Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng quy trình xác định các chất ma tuý tổng hợp amphetamin và methamphetamin trong dịch sinh học bằng sắc ký lỏng khối phổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.39 MB, 86 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ Y Tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM QUỐC CHINH

XÂY D ựN G QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT MA TÚY TỐNG HỢP
AMPHETAMIN VÀ METHAMPHETAMIN TRONG DỊCH SINH HỌC
BẰNC SẮC KÝ LỎNG KHố I PHỔ

Chuyên ngành:
Mã số:

Kiểm nghiệm thuốc và độc chất
60.73.15

LUẬN VĂN THẠC s ĩ DƯỢC HỌC
r í- ■>'
' (A s '

Người hướng dẫn: TS. Trần Việt Hùng

Hà Nội - 2009


LỜ I C Ả M Ơ N

Tôi xin bày tở lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Việt Hùng, người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ báo tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện


luận văn này.
Tôi xin gữi lời cám ơn chăn thành đến Bart giảm đốc, các đồng
nghiệp tại Viện Pháp V Quốc gia, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương,
Khoa Hóa pháp, Khoa Vật lý đo lường nơi tôi công tác và thực hiện đề tài
đã tạo điều kiện thuận lợi đế tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên
cứu trong thời gian qua.
Xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu nhà trường, cảm ơn các thầy
cô Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Phân tích cùng các Bộ môn khác
của Trường Đại học Dược Hù Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, người thân đã hết
lòng động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này

Hà Nội, ngày 24 thảng 12 năm 2009

Phạm Quốc Chinh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết lắt
Danh mục các hình
Danh mục các bỏne

°
Trang
ĐẶT VẤN Đ È .............................................................................................................. 1

Chưong 1: TỎNG QUAN LÝ THƯYÉT............................................................. 3
1.1. TỎNG QUAN VÈ NHÓM CHẤT A T S .......................................................... 3
1.2. TỐNG QUAN VẺ AMPHETAM1N VÀ METHAMPHETAMIN......... 6
1.2.1. Công thức cấu tạo của AM và tính chất hóa l ý .................................... 6
1.2.2. Công thức cấu tạo của MA và tính chất hóa lý.....................................6
1.2.3. Tác dụng dược lý và dược động học của AM và M A ........................ 7
1.3. TỐNG QUAN VẺ CHIẾT PHA RẢN............................................................11
1.3.1. Các loại cột chiết pha rắn thông th ư ờ n g .......................................... 13
1.3.2. Chế độ chiết pha ran hỗn hợp (mixed- m ode)................................. 14
1.4. TỔNG QUAN VÈ SẮC KÝ LỎNG KIỈỐI

PHỔ.......................................16

1.4.1. Thiết bị sắc ký lỏng khối p h ổ ................................................................. 17
1.4.2. Một số kỹ thuật LC/MS........................................................................... 22
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MA VÀ AM TRONG DỊCH SINH
H Ọ C............................................................................................................................. 23
1.5.1. Xử lý m ẫu.................................................................................................... 23
1.5.2. Các phuong pháp xác đ ịn h .................................................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .............. 26

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIHN c ứ u ...................................................................... 26
2.2. ĐIỀU KIỆN NGHIÊN c ử u ........................................................................... 26


2.2.1. Hóa chất, thuốc t h ủ ..................................................................................26
2.2.2. Thiết bị dụng c ụ ........................................................................................ 26
2.3. PHƯƠNG PIỈÁP NG 1 ỈIẺN c ứ u ...................................................................27
2.3.1. Lấy mẫu và bảo quản m ẫu..................................................................... 27
2.3.2. Chuẩn bị mẫu nghiên c ử u ...................................................................... 28

2.3.3. Xử lý m ẫu....................................................................................................29
2.3.4. Định tính và định lưọng AM và M A.................................................... 27
2.4. ÁP DỤNG QUY [RÌNH DỀ PHÂN TÍCH MẪU MÁU VÀ NƯỚC
TIÊU TI l ự c TÍ; ..................................................................................................... 32
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ L IỆ U .............................................................. 32
Chương 3: KẾT Q U Ả ............................................................................................34
3.1. KẾT QUA XÂY D ựN G CHƯƠNG TRÌNH LC-MS ĐỊNH TÍNH VÀ
ĐỊNH LƯỢNG AM VẢ M A ..................................................................................34
3.1.1. Khảo sát lụa chọn cột phân tích và pha đ ộ n g ..................................34
3.1.2. Tối ưu hóa điều kiện khối p h ổ .............................................................. 37
3.1.3. Kháo sát phổ khối của AM, MA và P H .............................................. 37
3.1.4. Thiết lập chưong trình LC-MS định tính, định lượng AM và
M A .............................................................................................................................. 40
3.2. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PIIẢP..................................................................... 43
3.2.1. Đánh giá tính phù họp của hệ thống L C -M S .................................... 43
3.2.2. Đánh giá tính chọn lọc của phưong pháp..........................................45
3.2.3. Độ tuyến tính và độ iặp l ạ i ..................................................................... 47
3.2.4. Đánh giá độ đúng phương p h á p ........................................................... 50
3.2.5. Đánh giá độ lặp lại.................................................................................... 51
3.2.6. Đánh giá hiệu suất c h iết..........................................................................52
3.2.7. Xác định giói hạn phát hiện và giói hạn định lượng........................52


3.3. ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐẾP1ỈÂN TÍCH MẪU MÁU VÀ NƯ'ỚC
TIẾU THỰC T É ......................................................................................................... 54
Chương 4: BÀN L U Ậ N .......................................................................................... 57
4.1. VỀ QUY TRÌNH CHI ÉT ................................................................................ 57
4.2. VÈ LC-MS VÀ THẢM ĐỊNH PHƯƠNG P IIẢ P ........................................ 57

4.3. VỀ PHẢN TÍCII MẦU TI l ự c TÉ............................................................... 59

KỂT LUẬN VÀ ĐÈ X U Ẩ T ................................................................................... 60
KẾT LUẬN................................................................................................................. 60
KIẾN N G H Ị................................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................63
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC C H Ữ VIÉT TẤ T

AM

: Amphetamin

ATS

: Amphetamin type stimulants
Các chất kích thích thần kinh dạnu amphetamin

CTPT

: Cô nu thức phân tư

ESI

: KỸ thuật ion hóa bàng phun diện tứ
(Electronspray ioni/ation)

GC

: Sắc kv khí (Gas chromatography)


GC-MS

: Sốc kí khí khối phổ
(Gas chromatographv-Mass spectrometry)

LC/MS

: Sắc ký lỏng khối phổ
(Liquid chromatouraphy-Mass spectrometry)

HPLC

: Săc ký lỏnt> hiệu năng cao
(High pcrlbrmance liquid chromatography)

LOD

: Giới hạn phát hiện (Limit of detection)

LOQ
MA

Giới hạn định lượng (Limit of quantition)
: Methamphetamin

MDMA :

3,4-Methvlendioxymcthamphetamin


PH

: Phcnylephrin

MeOH

: Methanol

RDS

: Độ lệch chuủn tương dối (Relative Standard deviation)

SD

: DỘ lêch chuân (Standard deviation)

SIM

: Kỹ thuật phân lích chọn lọc ion
(Selected lon Monotoring)

SPE

: Chiết pha ran (Solid phase extraction)

TFA

: TriHuoroacctic

TLPT


: Trọng lượng phân tứ


OANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Hình dạng một sỗ ma tủy nhóm ATS.......................................................... 4
Hình 1.2. Công thức của một số ATS diến hình......................................................... 5
Hình 1.3. Con đườnti chuyên hoá cua methamphetamin.......................................... 10
Hình 1.4. Cơ ché chiót SIM ........................................................................................ 13
Hình 1.5. Liên kết của chất phân tích với hệ chiết mix-mode................................. 15
Hình 1.6. Cơ chế phân tách bànu chế độ chiết pha rắn hồn họp.............................. 16
Hình 1.7. Hệ thống LC/MS....................................................................................... 17
Hình 1.8. Các bộ phận của detector khối p h ố ........................................................... 19
Hình 1.9. Kỹ thuật ESI.................................................................................................21
Hình 1.10. Bộ phân tích bẫy ion tứ c ực..................................................................... 21
Hình 1.11. Bộ phàn tích tứ cực dơn........................................................................... 22
Hình 1.12. Bộ phân tích t ừ ..........................................................................................22
Hình 1.13. Bộ phân tích thời uian bav........................................................................22
Hình 1.14. Bộ phàn tích cộnti hướng ioncyclotron...................................................22
ITmh 2.15. Máy sắc ký lỏim sư dụng trongnghiên cứu ............................................. 27
ỉũnh 3.16. Sắc ký dồ cua Pll, pha dộng MeOỈI - TFA 0,05 % (90:10)...................35
ỉfình 3.17. Sắc ký đồ cua AM, pha dộng MeOH - TFA 0,05 % (90:10)...............35
ỉfình 3.18: sắc ký đồ cua MA, pha động MeOII - TFA 0,05 % (90:10)...............36
Hình 3.19. Phố khối MS và MS2 cua M A ................................................................37
Hình 3.20. Phổ khối MS và MS2 cua A M ................................................................38
ỉũnh 3.21. Phổ khối MS và MS: cua P H ................................................................. 39
Hình 3.22. sắc ký đồ của dunc, dịch chuẩn AM, MA và PH nồng độ 0,05|ag/ml... 41
Hình 3.23. sắc kv dồ của AM. AM và PH nồng độ 0,05|ig/ml sau khi đã xử lý.... 42

Hình 3.24. 'rương quan hồi quy tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ của AM 44
Hình 3.25. Tương quan hồi quy tuyên tính giữa diện tích pic và nồng độ của MA 45
Hình 3.26. Sac kí đồ mẫu nước tiêu trắng................................................................46
ỈTinh 3.27. sấc ký dồ mẫu nước tiếu có thèm chuẩn AM, MA và PH 0,005|ig/ml 46


Hình 3.28. Tương quan hơi quy tuyến tính íiiĩra ti lệ AM/PH và nồng độ của AM
trong máu...................................................................................................................... 48
Hình 3.29. Tương quan hôi quy tuyến tính giữa ti lệ MA/PH và nồng độ của AM
trong m á u ...................................................................

......................................... 48

Hình 3.30. Tương quan hồi quy tuvến tính giữa ti lệ AM/PH và nồng độ của AM
trong nước tiêu............................................................................................................ 49
Hình 3.31. Tương quan hôi quy tuyến tính giữa tỉ lệ MA/PH và nồng độ của AM
trong nước tiếu............................................................................................................50
Hình 3.32. sắc ký đồ của AM, MA khảo sát LOD và LOQ................................... 53
Hình 3.33. sắc ký dồ mẫu máu cua Vũ Duy c ........................................................ 56
Hình 3.34. Sac kv dồ mẫu nưức tiêu của Nguyễn Thanh H.................................... 56


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 . Các thông so cúa khôi phô dùne đe xác định AM và M A .................... 40
Bảng 3.2. Ket quả khảo sát dộ lặp lại của hệ thống LC-MS................................... 43
Bảng 3.3 Kết quá khao sát độ tuvến tính của AM và M A ...................................... 44
Bảng 3.4. Đường chuẩn cua AM và MA trong


máu..........................................47

Bảng 3.5. Đường chuẩn cua AM và MA trong

nước tiểu.................................49

Bảng 3.6. Ket quả khảo sát độ đúng của phương pháp với AM vàMA trong máu và
nước tiêu..................................................................................................................... 51
Bảng 3.7. Ket quá khảo sát hiệu suất chiết cúa

AM và M A .............................52

Bảng 3.8. Mầu trực tiếpgưi tới Viện Pháp y quốc g ia .............................................54
Bảng 3.9. Mầu do viện Pháp y Quân đội g ử i...........................................................55


1

ĐẶT VẤN ĐÈ

Các chất kích thích thần kinh dạng amphetamin ATS - Amphetamin
Type Stimulants - có bán chấí hóa học là amphetamin(AM) hoặc những dẫn
chất của amphetamin bị lạm dụng trên thế giới ngày càng tăng. Tình hình sản
xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các chất ma túy ATS trái phép trên thế
giới và Việt Nam cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong những năm
gần đây, số lượng và chủng loại các ATS tăng lên đáng kể, amphetamin và
methamphetamin(MA) là một trong những ATS được sản xuất và sử dụng rất
nhiều trong thực tế
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin về ma tuý tổng hợp khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương (APAIC) của Cơ quan phòng chống ma tuý Liên
Hợp Quốc (UNODC), hiện nay trên thế giới có khoảng 25 triệu người lạm
dụng ma tuý tổng hợp ATS trong số đó có tới 60% thuộc khu vực Đông và
Đông Nam Á. Methamphetamin là chất được nhiều người sử dụng nhất,
chiếm khoảng 60%

151

Ở nhiều nước trong khu vực Đông và Đông Nam Á như Campuchia,
Lào, Myanmar, Philipin, Thái Lan..., methamphetamin là loại ma tuý bị lạm
dụng phổ biến nhất. Theo UNODC, trong năm 2005, Thái Lan thu giữ lượng
methamphetamin lớn nhất trong khu vực với số lượng trên 15 triệu viên, Lào
đứng thứ hai với hơn 4,5 triệu viên và Myanmar đứng thứ ba với số lượng thu
giữ khoảng hơn 3,5 triệu viên. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất
methamphetamin bất hợp pháp tập trung nhiều ở địa bàn Trung Quốc và
Myanmar nhưng trong thời gian vừa qua, một số quốc gia như Indonesia,
Malaysia và Philipin lại có các báo cáo cho thấy sự gia tăng bất thường số vụ
bắt giữ ma tuy tổng hợp dạng này.[5J


2

Xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1990 thì nay ATS đã lan khắp
các tỉnh thành, đối tượng sử dụng ATS nhiều nhất là thanh thiếu niên, học
sinh, sinh viên, tài xế lái xe đường dài, taxi phải thức qua đêm... Ngoài ra, nếu
thiếu hiêu biết, thì phụ nữ trung niên (muốn giảm cân) và học sinh đang lúc
ôn thi (muốn tỉnh táo)...cũng dễ bị lôi kéo sử dụng. Trong thời gian vừa qua
các cơ quan chức năng đã phát hiện và triệt phá nhiều “động lắc” ở các thành
phố lớn. Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ được hàng ngàn viên
ma túy tống hợp và “thuốc lắc”. Đối tượng bị bắt ở những nơi này còn rất trẻ,

chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, thậm chí có đối tượng chỉ mới
15 tuổi. Năm 2008, cả nước thu giữ khoảng 200.000 viên ATS.15'
Trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp hiện đại để phân tích ATS
trong nước tiếu, máu, trong khi đó các phương pháp phân tích phát hiện các
chất ma túy nhóm này hiện nay ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng
đến việc đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy. Xuất phát từ thực tiễn đó,
chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu xây dựng quy trình xác định ma túy tổng hợp
amphetamin và methamphetamin trong dịch sinh học bằng sắc ký lỏng khối
phổ (LC-MS) nhằm đưa ra quy trình chuấn giám định amphetamin và
methamphetamin trong máu và nước tiểu ứng dụng trong các phòng xét
nghiệm ở các thành phố lớn trên cả nước.
Đe thực hiện được mục tiêu trên, nội dung của luận văn sẽ gồm 2 phần:
1. Xây dựng chương trình sắc kỷ lỏng khối ph ổ kết hợp chiết pha rắn (SPE)
đế định tính, định lượng amphetamin và methamphetamin.
2. Á p dụng các quy trình và phương pháp trên để phân tích m ột sổ mẫu
máu và nước tiếu nghi ngờ theo yêu cầu giảm định.


3

Chương 1
TỎNG QUAN LÝ THƯYÉT
1.1. TỒNG QUAN VÊ NIIÓM CHẤT ATS 15 1'17 1’181’1 101
ATS là từ viết tắt của amphetamine type stimulants - Các chất kích
thích thần kinh dạng amphetamin - bao gồm nhiều chất có cấu trúc tương tự
nhau, trong đó amphetamin là chất được phát hiện và tống hợp đầu tiên vào
năm 1887 bởi một nhà hoá học người Đức, sau đó methamphetamin được một
nhà hoá học người Nhật Bản tổng họp năm 1917. Trong suốt những năm
1970, amphetamin và methamphetamin đã được sử dụng trên lâm sàng với tác
dụng kích thích thần kinh trung ương để điều trị bệnh ngủ rũ, bệnh trầm cảm

và đã có sự lạm dụng thuốc. Từ đó, các tác dụng dược lý của amphetamin như
chống mệt mỏi, tăng cường hoạt động tinh thần và thể chất, tạo hưng phấn,
tăng lòng tự tin, tạo ảo giác đã bị lạm dụng ngày càng nghiêm trọng. Cũng
như các loại ma túy khác, khi dùng ATS sẽ bị quen thuốc và bị giảm tác dụng,
do đó người dùng phải tăng liều dần lên mới đạt được khoái cảm mong muốn.
Dùng liều cao thường xuyên có thể gây ra chứng loạn tinh thần, hoang tưởng,
dễ bị kích động và gây bạo lực, hành động không lí trí, rất dễ quậy phá và
hành hung người. Chính vì vậy, chúng được gọi là “ma túy điên” hay “ma túy
bạo lực”. Khi dừng sử dụng thuốc, người sẽ bị mệt mỏi, kém ăn, suy yếu kéo
dài, ngủ chập chờn, cáu kỉnh, lo âu, thèm khát ma túy ghê gớm. Đe trở lại cân
bằng, người sử dụng tăng liều một cách có quy luật. Các trường hợp nghiện
lâu phải tăng từ 20 - 30 lần so với liều dùng ban đầu, có thể hàng trăm lần.
Khi dùng liều tăng cao đột ngột sẽ bị ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến chết.
Trong số các chất ATS, methamphetamin là một chất được sử dụng rất
rộng rãi do tác dụng gây ảo giác mạnh và dễ dàng tổng họp, thậm chí trong
những phòng thí nghiệm có điều kiện vật chất thông thường. Ngày nay do lợi


4

nhuận khổng lồ từ việc sản xuất, buôn bán các chất ATS, việc sử dụng các
chât này đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Trên thị trường tự do chúng thường ở dạng viên nén, viên nang và có
màu khác nhau như m àu hồng (hồng phiến), màu xanh (thanh phiến), màu
nâu hoặc màu trăng và có mùi thơm cua vanilin. Trên bề mặt của viên thuốc

w,

thường có các chữ : V,


WY, EVA, DAM...các ký hiệu, hình vẽ khác nhau

và dược gọi dưới nhiều tên khác nhau như thuốc con voi, thuốc điên, thuốc
đầu ngựa... Ngoài ra ATS còn tồn tại ở dạng ống tiêm, bột tinh khiết, tinh thể.
tuyết...
Một số m a tủy nhóm ATS với hình dạng và màu sắc khác nhau được
thể hiện ở hình

1

.1 .

1

i\y .

V

JV,

V/

«v*
*

#

#

)


0



i - >

®

.

ị ặ

ỉ )



#

' }

%

"

>

)

#


t y

{ 1

%

■ ')

$

ĩ-

)

- ĩ ặ

ị *

V

)

!



7

'ặ


u

- :ặ

N V*

*



i



)

í"->í

M

l\ \ i

«í



. • *»

<


)
V


**•*1

«

'5

i ■• •

ỳ ì
r*

w

;• r

w

y ..

Hình 1.1. Hình dạng một số ma túy nhóm ATS


5

Công thức chung của nhóm ATS

R?

Ri
CH 2 - C H — r

5

r

NH—R 6
Công thức của một số ATS điển hình:
H
c h 2- c h - n i i 2
\\

//

c h 2- c h - n :
\

CII3

//

A m phetam in

1

CH3


'CH,

M etham phetam in

ỈÍ3 C0

NH->

'( T \ /
l-.cslasv(M D M A )

2 ,5 D i m e t h o x y a m p h e t a m i n ( D M A )

,0 -

OCH3
3 , 4 -M e t h y l e n đ i o x y a m p h e t a m i n ( M I ) A )

H

3 - M e t h o x y - 4 ,5 - M e t h y le n d i o x y a m p h e t a m i n

N H -C H 3

H3CO

OH H
M c t h c a th io n

H,CO


P- m ethoxyam phetam ine(P M A)

NH2

ỈI3CO.

OCH3
4 - B r o m o - 2 ,5 - d i m e t h o x v a m p h e t a m i n ( D O B )

2 ,5-D im ethoxy-4-ethylam phetam in(D O M )

Hình 1.2. Công thức của một số ATS điển hình


6

1.2. TỔNG QUAN VỀ AMPHETAMIN VÀ METHAMPHETAMIN
1.2.1. Công thức cấu tạo của AM và tính chất hóa Iý|2l [3| f41 l16Jf26l
♦>

Amphetamin base

/

\

C H 2 - C H —N H 2
CH3


+ Tên khoa học(±)-a-methylphenethylamin
+CTPT: C 9 H 13N
+ TLPT: 135,2
+ Tính chất lý học: Chất lỏng không màu, nhớt, tan trong ethanol,
cloroform, ether, ít tan trong nước.
*1*

Amphetamin phosphat

+ CTPT: C 9 H 1 3 N, H 3 PO 4
+ TLPT: 233,2
+ Tính chất: bột kết tinh trắng, khó bay hơi, tan trong nước, tan trong
ethanol, không tan trong ether và cloroform


Amphetamin sulfat

+ CTPT: (C 9 H 1 3 N) 2 ,H 2 S 0 4
+ TLPT: 368,5
+ Tính chất: Bột kết tinh trắng, khó bay hơi, tan trong nước, ít tan trong
ethanol. Không tan trong ether và cloroform.
1.2.2. Công thức cấu tạo của MA và tính chất hóa lý.t2Jt3]f4][16Jt261
*1*

Methamphetamin base


7

+ Tên khoa học: (+) -N , a-dimethylphenethylamin

+ CTPT: C ioH 15N
+ TLPT: 149,2
+ Tính chất: Chất lỏng không màu, trong, ít tan trong nước, tan trong
ethanol, cloroform và ether
♦>

Methamphetamin Hydrocloride

+ CTPT: C 1 0 H 15 N. IIC1
+ TLPT: 185,5
+ Tính chất: Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, tan 1/2 trong
nước, 1/4 trong ethanol, 1/5 trong cloroform, không tan trong ether
1.2.3. Tác dụng

động
của AM và MA

o dược

%
> và dược


o học

1.2.3.1. Tác dụng dược Ạ5.12]-I4 ]-[7I.[8]
Tác dụng kích thích thần kinh của amphetamin và methamphetamin là
rất nhanh, thậm chí ngay trong khi tiêm. Thời gian tác dụng có thể kéo dài tới
4-8 giờ. Tác dụng kích thích thần kinh tăng lên khi kết họp với các nhóm
thuốc khác như ephedrine, cocain, các chất giảm đau gây ngủ nhóm opiat, các

thuốc ngủ. Sau đây là tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng của chúng.
**»* Tác dụng kích thích hệ thần kinh trung

5 7 23I'| 25I'1261

WY /W£ /| |'| I'I

Amphetamin và methamphetamin tác dụng chủ yếu lên não, vỏ não,
ngoài ra còn tác dụng lên hệ thống lưới hoạt hóa của hệ thần kinh trung ương.
Các tác dụng này gây ra những thay đối trạng thái tinh thần như các cảm giác
sảng khoái, tỉnh táo, phấn chấn tinh thần, nhanh nhẹn, tăng tính năng động,
tăng vận động, nói năng, giảm mệt mỏi, dịu đau. Vì cảm giác đó nên người đã
sử dụng có xu hướng thèm muốn tiếp tục sử dụng hết lần này đến lần khác
dẫn đến nghiện. Việc dùng kéo dài hoặc dùng liều lớn thường gây ra chán
chường mệt mỏi, ảo giác, hoang tưởng, hoảng loạn, đau đầu, chóng mặt, rối
loạn vận mạch, lẫn lộn, suy nhược tinh thần, suy giảm khả năng tình dục.


8

Điều này là do chúng làm não tăng phóng thích ít nhất 3 chất hóa học trung
gian dẫn truyền thần kinh: serotonin, dopamine và norepinepherin (đây là chất
có vai trò chuyến tải xung động thần kinh từ tế bào thần kinh này sang các tế
bào thần kinh khác). Serotonin có vai trò chủ yểu trong việc điều khiển tính
tình, cảm xúc, giấc ngủ, cảm giác đau và sự thèm ăn cũng như các hành vi
khác. Cùng với sự phóng thích một số lượng lớn serotonin, chúng còn cạnh
tranh lên các thụ thế với serotonin, làm nó không được hấp thu trở lại gây nên
cạn kiệt chất dẫn truyền xung động thần kinh. Chính sự cạn kiệt chất dẫn
truyền serotonin khiến các tế bào thần kinh bị chết... Việc sử dụng chúng
thường xuyên trong thời gian ngắn cũng sẽ huỷ hoại các tế bào sản xuất

dopamin (chất kiếm soát nhận thức và tình cảm) trong não. Hậu quả là khả
năng cảm nhận niềm vui, nỗi buồn bị tiêu diệt.
*1* Tác dụng kích thích hệ thần kinh giao

[23] 12 5 1 1 2 6 1

Methamphetamin và amphetamin có tác dụng kiểu a và ị3 như các chất
cường giao cảm
- Tác dụng trên mạch: ATS kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng
trực tiếp ỉên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên con đau thắt ngực, nặng hơn
có thế gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp
đe dọa tính mạng người lạm dụng “thuốc lắc”. Ngoài ra còn gây nên tình
trạng co mạch làm tăng huyết áp... Vì vậy, với những người vốn có bất
thường ở hệ tim mạch hoặc có các nguy cơ của bộnh tim mạch, nếu sử dụng
"‘thuốc lắc” sẽ vô cùng nguy hiểm, có thế gây tai bién bất cứ lúc nào.
- Tác dụng trên cơ trơn khác: Tác dụng ức chế nhu động dạ dày, ruột,
làm giảm co thắt đối với dạ dày, ruột.
- Tác dụng giảm đau: Các ATS có tác dụng giảm đau nhẹ, tuy nhiên
chưa đủ để điều trị hiệu quả. Mặc dù vậy, theo một số báo cáo chúng có thể
làm tăng tác dụng giảm đau của các chất nhóm opiat.


9

- Kích thích trung tâm hô hấp: Đối với người bình thường tác dụng
không đáng kế nhưng khi đã bị ức chế bởi các chất tác dụng trên hệ thần kinh
trung ương thì chúns có tác dụng kích thích hô hấp rõ rệt.
- Gây chán ăn: Vị trí tác dụng của ATS là trung tâm no ở vùng dưới
đồi bên.
- Đôi với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng

“thuốc lắc” sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người, khả năng tình dục suy
giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc
một thời gian khá lâu. Ớ những nam giới dùng thuốc lắc trong thời gian dài sẽ
bị chứng vú to và bất lực. Còn ở phụ nừ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,
rong kinh, tăng tiết sữa, vô sinh...
Ỉ.2 3.2. Dưực động học[m '2l[ll] [ĩĩ'Dễ dàng hấp thu qua đường uống và đường trực tràng, nó được phân bố
nhanh vào máu. Đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu và phụ thuộc vào pH
của nước tiếu. Đào thải nhiều hơn khi nước tiểu acid và giảm khi nước tiểu
kiềm. Thời gian bán thải của methamphetamin là 10 giờ và của amphetamin
là 11-13 giờ.
Khi uống amphetamin, 30% được đào thải qua nước tiểu trong 24 giờ
đầu ở dạng không biến dổi, 0.9% ở dạng phenylaceton, 16-28% ở dạng acid
hippuric, 4% dạng benzoinglucuronid, 2% dạng norephedrin, 2-4% dạng phydroxyamphetam in.
Khi uống methamphetamin, trong 24 giờ đầu nó được đào thải qua
nước tiếu 43%

ở dạng không biến đổi,

15% ở dạng 4-hydroxy-

methamphetamin, 5% ở dạng amphetamin (là chất chuyển hoá có hoạt tính
chủ yếu) và một số chất chuyến hoá khác cũng được tìm thấy dưới dạng biến
đối hoặc kết hợp. I lình 1.3 biểu diễn sự chuyển hóa của AM và MA.


10

Hình 1.3. Con đường chuyển hoá của methamphetamin



11

1.2.3.3. Độc tm hị2UỈWU2ìi
v ề mặt độc tính, amphetamin ít độc hơn methamphetamin.
Với amphetamin: Ở liều điều trị 20-100mg/ngày có thể run, tim đập
nhanh, giãn đồng tử, mất ngủ. Ở liều cao gấp 5-10 lần liều điều trị có thể rối
loạn phong cách, nhầm lẫn, hung hãn, ảo giác. Liều rất cao có thể rối loạn
thần kinh, tim đập nhanh, co giật, tăng huyết áp, phù phổi và tử vong. KJhi
uống lOmg đối với người 70kg thì nồng độ trong máu sau 2 giờ là 0,035mg/l,
T 1/2=11-13 giờ. LDso=l 17mg/kg.
Với methamphetamin: ít được sử dụng trong điều trị do độc tính cao..
Khi uống lOmg đối với người 70kg thì nồng độ trong máu sau 3,5 giờ là
0,020mg/l, T 1/2 = 1 0 giờ. LD50=15-20mg/kg.
1.3.

TỒNG QUAN VÈ CIIIẾT PHA RẮN m, 11],[2i],[27j
Chiết pha rắn là kỹ thuật xử lý mẫu dựa trên nguyên tắc tách chất phân

tích từ mẫu bàng một chất rắn, sau đó rửa giải bằng một dung môi thích hợp
nhằm loại các chất có ảnh hưởng tới chất cần phân tích, làm giàu chất trước
khi tiến hành phân tích chúng. Phương pháp này ra đời trong những năm 6070 của thế kỷ 20, và từ đó đến nay đã được phát triển, ứng dụng rộng rãi, nhất
là trong phân tích các dược chất và chất chuyển hoá trong dịch sinh học như
máu, huyết thanh, nước tiểu.
Chiết pha rắn dược thực hiện với các mục đích chính cũng là những ưu
điếm chủ yếu của phương pháp này:
■ Tập trung mẫu hay làm giầu mẫu
Thông thường, thành phần phân tích trong mẫu ở mức quá thấp để phát
hiện, xử lý mẫu bằng SPE cho phép tập trung chất phân tích tới mức nào đó
đủ đế phát hiện.
■ Làm sạch mẫu



12

Ngoài ra, chiết pha rắn còn có các ưu điểm:
• Chất phân tích được thu hồi cao và tương đối sạch.
• Lượng dung môi dùng ít, do đó ít ảnh hưởng đến người làm.
• Thời gian phân tích nhanh, có thể làm nhiều mẫu cùng lúc.
• Có thê kết nối với GC hoặc HPLC, dễ tự động hóa quá trình phân tích.
• Có nhiều lựa chọn cột chiết, cơ chế cột chiết đa dạng, phù họp với chất
phân tích, do đó có tính chọn lọc tốt.
Quy trình chiết gồm các bước:
- Xử ỉý cột bằng dung môi và dung dịch đệm thích hợp: Đe hoạt hóa cột
nhằm chuyển pha rắn sang trạng thái có thể lưu giữ chất phân tích.
- Tách chất phân tích: Mầu trong dung dịch được cho qua cột, pha rắn sỗ
lưu giữ chất phân tích và một số tạp.
- Loại tạp: Dùng dung môi hoặc dung dịch đệm cho qua cột để loại một số
tạp đã được giữ lại trên pha rắn.
- Rửa giải: Dùng dung môi hay hỗn hợp dung môi thích họp để đẩy chất
phân tích ra khỏi pha rắn, lấy dịch chiết và xác định bằng phương pháp
thích họp.


13

S P E P ro c e s s
c * :o d rtío n lr> q

L o3'1inci S à rn p ie


W ash ln *


m:'

A

w

'
A

.

-,l y

W

m
M

ỉ n te r fete



w

•P

1


Hình 1.4. Cơ chê chiêt SPE
1.3.1. Các loại cột chiết pha rắn thông thường1'11271
Nguyên liệu đê chiết pha ran gồm pha không liên kết như silicagel,
magnesi silicat hay pha liên kết gồm bề m ặt chất hấp phụ được gắn thêm các
nhóm chức hóa học để tạo ra cơ chế chiết theo kiểu sắc ký phân bố hoặc
nhóm chức trao đổi ion.
V C hiết p h a đảo
Nguyên liệu cho cột chiết pha răn của pha đáo thường là dần chất của

c 18,

C 8 , C2, Cyclohexyl, phenyl.
Trong đó, tương tác giữa chất phân tích và pha liên kết là lực
Vanderwaals, liên kết hydro có năng lượng thấp, chất phân tích càng SO' nước
càng có khuynh hướng nằm lại trên pha liên kết. Quá trình rứa giải cũng đơn
giàn, chỉ cần một dung môi ít phân cực đu để phá vờ liên kết do lực
Vanderwaals, các dung môi thường dùng là methanol, acetonitril và ethyl
acetat.


14

r Chiết pha thuận
Nguyên liệu cho cột chiết pha rắn của pha thuận thường là dẫn chất cyano,
amino, diol.
Trong đó tương tác lưu giũ' chất phân tích trên pha thuận - pha phân cực bắt nguồn từ tuong tác phân cực, đó là liên kết hydro, và tương tác lưỡng cực.
r Trao đôi ion
Nguyên liệu chiết pha rắn của trao đổi ion thường là dẫn chất của
phenylsulfonic, acid carboxylic, amon bậc 4...

Tùy tính chất của pha rắn mà cơ chế lưu giữ và rửa giải cũng khác nhau
Đối với chiết pha rắn trao đổi ion, lực tương tác giữa chất phân tích và pha
liên kết là lực hút tĩnh điện.
1.3.2. Chế độ chiết pha rắn hỗn hợp (mixed- mode).
Đối với các mẫu là dịch sinh học như máu, nước tiểu, huyết tương,
thành phần của chúng thường là hỗn hợp nhiều chất gây nhiễu phức tạp.
Trong nước tiểu là các họp chất hữu cơ, protein, urea, muối, cặn bẩn... Khi sử
dụng chiết pha đảo để cô lập và tinh khiết chất phân tích, những chất gây
nhiễu này sẽ cùng bị hấp phụ bởi cột và cùng bị rửa giải với chất phân tích, do
đó một phương pháp chiết pha rắn mới được ra đời dựa trên sự kết hợp các cơ
chế liên kết đã có sẵn là phương pháp chiết hỗn hợp. Thuật ngữ mixed-mode
hàm chứa sự kết hcTp giữa các cơ chế phân bố, thường là pha đảo và trao đổi
cation. Trong chế độ này, chất phân tích và chất gây nhiễu cùng liên kết với
pha rắn nhưng chất phân tích được liên kết với pha rắn bằng hai loại tương
tác: Tương tác vandervvaals và tương tác tĩnh điện, trong khi đó chất gây
nhiễu ở lại trên cột chủ yếu tham gia tương tác vanderwaals, dùng một dung
môi rửa các chất gây nhiễu bàng cách cất đi các liên kết Vanderwaals, chất
phân tích còn lại trên cột sẽ được rửa giải ra sau đó bằng các dung môi thích


15

họp. Nguyên liệu cho chế độ chiết pha rắn hỗn hợp cũng được tạo nên nhờ sự
kết hợp của pha đảo (C 8 hoặc C18) và các nhóm trao đổi cation mạnh.

Hình 1.5. Ljê n kết của chất phân tích với hệ chiết mix-mode
Cơ chế phân tách và cô lập chất phân tích được thể hiện cụ thể qua 4
bước chính sau:
-Bước 1: Hoạt hóa cột bằng dung môi hữu cơ và dung dịch đệm, đưa
mẫu lên cột, rứa cột bằng nước đã loại ion.

-Bước 2: Khóa cột bang acid HC1 0,1N, acid

sẽgiúp tạo liên kết ion

giữa N 2 của ATS và nhóm sulfonic của chất hấp phụ.
-Bước 3: c ắ t các liên kết Vandervvaals bàng MeOH, do đó cácchất gây
nhiễu sẽ bị loại bỏ, chất phân tích nằm lại trên cột.
-Bước 4: Rửa giải bằng dung môi thích hợp để cắt liên kết ion của chất
phân tích và chất hấp phụ.
Hình 1.6. Mô tả sự phân tách methamphetamin bàng cột chiết mix-mode.


16

Bước 1

Bước

2

Bước 3

----s 1 ----o
----sỊ 1 --- o

Bước 4

Hình 1.6. Cơ chế phân tách bằng chế độ chiết pha rắn hỗn hợp.

1.4. TỒNG QUAN VÈ SẮC KÝ LỎNG KHỐI PHỐ

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và kỹ thuật phân tích khổi phổ (MS)
là hai kỹ thuật đã ra đời khá lâu. Tuy nhiên mãi đến những năm 1970 người ta
mới nhận ra lợi ích to lớn của việc kết hợp chúng với nhau, nguyên nhân của
sự chậm trễ này là vấn đề kỹ thuật khi đưa dòng chất lỏng vào hệ thống khối
phổ có độ chân không cao. Kể từ đó đến nay sắc ký lỏng khối phổ không
ngừng phát triển và chứng minh được tầm quan trọng của mình trong phân
tích.


×