Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập học kỳ hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.75 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

A.

MỞ ĐẦU

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người,
góp phần định hướng, giáo dục và bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Một xã hội muốn tồn tại và phát triển tốt đẹp, bền vững thì gia đình phải
vững chắc. Nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình, Nhà nước ta luôn
giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Luật Hôn nhân và gia đình ra đời
cũng nhằm mục đích đảm bảo sự hạnh phúc của gia đình, chính vì vậy Luật đã
đặt ra những nguyên tắc để tất cả mọi người tuân theo. Trong đó, nguyên tắc hôn
nhân tự nguyện tiến bộ được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan
trọng nhất của chế định hôn nhân và gia đình. Để tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn
về nguyên tắc này em xin chọn đề tài số 2: “Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện
tiến bộ được thể hiện như thế nào trong các chế định cụ thể của luật hôn
nhân và gia đình năm 2014” làm bài tập học kỳ của mình.

B.

NỘI DUNG


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

I. Khái quát về nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong luật hôn nhân
và gia đình năm 2014
1.
Các khái niệm cơ bản
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan


hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (Khoản 1 Điều 3 LHNVGĐ 2014), đây
cũng là khái niệm mà luật HNVGĐ 2000 quy định tại khoản 6 Điều 8.
Theo LHNVGĐ 2014 quy định tại Khoản 5 Điều 3 thì “Kết hôn là việc
nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”
Theo LHNVGĐ 2014 quy định tại Khoản 14 Điều 3 thì “Ly hôn là việc
chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tòa án.”
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là nguyên lí, tư
tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và
gia đình.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nguyên tắc đầu tiên trong số 5
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Khoản 1 ĐIều 2 LHNVGĐ
2014).
2. Ý nghĩa của việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ rất cần thiết và có
những ý nghĩa quan trọng như sau:

2
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

Thứ nhất, việc nhà nước ghi nhận nguyên tắc này trước hết phù hợp với
nguyện vọng của người dân, pháp luật đã thực sự trở thành công cụ quản lý của
Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn.
Thứ hai, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của nhà
nước đã làm cho nguyên tắc này trở thành một trong những điều kiện tiên quyết
để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để

Tòa án xử lý những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.
Xét cho cùng, ta thấy việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ
của nhà nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là xây
dựng một gia đình hạnh phúc, một tế bào khỏe mạnh của xã hội.

II. Sự thể hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong Luật hôn
nhân và gia đình 2014
1.
Sự thể hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ thông qua
1.1.

chế định kết hôn
Khái niệm kết hôn
Kết hôn dưới góc độ xã hội được hiểu là sự thừa nhận của người thân, của

cộng đồng đối với nam, nữ thông qua việc chứng kiến hai bên tiến hành một nghi
lễ cưới hỏi theo truyền thống, tôn giáo của họ. Tuy nhiên, thực chất nghi lễ này
chỉ nhằm mục đích thông báo việc hai bên nam, nữ đã trở thành vợ chồng của
nhau.
Để một cuộc hôn nhân tồn tại theo đúng nghĩa, ta cần xét cuộc hôn nhân
đó dưới góc độ pháp lý. Theo đó, hôn nhân được hiểu là sự thừa nhận của nhà
nước đối với việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng. Việc nam, nữ xác lập quan
hệ vợ chồng phải tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng
ký kết hôn.
3
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình
1.2.


Các biểu hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong chế
định kết hôn
Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình quy định nam, nữ kết hôn phải đủ

hai yếu tố là: phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ và được nhà nước thừa nhận.
Trong đó việc thể hiện ý chí mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng chính là biểu
hiện tiêu biểu và đồng thời cũng để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến
bộ trong chế định kết hôn. Do đó, khi kết hôn, người kết hôn phải bày tỏ ý chí tự
nguyện kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sự thể hiện của nguyên tắc tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện trong điều
kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Thứ nhất, khoản b – Điều 8 LHNVGĐ 2014 quy định: “Việc kết hôn do
nam và nữ tự nguyện quyết định”. Việc tự nguyện kết hôn đó được thể hiện qua
các phương diện sau:
-

Về mặt chủ quan: tự nguyện kết hôn trước hết phải thể hiện

bằng ý chí chủ quan của người kết hôn rằng họ thực sự mong muốn trở
thành vợ chồng của nhau. Ý chí của họ không bị tác động bởi bất cứ một
người nào khác khiến họ kết hôn trái với nguyện vọng của mình. Hai bên
mong muốn trở thành vợ chồng là xuất phát từ tình cảm yêu thương, quý
mến lẫn nhau và cùng mong muốn gắn bó với người kia để xây dựng hạnh
phúc gia đình.
Về mặt khách quan: tự nguyện kết hôn được thể hiện qua việc
người kết hôn bày tỏ ý chí tự nguyện của mình trước cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thông qua hành vi đăng kí kết hôn. Để đảm bảo là việc kết
hôn là hoàn toàn tự nguyện, người muốn kết hôn phải cùng có mặt tại cơ
quan đăng kí kết hôn nộp tờ khai đăng kí kết hôn. Nếu một trong hai bên

vắng mặt vì lý do chính đáng thì phải gửi cho ủy ban nhân dân nơi đăng kí
4
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, trong đơn phải nêu rõ lý do vắng mặt,
xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Như vậy, về nguyên tắc
khi tổ chức đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt tại nơi đăng kí
kết hôn. Đồng thời pháp luật không cho phép cử người đại diện đăng kí
kết hôn. Điều này nhằm đảm bảo cho việc đăng kí kết hôn là hoàn toàn tự
nguyện.
Thứ hai, tại khoản c – điều 8 quy định điều kiện kết hôn là: “Không bị
mất năng lực hành vi dân sự”. Những người bị mất năng lực hành vi dân sự là
người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi của mình. Chính vì vậy, họ cũng không thể thể hiện ý chí và
tình cảm của mình trong việc kết hôn. Vậy nên Luật cấm các đối tượng này
không được đăng kí kết hôn nhằm đảm bảo sự tự nguyện.
Thứ ba, Khoản d – Điều 8 quy định: “Việc kết hôn không thuộc một trong
các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều
5 của Luật này”. Các trường hợp cấm kết hôn do không đảm bảo nguyên tắc tự
nguyện tiến bộ bao gồm: cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn và lừa dối kết hôn. Ta
cùng phân tích các trường hợp này như sau:
* Cưỡng ép kết hôn: Khoản 9 – Điều 3 LHNVGĐ 2014 giải thích:
“Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn
của họ.”
- Đe dọa, uy hiếp tinh thần là việc người thực hiện hành vi đe dọa sẽ gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người kết hôn hoặc

người thân thích của người đó khiến người này rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo
sợ nên phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
5
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

Ví dụ: Anh A yêu chị B và đã theo đuổi chị B rất lâu với mong muốn lấy
chị B làm vợ nhưng chị B không thích anh A và đã có quan hệ tình cảm với
người khác. Thấy vậy, anh A liền lén lút quay lại cảnh chị B đang tắm và đe dọa
rằng nếu chị B không đồng ý lấy mình thì anh sẽ đăng tải đoạn video này lên
mạng xã hội. Chị B vì lo sợ nên đã nghe theo lời anh A và kết hôn với anh A.
Trong trường hợp này anh A đã đe dọa sẽ công khai những thông tin có
ảnh hưởng xấu đến danh dự của chị B khiến chị B lo sợ, tê liệt tinh thần va buộc
phải kết hôn trái ý muốn với anh A.
- Hành hạ, ngược đãi có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau đớn về
thể xác lẫn tinh thần cho một người hoặc người thân của họ khiến họ phải chấp
nhận kết hôn.
Ví dụ: Anh C đã thích và theo đuổi chị D từ rất lâu nhưng không được
chịu D đáp trả. Anh C liền thuê một nhóm xã hội đen đến chửi bới, đánh đập chị
D và gia đình chị và ép chị phải lấy mình. Do không chịu nổi những đau đớn về
thể xác và thương bố mẹ, chị D đã chấp nhận lấy anh C.
Trong trường hợp trên yếu tố tự nguyện cũng không được đảm bảo do chị
D không thể hiện được ý chí tự nguyện của bản thân mà hoàn toàn bị cưỡng ép.
- Yêu sách của cải theo Khoản 11 – Điều 3 được giải thích là: “Yêu sách
của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là
điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.”
Ví dụ: Gia đình chị X có nợ anh Y một khoản tiền lớn mà anh Y lại thích
chị X nên đã nói với bố mẹ chị X rằng nếu gả chị X cho Anh thì anh ta sẽ xóa tòa

bộ số nợ cho gia đình chị. Vì hám lợi nên gia đình chị X đã đồng ý. Chị X mặc
dù không hề muốn lấy anh Y nhưng vì sức ép từ bố mẹ nên đành kết hôn với
người mình không yêu.
6
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

Ở đây, bố mẹ chị X đã cướp mất đi quyền tự do quyết định của chị X. Chị
không có quyền tự lựa chọn người muốn kết hôn cùng đồng thời mất đi sự tự
nguyện trong hôn nhân.

* Cản trở kết hôn
Khoản 10 – Điều 3 LHNVGĐ 2014 giải thích: “Cản trở kết hôn là việc đe
dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác
để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật này.”
Tương tự như cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn đã vi phạm sự tự nguyện
của các bên, khiến họ không thể thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình là được
kết hôn với người họ yêu, họ mong muốn trở thành vợ chồng của nhau.
Ví dụ: Chị A và anh B yêu nhau đã lâu và có ý định tiến tới hôn nhân. Tuy
nhiên ba mẹ chị A lại không muốn con gái mình kết hôn với anh B vì chê anh
nghèo hèn lại mồ côi ba mẹ. Thấy con gái kiên quyết kết hôn, ba mẹ chị A đã dọa
rằng nếu chị không nghe lời thì sẽ tự tử để chị được tự do. Vì sức ép từ ba mẹ
nên chị A và anh B đã không thể kết hôn với nhau.
* Lừa dối kết hôn
Lừa dối kết hôn có thể hiểu là việc một trong hai bên kết hôn cố tình đưa
ra thông tin sai sự thật để người kia lầm tưởng mà kết hôn.
Ví dụ: Anh X ở quê đã có vợ và hai đứa con, khi đi công tác xa anh đã

phải lòng chị Y và nói dối rằng anh chưa có gia đình để đề nghị kết hôn với chị
Y. Chị Y tin và hai người tiến tới hôn nhân.

7
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

Trong trường hợp này mặc dù hai người đều tự nguyện kết hôn nhưng sự
tự nguyện đó là do lừa dối khiến người kia lầm tưởng về đối tượng kết hôn của
mình. Như vậy sự tự nguyện trong hôn nhân vẫn không được bảo đảm.

2.

Sự thể hiện cúa nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ thông qua chế
định li hôn
2.1.
Khái niệm ly hôn
Khoản 14 – Điều 3 LHNVGĐ giải thích ly hôn như sau: “Ly hôn là việc

chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tòa án.” Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Khi quan hệ hôn nhân đã
thực sự tan vỡ, mục đích của hôn nhân không đạt được thì ly hôn là việc cần
thiết để giải thoát cho tất cả mọi người, cho cả vợ chồng, các con, cũng như các
thành viên khác thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn, bế tắc do cuộc sống chung gây
ra.
2.2.

Các biểu hiện của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong chế

định li hôn
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ đồng thời cũng phải đảm bảo tự do ly hôn.

Nếu như không thể bắt buộc một người kết hôn trái với ý muốn của họ thì cũng
không thể ép một người phải tiếp tục cuộc sống vợ chồng khi mà cuộc hôn nhân
đó đã không còn hạnh phúc.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trước hết thể hiện qua quyền yêu
cầu ly hôn. Không ai có quyền nhân danh vợ, chồng để yêu cầu ly hôn. Khoản 1
– Điều 51 LHNVGĐ quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết ly hôn”. Quyền yêu cầu ly hôn cũng là quyền thể hiện ý chí tự
8
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

nguyện của bản thân các chủ thể. Pháp luật nước ta công nhận quyền tự do ly
hôn là quyền chính đáng của vợ, chồng, không ai có thể cấm đoán, cản trở được.
Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng và là kết quả của hành vi có ý chí
của vợ, chồng.
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn được thể hiện thông qua căn
cứ ly hôn. Trong đó có hai trường hợp là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu
cầu của một bên. Căn cứ li hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong
pháp luật và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được xử cho ly
hôn. Nguyên tắc tự nguyện tiến bộ được thể hiện cụ thể, khi mà một bên vợ hoặc
chồng hoặc cả hai đều muốn li hôn. Họ tự do thể hiện ý chí trong việc không
muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân hiện tại mà không chịu sự chi phối, ngăn
cản hay tác động của ai.
- Thuận tình ly hôn:
Điều 55 LHNVGĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu

cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về
việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở
đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly
hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm
quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Trong trường hợp thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai bên vợ chồng là
cơ sở để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Sự tự nguyện đó thể hiện bằng đơn
yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do vợ và chồng cùng ký. Việc chấm dứt ly
hôn thuận tình phải do vợ chồng thực sự tự nguyện, mong muốn chấm dứt hôn
nhân do hôn nhân không hạnh phúc, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp này việc giải quyết ly hôn khá đơn giản và nhanh chóng
9
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

- Ly hôn do yêu cầu của một bên:
Đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, yếu tố tự nguyện
được thể hiện thông qua yêu cầu của một bên có đơn đề nghị ly hôn.
Điều 56 LHNVGĐ 2014 quy định: “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn
mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn
cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng
quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu
cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của
Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có
hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,

tinh thần của người kia.”
Thứ nhất, khi xem xét yêu cầu ly hôn, Toà án xét việc vợ, chồng có hành
vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng
làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
Hành vi bạo lực gia đình nghĩa là vợ hoặc chồng luôn có hành vi đánh đập,
ngược đãi, hành hạ, làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người kia hoặc có
hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của nhau. Tình trạng này đã kéo
dài và được bà con, thân thích, cơ quan, họ hàng nhắc nhở, can ngăn nhiều lần
nhưng vẫn tiếp diễn.
Hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là vợ
chồng không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ nhau, bỏ mặc
10
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

người kia đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp diễn. Hoặc vợ,
chồng không chung thủy với nhau, có quan hệ ngoại tình đã được mọi người
khuyên bảo, nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục ngoại tình.
Lúc này hôn nhân đã rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung của vợ
chồng không thể kéo dài do những hành vi vi phạm tiếp diễn trong thời gian dài
và dù đã được can ngăn, nhắc nhở nhưng vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Khi
này mục đích của hôn nhân đã không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng;
không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự,
nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Thứ hai, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố
mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Trên thực tiễn có thể xảy ra

hai trường hợp như sau:
Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người
chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho
ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các
yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người
vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc
người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp
này Toà án giải quyết cho ly hôn.
Trường hợp này vì vợ, chồng của mình đã mất tích, đã không còn đạt được
mục đích của hôn nhân, quyền lợi của họ không được đảm bảo nên người còn lại
11
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn nếu họ tự nguyện, không ai có quyền ngăn cấm
họ cả.
II. Một số vấn đề thực tiễn
Mặc dù pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta đã được quy định rất cụ
thể qua các chế tài nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân nói chung
và đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ nói riêng, tuy nhiên trên thực
tế vẫn có rất nhiều trường hợp, vụ việc vi phạm về nguyên tắc hôn nhân tự
nguyện tiến bộ nhưng rất khó để xác định cho đúng cũng như đưa ra những giải
pháp phù hợp. Dưới đây là một số tồn tại điển hình như sau:
1.


Tục cướp vợ
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu tục cướp vợ là gì? Tục “kéo vợ” hay còn

gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của người Mông.
Nó chứa đựng các yếu tố nhân văn, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết
thương yêu. Trải qua hàng trăm năm, tục lệ này vẫn được duy trì. Tại các huyện
miền núi Nghệ An, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số rải rác trên diện rộng. Từ
những vùng rẻo cao, quanh năm sương mù che phủ như Kỳ Sơn, Quế Phong cho
đến các huyện có nền kinh tế, văn hóa phát triển như Quỳ Hợp thì tục “cướp vợ”
trở thành một ngày vui, khi các thế hệ trong bản làng, họ hàng quây quần nhảy
múa bên vò rượu cần. Những cuộc vui đó là kết quả của tình yêu đôi lứa, là sự
đồng thuận của hai gia đình cho một cuộc hôn nhân đúng theo phát luật và tục
truyền.
Thế nhưng từ lâu phong tục này đã bị biến tướng, dẫn đến nhiều hệ lụy
đáng tiếc và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tự nguyện tiến bộ trong hôn nhân.
Nhiều thanh niên đã lợi dụng phong tực này để ép buộc người con gái về làm vợ
của mình mà không có sự đồng tình từ phía cô gái. Những cô gái bị bắt về nhà
chàng trai, bị nhốt trong buồng và có người canh giữ, tâm lý bị ảnh hưởng nặng
12
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

nề, các cô gái tìm đến sự giải thoát là ăn lá ngón tự tử, kết thúc chuyện đau lòng.
Hơn thế, tục lệ này đã góp phần gia tăng nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Nhiều trẻ em đang độ tuổi đến trường, thì phải từ bỏ tương lai khi bị bắt làm vợ.
Chính quyền rất khó xử lý hình sự bởi bắt vợ được coi là nét văn hóa của dân
tộc.
Những ví dụ thực tiễn như: Cô gái Vi Thị Hiền (SN 1993, trú tại bản

Quắn, xã Liên Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An) kêu gào thảm thiết khi bị Trương Văn
Biển (SN 1992, trú cùng bản) và đám bạn bắt về làm vợ. 4 thanh niên người ôm,
người giữ, kéo Hiền lên xe máy.
Em V (học lớp 9, xã Sa Pả, Sa Pa, Lào Cai) bị một gia đình ở San Sả Hồ
(Sa Pa) bắt về làm vợ chiều 5/2. Bé gái quỳ thụp xuống đường, rồi lăn lộn, rồi
than khóc như mưa... rồi cầu cứu nhà trường và người đi đường.
Cô gái Mông Vàm Thị Minh (16 tuổi, Xín Cái, Mèo Vạc) đã lượm đá
chống trả quyết liệt đám trai bản đang dùng sức bắt mình về làm vợ. Sự việc
được báo giới phản ánh hôm 4/2 và còn rất nhiều thực tế đau lòng khác.

2.

Kết hôn, ly hôn giả tạo
Về kết hôn giả tạo, Khoản 11 – Điều 3 LHNVGĐ 2014 giải thích: “Kết

hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc
tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để
đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”. Trong
trường hợp này nam nữ hoàn toàn tự nguyện kết hôn, không hề có sự cưỡng ép,
lừa dối nhưng lại không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chung sống trong
quan hệ vợ chồng để đạt được những lợi ích riêng. Như vậy sự tự nguyện kết hôn
trong trường hợp này là giả tạo, thực chất họ không muốn xây dựng gia đình
13
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

thực sự, sự kiện kết hôn này không xuất phát từ tình yêu, do đó có thể coi là đã
vi phạm về sự tự nguyện kết hôn.

Ví dụ: Chị A là người Việt Nam đã thỏa thuận với anh B là người Mỹ kết
hôn với nhau để chị A di cư sang Mỹ nhận quốc tịch Mỹ, sau khi hoàn thành thì
họ sẽ ly hôn. Đây chính là kết hôn giả tạo. Tuy nhiên, các trường hợp này xảy ra
trên thực tế rất nhiều và rất khó khăn để xác định rằng trường hợp nào là kết hôn
giả tạo, trường hợp nào là không. Và khi đã xác định được cũng rất khó để xử lý
vi phạm bởi kết hôn giả tạo dù là sự giả dối nhưng vẫn xuất phát từ ý chí của hai
bên kết hôn và họ vì muốn đạt được lợi ích nào đó nên đã cố tình vi phạm.
Về ly hôn giả tạo, Khoản 15 – Điều 3 giải thích: “Ly hôn giả tạo là việc
lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về
dân số hoặc để đạt được những mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm
dứt hôn nhân”. Tương tự với kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo cũng xuất phát từ sự
tự nguyện ly hôn của vợ chồng nhưng sự tự nguyện đó cũng là giả tạo nhằm đạt
được mục đích nào đó ví dụ như trốn tránh nghĩa vụ tài sản, bảo vệ tài sản,… và
các trường hợp này cũng rất khó để xác định một cách rõ ràng.

C.

KẾT LUẬN

Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là một nguyên tắc vô cùng quan
trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm hạnh phúc gia đình, thể hiện bản
chất của chế độ hôn nhân và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hôn nhân và
gia đình. Tuy nhiên thực tế việc áp dụng nguyên tắc này vào thực tế vẫn còn tồn
tại rất nhiều thiếu sót, những trường hợp vi phạm nguyên tắc vẫn xảy ra rất
nhiều. Vì vậy ta cần ngày càng bổ sung, hoàn thiện hơn nữa những chế định về
14
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình


nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ nói riêng và các chế định về hôn nhân và
gia đình nói chung. Đặc biệt cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng
cao ý thức pháp luật của từng cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân. Do kiến thức còn
hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy, cô góp
ý để bài làm hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2012, NXB Công an nhân dân.
2. Viện Đại học Mở, Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2015.
3. Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Nxb. Lao động.
4. />fbclid=IwAR06oBNXKZX1j1abO_Mqsw4qR_PxOJPHPPv57C5BauMITz9Bp
OGe7HWYlqE
5. />fbclid=IwAR07tXTaioaPtTbfCAZ6nbQr_sxhRDiIhb01JTo5qB6xQxi6HCuDTUJdzE

15
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình

16
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320



×