Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Góp phần nghiên cứu tác dụng kháng histamin của cây kim ngân hoa và ké đầu ngựa trên mô hình gây hen thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.42 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUỆ ANH

GÓP PHẦN NGHIÊN

cứu TÁC DỤNG KHÁNG HISTAMIN

CỦA KIM NGÂN HOA VÀ KÉ ĐẦU NGỰA
TRẼN MÔ HỈNH GÂY HEN THỰC NGHIỆM

CHUYÊN NGÀNH Dược LÝ -

Dược LÂM SÀNG

MÃ SỐ: 03.02.02

LUẬN VĂN THẠC s ĩ D ược HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG

HÀ NỘI - 2002


s ề đ


%

d M

ể J T

Tôi xin gửi lời cảm ơn đối với Đảng uỷ, Ban giám hiệu và phòng
đào tạo sau Đại học trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt qúa trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tó lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân
Thắng, Chủ nhiệm bộ môn Hoá sinh trường Đại học Dược Hà Nội.
Người thầy luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi
hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt các thầy giáo, cô giáo, các cô kỹ thuật
viên Bộ môn Hoá sinh.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cô kỹ thuật viên Bộ
môn Dược lý, Vi sinh trường Đại học Dược Hà Nội, các anh chị, bạn bè
đồng nghiệp và các em sinh viên đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2002
DS. Nguyễn Thị Huệ Anh


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIÊT TẮT

BC:

Bạch cầu


KNH:

Kim ngân hoa

KĐN:

Ké đầu ngựa

HSF:

Histamin supressor factor (Tác nhân kìm hãm histamin)

Ts:

T supressor (Tế bào lympho T ức chế)

HLF:

Histamin liberating factor (Tác nhân giải phóng histamin)

PAF:

P lated activating factor (Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu)
Dí.. H ' ■r


MỤC LỤC

Mở đầu:..............................................................................................................1

Chương 1: Tổng quan...................................................................................... 3
1.1 Histamin và vai trò trong phản ứng dị ứng .............................................. 3
1.2 Đại cương về dị ứng....................................................................................12
1.3 Thuốc điều trị trong dị ứng..........................................................................16
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứ u ...................................22
2.1 Nguyên liệu................................................................................................... 22
2.2 Súc vật thí nghiệm......................................................................................... 23
2.3 Hoá chất thí nghiệm.....................................................................................23
2.4 Thiết bị dụng c ụ ............................................................................................ 23
2.5 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................23
2.6 Xử lý số liệu................................................................................................ 30
Chương 3: Kết quả thực nghiệm .................................................................... 31
3.1 Kết quả về xây dựng mô hình gây henthực nghiệm....................................31
3.2 Tác dụng kháng histamin của nước sắc, dịch chiết flavonoid hoa kim
ngân và nước sắc qua ké đầu n g ự a................................................................... 38
3.3 Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng histamin của nước sắc hoa kim
ngân trên mô hình gây hen thực nghiệm...........................................................41
3.4 Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng histamin của nước sắc quả ké đầu
ngựa trên mô hình gây hen thực nghiệm...........................................................48
3.5 Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng histamin của dịch chiết flavonoid
trên mô hình gây hen thực nghiệm....................................................................52
3.6 Kết quả về so sánh tác dụng đối kháng histamin của thuốc tân dược
với nước sắc kim ngân hoa và nước sắc quả ké đầu ngựa................................. 55
3.6 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu hoá sinhvàhuyết h ọ c ............................ 58
Chương 4: Bàn luận.......................................................................................... 64
Kết luận và đề xuất........................................................................................... 68
Tài liệu tham khảo........................................................................................... 70


MỞ ĐẦU


Mấy chục năm qua, số người mắc bệnh dị ứng có xu hướng tăng nhanh ở
nhiều nước như Đức, Pháp, Liên Xô cũ. Ở Việt Nam theo những công trình
nghiên cứu dị ứng gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh dị ứng đang gia tăng.
Theo dự báo của khoaịmiễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ mắc bệnh
hen phế quản có thể tới 6 -7 % dân số nước ta [5, 25-26]. Nguyên nhân của
tình trạng này theo nhiều tác giả là do ô nhiễm môi trường, sử dụng bừa bãi
hoá chất trong sản xuất, thuốc men trong sinh hoạt và nhịp độ đời sống căng
thẳng.
Vì lí do này cho nên hiện nay có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào lĩnh
vực dị ứng mà đặc biệt là bệnh hen phế quản, một bệnh có các triệu chứng
như co thắt phế quản, tăng bài tiết dịch và chất nhầy ở đường hô hấp, điển
hình là nhũng cơn khó thở; nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong.
Cơ chế sinh bệnh quan trọng nhất của hen phế quản là viêm, trong đó có
sự tham gia của hàng loạt các chất trung gian gây viêm như histamin,
serotonin, bradykinin, một số interleukin và các sản phẩm chuyển hoá của
acid arachidonic như là leucotrien, prostaglandin. Các chất trung gian hoá học
này tham gia vào quá trình viêm dẫn tới biểu hiện các triệu chứng của hen phế
quản. Trước đây, người ta đặc biệt quan tâm tới histamin- một chất trung gian
hoá học nổi bật trong các phản ứng dị ứng và phản ứng viêm. Ngày nay,
người ta còn chú ý tới nhiều chất khác nhưng dưới góc độ hoá sinh phân tử
của miễn dịch dị ứng, histamin lại được phát hiện như là một chất điều hoà
miễn dịch [32,735].
Trên thực tế lâm sàng các nhóm thuốc có cơ chế tác động tới histamin
được sử dụng điều trị các bệnh dị ứng và hen phế quản rất có hiệu quả như

£( u ă n -tfă n tíư ic tô d ư tíc /tc c f€ ểu M ýến H ỹ à n /t

/ý -


/đ m â ầ ỉtỹ


các thuốc kháng histamin, các thuốc có tác dụng đối kháng dược lý với
histamin, các thuốc làm ngăn cản quá trình giải phóng histamin. Các thuốc đó
phần lớn là những chất được tổng hợp hoá học có nhiều tác dụng không mong
muốn. Trong khi đó, ở Việt Nam có một số dược liệu và bài thuốc y học cổ
truyền chữa dị ứng và hen phế quản rất hiệu quả. Các bài thuốc này đã được
dùng điều trị dị ứng và một số trường hợp hen phế quản trong nhiều năm
nhưng chưa thấy tác dụng bất lợi của thuốc, ví dụ như bài thuốc KI và K2 [3,
77-84], Đây là hai bài thuốc sử dụng dược liệu kim ngân hoa và ké đầu ngựa.
Tuy nhiên, cơ chế tác dụng của dược liệu trong điều trị bệnh dị ứng và
hen phế quản chưa được nghiên cứu nhiều. Với hướng nghiên cứu về tác dụng
đối kháng histamin - một chất trung gian hoá học trong bệnh dị ứng và hen
phế quản - của dược liệu, đề tài này tiến hành các nội dung sau:
1- Gây mô hình hen bằng phun khí dung histamin.
2- Tìm hiểu tác dụng kháng histamin của nước sắc kim ngân hoa và dịch
chiết flavonoid hoa kim ngân trên in vivo.
3- Tìm hiểu tác dụng kháng histamin của nước sắc quả ké đầu ngựa trên in
vivo.
4- So sánh tác dụng đối kháng histamin của thuốc tân dược với tác dụng của
kim ngân hoa và ké đầu ngựa.

s& tđ ri ttă íi t/ta c iũ dư
ỈIC C

:($ ỉtu y ê tt u ỹ à /n A fJỀươc ỉ ý - ÍỀtMc- ử ừm b à n y



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1- HISTAMIN VÀ VAI TRÒ TRONG PHẢN ỨNG DỊ ỨNG
1.1.1-

Giới thiệu về histamin

1.1.1.1- Sự phân bố trong tự nhiên và nguồn gốc của histamin trong cơ thể
Histamin là một amin phân bố rộng rãi ở thực vật, các mô của động vật.
Chất này còn có mặt trong thành phần dịch bài tiết hay nọc độc của một số
loại côn trùng [29, 581].
Năm 1907, histamin đã được tổng hợp và sau năm đó, người ta chiết được
histamin từ các mô của các loại động vật có vú [29, 582].
Trong cơ thể một lượng nhỏ histamin có được do ăn các loại thực phẩm
giải phóng histamin hoặc được hình thành nhờ vi khuẩn trong hệ đường tiêu
hoá. Nhưng cách hình thành chủ yếu là sự decarboxy hoá amino acid L histidin, một phản ứng xảy ra trong các mô của các động vật có vú nhờ enzym
histidin decarboxylase. Sau khi hình thành histamin nhanh chóng được dự trữ
hoặc bị chuyển hoá rồi thải trừ qua nước tiểu [37, 434], [1,159-172].
1.1.1.2- Công thức hóa học

Hin

CHnN,
'5 9 3 .2HC1

. 2HC1

Ptl: 184,1 g
2-( 4 - imidazoyl) ethylamin.


Histamin là một phân tử ưa nước có vòng imidazol liên kết với nhóm
amino qua hai nhóm methylen. Histamin thường được sử dụng dưới 3 dạng:

QỊttâtt ttăn tỉiac íũ dffflc ỉmc f&huyen ngànểt, ẩw<9lý - Stafcfc iđni bànỹ


dạng base, dạng muối ngậm 2 phân tử hydro chlorid, dạng muối ngậm 2 phân
tử hydro sulfat.
Các dạng muối thường dễ tan trong nước hơn dạng base. Vì thế, histamin
dạng muối gây ra tác dụng nhanh chóng khi dùng đường toàn thân [34,1587],
[27, 325-326].
1.1.1.3- Sự phân bố, dự trữ histamin trong cơ thể
Hầu hết các mô của động vật có vú đều chứa histamin với hàm lượng từ 1
tới hơn 100 |ig/g. Hàm lượng này trong máu và các dịch khác của cơ thể nhìn
chung là rất thấp; tuy nhiên trong dịch não tuỷ của người lại chứa một lượng
histamin đáng kể (Khandelwal et al., 1982) [29,581-583].
Nơi dự trữ histamin nhiều nhất là tế bào mast ở các mô. Do đó, nồng độ
histamin đặc biệt cao trong các mô có chứa một lượng lớn tế bào mastocyt
như ở da, chất nhầy của phế quản và chất nhầy ở đường ruột, ở những vị trí
mô bị tổn thương ở mũi, miệng và bàn chân, bề mặt bên trong cơ thể, mạch
máu và phế quản cũng tập trung một lượng lớn tế bào mast. Trong các hạt dự
trữ của tế bào mast, histamin tồn tại dưới dạng kết hợp với heparin và một
protein cơ bản [8,129-133].
Ngoài ra, histamin còn có trong máu và bạch cầu đa nhân ưa kiềm.
Những tế bào này cũng tổng hợp histamin và dự trữ trong các hạt bài tiết của
chúng.
Histamin cũng được dự trữ ở những nơi không có tế bào mast như các tế
bào biểu bì, các tế bào chất nhầy dạ dầy, tế bào thần kinh của hệ thần kinh
trung ương, các tế bào đang phục hồi hoặc các tế bào đang phát triển mạnh

[32, 735-737],
Khi lượng histamin chứa trong các hạt bài tiết của tế bào mast bị giảm đi
thì phải mất nhiều tuần lễ sau nồng độ histamin mới trở về mức bình thường
vì tỷ lệ histamin hồi phục trong các hạt bài tiết rất chậm. Còn những histamin

9?uân m

títa c A Ĩ d ư ơ c / ioc f€ Ju M fê n tư jc m /i

’c / ý - Staw ? lâ m â m tý


hình thành và được dự trữ tại các vị trí không có tế bào mast thì tỷ lệ khôi
phục rất nhanh. Vì thế, lượng histamin có ở các vị trí này thường xuyên được
giải phóng nhiều hơn là dự trữ và đóng góp một cách có ý nghĩa vào lượng
histamin tiết ra hàng ngày [29,583].
1.1.1.4- Sự bất hoạt histamin trong cơ thể
Trong cơ thể người có nhiều cơ chế khác nhau tham gia làm bất hoạt hoá
histamin tự do, phòng ngừa khỏi sự tích luỹ nó. Những cơ chế này có thể diễn
ra bằng các hệ men cũng như bằng cách liên kết nó với các protid khác nhau
của máu, của mô, bằng heparin và các chất khác mà không làm thay đổi cấu
trúc của nó [8,155].
*

Sự bất hoạt hoầ histamin nhờ các enzyrn.
Con đường thứ nhất: nhờ chất xúc tác imidazol-N- methyltransferase,

histamin được chuyển thành methylhistamin sau đó lại tiếp tục bị oxi hoá
thành methylimidazolacetic acid nhờ enzym diamin oxidase [26,261].
Con đường chuyển hoá thứ hai liên quan tới việc chuyển trực tiếp

histamin thành imidazolacetic acid nhờ enzym diamin oxidase [2,77],[8,155156].
Con đường thứ ba: Histamin bị oxi hoá khử với sự có mặt của enzym
histaminase. Histaminase là enzym oxi hoá khử thuộc nhóm các enzym
flavin. Ngoài tác dụng với histamin, enzym này còn có khả năng phân tách
các protid, acid amin và các hợp chất khác có nhóm amin. Hoạt tính của
enzym histaminase thường cao ở phổi, ruột và thận [8,156],
*

Histamin còn bị mất hoạt tính khi liên kết với cắc protid của máu.
Ở người khoẻ mạnh, histamin liên kết gamaglobulin. Tính chất của huyết

thanh máu liên kết với histamin đã được gọi là chức năng pecxi hoá histamin
của huyết thanh hay là histaminopecxia. Chức năng này rất kém ở những
bệnh nhân bị dị ứng [8,156-157].
Sự chuyển hoá histamin trong cơ thể được biểu diễn bằng hình 1[2,80].

S ^ u đ n n ă n fh a c á ĩ tũ itíc /to e :C(r /m y ê it n y à n í), SW efc l ý -

ỉđ n i bà/ny


Histamin

ôxi hoá

Methylimidazolacetic

Hình 1- Sự chuyển hoá histamin trong cơ thể

1.1.1.5- Cơ chế hoạt động và tác dụng sinh học của histamin

4 Cơ chê hoat đông
Đã từ lâu các nhà nghiên cứu cho rằng histamin gây ra các hoạt động
sinh học bằng cách kết hợp với các receptor đặc biệt ở trên bề mặt của màng
tế bào. Ngày nay, người ta đã phát hiện ba loại receptor histamin khác nhau,
được kí hiệu là H1? H2, H3. Tất cả ba phân nhóm receptor này đều thuộc loại
GPR, là nhóm receptor màng tế bào có 7 đoạn xoắn và gắn với protein G
[35,413-463],[21, 94-96].
Trong cơ thể các receptor histamin có mặt ở các vị trí sau:

3 ỉu đ n

t/ta c A Ĩ d iở ĩc ỈIOC f(rÁ m ỵ ê n

Qì)ươc Ỉ'Ỷ - dỉ)u'ổc iứ m & àiiỹ


Ở não, thụ thể H I, H2 có vị trí ở màng tế bào sau synap, trong khi thụ thể
H3 có vị trí ở tiền synap. Hoạt động của các thụ thể tiền synap làm giảm giải
phóng các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm: histamin, norepinerphrin,
serotonin và achetylcholin. Hoạt động của receptor HI chủ yếu trên tế bào nội
mô và tế bào cơ trơn, thường xuyên thúc đẩy quá trình thuỷ phân
phosphoinositol và làm tăng lượng Ca+2 nội bào. Hoạt động của thụ thể H2
chủ yếu trên các tế bào cơ tim, màng nhầy dạ dày và một số tế bào miễn dịch,
đồng thời làm tăng cAMP nội bào.
Hoạt động của thụ thể H3 làm giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần
kinh từ hệ histamin và các nơron khác có thể thông qua sự giảm nồng độ Ca+2
ở các kênh Ca+2 kiểu N ở cấc đầu mút dây thần kinh [26,262-263].
Ạ Tác duns sinh hoc của histamin
Histamin là một amin có nguồn gốc sinh học tham gia vào quá trình điều
hoà thần kinh dịch thể và trương lực của các mạch máu, các cơ quan có hệ cơ

trơn, độ thấm của các mao mạch, sự tiết dịch của dạ dày, độ hoạt tính của hệ
thống miễn dịch [8,157].
Sau khi gắn kết với cấc thụ thể đặc hiệu trên màng các tế bào khác nhau
histamin gây ra hàng loạt biểu hiện trên các hệ cơ quan và các tế bào đích
khác nhau:
*

Trên hệ thần kinh:

Histamin nằm trong mối tác động tương hỗ chặt chẽ với các chất trung
gian khác tham gia vào sự điều hoà các quá trình thần kinh. Khi gắn vào thụ
thể H3 nó kích thích các đầu mút dây thần kinh nhạy cảm và tham gia trực
tiếp vào quá trình dẫn xuất gây hưng phấn theo các sợi thần kinh cảm giác
[26,264], [8,157],
Hơn nữa, histamin còn tham gia vào việc duy trì hoạt động tích cực bình
thường của các trung tâm thần kinh giao cảm, của khứu não và tiểu não
[8,158],

9Ỉ4iđn, n ă n títa c- tã d ư ơ c !w c

n y m v /t, Q iíứỉc l ý ~

(â m b à n g


*

Trên hệ nội tiế t:

Histamin là một trong những chất kích thích sự hình thành tác nhân trong

vùng dưới đồi thị (hypothalamus) tham gia vào sự tổng hợp và tiết các
hormon của tuyến yên. Khi đưa histamin ngoại sinh vào vòng tuần hoàn
chung sẽ làm thay đổi việc chế tiết neuron của các nhân thần kinh dưới đồi thị
và bằng cách đó làm tăng cường chức năng của các tuyến nội tiết khác. Sự
tăng cường tác động của histamin tới thượng thận khi stress làm tăng cường
tác động các chất glucocorticoid [8,158].
Trên hệ cơ và mạch m á u :

*

Thông qua thụ thể H I, histamin gây co thắt cơ trơn của phế quản, ruột và
tử cung. Với hệ mạch, nó làm giãn mao mạch và làm tăng tính thấm thành
mạch [5,25-26], [28,307-309].
Ngoài ra, một tác dụng khác của histamin là làm tăng sự chế tiết chất
nhầy trong phế quản [20,132].
Thông qua thụ thể H2, histamin làm tăng chế tiết acid và pepsin ở dạ dày,
tác động điều nhịp dương tính đối với tim [35,425].
ở nồng độ sinh lý histamin kích thích các quá trình đồng hoá khôi phục
mô, thúc đẩy sự phát triển đúng của phôi. Cùng với một số chất có hoạt tính
sinh học khác, histamin còn đảm bảo cho sự cân bằng của các quá trình trao
đổi trong các mô và các cơ quan, gây ảnh hưởng đáng kể tới diễn biến của các
phản ứng cục bộ [8,158-159].
# Các chất đối kháng histamin
Dựa trên cơ chế và tác dụng sinh học của histamin, hiện nay người ta đang
sử dụng các chất có khả năng làm mất hoạt tính của histamin theo ba kiểu
chính:
Kiểu đối kháng dược lý.

9?uwt mm%tíuic ầĩ ẩươc ầoc :c(rÁu/týê}i Hỹành ẩWi'c lỷ - (JỈ)ư<ĩc ừừm ứinỹ



Đó là những chất có tác dụng đối nghịch với tác dụng của histamin trên
cơ trơn. Một chất điển hình là epinephrin ( Adrenalin ). Chất này hoạt động
trên các receptor khác chứ không phải là các receptor histamin và gây ra các
tác dụng dược lý đối nghịch với histamin. Những chất tác dụng theo kiểu này
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong lâm sàng bởi vì tiêm epinephrin có thể
cứu sống được bệnh nhân trong trường hợp sốc phản vệ toàn thân và những
trường hợp có một lượng lớn histamin được giải phóng ra [26,264].
-

Kiểu ức chế sự giải phóng histamin từ t ế bào mastocyt:
Đó là những chất làm giảm sự mất hạt của tế bào mast do phản ứng kháng

nguyên-IgE theo cơ chế miễn dịch gây ra. Hai chất đang được sử dụng điều trị
hen là Cromolyn và Nedocromil có tác dụng như vậy, mặc dù cơ chế phân tử
của những hoạt động đó chưa được biết. Các chất chủ vận trên hệ P2adrenergic cũng có khả năng làm giảm giải phóng histamin [26,262].
-

Kiểu đối kháng trên cắc receptor histamin :
Đây là cách thứ ba để làm giảm tác dụng của histamin. Trong hơn 45 năm,

người ta đã biết tới các hợp chất cạnh tranh với histamin trên hoạt động của
cơ trơn. Tuy nhiên, vào năm 1972 khi tìm ra Burimamide, một chất đối kháng
thụ thể H2 thì người ta mới biết có những chất có khả năng đối kháng với tác
dụng kích thích tiết acid dạ dày của histamin. Sự phát triển về những chất đối
kháng chọn lọc trên receptor H2 không chỉ định nghĩa hoạt động của histamin
trên các thụ thể một cách chính xác hơn mà còn đem lại hiệu quả hơn khi
điều trị loét dạ dày. Hiện nay, các chất đối kháng chọn lọc trên receptor H3
không được sử dụng điều trị trên lâm sàng. Chất điển hình là Thioperamide,
chất này vượt qua được hàng rào máu não [26,265].

1.1.2 - Vai trò bệnh lý của histamin .
Hàng ngày, trong cơ thể con người vẫn có một lượng nhỏ histamin tự do
hoạt động để đảm bảo các chức năng sinh lý bình thường. Nhưng trong một
số trường hợp chất này được giải phóng ra với số lượng lớn ở dạng tự do sẽ

SBrtđn ttđri títac áĩ tltừỉe /tce f€ỉiMỷêft nỹànA ẩw<2’c tý - Stafofc ủmt tiàny


gây ra các biểu hiện bệnh lý. Các trường hợp đó là các phản ứng dị ứng, khi
có tổn thương tế bào, khi có chất hoá học giải phóng histamin trong cơ thể
[28,305 - 309].
1.1.2.1 - Cơ chế giải phóng histamin
♦ Giải phóng kiểu miễn dich
Đây là một cơ chế bệnh lý quan trọng. Histamin được giải phóng từ tế bào
mast và basophil. Những tế bào này gắn kháng thể IgE trên bề mặt khi tiếp
xúc với kháng nguyên phù hợp sẽ gây mất hạt. Sự mất hạt ngay lập tức kích
thích giải phóng một lượng lớn histamin, ATP và các chất trung gian hoá học
khác đã được dự trữ trong các hạt bài tiết đó. Kiểu giải phóng này đòi hỏi phải
cung cấp năng lượng và có sự tham gia của ion Ca+2'[3, 262], [2, 20].
♦ Giải phóng kiểu hoá hoc và cơ hoc
Các amin và cả các loại thuốc như morphin, tubocurarin có thể thế chỗ
histamin trong phức hợp với heparin- protein trong các tế bào. Kiểu giải
phóng này không cần năng lượng và không liên quan tới sự tổn thương tế bào
mast hay sự phá huỷ hạt. Sự mất hạt của các tế bào mast cũng giải phóng
histamin khi ion Na+I ở trong dịch nội bào nhanh chóng thay thế amin này
trong phức hợp. Các trường hợp tổn thương tế bào mast bằng phương pháp cơ
học hay hoá học cũng gây ra sự phá huỷ hạt và giải phóng histamin. Tuy
nhiên, trong thực nghiệm hợp chất 48/80, 1 diamin polyme giải phóng
histamin một cách đặc biệt từ tế bào mast do sự phá huỷ hạt lại đòi hỏi năng
lượng và Ca+2[26,262].

1.1.2.2- Vai trò bệnh lý của histamin
♦ Vai trò trong phản ứng di ứng
Đối với các phản ứng của loại hình dị ứng kiểu tức thì sự tham gia của
histamin như sau:
Nồng độ histamin nội sinh ở mức cao hơn nhiều so với nồng độ sinh lý sẽ
kích thích một cách quá mức các tế bào lympho ức chế (Ts) mang thụ thể H2.

ãỉuân nărt títac- áĩ rlưtìc ỉwc :<€ểmyên Hỹàn/t SW& lý - Qbươc ỉđm bmtff


Những chất này đến lượt chúng lại sản sinh một lượng dư thừa tác nhân kìm
hãm histamin (HSF), HSF này ức chế rõ quá trình miễn dịch tế bào. Tác dụng
sau này, theo nguyên tắc liên hệ ngược, lại kích thích (và làm biến dạng)
mạnh mẽ dung dịch dịch thể dẫn tới việc chuyển hướng các lympho B tăng
cường tổng hợp IgE đặc thù (điều này xảy ra khi lần đầu tiên tiếp xúc với
kháng nguyên).
Khi tiếp xúc lại với kháng nguyên, các hợp chất “ kháng nguyên-IgE” hấp
thụ trên bề mặt của những tế bào mastocyte cũng gây nên tác dụng giống như
tác dụng do nồng độ cao của tác nhân giải phóng histamin (HLF) khi tiếp xúc
lần đầu. Bằng cách đó, đã đạt được sự duy trì các phản ứng loại hình kiểu tức
thì, bởi vì mỗi một lần tấn công sau đó của kháng nguyên tới cơ thể do những
nguyên nhân giống như trên lại kèm theo sự giải phóng cao hơn mức chuẩn
của histamin. Histamin này kích thích những lympho T ức chế (Ts) nhạy cảm
với nó. Chúng ức chế miễn dịch tế bào thông qua HSF và do vậy thúc đẩy việc
duy trì mức hoạt tính cao độ của dạng phản ứng miễn dịch dịch thể, điều này
thể hiện ở sự tổng hợp những lượng IgE đặc thù mới.
Đối với các phản ứng của loại hình dị ứng kiểu muộn, sự tham gia của
histamin như sau:
Khi có sự tiếp xúc với kháng nguyên nhưng không làm giải phóng tác
nhân giải phóng histamin hoặc gây cảm ứng tiết ra một lượng rất nhỏ tác nhân

này dẫn tới sự vắng mặt hay tiết rất yếu histamin từ các tế bào mastocyte và
làm suy yếu tác động của histamin tới các tế bào lympho T ức chế (Ts) nhạy
cảm với histamin. Điều này khiến cho sự hình thành HSF trong Ts giảm và
làm giảm ảnh hưởng của tác nhân này tới hoạt tính của miễn dịch thể dịch và
làm hoạt hoá quá mức dạng phản ứng miễn dịch tế bào [9,166-170].
♦ Vai trò trong phản ứng viêm
Trong phản ứng viêm, histamin cũng tham gia dưới vai trò là một chất
trung gian gây viêm. Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố độc hại, bị kích thích

9 ỉu â n v ă n tẳ a c A Ĩ d ư ơ c h o c :(rỉinự (> n n y à n ỉi.

{ ý - *3)ưưc lâ m íìà itỹ r


dược lý hay bị nhiễm trùng bởi các vi sinh vật và các động vật ký sinh sẽ xảy
ra quá trình viêm. Triệu chứng chính của viêm bao gồm: đỏ da, sưng phồng,
tăng thân nhiệt, đau và ngứa. Các triệu chứng này phần lớn là do tác dụng
dược lý của histamin được giải phóng gây ra [28,20-25], [10, 68-76].
1.2 - ĐẠI CƯƠNG VỂ DỊ ỨNG
1.2.1 - Định nghĩa
Dị ứng là một phản ứng “ khác

khác với phản ứng bình thường của một

cơ thể vẫn sẵn sàng để chống lại một chất lạ [12,4-5].
Ngoài ra, theo quan điểm về miễn dịch người ta còn định nghĩa như sau:
Dị ứng là một phản ứng trung gian miễn dịch đối với một kháng nguyên lạ
(kháng nguyên dị ứng) biểu hiện bằng sự viêm các mô và rối loạn chức năng
của các bộ phận trong cơ thể [29,790].
1.2.2 - Phân loại

Có nhiều cách phân loại dị ứng. Dưới đây là các cách phân loại thường
dùng [9,15-20], [29,790-796]:
1.2.2.1- Theo kinh điển:
Dị ứng được chia thành hai nhóm lớn:
- Nhóm dị ứng tức thì.
Trong cơ chế của loại dị ứng tức thì có sự tham gia của nhiều hoạt chất
trung gian hoá học. Đáng chú ý là histamin, serotonin, nhiều loại kinin,
leukotrien(A,B,C,D), yếu tố hoạt hoá tiểu cầu PAF, yếu tố hoá ứng động bạch
cầu ái toan ECF-A.
-

Nhóm dị ứng muộn.
Trong cơ chế của loại dị ứng muộn, có sự tham gia của nhiều hoạt chất

trung gian hoá học loại lymphokin [2,16-17].
1.2.2.2- Theo Gell và Coombs:
Dị ứng được chia làm 4 loại hình

s&tđn vãn f/tac áĩ dtửỉc /toc fêfuvụền, nyành tyưtíc lý - Qbươc lâm áànp


- Trong đó, ba loại hình I, II, III thuộc nhóm dị ứng tức thì (theo phân loại
kinh điển).
- Loại hình IV thuộc nhóm dị ứng muộn (theo phân loại kinh điển).
♦ Loai hình I: mẫn cảm qua trung gian IsE (loai hình phản vê )
Kháng thể IgE chiếm giữ vị trí receptor trên các tế bào mast. Trong vòng
nhiều phút sau khi bộc lộ kháng nguyên , một kháng nguyên đa trị kết hợp với
các phân tử IgE gần kề, hoạt động và phá huỷ các tế bào mast, cả các chất
trung gian hoá học thế hệ mới (cytokin, ...) và các chất trung gian hoá học thế
hệ trước (histamin, seretonin, PAF, bradikinin, ...) đều gây giãn mạch, co thắt

cơ trơn, kích thích tuyến bài tiết chất nhầy, thay đổi tính thấm của mạch và
gây viêm các mô.
- Hình thái lâm sàng của loại hình này bao gồm:
Các bệnh cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, hen dị ứng, viêm da cơ địa và dị
ứng đường ruột), sốc phản vệ, mày đay và angioedema.
♦ Loai hình II: mẫn cảm qua kháng thể (loai hình gậy đôc tế bào)
Dị nguyên: hapten hoặc tế bào gắn trên mặt hồng cầu, bạch cầu. Kháng
thể (IgG, IgM) lưu động trong huyết thanh người bệnh. Sự kết hợp dị nguyên
với kháng thể trên mặt, hoạt hoá bổ thể và dẫn đến hiện tượng tiêu tế bào
(hồng cầu).
-

Hình thái lâm sàng:
Bệnh thiếu máu tan huyết giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu do thuốc.

♦ Loai hình III: loai mẫn cảm qua phức hơy miễn dich
Dị nguyên: huyết thanh, hoá chất, thuốc.... Kháng thể kết tủa (IgM, IgGl,
IgG3). Dị nguyên kết hợp với kháng thể kết tủa, với điều kiện thừa dị nguyên
trong dịch thể, tạo nên phức hợp miễn dịch làm hoạt hoá bổ thể. Các phức hợp
này làm tổn thương mao mạch, cơ trơn. Hiện tượng Arthus là điển hình của
loại hình III.
-

Hình thái lâm sàng:

9ỉtÚMt, ttăn l/iac áẽ dươc ỈICC

riỹàníi ọttởỉc- lý ~ ^ùtứỉe- lâm áàỉtỹ



Bệnh huyết thanh, viêm khớp dạng thấp, viêm cầu thận, ban xuất huyết
dạng thấp ( hội chứng Schoelen Henoch), bệnh phổi do nấm quạt
(Aspergillus), viêm nút quanh động mạch,.v.v..
♦ Loai hình IV: mẫn cảm Qua truns sian tê bào Tttoai di ứng muôn)
Loại hình IV về thực chất có các đặc điểm của dị ứng nhiễm trùng. Dị
nguyên: vi khuẩn, virus, độc tố vi khuẩn; một số nhỏ là thuốc, hapten, tổ
chức,v.v. Các lympho bào T mẫn cảm làm chức năng của kháng thể dị ứng. Sự
kết hợp dị nguyên với lympho bào mẫn cảm, có sự tham gia của đại thực bào,
giải phóng hàng loạt chất trung gian có tên gọi chung là lymphokin. Những
chất này gây rối loạn chức năng, tổn thươnng tổ chức trong dị ứng muộn
(viêm da tiếp xúc, u hạt, V.V.).

Đặc biệt hình thái lâm sàng phổ biến nhất của loại hình này là viêm da do
kháng nguyên tiếp xúc trực tiếp với da. Phản ứng dị ứng thường xảy ra sau 1
tới 2 ngày kể từ khi tiếp xúc.
1.2.3 - Chất trung gian và các tê bào tham gia phản ứng dị ứng
1.2.3.1 - Các chất trung gian hoá học:
Trong phản ứng dị ứng tức thì có sự tham gia của hàng loạt các chất trung
gian hoá học khác nhau như: histamin, serotonin, bradykinin, leucotrien,
prostaglandin, ECF-A, PAF, NCF.
Trong phản ứng dị ứng muộn có sự tham gia của các chất trung gian gọi là
lymphokin [12,20-28].
1.2.3.2- Các tế bào tham gia phản ứng dị ứng


Mastocyte
Mastocyte là tế bào có trong các tổ chức khác nhau của cơ thể (chủ yếu ở

niêm mạc và tổ chức liên kết), có khả năng tổng hợp và giải phóng các chất
trung gian hoá học như: histamin, serotonin, bradykinin, heparin, leukotrien,

prostaglandin,.... [9,129-130].

Q?uứn nmi títac- áĩ dươc ểiũc :TrJuMýên ngành Q)(M‘ ỉý -

ỉđm bờ/nỹ


Ở người mastocyte có nhiều ở lưỡi, niêm mạc ruột, dạ dày, niệu quản,
bàng quang, tử cung, các mạch máu lớn nhỏ, các tổ chức liên kết, phổi, phế
quản, da, có ít ở tim, tuyến thượng thận V . V . . [5,38-45].
Ở các động vật khác như: chuột lang và chuột cống trắng, mastocyte có
nhiều ở dịch treo phúc mạc ruột, tổ chức liên kết, quanh các mạch máu [1,
224-226].
Trong các trường hợp dị ứng tức thì số lượng tế bào mastocyte giảm mạnh
[1,228].
♦ Basoyhil
Trong máu ngoại vi basophil chiếm tỷ lệ rất thấp (0-1%). Trong các hạt
của basophil chứa một lượng lớn histamin, heparin, acid hyaluronic, S.R.S.A,
leucotrien, bradykinin,neutrophil, yếu tố hoá hướng động eosinophil.
Trong các bệnh dị ứng có nhiều thay đổi về số lượng basophil. Ví dụ: khi
bị viêm mũi dị ứng phấn hoa các tế bào này tăng lên trong máu ngoại vi và số
lượng các tế bào này giảm khi hết khó thở trong hen phế quản [9,132-133].
1.2.3.3- Những biến đổi vê máu và bạch cầu
Bộ ba Lewis là biểu hiện bệnh lý điển hình của phản ứng dị ứng kiểu tức
thì. Điều đó cho thấy sự liên quan của dị ứng với viêm. Hiện tượng viêm chỉ
là một hình thái lâm sàng của dị ứng. Tuy nhiên, trong viêm nồng độ
fibrinogen trong máu tăng cao. Tỷ số albumin/ globulin (A/G) giảm do giảm
albumin, tăng các thành phần globulin, đặc biệt là globulin p và Ỵ. Tỷ số A/G
là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ viêm [5, 41], [17, 28-30].
Một số thí nghiệm người ta cũng nhận thấy có sự tăng bạch cầu ưa acid ở

các bệnh nhân dị ứng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang được tiếp tục theo dõi
[1,228].
1.2.4- Một sô hình thái lâm sàng của dị ứng typ.I

ă!u ân wăn. //ta c á ĩ diù ỉc /w c : €fuMýên n g à n h

lỷ -

(m u bàn y


1.2.4.1- Hen ph ế quản
Là bệnh đường hô hấp có ba đặc điểm : hội chứng co thắt, viêm đường
hô hấp, tăng tính phản ứng đường hô hấp [8,169-170].
1.2.4.2- Mày đay
Biểu hiện bởi nhứng vòng tròn ban đỏ, những mảng ngứa lớn không bình
thường [7,268-269].
1.2.4.3- Sốc phản vệ
Biểu hiện bằng một loạt các phản ứng trên toàn thân theo các mức độ
nặng, nhẹ khác nhau như: lờ đờ, khó thở tới co giật, hạ huyết áp, ỉa đái bừa
bãi. Mức độ nặng nhất là chết [42,158-163].
1.3 - THUỐC ĐIỂU TRỊ TRONG DỊ ÚNG
1.3.1 - Thuốc tân dược
1.3.1.1- Kháng histamin
Kháng histamin là những chất ức chế cạnh tranh trên thụ thể H I. Những
thuốc này được sử dụng điều trị các loại dị ứng qua trung gian IgE. Một số
lượng lớn thuốc nhóm này được bán trên thị trường như: Kháng histamin thế
hệ I (chlopheniramin, brompheniramin, clemastin, hydroxyzin); kháng
Histamin thế hệ II (loratadin, fexofenadin, cetirizin).
Các kháng histamin thế hệ I có tác dụng không mong muốn là gây buồn

ngủ. Một số thuốc kháng histamin thế hệ II không có tác dụng này [20, MO­
MS].
1.3.1.2- Thuốc tác dụng trên thần kinh giao cảm
Các chất chủ vận adrenergic được sử dụng với các đặc tính trên cả aadrenergic (với tác dụng co mạch) và P-adrenergic (tác dụng giãn phế quản).
Các

chủ

vận

a-adrenergic

có thể được dùng

theo

đường

uống

(pseudoephedrin, phenylpropanolamin) hoặc dùng tại chỗ để nhỏ mũi
(phenylephrin, naphazolin, oxymetazolin) làm co mạch mũi hoặc được dùng
nhằm làm co mạch kết mạc mắt.
ỈSrmtt -vãn t/iac áĩ(lưổc ỈIVC :v)/uttyên nỹàn /i SWfcfc' ỉý - QỀưưt' /âm ếàtiỹ


sử dụng các chế phẩm nhóm này theo đường tại chỗ hàng ngày có thể
làm tăng phản ứng ngược giãn mạch một cách nhanh chóng. Tác dụng phụ
của các chế phẩm co mạch đường uống chủ yếu là mất ngủ, mạch nhanh,
rùng mình [29,793-796].

1.3.1.3- Glucocorticoid
Nhóm thuốc này có hiệu quả trong hầu hết các bệnh dị úng bởi hoạt
động chống viêm do tác dụng ức chế miễn dịch của chúng. Hiệu quả điều trị
của nhóm thuốc này rất tốt nhưng lại có quá nhiều tác dụng phụ và độc tính.
Rất nhiều thuốc corticoid có mặt trên thị trường theo các dạng bào chế và
đường dùng khác nhau như: đường uống, tiêm bắp, truyền, dạng khí dung vào
phế quản và mũi, nhỏ mắt, nhỏ mũi. Tuy nhiên, tác dụng phụ xảy ra cả khi
dùng theo đường tại chỗ và toàn thân như: đục thuỷ tinh thể, loét giác mạc,
viêm kết mạc, glaucom, bệnh Cushing, ....[20,132-139].
1.3.1.4- Cromolyn sodium và sodium nedocromil
Hai thuốc này được dùng để điều trị dự phòng nhờ tác dụng ngăn chặn
đáp ứng với kháng nguyên bằng cách ổn định tế bào tế bào mast, thông qua
một cơ chế hoạt động phân tử đặc biệt chưa được biết [20, 140-145].
1.3.1.5- Tác nhản kháng cholinergic
Ipratropium bromid rất hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng. Sự bài
tiết của tuyến màng nhầy chịu sự kiểm soát của hệ cholinergic và bị ức chế
bởi tác nhân kháng cholinergic. Tuy nhiên, chất này không làm giảm hắt hơi,
ngứa, hay nghẹt mũi [29,795].
1.3.2- Dược liệu chữa dị ứng
Mặc dù, các thuốc tân dược dùng trong điều trị dị ứng rất nhiều nhưng
mỗi thuốc chỉ tác dụng trên một khâu của phản ứng. Trong đó, các thuốc
đông y lại có xu hướng lập lại sự cân bằng của cơ thể. Các dược liệu phối hợp
trong bài thuốc đông y nhằm tác dụng tới nhiều giai đoạn của bệnh. Vì thế,
điều trị dị ứng bằng các bài thuốc đông y đã mang lại hiệu quả rất tốt đặc biệt


với một số thể bệnh như mày đay, hen hay các dị ứng thuộc loại hình kiểu tức
thì.
Theo quan niệm của đông y dị ứng là các phản ứng của cơ thể khi bị hàn,
nhiệt hoặc do phong gây ra. Do đó, thông thường trong bài thuốc đông y chữa

dị ứng thường phối hợp các dược liệu có tác dụng thanh trừ nhiệt, thấp và
dược liệu có tác dụng khu phong, hoạt huyết [14,15-16]. Một số trường hợp
nhẹ có thể chỉ dùng một dược liệu cũng mang lại hiệu quả điều trị tốt.
Tuy nhiên, tác động cụ thể của các dược liệu này trên cơ chế của phản
ứng dị ứng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Hiệu quả điều trị của dược
liệu so với tân dược cũng đang được so sánh.
Dưới đây là hai dược liệu có tác dụng chữa dị ứng thường dùng trong
các bài thuốc đông y.
1.3.2.1- Kim ngân [18,75-77].
- Tên khoa học: Lonicera japonica, thuộc họ Cơm cháy Caprifoliaceae
- Bộ phận dùng: hoa, cành, lá phơi hoặc sấy khô.
- Thành phần hoá học : saponozit, inozit, lonixerin.(flavonoid)
- Tác dụng dược lý: tác dụng kháng sinh, tác dụng tăng đường huyết, tác
dụng ngăn chặn choáng phản vệ.
-

Công dụng và liều dùng: chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ,
giang mai.
Trên thực nghiệm gần đây kim ngân hoa được dùng chữa viêm mũi dị

ứng và một số trường hợp dị ứng khác có kết quả. Đông y dùng dược liệu này
theo quan điểm thanh trừ nhiệt, thấp. Các trường hợp dị ứng người ta thường
dùng kim ngân hoa.
Liều thường dùng từ 6g - 12g

£( iiđ n năn tíư ic á ĩ dươe /toc : €Jưiiýên HẨjàn/i *Ềtứỉe- (ý - w ươc /đ m &àrtỹ


1.3.2.2- Ké đầu ngựa [18, 78-79].
- Tên khoa học: Xanthium strumarium L, thuộc họ Cúc Asteraceae

- Bộ phận dùng: quả hay toàn bộ phần trên mặt đất của cây ké đầu ngựa
phơi hoặc sấy khô.
- Thành phần hoá học: flavonoid, xanthetin và xanthamin, iod,
- Tác dụng dược lý: chưa có tài liệu công bố. Tuy nhiên, năm 1959 đã chữa
rất hiệu quả cho một số bệnh nhân bị bệnh ngoài da. Trong hai năm 1969,
1970 đã dùng cao ké chế thành viên chữa bướu cổ đạt kết quả điều trị trên
80 %. Những tài liệu cũ dùng chữa các trường hợp da xù xì màu đỏ như bị
hủi. Tại nhiều vùng ở Việt nam, Liên xô cũ và Trung quốc nhân dân vãn
dùng ké uống chữa mẩn ngứa, mụn nhọt và bướu cổ.
- Công dụng và liều dùng: ở Việt nam, Trung quốc ké dùng chữa mụn nhọt,
lở loét, bướu cổ, ung thư phát bối, mụn nhọt không đầu, đau răng, đau cổ
họng, viêm mũi. Nhân dân Liên xô cũ ngoài các công dụng trên còn dùng
chữa hắc lào, nấm tóc.
Liều thường dùng từ 4g - 8g.
1.3.2.3- Giới thiệu vềflavonoid
Flavonoid là một trong những nhóm hợp chất polyphenol, phần lớn có
màu ( xanh, đỏ ,tím, vàng ), được phân bố rộng rãi trong các loại thực vật; đặc
biệt hay gặp trong các dược liệu có tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc,
bổ gan,..v.v.. như kim ngân hoa, quả ké đầu ngựa, bồ công anh,... .
Flavonoid có cấu tạo khung c 6- c 3 - c 6, tức là hai vòng benzen A và B
nối với nhau qua 3 mạch carbon [22,8-19]:

SPftdn nmt

áĩ r/ưtìc hoc :((rJu(/yên nyàti/t

/ý - (ẾiởU' (ăm áàrtỹt


Đa sô trường hợp mạch 3 carbon đóng vòng tạo thành dị vòng c có Oxy:


Đính vào các vòng A, B, c còn có nhiều nhóm thế, đặc biệt là hai nhóm
chức carbonyl và - OH phenol khiến các flavonoid có khả năng phản ứng rất
lớn và gây nhiều tác dụng sinh học. Các chất flavonoid có tác dụng sinh học
được gọi là bioflavonoid. Một số tác dụng sinh học của bioflavonoid có thể kể
đến là:


Tác dụng làm bền vững thành mạch:
Đa số các dẫn chất flavonoid có tác dụng làm tăng sức bền và tính đàn

hồi của thành mạch máu, làm giảm tính dòn của thành mạch.
Có những giả thiết cho rằng : bioflavonoid ảnh hưởng đến thành mạch
máu bằng con đường ngăn cản sự phân huỷ adrenalin trong cơ thể
(bioflavonoid làm mất hoạt tính enzym o-methyl transperase, kéo dài tác
dụng co mạch của adrenalin ) [22, 12-19].


Tấc dụng với cấc enzym:
Phân tử flavonoid có các nhóm thế - OH phenol nên có thể tương tác với

các protid enzym làm thay đổi hoạt tính của nhiều enzym trong các hệ thống
sinh học. Các kết quả thực nghiệm đã chỉ ra nhóm chất này có tác dụng kìm
hãm hoạt tính của các enzym oxi hoá khử, kìm hãm sự sinh tổng hợp protein
trong các tế bào ung thư; tác dụng làm thay đổi hoạt tính của kinase. Một số
flavonoid có tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase và lipooxigenase là
những enzym xúc tác sự tổng hợp prostanglandin từ phospholipid.
Flavonoid có khả năng hoạt hoá enzym histaminase và một số enzym
khác để hạn chế sự giải phóng histamin và các chất trung gian trong cơ thể


$uđn năn Htac bĩ dtửỉc Aoc tâ/ưvyên ngànÁ Qbươc lý - SW/fr- lâm bàng


gây ra hiện tượng viêm nhiễm, dị ứng và choáng phản vệ. Ngoài ra, flavonoid
còn tác dụng lên hàng loạt các enzym khác như cathepsin, enzym
alsosereductase,.... [22,12-19].


Tác dụng chống oxy hoấ:
Hiện nay nhiều nhà khoa học và sinh học cho rằng flavonoid là chất chống

oxy hoá lý tưởng của con người. Tính chất này của flavonoid được thể hiện
trên tác dụng chống viêm, tác dụng ức chế sự oxy hoá lipid, tác dụng bảo vệ
màng tế bào gan, hạn chế sự chuyển hoá các chất độc [42,78].
Ngoài ba tác dụng sinh học chính kể trên, một số flavonoid còn thể hiện
các tác dụng khác như: tác dụng chống dị ứng và làm giảm phản ứng quá mẫn
trong choáng phản vệ, tác dụng chống ung thư, tác dụng chống loạn nhịp tim
và thiếu máu cục bộ, tác dụng chống co thắt cơ trơn, tác dụng lợi tiểu, thông
m ậ t..... [22,19-21].

Q?umt -tùm, l/toe áĩ dư<ỉc ỉtoc ^ iu tyên nyànA ^tươc /Ỷ ~ Stafefr (âm bàìtỹ


×