Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tìm hiểu các hoạt động của đoàn thanh niên xã pờ ly ngài huyện hoàng su phì tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.36 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------

LÙ VĂN VINH
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN XÃ
PỜ LY NGÀI, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế và PTNT
Khóa học
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------

LÙ VĂN VINH
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN XÃ


PỜ LY NGÀI, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: K46 PTNT N01

Khoa
: Kinh tế và PTNT
Khóa học
: 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Xuân Lâm
Cán bộ hướng dẫn
: Chỉn Văn Thu

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Sau những năm học tập tại Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT và
được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng toàn thể tất cả các bạn

sinh viên cùng lớp, trường, tôi tến hành thực tập và thực hiện đề tài “Tìm
hiểu các hoạt động của đoàn thanh niên xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì,
tỉnh Hà Giang”.
Trong triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ
tận
tình của các thầy cô giáo, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
bổ ích trong suốt bốn năm học tập tại trường và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo Th.S Dương Xuân Lâm, người đã trực tếp, tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND xã Pờ Ly
Ngài, cùng các ban ngành, đoàn thể tại UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập tại UBND xã Pờ Ly
Ngài. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới anh Chỉn Văn Thu - Bí thư
Đoàn xã đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập làm
quen với công việc thực tế.
Tôi chân thành cám ơn quý thầy, cô Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tnh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập
và thực
hiện
tài.

đề
Thái Nguyên, ngày tháng năm
2018
Sinh viên



i
Lù Văn Vinh


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii Phần
1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của nội dung thực tập .............................................................
1
1.2. Mục tiêu......................................................................................................
2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................
2
1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ................................................................... 2
1.2.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc................................................................ 3
1.2.2.3. Về kỹ năng sống................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ..........................................................
3
1.3.1. Nội dung thực hiện ..................................................................................
3
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................

4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập...................................................................
5
Phần 2: TỔNG QUAN ....................................................................................
6
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập.................................
6


ii
2.1.1.1. Lịch sử hình thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh........... 6
2.1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên Việt Nam................................................ 6
2.1.1.3. Tính chất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh............................................. 8
2.1.1.4. Chức năng của Đoàn thanh niên ..........................................................
8
2.1.1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn thanh niên ......................................
9


3

2.1.1.6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên.....................
10
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ..........................
12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.3. Kinh nghiệm của một số tổ chức cơ sở Đoàn têu biểu ........................... 17
2.3.1. Đoàn viên thanh niên xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng tích
cực tham gia xây dựng nông thôn mới............................................................

17
2.3.2. Tuổi trẻ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tch cực tham gia xây dựng Đảng. 18
2.4. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương .................................................. 20
2.4.1. Chức năng nhiệm vụ của cán bộ Đoàn thanh niên xã Pờ Ly Ngài ....... 21
2.4.2. Lề lối làm việc và phương pháp công tác của Đoàn thanh niên
xã Pờ Ly Ngài.................................................................................................. 23
2.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 24
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 28
3.1. Khái niệm về cơ sở thực tập..................................................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Pờ Ly Ngài ........................................................ 28
3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 28
3.1.1.2. Địa hình .............................................................................................. 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 33
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã .................................................. 33
3.1.2.2. Dân số và lao động ............................................................................. 36
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng...................................................................................... 38
3.1.3. Thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập...........................
41
3.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 41
3.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 41
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 42


4

3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập
42
3.2.1.1. Nội dung thứ nhất............................................................................... 42



4

3.2.1.2. Nội dung thứ hai................................................................................. 43
3.2.1.3. Nội dung thứ ba.................................................................................. 43
3.2.1.4. Nội dung thứ tư .................................................................................. 43
3.2.1.5. Nội dung thứ năm............................................................................... 44
3.2.1.6. Nội dung thứ sáu ................................................................................ 44
3.2.1.7. Nội dung thứ bảy................................................................................ 44
3.2.1.8. Nội dung thứ tám ............................................................................... 45
3.2.1.9. Nội dung thứ chín............................................................................... 45
3.2.2. Nhận xét, thuận lợi, khó khăn ............................................................... 46
3.2.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................
47
3.2.3.1. Thông tin chung về Ủy ban nhân dân xã Pờ Ly Ngài........................ 47
3.2.3.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND xã Pờ Ly Ngài ............................. 49
3.2.4. Đánh giá những hoạt động của Đoàn thanh niên xã Pờ Ly Ngài trong
năm 2017 .........................................................................................................
53
3.2.4.1. Khái quát chung về Đoàn thanh niên xã Pờ Ly Ngài ........................ 53
3.2.4.2. Các hoạt động của ĐTN xã Pờ Ly Ngài trong năm qua .................... 54
3.2.4.3. Đánh giá chung. ................................................................................. 57
3.2.5. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 57
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 59
4.1. Kết luận .................................................................................................... 59
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................... 63
II. Tài liệu Internet .......................................................................................... 63



5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các văn bản pháp lý liên quan tới Đoàn thanh
niên................................12
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Pờ Ly Ngài qua 3 năm (2015 - 2017)
....32
Bảng 3.2: Kết quả phát triển kinh tế của xã Pờ Ly Ngài giai đoạn (20152017)...34
Bảng 3.3: Số lượng dân số và lao động xã Pờ Ly Ngài qua 3 năm (2015 2017)...37
Bảng 3.4: Bảng chỉ báo nhân lực UBND xã Pờ Ly Ngài ........................................48


6

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Một số hình ảnh về UBND xã Pờ Ly Ngài ..................................... 47
Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Pờ Ly Ngài ............................................. 49


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT

: An toàn giao thông

BCH

: Ban chấp hành BTV


: Ban thường vụ
CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CBCCVC

: Cán bộ công chức, viên chức ĐTN

: Đoàn thanh niên
ĐTNCSHCM

: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

ĐVTN

: Đoàn viên thanh niên

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHKT

: Khoa học kĩ thuật

KT - XH

: Kinh tế - xã hội


KT&PTNT

: Kinh tế và phát triển nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

TN

: Thanh niên

TTN

: Thanh thiếu niên TH&THCS

: Tiểu học và trung học cơ sở UBND
Ủy ban nhân dân

:


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của nội dung thực tập
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) là tổ
chức chính trị xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Tổ chức Đoàn gồm những đoàn viên têu

biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của thế hệ trẻ, có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Lúc sinh thời và chỉ đạo Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
cho rằng: “Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong
việc tổ chức và giáo dục thiếu niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt
đối trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH và Chủ nghĩa Cộng sản”. Nghị
quyết 25 của BCH TW Đảng khóa X tiếp tục khẳng định: “Thanh niên là chủ
cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lượng xung kích trong
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành
bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế
quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên còn được xác định bởi thanh
niên công nhân chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số, là nguồn nhân lực chất
lượng cao, lực lượng xung kích trong bảo vệ tổ quốc, xây dựng nền văn hóa
tên tến đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế, lực lượng tiếp nối
các thế hệ cha anh thúc đẩy xã hội phát triển, xây dựng Việt Nam theo con
đường XHCN. Từ vai trò chiến lược to lớn của thanh niên, Đảng Cộng Sản
Việt Nam coi chính thanh niên chứ không ai khác “được đặt ở vị trí trung
tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn nhân lực con
người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục têu, vừa là động lực đảm
bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”.


2

Hơn nhiều năm đổi mới và hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những biến đổi của tình hình trong
nước và quốc tế có tác động mạnh mẽ đến thanh niên cả nước và ở mỗi địa
phương. Thanh niên đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế,
tư tưởng chính trị, tâm lý, lối sống v.v... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ,

bên cạnh những yếu tố tích cực là những hạn chế tiêu cực. Vì vậy cần có
những chính sách, giải pháp thích hợp để phát huy, phát triển và quản lý Nhà
nước về thanh niên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng xã hội chủ
nghĩa trên đất nước ta.
Được sự chỉ đạo sát xao của Ban Thường vụ huyện Đoàn Hoàng Su Phì,
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã đến
xóm, sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là sự cố
gắng của đội ngũ cán bộ, Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong toàn xã,
bám sát nhiệm vụ, nội dung và chương trình, công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu niên xã Pờ Ly Ngài đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên,
bên cạnh các thành tích to lớn đã đạt được, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Pờ Ly
Ngài cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, thậm chí còn có nhiều mặt
yếu, kém. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu các hoạt động của Đoàn thanh niên xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su
Phì, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu các hoạt động của Đoàn thanh niên xã Pờ Ly Ngài, huyện
Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, để làm căn cứ đề xuất giải pháp xây dựng tổ
chức đoàn trong sạch vững mạnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
Tìm hiểu khái quát vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ĐTN xã.


3

Tìm ra được những thận lợi, khó khăn mà cán bộ đoàn xã đang gặp
phải. Nắm được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và

từng cán
bộ trong cơ quan.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ Đoàn và
các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Pờ Ly Ngài.
1.2.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc
Tuân thủ quy chế của cơ quan thực tập.
Năng động, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao trong công việc.
Có tnh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch đã
được quy định trong thời gian thực tập.
Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và
chuẩn bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
Tham gia đầy đủ, tch cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực
tập. Không tự nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống
Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả cán bộ công chức,
viên chức tại đơn vị thực tập.
Giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ
khiêm nhường và cầu thị.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực hiện
Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội an
ninh - quốc phòng của xã Pờ Ly Ngài.
Tìm hiểu bộ máy quản lý, chức năng, vai trò, nhiệm vụ và môi trường
làm việc tại UBND xã.
Tìm hiểu khái quát vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Đoàn xã.
Đánh giá chung về những hoạt động do ĐTN xã phụ trách trong thời
gian qua.



4

Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động do ĐTN
xã đảm nhận.
Ngoài ra, thường xuyên trao đổi công việc với các lãnh đạo UBND xã
để hiểu thêm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của xã và
những kinh nghiệm trong công tác.
Thường xuyên trao đổi thông tin, nộp nhật ký thực tập và báo cáo thực
tập cho giáo viên phụ trách thực tập.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp trực tếp
tác động vào đối tượng có trong thực tễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật
vận động của đối tượng đó, giúp người nguyên cứu thu thập thông tin
hoặc làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu và đề xuất sáng tạo.
Cụ thể: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến quá
trình
công tác của ĐTN xã.
Phương pháp tm hiểu thông tin qua các tài liệu thứ cấp
Thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm
chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình
thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng
nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hây thực nghiệm ban đầu.
Cụ thể: Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu, bài viết và các nguồn thông tin
có chọn lọc trên Internet liên quan tới hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh cũng như tham khảo các số liệu thống kê, chính sách liên quan.
Phương pháp tuyên truyền
Tuyên truyền theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thể
nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tnh thần, tư tưởng đến đối tượng,
biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tn, tình

cảm của đối tưởng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng,
những mục têu do chủ thể tuyên truyền đặt ra.


5

Cụ thể: Trong quá trình thực tập, em đã tham gia vào công tác tuyên
truyền cùng với cán bộ, vận động giúp người dân hiểu rõ về chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi
hoạt động, cổ vũ động viên người dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội địa phương, nâng cao trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, công nghệ và
kiến thức quản lý kinh tế cho người dân...
Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp trị giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện,
hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn
cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể
đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó.
Cụ thể: Quan sát tác phòng làm việc, cách làm việc và xử lí công việc
của các cán bộ công chức viên chức (đặc biệt là cán bộ phụ trách công tác
Đoàn thanh niên tại địa phương), nhằm học hỏi kỹ năng và kiến thức, kinh
nghiệm.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp phân tch và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem
xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra
những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn.
Cụ thể: Từ việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tìm hiểu các nguồn
thông tin, tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tại
cơ sở thực tập để tiến hành thực hiện các hoạt động.
Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
Phần mềm MS Excel đã được sử dụng để tổng hợp các số liệu và viết

báo cáo hoàn chỉnh.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 05 năm 2018.
- Địa điểm: UBND xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.


6

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Lịch sử hình thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ II, Trung ương Đảng đã giành một phần quan
trọng trong chương trình làm việc, để bàn về công tác thanh niên và đi đến
những quyết định có ý nghĩa đặc biệt như: các cấp ủy Đảng từ Trung ương
đến địa phương, phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở
nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên
và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ
sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp
bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan
phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời phản ánh công lao trời biển của
Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn
luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và
Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động
Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ III họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã
quyết định lấy ngày
26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày

vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
[6]
2.1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên Việt Nam


7

Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan
trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và
luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước. Thanh niên


8

Việt Nam trong các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ; trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; trong thời kỳ kiến thiết
đất nước sau chiến tranh; trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn phát huy truyền thống của
dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu
để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững
chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh
tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “trong mọi công
việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh “Đâu cần thanh niên có; Việc gì
khó thanh niên”. Người động viên khích lệ: “Thanh niên phải xung phong đến
những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít hiệu quả, thanh
niên xung phong đều làm cho tốt”.
Đảng xác định thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy
nhân tố và nguồn lực con người: “Đảng đặt niềm tn sâu sắc vào thanh niên,

phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh
niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến
thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn
minh”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung Ương khóa VII
nêu rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế
kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng
Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn
tùy thuộc vào lực lượng thanh niên”. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ương khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối
với công tác thanh niên trong thờ kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân
tương lai của đất


9

nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh
niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố
và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục têu, vừa
là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.
Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng và Nhà nước,
hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để
không ngừng học tập và tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực
lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng
và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.[7]
2.1.1.3. Tính chất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tính chính trị
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ

Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Mục đích lí tưởng của Đoàn là phấn
đấu theo mục đích lý tưởng của Đảng. Đoàn là người kế tục trung thành sự
nghiệp cách mạng của Đảng; là đội dự bị tin cậy của Đảng và là tổ chức chính
trị gần Đảng nhất. Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là tổ
chức cộng sản trẻ tuổi, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tính quần chúng
Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên. Đoàn có nhiệm
vụ đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên để giáo dục rèn luyện
thanh niên tiến bộ trưởng thành và tổ chức các phong trào hành động cách
mạng trong thanh niên.
2.1.1.4. Chức năng của Đoàn thanh niên
Đoàn là đội dự bị tn cậy của Đảng bổ sung đảng viên, cán bộ cho


10

Đảng, Nhà nước và các ngành. Luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích
cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; tạo môi
trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triển
nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của
xã hội hiện nay. Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của
tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là
tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.
2.1.1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn thanh
niên
Theo điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có quy định nhiệm vụ và quyền
hạn của Đoàn như sau:
Nhiệm và quyền hạn của Đoàn viên

Nhiệm vụ của Đoàn viên:
Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập,
lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và
các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh
niên; sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí đúng qui định.
Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
Quyền của Đoàn viên:
Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình,
được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.


11

Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị
và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của Đoàn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn
Nhiệm vụ:
Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đoàn viên,
thanh thiếu nhi. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn
luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn
vị.
Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội

làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tch cực xây dựng cơ sở
Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính
quyền.
Quyền hạn:
Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tếp nhận, chuyển sinh hoạt
Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán
bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà
nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.
Tổ chức các hoạt động, các phong trào, nhằm đoàn kết, tập hợp thanh
niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; liên kết,
phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội tạo sức
mạnh đồng bộ trong công tác thanh niên.
Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ đoàn
viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng
con dấu hợp pháp.
2.1.1.6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên


12

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, được thể hiện như sau:


13

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ
quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên

ở cấp ấy.
Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do đại hội
Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là
Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.
Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của
mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban chấp hành Đoàn
cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban chấp hành Đoàn
cấp dưới.
Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới
phục tùng cấp trên; thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn,
các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý
kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu, báo cáo lên Đoàn cấp trên cho
đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị
quyết hiện hành.
Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi
có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường
hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai
phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ
chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị
khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt.


×