Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Điều tra thực trạng về ảnh hưởng giữa bạo hành gia đình và sinh non hoặc sinh con nhẹ cân tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHẬT VY

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG GIỮA
BẠO HÀNH GIA ĐÌNH VÀ SINH NON HOẶC SINH
CON NHẸ CÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHẬT VY

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG GIỮA
BẠO HÀNH GIA ĐÌNH VÀ SINH NON HOẶC SINH
CON NHẸ CÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 62720131



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS.BS.VÕ MINH TUẤN
2. TS.BS.NGUYỄN THỊ TỪ VÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận án nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

TRẦN THỊ NHẬT VY


2

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................................................. iv BẢNG
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH .................................................. v DANH MỤC
CÁC BẢNG..................................................................................... vii DANH MỤC
CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ

......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 39
2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................ 39
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 39
2.3. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 40
2.4
42

Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................

2.5. Cách tiến hành và thu thập số liệu .................................................................
46
2.6. Công cụ thu thập số liệu .................................................................................
50
2.7. Định nghĩa các biến số ................................................................................... 55
2.8 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu……………………. ........................ 60
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................
61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 62
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................
64
3.2 Các tỷ lệ về bạo hành gia đình ....................................................................... 66
3.3 Tỷ lệ sinh non/sinh nhẹ cân............................................................................ 69
3.4 Các yếu tố liên quan với sinh non hoặc nhẹ cân ............................................
70


3


3.5 Phân tích hồi quy đa biến ...............................................................................
80
Chương 4: BÀN LUẬN........................................................................................ 88
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 88


4

4.2 Các tỷ lệ và hình thức bạo hành gia đình ....................................................... 92
4.3 Tỷ lệ sinh non/sinh nhẹ cân............................................................................ 98
4.4 Mối liên quan giữa yếu tố dịch tễ - xã hội với sinh non hoặc nhẹ cân .......... 99
4.5 Mối liên quan giữa bạo hành gia đình với sinh non hoặc nhẹ cân............... 103
4.6 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ................................................................ 114
4.7 Giá trị ứng dụng của đề tài ........................................................................... 118
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 121
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU
THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thu thập thông tin sản khoa và đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội
Phụ lục 2: Bảng thu thập thông tin về bạo hành gia đình
Phụ lục 3: Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Phiếu xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Phụ lục 5: Bảng câu hỏi gốc của Tổ chức Y tế Thế giới
Phụ lục 6: Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Phụ lục 7: Số liệu dân số và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Tp.HCM năm 2013
Phụ lục 8: Bản đồ địa điểm lấy mẫu ngẫu nhiên tại Tp.HCM
Phụ lục 9: Chọn cụm nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
Phụ lục 10: Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu

Phụ lục 11: Tờ bướm về Bạo hành gia đình
Phụ lục 12: Danh sách các đối tượng tham gia nghiên cứu


5

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BB – DV

Buôn bán – Dịch vụ

BHGĐ

Bạo hành gia đình

BHTC

Bạo hành thể chất

BHTD

Bạo hành tình dục

BHTT

Bạo hành tinh thần

BLGĐ

Bạo lực gia đình


BV

Bệnh viện

CN

Công nhân

CNV

Công nhân viên

CS.

Cộng sự

CTC

Cổ tử cung

CTV

Cộng tác viên

KCM

Khoảng cách mẫu

KTC


Khoảng tin cậy

LHQ

Liên hiệp quốc

NC

Nghiên cứu

PN

Phụ nữ

NHS

Nữ hộ sinh

SKSS

Sức khỏe sinh sản TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới TPHCM
phố Hồ Chí Minh VD
VN

Thành
Ví dụ


Việt Nam


BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Adrenaline đươc tiết ra từ vùng hạ đồi Hypothalamic pituitary adrenal
tuyến yên
(HPA)
Bảng đánh giá bạo hành tinh thần ở
phụ nữ

Psychological Maltreatment of
Women Inventory (PMWI)

Bảng đánh giá nguy cơ BHGĐ
Abuse Risk Inventory (ARI)
Bảng đánh giá những kinh nghiệm
Women’s
Experiences
của người phụ nữ đối với việc bị
with Battering (WEB)
đánh đập
Bệnh võng mạc do sinh non

Retinopathy of Prematurity
(ROP)

Công cụ sàng lọc bạo hành ở phụ nữ

Woman Abuse Screening Tool
(WAST)


Chậm phát triển tâm thần

Mental Retardation (MR)

Chỉ số thông minh
Gây đau – Xúc phạm – Đe dọa – La
mắng

Intelligence Quotient (IQ)
Hurt – Insult – Threaten –
Scream (HITS)

Giai đoạn “Căng thẳng”

Tension Building Phase

Giai đoạn “Hành động”

Acting – out Phase

Giai đoạn “Trăng mật”
Honeymoon Phase
Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát
International Conference on
triển
Population and Development
Khảo sát Nhân quyền và Sức
khoẻ
Màu da, Nhịp tim, Phản xạ kích


Demographic and Health
Surveys (DHS)
Activity, Pulse, Grimace,


thích, Cử động, Hô hấp.

Apparance and Respiratin Score
(APGAR Score)

Nội tiết tố phóng thích corticotropin

Corticotropin – releasing
hormone (CRH)
Probability Proportional to Size
(PPPS)

Phương pháp chọn mẫu cụm xác
xuất tỷ lệ theo cỡ dân số
Sàng lọc BHGĐ

Abuse Assessment Screen (AAS)

Sàng lọc BHGĐ của bạn tình

Partner Violence Screen (PVS)

Sàng lọc BHGĐ đang tiếp diễn
Tổ chức Quốc tế khảo sát về Bạo

lực đối với phụ nữ

Ongoing Abuse Screen (OAS)
International Violence Against
Women Surveys (IVAWS)

Tổ chức Y tế Thế giới
Tỷ số chênh về tỷ lệ

World Health Organization
(WHO)
Prevalence Odds Ratio
(POR)

Thang điểm phương thức xung đột
Thang đo chỉ số bạo hành của bạn
tình

Conflict Tactics Scale (CTS)
Index of Spouse Abuse (ISA)

Thang đo chỉ số bạo hành của bạn
tình – thang đo bạo hành thể chất

Index of Spouse Abuse –
Physical Scale (ISA –PS)

Xuất huyết trong não thất

Intraventricular Hemorrhage

(IVH)


viii
7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Hệ số cronbach’s alpha của thang đo CTS theo quốc gia và giới tính.

21

Bảng 1.2

Yếu tố nguy cơ thúc đẩy bạo hành gia đình

31

Bảng 2.1

Tỷ lệ P2 theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Thanh và cs.

41

Bảng 2.2

Bảng tính cỡ mẫu


41

Bảng 2.3

Danh sách các cụm (phường, xã) được chọn và số lượng đối tượng đã
tham

44

Bảng 2.4

gia tin
nghiên
cứubộ câu hỏi về bạo hành gia đình
Độ
cậy của

53

Bảng 3.1

Danh sách các cụm (phường, xã) được chọn và số lượng đối tượng đã
tham
gia nghiên cứu

63

Bảng 3.2

Phân bố đặc điểm dịch tễ – xã hội


64

Bảng 3.3

Phân bố đặc điểm về xã hội của bạn tình/chồng của đối tượng nghiên cứu 65

Bảng 3.4

Tỷ lệ BHGĐ trong mẫu nghiên cứu

66

Bảng 3.5

Mức độ nặng của BHTC trong mẫu nghiên cứu

67

Bảng 3.6

Phân bố các hình thức bạo hành ở mẫu nghiên cứu

67

Bảng 3.7

Tần số bị BHGĐ trong mẫu nghiên cứu

68


Bảng 3.8

Phân bố tỷ lệ sinh non và sinh nhẹ cân trong mẫu nghiên cứu

69

Bảng 3.9

Mối liên quan giữa BHGĐ và yếu tố vợ/chồng với sinh non/nhẹ cân

70

Bảng 3.10

Mối liên quan giữa số nhóm BHGĐ với sinh non/nhẹ cân

73

Bảng 3.11

Mối liên quan giữa mức độ nặng của BHTC với sinh non/nhẹ cân

73

Bảng 3.12

Mối liên quan giữa BHGĐ và yếu tố vợ/chồng với sinh con nhẹ cân

74


Bảng 3.13

Mối liên quan giữa số nhóm BHGĐ với sinh con nhẹ cân

77

Bảng 3.14

Mối liên quan giữa BHGĐ và yếu tố vợ/chồng với sinh non

77

Bảng 3.15

Mối liên quan giữa số nhóm BHGĐ với sinh non

80

Bảng 3.16

Tóm tắt phân tích đơn biến và đa biến với kết cục sinh non/nhẹ cân

81

Bảng 3.17

Tóm tắt phân tích đơn biến và đa biến giữa các hình thức BHGĐ với kết
cục sinh non/nhẹ cân


82

Bảng 3.18

Phân tích đa biến với kết cục sinh con nhẹ cân

83

Bảng 3.19

Phân tích đa biến giữa các hình thức BHGĐ với kết cục sinh con nhẹ cân

84

Bảng 3.20

Phân tích đa biến với kết cục sinh non

85


viii
8

Bảng 3.21 Phân tích đa biến giữa các hình thức BHGĐ với kết cục sinh non

86

Bảng 4.1


So sánh tỷ lệ BHGĐ của một số NC trong nước và trên thế giới

94

Bảng 4.2

Mối liên quan giữa BHTD và sinh non ở một số nghiên cứu

108


viii
9

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1

Vòng xoay bạo hành trong gia đình

9

Hình 1.2

Hình minh họa về phòng chống bạo hành trong gia đình

15

Hình 1.3

Tỷ lệ sinh non ở các nước trên thế giới trong năm 2010


25

Sơ đồ 2.1

Phương pháp chọn mẫu

45

Sơ đồ 2.2

Tóm tắt các bước thu thập số liệu

54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo hành gia đình (BHGĐ) nói chung và BHGĐ đối với phụ nữ nói riêng là
vấn đề đã tồn tại từ lâu trong lịch sử. Năm 1997, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã
đưa ra định nghĩa BHGĐ là:“Những hành động cưỡng bức về thể chất, tinh thần và
tình dục của bạn tình nam hiện tại hoặc trước đây đối với phụ nữ trong độ tuổi vị
thành niên và trưởng thành”[184]. Đa số nạn nhân của các vụ bạo hành là phụ nữ.
BHGĐ hiện đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm. Trên thế giới,
cứ 3 người phụ nữ thì có 1 trường hợp bị đánh, bị xâm phạm tình dục hoặc bị bạo
hành về tinh thần trong cuộc đời. Phần lớn thủ phạm là thành viên trong gia
đình của người phụ nữ đó[88]. Mang thai là thời điểm dễ bị tổn thương nhất đối
với những nạn nhân bị BHGĐ do thay đổi nhu cầu về thể chất, xã hội, tình cảm và
kinh tế; nhiều nghiên cứu (NC) cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành bởi chồng/bạn

tình trong thời kỳ mang thai dao động từ 4 – 29%[38]. Nghiên cứu quốc gia về bạo
lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 cho thấy 58% phụ nữ đã từng bị bạo
hành ít nhất một lần trong đời (bao gồm cả bạo lực thể chất, tinh thần và tình
dục); 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết đã trải nghiệm BHTC trong suốt đời và
6% đã từng bị BHTC trong 12 tháng qua. Tỷ lệ BHTC trong thai kỳ ở Việt Nam đã
được báo cáo là 5%[91].
BHGĐ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tâm thần của người
phụ nữ mà còn gây tác động xấu đến sức khoẻ và sự phát triển sau này của
trẻ[27]. Kết quả từ một phân tích gộp của Donovan và cs. cũng chỉ ra rằng BHGĐ
làm tăng nguy cơ sinh non gấp 1,91 lần (KTC 95% : 1,60 – 2,29) và nguy cơ sinh
con nhẹ cân cao gấp 2,11 lần (KTC 95% : 1,68 – 2,65)[60]. BHGĐ ảnh hưởng đến
nguy cơ sinh non bởi nhiều cách khác nhau. BHTC tác động trực tiếp vào vùng bụng
hoặc BHTD gây ra biến chứng như nhau bong non, kích thích cơn gò tử cung, ối vỡ
non hoặc nhiễm trùng đường sinh dục[84]. BHGĐ còn có thể đưa đến những hành
vi nguy cơ cho thai phụ làm ảnh hưởng xấu đến thai, ví dụ: hút thuốc, sử dụng ma
túy, chăm sóc trước sinh không đầy đủ[48],[84],[152]. Tại Việt Nam, 63.000 trẻ


2

em dưới 5 tuổi chết mỗi năm và 50% số ca tử vong này xảy ra ở trẻ sơ sinh. Một
trong


3

những nguyên nhân chính của tử vong trẻ sơ sinh là do biến chứng của sinh non và
nhẹ cân, chiếm gần 50% tổng số ca tử vong sơ sinh[123]. Trẻ sơ sinh non tháng hay
nhẹ cân có nhiều nguy cơ bệnh tật như suy hô hấp, bệnh màng trong, viêm phổi, di
chứng thần kinh, chỉ số IQ thấp, chậm phát triển về cân nặng và chiều cao. Đây là

gánh nặng cho gia đình, xã hội về tinh thần và tài chính để điều trị bệnh cũng như
các di chứng của trẻ. Do đó sinh non hay nhẹ cân được ngành y tế đặc biệt quan
tâm vì nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong chu sinh ở các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển. Tỷ lệ sinh non hay nhẹ cân tại Mỹ từ
5% đến
12%, tại Đông Nam Á khoảng 13,5% và Việt Nam tỷ lệ này 9,4%[28].
Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu trên nhiều đối tượng, nhiều
cộng đồng khác nhau về BHGĐ nhưng ở Việt Nam, các báo cáo về vấn nạn này chỉ
mới dừng lại ở những số thống kê chung hoặc vài nghiên cứu nhỏ lẻ. Trong “Hướng
dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” do Bộ Y tế ban hành vào
29/07/2016 đã dành 6 trang nói về BHGĐ đối với phụ nữ và đề cập đến vai trò của
nhân viên y tế trong việc tuyên truyền, phát hiện, tư vấn, điều trị các nạn nhân
BHGĐ cũng như cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng[2].
Điều này cho thấy vấn nạn BHGĐ cũng đang được sự quan tâm của ngành y tế nhất
là trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Hiện nay đây là vấn đề phổ biến mang tính thời sự
không chỉ riêng của ngành y tế mà của toàn xã hội. Do đó, những nghiên cứu về vấn
đề này của ngành Sản phụ khoa là những nghiên cứu hết sức cần thiết và đầy tính
nhân văn. TPHCM là trung tâm tài chính kinh tế của cả nước, nơi có đời sống kinh
tế và dân trí cao, tuy nhiên vấn nạn BHGĐ cũng còn khá phổ biến và chưa được
nghiên cứu đánh giá sâu rộng. Đa số trước đây, các NC thường đề cập đến tỷ lệ và
các yếu tố liên quan đến sinh non hay nhẹ cân, nhưng chưa có nhiều khảo sát
về mối liên quan giữa BHGĐ với nguy cơ sinh non hay nhẹ cân. Hy vọng với NC này,
sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình hình BHGĐ đối với phụ nữ ở TPHCM nói chung và phụ
nữ sinh con non tháng hay nhẹ cân nói riêng.
Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm trả lời cho câu hỏi: “Tỷ lệ BHGĐ ở
TP.HCM là bao nhiêu và có liên quan với sinh non/sinh nhẹ cân hay không?”


4


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bạo hành gia đình và các loại bạo hành gia đình ở phụ nữ
sống tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 01/01/2015 đến
04/07/2016.
2. Xác định mối liên quan giữa bạo hành gia đình với sinh non hoặc nhẹ cân
hiện bé còn sống ở phụ nữ cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

ĐỊNH NGHĨA VỀ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH
Thông thường khi nói tới BHGĐ, ta liên tưởng ngay đến hình ảnh một người

chồng hung dữ, mặt mũi đỏ gay, đang nắm tóc một người đàn bà, đánh, đấm,
đá hoặc la hét người vợ của mình.
Đó chính là vì ngay từ thời phong kiến, trong xã hội Việt Nam, phụ nữ được
coi là những người chân yếu, tay mềm, có nhiệm vụ phải chăm sóc nhà cửa, nuôi
con và chu toàn bổn phận của một người con, người vợ và người mẹ. Khi còn sống
chung với cha mẹ, họ phải phục tùng và vâng lời cha mẹ, phải có nhiệm vụ chăm
sóc gia đình mình. Khi đã trưởng thành và lập gia đình, trở thành những nàng dâu
trong gia đình, họ không những phải phục tùng và hầu hạ gia đình chồng mà còn
phải phục tùng chồng, không được cãi lời chồng và không được ngang hàng với
chồng. Trái lại, người chồng có trách nhiệm phải “giáo dục” người vợ của mình bao
gồm cả đánh vợ.
Tất cả những điều trên cho thấy rằng phong tục tập quán Việt Nam đã coi

thường người phụ nữ, coi họ như là những tôi tớ trong nhà, nếu thích thì đánh
đập họ, xử phạt họ. Đàn ông là người có quyền quyết định tất cả trong gia đình,
người phụ nữ chỉ chấp hành những “mệnh lệnh” từ người chồng đưa ra, phải nghe
lời và phục tùng chồng. Người phụ nữ phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,
phu tử tòng tử”. Chính vì vậy mà người phụ nữ không được nói lên tiếng nói riêng
của mình, không được bình đẳng với người đàn ông và đây là những lý do dẫn đến
bạo hành trong gia đình.
Dưới con mắt của xã hội BHGĐ là như vậy còn về góc độ luật pháp và y học
thì BHGĐ lại có những khái niệm rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuốn sách “Hãy biết đến những Quyền của Bạn: Bạo Hành Gia Đình
(Know Your Rights: Domestic Violence)”, được ấn hành bởi Hiệp hội Luật sư Mỹ,
nói rằng “BHGĐ là một chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều hành vi điều khiển nhằm đạt


6

được và duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối với một bạn tình, như bạo hành về
thể chất, ngược đãi về tinh thần, cô lập nạn nhân, hăm dọa, áp bức và nạt nộ”.
Hiệp hội Y khoa Mỹ đã xuất bản một cuốn sách hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị cho các bác sĩ, trong đó có đưa ra định nghĩa lạm dụng bạn tình (intimate
partner abuse) là sự lạm dụng về thể chất, tinh thần, và/hoặc tình dục đối với một
cá nhân bởi người bạn tình trước đây hoặc hiện tại của họ. Mặc dù định nghĩa
này mang tính chất bình đẳng giới nhưng phụ nữ thường là đối tượng bị tổn
thương về mặt thể chất và thường gánh chịu những hậu quả về mặt tinh thần do
bạn tình gây ra[148].
Snugg và cộng sự đã định nghĩa BHGĐ là :“Sự bạo hành trong quá khứ hoặc
hiện tại về thể chất và/hay tình dục giữa những người bạn tình trước đây hoặc
hiện tại, giữa những người thân trong gia đình, hoặc trẻ vị thành niên và cha mẹ.
Mối quan hệ giữa nạn nhân và thủ phạm có thể là tình dục khác giới hoặc tình dục
đồng giới”[172].

Định nghĩa theo vấn đề: BHGĐ là bạo hành giữa những người bạn tình trong
độ tuổi trưởng thành. Mặc dù định nghĩa trên nghe có vẻ đơn giản nhưng nó
lại được chấp nhận về phương diện luật pháp và việc áp dụng định nghĩa này thay
đổi tùy theo từng quốc gia .
Tuy nhiên, định nghĩa cụ thể hơn cả là định nghĩa do TCYTTG đưa ra vào
năm 1997, trong đó BHGĐ là:“Những hành động cưỡng bức về thể chất, tinh thần
và tình dục của bạn tình nam hiện tại hoặc trước đây đối với phụ nữ trong độ tuổi
vị thành niên và trưởng thành”[184].
Ở nước ta, theo định nghĩa của “Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản” do Bộ Y tế ban hành năm 2016, bạo hành đối với phụ nữ là
bất cứ hành động bạo lực nào trên cơ sở giới gây ra, hoặc có thể gây ra tổn hại cho
phụ nữ về mặt thể chất, tình dục hoặc về tâm lý hay kinh tế, bao gồm cả việc đe
dọa thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố tình tước đoạt một cách tùy
tiện sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư [2].


7

1.2

CÁC HÌNH THỨC BẠO HÀNH GIA ĐÌNH[151]

1.2.1 Một số định nghĩa:
 Nạn nhân: đối tượng bị bạo hành hoặc lạm dụng.
 Thủ phạm: người gây ra những hành vi bạo hành hoặc lạm dụng đối với
nạn nhân.
 Bạn tình: bao gồm
– Chồng hiện tại (có kết hôn nhưng có hoặc không có hôn thú).
– Những người đang hẹn hò với nhau, kể cả hẹn hò lần đầu (khác giới
hoặc cùng giới).

– Bạn trai hoặc bạn gái (khác giới hoặc cùng giới).
– Chồng đã ly thân hoặc ly dị.
– Những người hẹn hò cũ (khác giới hoặc cùng giới).
– Bạn tình cũ (khác giới hoặc cùng giới).
Bạn tình có thể sống chung với nhau hoặc không. Mối quan hệ của họ không
nhất thiết phải liên quan về tình dục. Nếu nạn nhân và thủ phạm có con với nhau
nhưng hiện tại không còn sống chung thì mối quan hệ đó được gọi là vợ chồng cũ
hoặc vợ chồng không hôn thú.
1.2.2 Các hình thức của BHGĐ
Bạo hành được chia thành 4 nhóm:
 Bạo hành thể chất.
 Bạo hành tình dục.
 Dọa bạo hành thể chất hoặc tình dục.
 Bạo hành tinh thần.
1.2.2.1 Bạo hành thể chất
Những hành động được thực hiện một cách có chủ đích nhằm gây ra tử
vong, tàn tật, thương tích hoặc gây hại cho nạn nhân.
Bạo hành thể chất bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn) những hành động
sau: cào cấu, xô đẩy, ném vật gì vào nạn nhân, chộp lấy nạn nhân, cắn, bóp cổ, nắm
chặt nạn nhân mà lắc, đánh bằng cùi chỏ, nắm tóc, tát vào mặt, đấm vào mặt
hoặc


8

vào người, dùng lửa thiêu, nhốt vào 1 nơi nào đó, dùng vũ khí (súng, dao, bất cứ
vật gì) hoặc sức nặng, sức mạnh của cơ thể để tấn công nạn nhân.
Bạo hành thể chất còn bao gồm việc xúi giục hoặc bắt ép ai thực hiện những
hành vi trên với nạn nhân.
1.2.2.2 Bạo hành tình dục

Hành vi tình dục được định nghĩa là sự tiếp xúc giữa dương vật và âm hộ
hoặc giữa dương vật và hậu môn; tiếp xúc giữa miệng và dương vật, âm hộ hay
hậu môn; dùng bàn tay, ngón tay hoặc bất cứ vật gì đưa vào hậu môn hoặc cơ
quan sinh dục của 1 người khác.
Bạo hành tình dục: được chia thành 3 nhóm
– Dùng vũ lực ép buộc người khác thực hiện hành vi tình dục bất chấp
sự phản kháng của người đó, cho dù hành vi tình dục đó có
hoàn thành hay không.
– Cố gắng thực hiện hoặc đã hoàn thành hành vi tình dục với người
không có ý thức hoặc không có khả năng chống trả hành vi đó (vd:
người bị bệnh, tàn tật, say rượu hoặc thuốc kích thích, bị đe dọa hoặc
chịu áp lực nào đó).
– Cố tình đụng chạm trực tiếp hoặc đụng chạm qua quần áo các bộ
phận như: cơ quan sinh dục ngoài, hậu môn, háng, ngực, mặt trong
đùi hoặc mông bất chấp sự cho phép của người đó hoặc của người
không có ý thức hoặc không có khả năng chống trả hành vi đó (vd:
người bị bệnh, tàn tật, say rượu hoặc thuốc kích thích, bị đe dọa hoặc
chịu áp lực nào đó).
1.2.2.3 Dọa bạo hành thể chất hoặc tình dục
Sử dụng từ ngữ, cử chỉ hoặc vũ khí nhằm mục đích gây ra tử vong, tàn tật,
chấn thương, tổn hại về thể xác cho người khác hoặc ép buộc người khác đồng ý
thực hiện hành vi tình dục, va chạm tình dục bất chấp người đó không muốn hoặc
không có khả năng chống trả.


9

Vídụ : “Tôi sẽ giết cô” ; “Tôi sẽ đánh cô nếu cô không quan hệ tình dục với
tôi”; cầm vũ khí dọa; làm các cử chỉ dọa nạt bằng tay hoặc cử chỉ như sắp chạm vào
ngực hoặc bộ phận sinh dục của người khác.

1.2.2.4 Bạo hành tinh thần
– Sỉ nhục nạn nhân.
– Thường xuyên chỉ trích, phê bình hoặc la mắng nạn nhân.
– Làm nhục hoặc làm nạn nhân xấu hổ ở nơi riêng tư hoặc nơi công cộng.
– Kiểm soát hành động của nạn nhân.
– Chiếm giữ tài sản của nạn nhân.
– Tỏ thái độ cáu gắt khi nạn nhân không đồng tình việc gì đó.
– Hạ thấp giá trị của nạn nhân khiến nạn nhân cảm thấy mình thấp kém (vd:
không thông minh, không hấp dẫn…)
– Sử dụng tiền của nạn nhân.
– Tước đoạt cơ hội của nạn nhân.
– Không quan tâm đến nhu cầu của nạn nhân.
– Cô lập nạn nhân, không cho tiếp xúc với gia đình và bạn bè.
– Lăng mạ bạn bè hoặc những người trong gia đình nạn nhân.
– Ngăn cấm nạn nhân dùng các phương tiện giao thông và truyền thông.
– Ép buộc nạn nhân tham gia vào các hoạt động phạm pháp.
– Dùng con cái làm công cụ kiểm soát hành vi của nạn nhân.
“Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” của Bộ Y
tế phân chia bạo hành thành 4 nhóm: bạo hành tâm lý (hay còn gọi là bạo hành
tinh thần), bạo hành thể chất, bạo hành về sinh sản và tình dục, bạo hành về kinh
tế [2]. Trong đó:
 Bạo hành tâm lý: lấn át ý kiến, mắng chửi, xúc phạm nhân phẩm, bôi
nhọ danh dự, uy tín, lăng nhục, cô lập, đe doạ bỏ rơi, hành hạ con cái (nhất là con
riêng
của vợ) nhằm làm cho người phụ nữ đau khổ.


10

 Bạo hành thể chất: tát, túm tóc, đấm, đá, bóp cổ, giam hãm hay nhốt,

tạt
acid, dùng hung khí… gây thương tổn cho người phụ nữ, thậm chí gây chết người.
 Bạo hành về sinh sản và tình dục: bị ngược đãi trong khi mang thai,
cưỡng bức tình dục; không cho sử dụng biện pháp tránh thai, ép buộc vợ phải sinh
bằng được con trai, xúi giục vợ đi vào con đường làm gái mại dâm hay mỹ nhân
kế vì
mục đích tư lợi.
 Bạo hành về kinh tế: không cho vợ kiếm việc làm, buộc vợ phải lệ thuộc về
kinh tế, chiếm đoạt tiền và tài sản riêng của vợ.
Nếu căn cứ vào phân loại như đã trình bày của Trung tâm quốc gia kiểm soát
và phòng chống thương tổn, Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật
Atlanta[151] thì bạo hành về kinh tế là một phần trong nhóm bạo hành tinh thần.
1.3

VÒNG XOAY BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH

Hình 1.1: Vòng xoay bạo hành trong gia đình
“Nguồn: Widom C. S, (2000).” [180]


11

Vòng tròn Bạo lực
Thông thường, trước khi xảy ra lần tấn công đầu tiên về thể chất, người gây
bạo lực sử dụng các phương thức kiểm soát như cô lập nạn nhân khỏi các mối
quan hệ xã hội hoặc gia đình, đe dọa, bắt phụ thuộc về tài chính và bằng những
cách này người gây bạo lực đã hạ thấp nạn nhân đến độ cô ấy tin vào những
lời chỉ trích mình và thiếu sự tự tin cần thiết để bỏ đi hoặc có phản ứng thích
đáng đối với bạo
lực.



Giai đoạn tích lũy căng thẳng bắt đầu bằng sự giận dữ, trách mắng và

căng thẳng gia tăng. Người gây bạo lực trở nên cáu kỉnh, dễ bị kích động, ích kỷ,
khó tính và dễ phản ứng tiêu cực với bất kỳ vấn đề nhỏ nhặt nào. Nhiều phụ
nữ nhận ra giai đoạn tích lũy căng thẳng này và đã cố gắng kiểm soát bằng cách trở
nên chu đáo, tìm cách “gìn giữ hòa bình”. Bạo lực về lời nói và thể chất có thể
nổ ra.
Căng thẳng cũng tăng nhanh trước khi xảy ra bạo lực. Người phụ nữ có thể sử dụng
nhiều biện pháp như rút lui, cố gắng chịu đựng người gây bạo lực, lánh khỏi gia
đình hoặc không tranh luận để tránh sự căng thẳng ngạt thở.
Thông thường giai đoạn này không được trình báo với công an hoặc nếu có
trình báo thì cũng bị giễu cợt. Điều này đã khuyến khích người gây bạo lực chuyển
sang giai đoạn tiếp theo. Vì vậy công an cần xem xét một cách nghiêm túc tất cả các
vụ việc liên quan đến bạo lực khi được trình báo, cho dù vụ việc có vẻ rất nhỏ nhặt.
Ngoài ra, người phụ nữ thường coi sự giận dữ ngày càng gia tăng của chồng là
nhằm vào mình và xác định trách nhiệm của mình là phải giữ cho tình hình không
bị bùng nổ. Nếu cô ta làm tốt thì anh ta sẽ bình tĩnh, còn nếu cô ta thất bại thì đó là
lỗi của cô ta.
Giai đoạn bạo lực là sự bùng nổ bạo lực của thủ phạm. Đối với những
phụ nữ đã từng bị bạo lực trước đó thì chỉ bị đe dọa bạo lực thôi cũng đã khiếp sợ.
Bạo lực có thể bao gồm những lời dọa dẫm, tát, đấm, đe dọa bằng vũ khí, đe
dọa con cái, bạo lực tình dục hoặc cưỡng bức quan hệ. Bạo lực có thể kết thúc
nhanh chóng hoặc kéo dài nhiều phút, nhiều giờ. Có thể có những chấn thương


12

nhìn thấy được nhưng những người gây bạo lực có kinh nghiệm thường không để

lại dấu vết


13

thương tích. Hầu hết phụ nữ đều thấy cực kỳ nhẹ nhõm khi bạo lực kết thúc. Họ có
thể thấy may mắn vì mọi việc đã không tệ hơn, dù họ bị thương tích nặng đến
đâu. Họ cũng thường phủ nhận sự nghiêm trọng của thương tích và từ chối đi
khám y tế ngay lúc đó.
Giai đoạn ngọt ngào là giai đoạn ăn năn và yêu thương trong vòng tuần
hoàn bạo lực. Tiếp theo sự bùng nổ bạo lực, thủ phạm tỏ ra yêu thương và bình
tĩnh. Người gây bạo lực xin lỗi và hứa sẽ thay đổi. Người gây bạo lực thuyết phục
nạn nhân và bản thân mình rằng những hứa hẹn này là chân thật. Đằng sau đó là
niềm tin rằng họ đã được bào chữa cho hành động của mình. Nạn nhân muốn tin
rằng đây là lần cuối cùng. Phụ nữ đôi khi rút lại yêu cầu truy cứu với một hy vọng
sai lầm rằng người gây bạo lực sẽ không làm như vậy nữa. Cảnh sát nên nhận ra
bản chất tạm thời của “giai đoạn ngọt ngào” và tư vấn để nạn nhân có đầy đủ
thông tin trước khi quyết định. Hầu hết các trường hợp, sự căng thẳng lại gia tăng
trở lại.
Bạo lực ở nhiều gia đình có chu kỳ theo một kiểu nào đó, tuy nhiên cần ghi
nhớ rằng không phải quan hệ bạo lực nào cũng trải qua tất cả các giai đoạn
của vòng tròn bạo lực như miêu tả ở trên.
1.4

ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH[69]
 Thể chất:
– Chấn thương (đặc biệt vùng đầu, cổ hoặc nhiều vùng phối hợp).


Bầm tím.




Đau vùng chậu mãn tính.



Đau bụng mãn tính.



Nhức đầu mãn tính.



Đau lưng mãn tính.



Hôn mê.

 Tinh thần:
–Mất ngủ.
–Trầm cảm.


×