Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Góp phần nghiên cứu về thực vật ,hóa học và một số tác dụng sinh học của cây nhó đông (cephaelis sp rubiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.06 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỞNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

DS. TRẦN PHI HÙNG

GÓP PHẦN NGHIÊN c ú u VỀ THựC VẬT, HOÁ HỌC VÀ
MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY NHÓ ĐÔNG
(Cephaelis sp. Rubiaceae)

LUẬN ÁN THẠC s ĩ

Dược HỌC

HÀ NỘI - 1999


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BỘ Y TẾ

Dược HÀ NỘI

DS. TRẦN PHI HÙNG

GÓP PHẦN NGHIÊN c ú ư VỀ THựC VẬT, HOÁ HỌC VÀ
MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY NHÓ ĐÔNG



(Cephaelis sp. Rubiaceae)

LUẬN ÁN THẠC s ĩ

Dược HỌC

Chuyên ngành : Dược LIỆU - Dược HỌC cổ TRUYỀN
Mã s ố :

30203

Người hướng dẫn:

TS. Khoa học Trần Văn Thanh
TS. Nguyễn Duy Thuần

HÀ NỘI - 1999


LỜI CẢM ƠN

ợ tỉ/í írỉ/i/t /iợ/ừỂ/i eứu tùì ềutàti ỉ/íà/i/i. /í/ự// ííỉ/ *tàự, tó / đ a
ttAậềt đititie sư’ ụùỉp đô’ ít/iỉê/ tỉ/i/i, ờ/tư tTíín tú ì ỉ*íổc f/êp eủa f//fỉự:
C/rị’.

Aơe £7rầ/ỉ <7Jă/i 0/uutA ; Ĩ7S. rfỉợưụj/i (Du//. (77///fĩ/ỉ.
ro ,í/ Sà/tợ. 6/rt/i írữttợ. íịà /ù ẻỉ f//ỉ xâu ẨO£, tó t se//i ợử/ đề/t cứ/ĩ í/íầự /r)/

eá/tt ứ/ỉ e/íâ/i


/t/ỉâí.

^/ẢỈf/ự t/u& đ ễ /tnà/i í/ùê/i /uậỉi ấ/1 ỉfùf/, tó/ i f}//ự /i/rậ/í đí/ịXe Jí/' (///íp

/fírĩ eủ a ĩ

@ /uỉựềfi;

£7cị’. ^XYtíUí /ffU ' £7/<ầ/t

3 £ /iá ỉt/i; Ĩ7đ ã ớ iỉa eá n f//tỉ/y , ờA /ỉ'rt/fỢ (Bậ ftiâ fi fflu 'tfe //ê i/,

e iậ lý ^J//r)ỉỉỢ

ỉựá .ư/fỉ đ ạ / /tợe íxà eáe cá/i Á í eửa (Xtỉ’
ê/1 ffla'ờ’
e £iêu &rufiự. tứữtợ,

J 7 £ /ê ỷ /i / tự

/ / /i'm

//S U '

tfỉ a

^ 7 r //í/f/
/ tt ý


(Z tìê /1
'I J / / f / f //fM

£ ĩả / //Ợ

íỉự ê // tù ì J ỉ / f / / f / u

' - Q r a ĩờ te ợ . ^ /J ự / /ỉ( J { ' S K

í / ý rờ f’ê //

//fJ tỉ /m

e S ự n  lê ể t,

í/)/u ù iạ .’ ff/’ếí& tà /... Qiữ/ seìếi ấàự Ỉ /ỉ /ờ /ỉợ eả /tt ếứi tu ỉ/ iff Ợ ỉỉíp đã ’ạ ư / /u íỉ/
(Trí.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm ỉ 999
Trần Phi Hùng


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

SỐTT

C hữ viết tắt

Nội dung


1

AS

ánh sáng

2

DC

dịch chiết

3

Dd

dung dịch

4

dm

dung môi

5

ĐH&THCN

Đại học và Trung học chuyên nghiệp


6

NXB

Nhà xuất bản

7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

8

Pp

phương pháp

9

SKLM

sắc ký lớp mỏng

10

SKC

sắc ký cột


11

Tp

toàn phần

12

TT

thuốc thử

13

Gr(+)

Gram dương

14

Gr(-)

Gram âm


MỤC LỤC

Nội dung
Phần 1. Đặt vấn đề


3

Phần 2. Tổng quan

6

2.1. Đặc điểm về thực vật

6

2.1.1. Đặc điểm bộ Cà phê Rubiales

6

2.1.2. Đặc điểm họ Cà phê Rubiaceae

6

2.1.3. Đặc điểm chi Cephaelis Swatz

7

2.2. Thành phần hóa học

7

2.3. Tác dụng sinh học và công dụng của anthranoid
Phần 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


14
16

3.1. Đối tượng nghiên cứu

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

16

Phần 4. Thực nghiệm và kết quả

19

4.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật

19

4.1.1. Đặc điểm hình thái

19

4.1.2. Trồng trọt

20

4.1.3. Cấu tạo giải phẫu

20


4.1.4. Xác định tên khoa học

27

4.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học

28

4.2.1. Định tính các nhóm chất chính trong dược liệu

28

4.2.2. Định lượng anthranoid trong dược liệu
4.2.3. Chiết xuất và phân lập anthranoid


4.3. Thử tác dụng sinh học và khảo sát ứng dụng lâm sàng

59

4.3.1. Thử độc tính cấp của dịch chiết rễ Nhó đông

59

4.3.2. Thử tác dụng kháng khuẩn

60

4.3.3. Khảo sát việc sử dụng rễ Nhó đông chữa viêm đại tràng ở


64

bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Sơn La
4.4. Bàn luận

67

Phần 5. Kết luận và đề nghị

70

5.1. Kết luận

70

5.2. Đề nghị

71

Tài liệu tham khảo

72

2


Phần 1. ĐẬT VẤN ĐỂ

Dân tộc ta có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, để tồn tại và phát

triển, từ ngàn đời nay con người phải chống chọi với thiên nhiên, bệnh tật, trong
khi nền y học chưa phát triển, con ngưòi chủ yếu phải dựa vào thiên nhiên, lấy
thảo mộc làm thuốc phòng và chữa bệnh là chính. Do vậy cây thuốc giữ một vị
trí rất quan trọng trong đời sống con người, qua nhiều thế hệ đã đúc kết được
nhiều kinh nghiệm quý báu cho nền y học. Mặt khác cây thuốc còn là nguồn
nguyên liệu quan trọng để phục vụ cho công nghiệp bào chế, chiết xuất và sản
xuất thuốc.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, nền y học trên
thế giới và trong nước cũng phát triển mạnh, thuốc tổng hợp và bán tổng hợp khá
phong phú về chủng loại, mẫu mã đa dạng, tiện lợi, nhưng cũng không thể thay
thế hết được các thuốc có nguồn gốc dược liệu. Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
có những tính ưu việt như: ít độc, ít tác dụng không mong muốn. Vì thế không
những ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới có xu hướng phát triển sản xuất
thuốc có nguồn gốc dược liệu hoặc bán tổng hợp, tổng hợp các chất theo cấu trúc
của các hợp chất tự nhiên.
Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của địa lý, khí hậu
nhiệt đới gió mùa và khu vực, cùng với sự phát triển của tự nhiên, nhân dân ta
có một kinh nghiệm lâu đời về dùng thuốc dược liệu, điều này đã ăn sâu vào ý
thức người dân từ cổ xưa đến nay. Trong thời kỳ phong kiến, vào các triều đại:
Đinh, Lý, Trần, Lê, Y học Việt Nam khá phát triển, có nhiều danh y nổi tiếng
như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn ông, đúc rút được nhiều kinh nghiệm chữa bệnh
và đã tổng kết kinh nghiệm viết thành nhiều bộ sách thuốc. Sau cách mạng

3


tháng

8


, Y học cổ truyền càng được chú trọng và phát triển. Ngày nay càng có

nhiều cây thuốc được nghiên cứu và sử dụng làm thuốc mà các thuốc tổng hợp
không thể thay thế được.
Đời sống kinh tế, xã hội phát triển, thực phẩm phong phú, nhiều chủng loại,
thức ăn chín, thức ăn sẵn cũng rất nhiều. Trong quá trình chế biến, bảo quản thực
phẩm, không tránh khỏi bị ô nhiễm, đôi khi dẫn đến người sử dụng dễ bị nhiễm
khuẩn. Các bệnh về đường tiêu hoá ngày càng nhiều, trong đó viêm đại tràng là
một bệnh thường gặp và điều trị còn khó khăn và phải kéo dài, gây nhiều tác hại
cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức lao động... Hiện nay trên thị truờng
đang lưu hành một số thuốc tân dược điều trị viêm đại tràng như Biseptol,
Motilium-M,... người bệnh dùng những thuốc này ít khỏi bệnh, hiệu quả điều trị
bệnh không cao. Dùng những thuốc này nhiều còn có tác dụng ngoài ý muốn là
gây rối loạn hệ vi khuẩn đưòng ruột, gây rối loạn tiêu hoá, hay tái phát, ảnh
hưởng đến thận... Để giải quyết phần nào nỗi khổ của người bệnh và những trăn
trở của các thầy thuốc, đã nhiều năm nay chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu áp
dụng bài thuốc chữa viêm đại tràng của dân tộc Thái tỉnh Sơn La. Bài thuốc gồm
2 vị là cây Hế mọ và cây Nhó đông. Bài thuốc này đã được Bệnh viện Y học cổ
truyền tỉnh Sơn La áp dụng điều trị từ năm 1990 đến nay đã điều trị khỏi được
nhiều bệnh nhân. Riêng cây Nhó đông, ngoài tác dụng trong bài thuốc trên còn
được dùng trong các bệnh về rối loạn tiêu hoá, viêm gan (thể hoàng đản) suy
nhược cơ thể, ăn uống kém, được dùng làm nước uống hàng ngày.
Để có cơ sở khoa học trong việc sử dụng cây Nhó đông làm thuốc, chúng
tôi chọn đề tài: “Góp phần nghiên cứu về thực vật, hoá học và một số tác dụng
sinh học của cây Nhó đông (Cephaelis sp. Rubiaceae)”.

4


Với những nội dung nghiên cứu như sau:

1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật, nghiên cứu đặc điểm vi học và góp
phần xác định tên khoa học của cây Nhó đông.
2. Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học
3. Thử độc tính và tác dụng kháng khuẩn của dược liệu.
4. Khảo sát ứng dụng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Sơn La.

5


Phần 2. TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm về thực vật
m

m

m

2.1.1. Đặc điểm bộ Cà phê Rubỉales
Theo tài liệu [12], bộ Cà phê gồm 2 họ: Dialypentalanthaceae và
Rubiaceae.
Đặc điểm chung của bộ Cà phê Rubiales: lá đơn, mép lá nguyên, mọc đối
có lá kèm, tràng hợp, đều, 5 nhị ít khi nhiều hơn, nhị trước cánh hoa, bao phấn 2
ô, rời, mở dọc. Bầu hạ, nhiều noãn có khi giảm chỉ còn 1 noãn, đính noãn trung
trụ, ít khi đính noãn bên, hạt có nội nhũ.
2.1.2. Đặc điểm họ cà phê Rubiaceae
Theo tài liệu [9], [12], họ Cà phê gồm có 450 chi, trên 7000 loài chủ yếu
phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
ở Việt Nam có trên 90 chi và khoảng 430 loài [11], [12].
Họ cà phê rất phong phú về dạng sống, có đủ các loại từ cây gỗ lớn đến cây
bụi, dây leo, cây phụ sinh, cây thảo, nhưng thưòng là cây gỗ, cây bụi, ít khi là

cây thảo. Lá mọc đối hoặc mọc vòng, nguyên hoặc ít khi có răng cưa, đơn, lá
kèm thường ở phía trong cuống hay ở giữa

2

cuống lá, rời hoặc dính, đôi khi có

dạng lá và rất khó phân biệt với lá. Hoa phần lớn lưỡng tính, hoa đều, hãn hữu
gần như không đều. Hoa mọc riêng lẻ hoặc dạng đầu, 4-5 đài, 4-5 tràng hàn liền
thành ống, tiền khai vặn, lợp hoặc van. Số nhị nhiều bằng số cánh hoa và mọc
xen kẽ với cánh hoa, nhị đính vào ống hoặc họng tràng, bao phấn rời,

2

ô, mở

dọc. Bầu hạ, 2 hoặc nhiều ô đính noãn trung trụ, ít khi một ô với giá noãn bên.

6


Vòi nhuỵ thường mảnh dẻ, chia thuỳ theo nhiều cách khác nhau, noãn một tới
nhiều. Quả nang, mọng, hạch. Hạt ít khi có cánh, phần lớn có nội nhũ, phôi
thẳng hoặc cong.
2.1.3. Đặc điểm chi Cephaelis Swartz
Theo tài liệu [46], chi Cephaelis gồm các cây bụi, cây gỗ nhỏ, sống dai,
thường mọc đứng, lá hình trái xoan ngược hay thuôn dài, lá kèm nhiều khi hợp
sinh. Cụm hoa hình đầu, bao bọc bởi một bao chung, 4 - 5 lá đài, 4 - 5 cánh hoa,
mọc đứng hay trải ra, tiền khai van, họng tràng trần hay có lông, 4 - 5 nhị, chỉ
nhị đính ở họng của tràng, phần nhiều thò ra ngoài. Bao phấn thuôn dài hay hẹp

dài, đính lưng. Bầu có 2 ô, ít khi 3 - 4 ô, vòi dài hay ngắn, một noãn trong mỗi ô,
quả khô hay nạc, hai hạch. Hạt phẳng, lồi, vỏ ngoài dạng màng, cây mầm nhỏ, lá
mầm dạng lá, nội nhũ thịt.

2.2.Thành phần hoá học
Theo Ngô Văn Thu [36], thành phần hoá học của các cây họ Cà phê rất
phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu và thăm dò, chúng tôi phát hiện các cây
thuộc

chi

Cephaelis



chứa

tetoquinon,

anthragallon,

chrysophanol,

anthraquinon... Trong cây Nhó đông (Cephaelis sp. Rubiaceae) có anthranoid.
Do vậy trong mục tổng quan này, chúng tôi xin điểm lại một số vấn đề liên quan
đến hợp chất anthranoid.
Anthranoid nằm trong nhóm lớn hydroxyquinon [36]. Anthranoid khi tổn
tại dưới dạng glycosid thì được gọi là anthraglycosid hay anthracenosid. Cũng
như các loại glycosid khác, anthraglycosid khi bị thuỷ phân thì giải phóng ra
phần aglycon và phần đường. Phần aglycon là dẫn chất 9,10-anthracendion. Vì

trong tự nhiên hầu như chưa gặp các dẫn chất 1, 2 hoặc 1, 4 anthracendion nên

7


khi nói đến dẫn chất anthraquinon trong tự nhiên người ta hiểu rằng đó là những
chất 9, 10-anthracendion có công thức chung:

Theo Muraviova [47] thì:
- Anthracenglycosid là những dẫn chất anthracen có mức độ oxy hoá khác
nhau:
OH

H
Anthraquinon

H

Anthron

Anthranol

Anthraquinon có thể chia thành 2 nhóm:
OH

o

OH

o


ỌH
OH

Nhóm 1 - Chrisacin

Nhóm 2 - Alizarin

( 1 ,8 -dioxy anthraquinon)

( 1 ,2 -dioxy anthraquinon)

8


* Trong nhóm phẩm nhuộm có:
- Indigo (Trong cây Indigofera argentica L.)
- Ramenton và lapachol từ cây Tectona grandis L.
- Alkalin từ cây Alkanna tinctoria L. ...
Theo Ngô Văn Thu [36]: Sự tạo thành dẫn chất anthraquinon có 2 con
đường nhưng con đường tạo thành các dẫn chất anthraquinon trong một số họ
thực vật và chủ yếu trong họ cà phê (Rubiaceae) thì chủ yếu từ tiền chất là acid
shikimic. Sau khi acid này ngưng tụ với 1 acid a-cetoglutaric thì tạo thành một
dẫn chất naphtalen, chất này lại gắn thêm

1

gốc isopteryl để rồi đóng vòng tạo ra

các dẫn chất anthraquinon.


OH

Các dẫn chất anthranoid được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm phẩm nhuộm: những dẫn chất thuộc nhóm này có màu từ đỏ cam
đến tía, trong cấu trúc có 2 nhóm -OH kế cận ở vị trí a và p và hay gặp trong

9


một số chi thuộc họ Cà phê Rubiaceae (Chi Rubia coprosma...). Ví dụ alizarin
( 1 , 2 dihydroxy anthraquinon) acid ruberythric (2 -primeverosid của alizarin),
purpurin (1,2,4-trihydroxy anthraquinon).

OH

Alizarin

O -G lc- Xyl

Acid ruberythric

Purpurin

+ Nhóm nhuận tẩy: Những dẫn chất thuộc nhóm này thường có 2 nhóm
- OH đính ở vị trí 1,8 và ở vị trí 3 thường là nhóm - CH3; - CHoOH; - CHO hoặc
- COOH nên còn được gọi là nhóm oxymethyl-anthraquinon, người ta hay gặp
các dẫn chất có cùng cấu trúc, chỉ khác nhau ở mức độ oxy hoá ở C3 trong cùng
một loài. Ví dụ: Trong Đại hoàng, Chút chít, Thảo quyết minh thì có cả 3 chất:
R = - CH,


ỌH

: Chrysophanol
X

R = - CH^OH : Aloe emodin


X

ỌH
X

R = - COOH : Rhein

Những dẫn chất anthranoid khi ở trong thực vật có thể tổn tại dưới dạng oxy
hoá (anthraquinon) hoặc dạng khử (anthron, anthranol), nếu khử một trong

2

nhóm chức ceton của anthraquinon sẽ cho một dẫn chất anthron hoặc đồng phân
hỗ biến của chất này là anthranol (dạng enol). Nếu khử tiếp thì dẫn đến dẫn chất
dihydro anthranol.

10


+ H2 „


--------

h2

Anthraquinon

-h 2
+ h2

Anthranol

Dihydroanthranol

Dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng hay gây đau bụng, vì vậy một số
dược liệu chứa anthranoid phải để một năm sau khi thu hái mới được dùng để
dạng khử chuyển thành dạng oxy hoá.
+ Nhóm dimer: Một số dẫn chất anthranoid dimer do 2 phân tử ở dạng
anthron bị oxy hoá rồi trùng hợp với nhau tạo thành dianthron, như sự tạo thành
hypericin là chất có trong cây Hyperycum perforatum, có tác dung kháng khuẩn,
dùng chữa viêm dạ dầy, ruột, răng, miệng.

11


Diemodin anthron

2 phân tử emodin anthron

OH


ỌH

OH

c)

X

'S s



U

ỌH

I

1
1

-2H
1

V
OH



OH


OH

o

OH

Protohypericin

Hyperico-dehydro dianthron
OH

o

OH

1

V
OH

0

OH

Hypericin


Các dẫn chất anthranoid được phân bố trong khoảng 30 họ thực vật khác
nhau, chủ yếu những cây 2 lá mầm, các họ hay gặp Caesalpiniaceae,

Rhamnaceae, Rubiaceae, Polygonaceae [36].

trong đó một số chất có trong họ cà phê như sau:
+ 2- hydroxyanthraquinon 2-OH có trong chi Oldenlandia thuộc họ Cà phê
Rubiaceae.
+ 2-hydroxy, 3-methyl, 2-OH, 3-CH 3 có trong chi Coprosma.
+ Alizarin 1,2-OH có trong chi Oldenlandia, Rubia, Galium, Asperula,
Crucianella.
+ Alizarin 1-methyl ether l-OCH3, -20H có trong chi Oldenlandria,
Morinda, Rubia.
+ Methyl xanthopurpurin 2,4-OH,7-CH 3 có trong chi Morinda.
+ Rubiadin 2,4-OH,3-CH 3 có trong chi Rubia, Galium, Coprosma.
+ Rubiadin methyl ether 2-OH, 3-CH3, 4-OCH 3 có trong chi Morinda,
Coprosma.
+ Lucidin 2,4-OH, 3-CH2OH có trong chi Coprosma.
+ Damnacanthol 2-OH, 3-CH 2 OH, 4 -OCH 3 có trong chi Damnacarthus.
+ Munjistin 2,4-OH, 3-COOH có trong chi Rubia.

13


+ Soranjidiol 4,7-OH, 3-CH 3 có trong chi Morinda, Coprosma.
+ Purpurin 1,2,4-OH có trong chi Rubia, Relbunium.
+ Moridon 4,7,8-OH, 3-CH 3 có trong chi Morinda, Coprosma.
+ Copareolatin 4,6,7,8-OH, 3-CH 3 có trong chi Corposma.
... Trên đây chỉ là một số ví dụ mà chúng tôi nêu ra trong khoảng gần 30
chất có trong một số chi thuộc họ Rubiaceae.

2.3. Tác dụng sinh học và công dụng của anthranoid
Theo các tài liệu [29]; [30]; [31]; [36], các dẫn chất anthranoid chủ yếu là

các Ị3-glycosid dễ hoà tan trong nước, không bị hấp thu cũng như bị thuỷ phân ở
ruột non. Khi đến ruột già, dưới tác dụng của P-glycosidase trong hệ vi khuẩn
đường ruột thì các glycosid bị thuỷ phân và các dẫn chất anthraquinon bị khử tạo
thành dạng anthron và anthranol, dạng này có tác dụng tẩy xổ. Do đó có thể giải
thích lý do tác dụng đến chậm sau khi uống thuốc. Dạng genin bị hấp thu ở ruột
non nên không có tác dụng.
Do tác dụng làm tăng nhu động ruột nên chỉ với liều nhỏ các dẫn chất 1,8
hydroxy an thraquinon dưới dạng heterosid giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng, ở
liều vừa phải thuốc có tác dụng nhuận, ở liều cao thuốc có tác dụng gây xổ,
thuốc có tác dụng chậm,

10

giờ sau khi uống thuốc mới có hiệu lực, vì còn có

tác dụng lên cơ nhẩn của bàng quang và tử cung nên khi dùng phải thận trọng
với người có thai, viêm bàng quang và viêm tử cung. Thuốc được bài tiết qua sữa
nên khi dùng cần chú ý đối với các bà mẹ đang cho con bú. Vì thuốc được bài
xuất qua nước tiểu nên nước tiểu có thể có màu hồng.
Các dẫn chất anthraglycosid còn có tác dụng thông mật, lợi gan. Hỗn hợp
các chất anthraquinon có trong rễ cây Rubia tinctoria L. có tác dụng thông tiểu

14


và có tác dụng tan sỏi thận. Ở Liên xô (cũ) đã có một số chế phẩm được bào chế
từ dược liệu này. ở Sapa, Nghĩa Lộ, Lai Châu có cây Thiên thảo (Rubia
cordiflora) cũng có những dẫn chất anthraquinon tương tự cây trên [36].
Có nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, tác dụng nhiều nhất đối với các vi
khuẩn Gram (+). Các dẫn chất này có tác dụng kháng khuẩn là do ức chế các

enzym nhờ các phản ứng cộng với các nhóm thiol hay amin đó là các chất trị
nấm, đôi khi trị giun [31].
Chrysophanol có tác dụng kháng nấm nên được dùng để điều trị nấm, hắc
lào, lang ben.
Các hợp chất khác là các chất tạo ra meteroglobin. Joglon kết hợp với các
protein của da, làm bóng da nên có tác dụng tốt đối với các bệnh ngoài da [31].
Theo một số tác giả Nga thì các dẫn chất quinon, đặc biệt là các dẫn chất
anthraquinon có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thư. Xuất phát từ acid
chrysophanic và một số dẫn chất anthraquinon khác người ta đã bán tổng hợp
một số dẫn chất có N-S và gốc halogen có hoạt tính chống ung thư [36].
Ngoài ra các dẫn chất anthranoid là nhóm dược liệu mang màu nên nó còn
được dùng trong nhân dân làm phẩm nhuộm, hoặc các chất nhuộm trong công
nghiệp thực phẩm, dược phẩm... vì không độc.

15


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
3.1. Đôi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Nhó đông (Cephaelis sp. Rubiaceae) mọc
hoang ở rừng núi Sơn La.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Lấy mẫu và xử lý mẫu
- Mẫu được thu hái vào thời kỳ có hoa, mẫu tiêu bản được ép trong bìa, giấy
báo và được lưu trữ tại Bộ môn Dược liệu Trường đại học Dược Hà Nội, nguyên
liệu được đóng trong túi polyethylen có đánh số và ghi ngày, tháng, năm, nơi thu
hái.
- Xử lý mẫu: Rễ, thân, lá cây Nhó đông được thái mỏng, phơi (sấy) khô.
Trong đó bộ phận chính đang được nghiên cứu tác dụng sinh học là rễ cây Nhó

đông.
3.2.2. Nghiên cứu về thực vật
3.2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái
Tiến hành khảo sát thực địa, quan sát, đo đạc, mô tả đặc điểm hình thái cây,
ghi lại các đặc điểm quan sát được, đối chiếu với các tài liệu [8 ], [24], [26].
3.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm về giải phẫu
Theo phương pháp ghi trong các tài liệu [4], [8 ], [14], [24], [25], [26], [44],
[45], cắt, tẩy, nhuộm kép, làm tiêu bản: Rễ, thân, lá, soi dưới kính hiển vi
OKRŨSS optronic của Bộ môn Dược liệu với độ phóng đại (10, 40, 100)

X

10,

mô tả các đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh chúng và ghi lại các đặc điểm quan sát
được.

16


32.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm vi học bột dược liệu theo phương pháp ghi
trong tài liệu [4]:
Dược liệu được lấy riêng từng bộ phận, sấy khô, tán nhỏ, soi dưới kính hiển
vi OKRŨSS optronic, quan sát và chụp ảnh chúng.
3.22.4. Xác định tên khoa học
Dựa vào các đặc điểm hình thái, đối chiếu với các đặc điểm được mô tả
trong khoá phân loại thực vật và so sánh với các tiêu bản mẫu tại các phòng tiêu
bản thực vật, tại Viện tài nguyên và sinh thái - Viện khoa học Việt Nam và Khoa
Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Viện Dược liệu Trung ương, tra
tìm và đối chiếu trong các tài liệu [7], [10], [13], [14], [15], [20], [21], [22], [25],

[27], [28], [29], [39], [41], [46], [48] để xác định tên khoa học của cây Nhó
đông.
3.2.3. Nghiên cứu vê hoá học
- Định tính thành phần hoá học: Dựa vào phương pháp ghi trong các tài liệu
[1], [2], [3], [18], [34], [35], [40].
- Xác định độ ẩm: Theo phương pháp ghi trong Dược điển Việt Nam [5],
[ 6].

- Chiết xuất dược liệu theo phương pháp ghi trong các tài liệu [18], [35],
[36].
- Định lượng anthranoid toàn phần bằng phương pháp cân theo [6 ], [36].
- Sắc ký lớp mỏng với chất hấp phụ là silicagel G của Viện Kiểm nghiệm cỡ
hạt 5 - 40ịj.ĩĩi, pH=7, bột bó 15% [6 ], [34], [40].
- Sắc ký cột dùng chất hấp phụ là silicagel dùng cho sắc ký cột của Viện
Kiểm nghiệm [18], [40].
- Đo nhiệt độ nóng chảy trên máy số hiệu Osi(Pháp) tại phòng Tổng hợp
hữu cơ - Trường Đại học Dược Hà Nội [18].


- Phổ tử ngoại được đo trên máy BECKMAN DU-600 tại phòng nghiên cứu
trung tâm - Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Phổ hồng ngoại được đo dưới dạng viên nén KBr trên máy BECKMAN tại
phòng nghiên cứu trung tâm - Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Đo phổ khối (MS) tại phòng khối phổ của Viện Hoá - Viện Khoa học Việt
Nam.
3.2.4. Nghiên cứu về tác dụng sinh học và ứng dụng
- Thử tác dụng kháng khuẩn theo [16], [17], [33], [37], [38], [43].
- Thử độc tính dịch chiết 1:1 trong nước của rễ cây Nhó đông theo các tài
liệu [19], [33], [42].
- Thống kê và nhận xét ứng dụng lâm sàng tại Bệnh viên Y học cổ truyền

Tỉnh Sơn La.
3.2.5. Xử lý s ố liệu
Số liệu trong thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thông kê ứng dụng
trong Y dược [23]. Xác định trị số trung bình, độ lệch chuẩn (SD) và khoảng tin
cậy (CI):
Giá trị trung bình: X = - V
n i=ỉ

__

SD

Khoảng tin cậy trung bình: (C/) = X ±
Trong đó:

SD là độ lệch chuẩn
n là số mẫu thực nghiệm
K = n-1
X* là hằng số Student
với oc = 0,05 và oc = 0,01.

So sánh 2 giá trị trung bình theo giả thiết trung bình cộng (Test T), chấp
nhận ở 2 mức ý nghĩa của oc (được qui ước là P) ở 0,05 và 0,01.

18


Phần 4. THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
4.1. Nghiên cúti vể đặc điểm thực vật
Để nghiên cứu về đặc điểm thực vật, chúng tôi tiến hành khảo sát tại thực

địa xã Chiềng An, Thị xã Sơn La, Tỉnh Sơn La, đo đạc, quan sát, chụp ảnh cây
tại thực địa, cây mẫu được trồng tại Vườn thực vật Trường Đại học Dược Hà Nội
và thu mẫu khô, bảo quản tại Bộ môn Dược liệu.
Cây có tên địa phương là Nhó đông (theo tiếng Dân tộc Thái).
4.1.1. Đặc điểm hình thái
Thân gỗ, nhỏ, cao 2-3m, đường kính 3-5cm.
- Cành: Thiết diện vuông góc, đường kính 0,5-lcm , gióng dài 5-12cm,
ngoài mặt có khía dọc, không lông, màu vàng đỏ đến màu đen ở mẫu khô, có lá
kèm, cuống lá hình tam giác, rộng 15mm, cao 15mm, khi rụng để lại vết sẹo.
- Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 29 - 37cm, cuống lá dài từ 3 - 6 cm, lá rộng
10

- 13cm, chóp lá và gốc lá đều nhọn, mép lá nguyên , mặt trên lá không có

lông, mặt dưới lá có lông nhỏ (soi dưới kính hiển vi) màu xanh lục, trên mẫu khô
thì mặt trên lá sẫm hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, 10 đôi gân phụ. Ngọn
các gân phụ khi gần mép lá thì cong lên và song song với mép lá tới gân phụ ở
trên.
- Hoa: cụm hoa hình đầu ở ngọn cành, số lượng hoa từ 10-15 hoa. Cuống
cụm hoa dài l-2cm. Hoa không cuống, đài hình tuyến, có 4 răng cao 0,2mm.
Tràng hình ống dài 7mm, có 4 thuỳ, mỗi thuỳ dài 2mm và thắt lại ở phía trên,
phần thắt lại dài 0,5mm, tiền khai van, 4 nhị đính ở 1/3 phía dưới của ống tràng,

19


phần chỉ nhị tách khỏi tràng dài lmm. Chỉ nhị đính lưng, bao phấn chia 2 phần,
phần trên dài 3,5mm, phần dưới dài l,5mm. Bầu hạ cao 2 mm, rộng 3 mm, vòi
dài 5,2 mm chia làm 2 thuỳ dài 1,2 mm.
- Quả hạch, màu trắng, khi chín chuyển sang màu tím đen, hình tròn, đỉnh

mang vết tích của đài, cụm quả mang từ 1 - 3 quả khi trưởng thành riêng lẻ
không dính lại thành khối như ở chi Morinda (cây Mặt quỷ, cây Nhàu).
Hạt màu đen, kích thước 2mm, hạt tròn.
Trên ảnh 1 (trang 22) là ảnh chụp cành, lá mang hoa và quả của cây Nhó
đông.
4.1.2. Trồng trọt
Hiện nay cây chủ yếu mọc hoang trên miền rừng núi ở Sơn La, chưa có qui
hoạch trồng. Tuy nhiên, Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Sơn La đã trồng cây
này tại vườn dược liệu của bệnh viện, cây phát triển tốt. Có hai cách trồng để
nhân giống là:
- Trồng bằng hạt: Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 3 hoặc tháng 4), sau 7
ngày, hạt nẩy mầm, sau 1 0 - 1 5 ngày thành cây con.
- Trồng bằng thân rễ, cắt từng đoạn 10cm có từ 1 - 3 mắt ngủ, đem đặt
nghiêng 45° xuống đất, nén chặt đất và tưới nước đều cho ẩm, luôn giữ ẩm để dễ
sinh chồi. Trồng theo phương pháp này thì cây phát triển tốt, nhanh hơn trồng
bằng hat.
4.1.3. Cấu tạo giải phẫu
+ Vi phẫu lá, thân, rễ Nhó đông:
- Vi phẫu lá Nhó đông:

20


i

Trên vi phẫu lá Nhó đông có các phần sau
• Phần gân chính: Gân lá lồi cả trên và dưới. Biểu bì trên được cấu tạo bởi
một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đứng. Biểu bì dưới là các tế bào gần vuông,
rải rác có các lông che chở nhỏ. Sát biểu bì trên và dưới là mô dày khoảng 5-6
hàng tế bào. Bó libe-gỗ gân chính có cung libe bao phía ngoài cung gỗ, phía đầu

cung libe-gỗ gập vào, trong mô mềm rải rác có các bó tinh thể calci oxalat hình
kim.
• Phần phiến lá: Phiến lá dầy khoảng 0,2 mm. Biểu bì trên và biểu bì dưới
tương tự như phần gân lá. Dưới biểu bì trên là mô dậu gồm một hàng tế bào.
Dưới mô dậu rải rác có các bó tinh thể calci oxalat hình kim (ảnh 2; 3 trang 22).
• Sơ đồ tổng quát vi phẫu lá Nhó đông gồm:
1-Biểu bì

2-Mô dậu

3-Mô khuyết

4-BÓ tinh thể Calci oxalat

5-Lông che chở

6

-Mô dầy

7-Libe

8

-Gỗ

9-Mô mềm.
- Vi phẫu thân Nhó đông:
Mặt cắt ngang thân từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì là một hàng tế bào hình
chữ nhật không đều nhau, xếp đứng, sát lớp biểu bì gồm 14-15 hàng tế bào mô

mềm vỏ ngoài hình tròn không đều, xếp xen kẽ để hở những khoảng gian bào
nhỏ, phía trong gồm 6-7 hàng tế bào mô mềm vỏ trong thành mỏng, xếp xít
nhau, giữa hai phần mô mềm vỏ là 2-3 hàng tế bào có thành mỏng hoá gỗ (bắt
màu xanh), xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, trong cùng phần vỏ rải
rác có những đám sợi. Libe cấp II gồm 7-8 hàng tế bào nhỏ xếp liên tục. Tầng
phát sinh libe-gỗ xếp thành vòng bao quanh phần gỗ cấp II. Gỗ cấp II gồm nhiều
hàng tế bào có thành hoá gỗ được xếp không liên tục và thành từng mạch nhỏ.
Ruột gồm nhiều tế bào hình tròn, thành mỏng, xếp xít nhau. Tia ruột chỉ có một
hàng tế bào nhỏ xếp xen kẽ với các mạch gỗ cấp II. Trong mô mềm ruột rải rác
có các ống dẫn (ảnh 4, trang 22).

21


×