Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng nifedipin trong huyết tương để đánh giá sinh khả dụng viên nén nifedipin tác dụng kéo dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI

h o à n g th ị h ư ờ n g

n g h iê n c ứ u á p d ụ n g PHƯƠNG PHÁP đ ịn H
lư ợ n g

n ife d ip in

h u y ế t tư ơ n g

t r o n g

đ ể đ á n h g iá

s in h k h ả d ụ n g v iê n n é n
n
H
c UYÊN
i f e NGÀNH:
d i p i nKIỂMt án gch i ệdm dụư n
ợcg
PHẨM
k é- ĐỘC
o CHẤTHỌC
dài
MÃ SỐ: 030205



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. Phạm Gia Huệ
2. Ths. Phạm Thị Minh Huệ

HÀ NỘI - 2002


Trong quá trình thực hiện luận văn "Nghiên cứu áp dụng phương pháp
định lượng nifedipin trong huyết tương để đánh giá sinh khả dụng viên nén
nifedipin tác dụng kéo dài", tôi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu của các Thầy,
Cô giáo bộ môn Bào chế, Bộ môn phân tích, Bộ môn Dược lý, Phòng thí nghiệm
GMP và Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại Học Dược Hà nội. Ban giám
đốc và Labo dược động học Trung tâm kiểm nghiệm nghiên cứu dược Quân đội.
Ban giám đốc và Phòng kiểm tra chất lượng - Công ty cổ phần TRAPHACO.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS. Phạm Gia Huệ
TS. Võ Xuân Minh
ThS. Phạm Thị Minh Huệ
Những người đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân
thành cảm ơn ThS. Vũ Thị Thuận - Giám đốc công ty , ThS. Nguyễn Huy Văn Trưcmg phòng nghiên cứu và phát triển , Phòng kiểm tra chất lượng - Công ty cổ
phần TRAPHACO, đã tạo điều kiện về thòd gian cũng như kinh phí giúp tôi hoàn
thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm Cfn tất cả các Thầy Cô giáo Trường Đại học Dược
Hà nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Hà nội, ngày 12 tháng 12 năm 2002

Học viên: Hoàng Thị Hường



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AƯC: Diện tích dưới đường cong (Area Under Curve).
Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương.
CTPT: Công thức phân tử.
HPLC: Sắc ký lỏng hiệu năng cao.
GLC: Sắc ký khí.
K; Hằng số tốc độ thải trừ.
SD; Độ lệch chuẩn.
RSD: Độ lệch chuẩn tương đối.
SKD: Sinh khả dụng.
Thòd gián cần thiết để thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương.
T 1/2 : Thời gian bán thải của thuốc.
TLPT: Trọng lượng phân tử.
T„J,: Nhiệt độ nóng chảy
TDKD: Tác dụng kéo dài
TĐSH: Tương đương sinh học


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ

1

PHẦN I: TỔNG QUAN

3

1.1. Tổng quan về nifedipin.........................................................................


3

7.7.7. Công thức cấu t ạo...........................................................................

3

1.1 l .T í n h chất lý hoá...............................................................................

3

1.1.3. Dược động học.................................................................................

3

1.1.4. Tác dụng... '........................................................................................

4

1.1.5. Chỉ định............................................................................................

4

1.1.6. Tác dụng bất lợi...............................................................................

4

1.1.7. Liều dùng..........................................................................................

5


1.1.8. Chống chỉ định................................................................................

5

1.1.9. Một s ố ch ế phẩm nifedipin TDKD trên thị trường......................

6

7.2 . Các phương pháp định lượng nifedipin................................................



1.2.1. Định lượng nifedipin dạng nguyên liệ u .....................................

6

1.2.2. Định lượng nifedipin trong các ch ế p h ẩ m ..................................

7

1.23. Định lượng nifedipin trong huyết tương......................................

8

13 . Tổng quan về thuốc tác dụng kéo dài...................................................

10

ỉ . 3.1. Khái niệm về thuốc TDKD............................................................


11

1.3.2. ưu nhược điểm của thuốc TDKD..................................................

12

1.3.3. Các yếu tố sinh học liên quan đếnthuốc TDKD...........................

13

1.4. Tổng quan về sinh khả dụng và cách đánh g iá ..................................

14

1.4.1. Phương pháp đánh giá SKD thuốc TDKD..................................

14

1.4.2. Tương đương sinh học và cách đánh giá.......................................

17


PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

20

2.1. Nội dung nghiên c ứ u ..............................................................................


20

2

.2 . Nguyên vật liệu nghiên cứu và súc vật thí nghiệm...............................

2 0

2.2.1. Hoá chất...........................................................................................

20

2.2.2. Máy mốc - dụng cụ..........................................................................

20

2.2.3. Mẫu thử và súc vật thí nghiệm........................................................

21

2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................

21

2.3..Ỉ. Phương pháp cho chó uống thuốc.................................................

21

2.3.2. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu.............................................


22

2.33. Phương pháp xây dựng đường chuẩn............................................

22

PHẦN 3: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ

28

3.1. Khảo sát phương pháp định lượng nifedipin bằng HPLC...................

28

3.1.1. Khảo sát phương pháp đinh lương nifedipin bằng HPLC trong
pha động..........................................................................................................

28

3.1.2. Khảo sát phương pháp đinh lương nifedipin bằng HPLC trong
huyết tương........................................................................................................

31

3.2. Định lượng nifedipin trong huyết tương chó.........................................

38

3.3. Đánh giá tương đương sinh học của viên thử và viên đối chiếu


48

3.4. Nhận xét chung........................................................................................

49

PHẦN 4: K ẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

52

4.1. Kết luận......................................................................................................

52

4.2. Đ ề xuất.......................................................................................................

53

Tài liệu tham khảo............................................................................................

54


ĐẬT VẤN ĐỂ
Trong những năm gần đày, cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
ngành dược cũng đã có sự chuyển mình đáng kể. Các nhà máy sản xuất thuốc
đã đáp ứng đáng kể nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền
kinh tế cũng kéo theo sự thay đổi mô hình bệnh tật. Nếu những thập kỷ 70
chúng ta phải đối mặt với những bệnh viêm nhiễm thì những năm gần đây do
điều kiện kinh tế phát triển chúng ta lại phải đối mặt với những căn bệnh như

ung thư, tim mạch, cao huyết áp,... Do đó vấn đề sản xuất thuốc tim mạch để
đáp ứng nhu cầù chữa bệnh của ngưòd dân hiện nay đang là vấn đề làm cho
các nhà nghiên cứu và sản xuất thuốc trong nước quan tâm đặc biệt.
Các bệnh về tim mạch đều là những bệnh mãn tính, thời gian điều trị
dài. Hiện nay các thuốc tim mạch sản xuất trong nước còn rất hạn chế cả về số
lượng và tác dụng điều trị. ở nước ta các thuốc này đều được sản xuất ở dạng
thuốc qui ước, do đó bệnh nhân phải dùng lặp đi lặp lại nhiều liều đơn trong
quá trình điều trị. Việc dùng nhiều lần các liều đofn này không chỉ gây khó
khăn cho bệnh nhân mà còn làm tăng những tác dụng không mong muốn do
sự dao động nồng độ thuốc trong huyết tưcfng. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với các
nhà nghiên cứu và sản xuất đó là nghiên cứu, bào chế và sản xuất thuốc tác
dụng kéo dài (TDKD) để đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước, đặc
biệt là những thuốc vói các dược chất chữa bệnh tim mạch. Trong các nhóm
thuốc về tim mạch, nifedipin là dược chất đầu tiên được đưa vào điều trị lâm
sàng. Nifedipin là dược chất rất ít tan trong nước, thời gian bán huỷ ngắn
(T[/2 = 2 - 5 giờ), sinh khả dụng thấp khi dùng qua đường uống nên nếu bào
chế ở dạng qui ước thì hiệu quả điều trị không cao do bệnh nhân phải uống
thuốc nhiều lần trong một ngày và nồng độ trong máu thất thường dễ gây ra
tác dụng không mong muốn như làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Để khắc
phục những nhược điểm của viên nén nifedipin dạng qui ước, Bộ môn Bào


chế Trưòỉng Đại Học Dược Hà Nội đã nghiên cứu bào chế viên nén nifedipin
TDKD nhằm mục đích nâng cao tác dụng điều trị và làm giảm các tác dụng
không mong muốn. Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu khảo sát, áp
dụng các phương pháp định lượng nifedipin bằng HPLC để định lượng
nifedipin trong huyết tương, từ đó đánh giá được tương đương sinh học giữa
viên nifedipin TDKD mới bào chế và viên Adalat - Retard.



PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỂ NIFEDIPIN
1.1.1. Công thức cáu tao [19]
Nifedipin có công thức cấu tạo như sau:

CTPT:
T LPT: 346,34
Tên khoa học: 3,5 Pyridine dicarboxylic acid, 1,4 - dihydro - 2,6 dimethyl - 4 - (2 - nitrophenyl) - dimethyl ester.
(Dimethyl 1,4 - dihydro - 2,6 dimethyl - 4(o - nitrophenyl) - 3,5 - pyridine
dicarboxylate)
1.1.2. Tính chất ly hoá [19], [35], [36], [37], [38]
Bột tinh thể

màu vàng, hầu như không tan trong nước, tan trong

methanol, ethanol, 10 phần aceton, dễ tan trong cloroform.
Dưới tác dụng của ánh sáng dễ bị biến đổi thành nitrosophenylpyridin.
T„,= 171 - 175°c.
1.1.3. Dươc đông hoc [14], [19]
Hấp thu
Nifedipin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, tuy nhiên sinh khả
dụng của thuốc dùng đường uống khá thấp (SKD 45 - 75%). Nồng độ thuốc
trong máu đạt tối đa sau khi uống 30 - 60 phút. Thời gian bán thải 2 - 5 giờ.


Phân b ố
Nifedipin gắn vào huyết tương với tỷ lệ cao (khoảng 90 - 95% ).
Chuyển hoá
Chuyển hoá hoàn toàn ở gan thành chất không còn hoạt tính (chất
chuyển hoá vẫn còn chưa rõ).

Thải trừ
Thải trừ chính qua nước tiểu (80%), ngoài ra còn thải trừ qua phân và
mật (20%). Sau 24 giờ thuốc được thải trừ hết khỏi cơ thể.
1.1.4. Tác dung [14], [19]
Nifedipin.la một tác nhân chẹn dòng calci thuộc nhóm dihydropyridin,
ngăn cản sự tiếp nhận calci và làm chậm dòng calci đi vào tế bào.

Calcilàmột

yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong chức phận của những tổ chức đặc
biệt là tim và cơ trơn thành mạch. Thuốc phong toả kênh calci, ức chế Ca
vào tế bào cơ tim và cơ trom thành mạch, do đó làm giãn mạch, chậm nhịp tim,
làm giảm co bóp cơ tim, giảm lưu lượng tim, chậm dẫn truyền nhĩ thất.
Tác dụng chính là giãn động mạch vành và mạch ngoại vi (động mạch,
tiểu động mạch). Thuốc ít tác dụng trên tĩnh mạch .
1.1.5. Chỉ đinh [141
- Dự phòng và điều trị các cơn đau thắt ngực do co thắt mạch vành.
- Chống loạn nhịp tim.
- Điều trị cao huyết áp thể vừa và nhẹ.
- Điều trị triệu chứng các hiện tượng Raynaud sơ hay thứ phát.
1.1.6. Tác dung b ất lơi
ít xảy ra, thường xảy ra đối với những ngưòi mới dùng thuốc, xảy ra khi
ngay mới bắt đầu điều trị. Có thể gây ccfn bốc hoả đỏ bừng mặt, đau đầu, hoa
mắt, chóng mặt, buồn nôn, đầy bụng, hạ huyết áp thế đứng, chậm nhịp tim,
bloc nhĩ thất, phù chi dưới,...


Triệu chứng bất lợi tăng trong chứng thiếu máu cục bộ đau thắt ngực,
tăng nhạy cảm vód thuốc khi chức năng thận suy giảm.
1.1.7. Liều dùng [14]

- Liều thưòỉng dùng là lOmg X 3 lần/ ngày. Uống sau bữa ăn và tăng dần
liều nếu cần.
- Liều tối đa : 180mg/ ngày. Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Với bệnh nhân cao tuổi hoặc khi dùng kèm thuốc khác, liều bắt đầu là
5mg X 3 lần/ ngày.

- Dạng đặt dưới lưỡi hoặc ngậm cho hiệu quả nhanh sau 5 - 1 0 phút.
Uống nhắc lại sau 5 - 1 5 phút.
- Trong cơn tăng huyết áp: Uống 10 - 20mg, có hiệu quả sau 15 - 20
phút, uống nhắc lại sau 30 phút.
- Phối hợp thuốc có lợi trong điều trị:
+ Dùng kèm thuốc chẹn p trong đau thắt ngực và cao huyết áp.
+ Dùng kèm nitrat trong đau thắt ngực.
+ Phối hợp với ức chế enzym chuyển anginotensine trong cao huyết áp.
1.1.8. Chống chỉ đỉnh
- Chống chỉ định tuyệt đối:
+ Mẫn cảm với nifedipin.
+ Nhồi máu cơ tim cấp.
+ Sốt do nguyên nhân về tim
- Chống chỉ định tương đối:
+ Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
+ Phối hợp vófi digoxin, cyclosporin do làm tăng hàm lượng thuốc dùng
kèm.
+ Phối hợp với rifampicin. Làm giảm hàm lượng nifedipin do cảm ứng
enzym ở gan.
+ Với bệnh nhân đái đường.


1.1.9. M ốt số chế phẩm nifedipin tác dung kéo dài trèn thi trường [14]
- Viên nén Adalat - retard.

Hãng sản xuất; Bayer - Pharma. Viên tác dụng kéo dài 20mg, hộp 30
viên. Sau 2- 4 giờ đạt nồng độ tối đa trong huyết tương. Thuốc có tác dụng
kéo dài 12 giờ.
-Viên nén Adalat LA.
Hãng sản xuất: Bayer - Pharma. Viên bao thẩm thấu tác dụng kéo dài
30mg, hộp 30 viên. Bào chế dạng viên nén thẩm thấu. Sau 6 - 8 giờ đạt nồng
độ tối đa trong huyết tương và giữ ở mức này có hơi giảm một chút cho đến
sau 24 giờ

..

- Viên nén Nifehexal Retard.
Hãng sản xuất: Hexal AG. Viên nén tác dụng kéo dài, hộp 30 viên, 50
viên, 100 viên.Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ.
- Viên Cordaflex.
Hãng sản xuất: Egis. Viên nén nifedipin tác dụng kéo dài hàm lượng
20mg, chai 60 viên, vỉ 10 viên. Sau 2 - 4 giờ đạt nồng độ tối đa trong huyết
tương. Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ.
- Viên nén Apo - Nifed PA.
Hãng sản xuất: Apotex. Viên nén nifedipin tác dụng kéo dài hàm lượng
lOmg, 20mg, chai 100 viên, 500 viên. Sau 2 - 4 giờ đạt nồng độ tối đa trong
huyết tương. Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ.
- Viên Timol.
Hãng sản xuất: Ampharco. Viên nén nifedipin tác dụng kéo dài hàm
lượng 20mg, vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ. Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG NIFEDIPIN
1.2.1 - Đinh lương nifedipin dang nguyên liêu
12.1.1. Phươns pháp 1 [35],[36]



Hoà tan một lượng nifedipin trong hỗn hợp đồng thể tích của 2- methyl
2- propanol và acid perchloric. Định lượng bằng dung dịch amoni ceric sulfat
0,1M (dùng chỉ thị là Ferroin) đến khi màu hồng biến mất.
Iml Amoni ceric sulfat 0,1M a 17,32mg CiyHjgNjO^.
1.2.12. Phươns pháp 2 : Phương pháp HPLC[38]
+ Hệ sắc ký:
• Pha động: Nước - Acetonitril - Methanol (50 : 25 : 25)
• Cột: Lichrosorb RP - 18 25cm

X

4,6mm

• Detector u v phát hiện tại bước sóng 235nm
• TÒc độ dòng Iml / phút.
+ Dung dịch chuẩn: Hoà tan một lượng nifedipin chuẩn trong methanol
(khoảng Img/ml) và pha loãng với pha động để được dung dịch có nồng độ
khoảng 0,lmg/ml.
+ Dung dịch thử: Cân một lượng nifedipin cho vào bình định mức, hoà
tan bằng methanol, pha loãng bằng pha động đến vạch và trộn đều, thu được
dung dịch có nồng độ 0,lmg/ml.
+ Tiến hành: Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử vào cột.
Ghi sắc ký đồ của dung dịch chuẩn và dung dịch thử và tính toán dựa vào diện
tích pic .
Yêu cầu: Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn được ghi lại trên hệ thống sắc
ký có cột vófi số dĩa lý thuyết không ít hơn 16000.
1.2.1.3. Phươns pháp 3 : Quang p hổ hấp thụ tử ngoại [37]
Cân một lượng nifedipin vào bình định mức, hoà tan bằng methanol,
pha loãng nếu cần thiết đến nồng độ thích hợp bằng methanol. Lấy dung dịch
thu được đo độ hấp thụ tại bước sóng 350nm. Tính toán kết qủa theo£’|' =

142.3.
1.2.2 - Đỉnh lương nifedipin trong các chế phẩm


8

Các chế phẩm có chứa nifedipin dạng viên nang và viên nén được định lượng
theo các phưcmg pháp sau:
12.2.1. Theo phươns pháp HPLC Í121J331J381
+ Hệ sắc ký:
• Cột: Lichrosorb RP - 18

25cm X 4,6mm (5ịj,m hoặc lOịim).

• Detector u v phát hiện tại bước sóng 235nm.
• Tốc độ dòng Iml / phút.
• Pha động
* Nước - Acetonitril - Methanol (50 : 25 : 25).
* Acetonitril - Acid orthophosphoric 0,03% (40 : 60).
+ Pha dung dịch chuẩn và dung dịch thử theo qui định của chuyên luận, tiến
hành sắc ký, ghi lại sắc ký đổ . Tính toán kết quả dựa và diện tích pic của mẫu
thử và mẫu chuẩn.
1.22.2. Theo phươns pháp guans phổ hấp thu tử nsoai [25]
+ Dung dịch thử: Cân một lượng bột viên theo qui định của chuyên
luận, hoà tan bằng methanol, sau đó thêm nước vừa đủ. Lọc lấy dịch lọc, pha
loãng nếu cần thiết. ^
+ Dung dịch chuẩn: Cân một lượng nifedipin chuẩn, hoà tan và pha
loãng giống dung dịch thử để thu được dung dịch có nồng độ như dung dịch
thử.
+ Tiến hành đo độ hấp thụ tại bước sóng 350nm của dung dịch chuẩn và

dung dịch thử, từ đó ta tính được hàm lượng nifedipin trong viên.
1.2.3. Đinh lương niĩedipỉn trong huyết tương [ 16],[ 18] ,[ 23],[ 25],[ 26], 28]
12.3.1. Phươns pháo tách, chiết hoat chất từdich sinh hoc
- Nguyên tắc: Chuyển hoạt chất từ dạng liên kết với protein sang dạng
tự do tan trong dung môi hữu cơ rồi dùng dung môi hữu cơ thích hợp để chiết.


- Dung môi và điều kiện chiết tách: Việc lựa chọn dung môi để có hiệu
suất chiết cao có ảnh hưởng rất quan trọng trong phương pháp định lượng.
Một số hệ dung môi được sử dụng trong các tài liệu để chiết tách đó là:
+ Dichloromethan - n-pentan (30 : 70)
+ Methyl-t-butylether - iso octan (75 : 25)
+ Dichloromethan - n-hexan (30 : 70 )
+ Cloroform
+ Ethylacetat
Trong đó hay sử dụng các hệ dung môi là:
+ Dichloromethan - n-pentan (30 : 70)
+ Methyl-t-butylether - iso octan (75 : 25).
Cũng có thể dùng phương pháp chiết pha rắn (Solid phase extraction)
1.2.32. Phươns pháp đinh lươns
Việc định lượng nifedipin trong các mẫu huyết tưcỉng theo các tài liệu
tham khảo đều sử dụng phương pháp GLC và phương pháp HPLC.
• Phương pháp GLC: Mẫu huyết tương có nifedipin được cho vào ống
nghiệm có nắp kín lOml, thêm dung dịch đệm phosphat 0,1M (pH = 7,2) và
trộn đều. Sau đó thêm 0,5ml benzen có chứa chất chuẩn nội griseofulvin với
nồng độ lOOng/ml. Trộn đều hỗn hợp này trong 10 phút, sau đó ly tâm với tốc
độ 3500vòng/ phút trong 5 phút. Lấy 0,3^1 dung môi hữu cơ chạy sắc ký với
detector điện hoá, nhiệt độ cột là 270°c, nhiệt độ detector là 310°c. Dùng khí
nitơ vói tốc độ dòng là 60ml/phút.
Vód phương pháp định lượng GLC có ưu điểm phát hiện nifedipin trong

huyết tương với nồng độ rất nhỏ (2ng/ml), nhưng trong quá trình định lượng sẽ
gặp một số khó khăn như nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến nifedipin, độ lặp lại
thấp. Kết quả của phương pháp không chính xác khi xuất hiện một lượng đáng
kể các chất có nguồn gốc pyridin từ dịch sinh học.


10

• Phương pháp HPLC: Mẫu huyết tương có nifedipin được cho vào ống
nghiệm 15ml có nắp kín, kiềm hoá bằng 500|J.1 natri hydroxyd IM, sau đó
được chiết bằng các dung môi hữu cơ. Ly tâm mẫu, sau đó lớp dung môi hữu
cơ được chuyển sang ống nghiệm khác, bốc hơi trên cách thuỷ ở nhiệt độ 45°c
và dùng luồng khí nitơ để bốc hơi dung môi đến khô, cắn còn lại được hoà tan
trong pha động, lọc qua màng lọc millipore 0,45Ịim, dịch lọc thu được dùng
để chạy sắc kỷ.
+ Hệ sắc ký:
• Cột: Lichrosorb RP - 18 25cm

X

4,6mm (5|im hoặc lOịim)

• Detector u v phát hiện tại bước sóng 235nm hoặc 350nm
• Tốc độ dòng Iml / phút.
• Pha động
* Dinatrihydrophosphat 0,0 IM
* Dinatri hydrophosphat 0,0 IM - Methanol (50 : 50)
* Methanol - Acetonitril - Nước (30 : 20 : 50)
* Methanol - Nước - Acid acetic - Triethylamin (65 : 34 : 1 : 0,3)
* Acetonitril - Đệm acetat pH4 (55 : 45)

Phương pháp HPLC dùng để định lượng nifedipin trong huyết tương đã
được nhiều tài liêu đề câp đến, phương pháp này đáp ứng được yêu cầu của
phép định lượng vì nó có thể phát hiện chính xác nifedipin trong huyết tương
với nồng độ hàng nanogam có trong một mililit huyết tương.
1.3. TỔNG QUAN VỂ THUỐC TÁC DỤNG K ÉO DÀI (TDKD)
Thuốc TDKD được coi là thế hệ dạng thuốc thứ hai kế tục các dạng
thuốc qui ước, ra đời từ những năm 1950 [10]. Từ đó đến nay do thấy rõ được
những ưu điểm của thuốc TDKD, người ta nghiên cứu và phát triển dạng thuốc
này một cách mạnh mẽ.


11

1.3.1. K hái nièm về thuốc TDKD
Thuốc TDKD là các chế phẩm có khả năng giải phóng hoạt chất liên tục
theo thời gian để duy trì nồng độ thuốc trong máu trong phạm vi điều trị trong
khoảng thời gian dài nhằm nâng cao hiệu quả và giảm số lần dùng thuốc cho
người bệnh.
Theo qui định, thuốc TDKD ít nhất phải giảm được ít nhất một nửa số
lần dùng thuốc cho người bệnh so với các dạng thuốc qui ước.
Đồ thị nồng độ thuốc trong máu (C) theo thời gian (t) của dạng thuốc
qui ước và thuốc TDKD

A: Thuốc qui ước
B: Thuốc tác dụng kéo dài
MTC: Nồng độ tối thiểu gây độc
MEC: Nồng độ tối thiểu có tác dụng
Hiện nay trong nhiều tài liệu chuyên môn córất nhiềuthuậtngữ để chỉ thuốc
TDKD, trong đó cách phân biệt cũng chưathống nhất vàrõ ràng.


Có thể chia

theo các loại sau:
- Thuốc giải phóng kéo dài: (Sustained - Release, Prolonged - Release,
Extended - Release) Là các thuốc có khả năng giải phóng từ từ, liên tục dược


12

chất trong khoảng thời gian mong muốn để duy trì dược chất trong khoảng
thời gian điều trị.
- Thuốc giải phóng có kiểm soát: (Controlled - Release) Là thuốc
TDKD ở mức cao hơn, bao hàm ý nghĩa duy trì nồng độ dược chất hằng định
trong máu trong phạm vi điều trị và định hướng (khu trú) tác dụng của thuốc
trong phạm vi nhất định của cơ thể.
- Thuốc giải phóng theo chương trình: (Programmed - Release) Như
thuốc giải phóng có kiểm soát nhưng tốc độ giải phóng dược chất được kiểm
soát chặt chẽ hơn theo chương trình đã định sẩn.
1.3.2. ư u nhươc điểm của thuốc TDKD [10]
1.32.1. ưu điểm
- Duy trì được nồng độ dược chất trong máu trong phạm vi điều trị,
giảm sự dao động nồng độ thuốc trong máu (tránh hiện tượng đỉnh, đáy) do đó
làm giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Nâng cao sinh khả dụng của thuốc cho người bệnh, tránh phiền phức,
bỏ thuốc, quên thuốc, đảm bảo được sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh
nhân.
- Nâng cao sinh khả dụng của thuốc do thuốc được hấp thu đều đặn,
triệt để hơn, có thể điều chỉnh cho thuốc giải phóng tại vị trí hấp thu tối ưu.
Trong nhiều trường hợp, tập trung được nồng độ thuốc cao tại nơi điều trị,
phát huy tác dụng tối đa của thuốc.

- Giảm tổng liều thuốc dùng cho một đợt điều tri, do đó;
+ Giảm bớt, hoặc loại trừ phản ứng bất lợi.
+ Giảm bớt sự tích luỹ thuốc khi điều trị bệnh mãn tính.
+ Giảm chi phí.
1.32.2. Nhươc điểm
- Nếu có hiện tượng ngộ độc, tác dụng phụ hay không chịu thuốc thì sẽ
nguy hiểm vì không thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể ngay được.


13

- Thuốc TDKD là những thuốc đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi uống quá trình
giải phóng dược chất phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do đó nếu có sai sót trong kỹ
thuật bào chế hay những thay đổi sinh học ở cá thể người bệnh đều có thể dẫn
đến những thất bại trong đáp ứng lâm sàng so với ý đồ thiết kế ban đầu.
- Chỉ có một số ít dược chất chế được dưới dạng thuốc tác dụng kéo dài,
1.3.3. Các yếu tỏ sinh hoc liên quan đến thuốc TDKD [10]
1.33.1. Hấu thu
Mục đích chính của thuốc TDKD là kéo dài sự hấp thu, muốn vậy phải
kéo dài sự giải phóng dược chất ra khỏi dạng thuốc. Cho nên với thuốc tác
dụng kéo dài thì hằng số tốc độ giải phóng dược chất phải nhỏ hơn rất nhiều
so vốfi hằng số tốc độ hấp thu (Kop «< K ht)- v ì vậy các thuốc hấp thu chậm
không nên chế dưới dạng thuốc TDKD.
1.33.2. Phân b ố
Thể tích phân bố biểu kiến là tỷ lệ nồng độ thuốc trong mô/ huyết tương
tại lúc ổn định. Đây là tham số được sử dụng để mô tả đặc tính phân bố của
thuốc. Chúng được vận dụng trong việc thiết kế liều cho thuốc TDKD, cũng
như để điều chỉnh liều khi dùng thuốc.
1.33.3. Liên kết với Protein huyết tươns
Thuốc chỉ có tác dụng điều trị khi ở dạng tự do vì ở dạng liên kết với

protein huyết tương, thuốc khó chuyển qua thành mao mạch dẫn đến các tổ
chức. Những thuốc có mức độ liên kết protein huyết tương cao thường được
giữ lại lâu trong hệ mạch, sau đó được giải phóng từ từ, kéo dài tác dụng điều
trị (như diazepam, coumarin, novobiocin...). Do đó các dược chất này không
cần chế dưới dạng thuốc TDKD.
13.3.4. Chuyển hoá
Với những dược chất bị chuyển hoá bởi hệ men ở thành ruột hoặc bị
chuyển hoá qua gan lần đầu, nếu chế dưới dạng TDKD thì sinh khả dụng của
thuốc này bị giảm nhiều. Với các dược chất này, tốt nhất là dùng dưới dạng


I

14

tiền thuốc, sau khi qua ruột hoặc gan, dưới tác dụng của men sẽ trở lại dược
chất ban đầu, hoặc chế dưới dạng cốt trao đổi ion.
13.3.5. Thải trừ và bán thải sinh hoc
Mục đích chính của thuốc TDKD là duy trì nồng độ thuốc trong máu
trong thời gian điều trị. Muốn vậy tốc độ hấp thu dược chất từ dạng TDKD
phải bằng tốc độ thải trừ khỏi cơ thể. Tốc độ thải trừ khỏi cơ thể được đặc
trưng bằng thòfi gian bán thải

( T ị / 2) .

Thuốc có thời gian bán thải

ngắn, muốn duy trì được nồng độ thuốc

trong máu thì phải dùng liên tục, do đó nên chế dưới dạng thuốc TDKD. Tuy

nhiên, nếu Ti/2 < 2 giờ thì liều dùng sẽ quá lớn và tốc độ giải phóng phải
nhanh, cho nên khó áp dụng trong thực tế. Ngược lại những thuốc có Ti/2 > 8
giờ (như diazepam, digoxin, guanethidin,...) thì không cần điều chế dưới dạng
thuốc TDKD.
Thuốc có Tj/ 2 từ 4 - 6 giờ là thích hợp để chế dưới dạng thuốc TDKD .
13.3.6. Cỡ liều và sư an toàn
Lượng dược chất chứa trong một đơn vị liều của thuốc TDKD thường
lớn hcfn dạng thuốc qui ước. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người dùng
nếu sự khống chế tốc độ giải phóng dược chất của thuốc không đảm bảo làm
cho toàn bộ lượng dược chất giải phóng nhanh trong khoảng thời gian ngắn.
Do vậy để đảm bảo an toàn cho người bệnh, các dược chất có chỉ số điều trị
thấp, liều tác dụng gần với liều độc không nên chế dưới dạng thuốc TDKD.
1.4. TỔNG QUAN VỂ SINH KHẢ DỤNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ
1.4.1. Phương pháp đánh giá sinh khả dung thuốc TDKD
1.4.1.1. Đánh 8Ìá SKD invitro [10,][34][35],[36],[37]
SKD invitro là đánh giá quá trình hoà tan giải phóng dược chất từ dạng
thuốc. Đầu tiên người ta qui định phép thử để đánh giá khả năng giải phóng
hoạt chất từ dạng thuốc đó là phép thử độ rã (phép thử này được đưa vào dược


15

điển Mỹ từ năm 1950). Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy độ
rã chưa phản ánh đúng thực chất sự hấp thu của thuốc.
Từ năm 1951 Edward đã làm thực nghiệm về thử độ hoà tan với các chế
phẩm có chứa aspirin và nhận thấy rằng tác dụng giảm đau của viên nén
aspirin phụ thuộc vào tốc độ hoà tan aspirin trong đường tiêu hoá. Từ đó hàng
loạt các thiết bị dùng để đánh giá tốc độ hoà tan của dược chất ra đời đặt cơ sở
cho việc phát triển môn sinh dược học bào chế. Từ năm 1970 dược điển Mỹ đã
đưa chuyên luận thử độ hoà tan áp dụng cho các dạng thuốc rắn có chứa các

dược chất ít tan. Các dược điển khác như Anh, Châu Âu, Nhật,...cũng có
chuyên luận qui định phép thử này. Dược điển Việt Nam III cũng đã qui định
thử độ hoà tan đối với một số hoạt chất ít tan trong các chế phẩm viên, về mặt
ý nghĩa SKD invitro chưa phải là SKD thực sự, tuy về mặt lý thuyết phép thử
độ hoà tan có bắt chước một số điều kiện sinh học nhưng vẫn còn khác xa với
điều kiện thực tế. Do đó chưa đánh giá đầy đủ hiệu quả lâm sàng của chế
phẩm. Có những trưòỉng hợp dược chất hoà tan nhanh nhưng chưa chắc đã
được hấp thu tốt. Tuy vậy SKD in vitro là công cụ quan trọng trong quá trình
thiết kế công thức thuốc và kiểm soát đảm bảo sự đồng nhất của các lô mẻ sản
xuất trong cùng một cơ sở sản xuất và giữa các cơ sở sản xuất thuốc với nhau.
Bên cạnh đó SKD invitro còn là công cụ dùng để sàng lọc, định hướng cho
đánh giá SKD in vivo để giảm chi phí nghiên cứu. SKD invitro chỉ được dùng
thay thế SKD invivo trong các trường hợp đã chứng minh được sự tương quan
chặt giữa SKD invitro và SKD invivo.
1.4.1.2. Đánh eiá SKD ỉnvivo [10], [21],[22],[24], [27],[30]
Sinh khả dụng invivo là khái niệm đặc trưng cho quá trình sinh dược
học của dạng thuốc, nó phản ánh tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất từ
dạng bào chế vào hệ tuần hoàn. Trong đó mức độ hấp thu được đo bởi diện
tích dưới đường cong nồng độ - thời gian (AUC), tốc độ hấp thu được xác định
bởi thời gian đạt nồng độ cực đại (Tn^ax)- Các dạng bào chế TDKD, do thiết kế


16

công thức đã làm cho tốc độ hấp thu bị biến đổi, và do thòfi gian lưu trữ lâu
trong ống tiêu hoá làm cho các yếu tố



thay đổi. Các nghiên cứu về


dược động học đều phải dựa trên những giả thuyết nhất định, điển hình là các
mô hình dược động học. Phương pháp mô hình ngăn (compartmental
modeling) coi cơ thể như một hay nhiều ngăn đồng nhất, trong đó thuốc được
hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ theo những qui luật nhất định rất hay
được áp dụng. Ngoài ra một số phương pháp khác dựa trên mô hình không
ngăn (noncompartmental modeling) cũng đã được nghiên cứu và đưa vào sử
dụng. Sau đây lặ một số phương pháp hay dùng.
- Phương pháp Wagner - Nelson:
Phương pháp này dựa trên mô hình một ngăn với giả thiết là quá trình
hấp thu và thải trừ thuốc tuân theo động học bậc nhất.
Cơ sở của phương pháp theo nguyên lý bảo toàn khối lượng, lượng dược
chất được hấp thu vào cơ thể (A) bằng lượng dược chất đang tồn tại trong đó
(W) cộng với lượng dược chất bị thải trừ (E).
A=W+E
Nếu xác định được w và E sau mỗi thời điểm t; sẽ xác định được các
giá trị Aj tương ứng. Quan hệ giữa Aị và tị cho ta xác định được tốc độ hấp thu.
- Phương pháp dựa trên mô hình không ngăn:
Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên lý thuyết thống kê trong đó
thời gian tồn tại của một phân tử thuốc trong cơ thể được xem như là một biến
ngẫu nhiên.
Những thông số dược động học chúih có thể tính toán bao gồm:


dược chất đạt nồng độ cực đại.



Nồng độ dược chất cực đại.



được xác định nhờ quan sát dữ liệu thực nghiệm.

• \ ; Hằng số tốc độ thải trừ.
• A ưc : Diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian


17

• AUMC : Diện tích dưód đưòíng cong nồng độ X thời gian - thời gian

• MRT : Thời gian lưu trú trung bình của phân tử dược chất
MRT là một thông số dược động học tổng hợp bao gồm cả quá trình
hoà tan, hấp thu, phân bố, thải trừ. Việc tính toán MRT cho phép ứng dụng
tính toán để so sánh tốc độ hấp thu của các dạng bào chế.
Trong một nghiên cứu thử chéo để so sánh tương đương giữa hai chế
phẩm, khi thời gian phân bố và thải trừ trên cùng một đối tượng được coi là
không đổi thì sự chênh lệch giữa hai giá trị MRT chính là chênh lệch về tốc độ
hấp thu.
- Khái niệm MRT trong invitro là thời gian lưu trú trung bình của mỗi
phân tử dược chất bên trong dạng bào chế từ khi bắt đầu cho vào môi trưòíng
hoà tan cho đến khi hết. Nó được dùng để xác định tương quan giữa tốc độ
hoà tan in vitro vód tốc độ hấp thu in vi vo.
1.4.2. Tương đương sinh hoc và cách đánh giá [ 4], [11]
Có 2 cách đánh giá sinh khả dụng invivo đó là sinh khả dụng tuyệt đối và
sinh khả dụng tương đối:
- Sinh khả dụng tuyệt đối: Được xác định khi ta so sánh diện tích dưới
đường cong của chế phẩm thử với dung dịch tiêm tĩnh mạch chứa cùng liều
dược chất với chế phẩm thử .
Vì thuốc tiêm tĩnh mạch được coi là có sinh khả dụng là 100%

^U C J|,ửx D
SKD

ịv

100%

tu y ệt đối
A U C

X D

thử

Nếu liều của hai chế phẩm như nhau và trọng lượng người thử thuốc như nhau
ta có:
AUC
SKD

100%

tu y ệt đối

Aưc
ir


18

• AUC thử : Diện tích dưới đường cong của chế phẩm thử

• AUQy

: Diện tích dưới đường cong của dung dịch tiêm tĩnh mạch

• D thù

: Liều của chế phẩm thử

• D iy

: Liều của dung dịch tiêm tĩnh mạch

Trong thực tế người ta hay dùng SKD tương đối khi chế phẩm đối chiếu là
thuốc uống.
- Sinh khả dụng tương đối của một chế phẩm (thử) so với một chế phẩm
khác lấy làm chuẩn hoặc đối chiếu (dạng bào chế được coi là có khả năng hấp
thu tốt hoặc chế phẩm đã được công nhận về hiệu lực tác dụng ) là tỷ lệ giữa
lượng dạng hoạt tính của chế phẩm thử vào đại tuần hoàn so với lượng chế
phẩm chuẩn (hoặc đối chiếu) vào đại tuần hoàn.
=

xlOO%
chuẩn

Để so sánh sinh khả dụng của hai dạng thuốc hoặc hai biệt dược, cần
dùng khái niệm SKD tưcíng đối. Nhưng SKD tương đối chỉ cho phép so sánh
mức độ hấp thu mà chưa xét tới tốc độ hấp thu của chúng. Vì thế cần đưa khái
niệm tương đương sinh học (TĐSH)
- Hai chế phẩm được coi là TĐSH nếu giữa chúng không có sự khác
nhau có ý nghĩa thống kê về mức độ và tốc độ hấp thu dược chất hoặc chất

chuyển hoá có hoạt tính tói nơi tác dụng khi được dùng vói liều như nhau dưới
những điều kiện như nhau trong một nghiên cứu được thiết kế một cách phù
hợp.
- Thiết kế thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu tương đương sinh
học thường là thiết kế chéo. Một chế phẩm mới muốn chứng minh được tính
hiệu quả và an toàn phải được so sánh về tương đương sinh học với một chế
phẩm đối chiếu (chuẩn).
Những thông số dược động học cần tính toán gồm:


19

• Nồng độ dược chất trong dịch sinh học (huyết tương, nước bọt, nước
tiểu...) tại từng thời điểm.


Thời gian dược chất đạt nồng độ cực đại.



Nồng độ dược chất cực đại.



: Hằng số tốc độ thải trừ.

• Ti/ji Thời gian bán thải.
• AUC: Diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian.
Tiêu chuẩn của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) áp
dụng phương pháp hai test t một phía (two one - side test) đòi hỏi tất cả các

chỉ tiêu của chế phẩm thử phải nằm trong phoảng giới hạn 80 - 125% so với
chế phẩm đối chiếu (riêng đối với chỉ tiêu A ư c được so sánh sau khi đã
chuyển dạng logarit tự nhiên).


20

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN cứ u
* Nghiên cứu, tiến hành khảo sát các điều kiện để định lượng nifedipin
trong huyết tương chó bằng phương pháp HPLC.
* Định lượng nifedipin trong huyết tương chó uống viên nén nifedipin
TDKD mới bào chế (viên thử) và viên Adalat - Retard (viên đối chiếu).
* Đánh giá tương đương sinh học của viên nén nifedipin TDKD mới
bào chế và viên Adaiat - Retard đối chiếu.

2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN c ứ u VÀ s ú c VẬT THÍ NGHIỆM
2.2.1. Hoá chất
- Nifedipin (Sankyo Pharma GmbH, Đức) đạt tiêu chuẩn dược điển
Mỹ 23.
- Methanol (HPLC Grade - Merck)
- Acetonitril (HPLC Grade - Merck)
- Acid acetic băng (PA - Merck)
- Natri acetat (PA - Merck)
- Triethylamin (PA - Merck)
- Dichloromethan (PA - Merck)
- n- Pentan (PA - Merck)
- Natri hydroxyd (PA - Merck)
2.2.2. M áy móc - Dung cu

- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Merck - Hitachi.
+ Cột Lichrospher RP - 18 250x4mm (5jim)
+ Bơm L - 7100


×