Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Chuyên đề 6 vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài TTTP (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.14 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI..................................................................................................................... 2
1.1.

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN GIẢI QUYẾT CÁC VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC

NGOÀI THEO CÁC QUY ĐỊNH TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP GIỮA

VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC...................................................................................................2
1.2. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH BLTTDS...............................................................4
1.1.1. Thẩm quyền giải quyết chung của Tòa án Việt Nam..........................................4
1.1.2. Thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam.....................................5
1.1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................5
1.1.2.2. Ý nghĩa...............................................................................................................6
1.1.2.3. Những căn cứ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án.....................................6
1.1.3. Thẩm quyền của Tòa án các cấp của Việt Nam trong việc giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài............................................................................................7
CHƯƠNG 2: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI................................................................................................................................ 10
2.1.
2.2.

KHỞI KIỆN, YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.....10
THỦ TỤC NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN KHỞI KIỆN, ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC
DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI......................................................................................10
2.3. YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN KHỞI KIỆN, ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC
DÂN SỰ....................................................................................................................................
11


2.4. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI KIẾN NGHỊ VỀ TRẢ LẠI ĐƠN
KHỞI KIỆN, ĐƠN YÊU CẦU..................................................................................................12
2.5. THÔNG BÁO VỀ VIỆC THỤ LÝ, NGÀY MỞ PHIÊN HỌP, PHIÊN TÒA.........................13
2.6. PHƯƠNG THỨC TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG CỦA TÒA ÁN CHO
ĐƯƠNG SỰ Ở NƯỚC NGOÀI.................................................................................................14
2.7. THU THẬP CHỨNG CỨ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ TỐNG ĐẠT VĂN BẢN
TỐ TỤNG CỦA TÒA ÁN CHO ĐƯƠNG SỰ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ KẾT QUẢ YÊU CẦU CƠ
QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI THU THẬP CHỨNG CỨ..................................14


2.8.

XÁC ĐỊNH VÀ CUNG CẤP PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI ĐỂ TÒA ÁN ÁP DỤNG
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.............................17
2.9. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.......................18
CHƯƠNG 3: TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ..........................19
3.1.

KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ......................................................................................................................19
3.1.1. Khái niệm tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự...........................................19
3.1.2. Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự.........................................19
3.1.3. Ý nghĩa tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự...............................................20
3.2. THỦ TỤC ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ..........................................20
3.2.1. Những quy định chung về thủ tục ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự..........20
3.2.2. Thủ tục Tòa án Việt Nam ủy thác cho Tòa án nước ngoài................................22
3.2.3. Thủ tục Tòa án Việt Nam thực hiện ủy thác của Tòa án nước ngoài................24
3.3. CÔNG NHẬN GIẤY TỜ, TÀI LIỆU CHO CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC
NGOÀI GỬI CHO TÒA ÁN VIỆT NAM.................................................................................26
3.4. PHẠM VI TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ THEO LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

2007 ....................................................................................................................................
27
3.5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA NƯỚC NGOÀI
27
KẾT LUẬN.........................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC HIỆP ĐỊNH VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TƯƠNG TRỢ TƯ
PHÁP VÀ PHÁP LÝ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

LỜI NÓI ĐẦU
Trong chủ trương của Việt Nam hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các cá nhân, tập thể, doanh
nghiệp trong nước cũng như ngoài nước có môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng và
công bằng cho việc đầu tư và phát triển sản xuất tại Việt Nam nhằm giúp nền kinh tế Việt
Nam hội nhập với môi trường năng động trên toàn cầu. Đồng thời, tạo việc làm cho
người lao động nội địa. Trong thập niên gần đây, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có
những chuyển biến sâu sắc trong việc giao lưu kinh tế với thế giới. Tuy vậy, sự phát triển
của nền kinh tế hội nhập cũng đã kéo theo không ít hệ lụy của nó, cụ thể là trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng khiến cho nhiều tranh chấp, yêu cầu pháp lý phát
sinh mang yếu tố nước ngoài mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng như việc
các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tài sản ở
nước ngoài xét trên bình diện pháp lý được gọi là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Vậy vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu như thế nào và việc thụ lý giải quyết
theo thủ tục gì, cũng như vấn đề tương trợ tư pháp được thực hiện như thế nào chúng ta
sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phạm vi bài báo cáo TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

1


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

CHƯƠNG 1
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là xác định Tòa
án của quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết và xác định Tòa án cụ thể nào trong quốc
gia đó có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Để xác định được
điều đó, phải căn cứ vào các điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia hoặc ký kết và
căn cứ vào pháp luật tố tụng dân sự trong nước. Đối với trường hợp giữa các quốc gia có
các điều ước quốc tế về việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài thì về nguyên tắc các quốc gia phải áp dụng quy định trong các điều ước quốc
tế đó để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong trường hợp không có điều ước
quốc tế giữa các quốc gia, thì việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án phụ thuộc
pháp luật tố tụng dân sự của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, việc xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài tuân theo quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã
ký kết đối với các nước có Hiệp định tương trợ tư pháp. Đối với các nước chưa có Hiệp
định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì căn cứ vào pháp luật tố tụng dân sự ở Việt Nam
quy định tại Chương XXXVIII và Chương III Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015
1.1.

Thẩm quyền của Tòa án giải quyết các việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo
các quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các
nước


Ở Việt Nam, thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án
trước hết được xác định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam
đã kí 16 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, cụ thể: Cộng Hòa Dân Chủ Đức,
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết, Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp
Khắc,… và gần đây là với An-giê-ri năm 2010.
Ngoài ra tính đến tháng 7/2017, Việt Nam đã kí hiệp định về tương trợ tư pháp và
pháp lý với các nước, được chia làm 03 danh mục hiệp định như sau:1

1 [Ngày truy cập 1-4-2019]

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

2


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

- Danh mục hiệp định chuyển giao người bị kết án: Anh, Hàn Quốc, Ô-xtơ-rây-li-a,
Thái Lan, Hung-ga-ri;
- Danh mục hiệp định dẫn độ: An-giê-ri, Ấn Độ, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hung-gari;
- Danh mục hiệp định tương trợ tư pháp: Ấn Độ, An-giê-ri, Anh, Ba Lan, Bê-la-rút,
Bun-ga-ri, Ca-dắc-xtan, Campuchia, Cu Ba, Đài Loan Trung Quốc, Hàn Quốc, Hung-gari, In-đô-nê-xi-a, Lào, Liên Xô (Nga kế thừa), Mông Cổ, Nga, Pháp, Tiệp Khắc, Triều
Tiên, Trung Quốc, U-Crai-na, ASEAN, Tây Ban Nha.
Trong các Hiệp định này, nhìn chung việc phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án
trong đại đa số các trường hợp được xác định dựa trên mối liên hệ quốc tịch. Tòa án có
thẩm quyền để giải quyết vụ việc là Tòa án của nước mà một trong các bên đương sự
mang quốc tịch. Ngoài căn cứ quốc tịch của đương sự, một số các căn cứ khác cũng được
sử dụng như căn cứ nơi thường trú của đương sự, nơi có tài sản là đối tượng của tranh
chấp…

Việc xác định thẩm quyền xét xử đối với một số loại vụ việc được quy định trong
các Hiệp định tương trợ tư pháp cụ thể như sau:
Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự căn cứ vào quốc
tịch hoặc nơi cư trú của đương sự.
Ví dụ
1) Đối với các việc dân sự về tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc mất
năng lực hành vi, vụ việc về hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi
hoặc thẩm quyền quyết định mất năng lực hành vi thì thẩm quyền thuộc về Tòa án của
nước kí kết mà đương sự mang quốc tịch. Trong một số trường hợp nhất định, Tòa án
của các nước kí kết mà đương sự cư trú cũng có thể có thẩm quyền giải quyết. (Điều
20 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa
CHXH chủ nghĩa Việt Nam với Liên Bang Nga - Điều 20 Hiệp định với Nga: “Nếu
Hiệp định này không có quy định khác, thì việc tuyên bố một người bị hạn chế năng
lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi thuộc thẩm quyền của Toà án của bên ký kết mà
người đó là công dân. Toà án áp dụng pháp luật của nước mình” )

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

3


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2) Việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
của nước ký kết mà cặp vợ chồng là công dân. Trong trường hợp vợ chồng không cùng
quốc tịch thì Tòa án của nước ký kết nơi họ thường trú cuối cùng. Nếu vợ chồng
không có nơi thường trú chung thì Tòa án của nước ký kết nơi nhận được đơn yêu cầu
đẩu tiên giải quyết (Điều 22 Hiệp định với Triều Tiên).
Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự căn cứ vào nơi có
tài sản.

Ví dụ
3) Đối với các tranh chấp về thừa kế, quy tắc quốc tịch của đương sự được ưu tiên áp
dụng. Nếu di sản là bất động sản thì áp dụng quy tắc nơi có tài sản thừa kế. Ngoài ra,
quy tắc sự lựa chọn của đương sự cũng có thể xem như quy tắc bổ trợ (Điều 42 Hiệp
định với Nga)
4) Tranh chấp thừa kế bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án của nước ký
kết nơi có bất động sản đó (Điều 40 Hiệp định với Lào; Điều 34 Hiệp định với
Mông Cổ).
Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự căn cứ vào sự lựa
chọn của đương sự.
Ví dụ
1) Đối với các tranh chấp về quan hệ hợp đồng, quy tắc tòa án nơi thường trú của bị đơn
được ưu tiên áp dụng nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng (Điều 36 Hiệp
định với Nga “Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước
do các bên lựa chọn, nếu điều đó không trái với pháp luật của các bên ký kết. Nếu các
bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật của bên ký kết nơi bên
phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng thường trú, được thành lập hoặc có trụ
sở…Các bên giao kết hợp đồng có thể thoả thuận với nhau nhằm thay đổi thẩm quyền
giải quyết các vấn đề nêu trên.”
2) Đối với các tranh chấp về quan hệ lao động, nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp
dụng thì Tòa án của bên ký kết nơi công việc đang, đã hoặc cần được thực hiện; Tòa
án của bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

4


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


nếu trên lãnh thổ nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn ( Điều 44
Hiệp định với Nga; Điều 29 Hiệp định với Triều Tiên).

1.2.

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài theo quy định BLTTDS

Đối với trường hợp Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp với các nước thì
việc xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài căn
cứ vào pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Theo quy định tại Chương XXXVIII
BLTTDS 2015 thì có những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải
quyết chung và thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam.

1.1.1. Thẩm quyền giải quyết chung của Tòa án Việt Nam
Một vụ việc dân sự có YTNN được xác định thuộc thẩm quyền chung của Tòa án của
một quốc gia khi vụ việc đó có bất kỳ một “yếu tố liên quan” hay “mối liên hệ mật thiết”
đến quốc gia đó.
Đặc điểm của loại thẩm quyền chung là: một vụ việc dân sự có YTNN thuộc thẩm
quyền chung của Tòa án Việt Nam thì cũng có thể thuộc thẩm quyền của Tòa án nước
ngoài liên quan.
Theo Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:
Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức
có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến
hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt
Nam;
Đối với các vụ việc dân sự mà bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam
hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì Tòa án

Việt Nam có thẩm quyền giải quyết nếu đó là các phát sinh tranh chấp từ các hoạt động
của cơ quan quản lí, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam bởi khi các cơ quan quản
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

5


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

lí, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam tiến hành các hoạt động tại Việt Nam mới
làm phát sinh việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động của các cơ quan quản
lí, chi nhánh, văn phòng này.
Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương
sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thẩm
quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được
thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015. Theo quy định tại Điểm d khoản 1 Điều
469 BLTTDS 2015, các vụ việc dân sự có đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam bao
gồm cả vụ việc về ly hôn.
Tuy nhiên, tại Điểm d Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 sử dụng cụm từ nguyên
đơn và bị đơn là công dân Việt Nam chưa đầy đủ bởi tư cách nguyên đơn và bị đơn chỉ
được xác định trong vụ án ly hôn, còn trong việc thuận tình ly hôn thì hai vợ chồng yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn được xác định là hai người có yêu cầu.
Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công
việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan,

tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú
tại Việt Nam thì không lý do nào mà Tòa án Việt Nam không thụ lý. Đây là một điểm
mới của BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 theo quy định tại Điểm g Điều 410
BLTTDS 2004 quy định là nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam mà không phải
có trụ sở ở Việt Nam nên gây khó khăn cho Tòa án khi viện dẫn cơ sở pháp lý để xác
định thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong trường hợp này.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

6


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.1.2. Thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam
1.1.2.1.

Khái niệm

Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa án
nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Hay nói cách khác
“Là loại thẩm quyền mà trong quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế xác
định chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án quốc gia mình”.2
Nếu Tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền
xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định của Tòa án nước khác sẽ không được
công nhận cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trong trường hợp này kể cả các bên chủ thể
thỏa thuận thành Tòa án nước khác thì về nguyên tắc, Tòa án đó cũng cần phải từ chối

thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa thẩm quyền riêng biệt và thẩm quyền chung thể hiện
qua việc:
- Đối với thẩm quyền chung: Tòa án Việt Nam có thể có thẩm quyền, tòa án quốc
gia nước ngoài cũng thể có thẩm quyền.
- Đối với thẩm quyền riêng biệt: Đây là sự tuyên bố của pháp luật Việt Nam về các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà chỉ có Tòa án Việt nam mới có thẩm quyền giải
quyết.
1.1.2.2.

Ý nghĩa

Xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Theo đó, khi có một vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài xảy ra thì việc xác định thẩm quyền chỉ là việc các bên xem xét
có thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước nào hay không. Nếu không thuộc thẩm
quyền riêng biệt thì các bên có thể nộp đơn đến một trong các Tòa án có thẩm quyền.
Khẳng định thẩm quyền tài phán của Việt Nam.
Xác định giá trị pháp lý của các bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, các thỏa
thuận lựa chọn Tòa án giải quyết.
Tạo cơ sở pháp lý về thẩm quyền để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các
đương sự trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

2 Điều 470 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

7


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


Xác định vấn đề quy định về thẩm quyền của quốc gia mình tạo tiền đề và cơ sở
thúc đẩy sự phát triển về hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới

1.1.2.3.

Những căn cứ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án

Theo quy định tại Điều 470 BLTTDS 2015 thì những vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam bao gồm:
Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh
thổ Việt Nam (điểm a khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015). Như vậy, đương sự là
người nước ngoài, người không có quốc tịch mà có liên quan đến quyền đối với tài
sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ có Tòa án Việt Nam mới có
thẩm quyền giải quyết. Cũng tương tự tại điểm đ khoản 2 Điều 470 BLTTDS
2015 cũng quy định thẩm quyền riêng biệt đối với việc công nhận tài sản có trên
lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối
với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc không có
quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam (điểm
b khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015). Như vậy, trong vụ án ly hôn phải có một
bên là công dân Việt Nam, một bên là nước ngoài hoặc không quốc tịch kèm điều
kiện là phải cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam khi đủ cả hai điều kiện thì
thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam và ngược lại.
Ví dụ: A công dân Việt Nam muốn ly hôn với B công dân Anh và cả hai đều cư trú,
làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam thì Tòa án Việt Nam giải quyết.
Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo
pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam. Đây là trường
hợp mới được quy định tại BLTTDS 2015 nó bao hàm cả trường hợp quy định mà

BLTTDS 2004 quy định “ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người
vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam”
Ngoài ra ở khoản 2 điều 470 BLTTDS 2015 còn quy định một số trường hợp
thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

8


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất
tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ
của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

-

Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập
quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu
của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

1.1.3. Thẩm quyền của Tòa án các cấp của Việt Nam trong việc giải quyết vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài
Căn cứ khoản 2 Điều 469 BLTTDS 2015, trong trường hợp khi đã xác định được
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì căn

cứ vào Chương III của BLTTDS 2015 để xác định Tòa án cụ thể nào của Việt Nam có
thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015 Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:
Đương sự là cá nhân là người nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa
án thụ lý vụ việc dân sự hoặc đương sự là công dân nước ngoài và người không có
quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam;
Cơ quan, tổ chức là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở, chi nhánh, văn phòng
đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng Tòa án Việt Nam không cần phải ủy
thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ
quan có thẩm quyền ở nước ngoài;
Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

9


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân
của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định
của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam3;
Theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015 Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:
Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài trừ trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 35 BLTTDS 2015. Căn cứ Mục I.4 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP,
đương sự nước ngoài bao gồm:



Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt
Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân
sự;



Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài
hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn
khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án;



Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ
quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện
tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Vụ việc dân sự có tài sản ở nước ngoài. “Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác
định theo quy định của Bộ luật Dân sự ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.” - Mục I.4 Nghị quyết
số 01/2005/NQ-HĐTP.
Vụ việc dân sự cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài,
cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài. Đó là quá trình giải quyết vụ việc dân
sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án
Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện của Việt Nam ở
nước ngoài thực hiện hoặc đề nghi Tòa án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo nguyên tắc có đi có lại4.
3 Khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014
4 Xem: Nguyễn Công Bình, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 307.


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

10


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án
Việt Nam theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy
định tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS 2015.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 471 BLTTDS 2015, khi vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền
của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải
quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới
làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa
án nước ngoài. Đây là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự quốc tế được nhiều
nước áp dụng để tránh tình trạng đương sự cố tình thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú
hoặc tạo ra những tình tiết mới để lẩn tránh việc xét xử của Tòa án.
Như vậy, việc xác định Tòa án của quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc
dân sự trước tiên phải căn cứ vào các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham
gia và căn cứ vào pháp luật dân sự trong nước. Tuy nhiên, xu thế phổ biến hiện nay là các
nước cho phép chủ thể hợp đồng lựa chọn Tòa án của một nước nào đó để giải quyết
tranh chấp5. Ở Việt Nam cũng quy định một số trường hợp các đương sự được quyền
chọn Tòa án của một quốc gia để giải quyết tranh chấp. Ví dụ, các bên tham gia trong
hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức
hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán
hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước
hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp6.
Bình luận thực tiễn áp dụng:7

Theo cách tiếp cận của BLTTDS 2015 thì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được
xác định dựa theo tiêu chí quốc tịch đương sự, nơi xảy ra sự kiện pháp lý và nơi có đối
tượng tranh chấp. Về nguyên tắc khi vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp trên
thì được xác định là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và Tòa án phải áp dụng các quy
định tại Phần thứ tám – Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài để
giải quyết.

5 Xem: TS. Đỗ Văn Đại – PGS,TS. Mai Hồng Quỳ (2006), Giáo trình Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, tr. 58
6 Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hàng hải năm 2015
7 [Ngày truy cập 1-4-2019]

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

11


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Một điểm mới tiến bộ của BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (sửa đổi bổ sung
2011) khi loại bỏ tiêu chí tình trạng cư trú “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” bởi
thời điểm đó hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam được giải thích tại Điều 3 khoản 3
Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là
người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài ở nước ngoài“. Khái niệm này được khẳng định lại tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài“. Tuy nhiên, lại không có văn bản pháp luật
hay hướng dẫn xác định thế nào là “cư trú, sinh sống lâu dài”, cụm từ mang tính định tính
“lâu dài” lại bị bỏ ngỏ không giải thích dẫn đến việc khó khăn trong công tác áp dụng
pháp luật. Để tháo gỡ vướng mắc này BLTTDS 2015 đã loại bỏ tiêu chí tình trạng cư trú

ra ngoài các tiêu trí xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thực tiễn áp dụng, kể từ ngày 01/7/2016 khi gặp vụ việc đương sự là người Việt
Nam ở nước ngoài (nếu không thuộc các tiêu chí tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015) thì
Tòa án nhân dân cấp tỉnh[2] giải quyết sẽ áp dụng pháp luật giải quyết theo thủ tục thông
thường. Theo chúng tôi, việc sửa đổi nêu trên mặc dù tháo gỡ được khó khăn trong công
tác giải thích và thống nhất áp dụng pháp luật nhưng việc xây dựng nội dung điều luật
như trên không đáp ứng được yêu cầu và mục đích của chế định thủ tục giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài, bởi các quy định tại Phần thứ tám được xây dựng là
những quy định đặc thù, có nội dung phản ánh một số hoạt động tố tụng của cơ quan tiến
hành tố tụng liên quan trực tiếp đến đương sự ở nước ngoài. Trong vụ việc đương sự ở
nước ngoài nhưng tiến hành thủ tục tố tụng như vụ việc dân sự thông thường sẽ không
bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ở nước ngoài, gây khó khăn cho
Tòa án trong công tác áp dụng pháp luật.
Điển hình như vụ án: Chị Lưu Thị Tuyết N (quốc tịch Việt Nam) có đăng ký kết hôn
với anh Chu Quang D (quốc tịch Việt Nam) tại UBND phường A, thành phố B, tỉnh C.
Sau một thời gian chung sống, anh D đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Thời gian lao
động nước ngoài, chị N nhận thấy vợ chồng không còn tình cảm và anh D đã có người
phụ nữ khác ở nước ngoài nên chị N làm đơn xin ly hôn. Đối chiếu theo Điều 464
BLTTDS 2015 thì đây không thuộc trường hợp vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, nên
trình tự thủ tục giải quyết theo thủ tục thông thường, khi đó thời hạn giải quyết vụ án
được xác định: Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án vụ án tranh chấp về dân sự
(Điều 26 BLTTDS) và những tranh chấp về hôn nhân gia đình (Điều 28 BLTTDS) thì
thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với các vụ án Tranh chấp về kinh

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

12


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


doanh, thương mại (Điều 30 BLTTDS) và tranh chấp về lao động (Điều 32 BLTTDS) thì
thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Và Tòa án phải thực hiện nhiều lần việc cấp
tống đạt các văn bản như: Thông báo thụ lý, Thông báo mở phiên họp kiểm tra việc tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Giấy triệu tập lần 1;
Giấy triệu tập lần 2; Bản án sơ thẩm… Với thời hạn nêu trên và thủ tục thông thường thì
Tòa án không thể giải quyết được đúng thời hạn trong vụ án trên. Thiết nghĩ cần có
hướng dẫn hợp lý, linh hoạt hơn trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc trên.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

13


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

CHƯƠNG 2
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
2.1.

Khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Người yêu cầu làm đơn yêu cầu với các nội dung chính được quy định tại khoản 2
Điều 362 BLTTDS 2015
Người khởi kiện làm đơn khởi kiện với các nội dung chính và hình thức được quy
định tại Điều 189 BLTTDS 2015
Đồng thời người khởi kiện, người yêu cầu phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch
của đương sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo giấy tờ, tài liệu
xác thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.
Người khởi kiện, người yêu cầu gửi đơn yêu cầu, đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm

quyền quy định tại Mục 2 chương III BLTTDS 2015 theo các phương thức sau:




Nộp trực tiếp tại Tòa án;
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
Gửi trực tiếp bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, A (hiện đang ở Việt Nam) làm đơn xin ly hôn với B (hiện

đang ở Nhật Bản). Vụ án được thụ lý ngày 11/7/2017. Tòa án gửi các văn bản và thông
báo ấn định ngày mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải vào ngày 11/01/2018 và thời gian mở phiên tòa là 11/7/2018. Tòa án gửi các văn
bản trên bằng phương thức theo đường bưu chính đến địa chỉ cư trú của anh B tại Nhật
Bản (Nhật Bản là nước không phản đối việc tống đạt theo đường bưu chính cho đương sự
cư trú). Thông qua đường bưu chính, Tòa án nhận được văn bản ý kiến trả lời của anh B
về việc nhất trí xin ly hôn theo yêu cầu của chị A và sẽ có mặt ở phiên tòa vào ngày
11/7/2018.
Bình luận thực tiễn áp dụng:8

8 [Ngày truy cập 1-4-2019]

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

14


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì về nguyên tắc phải áp dụng các quy

định tại Phần thứ tám BLTTDS 2015, trong trường hợp phần này không có quy định thì
áp dụng các quy định khác có liên quan của BLTTDS 2015 để giải quyết. Do quy định về
gửi đơn khởi kiện và thụ lý vụ án không có quy định trong Phần thứ tám nên sẽ áp dụng
quy định tại Điều 190, 195. Theo đó, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu,
chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương
thức: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; gửi trực tiếp
bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin của Tòa án. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài
liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì
thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án.
Thực tiễn giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, trong rất nhiều vụ án đương
sự ở nước ngoài gửi theo đường bưu điện đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo về
nhưng không có địa chỉ hay thông tin liên lạc của người thân ở trong nước để Tòa án yêu
cầu nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp trên, rất nhiều Tòa án lúng túng khi không biết
vận dụng quy định pháp luật nào để giải quyết việc yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí? Bởi
nếu áp dụng theo thủ tục chung là thông báo cho người khởi kiện biết để nộp tạm ứng án
phí thì Tòa án thông báo dưới hình thức nào, khi người khởi kiện đang ở nước ngoài?
Đây là vấn đề khó khăn trong thực tiễn rất cần sự hướng dẫn của TAND tối cao trong thời
gian tới.
2.2.

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 191
BLTTDS 2015
“1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện
nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn;
trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa
án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác

nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu
chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

15


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức
gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua
Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án
Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải
xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút
gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1
Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi
kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi
chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của
Tòa án (nếu có).”
Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 363
BLTTDS 2015
“1. Thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 191

của Bộ luật này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ
kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
2. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2
Điều 362 của Bộ luật này thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu
được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 của Bộ luật này.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

16


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

3. Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm
phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự.
Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ
sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho
họ.
4. Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện
thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
a) Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường
hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí,
lệ phí;
b) Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ
phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;
c) Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán
thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.”

Trả lại đơn khởi kiện và đơn yêu cầu được thực hiện theo Điều 192, Điều 364
BLTTHS 2015, và trong các trường hợp được quy định tại Điều 472 BLTTDS 2015, cụ
thể như sau:
Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án
Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-

Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo
quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã
lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó.

Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bằng
thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án
nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước
ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

17


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại
Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài
có liên quan;
Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại
Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết;
Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc

phán quyết của Trọng tài.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài
nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm
quyền giải quyết vụ việc đó;
-

Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

Trường hợp trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy
định tại khoản 1 Điều này thì tiền tạm ứng án phí, lệ phí được xử lý theo quy định của Bộ
luật này.

Trường hợp không ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài hoặc
thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định, hết thời hạn
đó mà không cung cấp được thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam không
xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có trả lời
thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
2.3.

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
Trường hợp không ghi đầy đủ họ tên địa chỉ quốc tịch của đương sự ở nước ngoài
hoặc thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định (Đ473
BLTTDS 2015).
"1. Người khởi kiện, người yêu cầu phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của
đương sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo giấy tờ, tài liệu xác
thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê


18


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Trường hợp không ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài
hoặc thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định, hết
thời hạn đó mà không cung cấp được thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
2. Trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người
khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam
không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có
trả lời thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.”
2.4.

Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại kiến nghị về trả lại đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu
Được quy định tại Điều 194 BLTTDS 2015

“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện,
người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả
lại đơn khởi kiện.
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh
án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải
mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết
khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có
khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến
của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra
một trong các quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát
cùng cấp;

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

19


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

+ Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ
án.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến
nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại,
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét,
giải quyết.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại
đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định
sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm
theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực

tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp,
Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
7. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên
một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát
có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại,
kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị
của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định
cuối cùng.”
2.5.

Thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa
Việc thông báo thụ lý vụ án, thụ lý đơn yêu cầu được quy định cụ thể tại Điều 476
BLTTDS 2015 như sau:
“1. Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi
chung là phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tòa
trong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

20


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2. Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:
-


Đối với việc dân sự có yếu tố nước ngoài:

Phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày
ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự
(nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.
-

Đối với vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài:

Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể
từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được
ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;
Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày
ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách
ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 477
của Bộ luật này.”
Bình luận thực tiễn áp dụng:9 Về thông báo thụ lý vụ án
Thụ lý vụ án là một trong những sự kiện pháp lý quan trọng, là cơ sở khẳng định
yêu cầu của người khởi kiện đã được Tòa án tiến hành xem xét, giải quyết thông qua các
giai đoạn tố tụng theo luật định. Văn bản thông báo thụ lý với mục đích truyền tải nội
dung thông báo tới những người có liên quan biết rằng kể từ thời điểm này, Tòa án đã thụ
lý giải quyết yêu cầu khởi kiện có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của họ. Như vậy nội
dung chính, then chốt mà Tòa án ban hành Thông báo thụ lý vụ án chính là thông báo
thời gian thụ lý (thời gian bắt đầu quá trình tố tụng). Tòa án có trách nhiệm gửi Thông
báo thụ lý vụ án này tới Viện Kiểm sát cùng cấp, nguyên đơn, bị đơn và người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của vụ án dân sự có
yếu tố nước ngoài khi có đương sự ở nước ngoài nên nhằm giảm thiểu thời gian cũng như
chi phí tố tụng mà bên cạnh việc truyền đạt nội dung thụ lý vụ án, trong thông báo này
còn nêu rõ về thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải), thời gian mở lại phiên họp; thời gian mở phiên tòa và thời

gian mở lại phiên tòa cho đương sự ở nước ngoài. Như vậy, dưới hình thức là văn bản
thông báo thụ lý vụ án nhưng nội dung văn bản pháp lý này về bản chất chứa đựng rất
nhiều văn bản tố tụng khác bao gồm: Thông báo thụ lý vụ án; Thông báo về phiên họp

9 [Ngày truy cập 1-4-2019]

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

21


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; Quyết định đưa vụ án ra
xét xử; Giấy triệu tập đương sự.
Một điểm cần lưu ý là theo quy định của khỏan 1 Điều 476 BLTTDS 2015 thì Tòa
án phải gửi thông báo này cho đương sự ở nước ngoài, vậy vấn đề đặt ra là đương sự ở
trong nước thì gửi thông báo này hay là làm riêng thông báo thụ lý vụ án theo Mẫu số 30DS Thông báo về việc thụ lý vụ án danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự (ban hành
kèm theo nghị quyết số 01/ 2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC) để gửi cho đương sự ở trong nước. Hiện nay có 02 cách áp dụng
như sau:
Quan điểm thứ nhất: Áp dụng đúng tinh thần nội dung của khoản 1 Điều 476
BLTTDS 2015 là thông báo thụ lý này chỉ gửi cho đương sự ở nước ngoài, còn đương sự
ở Việt Nam sẽ ban hành thông báo thụ lý vụ án riêng theo mẫu số 30 nêu trên. Lập luận
cho quan điểm này cho rằng, việc ban hành văn bản thông báo thụ lý vụ án trong đó bao
gồm ấn định trước cả thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải), thời gian mở lại phiên họp; thời gian mở phiên tòa và
thời gian mở lại phiên tòa là đặc biệt chỉ được sử dụng cho đương sự ở nước ngoài vì luật
quy định rất rõ ràng là thông báo này gửi cho đương sự ở nước ngoài, còn các đương sự ở
trong nước vẫn sử dụng theo mẫu văn bản chung. Theo cách hiểu này, vụ án dân sự có

yếu tố nước ngoài thì Tòa án vẫn sẽ ban hành đầy đủ các giấy tờ tố tụng liên quan trong
từng giai đoạn theo thủ tục chung như các thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, quyết định đưa vụ án ra xét xử… để tiến
hành giao cho các đương sự ở trong nước theo thủ tục chung.
Quan điểm thứ hai không đồng tình với quan điểm thứ nhất và cho rằng cách hiểu
nêu trên là phiến diện không chính xác. Khoản 1 Điều 476 cần được hiểu là thông báo
thụ lý này không chỉ được gửi cho đương sự ở nước ngoài còn được gửi cho cả đương sự
ở Việt Nam. Bởi trong cùng một vụ án không thể ban hành các loại văn bản pháp lý cho
từng đương sự khác nhau, không đảm bảo tính thống nhất trong quá trình áp dụng pháp
luật và không đảm bảo quyền bình đẳng giữa các đương sự khi đương sự ở nước ngoài thì
nắm bắt được toàn bộ thời gian, địa điểm, quá trình tố tụng trong khi đương sự ở trong
nước thì không. Do vậy, Thông báo thụ lý vụ án trong đó nêu rõ cả thời gian, địa điểm
mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải), thời gian
mở lại phiên họp; thời gian mở phiên tòa và thời gian mở lại phiên tòa cần được gửi cho
các đương sự mà không phân biệt là đương sự trong nước hay đương sự nước ngoài.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm này, như vậy nét đặc thù trong quá trình giải quyết vụ

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

22


CHUYÊN ĐỀ: TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

án dân sự có yếu tố nước ngoài là Tòa án sẽ không cần thiết ban hành các văn bản tố tụng
như thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải, quyết định đưa vụ án ra xét xử… mà các nội dung này đã được thể hiện trong thông
báo thụ lý vụ án.
Bình luận thực tiễn áp dụng:10 Về thời hạn mở phiên họp, phiên tòa
Khoản 2 Điều 476 BLTTDS 2015 quy định:

“a) Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08
tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu
có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;
b) Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ
ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định
cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều
477 của Bộ luật này”
Liên hệ các quy định về thời hạn giải quyết vụ án trong luật tố tụng hành chính,
thời hạn giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung thì đây là một điểm nhấn mới, tiến bộ
trong tư duy lập pháp, bởi thông thường để tránh tình trạng thiếu trách nhiệm, kéo dài
thời gian giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng, các nhà làm luật phải quy định
thời hạn tối đa của mỗi một quá trình tố tụng, quá thời hạn trên được coi là vi phạm tố
tụng. Các nhà làm luật chỉ quy định thời hạn tối đa của mỗi quá trình tố tụng chứ không
quy định thời hạn tối thiểu, tùy theo tính chất và quá trình thu thập chứng cứ của mỗi vụ
việc dân sự mà các Thẩm phán giải quyết trong thời hạn sớm nhất có thể. Đối với vụ án
có yếu tố nước ngoài, do đặc thù của các vụ việc dân sự này liên quan đến pháp luật của
02 quốc gia và quan hệ ngoại giao giữa hai nước nên phải thực hiện ủy thác tư pháp tống
đạt các giấy tờ, tài liệu, quyết định của Tòa án ra nước ngoài nên BLTTDS 2015 đã quy
định thời hạn mở phiên họp hòa giải trong khoảng sớm nhất là 06 tháng, chậm nhất là 08
tháng; thời hạn mở phiên tòa sớm nhất là 09 tháng, chậm nhất là 12 tháng.
Lý luận cho thấy quy định thời hạn tối thiểu và kéo dài thời hạn mở phiên họp và
mở phiên tòa các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài so với thời hạn giải quyết các vụ
việc dân sự thông thường là tiến bộ sẽ tạo điều kiện cho tòa án có thể thu thập đầy đủ tài
liệu, chứng cứ, cấp tống đạt đầy đủ đúng thời hạn, góp phần giải quyết vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài được chính xác, đảm bảo thời hạn theo luật định. Bên cạnh đó, thời
10 [Ngày truy cập 1-4-2019]

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Khuê

23



×