Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén rifamicin 150 mg , isoniazid 100 mg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.94 MB, 76 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




BỘ Y TẾ





TRƯỜNG ĐẠI
• HỌC DƯỢC HÀ NỘI


------------

o





a Ể i-----------------

LÊ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ
SINH KHẢ DỤNG VIÊN NÉN
RIFAMPICIN 150 mg, ISONIAZID 100 mg


Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm - bào chế
Mã số

: 607301

V '

V xể

Người hướng dân khoa h ọc:

PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng

HÀ NỘI, Năm 2010


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng. Người thầy kính mến đã luôn tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Sự quan tâm và chỉ bảo của thây
đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quả trình làm thực nghiệm.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS. Võ Quốc Ảnh cùng các thầy
giáo, cô giáo, anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Vật lý- Hóa lý, Bộ môn Bào chế, Bộ
môn dược lý, Bộ môn Dược lâm sàng, Phòng thí nghiệm trung tâm, phòng Đào
tạo Sau Đại Học- Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm thực nghiệm.
Và cuối cùng tói xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan
.


tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2010
Học viên

Lê Thị Hải Yến


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN Đ ề ...............................................................................................

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................

3

1.1 .Tổng quan về rifampicin, isoniazid.....................................................

3

1.1.1. Rifampicin..........................................................................................

3

1.1.2. Isoniazid..............................................................................................

6


1.1.3. Vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị la o ..........................................

7

1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định và sinh khả dụng của viên nén 9

chứa R M P .....................................................................................................
1.2.1. Độ ổn định của RMP trong các môi trường hòa t a n ........................

9

1.2.2. Độ ổn định của RMP trong viên phối h ợ p .......................................

11

1.2.3. Sinh khả dụng của viên chống lao phối h ợ p ....................................

12

1.3. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo của thuốc..................

16

1.3.1. Khái niệm về sinh khả dụng và tương đương sinh h ọ c ...................

16

1.3.2.Phương pháp thiết kế nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng in vivo ...


19

1.3.3.

Một số động vật được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá sinh khả 21

dụng của thuốc dùng theo đường u ố n g .....................................................
CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ...

22

2.1. Đối tượng nghiên c ứ u ...........................................................................

22

2.2. Nguyên liệu và thiết bị nghiên c ứ u .....................................................

22

2.2.1. Nguyên vật liệ u ................................................................................... 22
2.2.2. Thiết bị nghiên c ứ u ..........................................................................

23

2.3. Phương pháp nghiên c ứ u ...................................................................

23

2.3.1. Phương pháp bào chế viên chống lao phối hợp RMP- IN H ..........


23

2.3.2. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu của khối h ạ t .....................

27

2.3.3. Phương pháp đánh

giá độ hoà tan của hạt IN H ........................

27

2.3.4. Phương pháp đánh giá độ hoà tan của viên phối h ợ p ...................

28

2.3.5. Phương pháp định lượng RMP, INH trong viên nén 2 thành phần..

29

2.3.6. Phương pháp thử độ ổn định của viên phối h ợ p .............................

30


2.3.7. Thẩm định phương pháp định lượng RMP trong huyết tương......

31


2.3.8. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng RMP trên chó thí nghiệm ...

33

2.3.9. Phương pháp xử lý sổ liệ u .................................................................

35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ............................................

36

3.1. Khảo sát tốc độ hoà tan của R M P .......................................................

36

3.1.1. Khảo sát tốc độ hòa tan của nguyên liệ u .........................................

36

3.1.2. Tốc độ hòa tan RMP ở H P T R ...........................................................

37

3.2. Khảo sát độ hòa tan của viên nén RMP 150 mg, INH 100 m g .......

38

3.2.1. Khảo sát độ hòa tan của một số mẫu viên bào c h ế ..........................


38

3.2.2. Khảo sát tốc độ hòa tan viên đối chiếu...........................................

43

3.3. Nghiên cứu kĩ thuật bào chế viên nén RMP 150 mg,INH 100 mg ...

44

3.3.1. Nghiên cứu chọn tá dược xát hạt ướt trong qúa trình tạo hạt INH...

44

3.3.2. Nghiên cứu biện pháp tạo hạt R M P ................................................

47

3.3.3. Xây dựng qui trình dập viên nén 2 thành phần.................................. 49
3.4. Theo dõi đánh giá độ on định của v iê n ...............................................

51

3.5. Đánh giá sinh khả dụng RMP từ mẫu viên nghiên cứu trên chó thí 53
nghiệm.........................................................................................................
3.5.1. Xây dựng phương pháp định lượng RMP trong huyết tương........

53

3.5.2. Kết quả đánh giá SKD của RMP trên chó thí nghiệm .....................


57

CHƯƠNG 4: BÀN L U Ậ N ..........................................................................

61

4.1. về ảnh hưởng của INH đến độ hòa tan và độ ổn định của R M P .......

61

4.2. v ề biện pháp tránh tương tác giữa các dược chất để nâng cao độ ổn 61
định và sinh khả dụng của viên n é n .........................................................
4.3. v ề chất lượng của viên bào chế được theo tiêu chuẩn USP 30..........

61

4.4. v ề độ ổn định của viên bào chế đ ư ợ c..................................................

62

4.5 v ề đánh giá thông số AƯC, Cmax, Tmax của RMP hấpthu từ viên nén

62

trên chó thực nghiệm ...................................................................................
KẾT LUẬN VÀ ĐÊ X U Ấ T ........................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

RMP

Rifampicin

INH

Isoniazid

PZA

Pyrazinamid

ETH

Ethambutol

SKD

Sinh khả dụng

PVP

Polyvinylpyrrolidone

KTTP


Kích thước tiểu phân

DĐA

Dược điển Anh

TCDD

Tiêu chuẩn dược dụng

HPTR

Hệ phân tán rắn

Cmax

Nồng độ đỉnh

tmax

Thời gian đạt nồng độ đỉnh

11/2

Thời gian bán thải


DANH MỤC BẢNG
Số bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nguyên vật liệ u ......................................................................

22

Bảng 3.2

Tốc độ hoà tan của RMP trong môi trường pH 1 ...............

36

Bảng 3.3

Tốc độ hoà tan của RMP khi đã áp dụng biện pháp tăng
tốc độ hoà tan trong môi trường pH 1 .................................

37

Bảng 3.4

Bảng công thức một số mẫu viên khảo s á t .........................

39


Bảng 3.5

Độ rã và độ bền cơ học của các mẫu v iê n ...........................

39

Bảng 3.6

Tốc độ hòa tan của RMP, INH từ mẫu viên 1 ......................

40

Bảng 3.7

Tốc độ hòa tan của RMP, INH từ mẫu viên 2 ......................

41

Bảng 3.8

Tốc độ hòa tan RMP từ các mẫu viên 3, 4 ...........................

42

Bảng 3.9

Tốc độ hòa tan của RMP, INH từ mẫu viên đối chiếu........

43


Bảng 3.10 Bảng phân đoạn kích thước hạt và tỉ trọng biểu kiến của
hạt INH bào chế với các công thức khác n h a u ....................

45

Bảng 3.11 Độ hòa tan của INH từ các hạt bao theo công thức M l,
M2, M 3 ..................................................................................

46

Bảng 3.12 Các thông số kĩ thuật của các mẫu h ạ t ................................

47

Bảng 3.13 Bảng đo tỷ trọng và độ trơn chảy của hạt R M P ..................

48

Bảng 3.14 Độ đồng đều khối lượng, hàm lượng của viên bào c h ế ......

49

Bảng 3.15 Kết quả đo tốc độ hòa tan của viên bào chế và viên đối 50
chiếu trong môi trường pH 1 ...............................................
Bảng 3.16 Kết quả định lượng mẫu viên sau khi theo dõi độ ổn định

51

Bảng 3.17 Kết quả đo tốc độ hòa tan của viên bào chế sau khi theo
dõi độ ổn đ ịn h .......................................................................


52

Bảng 3.18 Độ lặp lại của phương pháp trên các mẫu huyết tương có
cùng nồng đ ộ ..........................................................................

55

Bảng 3.19 Nồng độ RMP tương ứng với các diện tích p í c ...................

55


Bảng 3.20 Độ đúng của phương pháp định lượng................................

56

Bảng 3.21 Hiệu suất chiết RMP từ huyết tươ ng..................................

57

Bảng 3.22 Nồng độ RMP trong huyết tương chó uống viên bào chế ...

58

Bảng 3.23 Nồng độ RMP trong huyết tương chó uống viên đối chiếu..

58

Bảng 3.24 Giá trị c max, Tmax, AUC hấp thu RMP khi cho chó uống 59

viên bào c h ế ..........................................................................
Bảng 3.25 Giá trị Cmax, Tmax, AUC hấp thu RMP khi cho chó uống 59
viên đổi chiếu........................................................................
Bảng 3.26 Khoảng tin cậy ở mức 90% của tỷ lệ các thông số dược 60
động học


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ bào chế viên nén RMP 150 mg, INH 100 m g .......... 24

Hình 3.2

Tốc độ hoà tan của RMP trong môi trường pH 1 ............... 36

Hình 3.3

Tốc độ hoà tan của RMP khi đã áp dụng biện pháp tăng
tốc độ hoà tan trong môi trường pH 1 ................................ 38

Hình 3.4

Đồ thị biểu diễn tốc độ hòa tan của RMP, INH từ mẫu

viên 1 ..................................................................................... 40

Hình 3.5

Đồ thị biểu diễn tốc độ hòa tan của RMP, INH từ mẫu
viên 2 ..................................................................................... 41

Hình 3.6

Đồ thị biểu diễn tốc độ hòa tan của RMP, INH từ mẫu 42
viên 3 , 4 ..............................................................................

Hình 3.7

Đồ thị biểu diễn tốc độ hòa tan của RMP, INH từ mẫu 44
viên đối chiếu......................................................................

Hình 3.8

Đồ thị biểu diễn tốc độ hòa tan của viên bào chế và viên 50
đối chiếu môi trường pH 1 .................................................

Hình 3.9

Đồ thị biểu diễn tốc độ hòa tan của mẫu viên bào chế sau 52
khi theo dõi độ on đ ịn h ......................................................

Hình 3.10

Sắc


ký đồ của RMP trong pha đ ộ n g .............................. 54

Hình 3.11

Sắc

ký đồ trong huyết tương trắng ................................

Hình 3.12

Sắc

ký đồ của RMP trong huyếttương có chứa RMP,

IN H .....................................................................................

54

54

Hình 3.13 Đồ thị biểu diễn độ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích
p íc .......................................................................................

55


1

Đ Ặ T V Ấ N ĐÈ



Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm
nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực
nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Do sự
phát minh các thuốc hóa học chống lao khiến cho việc chữa lao đơn giản
hơn và hiệu quả hơn, đồng thời phát sinh tâm trạng lạc quan của y giới đã
làm lãng quên căn bệnh nguy hiểm này. Ngày nay, bệnh lao đang xuất hiện
trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn
nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu, đặc biệt tại các nước đang phát
triển.
Trong điều trị sử dụng phối hợp nhiều thuốc là rất cần thiết nhằm nâng
cao hiệu quả điều trị và ngăn chặn hiện tượng kháng thuốc. Tuy nhiên phải
dùng nhiều loại thuốc trong thời gian dài gây nhiều bất tiện cho bệnh nhân.
Dạng chế phẩm phối hợp ra đời nhằm khắc phục khó khăn này. Hiện nay
đã có rất nhiều dạng chế phẩm phối hợp 2, 3 hoặc 4 thành phần trong điều
trị lao có trên thị trường, trong đó 2 dược chất Rifampicin (RMP) và
Isoniazid (INH) vẫn là các dược chất chính trong điều trị lao đặc biệt là
trong một số phác đồ điều trị các thể bệnh lao thì chỉ 2 dược chất này được
dùng trong giai đoạn duy trì. Đã có nhiều công trình trong nước và ngoài
nước nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của INH đến sinh khả dụng của
RMP trong chế phẩm phối hợp [8,13,27]. Các nhà bào chế trong và ngoài
nước cũng quan tâm nghiên cứu đưa ra nhiều hướng khắc phục để tăng sinh
khả dụng của RMP trong các chế phẩm phối hợp chống lao. Trong nước đã
có đề tài nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên 3 thành phần
Rifampicin- Isoniazid- Pyrazinamid của Vũ Thị Thu Hà (Luận văn thạc sĩ
dược học năm 2007) [12], và hiện nay đã được đưa vào sản xuất. Khác với
viên 3 thành phần, ở viên 2 thành phần RMP chiếm một tỷ lệ lớn và khối
lượng viên bị khống chế (theo yêu cầu của chương trình chống lao quốc



gia) điều đó gây khó khăn trong kĩ thuật bào chế: HPTR của RMP và kết
hợp làm hạt INH làm sao đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của viên.
Với mục đích lựa chọn phương pháp dập viên thích hợp để áp dụng các
biện pháp đảm bảo sinh khả dụng và độ ổn định của thuốc, chúng tôi thực
hiện đề tài: “ Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng của viên nén
Rifampicin 150mg- Isoniazid lOOmg” với các mục tiêu sau:
1. Bào chế được viên nén có áp dụng các biện pháp khắc phục tương
tác giữa RMP và INH trong viên nén và trong đường tiêu hoá.
2. Bước đầu theo dõi đánh giá được độ on định của viên bào chế được.
3. Đánh giá được SKD của viên bào chế được trên chó thí nghiệm, so
sánh với viên 2 thành phần của Artesan (Đức).


3

CHƯƠNG í: TỐNG QUAN
1.1.Tổng quan về rifampicin, isoniazid

1.1.1.

Rifampicin
*

Công thức hoá học:

*Tên khoa học: (12Z, 14E, 24E)-(2S, 16S, 17S, 18R, 19R, 20R, 21S,
22R, 23S)-5, 6, 9, 17, 19- pentahydroxy-23-methoxy-2, 4, 12, 16, 18, 20,
22 heptamethyl-8-[N-(4-methyl-l-piperazinyl) formimidoyl]-l,l 1-dioxo2,7-[epoxy (1, 11, 13-pentadecatrieno) imino] 1,2- dihydronaphtho [2,1- b]
furan- 21-yl acetat .

* Nguồn gốc: Bán tổng hợp từ rifamycin B. Rifamycin được chiết
xuất từ Streptomyces mediteranei.
* Tính chất vật lý:
- Rifampicin có dạng bột tinh thể màu nâu đỏ hoặc đỏ nâu.
- Khó tan trong nước, ở 25°c c ổ ljO g RMP tan trong 100 ml tại pH
2,0; có 0,4 g tan trong 100ml tại pH 5,3 và 0,28 g tan trong 100 ml nước tại
pH 7,5; độ tan trong nước tăng nhẹ nếu có mặt acid ascorbic; ít tan trong
acetone và ether, ethanol 96%. Tan trong ethylacetat, methanol và


4

tetrahydrofuran. Dễ tan trong chloroform và dimethyl sulfoxid. Ở dạng vô
định hình có độ tan tốt hơn dạng tinh thể [6,24,39].
- Đo quang ở bước sóng từ 220 đến 500 nm có 4 cực đại 237 nm, 254
nm, 334 nm và 475 nm.
- Nhiệt độ nóng chảy: 183°C-188°C.
* Tính chất hoả học:
- Dung dịch rifampicin trong nước kém bền, bị biến đối tuỳ thuộc
vào nhiệt độ và pH của dung dịch. Ở pH kiềm với sự có mặt của oxy hoà
tan, rifampicin bị oxy hoá tạo rifampicin quinon. ơ pH acid, rifampicin bị
thuỷ phân thành 3-formyl rifampicin và l-amino-4-methyl piperazin. Các
chức este cũng bị thuỷ phân ngay trong môi trường trung tính [22],
- Các chế phẩm rifampicin nên bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu, kín,
tránh ánh sáng.
* Dược động học của rifampicin.
- Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, tmax đạt 2-4 giờ, c max đạt được 4-32
|ig/ml [16], 8-10 Ịig/ml [4] sau khi uống liều 600 mg. 11/2 = 6-7h. tmax và
Cmax khi uống đa liều (sau 15, 30, 60 ngày điều trị liên tục) không khác biệt
so với đơn liều nhưng sự thải trừ t ] / 2 khi uống đa liều nhanh hơn đơn liều

do có sự kích hoạt enzym chuyên hoá thuôc
Thức ăn làm giảm hấp thu RMP, nhưng phụ thuộc vào thành phần
thức ăn. Nếu thức ăn có thành phần chủ yếu là cacbonhydrat và protein thì
ít bị ảnh hưởng hơn, nếu uống thuốc cùng bữa ăn có nhiều mỡ thì nồng độ
trong huyết tương bị giảm và Tmax chậm lại [31].
- Liên kết với protein huyết tương 81-94% [17]. Phân bố rộng rãi vào
các mô và dịch cơ thể. Thuốc vào được cả nhau thai và sữa mẹ.


5

- Chuyển hoá qua gan nhờ hệ men oxy hoá Cytocrom P450, đồng
thời là một chất gây cảm ứng men gan. Chất chuyển hoá của RMP là 25desacetyl rifampicin [3].
- RMP thải trừ qua mật, phân và nước tiểu và trải qua chu trình ruộtgan (15-30% qua thận và 60% qua phân), một phần được thải trừ qua các
dịch sinh học như nước bọt, đờm, nước mắt. ti /2 là 3-5h sau khi uống liều
đầu, khi uống lặp lại là 2-3h. ti /2 kéo dài ở người suy gan [5].
* Tác dụng dược ỉỷ:
- Diệt trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) cư trú ở trong và
ngoài tế bào theo cơ chế ức chế enzym polymerase trùng hợp ARN của
chủng vi khuẩn nhạy cảm nhưng không ảnh hưởng tới enzym này ở động
vật có vú.
- Ngoài ra thuốc còn có tác dụng diệt trực khuẩn phong, vi khuẩn Gr (-).
* Chỉ định:
- Bệnh lao (dùng phối hợp với các thuốc điều trị lao khác).
- Bệnh phong (dùng phối hợp với các thuốc điều trị phong khác).
- Phòng viêm màng não cầu, các nhiếm khuẩn do tụ cầu, trực khuẩn
mủ xanh.
* Tác dụng không mong muốn.
- ít gặp như: phát ban, rối loạn tiêu hoá, sốt, rối loạn tạo máu.
- Hay gặp như: vàng da, viêm gan do thuốc (đặc biệt khi dùng phối

hợp với các thuốc chữa lao).
* Liều lượng và cách dùng.


6

- Không dùng rifampicin đơn độc trong điều trị lao, phải phôi hợp
với các thuốc điều trị lao khác như: streptomycin, isoniazid, pyrazinamid,
ethambutol và tuân theo đúng phác đồ điều trị lao.
- Liều dùng cho người: 1 lần trong ngày 10-20 mg/kg thể trọng. Tối
đa 600 mg/24h [3].
1.1.2.

ĩson iaiìd
*Công thức hoá học:

* Tên khoa học: 4-pyridine carboxylic acid hydrazid.
* Nguồn g ố c: là dẫn xuất của acid isonicotinic, được tổng hợp hóa
học.
* Tính chất vật lý: bột kết tinh trắng, hoặc dạng kết tinh không màu.
Dễ tan trong nước, khó tan trong chloroform, rất khó tan trong ether.
* Dược động học:




o




- Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, tmax đạt 1-2 giờ sau khi uống liều
300 mg và Cmax đạt được là 3-8 |ig/ml. Thức ăn làm giảm hấp thu INH .
- Khuyếch tán nhanh vào các tế bào và các dịch màng phổi, dịch cổ
trướng và nước não tủy, chất bã...
- Thuốc được chuyển hóa qua gan nhờ phản ứng acetyl hóa.
- Thuốc được thải trừ qua thận. Sau khi uống thuốc 24 giờ thuốc
được thải trừ 75%-95% dưới dạng đã chuyên hóa.


7

* Tác dụng dược lý: đến nay cơ chế tác dụng của INH vẫn chưa được
giải thích rõ ràng.
* Chỉ định: dự phòng và phối hợp với các thuốc chổng lao khác để
điều trị mọi thể lao.
* Tác dụng không mong m uốn: dị ứng thuốc, viêm dây thần kinh
ngoại biên (thường dùng kèm vitamin B6 để hạn chế tác dụng này), viêm
dây thần kinh thị giác, viêm gan (đặc biệt khi dùng cùng với RMP)..
* Liều dùng: người lớn 5 mg/kg thể trọng, trẻ em dùng 10-20 mg/kg
thể trọng .
1.1.3. Vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị lao
Bệnh lao hiện nay vẫn là một trong những dịch bệnh vượt khỏi tầm
kiểm soát của nhiều nước trên thế giới. Bệnh lao là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng. Mỗi năm
trên thế giới có 9- 10 triệu người mắc lao mới và ước tính đến 2020 sẽ có
thêm 200 triệu người bị bệnh lao và 70 triệu người chết do lao.
Trước đây bệnh lao được xem là bệnh không có thuốc điều trị. Năm
1945 người ta đã dùng streptomycin là thuốc đầu tiên điều trị bệnh lao.
Đen năm 1970, streptomycin, acid p-amino salicylic và INH là thuốc chính
được dùng trong điều trị bệnh lao. Sau đó với sự góp mặt của RMP và PZA

trong điều trị lao, tỷ lệ tái nhiễm và thời gian điều trị bệnh lao giảm đi
đáng kể. Trong liệu pháp điều trị lao sự phối hợp của các loại thuốc chống
lao là cần thiết để tránh hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn lao. Tùy từng
giai đoạn của bệnh và mục tiêu điều trị mà bác sĩ lựa chọn và sử dụng phối
hợp các loại thuốc sau: rifampicin, isoniazid, pyrazinamid, ethambutol và
streptomycin. Dưới đây là một số phác đồ điều trị lao đang được sử dụng
tại Việt Nam [5]


8

1. Lao phổi mới M(+), M(-): 2SHRZ/6HE
2. Lao phổi tái điều trị: 2SHREZ/1HREZ/5R3H3E3
3. Lao màng não: 3SHRZ/6RH
4. Lao phối hợp HIV:
M(-): 2HRZ/4HR
M(+): 2HREZ/4HR
Tái điều trị: 2SHREZ/1HREZ/5HRE
5. Lao trẻ em:
M(-): 2HRZ/4HR
M(+): 2SHRZ/4HR
Tái điều trị: 2SHREZ/1HREZ/5HRE
Tuy nhiên ngày càng xuất hiện nhiều các chủng vi khuẩn lao kháng
thuốc và đây là hiện tượng đáng báo động đối với ngành y tế. Nguyên nhân
chủ yếu là kê đơn không đúng, dùng thuốc không đúng theo phác đồ và
đơn trị liệu trong điều trị bệnh lao. WHO và Hiệp hội chống lao và bệnh
phổi quốc tế đã khuyến cáo phải phối hợp thuốc trong điều trị bệnh lao. Đe
khắc phục những bất tiện cho người bệnh, giảm thiểu sai sót trong kê đơn
và nâng cao hiệu quả điều trị, thuốc lao phối hợp nhiều thành phần ra đời
với những ưu điếm sau:

+ An toàn, hiệu quả.
+ Điều trị đơn giản.
+ Liều lượng được đảm bảo.
+ Dễ quản lý theo chương trình chống lao
+ Giảm nguy cơ kháng thuốc.


9

Hiện nay đã có cả thuốc lao phổi hợp 2, 3, 4 dược chất đầu tay đem
lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh lao. Từ những phác đồ điều trị lao ở
trên cho thấy sự phối hợp giữa RMP và INH rất hay được sử dụng, do đó
thuốc lao phối hợp 2 thành phần (RMP + INH) đóng vai trò quan trọng
trong phác đồ điều trị lao.
Trong phối hợp để điều trị lao, RMP đóng vai trò là thành phần chủ
đạo quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu về
SKD của RMP cho thấy SKD của RMP rất không ổn định.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định và sinh khả dụng của viên
nén chứa RMP

RMP ở dạng nguyên liệu tương đối bền vững nếu bảo quản tránh ẩm
và tránh ánh sáng, tối thiểu là 5 năm nếu bảo quản ở nhiệt độ 25°c [21].
1.2.1. Độ ổn định của RMP trong các môi trường hòa tan
RMP là một dược chất kém ổn định. Trong đường tiêu hóa RMP tiếp
xúc với môi trường acid (trong dạ dày) và kiềm (trong ruột non) là một
trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của RMP. Các nhà
nghiên cứu rất quan tâm đến độ ổn định của RMP trong môi trường hòa
tan, đặc biệt là trong môi trường pH 1 (môi trường pH dạ dày).
Henwood S.Q và cộng sự [23] đã nghiên cứu về độ tan và tốc độ tan
của nguyên liệu RMP trong môi trường nước. Kết quả cho thấy RMP là

chất khó tan trong nước, khi hòa tan trong môi trường HC1 0,1M gần như
không có sự khác biệt gì về độ tan và tốc độ tan của dạng tinh thể và dạng
vô định hình của RMP. Trong môi trường nước và môi trường pH 7,4 mẫu
hỗn hợp bao gồm dạng vô định hình và dạng tinh thể của RMP có tốc độ
hòa tan nhanh hơn so với mẫu chỉ có dạng tinh thể. Đồng thời tác giả cũng
đưa kết quả nghiên cứu về sự phân hủy của RMP trong dạ dày. Nếu như sự


10

phân hủy của RMP trong chế phẩm đơn lẻ ở môi trường dạ dày bị phân hủy
6,33% thì khi có mặt INH sự phân hủy là 16,32%.
Shishoo và cộng sự [34] đã nghiên cứu xác định trong môi
trường acid, RMP bị phân hủy thành 3-formyl rifampicin và l-amino-4methyl piperazine. Bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, Shishoo
và cộng sự đã chứng minh ở 37°c và trong môi trường HC1 0,1N sự phân
hủy RMP khi có mặt INH cao gấp 2 lần đơn thành phần. Sau 45 phút, RMP
đơn thành phần bị phân hủy 12,4%, khi có mặt INH thì RMP bị phân hủy
21,5%. Hằng số tỷ lệ phân hủy K của sự phân hủy đơn thành phần là
2 ,l x l 0 '3 và của RMP trong hỗn hợp với INH là 4,6 X 10'3. ti /2 của quá trình
phân hủy RMP đơn lẻ là 330 phút, ti / 2 của quá trình phân hủy RMP khi có
mặt INH là 150 phút. Điều này chứng tỏ INH có ảnh hưởng tới sự phân
huỷ của RMP trong môi trường acid và sản phấm phân huỷ là 3- formyl
rifampicin. Kết quả tất yếu là sinh khả dụng của RMP khi dùng dưới dạng
viên phối hợp thường thấp hơn sinh khả dụng của RMP khi dùng dưới dạng
viên đơn lẻ.
Trong một nghiên cứu của Singh s. và cộng sự [36] về độ ổn định
của RMP cho thấy RMP rất dễ bị phân huỷ trong môi trường acid. Khi chỉ
có đơn thành phần RMP trong môi trường HCL 0,1N và 37°c sau 50 phút
RMP bị phân huỷ khoảng 17,8% - 24,4%. Khi có mặt đồng thời INH, PZA
thì sau 15 phút RMP bị phân huỷ 8,5% và tăng lên 50% sau 3 già. INH bị

phân huỷ 1,8% sau 15 phút và 10,3 % sau 3 giờ. Nghiên cứu cũng đưa ra
kết luận PZA không ảnh hưởng đến sự phân huỷ RMP trong môi trường
acid, chỉ có INH ảnh hưởng đến sự phân huỷ RMP.
Theo Walter Lund [39], trong môi trường base (pH 8,0) và sự có mặt
oxy hoà tan, RMP bị oxy hoá thành rifampicin quinon ở nhiệt độ 20°c -

22°c.

Ở nhiệt độ cao (90°C-95°C) và pH 8,2, RMP chuyển hoá thành dạng


11

25 - desacetyl. Nhằm ổn định dược chất RMP các nhà bào chế thường thêm
vào trong công thức các chất chống oxy hoá như vitamin c . . .
Năm 2004, Agrawal s và cộng sự [15] đã nghiên cứu đặc tính của
RMP ở trạng thái rắn và sự ảnh hưởng của chúng tới sinh khả dụng của
thuốc. Các nhà khoa học đã nhận thấy môi trường pH có ảnh hưởng rất lớn
đến tốc độ tan của RMP bởi vì độ tan và tốc độ hoà tan của các dạng thù
hình của RMP trong các môi trường pH khác nhau rất khác nhau. Với 11
mẫu RMP nguyên liệu được hoà tan trong môi trường pH 3.0 thì phần trăm
hoà tan của các mẫu tại mồi thời điểm đều khác nhau. Điều này có thể giải
thích là do kích thước tiểu phân của các mẫu thử khác nhau dẫn đến tốc độ
hoà tan và độ tan của chúng cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nếu kích thước tiểu phân < 100 [im tốc độ hoà tan của RMP tương đối tốt
dù ở dạng thù hình nào, còn với kích thước tiểu phân > 100 |im tốc độ hoà
tan của RMP sẽ giảm đi nhiều trong môi trường hoà tan.
1.2.2. Độ ồn định của RMP trong viên phối hợp
Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây về độ ổn định
của RMP trong viên đơn thành phần và trong viên phối hợp đã phát hiện sự

giảm hàm lượng RMP trong chế phẩm phối hợp.
Khi nghiên cứu các mẫu viên thuốc INH, RMP ở dạng đơn thành
phần và dạng kết hợp ở các chương trình chống lao và trên thị trường,
Laserson K.L và cộng sự [25] đã thấy rằng các thuốc đa thành phần có tỷ lệ
hàm lượng dược chất không đạt yêu cầu cao hơn các mẫu thuốc đơn thành
phần. T.A. Kenyon và các cộng sự bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng đã
phát hiện 31% các chế phẩm phối hợp không đạt tiêu chuẩn, trong đó 15%
mẫu có hàm lượng RMP thấp.
Blomberg năm 2002 [19] đã dự đoán một số nguyên nhân dẫn đến
kết quả nghiên cứu trên, đó là đặc tính của nguyên liệu, sự khác nhau về
dạng thù hình của RMP, ảnh hưởng của tá dược, sự tác động trong quá


12

trình sản xuất sự phân huỷ trong đường tiêu hoá, sự kém ổn định trong hấp
thu và chuyển hoá của RMP. Yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
nhất đó là sự tương tác giữa các dược chất làm giảm khả năng hấp thu hoặc
dẫn đến sự kém ổn định của RMP trong viên chống lao phối hợp.
Tuy nhiên những nghiên cứu trên đây mới chỉ quan tâm đến độ ổn
định của RMP trong viên phối hợp khi có tá dược. Năm 2006, nhóm nghiên
cứu Phạm Ngọc Bùng, Võ Quốc Ánh, Nguyễn Tứ Sơn [10] đánh giá sự
tương tác giữa RMP với INH và PZA ở trạng thái rắn không có tá dược
(viên nén dập thẳng không có tá dược) và đã xác định được động học phân
huỷ của RMP từ viên phối hợp trong dung dịch nước ở pH 1,0 và pH 6,8 là
phản ứng bậc 1. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định INH và PZA
có ảnh hưởng đến sự phân huỷ của RMP trong viên nén.
Ngoài ra các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến
độ ổn định trong viên phối hợp. Panchagnula R. [28] đã nghiên cứu các sản
phẩm phối hợp trong nhiệt độ phòng (20-35°C), không khống chế độ ẩm

trong thời gian 16-38 tháng, kết quả cho thấy hàm lượng RMP trong thuốc
vẫn nằm trong giới hạn quy định của dược điển và không thấy những biến
đổi vật lý của thuốc. Tác giả cho rằng sự kém ổn định của thuốc không
phải là nguyên nhân gây ra thay đổi sinh khả dụng của các chế phẩm phối
hợp
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy RMP hoà tan khá tốt trong môi
trường pH 1,0 nhưng lại kém on định, nếu có mặt của INH thì sự phân huỷ
của RMP càng tăng lên. Trong môi trường kiềm RMP khó tan nhưng lại
bền hơn so với trong môi trường acid.
1.2.3. Sinh khả dụng của viên chống lao phối hợp
Sự ra đời của thuốc lao phối hợp đã đem lại nhiều thuận tiện cho
người sử dụng thuốc. Tuy nhiên để sản xuất ra một chế phẩm thuốc lao


13

phối hợp có sinh khả dụng cao và đảm bảo được độ ổn định là một mục
tiêu khó với các nhà bào chế vì những đặc tính hoà tan cũng như sự tương
tác giữa các dược chất.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh sự giảm sinh
khả dụng của RMP trong viên phổi hợp so với sinh khả dụng của RMP
trong viên đơn lẻ. Phương pháp đánh giá các thông số sinh khả dụng như
Cmax,

tmax, AUC của RMP trong viên phối hợp hoặc thử tương đương sinh

học của RMP trong viên phối hợp và RMP trong viên đơn lẻ thường hay
được sử dụng trong các nghiên cứu này.
Năm 1999 tại Nam Phi, Pillai G và cộng sự [30] đã nghiên cứu đánh
giá các thông số sinh khả dụng của RMP trong viên phối hợp và RMP

trong viên đơn lẻ. Mầu thí nghiệm là một số chế phẩm trên thị trường. Thử
nghiệm được thiết kế chéo đôi, mở và ngẫu nhiên trên người tình nguyện là
nam giới khoẻ mạnh. Khoảng thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 1 tuần để
đảm bảo thuốc được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Lấy máu định lượng
tại các thời điểm 0, 1, 2, 4, 6, 8 và 12 giờ sau khi uống thuốc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy AUCo-8, AƯCo-1 2 và Cmax của RMP trong 7 trên 10 chế
phẩm phối hợp không có sự tương đương với AƯC và Cmax của RMP trong
viên đơn thành phần.
Năm 1999, Padgaonkar KA và cộng sự [26] đã nghiên cứu so sánh
tương đương sinh học của RMP trong các chế phẩm: Nhóm N (viên nén
chứa RMP và INH), nhóm L (viên nang chứa RMP và INH), nhóm R (viên
đơn lẻ chứa RMP và viên đơn lẻ chứa INH). Thiết kế thí nghiệm theo kiểu
chéo 3, mù kép trên 12 người tình nguyện. Nồng độ của RMP, ỈNH và
acetylisoniazid (chất chuyển hoá của INH) được định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Các giá trị Cmax, tmax, AUCo-2 4 chênh lệch
rõ rệt giữa nhóm L và nhóm R, nhưng giữa nhóm N và nhóm R lại ít có sự
khác biệt.


14

Năm 2001, Shishoo c .s và cộng sự [33] đã thử tương đương sinh học
của RMP trong viên nang đơn lẻ và RMP trong viên phối hợp RMP, INH
phương pháp HPTLC được áp dụng để định lượng RMP và chất chuyển
hoá 25-desacetyl rifampicin trong nước tiểu. Dựa trên lượng RMP và 25desacalyl rifampicin bài tiết ra nước tiểu danh giá lượng RMP được hấp
thu và chuyển hoá. Kết quả cho thấy lượng RMP và 25-desacetyl
rifampicin được bài tiết từ viên phối hợp giảm 21,18% và 24,02% so với từ
viên đơn lẻ Điều này chứng tỏ lượng RMP được hấp thu và ở trạng thái
chưa bị chuyển hoá từ viên phối hợp thấp hơn so với viên đơn lẻ.
Năm 2005, Lê Thị Luyến và cộng sự [9] đã nghiên cứu thử tương

đương sinh học của RMP trong thuốc lao phối hợp 2 và 3 thành phần đang
sử dụng tại Việt Nam có so sánh với viên đối chiếu đơn lẻ. Nghiên cứu
được thực hiện trên 12 người tình nguyện. Kết quả cho thấy

Cmax

RMP

huyết tương trung bình khi uống viên 2 thành phần (RMP, INH) và viên ba
thành phần (RMP, INH, PZA) chỉ đạt trung bình 62,07% và 53,43% so với
viên đối chiếu đơn lẻ. AUCo- 0 0 của RMP khi uống viên 2 thành phần và
viên 3 thành phần thấp hơn so với viên đối chiếu đơn lẻ, chỉ đạt tỷ lệ
76,70% và 63,3% so với viên đối chiếu đơn lẻ. Tmax khi uống viên 3 thành
phần là 3 giờ, khi uống viên 2 thành phần là 2,5 giờ trong khi đó tmax của
viên đối chiếu đơn lẻ khoảng 1 giờ. Qua các thông số

Cmax

AƯCo- 0 0 và

tmax

cho thấy tốc độ hấp thu RMP khi uống viên phối hợp thấp hơn so với tốc
độ hấp thu RMP khi uống viên đơn lẻ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự tương đương sinh học giữa
viên phối hợp và viên đơn lẻ xét về mặt hấp thu RMP.
Các nhà nghiên cứu trên đây mới chỉ đưa ra những kết quả khẳng
định có sự giảm sinh khả dụng của RMP trong viên phối hợp. Saranjil
Singh [35] đã dự đoán một số nguyên nhân dẫn tới kết quả trên: Sự khác
nhau về dạng thù hình của RMP; Yếu tố thực hành tốt sản xuất thuốc; Sự



15

ảnh hưởng của tá dược tới sự hấp thu; Các yếu tố thuộc về thiết kế công
thức; Sự phân huỷ thuốc trong chế phẩm; Sự phân huỷ thuốc trong đường
tiêu hoá.
Từ những nguyên nhân trên tác giả cũng đưa ra các biện pháp nâng
cao sinh khả dụng của RMP và hạn chế tương tác giữa các dược chất trong
viên phối hợp như sau:
Bào chế dưới dạng viên hoặc dạng hạt bao tan ở ruột.
Dùng kèm các thuốc trung hoà acid dịch vị cùng thời điểm với thuốc
điều trị bệnh lao.
Dùng các chất hạn chế sự phân huỷ RMP trong dịch tiêu hoá.
Bào chế dưới dạng hệ điều trị giải phóng thuốc ở các vị trí khác nhau
trong đường tiêu hoá.
Năm 2007, nhóm nghiên cứu Vũ Thị Thu Hà, Phạm Ngọc Bùng,Võ
Quốc Ánh [12] đã có đề tài nghiên cứu bào chế viên nén 3 thành phần.
Trong đó đã đưa ra biện pháp hạn chế sự tương tác giữa các thành phần
dược chất, đặc biệt là sự tương tác giữa RMP và INH bằng biện pháp bao
hạt INH, rồi sau đó mới dập viên.
Năm 2007, nhóm nghiên cứu Gohel MC. và cộng sự [22] đã có
nghiên cứu nhằm hạn chế sự tương tác giữa 2 thành phần RMP và INH khi
phối hợp chúng trong viên 2 thành phần. Các tác giả đã đưa ra biện pháp
xát hạt ướt RMP với các tá dược HPMC, Calcium carbonat, PEG 4000 rồi
dập thành viên. Còn INH sẽ được tạo thành hạt compac với Dicalcium
phosphat rồi đóng vào nang số 4. Cuối cùng là sự kết hợp giữa viên RMP
và nang chứa INH được cho vào nang số 0.



16

1.3. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo của thuốc

1.3.1. Khái niệm về sình khả dụng và tương đương sinh học
* Định nghĩa:
Sinh khả dụng (bioavaibilỉty ) của một chế phẩm thuốc là tốc độ và
mức độ hấp thu dược chất còn nguyên hoạt tính từ dạng bào chế vào được
vòng tuần hoàn đến vị trí tác dụng.
Tương đương sinh học (Bioequivalence): hai chế phẩm được coi là
tương đương sinh học khi giữa chúng không có sự khác biệt có ý nghĩa về
mức độ và tốc độ hấp thu dược chất khi được dùng cùng liều như nhau
dưới những điều kiện như nhau trong một thiết kế thích hợp.
Mức độ hấp thu của thuốc được phản ánh bằng chỉ số AUC- diện tích
dưới đường cong đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nồng độ thuổc trong
máu (huyết tương) biến đổi theo thời gian (thường gọi là diện tích dưới
đường cong nồng độ - thời gian)
Tốc độ hấp thu của thuốc được xác định bằng nồng độ cao nhất của
thuốc trong huyết tương (Cmax) và thời gian đạt được nồng độ Cmax
(Tmax).
* Các th ô n g số biểu thị sinh khả dụng của thuốc:
+AUC-(Area Under the Curve):
Do không thể trực tiếp đo được tổng lượng thuốc vào cơ thể, cho nên
để tính sinh khả dụng của thuốc người ta phải tính gián tiếp thông qua đại
lượng AUC.
AUC- biểu thị tượng trưng cho lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn
ở dạng còn hoạt tính sau một thời gian.


17


Đơn vị tính AUC là m g.h.r1 hoặc |ig.h/ml. Đe tính AUC, người ta
dựa vào đồ thị nồng độ thuốc trong máu (huyết tương) biến đổi theo thời
gian.
Công thức tính AUCo-0 0 như sau:
AUCo- 00= — + ( S (C' - C/+1
2
2

)+ cẴz

Cj - nồng độ thuốc đo được thời điểm tj
c t - nồng độ thuốc tại thời điểm lấy mẫu cuối cùng còn định lượng
được
Xz - hằng số tốc độ thải trừ, được tính từ đường cong đồ thị bán
logarit của nồng độ thuốc trong máu biến đổi theo thời gian tại những điểm
lấy máu cuối cùng của pha thải trừ.
+ tmax - thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương, là khoảng thời gian
kể từ khi uống thuốc cho đến khi đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương.
Tại thời điểm Tmax, nồng độ trong huyết tương cao nhất và tốc độ hấp thu
của thuốc bằng tốc độ thải trừ. Khi so sánh các chế phẩm chỉ số Tmax biểu
thị tốc độ hấp thu của thuốc, Tmax càng nhỏ thì tốc độ hấp thu của thuốc
càng nhanh.
+ Cmax - Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương, hay nồng độ thuốc cao
nhất đạt được trong huyết tương sau khi uống. Cmax liên quan đến đáp ứng
điều trị và khả năng gây độc của thuốc.
* Sinh khả dụng tuyệt đối và sinh khả dụng tương đối
Nếu tạm chấp nhận tất cả lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn
chung ở dạng còn hoạt tính sẽ phát huy tác dụng dược lý thì trị số AUC
cho phép đánh giá được chất lượng của chế phẩm bào chế.



×