độc.
Các tương tác có hại quan trọng nhất xảy ra ở những thuốc có độc tính
cao hoặc có khoảng điều trị hẹp, vì nồng độ thuốc chỉ thay đổi tương đối nhỏ
có thể dẫn đến những hậu quả rõ rệt [15].
Người ta ước tính tương tác thuốc chiếm khoảng 7% trong tất cả các
phản ứng có hại của thuốc. Tỷ lệ xuất hiện phản ứng có hại tăng lên với số
lượng thuốc dùng đồng thời. Bảng thống kê dưới đây nói lên mức độ nghiêm
trọng của vấn đề này [6].
Bảng 1.2. Tỷ lệ xuất hiện ADR trong mối liên quan số lượng thuốc sử dụng.
STT

Số liều của Anh

Số liệu của Mỹ




Số thuốc sử dụng

Tỷ lệ ADR

Sổ thuốc sử dụng

Tỷ lệ ADR

1

0 -5

4,2 %

1 -5

3,3%

2

6 -1 0

7,4 %

>6

19,8%


3

11 - 15

24,2 %

4

1 6 -2 0

40%

5

>21

45%

Các tương tác thuốc được phân biệt thành:
-

Tương tác dược học: là những tương tác hóa lý xảy ra khi pha chế, phối

hợp thuốc, hoặc pha loãng thuốc. Những tương tác này thường dẫn đến làm
giảm hoặc mất tác dụng của thuốc chịu tương tác [5].


14

- Tương tác dược động học: tương tác loại này làm thay đổi quá trình

hấp thu, phân bổ, chuyển hóa và thải trừ của một hoặc một vài thuốc kết hợp.
Đây là tương tác gặp nhiều nhất trong kê đơn bởi vì thường xảy ra bất ngờ
trong suốt quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể. Kết quả của tương tác
loại này làm tăng hoặc giảm nồng độ thuốc tại cơ quan đích [15].
- Tương tác dược lực học: là những tương tác xẩy ra tại các receptor
hoặc trên các receptor khác nhau, dẫn đến làm thay đổi cường độ tác dụng
hoặc độc tính của thuốc [15].
Những tương tác xảy ra tại receptor giữa hai thuốc dẫn đến hậu quả làm
giảm hoặc mất tác dụng, người ta gọi là tương tác đổi kháng, những tương tác
loại này thường được sử dụng để giải độc thuốc, những trường hợp còn lại
thuộc về những phối hợp chổng chỉ định hoặc nên tránh.
1.5. Phân loại phản ứng có hại của thuốc
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của phản ứng có hại người ta phân chia
làm bốn loại như sau [15]:
- Nhẹ: không cần dùng thuốc giải độc, không cần điều trị, không cần ngừng
thuốc.
- Trung bình: cần thay thuốc nhưng không nhất thiết ngừng thuốc.
- Nghiêm trọng: ảnh hưởng đến tính mạng, phải ngừng thuốc và có biện
pháp chống độc đặc hiệu.
- Chết người: trực tiếp hoặc gián tiếp gây tử vong.
Căn cứ vào tần suất gặp phải người ta phân chia phản ứng có hạicủa
thuốc thành: rất hiếm gặp, hiếm gặp, ít gặp và thường gặp.
Ngoài ra rất hay dùng là phân loại phản ứng có hại của thuốc theo typ,
người ta chia thành các phản ứng có hại typ A và typ B.
- Typ A có đặc điểm: tiên lượng được, thường phụ thuộc vào liều dùng,
là tác dụng dược lý quá mức hoặc là một biểu hiện của tác dụng dược lý ở


15


một vị trí khác. Ví dụ như chảy máu khi dùng thuốc chống đông máu, tác
dụng lên hệ tiêu hoá của các chất ức chế cyclooxygenase không chọn lọc ( các

NSAID)...
- Typ B có đặc điểm: không tiên lượng được, không liên quan đến các
đặc tính dược lý đã biết của thuốc, thường có liên quan tới các yếu tố di
truyền hoặc miễn dịch, u bướu hoặc các yếu tố gây quái thai. Ví dụ dị ứng
thuốc, gây quái thai - polyp âm đạo với mẹ dùng dietylestrol.
1.6. Các biểu hiện lâm sàng của phản ứng có hại
Biểu hiện lâm sàng phản ứng có hại của thuốc thường rất đa dạng,
thường các triệu chứng được thể hiện ngoài da, kèm theo tổn thương ở nhiều
cơ quan khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp ở các cơ quan khi có phản
ứng thuốc được tóm tắt dưới đây:
- Với thần kinh: biểu hiện của ADR gồm chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt,
viêm dây thần kinh ngoại biên, co giật, rối loạn ốc tai - tiền đình, bệnh não do
thuốc.
- Với tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy hoặc táo bón, chảy máu
đường tiêu hóa.
- Với thận: viêm thận thường là đái ít, vô niệu, rối loạn bài tiết.
- Với gan: rối loạn chức năng gan, viêm gan, vàng da.
- Với máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, suy tuỷ.
- Ngũ quan: rối lọạn nhìn màu, rối loạn thính giác, rối loạn vị giác.
- Chức năng sinh sản: khuyết tật bẩm sinh, quái thai, sinh ung thư.
Sau đây là chi tiết về một số triệu chứng của ADR do thuốc.
Ả- Các triệu chứng trên da
- Ban đỏ dát sẩn: là tai biến hay gặp nhất. Thương tổn là những ban đỏ
giống như ban sởi, có thể liên kết thành dát, mảng cách nhau, có thể kèm sốt,
có khi ngứa. Ban đỏ thường xuất hiện trong tuần đầu sau khi dùng thuốc. Các



16

kháng sinh họ pencillin, chloramphenicol, rifampicin, streptomycin, thuốc
chống viêm không steroid, vaccin... đã được ghi nhận là những thuốc gây ra
ban đỏ dát sẩn [13], [17], [24].
- Mày đay/phù mạch: hiện tượng là sau khi dùng thuốc, người bệnh có
cảm giác nóng bừng mặt, râm ran một vài chỗ trên da như côn trùng đốt, rất
ngứa và ở những vùng đó xuất hiện những sẩn phù màu hồng nhạt, đơn độc
hay thành đám. Thường kèm đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, sốt
cao...
Các thuốc kháng sinh họ penicillin, dẫn xuất sulfamid, chống viêm
không steroid, vaccin... đã được thông báo là có ADR biểu hiện bằng mày
đay/ phù mạch [2],[15],[22]. Phù mạch gây ra bởi penicillin, aspirin, thuốc ức
chế men chuyển...có thể đe dọa đến tính mạng do gây tắc nghẽn mạnh đường
thở.
- Đỏ da toàn thản: da đỏ trên diện rộng, có thể toàn bộ cơ thể. Thường
kèm sốt cao, có bong vảy, đôi khi có bội nhiễm. Thuốc gây ra tình trạng này
là penicillin, streptomycin, sulfamid, các thuốc chống sốt rét..[2],[18],[23].
- Phù Quincke: trong da và tổ chức dưới da xuất hiện những đám phù nề,
đường kính khoảng 10 cm. Gặp ở các vùng da trên khớp, mặt, mi mắt, môi,
miệng, thanh quản bị sưng, phù nề gây khó thở. Người bệnh mệt mỏi, khát
nước nhừng không bao giờ có sốt. Các thuốc như penicillin, tetracyclin, các
salicylat, indometacin, paracetamol, aspirin.... đã được ghi nhận có gây phù
Quincke [15].
- Viêm da dị ứng: biểu hiện bằng các mụn nước kèm ngứa, tiến triển theo
từng giai đoạn, có thể dẫn đến nổi ban đỏ, sưng nề, mưng mọng, cứng, ngứa
dữ dội. Viêm da dị ứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với thuốc vài giờ.
Các thuốc sát khuẩn, penicillin, ampicillin, aminazin, các histamin tổng hợp



thường gây hiện tượng viêm da dị ứng. Dừng tiêp xúc với thuôd
triệu chứng và có thể hết sau 2 -3 ngày [15].
- Hồng ban đa dạng (hội chứng Stevens-Johns on): người bệnh sốt cao,
rét run, đau họng, đau lưng, đau khớp và xuất hiện ban, mệt mỏi, ngứa khắp
người, nổi ban đỏ và bọng nước trên da, viêm loét các hốc tự nhiên ( miệng,
mắt, tai, mũi, họng, hậu môn, sinh dục), có thể tổn thương gan, thận, thể nặng
dễ gây tử vong. Các thuốc gây hội chứng Stevens-Johnson đã được ghi nhận
gồm:

penicillin,

tetracyclin,

ampicillin,

streptomycin,

gentamycin,

chloramphenicol, paracetamol, analgin... [2],[15].
- Hội chứng Lyell: là tình trạng nhiễm độc da dị ứng. Xuất hiện vài giờ
đến một, hai tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh mệt mỏi rã rời, sốt cao, rét
run, bàng hoàng, mất ngủ, ngứa khắp người, trên da xuất hiện nhiều mảng đỏ,
loét các hốc tự nhiên. Bệnh nhân trong tình trạng nhiễm độc nặng, nhanh dẫn
đến tử vong. Các thuốc gây hội chứng này là : penicillin, tetracyclin,
ampicillin, streptomycin, barbituric, acetyl salicylic... [2],[9],[15].
'4- M ột số triệu chứng quan trọng khác
- Sốc phản vệ: là tai biến nghiêm trọng, dễ gây tử vong nhất. Phản ứng
xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc trong vòng 30 phút sau khi dùng thuốc.
Xuất hiện sốc càng sớm thì mức độ càng nặng, nguy cơ tử vong càng cao. Các

dấu hiệu của sốc phản vệ cần lưu ý: ngứa bàn tay, bàn chân, tê môi và lưỡi,
khó thở, bồn chồn, hốt hoảng, tim đập nhanh, đau đầu, sợ hãi, co giật, choáng
váng, đôi khi hôn mê, tụt huyết áp, niêm mạc nhợt nhạt, đồng tử giãn. Nặng:
xảy ra ngay từ phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, hôn mê, nghẹt thở, tím
tái, mạch yếu, mạch và huyết áp không đo được. Các thuốc gây sốc phản vệ

là:

penicillin, ampicillin, kanamycin, ỉincomycin, tetracyclin, vitamin

glucose, moriamin...[2],[15].

c,


18

- Bệnh huyết thanh: là bệnh dị ứng do sử dụng các loại huyết thanh như
huyết thanh chống uốn ván, độc tố bạch hầu, ho gà, viêm gan... Đặc điểm cơ
bản của bệnh là tổn thương mao mạch và tổ chức liên kết, xuất huyết dưới da,
phát ban quanh nơi tiêm, simg hạch ngoại vi, ngứa, đau đầu, sưng đau khớp,
sốt.
- Biểu hiện huyết học: làm thay đổi chỉ số huyết học. Hay gặp hơn cả là
chứng mất bạch cầu hạt với biểu hiện là sốt cao đột ngột, sức khoẻ suy sụp
nhanh, loét, hoại tử niêm mạc miệng, mũi họng, sinh dục, viêm tắc tĩnh mạch,
nhiễm khuẩn huyết và dễ tử vong. Ngoài ra còn gặp các trường hợp giảm
hồng cầu, giảm tiểu cầu gây thiếu máu tan huyết hoặc xuất huyết do giảm tiểu
cầu. Các thuốc làm ảnh hưởng đến huyết học gồm: penicillin, tetracyclin,
biomycin, analgin, salicylic, thuốc chống lao...[15].
- Phản ứng cỏ hại đổi với tiêu hóa, dạ dày: phản ứng loại này gặp cả ở

thuốc dùng đường uống, đường tiêm, thậm chí cả thuốc dùng ngoài bôi trên
diện rộng. Biểu hiện lâm sàng gồm: ợ hơi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau
thượng vị, nôn, nặng có thể chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày [17],[18]. Các
thuốc có ADR với tiêu hóa, dạ dày gồm: corticoid, ampicillin, amoxicillin,
butozolit, sulfamid, các thuốc giảm đau không steroid.
- Tổn thương gan: là biểu hiện hay gặp trong dị ứng thuốc. Sau khi dùng
thuốc vài ngày xuất hiện mày đay, sau đó vàng da, nước tiểu vàng. Xét
nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu ái toan tăng, dấu hiệu lâm sàng giống như viêm gan
virus.
Các thuốc aminazin, erythromycin, sulfamid, rifampicin, pirazinamid,
analgin... đã được công bố có gây tổn thương gan.
- Tổn thương thận: thận cũng là một cơ quan dễ bị tổn thương khi có
ADR, sulfamid và rất nhiều kháng sinh là các thuốc có độc tính đối với thận.
Triệu chứng của tổn thương thận do thuốc là sốt, nổi ban trên da. Xét nghiệm


19

máu sẽ có kết quả tăng bạch cầu ái toan, nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu,
protein. Các kháng sinh nhóm aminosid, furosemid... đã được công bổ là có
độc tính đối với thận.
1.7. Phản ứng có hại của một số nhóm thuốc
Theo thống kê của trung tâm ADR quốc gia, phản ứng có hại của thuốc
đều xuất hiện ở tất cả các nhóm thuốc, nhưng nhiều nhất vẫn là nhóm kháng
sinh và nhóm hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm không steroid. Để hiểu rõ hơn
sau đây chúng tôi xin trình bày cơ chế, nguyên nhân, các biểu hiện về phản
ứng có hại của 2 nhóm thuốc này.
1.7.1. Phản ứng có hại của nhóm thuốc kháng sinh
Năm 1928, Fleming phát hiện nấm penicilinum notatum diệt được
Staphylococcus aureus ở bệnh viện Sanint Marie. Năm 1940, nhóm nghiên

cứu ở Oxford (Flody, Chain và Hartley) đã tinh chế được penicillin và mở ra
kỷ nguyên dùng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng. Đến nay đã có trên
2000 chất kháng sinh đã được xác nhận. Trong đó, chỉ có một số ít (khoảng
50) được dùng điều trị ở người [8].
Các kháng sinh có tác dụng điều trị đặc hiệu với liều thấp do ức chế một
số quá trình sống của vi sinh vật [13]. Thị trường kháng sinh lộn xộn hiện
nay là miệt nguy cơ cho việc lạm dụng kháng sinh và tạo ra nhiều chủng vi
khuẩn kháng thuốc. Nhưng nguy hiểm hơn là hầu hết các kháng sinh đều có
thể gây ra các phản ứng có hại cho người sử dụng [19].
Năm 1955, Tarcep tiếp tục phát triển kinh nghiệm của Arkin đã phát
hiện ra và phân biệt 3 nhóm ADR do thuốc kháng sinh gây ra như sau:
- Phản ứng dị ứng
- Phản ứng nhiễm độc
- Tai biến do loạn khuẩn [12],[14],[22].


×