Tải bản đầy đủ (.doc) (302 trang)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH NẰM VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 302 trang )

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ
CHO NGƯỜI BỆNH NẰM VIỆN

1. KINH NGHIỆM ĂN ĐIỀU TRỊ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Nhân dân ta từ lâu do kinh nghiệm thực tế của mình đã thấy vấn đề ăn
điều trị rất quan trọng đối với người ốm. Bát cháo cảm gồm thịt, trứng, hành
tỏi, tía tô và các loaị rau gia vị khác thực chất là nhằm cung cấp cho người ốm
những chất đạm, vitamin, muối khoáng và kháng sinh cần thiết.
Các kinh nghiệm về ăn uống của nhân dân còn được ghi lại trong các
sách. Thật là một sự trùng lặp kỳ lạ và thú vị. Nói đến y học cổ truyền Việt
Nam, tất cả mọi người đều nhắc đến Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng
Lãn Ông (thế kỷ thứ XVIII). Cả hai vị đại danh y này có thể đều được coi là
những nhà dinh dưỡng học đầu tiên ở nước ta.
Tuệ Tĩnh, trong tác phẩm nổi tiếng của mình "Nam dược thần hiệu", đã
nghiên cứu 586 vị thuốc nam, 3873 phương thuốc uống trị 184 loại chứng
bệnh. Tuệ Tĩnh đã làm một công tác tổng kết đồ sộ những kinh nghiệm cổ
truyền, dân gian, những giao lưu với y học Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ
2 sau công nguyên, những quyết định lớn của các Thái y đời Lý và nhất là của
các Viện Thái y đời Trần đã khuyến khích trồng cây thuốc nam ở các địa
phương để không bị lệ thuộc vào thuốc bắc. Chính nhà Trần (1362) cũng đã
phát động truyền thống trồng những cây kết hợp ăn với thuốc ở các gia đình
như hành, hẹ, tỏi, tía tô, kinh giới, xương sông, rau mùi, nghệ, gừng, riềng,
sả... đến nay vẫn còn được áp dụng.
Trong số 586 vị thuốc nam do Tuệ Tĩnh sưu tầm, tổng kết, có gần một
nửa gồm 246 loại là thức ăn và gần 50 loại có thể dùng làm đồ uống.
Đối với từng loại thức ăn làm thuốc, Tuệ Tĩnh đều xác định tinh vị và
công dụng. Ví dụ gan gà vị ngọt đắng, hơi ấm, bổ gan thận, mạnh dương, bớt
mờ mắt. Rau muống vị ngọt, tính hàn, sinh da thịt, giải độc, tiêu thuỷ thũng.
1



Cám hạ khí thông ruột, chống táo bón, phá tan hòn cục. Vừng vị ngọt, nhuận
tràng, ích khí, bổ trung, hoà 5 tạng. Hạt sen ngọt bình, bổ trung, ích khí, an
thần, giải nhiệt. Tỏi tinh vị cay, nóng, công dụng giải độc, thông quan khỏi bí
tắc, phá hòn cục tiêu thức ăn...
Tuệ Tĩnh còn đặt nền móng có thể coi là rất sớm cho việc trị bệnh bằng
ăn uống. Ngoài những vấn đề bổ dưỡng chung trong các đơn thuốc, Tuệ Tĩnh
còn liệt kê các món ăn để chữa cụ thể chứng bệnh như cảm, ho, lao, ỉa chảy,
lỵ, phù, đau lưng, trĩ, mờ mắt, mộng tinh, liệt dương...
Thời đó, Tuệ Tĩnh chưa có khái niệm về vai trò các chất dinh dưỡng,
chất đạm, vitamin, vi chất, nhưng dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình, Tuệ
Tĩnh đã kê những đơn thuốc ăn điều trị như một nhà dinh dưỡng học hiện đại.
Khi bị cảm sốt, Tuệ Tĩnh khuyên ăn cháo nóng có hành, tía tô, cho uống
nước mía, nghĩa là đúng như quan niệm hiện đại là phải bổ sung nước vào cơ
thể khi sốt. Cung cấp cho cơ thể các chất vitamin và kháng sinh thực vật, các
thức ăn dễ hấp thu, dễ tiêu, đối với bệnh tiêu chảy. Tuệ Tĩnh đã chỉ định dùng
gan gà, gan lợn, cá, đậu xị, hành để điều trị các chứng bệnh mờ mắt. Hiện nay
chúng ta biết đó là bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, cho nên phải cung cấp
nhiều vitamin A có nhiều trong gan, cung cấp chất đạm, chất béo (ở gan, cá,
đậu xị) để hấp thu và sử dụng tốt vitamin A. Đối với bệnh lao, Tuệ Tĩnh
khuyên phải ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, nhất là các loại thức ăn mà ngày nay
chúng ta hiểu là giàu chất đạm như thịt, cá, trứng; các món ăn cần thay đổi và
sử dụng nhiều loại thịt để được ăn ngon miệng (thịt lợn, thịt vịt, thịt ếch, chim
sẻ, cá diếc...). Đối với người già, Tuệ Tĩnh khuyên phải đề phòng chứng bệnh
táo bón và khuyên nên dùng sữa bò. Ngày nay chúng ta hiểu là dùng sữa bò là
để bổ sung chất đạm cho người có tuổi thường thiếu đạm do hấp thu kém và
đặc biệt là uống sữa giúp đề phòng thiếu calci, dẫn đến xương người có tuổi
bị xốp, bị loãng, dễ bị gãy xương.
Lê Hữu Trác (1720 - 1790), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, được coi là
một trong những nhà bác học uyên thâm với những hiểu biết có tính chất bách
2



khoa và những công trình nghiên cứu về nhiều lĩnh vực ở thế kỷ thứ XVIII.
Là nhà y học có học vấn sâu rộng, ông đã vận dụng quan niệm về sự nhất trí
giữa con người và môi trường, ông chủ trương phải nghiên cứu đặc điểm thời
tiết khí hậu nước ta với đặc điểm cơ thể con người Việt Nam để tìm ra những
phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thích hợp.
Hải Thượng Lãn Ông đã dùng tài học uyên thâm kết hợp với những kinh
nghiệm chữa trị phong phú của mình, đã dồn hết tâm sức để biên soạn bộ y
học toàn thư "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển viết về vấn
đề vệ sinh, dinh dưỡng, y đức, y thuật, dược khoa, chẩn trị các bệnh nội khoa,
ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, nhãn khoa, cấp cứu...
Về mặt dinh dưỡng, Hải Thượng Lãn Ông đã xác định được rõ tầm quan
trọng của vấn đề ăn so với thuốc. Theo ông "có thuốc mà không có ăn uống
thì cũng đi đến chỗ chết". Chữa bệnh cho người nghèo, ngoài việc cho thuốc
không lấy tiền, ông còn chu cấp cho cả gạo cơm để bồi dưỡng.
Do thấy rõ được vai trò của ăn uống nên ông rất chú ý tới việc chế biến
các món ăn. Trong "Nữ công thắng lãm", Hải Thượng Lãn Ông đã sưu tầm
cách chế biến 28 loại mứt, 16 loại xôi, 61 loại bánh, 21 loại cơm, cháo, bún,
cốm, 9 món ăn chay từ đậu phụ, 9 loại tương ngon từ tương Nhật Bản tới
tương làm theo kiểu dân tộc của nhiều địa phương khác nhau trong nước.
Trong chế biến thực phẩm, ông chú ý hướng dẫn cách sử dụng thức ăn thông
thường, không cầu kỳ đắt tiền như qủa khế, quả sấu, quả trám, quả nhót, các
loại đậu thường gặp như đậu xanh, đậu đen, đậu tương, củ từ, củ khoai, lạc,
vừng, gạo tẻ, gạo nếp và rất quan tâm tới việc đảm bảo vệ sinh tinh khiết và
hương vị màu sắc. Ông còn khéo léo kết hợp một số vị thuốc vào để nâng cao
giá trị bổ dưỡng của thức ăn và trị bệnh như tô mộc, chua me, củ tóc tiên, hoa
hiên, lá cẩm, men rượu...
Hải Thượng Lãn Ông đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh thực phẩm. Theo
ông, thức ăn phải là chất bổ dưỡng cho cơ thể chứ không được là nguồn gây

bệnh. Muốn vậy, phải chú ý đậy thức ăn, phòng chống ruồi nhặng, tránh các
3


thực phẩm bị mốc, bị ôi, thiu, thịt súc vật toi, quả xanh, rau sống, nước lã, chú
ý các chất độc có sẵn trong thực phẩm như ở củ sắn. Dựa vào kinh nghiệm
thực tế, ông đã hướng dẫn ăn sắn đúng như những lời khuyên hiện đại để loại
trừ độc tố Hydrocyanic có trong sắn, nghĩa là sắn đã bóc vỏ ngâm một đêm
trong nước rồi hôm sau mới vớt ra luộc. Ngoài thực phẩm, ông còn chú ý tới
vệ sinh nguồn nước, khuyên không được phóng uế bậy, không được dùng các
nước bề mặt, nước ao, nước sông mà phải dùng nước giếng, nước mưa trong
ăn uống.
Đọc những lời khuyên của ông về cách sử dụng các thực phẩm, chúng ta
có cảm tưởng như đang nghe những lời khuyên về ăn uống hiện đại.
"Rau, tương thanh đạm đói lòng cũng ngon.
Ăn nhiều ngũ cốc tốt hơn" và "Chớ ham ăn thịt các loài cầm thú"
Ông còn khuyên không nên ăn mặn vì ảnh hưởng đến hoạt động của tim,
làm cho "tim lạnh". Ăn "ngọt nhiều cũng chẳng ích gì", còn làm cho"thận
yếu".
Những lời khuyên sau đây cũng có thể được dùng trong tuyên truyền nếp
sống lành mạnh hiện đại: Không nên hút thuốc; Không nên uống rượu. Nếu
uống thường xuyên thành nghiện rượu thì sẽ ảnh hưởng đến tim, phổi, "phế
suy, tâm hoãn và gan khô da vàng".
Một sự trùng hợp nữa là cả hai nền y học cổ truyền Đông, Tây đều đi tìm
kiếm sự cân bằng. Nếu nền y học cổ tryền phương Tây với Hypocrat đã khẳng
định tình trạng sức khỏe là sự cần bằng thể dịch, thì y học cổ truyền phương
Đông cũng nói tới sự cân bằng âm dương là điều kiện để con người khỏe
mạnh. Và để tìm sự cân bằng đó, thì y học cổ truyền Đông Tây đều dựa vào
bữa ăn. Theo Hypocrat, trong điều trị, chủ yếu phải chú ý điều hòa các dịch và
phải dựa vào bữa ăn để lấy lại sự cân bằng đã mất do ốm đau. Ông viết:

"Thức ăn cho người bệnh phải là phương tiện điều trị và các phương tiện điều
trị của chúng ta phải là các chất dinh dưỡng". Ông còn khuyên "Phải chú ý
xem nên cho người bệnh ăn nhiều hay ăn ít, ăn một lúc hay ăn rải ra làm
4


nhiều lần. Lại phải chú ý tới thời tiết, địa phương, thói quen, tuổi tác của
người bệnh. Cần biết chọn thức ăn về chất lượng cũng như về số lượng phù
hợp với từng giai đoạn của bệnh". Theo y học cổ truyền phương Đông, sức
khỏe là sự cân bằng âm dương. Căn cứ vào thực phẩm có chứa nhiều lượng
nước hay ít, màu sắc lạnh (tím, xanh) hay nóng (đỏ, hồng), về trọng lượng nhẹ
hay nặng, về hình thể tròn hay dẹt mà chia ra thực phẩm thuộc loại âm hay
dương. Thực phẩm,với tính chất âm dương của nó, sẽ góp phần tạo lại thế cân
bằng khi cơ thể bị bệnh. Nếu dương quá thịnh mà sinh bệnh thì bổ âm và
ngược lại.
Ăn điều trị ở nước ta được chú ý một thời. Chúng ta đã tổ chức đào tạo
các bác sĩ ăn điều trị, đã xây dựng khoa ăn điều trị ở các bệnh viện, đã có chế
độ ăn điều trị cho từng loại bệnh, các bệnh viện đều có bếp ăn điều trị; nhưng
do ăn điều trị chưa có cơ sở vững chắc, chưa gây được tin tưởng cho người
bệnh và thầy thuốc, vai trò ăn điều trị chưa được quán triệt sâu sắc trong
ngành y, nên làn sóng cơ chế thị trường đã nhanh chóng xóa đi tất cả.
Gần đây Bộ Y tế đã quan tâm đẩy mạnh công tác dinh dưỡng trong bệnh
viện qua các thông tư, hưỡng dẫn về chuyên môn và tổ chức khoa dinh dưỡng
bệnh viện như:
- Ngày 11/12/1995: Bộ Y tế đã có chỉ thị 11/1995-BYT về củng cố công tác
phục vụ ăn uống cho người bệnh,
- Ngày 05/7/2001: Bộ Y tế đã có chỉ thị 7/2001/CT-BYT về phục hồi và xây
dựng khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện.
- Hưíng dÉn chÕ ®é ¨n bÖnh viÖn: §· ®ưîc BYT ban hµnh,
Q§ sè 2879/QĐ-BYT-10/2006

- Thông tư 08/BYT (năm 2011): Hướng dẫn về cấu trúc và nội dung hoạt
động của khoa Dinh dưỡng bệnh viện.
Nhờ vậy nhiều khoa dinh dưỡng bệnh viện tuyến tỉnh /thành đã được ra
đời và đẩy mạnh hoạt động.

5


2. VAI TRÒ CỦA ĂN ĐIỀU TRỊ
Người bác sỹ điều trị có ít nhiều kinh nghiệm đều thấy cần phải tổ chức
ăn điều trị bởi những lý do sau:
- Dinh dưỡng sớm giúp ngăn ngừa và phục hồi suy dinh dưỡng: SDD
bệnh viện hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao (30-50%). Dinh dưỡng sớm hỗ trợ
giúp ngăn ngừa và giảm SDD bệnh viện. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và
Việt Nam đã khẳng định Dinh dưỡng sơm có hiệu quả: Cải thiện nồng độ Prealbumin; Nâng cao miễn dịch; Giảm tỷ lệ mắc bệnh & tử vong; giảm thời gian
dùng kháng sinh và ngày điều trị...
- Ăn điều trị có tác dụng trực tiếp tới căn nguyên bệnh và căn nguyên
sinh bệnh như đối với các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, hôn mê do
đạm huyết cao, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, viêm loét dạ dày, hành tá
tràng, viêm gan, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, …
- Ăn điều trị còn nhằm nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể chống
lại bệnh tật. Y học hiện đại đánh giá rất cao vai trò phản ứng của cơ thể trước
các bệnh tật. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh là sự phát triển của
các quá trình sinh bệnh trong tất cả các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc phụ
thuộc một phần lớn vào phản ứng của cơ thể. Ai cũng biết là cơ thể suy nhược
ăn, uống kém, dễ bị lao. Sự phát triển của bệnh lao phụ thuộc phần lớn vào
phản ứng của cơ thể hơn là sự thâm nhập ào ạt của trực khuẩn lao.
- Ăn điều trị cũng rất ảnh hưởng đến các cơ chế điều hoà thần kinh thể
dịch. Sự rối loạn của cơ chế điều hòa này ảnh hưởng đến quá trình diễn biến
của bệnh và thường gây ra các rối loạn chức năng ở một số cơ quan và hệ cơ

quan. Sự rối loạn chức năng này thường kèm theo các thay đổi cơ thể học. Từ
lâu, các bác sĩ lâm sàng đã thấy là những rối loạn chức năng dạ dày và ruột
kéo dài thường dẫn đến những thay đổi thực thể của cơ quan đó. Trong số các
cơ chế điều hòa, đặc biệt phải kể đến sự điều hòa nội tiết và hệ thần kinh.
- Ăn còn nhằm mục đích phòng bệnh. Khi bệnh còn ở giai đoạn phát
triển kín đáo, chế độ ăn hợp lý, khoa học có thể ngăn chặn sự phát triển của
6


bệnh. Ăn còn là biện phát để đề phòng các bệnh cấp tính khỏi trở thành mạn
tính. Ăn điều trị sử dụng đều đặn sẽ làm giảm sự phát triển của bệnh mạn tính
và đề phòng tái phát.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh là chất và lượng thức ăn ăn
vào ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của các nội tiết tố: Cho ăn nhiều glucid
làm tăng hoạt tính adrenalin; ăn nhiều protid làm tăng hoạt tính của thyroxin.
Hoạt tính của adrenalin còn phụ thuộc vào lượng vitamin C ở thượng thận.
Bất cứ một kích thích, một xung động nào của hệ thần kinh thực vật
đều kèm theo các quá trình hóa học. Cường độ và tính chất của quá trình này
phụ thuộc trước hết vào trạng thái chức năng của thần kinh trung ương và tình
trạng chuyển hóa giữa các tế bào, thành phần hóa học của máu. Tóm lại, phụ
thuộc vào tính chất và chế độ ăn uống.
Những người có tăng toan dịch vị thường bị ợ chua, đau ở vùng thượng
vị, có cảm giác co thắt ở ngực. Đa số bệnh nhân này dễ bị kích thích. Diễn
biến đường huyết của những bệnh nhân này dao động rất lớn. Khi lượng
đường ở máu tăng lên thì sự tiết dịch của dạ dày giảm đi; khi lượng đường
huyết giảm đi thì sự tiết dịch của dạ dày tăng lên. Những dao động đột ngột
của đường huyết gây ra những dao động mạnh về tiết dịch dạ dày.
Nếu cho người bệnh ăn giảm glucid để giảm sự tăng đường huyết và
cho ăn nhiều bữa gần nhau để đường huyết khỏi giảm xuống nhanh thì các
triệu chứng tăng toan cũng sẽ mất đi. Qua dẫn chứng trên, có thể thấy thành

phần hóa học và chế độ ăn có ảnh hưởng rất rõ đến cơ thể.
Đại đa số người bệnh bị tăng toan dịch vị là những người thuộc loại
thần kinh yếu. Khi ăn hạn chế glucid và ăn rải ra nhiều bữa, không những làm
mất triệu chứng tăng toan mà còn giúp người bệnh trở nên bình tĩnh và cân
bằng hơn. Như vậy là trong một số trường hợp, dịch thể trở thành yếu tố điều
hòa, hệ thần kinh thực vật trở thành bị điều hòa và như vậy là ăn uống có thể
ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa của hệ thần kinh thực vật. Những nhận xét
trên chỉ rõ: “Điều hòa thần kinh và dịch thể tồn tại ở trong cơ thể không phải
7


riêng rẽ, mà có liên quan chặt chẽ với nhau, hợp lại thành một thể thống nhất
sinh lý”.
Trong các bệnh tiêu hóa, ăn uống hợp lý là biện pháp điều trị chủ yếu vì
đây là nơi chuẩn bị và sử dụng thức ăn .
Biện pháp ăn điều trị còn có tác dụng lớn trong các bệnh chuyển hóa,
đặc biệt trong bệnh đái tháo đường.
Đối với thương binh, bệnh binh trong chiến tranh thì vấn đề ăn càng
quan trọng. Kinh nghiệm đại chiến thế giới lần thứ hai cũng như kinh nghiệm
của quân đội ta trong kháng chiến đã chỉ rõ, có nhiều trường hợp bị thương
phần mềm, bị gẫy xương, các cơ quan nội tạng bị chấn động do các hậu quả
của vùi dập sau khi bị bom, cơ thể bị suy nhược sau những cơn sốt rét …, nếu
đồng thời với các biện pháp điều trị khác, lại chú ý thêm tới phần ăn thì kết
quả điều trị sẽ tốt hơn, bệnh tật mau lành hơn, sốt rét chóng cắt cơn hơn, vết
thương khép miệng, lên da mau hơn.
Trong các bệnh viện ở chiến trường, có những trường hợp vết thương
phần mềm mổ rất tốt, rất sạch nhưng thương binh vẫn phải nằm điều trị kéo
dài, hoặc có những thời kỳ tới 30 đến 40% thương binh sau can thiệp phẫu
thuật ở bụng đến thời gian cắt chỉ nhưng miệng vết mổ vẫn bị toác ra. Đối với
những trường hợp này, nếu chúng ta chú ý hơn tới vấn đề ăn uống cho thương

binh sau khi mổ, ăn thêm protein và vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, Kẽm...
thì vết mổ sẽ liền lại rất nhanh.
Có nhiều bệnh phát sinh do ăn uống không đúng, không hợp lý hoặc ăn
quá nhiều, hoặc ăn quá ít, hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không đủ,
không cân đối. Rất tiếc là những hậu quả của khẩu phần ăn không hợp lý này
được phát hiện rất chậm.
Trong nhiều trường hợp, những triệu chứng rõ nét của một số bệnh cấp
tính thường qua đi rất nhanh. Bệnh nhân tự coi mình đã khỏe rồi, trong khi
tính chất cấp tính đã âm ỉ chuyển thành mạn tính. Chính trong giai đoạn âm ỉ
này, nếu kịp thời sử dụng thức ăn thích hợp, có thể cắt đứt được sự phát triển
8


của bệnh, không chuyển sang mạn tính. Nếu ăn điều trị được sử dụng rộng rãi
trong giai đoạn hồi phục thì khả năng lao động của người bệnh sẽ được phục
hồi nhanh chóng và đề phòng được các biến chứng.
Tóm lại: Ăn điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện
pháp điều trị tổng hợp. Do đó nơi nào không có tổ chức ăn điều trị thì nơi đó
không thể có điều trị hợp lý được.
Tài liệu tham khảo số: 14; 24; 25; 30; 34

9


NHU CẦU NƯỚC VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI
KHUYẾN NGHỊ
Nước cùng với ba chất điện giải chính (Na, K và Cl) là những thành
phần cần thiết phải được đưa vào theo thức ăn và đồ uống hàng ngày để duy
trì cân bằng acid - bagiơ và áp lực thẩm thấu của màng tế bào trong cơ thể.
Do trước đây chưa có điều kiện đưa ra mức nhu cầu nước và điện giải, hiện

nay chúng ta có thể tham khảo quốc tế và khu vực để khuyến nghị nhu cầu
nước cùng với ba chất điện giải chính.
1. NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Nước chiếm tới 74 % trọng lượng cơ thể của trẻ mới sinh, 55-60% trọng
lượng cơ thể người trưởng thành nam và 50% trọng lượng cơ thể người
trưởng thành nữ. Muốn bảo đảm tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng tốt lương thực,
thực phẩm cơ thể cần phải có nước dưới dạng đồ uống hoặc ăn vào cùng với
các loại thức ăn.
Bảng 1.Lượng nước uống/ăn vào và thải ra hàng ngày của người trưởng thành

Uống/ăn vào
Đường vào
ml/ngày
Theo đường miệng
1.100-1.400

Thải ra
Đường ra
ml/ngày
Qua nước tiểu
1.200-1.500

Theo các thực phẩm

Theo đường ruột

100-200

Theo hơi thở
Theo mồ hôi


400
500-600

800-1.000

Nước chuyển hoá (oxy
hoá thực phẩm)

300

Tổng cộng

2.200-2.700
(Xấp xỉ 2.500
ml/ngày)

1.1. Nhu cầu nước khuyến nghị đối với trẻ em

10

2.200-2.700
(xấp xỉ 2.500
ml/ngày)


Có nhiều lý do khiến nhu cầu nước ở trẻ em cần được xác định riêng rẽ
(FNB, 1989), gồm:
a. Diện tích da / kg thể trọng lớn hơn nhiều so với người trưởng thành.
b. Tỷ trọng nước và dịch tế bào trong cơ thể lớn hơn, tỷ lệ thẩm thấu lớn

hơn.
c. Khả năng làm việc của thận chưa hoàn chỉnh.
d. Không biết kêu khát hoặc đòi uống nên không được cho uống nước/bồi
phụ nước.
Vì những lý do trên, nhu cầu nước của trẻ em được xác định là 150 ml/
1 kg cân nặng/ngày.
1.2. Nhu cầu nước cho các lứa tuổi lớn hơn
Nhu cầu nước cho các lứa tuổi lớn hơn được tính toán theo cân nặng,
hoạt động thể lực và theo năng lượng tiêu hao như sau:
* Nhu cầu nước cho lứa tuổi lớn hơn theo hoạt động thể lực và cân nặng
Bảng 2. Nhu cầu nước khuyến nghị theo cân nặng, tuổi và hoạt động thể lực

Cách ước lượng
Theo cân nặng, tuổi
Vị thành niên (10-18 tuổi)
Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động

Nhu cầu nước/các chất dịch, ml/kg
ml/kg
40
40

thể lực nặng
Từ 19 đến 55 tuổi
hoạt động thể lực trung bình
Người trưởng thành ≥ 55 tuổi
Theo cân nặng 1-10 kg
Trẻ em 11-20 kg
Trẻ em 21 kg trở lên
Người trưởng thành >50 tuổi


35
30
100
1.000 ml + 50 ml / kg cho mỗi 10 kg cân nặng
tăng lên
1.500 ml + 20 ml / kg cho mỗi 20 kg cân nặng
tăng lên
Thêm 15 ml / kg cho mỗi 20 kg cân nặng tăng lên

* Nhu cầu nước theo năng lượng, ni tơ ăn vào và diện tích da
Bảng 3. Nhu cầu nước theo năng lượng, ni tơ ăn vào, tuổi, và diện tích da
Năng lượng (Kcal)
Theo năng lượng ăn vào

Nhu cầu nước hàng ngày (ml)
1 ml/1kcal cho người trưởng thành
1,5 ml / kcal cho trẻ em vị thành niên
11


Theo Ni-tơ + Năng lượng ăn
vào
Theo diện tích bề mặt da

100 ml / 1g ni-tơ ăn vào + 1 ml / 1 kcal (*)
1.500 ml / m2 (**)

Nguồn: Zeman & Ney 1996. RENI 2002.
(*). Đặc biệt quan trọng và có lợi trong các chế độ ăn giàu Protid.

(**). Công thức tính diện tích da (S): S = W 0,425x H 0,725 x 71,84. Người
trưởng thành có S trung bình = 1,73 m2
Những điểm cần chú ý khi áp dụng nhu cầu nước khuyến nghị:
- Trên đây là cách xác định nhu cầu nước cho người bình thường.
Phương pháp này không thích hợp nên không áp dụng trong những điều kiện
mất nước bất thường (như tiêu chảy, ngoài uống nhiều hơn còn cần phải
truyền dịch).
- Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí
hậu (Mùa hè, nóng bức nhu cầu nước tăng lên, trẻ em học sinh cần được cung
cấp đủ nước cả ở nhà và ở trường);
- Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào điều kiện lao động
(người làm việc thể lực nặng nhọc ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước hơn);
- Để đề phòng thừa cân - béo phì, cần tránh lạm dụng (uống thường
xuyên hoặc quá nhiều) các loại nước giải khát có ga (như cô - ca, pepsi, ...).
2. NHU CẦU CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI (Electrolites)
2.1. Nhu cầu Natri - Na (Sodium)
Na là một chất điện giải chính có vai trò điều hoà áp lực thẩm thấu và
cân bằng thể dịch, cân bằng acid, hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh
và chống lại các yếu tố gây sức ép đối với hệ thống tim mạch (Wardlaw and
Insel, 1993). Ngoài ra, cùng với K và Cl, Na rất cần thiết cho quá trình vận
chuyển tích cực các nguyên liệu chuyển hoá qua màng tế bào như chuyển hoá
glucose và trao đổi ion Na của tế bào.
Thiếu và thừa Na:

12


Thiếu Na rất hiếm gặp ở người khoẻ mạnh bình thường. Tình trạng Na
huyết thấp (hyponatremia) chỉ có thể xảy ra ở những người bị mất quá nhiều
Na do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi, hoặc bị bệnh thận.

Đã có bằng chứng cho thấy tiêu thụ nhiều muối lúc còn trẻ có liên quan
tới bệnh tăng huyết áp.
Nhu cầu tối thiểu các chất điện giải được ghi trong bảng dưới đây.
2.2. Nhu cầu Ka li - K (Potassium)
K là cation chính trong dịch tế bào đóng vai trò cân bằng điện giải, cân
bằng acid và rất quan trọng đối với hoạt động hệ thống liên kết và cơ tim.
Cùng với Mg, K hoạt động như là nhân tố giãn cơ ngược với Ca (kích thích
cơ). K có vai trò góp phần vận chuyển các xung động thần kinh và duy trì
huyết áp bình thường.
Trong tế bào K có vai trò đặc hiệu trong các phản ứng enzyme như tổng
hợp protein và glycogen, có vai trò chuyển glucose dư thừa thành glycogen
dự trữ và dự trữ ni tơ trong protein cơ. Nhiều nghiên cứu cho rằng khẩu phần
có K cao và Na thấp thường hay dẫn tới huyết áp thấp. Tỷ số tiêu thụ thích
hợp nhất giữa Na và K là từ 0,25-5,0.
Thiếu K thường ít gặp, có chăng là trong những trường hợp mất K quá
nhiều qua đường tiêu hoá như nôn nhiều, bệnh đường tiêu hoá mạn tính, dùng
các yếu tố diuretic để điều trị tăng huyết áp hoặc ở người có bệnh mạn tính
và rối loạn chuyển hoá. Thiếu K nặng gây rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến
tử vong. Tiêu thụ quá nhiều K nếu chức năng thận bình thường cũng không
gây ngộ độc, nhưng khi thận yếu, gây Hyperkalemia và làm chậm nhịp tim có
thể dẫn tới ngừng đập.
K có ở rất nhiều loại thực phẩm, cao nhất ở thực phẩm tươi sống, như
thịt tươi các loại, hoa quả và rau.
2.3. Nhu cầu Clo - Cl (Chloride)
Cl được phân bố rộng rãi trong cơ thể dưới dạng ion chloride. Khác với
ion dương Na và K, Cl ở dạng ion âm. Hàm lượng Cl cao nhất ở dịch não tuỷ,
13


và chất tiết dạ dày, thấp hơn ở các tổ chức cơ và thần kinh. Cùng với Na và K,

ion Cl giúp duy trì cân bằng nước và điều áp lực nội môi và cân bằng acid. Cl
có vai trò đặc biệt duy trì pH máu, và tham gia vào thành phần dịch vị (HCL).
Thiếu Cl thường gặp ở người mất Cl quá nhiều khi nôn, ra mồ hôi
nhiều kéo dài liên tục, bệnh viêm đường tiêu hoá mạn tính, hoặc suy thận. Chỉ
gặp hàm lượng Cl máu cao trong các trường hợp cơ thể mất nước, thiếu nước.
Khẩu phần ăn vào thường thừa Cl do muối ăn và nước chấm cung cấp nhưng
với người khỏe mạnh Cl đều được đào thải qua thận. Một số loại rau cũng là
nguồn Cl nhưng không nhiều.
Nhu cầu Cl cùng với Na và K được áp dụng như trong bảng 4, 5
Bảng 4. Nhu cầu các chất điện giải cho trẻ 0 -18 tuổi
Tuổi

Sodium (*)
(Na) mg/ngày

Chloride (Cl)
mg/ngày

Potassium (K)
mg/ngày

0-5 tháng

120

180

400

6-11 tháng


370

570

700

1-3 tuổi

1000

1500

3000

4-6 tuổi

1200

7-9 tuổi

1200

1900

3800

10-12

1500


2300

4500

12-14

1500

2300

4500

15

1500

2300

4700

16-18

1500

2300

4700

10-12


1500

2300

4500

12-14

1500

2300

4500

15

1500

2300

4700

16-18

1500

2300

4700


1900

3800

Trai

Gái

14


Nguồn: Recommenended Energy and Nutrient Intakes, Philippines 2002.
(*) Theo US RDA Committee 1989. Nhu cầu tối thiểu về Na (cùng với nhu
cầu tối thiểu về nước, K và Cl).
Dietary Reence Intake of Water, Postassium, Sodium, Cloride, and Sulfate
(2005)
Bảng 5. Nhu cầu các chất điện giải cho người trưởng thành và người già
Tuổi
Nam
19-29 tuổi
30-49 tuổi
50-59 tuổi
60-65 tuổi
> 65 tuổi
Nữ
19-29 tuổi
30-49 tuổi
50-59 tuổi
60-65 tuổi

> 65 tuổi
Phụ nữ có thai
Bà mẹ cho con bú

Sodium (*)
(Na) mg/ngày

Chloride (Cl)
mg/ngày

Potassium (K)
mg/ngày

1500
1500
1300
1300
1200

2300
2300
2000
2000
2000

4700
4700
4700
4700
4700


1500
1500
1300
1300
1200
1500
1500

2300
2300
2000
2000
2000
2300
2300

4700
4700
4700
4700
4700
4700
5100

Tài liệu tham khảo số: 34; 36; 78; 84; 118

VAI TRÒ, NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
1. VAI TRÒ, NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC CHẤT DINH
DƯỠNG


15


1.1. Nhu cầu năng lượng (kcal/kg)
Hàng ngày, cơ thể người cần năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (hoạt
động sống trao đổi chất của các tế bào; Duy trì trạng thái tích điện (ion) ở
màng tế bào; Duy trì thân nhiệt…) cho các hoạt động thể lực (lao động, thể
dục thể thao…), cho tác động đặc hiệu của thức ăn, cho quá trình tăng trưởng
và thay cũ đổi mới tế bào.
Bảng 1. Nhu cầu năng lượng của người Việt Nam theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý và mức
độ lao động

Lứa tuổi/tình trạng sinh lý

Nhu cầu năng lượng khuyến nghị
theo loại hình lao động (KCal/ngày)
Lao động
Lao động
Lao động
nhẹ
nhẹ
nhẹ

Nam giới 19 – 30 tuổi

2348

2634


3086

Nam giới 31 – 60 tuổi

2348

2634

3086

Nam giới > 60 tuổi

1897

2128

2493

Phụ nữ 19 – 30 tuổi

1920

2154

2524

Phụ nữ 31 – 60 tuổi

1972


2212

2591

Phụ nữ > 60 tuổi

1749

1962

2298

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa

+ 360

+ 360

-

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

+ 475

+ 475

-

Bà mẹ cho con bú (trước và trong
khi có thai được ăn uống tốt)


+ 505

+ 505

-

Bà mẹ cho con bú (trước và trong
khi có thai không được ăn uống
tốt)

+ 675

+ 675

-

Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi
Tháng tuổi

0-2 tháng

Nhu cầu năng
lượng
(kcal/kg/ngày)

Sữa mẹ
g/ngày

404


714
16

Năng lượng
(kcal/ngày)
493


3-5 tháng

505

784

540

Đối với trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi, khuyến khích trẻ tiếp tục bú mẹ vì
sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng. Tùy thuộc vào lượng
sữa mẹ ít, trung bình hay nhiều mà thức ăn bổ sung cần phải cung cấp đủ
năng lượng để tổng năng lượng đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị của trẻ ở
từng nhóm tháng tuổi như sau.
Bảng 3. Nhu cầu năng lượng cho trẻ bú mẹ dưới 24 tháng tuổi
Năng
lượng
Tổng nhu
cầu năng
lượng
(Kcal/ngày)
Năng lượng

từ sữa mẹ
(Kcal/ngày)
Năng lượng
cần từ thức
ăn bổ sung
(Kcal/ngày)

6-8 tháng

9-11 tháng

12-23 tháng

SM
ít

SM
TB

SM
nhiều

SM
ít

SM
TB

SM
nhiều


SM
ít

SM
TB

SM
nhiều

769

769

769

858

858

858

1118 1118

1118

217

413


609

157

379

601

90

346

602

552

356

160

701

479

257

1028

772


516

Bảng 4. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em từ 1-10 tuổi
Nhóm tuổi

Cân nặng trung bình
(kg)*

Nhu cầu năng lượng (Kcal)

1– 3 tuổi

14

1.180

4 – 6 tuổi

20

1.470

7 – 9 tuổi

27

1.825
17



Bảng 5. Nhu cầu năng lượng cho lứa tuổi vị thành niên (từ 10 - 18 tuổi)

Giới
tính

Nhóm tuổi

Cân nặng trung
bình (kg)

Nhu cầu năng lượng (KCal)

10 - 12

34

2.110

13 - 15

47

2.650

16 - 18

56

2.980


10 - 12

36

2.010

13 - 15

45

2.205

16 - 18

49

2.240

Nam

Nữ

1.2. Nhu cầu Proten khuyến nghị
- Protein là tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hóc môn,
men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Vì vậy, protein có liên quan đến
mọi chức năng sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết
hoạt động thần kinh và tinh thần...).
- Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng
khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin
không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.


Bảng 6: Nhu cầu protein khuyến nghị cho trẻ 0-12 tháng
Nhóm tuổi

Nhu cầu protein
g/kg cân nặng/ngày

g/ngày

Yêu cầu tỷ lệ protein
động vật (%)

0 – 5 tháng

2.23

11

100

6- 12 tháng

1.86

20

70

Bảng 7. Nhu cầu protein khuyến nghị đối với trẻ em 1 - 10 tuổi


Nhóm tuổi

Nhu cầu protein (g/ngày)
NPU = 70%
g/kg/ngày
g/ngày

18

Yêu cầu tỷ lệ protein
động vật (%)


1-3 tuổi

1,66

23

≥ 60

4-6 tuổi
7-9 tuổi

1,47
1,43

29
34


≥ 50
≥ 50

Nhu cầu protein cho lứa tuổi 10 - 18 tuổi
Bảng 8. Nhu cầu Protid đối với lứa tuổi 10 - 18 tuổi theo giới

Giới
tính

Nhóm
tuổi
10 - 12
13 - 15
16 - 18
10 - 12
13 - 15
16 - 18

Nam
Nữ

Nhu cầu protid (g/ngày)
NPU = 70%
48
64
71
50
58
57


Yêu cầu tỷ lệ protid
động vật (%)
35 - 40
35 - 40
35 - 40
35 - 40
35 - 40
35 - 40

Nhu cầu protein cho người trưởng thành

Bảng 9. Nhu cầu khuyến nghị tối thiểu và tối đa về protein cho người
trưởng thành theo lứa tuổi, giới và mức độ lao động và tính cân đối P: G:
L
Giới Tuổi Lao động
19-30
Nam

31-60

>60
Nữ 19-30

Nhẹ
Vừa
Nặng
Nhẹ
Vừa
Nặng
Nhẹ

Vừa
Nặng
Nhẹ
Vừa
Nặng

Nhu cầu protein (g/ngày)
Với năng lượng từ protid = 12 - 14%, NPU=70%
69 – 80
81 – 94
96 – 112
66 – 77
81 – 94
96 – 112
57 – 66
66 – 77
81 – 94
66 – 77
69 – 80
78 – 91
19


31-60

>60

63 – 73
66 – 77
75 – 87

54 – 63
57 – 66
66 – 77

Nhẹ
Vừa
Nặng
Nhẹ
Vừa
Nặng

Bảng 10. Nhu cầu protein đối với phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Nhu cầu protein (g/ngày)
(NPU = 70%)

Tình trạng sinh lý
Phụ nữ đang mang thai 6 tháng đầu
Phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối

Nhu cầu bình thường + 10 đến 15
Nhu cầu bình thường + 12 đến 18
Nhu cầu bình thường + 23 (từ 20 đến
25)
Nhu cầu bình thường + 17 (từ 16 đến
19)

Bà mẹ cho con bú 6 tháng đầu
Bà mẹ cho con bú các tháng sau


1.3. Vai trò, nhu cầu Lipid khuyến nghị
Đã từ lâu, lipid được nhận biết là thành phần thiết yếu của bữa ăn.
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng (với đậm độ cao gấp hơn 2 lần so với
protein và glucid, khoảng 9,3 Kcal/1gam lipid) và các acid béo, đồng thời là
vật mang (carrier) của các chất dinh dưỡng cần thiết (như các vitamin A, D, E
và K).
Bảng 11. Tổng hợp nhu cầu lipid khuyến nghị theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý

Nhóm tuổi/Tình trạng sinh lý

Nhu cầu năng lượng lipid so
với năng lượng tổng số (%)
Hàng ngày

Tối đa

45-50

60

40

60

1-3 tuổi

35-40

50


4 đến 18 tuổi

20-25

30

Nam giới trưởng thành

18-25
20-25

25
30

Dưới 6 tháng
6-11 tháng

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, có thai và cho
20


con bú
Năm 2010, Tổ chức FAO đã đưa ra nhu cầu các acid béo không no cần
thiết hàng ngày cho trẻ em như sau (44): Trẻ 0-6 tháng: DHA cần 0,1-0,18%
năng lượng /ngày; Trẻ 6-24 tháng: DHA cần 10-12 mg/kg cân nặng /ngày; Trẻ
2-4 tuổi: 100-150mg (DHA + EPA)/ngày; Trẻ 4-6 tuổi: 150-200 mg (DHA +
EPA) /ngày; Trẻ 6-10 tuổi: 200-250 mg (DHA + EPA)/ngày.
1.4. Nhu cầu các chất Glucid, chất xơ và đường
Nhu cầu glucid (bột đường/carbohydrates) khuyến nghị
Glucid/carbohydrates - hay còn được gọi là các chất bột đường gồm các

loại lương thực (staple foods), đường (sugars) và chất xơ (fiber). Nhu cầu
khuyến nghị cho người Việt Nam là: Năng lượng do Glucid cung cấp giao
động trong khoảng 60-65% năng lượng tổng số. Với người Việt nam,nhu cầu
chất xơ khuyến nghị tối thiểu là từ 20 đến 22 gam/ngày. Các chất đường ngọt
(sugars): Việt Nam chỉ nên tiêu thụ không quá 10% nhu cầu các chất glucid.
2. NHU CẦU KHUYẾN NGHỊ, CÁC CHẤT KHOÁNG, VI KHOÁNG
Được tóm tắt trong bảng dưới và các lưu ý như sau
a.

Khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (chỉ có khoảng 5% sắt được

hấp thu): Khi chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt hoặc cá <30 g/ngày hoặc lượng
vitamin C <25 mg/ngày.
b.

Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt

được hấp thu): lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ
25 mg – 75 mg/ngày.
c.

Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp

thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C
> 75 mg/ngày.
d.

Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong

suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều bổ sung cao hơn.

21


e.

Trẻ bú sữa mẹ;

f

Trẻ ăn sữa nhân tạo; g Trẻ ăn thức ăn nhân tạo, có

nhiều phytat và protein nguồn thực vật; h Không áp dụng cho trẻ bú sữa mẹ
đơn thuần
I.

Hấp thu tốt: giá trị sinh học kẽm tốt = 50 % (khẩu phần có nhiều

protid động vật hoặc cá); Hấp thu vừa: giá trị sinh học kẽm trung bình = 30
% (khẩu phần có vừa phải protid động vật hoặc cá: tỷ số phytate-kẽm phân tử
là 5:15). Hấp thu kém: giá trị sinh học kẽm thấp.

22


Bảng 12. Nhu cầu chất khoáng, vi khoáng
Nhóm tuổi, giới

Trẻ em
< 6 tháng


Ca (calcium)

Iốt

(mg/
ngày)

(mcg/ngày)

Sắt (mg/ngày) theo giá
trị sinh học của khẩu
phần
5%a

300

10%b

400
500
600
700

1000

120
150
150

Vừa


Kém

(mg/
ngày)

(mg/
ngày)

1,1e
0,8h 2,5i
2,4
3,1
3,3

2,8f

6,6g

36

90

4,1i
4,1
5,1
5,6

8,3i
8,4

10,3
11,3

54
65
76
100

275
460
500
500

18,6
11,6
12,6
17,8

12,4
7,7
8,4
11,9

9,3
5,8
6,3
8,9

29,2


19,5

14,6

37,6

25,1

18,8

27,4

18,3

13,7

700
1000

150

120
1000
150

28,0
65,4

18,7
43,6


14,0
32,7

62,0

41,3

31,0

23

P (Phosphorus)

Tốt

0,93
90

Mg
(Magnesium)

15%c

90
6–11 tháng
1–3 tuổi
4–6 tuổi
7–9 tuổi
Nam giới

10–12 tuổi
13–15 tuổi
16–18 tuổi
19–50 tuổi
51–60 tuổi
> 60 tuổi
Nữ vị thành niên
10–12 tuổi (Chưa
có kinh nguyệt)
10–12 tuổi
13–15 tuổi
16–18 tuổi

Kẽm (mg/ngày),
theo mức hấp thu

5,7

9,7

19,2

4,2

7,0

14,0

3,0


4,9

9,8

155
225
260
205

1250

700

160
4,6

7,8

15,5

1250
220
240


Bảng 12. Nhu cầu chất khoáng, vi khoáng
Nhóm tuổi, giới

Nữ trưởng thành
19–50 tuổi

51-60 tuổi
> 60 tuổi
Phụ nữ mang thai
14–18 tuổi
19–30 tuổi
31–50 tuổi
3 tháng đầu
3 tháng giữa
3 tháng cuối
Bà mẹ cho con bú
14–50 tuổi
0-3 tháng
4-6 tháng
Sau 6 tháng

Ca (calcium)

Iốt

(mg/
ngày)

(mcg/ngày)

1000

150

Sắt (mg/ngày) theo giá
trị sinh học của khẩu

phần
5%a

Kẽm (mg/ngày),
theo mức hấp thu

Mg
(Magnesium)

P (Phosphorus)

10%b

15%c

Tốt

Vừa

Kém

(mg/
ngày)

(mg/
ngày)

39,2

29,4


3,0
3,0
4,2

4,9
4,9
7,0

9,8
9,8
14,0

205

700

58,8
15,1

11,3

1250
1000

200

+30,0

d


+20,0

d

+15,0

d

205
3,4
4,2
6,0

1300

5,5
7,0
10,0

11,0
14,0
20,0

200

250
5,8
5,3
4,3


24

9,5
8,8
7,2

700

19,0
17,5
14,4

1250700


Bảng 13. Nhu cầu các vitamin/ngày
Nhóm tuổi,
giới
Trẻ em
< 6 tháng
6–11 tháng
1–3 tuổi
4–6 tuổi
7–9 tuổi
Nam vị
thành niên
10–12 tuổi
13–15 tuổi
16–18 tuổi

Nam trưởng
thành
19–50 tuổi
51–60 tuổi
>60 tuổi
Nữ vị thành
niên
10–12 tuổi
13–15 tuổi
16–18 tuổi
Nữ trưởng
thành
19–50 tuổi
51–60 tuổi
>60 tuổi
Phụ nữ
mang thai
Bà mẹ cho
con bú
a

A

D

E

K

C


mgd

mg

mgb

5
5
5
5
5

3
4
5
6
7

6
9
13
19
24

25
30
30
30
35


0,2
0,3
0,5
0,6
0,9

600

5

10
12
13

34
50
58

65

1,2

600

5
10
15

12


59

70

1,2

1,3

16

5

11
12
12

35
49
50

65

1,1

1

16

mcga mcgc

375
400
400
450
500

600

B2

B3
mg
NEe

B6

0,3
0,4
0,5
0,6
0,9

1,3

mg mg

B9

B12


mg

mcgf

mcg

2
4
6
8
12

0,1
0,3
0,5
0,6
1

80
80
160
200
300

0,3
0,4
0,9
1,2
1,8


16

1,3

400

2,4

400

2,4

400

2,4

400

2,4

1,3

12

600

5
10
15


800

5

12

51

850

5

18

51

500

B1

51

70

1,7

1,2

1,3
1,1


1,1

14

80

1,4

1,4

18

1,9

600

2,6

95

1,5

1,6

17

2

500


2,8

70

1,5

Chuyển đổi (FAO/WHO) như sau:01mcg vitamin A hoặc Retinol = 01

đương lượng Retinol (RE); 01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,3 mcg
vitamin A.
b

Chưa tính lượng hao hụt do chế biến, nấu nướng do Vitamin C dễ bị phá

hủy bởi quá trình ôxy hóa, ánh sáng, kiềm và nhiệt độ.
c

:01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,03mcg vitamin D3

(cholecalciferol). Hoặc: 01 mcg vitamin D3 = 40 đơn vị quốc tế (IU).

25


×