Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu việc quản lý hoạt động hành nghề bán thuốc của các thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn hải phòng luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.26 MB, 128 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẺ

TRƯỜNG ĐẠI
DƯỢC
HÀ NỘI
• HỌC




TRầ N THị• NGọ• C ANH

NGHIÊN CỨU VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
HÀNH NGHỀ BÁN THUỐC CỦA CÁC
THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐịA BÀN HẢI PHÒNG

LUẬN
• VĂN THẠC
• s ĩ D ư ợc
• HỌC

CHUYÊN NGÀNH: Tổ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 607320

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng

/Ế



HÀ NỘI - 2007

.1 í

'X

\

* Ị

7


MỤC LỤC

Mụ C Lụ C




DANH MỤC
• CÁC KÝ HIỆU,
• 7 CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC
• CÁC HÌNH Vẽ 7, ĐỒ THỊ•
ĐẶT VẤN Đề ........................................................................................................1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Tổng quan về hành nghề bán thuốc tư nhân ............................................... 3

1.2. Tổng quan về quản lý hành nghề bán thuốc tư nhân ở Việt N am .............11
1.3. Tổng quan về GPP Việt N am ..................................................................... 27
1.4. Một số thông tin khái quát về Hải Phòng.................................................. 29
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN c ứ u ........ 35
2.1. Đối tượng nghiên cứ u ...................................................................................35
2.2. Thời gian nghiên cứ u....................................................................................35
2.3. Phương pháp nghiên cứ u .............................................................................35
2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệ u ........................................................ 39
CHƯƠNG III: Kế T QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................. 40
I.

Thực trạng hành nghề bán thuốc của khối tư nhân trên địa bàn

Hải Phòng..............................................................................................................40
3.1. Màng lưới bán thuốc lẻ thuốc tư nhân trên địa bàn Hải Phòng................ 40
3.2. Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng tại 30 nhà thuốc tư nhân và
30 đại lý bán thuốc theo những quy định chính của Luật Dược và
tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (G PP)......................................................... 46
II.

Thực trạng quản lý hành nghề bán thuốc tư nhân trên địa bàn thành


phố Hải Phòng....................................................................................................64
3.3. Mô hình tổ chức....................................................... ................................... 64
3.4. Cơ cấu nhân lự c........................................................................................... 66
3.5. Cơ sở vật ch ất............................................................................................72
3.6. Kinh phí cấp cho công tác quản lý hành nghề bán thuốc tư nhân.........73
3.7. Kết quả nghiên cứu và phân tích hoạt động quản lý hành nghề bán
thuốc của khối tư nhân trên địa bàn Hải Phòng............................................... 74

III. Đánh g iá......................................................................................................85
3.8. Ưu điểm

..................................................................................................85

3.9. Những vấn đề tồn tạ i................................................................................ 85
IV. XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG BÁN THUỐC TƯ NHÂN TẠI HẢI PHÒNG................................... 93
3.10. Nội dung chính trong cuốn tài liệu hướng dẫn quản lý HNBTTN........94
3.11. Nội dung chính trong cuốn tài liệu hướng dẫn thực hành nhà thuốc
hướng tới đạt tiêu chuẩn GPP Việt Nam ........................................................ 95
Kế T LUẬN VÀ KIế N NGHỊ........................................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................105
PHỤ LỤC...........................................................................................................109


LỜI CẢM ƠN

,

Nhăn dịp luận văn hoàn thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới:
- PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Hằng - chủ nhiệm Bộ môn Quản lý và Kinh tế
dược, người thầy đã trực tiếp hướng dân và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy, cô giáo bộ môn
quản lý và kinh tế dược cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ trường Đại
học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quả trình thực hiện đề tài cũng như trong
những năm thảng học tập tại trường.

- Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của Ban Giảm đốc Sở Y tế, phòng
Quản lý dược, phòng Quản lý hành nghề ngoài công lập, Thanh tra Sở Y tế Hải
Phòng, Sở Y tế Hà Nội, các cán bộ phòng Y tế quận, huyện trên địa bàn Hải
Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận vãn này.
Nhân đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc tới DS. Trần Văn Thọ
- Phó giảm đốc Sở Y tế Hải Phòng, người đã hết lòng giúp đỡ tôi từ khi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp và đến khi hoàn thành luận văn này để có được kết
quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân yêu trong gia
đình, các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt
quá trình học tập.

,

Hà Nội tháng 12 năm 2007

DS. Trần Thị Ngọc Anh


Khái quát nội dung luận văn
« Nghiên cứu việc quản lý hoạt động hành nghề bán thuốc của các
thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn Hải Phòng»
M Ụ C TIÊU

• Phân tích, đánh giá thực trạng hành nghề bán thuốc của các thành phần
kinh tế tư nhân (nhà thuốc, đại lý tư nhân) trên địa bàn Hải Phòng.


Phân tích, đánh giá việc quản lý hoạt động hành nghề bán thuốc của


các thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn Hải Phòng.


Xây dựng một số nội dung và quy trình quản lý hoạt động hành nghề

bán thuốc của khối tư nhân cho cán bộ quản lý hành nghề tuyến y tế cơ sở để tiến
tới thực hiện GPP.

Phần 1: TỔNG QUAN

Phần 2 : ĐỒI TƯỢNG VÀ
I’l IƯƠNG PIỈÁP NG H ẼN CỨU

- Tổng quan về HNBTTN
- T ổng quan về quản lý
HNBTTN
- Tổng quan vệ GPP
- Tổng quan về Hải Phòng

- Đối tượng: nhà quản lý, thanh
tra HNBTTN, người hành nghề
- Các phương pháp nghiên cứu

Kết luận - Kiến nghị

Phần 3

: NỘI
DUNG NGHIÊN cứu


■Thực trạng HNBTTN
■Thực trạng quản lý
HNBTTN
- Xây dựng các nội
dung và quy trình
quản lý hoạt động
HNBTTN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT CPDP

: Công ty cổ phần dược phẩm

CT TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DSCK

: Dược sĩ chuyên khoa

DSĐH

: Dược sĩ đại học

DSTĐH

: Dược sĩ trên đại học


DSTH

: Dược sĩ trung học

ĐKHN

: Điều kiện hành nghề

GCN

: Giấy chứng nhận

GDP

: Good distribution practice: thực hành tốt phân phối thuốc

GMP

: Good manufacturing practice: thực hành tốt sản xuất thuốc

GLP

: Good laboratory practice: thực hành tốt phòng kiểm nghiệm

GPP

: Good pharmacy practice: thực hành tốt nhà thuốc

GSP


: Good storage practice: thực hành tốt bảo quản thuốc

HNBTTN

: Hành nghề bán thuốc tư nhân

HN(Y)DTN : Hành nghề (y) dược tư nhân
KTV

: Kỹ thuật viên

NTTN

: Nhà thuốc tư nhân

QLHN (NCL): Quản lý hành nghề (ngoài công lập)
QLNN

: Quản lý nhà nước

PGĐ

: Phó giám đốc

TTKNDPMP: Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm.
TYT

: Trạm Y tế


UBND

: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng..................................................................................................................Trang
Bảng 1.1: Số lượng các NTTN, đại lý qua 5 năm 2000 - 2004 ................... 8
Bảng 1.2:Sự phân bố của các NTTN, đại lý theo các vùng địa lý.....................9
Bảng 1.3: số lượng các cơ sở HNDTN của Hà Nội...................................... 21
Bảng 1.4: số lượng các cơ sở HNDTN của thành phố Hồ Chí M inh.......... 29
Bảng 1.5: Cơ cấu nhân lực ngành y tế Hải Phòng (31/12/2005)...................... 33
Bảng 3.6: Hệ thống hành nghề bán thuốc tư nhân của Hải Phòng.................. 40
Bảng 3.7: Sự phân bố các cơ sở HNBTTN trên địa bàn Hải Phòng.................41
Bảng 3.8: Tổ chức nhân sự tại các cơ sở kinh doanh thuốc............................. 44
Bảng 3.9: Nhân sự ở các NTTN......................................................................... 44
Bảng 3.10: Khảo sát diện tích nơi bán thuốc..................................................... 48
Bảng 3.11 Việc chấp hành qui định về biển hiệu của các nhà thuốc, đại lý....51
Bảng 3.12: Các loại sổ sách và tài liệu chuyên môn có ở các cơ sở bán thuốc.......55
Bảng 3.13: Việc lập dự trù khi mua thuốc độc của các NTTN.........................58
Bảng 3.14: Các nội dung nhà thuốc, đại lý hướng dẫn người bệnh................. 59
Bảng 3.15: Khảo sát nơi trưng bày và bảo quản thuốc độc ở nhà thuốc.......... 62
Bảng 3.16: Cơ cấu nhân lực dược tại Sở Y tế Hải Phòng................................. 67
Bảng 3.17:Cơ cấu nhân lực dược tại các phòng Y tế ........................................ 69
Bảng 3.18: Tần suất thanh, kiểm tra các cơ sở HNBTTN qua các năm .......... 77
Bảng 3.19: số lượng cơ sở cấp giấy phép trong năm........................................ 81
Bảng 3.20:Tổng hợp chất lượng mẫu kiểm tra theo nơi lấy mẫu (2001 - 2006)... 83


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐÒ THỊ

Hình....................................................................................................................Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý dược từ Trung ương đến địa phương.........13
Hình 2.2: Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tà i.............. 38
Hình 2.3: ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố vào phân tích hoạt
động quản lý hành nghề bán thuốc tư nhân tại Hải Phòng.............................. 39
Hình 3.4: Biểu đồ phân bố NTTN trên địa bàn Hải Phòng............................ 42
Hình 3.5: Biểu đồ phân bổ đại lý bán thuốc trên địa bàn Hải Phòng............. 42
Hình 3.6: Biểu đồ tỉ lệ các dược sĩ chủ nhà thuốc đang đương chức và
đã nghỉ hưu................................................................................................................45
Hình 3.7: Biểu đồ tỉ lệ trình độ người bán thuốc tại nhà thuốc...................... 45
Hình 3.8: Biểu đồ tỉ lệ nhà thuốc, đại lý có diện tích đạt và không đạt yêu cầu....49
Hình 3.9: Biểu đồ số nhà thuốc, đại lý có biến hiệu đúng và không
đúng quy định......................................................................................................51
Hình 3.10: Biểu đồ các loại sổ sách và tài liệu chuyên môn mà các nhà
thuốc, đại lý có.................................................................................................... 55
Hình 3.11: Biểu đồ về nội dung các nhà thuốc, đại lý hướng dẫn người mua... 60
Hình 3.12: Biểu đồ tỉ lệ vị trí nhà thuốc trưng bày và bảo quản thuốc đ ộ c......

62

Hình 3.13: Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động HNBTTN trên địa bàn Hải Phòng......... 64
Hình 3 .14:Biểu đồ cơ cấu cán bộ ở các phòng Y tế ....................................... 70
Hình 3.15: Biểu đồ số lượng cơ sở thanh, kiểm tra qua các năm ................... 77
Hình 3.16: Biểu đồ số lượng mẫu lấy kiếm nghiệm theo loại hình kinh doanh....... 83
Hình 3.17: Biểu đồ chất lượng thuốc ở các NTTN......................................... 84
Hình 3.18: Mó hình nhà thuốc hướng tới đạt tiêu chuẩn G P P ....................... 100


ĐẶT VẤN ĐÈ
Trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, bên cạnh các doanh

nghiệp dược nhà nước còn có các thành phần kinh tế tư nhân cùng tham gia
hoạt động kinh doanh theo Luật Dược. Sự tham gia của các thành phần kinh
tế tư nhân đã góp phần đảm bảo thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ nhân dân. Ngành Dược đã buớc đầu đảm bảo được việc cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân.
Quản lý hành nghề bán thuốc của các thành phần kinh tế tư nhân (gọi
chung là quản lý hành nghề bán thuốc tư nhân) trên phạm vi toàn quốc nói
chung và ở Hải Phòng nói riêng đều phải tuân theo quy chế quản lý thống
nhất từ trung ương đến tòng địa phương. Song cho đến nay, việc quản lý và
thanh tra hoạt động hành nghề của khối nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc
còn chưa chặt chẽ, có phần khác nhau và có nơi trong thành phố chưa có cách
làm phù hợp do còn thiếu cán bộ dược ở các tuyến y tế cơ sở. Vì vậy, hiệu
quả của công tác quản lý hành nghề bán thuốc của các thành phần kinh tế tư
nhân còn chưa cao. Để phát huy hiệu quả quản lý hành nghề bán thuốc của
khối tư nhân, việc cụ thể hoá Luật dược và nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành
tốt nhà thuốc” (GPP) thành các quy trình quản lý thống nhất trên phạm vi toàn
thành phố là một việc làm cần thiết nhằm:


Thống nhất cách quản lý trong tỉnh, giúp nhà quản lý có các nội

dung thống nhất trong quản lý hoạt động hành nghề bán thuốc tư nhân.


Thống nhất các biểu mẫu kiểm tra, báo cáo, giảm những việc làm

không cần thiết cho cơ sở, cho nhà quản lý, nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hành nghề bán thuốc tư nhân.



• Hướng dẫn chi tiết về quản lý hoạt động hành nghề bán thuốc tư
nhân cho các cán bộ quản lý hành nghề dược tư nhân ở tuyến y tế cơ sở trước
những yêu cầu của tình hình mới nhằm hướng tới thực hiện GPP.
Với mong muốn góp phần giải quyết một vấn đề đang dành được nhiều
sự quan tâm của các cơ quan y tế tại Hải Phòng, chúng tôi đã thực hiện đề tài:

“NGHIÊN CỨU VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH
NGHÈ BẢN THUỐC CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ
NHẲN TRÊN ĐIA BÀN HẢI PHÒNG ».
Đề tài tiến hành nghiên cứu với 3 mục tiêu sau:


Phân tích, đánh giá thực trạng hành nghề bán thuốc của các thành

phần kinh tế tư nhân (nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc) trên địa bàn Hải
Phòng.
• Phân tích, đánh giá việc quản lý hoạt động hành nghề bán thuốc của
các thành phần kinh tế tư nhân (cấp phép, thanh tra, phổ biến áp dụng quy chế
m ới...) trên địa bàn Hải Phòng.


Xây dựng một sổ nội dung và quy trình quản lý hoạt động hành

nghề bán thuốc của khối tư nhân cho cán bộ quản lý hành nghề tuyến y tế cơ
sở để tiến tới thực hiện GPP.


CHƯƠNG I

TỎNG QUAN

1.1.

Tổng quan về hành nghề bán thuốc tư nhân:

1.1.1. Nhữns văn bản pháp lý hiên hành liên quan đến hành nghề bán
thuốc tư nhân.
Sau khi Nhà nước cho phép thành phần kinh tế tư nhân được tham gia
vào việc buôn bán thuốc tân dược (1986), Bộ Y tế đã ra Quyết định số
09/QĐ-BYT ngày 08/03/1989 cho mở nhà thuốc; Quyết định sổ 533/QĐBYT ngày 13/9/1989 cho mở đại lý thuốc thuộc khu vực tập thể và tư nhân.
Như vậy là từ năm 1989, các thành phần kinh tế tư nhân như nhà thuốc, đại lý
bán thuốc bắt đầu tham gia vào hệ thống phân phối thuốc.
Sau đó, Bộ Y tế đã ra quyết định số 500/QĐ-BYT ngày 10/4/1992 quy
định hành nghề tại nhà thuốc; Quyết định số 939/QĐ-BYT ngày 4/9/1992 quy
định mở đại lý bán thuốc ở xã của các doanh nghiệp dược nhà nước buôn bán
thuốc và thông tư sổ 03/TT-BYT ngày 27/9/1992 về việc thành lập doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh thuốc.
Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
điều 39 về y tế đã quy định rõ: “Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất
quản lý sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, huy động và tổ
chức mọi lực lượng xã hội, xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam, kết
hợp phát triển y tế nhà nước với y tế tư nhân, tạo điều kiện để mọi người dân
được chăm sóc sức khỏe” .
Chiến lược công tác Chăm sóc & bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã thể
hiện rõ quan điểm của nhà nước: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc
sức khoẻ (nhà nước, dân lập và tư nhân) trong đó y tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo.


Đề đảm bảo an toàn sức khoẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám,
chữa bệnh của nhân dân, thực hiện chính sách xã hội hoá và đa dạng hoá các

loại hình dịch vụ y, dược tư nhân vào hoạt động theo pháp luật, ngày
30/09/1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá IX đã ban hành Pháp lệnh
hành nghề Y dược tư nhân.
Sau khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực (12/06/1999), Bộ Y tế đã
ban hành thông tư sổ 02/2000/TT-BYT ngày 21/02/2000 “Hướng dẫn kinh
doanh thuốc phòng và chữa bệnh cho người” để phù hợp với Luật.
Và ngày 25/02/2003 Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân số
07/2003/PL-UBTVQH11 đã ra đời thay thế cho Pháp lệnh cũ. Pháp lệnh đã
quy định rất rõ những điều kiện, tiêu chuẩn và quy định trong hành nghề bán
thuốc tư nhân.
Để cụ thể hoá một số điều của Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân
năm 2003, ngày 12/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2003/NĐCP. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh hành nghề y,
dược tư nhân: điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều
kiện hành nghề y dược tư nhân. Ngày 06/01/2004, thông tư số 01/2004/TTB YT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y dược tư nhân ra đời.
Tuy nhiên, thông tư này có một số điểm chưa hoàn chỉnh nên ngày 14/9/2004,
Bộ Y tế ban hành thông tư số 09/2004/TT-BYT hướng dẫn sửa đổi bổ sung
một số điểm. Ngày 09/03/2005, Bộ Y tế ban hành tiếp thông tư số
07/2005/TT-BYT hướng dẫn sửa đổi điểm thứ 2, khoản 8, điều 79 của thông
tư 01/2004
Để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về dược, cụ thể là đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng cho nhân dân,
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả, ngày 14/6/2005, Luật Dược số


34/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 7 đã được ban hành. Những quy định trước đây trái với Luật
Dược đều bị bãi bỏ. về tính chất của văn bản, Luật Dược đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp, đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay; đồng thời cũng tạo điều kiện cho
ngành trong việc hội nhập với khu vực và quốc tế. về nội dung, Luật thể hiện

sự quản lý chặt chẽ và nhất quán các hoạt động về sản xuất, lưu thông, phân
phối, xuất nhập khẩu, giá thuốc. Một điểm mới trong tư duy mới về quản lý
dược, là không phân biệt hành nghề dược theo hình thức sở hữu công hay tư,
mà Luật quy định theo điều kiện kỹ thuật: khi chủ thể quyết định kinh doanh
theo hình thức nào thì phải đáp ứng những yêu cầu về điều kiện kinh doanh
và kỹ thuật quy định đối với hình thức đó.
Một tư duy mới nữa được đưa vào Luật Dược, là yêu cầu các hình thức
kinh doanh dược phải đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt, tuỳ thuộc loại hình sản
xuất, bán buôn, bán lẻ, bảo quản hay kiểm nghiệm thuốc.
Ngoài ra, còn một số văn bản liên quan đến HNBTTN sau:
STT

Loại văn bản

Ngày ban

V/v

(1)

(2)

hành (3)

(4)

1

21/LCT-HĐNN8


11/07/1989

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Điều 38, 39, 40

2

23/HĐBT

24/01/1991

Quyết định số
3

Điều lệ thuốc phòng và chữa bệnh
Danh mục thuôc thiêt yêu của Việt

28/07/1999
2285/1999/QĐ-BYT

Nam lần thứ IV
Quy chế quản lý thuốc độc

Quyêt định sô
09/07/1999

4
2032/1999/QĐ-BYT



(1)

(2)

(4)

(3)

Hướng dẫn về HNYDTN dựa trên
Thông tư số
15

Nghị

định

103/2003/NĐ-CP



06/01/2004
Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân

01/2004/TT- BYT

số 07/2003/PL-UBTVQH11
Nghị định sô
16

Quy định chi tiêt thi hành một sô

09/08/2006
điều của Luật Dược

79/2006/NĐ-CP
Quyêt định sô
17

Nguyên tăc, tiêu chuân “Thực hành
24/01/2007

11/2007/QĐ-BYT
Quyết định số
18

tốt nhà thuốc”
Nguyên tăc “Thực hành tôt phân
24/01/2007

12/2007/QĐ-BYT

phối thuốc”
Hướng dân chi tiêt thi hành một sô

Thông tư số

điều về đăng ký kinh doanh thuốc
24/01/2007

19


theo quy định của Luật Dược và

02/2007/TT-BYT

Nghị định 79/2006/NĐ-CP
Bô sung một sô nội dung của nguyên
20

Quyết định số

11/05/2007

tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” và

29/2007/QĐ-BYT
“Thực hành tốt phân phối thuốc”

1.1.2. Thưc ừane hành nshề bán thuốc tư nhân trên thế 2ÌỚÌ và ở Viêt Nam:
Ở các nước Châu Âu có thu nhập cao (Anh, Pháp, Thuỵ Đ iển...) với
truyền thống nhân đạo của y tế đã có một hệ thống y tế do nhà nước bao cấp
lấy từ quỹ thu công cộng (như thu thuế...), trong hệ thống y tế này, người sử
dụng dịch vụ y té không phải trả tiền, còn ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình thì hợp tác giữa nhà nước và tư nhân là phổ biến [24],


Ở hầu hết các quốc gia, đa số người dân mua thuốc từ hệ thống cung
ứng thuốc tư nhân. Ở Nepan và Philipin, 90% thuốc được cung cấp từ thị
trường tư nhân [1]. Ở Thái Lan, hiệu thuốc nhà nước chỉ chiếm 5% thị phần,
còn lại 95% do tư nhân đảm nhận [42]. Ở một số nước, hệ thống cung ứng
thuốc của nhà nước được ký kết với tư nhân nhằm mục đích kết hợp tính hiệu

quả của tư nhân với nhà nước về mặt kinh tế.
Ở Việt Nam, năm 1999: số điểm bán lẻ thuốc tư nhân chiếm 89,35%
còn điểm bán lẻ nhà nước chỉ có 10,56%. Nhờ sự tham gia của các thành phần
tư nhân, nhà nước không tốn kém đầu tư mà đã tăng thêm 9 lần số điểm bán
thuốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng thuận tiện cho người tiêu
dùng. Số lượng các NTTN, đại lý không ngừng gia tăng qua các năm [1],
Bảng 1.1: Số lượng các NTTN, đại lý qua 5 năm 2000 - 2004
NTTN

Năm

Đại lý bán thuôc cho doanh nghiệp

Sô lượng

So sánh định gôc (%)

Sô lượng

So sánh định gôc (%)

2000

6461

100

8884

100


2001

8000

123.8

10360

116.6

2002

8400

130.0

10300

115.9

2003

7700

119.2

10500

118.2


2004

8851

137.0

10916

122.9

(Nguôn: Cục quản lý dược Việt Nam)
Tuy nhiên, vẫn còn những nhược điểm, tồn tại của màng lưới cung ứng
thuốc tư nhân, đó là:
Hầu hết ở những quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, đa số
người dân tự điều trị và mua thuốc tại các NTTN. Vì vậy dễ dân đến tình
trạng lạm dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh [21].


những thuốc phải bán theo toa cho bệnh nhân mà không có toa của bác s ĩ...
-

về giá thuốc, hiện ngành y tế cũng mới chỉ quản lý được tại các cơ

sở y tế công lập còn trên thị trường thì... đang chịu "bó tay"! Mặc dù có đến
95% cơ sở được kiểm tra có thực hiện niêm yết giá thuốc công khai theo quy
định của Bộ Y tế nhưng là tự niêm yết và tự bán theo giá niêm yết, còn khi
thuốc đến tay người tiêu dùng có đúng với giá thực hay không thì không thê
biết được [45],


1.1.3. M ôt số côns trình nshiên cứu về hành nshề dươc tư nhân:
Tác giả Hồ Phương Vân với công trình nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh
giá chất lượng dịch vụ dược của nhà nước và tư nhân ở nội thành Hà Nội.
Tác giả Bùi Thị Ánh với công trình nghiên cứu: Phân tích, đánh giá
hoạt động hành nghề dược tư nhân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Ngoài ra còn một số luận văn, khoá luận của các tác giả khác như:
Nguyễn Thị Quỳnh Như, Đường Thị cẩm Lệ... cũng nghiên cứu về hoạt
động của hệ thống hành nghề dược tư nhân.
Hệ thống mạng lưới dịch vụ dược thay đổi theo các năm và thay đổi
theo từng vùng, từng địa phương, kể cả về chất lượng dịch vụ cũng như số
lượng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao
nhưng hệ thống bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của người dân, do vậy việc tự chữa bệnh, kê đơn và tự đi
mua thuốc vẫn là những hiện tượng phổ biến. Vì vậy NTTN, đại lý đóng một
vai trò quan trọng trong việc cung ứng thuốc. Hoạt động cung ứng thuốc ở các
nhà thuốc tư nhân, đại lý trên địa bàn Hà Nội đã được nghiên cứu, khảo sát
nhiều nhưng hoạt động của các cơ sở này trên địa bàn Hải Phòng và việc quản
lý các hoạt động này thì chưa có đề tài nào tiến hành. Vì lý do đó mà vấn đề


nghiên cứu việc quản lý hoạt động hành nghề bán thuốc của các NTTN, đại lý
tại Hải Phòng đã được đặt ra.

1.2.

Tổng quan về quản lý hành nghề dược tư nhân ở Việt Nam:
Ngành dược Việt Nam được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ

trên xuống dưới theo hai tuyến: Tuyến trung ương và tuyến địa phương. Mỗi
tuyến đều có liên quan tới tuyến kia, tuyến trên hỗ trợ, chỉ đạo tuyến dưới,

nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật. Hệ thống tố chức quản
lý hoạt động hành nghề dược tư nhân nằm trong hệ thống tổ chức chung của
ngành dược, mỗi tuyến từ trung ương tới địa phương đều có các cơ quan, đơn
vị quản lý lĩnh vực hành nghề dược tư nhân.
1.2.1. Tuvến truns ươti2:
4- Hệ thống tổ chức quản lỷ hành nghề dược tư nhân:
Hệ thống tổ chức quản lý hành nghề dược tư nhân ở tuyến trung ương
gồm Cục Quản lý dược Việt Nam; Thanh tra dược Bộ Y tế và Viện kiểm
nghiệm. Mối quan hệ giữa 3 cơ quan là mối quan hệ bình đẳng, kết hợp chặt
chẽ trong các hoạt động để thực hiện tốt chức năng quản lý.
* Cục quản lý Dược Việt Nam chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn
bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn về dược trong đó có các quy định
về hành nghề dược tư nhân.
* Ngoài Cục Quản lý dược Việt Nam, còn có Vụ pháp chế là đầu mối
theo dõi, tổng họp chung về quản lý hành nghề y dược tư nhân.
* Căn cứ vào Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, Điều lệ thanh tra nhà
nước về y tế năm 1991 và Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991, tổ chức
Thanh tra nhà nước chuyên ngành y tế được thành lập và hoạt động từ tuyến
Trung ương (Thanh tra Bộ Y tế) đến tuyến tỉnh (Thanh tra Sở Y tế).


-

Thanh tra dược là bộ phận cấu thành của Thanh tra y tế, chịu sự

chỉ đạo trực tiếp của Chánh thanh tra y tế đồng thời có quan hệ chặt chẽ với
cơ quan quản lý dược cùng cấp. Đối với khối hành nghề tư nhân, Thanh tra
dược thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về HNDTN: thanh tra nhà
nước việc chấp hành các quy định của pháp luật về dược của các cơ sở tư
nhân kinh doanh dược tại Việt Nam.

"■ể~ Hoạt động thực tiễn:
❖ Nội dung quản lỷ nhà nước về HNDTN bao gồm:
-

Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát

triển HNDTN.
-

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về HNDTN.

-

Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho

người hành nghề dược tư nhân.
-

Theo các báo cáo tổng kết công tác dược các năm của Cục Quản lý dược

Việt Nam, Cục QLD thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ quản lý dược
và triển khai các văn bản quản lý dược, quy chế mới ban hành về khối HNDTN cho
cán bộ quản lý dược các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trên cơ sở các văn bản mới
được ban hành, bằng nhiều hình thức khác nhau, các Sở Y tế tổ chức triển khai
hướng dẫn các đơn vị, cơ sở kinh doanh thuốc quán triệt và thực hiện. Việc triển khai,
thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn về HNDTN tại các địa phương đã trở
thành công việc thường xuyên của các Sở Y tế trong đó đảm nhận chính là phòng
Quản lý dược. Riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tình đã
định kỳ tập huấn, phổ biến quy chế khá đều đận; tổ chức các buổi sinh hoạt cho nhóm
đối tượng như nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc để phổ biến các văn bản quy phạm

pháp luật mới có liên quan, tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên địa bàn.
-

Cấp và thu hồi chứng chỉ HNDTN, giấy chứng nhận đủ điều kiện HNDTN.


Hình 1.1: S ơ đồ tổ chức quản lý dược từ Trung ương đến địa phương
-------► Chỉ đạo toàn diện
<----- ► Phối hợp hoạt động

— ►Phối hợp chỉ đạo


-

Hướng dẫn việc quản lý giá đối với dịch vụ dược tư nhân. Hàng

năm, Cục QLDVN đều cử cán bộ, chuyên viên của Cục tham gia đoàn thanh
tra giá thuốc, đoàn kiểm tra công tác dược cuối năm của nhiều nhóm trên toàn
quốc. Đồng thời Thanh tra dược cả ở trung ương và địa phương phối hợp tốt
với các Bộ, ngành (thương mại, tài chính) và các đơn vị liên quan như Cục
QLD Việt Nam, phòng quản lý dược tại các địa phương để tồ chức kiểm tra,
thanh tra việc tăng giá thuốc ở các cơ sở HNDTN. Trên cơ sở đó đã đề xuất
các biện pháp quản lý cũng như những giải pháp góp phần ổn định giá thuốc.
-

Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong công tác HNDTN.

-


Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về HNDTN, giải quyết

các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về HNDTN.
Công tác thanh tra dược nói chung và công tác thanh tra hành nghề
dược tư nhân nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Bộ
trưởng Bộ Y tế, sự phối kết hợp giữa các Cục, Vụ trong Bộ và đặc biệt của
chính quyền địa phương, các ngành liên quan. Hoạt động thanh tra hành nghề
dược tư nhân đã thực sự là công cụ chủ yếu trong công tác QLNN về dược,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dược trong toàn ngành Y tế.
1.2.2. Tuvến đỉa phương:
'4 Hệ thống tồ chức quản lý hành nghề dược tư nhân:
❖ Tuyến tỉnh, thành phố:
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về hành nghề dược tư nhân trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của
Chính phủ. Sở Y tế có trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thực hiện quản lý nhà nước về HNDTN.
- Hệ thống cơ quan tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về dược trong đó có quản lý hành nghề bán thuốc của


khối tư nhân gồm 3 bộ phận: Phòng Quản lý Dược - Thanh Tra Dược (thuộc
Thanh tra Sở Y tế) - Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm.
-

Phòng Q uản lý dược có trách nhiệm quản lý nhà nước về dược đối

với cả hệ thống nhà nước và HNDTN. Theo quy định của Thông tư liên tịch
số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ
Y tế, phòng Quản lý dược là phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc Sở Y
tế, có chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 100/2000/QĐ-BYT

ngày 18/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đó là tham mưu cho Giám đốc Sở Y
tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo tổng kết công tác dược năm 2003 của Bộ Y tế thì đến cuối năm
2003 đã có 54/64 Sở Y tế tỉnh, thành phố thành lập phòng quản lý dược với
biên chế từ 2 đến 6 dược sĩ.
-

Một số tỉnh, thành phố tập trung đông dân cư, có nhiều cơ sở

HNYDTN, đã tổ chức phòng quản lý hành nghề ngoài công lập (như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng...) có nhiệm vụ tham mưu cho Giám
đốc Sở Y tế về cấp giấy phép và quản lý các cơ sở HNYDTN trên địa bàn.
-

Thanh tra dược Sở Y tế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở

Y tế; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh fra nhà nước tỉnh
và Thanh tra Bộ Y tế. Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố có chức năng quy
định tại Quyết định số 4510/QĐ-BYT ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Y
tế. Thanh tra dược Sở Y tế có nhiệm vụ là đầu mối tập hợp và xây dựng kế
hoạch công tác kiểm tra, thanh tra dược hàng năm; tăng cường phối hợp với
các cơ quan có liên quan và phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện các quy định về dược. Ngoài ra, thanh tra dược Sở Y
tế tỉnh còn có nhiệm vụ hướng dẫn các chuyên viên quản lý nhà nước về dược
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai


thực hiện kế hoạch thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dược trên địa
bàn theo phân cấp quản lý được quy định tại Nghị định số 12/2001/NĐ-CP
của Chính phủ [6], [13]. Bộ phận thanh tra dược có phó chánh thanh tra dược

và thanh tra viên dược.
Tại Sở Y tế, thông thường có 1-2 DSĐH là Thanh tra viên dược chuyên
trách và có thêm DSĐH là Cán bộ Thanh tra dược kiêm nhiệm. Trong số các
cán bộ này, có sự phân công phụ trách quản lý khối hành nghề dược tư nhân.
Tính đến 31/12/2001, đã có 45 tỉnh, thành phố có từ 1 đến 3 cán bộ thanh tra
dược, một số tỉnh, thành phố có phó chánh thanh tra dược [9].
- Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh, thành phố là
cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của Nhà nước ở tuyến tỉnh, thành phố.
Theo Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP của Ban tổ chức
cán bộ Chính phủ và Bộ Y tế, Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ
phẩm là tổ chức chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Sở Y tế, có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết định số 2176/2000/QĐBYT ngày 18/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế: tham mưu giúp Giám đốc Sở Y
tế trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng các loại thuốc, mỹ
phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người được lưu hành ở các cơ
sở kinh doanh thuốc khối tư nhân tại địa phương.
❖ Tuyến quận, huyện:
-

Công tác quản lý hành nghề dược tư nhân:

Ngày 27/3/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2001/NĐ-CP về
việc chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn từ Trung tâm y tế
quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh về UBND cùng cấp. Ngày
27/4/2001, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Bộ Y tế đã
ban hành Thông tư liên tịch số 20/2001/TTLT-BTCCBCP-BYT hướng dẫn


thực hiện nghị định. Thông tư quy định Uỷ ban nhân dân quận, huyện chịu
trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh nội dung quản lý nhà nước về công
tác dược trên địa bàn huyện, v ề mặt tổ chức, tuỳ theo đặc điểm của từng

huyện, tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quận, huyện,
chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định bố trí cán bộ, công chức (có
trình độ đại học y, dược) trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân huyện, làm việc theo chế độ chuyên viên (không tổ chức thành phòng
riêng), trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
quận, huyện quản lý nhà nước về Y tế trong đó có lĩnh vực HNDTN trên địa
bàn. Đến cuối năm 2003 hầu hết các địa phương đã triển khai thực hiện Nghị
định và Thông tư trên. Tuy nhiên theo báo cáo của các Sở Y tế, việc thực hiện
Nghị định gặp rất nhiều vướng mắc. Cả UBND quận, huyện và Sở Y tế đều
lúng túng, đa số các địa phương đều thiếu cán bộ chuyên môn, do đó mặc dù
đã triển khai thực hiện Thông tư nhưng việc bàn giao được nhiệm vụ quản lý
nhà nước về dược giữa 2 cơ quan vẫn khó thực hiện được. Một số nơi có cán
bộ để bàn giao thì năng lực của cán bộ không đáp ứng được yêu cầu. Ngược
lại, có nơi cán bộ có năng lực tốt ở cương vị này lại được phân công làm Phó
chánh Văn phòng UBND huyện nên không có thời gian để làm việc chuyên
môn về quản lý hành nghề dược tư nhân. Trên thực tế công tác quản lý nhà
nước về dược trên địa bàn quận, huyện rất phức tạp nên bố trí được 1 cán bộ
có đủ năng lực cũng khó có thể đảm đương nổi nhiệm vụ được giao. Do đó
công tác quản lý hành nghề bán thuốc của khối tư nhân vẫn còn chưa đáp ứng
được yêu cầu.
-

Thanh tra hành nghề dược tư nhân tuyến quận, huyện:

Trước năm 1991, Trung tâm y tế quận, huyện không có cán bộ Thanh tra
dược. Nhiệm vụ giám sát, kiểm tra về quy chế, chế độ chuyên, môn do phòng

s Q\

\



kế hoạch nghiệp vụ đảm nhận. Công tác thanh tra chủ yếu là tiếp nhận, kiểm
tra, giải quyết và trả lời các đơn từ phản ánh, khiếu nại của nhân dân cũng như
các vụ việc khiếu tố thuộc phạm vi nội bộ Trung tâm y tế. Giám đốc trung tâm
y tế sẽ phân công và chỉ đạo cho các bộ phận có liên quan giải quyết.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dược ở các cấp,
ngày 4/4/1997 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 04/CT-BYT, theo đó về
nhân lực thanh tra cần được bố trí và bổ sung như sau: “Trong tổng số biên
chế của Sở Y tế, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm tăng cường cho thanh tra
Sở Y tế từ 3 đến 5 thanh tra viên và bố trí từ 1 đến 2 thanh tra viên ở các
Trung tâm y tế quận, huyện”.
Tuy nhiên sau hơn 4 năm thực hiện, lực lượng thanh tra dược vẫn còn
thiếu nhiều cả ở tuyến Trung ương và địa phương, năng lực công tác của một
số cán bộ thanh tra vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ
được giao. Vì vậy, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
HNDTN chưa cao. Đến hết năm 2001, có 51 tỉnh, thành phố xây dựng được
mạng lưới thanh tra y tế quận, huyện, trong đó có 4 địa phương có thanh tra
viên chuyên trách, số còn lại kiêm nhiệm gọi là “cộng tác viên thanh tra” trực
thuộc Trung tâm y tế quận, huyện với tổng số trên 1000 cán bộ. Hoạt động
của lực lượng này trong thời gian qua tương đối tích cực, đã góp phần đáng
kể giúp cho các địa phương làm tốt công tác thanh, kiểm tra về HNDTN [12],
❖ Tuyến xã, phường:
Đoàn liên ngành xã trong đó có sự tham gia của UBND xã và trưởng
trạm Y tế có nhiệm vụ quản lý hoạt động HNDTN trên địa bàn.
i- Hoạt động thực tiễn tại các địa phương:
Hàng năm, Thanh tra dược các tỉnh, thành phố thực hiện sự chỉ đạo của
Thanh tra Bộ Y tế và nhiệm vụ do Giám đốc Sở Y tế giao đã xây dựng kế



hoạch và phối hợp với các đơn vị chức năng như Nghiệp vụ Dược (Quản lý
dược), Trung tâm kiểm nghiệm, Phòng Y tế quận, huyện tiến hành thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn dược đặc biệt quy chế quản
lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần; trật tự thị trường thuốc chữa bệnh
và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tại các cơ sở bán thuốc. Nội dung kiểm tra
chủ yếu là:
+ Hành nghề có phép không,
+ Sự có mặt của dược sĩ chủ nhà thuốc,
+ Người giúp việc bán thuốc có đủ tiêu chuẩn theo quy định không,
+ Biển hiệu có đúng quy định không,
+ Các đại lý bán thuốc có hoạt động quá chức năng, có kinh doanh
thuốc ngoài danh mục được phép không,
+ Có kinh doanh thuốc hết hạn, thuốc không có số đăng ký, thuốc bị
đình chỉ lưu hành, thuốc nhập lậu không,
+ Ghi chép sổ mua bán và theo dõi chất lượng thuốc có đầy đủ không,
+ Thực hiện có đúng quy chế chuyên môn dược đặc biệt là quy chế
quản lý thuốc độc, thuốc hướng tâm thần, thuốc gây nghiện không,
+ Bán thuốc có theo đon không,
+ Thông tin quảng cáo thuốc có đúng quy định không.
Qua công tác kiểm tra, thanh tra đã kịp thời xử lý và uốn nắn các
trường hợp vi phạm quy định hiện hành, đồng thời thu nhận những phản hồi
từ cơ sở để từ đó đề xuất biện pháp giải quyết cũng như sửa đổi, bổ sung các
quy định về quản lý dược cho phù hợp và sát với thực tiễn.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong
quản lý hành nghề bán thuốc tư nhân (HNBTTN) cần sớm khắc phục:


×