Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

HƯỚNG DẪN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU BÁO CÁO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 61 trang )

_______________________________________

HƯỚNG DẪN
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU BÁO CÁO
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
_______________________________________

QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN

Hà Nội, 4/2015


CHỦ BIÊN
TS. BS. Phan Thị Thu Hương
BAN BIÊN SOẠN
Ths. BS. Võ Hải Sơn
Ths. BS. Bùi Hoàng Đức
Ths. BS. Nguyễn Việt Nga
Ths. Hà Thị Minh Nguyệt
Ths. Lê Thị Cẩm Tú
Ths. Quách Văn Lượng
CN. Lê Mai Phương
PGS. TS. Hồ Thị Hiền
CÙNG SỰ THAM GIA HỖ TRỢ KỸ THUẬT CỦA CÁC CHUYÊN GIA
TS. BS. Nguyễn Cường Quốc
Ths. Lê Tống Giang
Ths. Nguyễn Hoài Nam

THƯ KÝ BIÊN SOẠN
Ths. BS. Bùi Hoàng Đức
Ths. Lê Thị Cẩm Tú



2


Lời nói đầu

Đảm bảo chất lượng số liệu báo cáo, cải thiện, tăng cường hệ thống giám sát, theo
dõi và đánh giá luôn là một trong những hoạt động quan trọng được xây dựng và phát triển
từ nhiều năm qua trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Đây cũng là một trong
những trọng tâm trong đề án Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương
trình phòng, chống HIV/AIDS được phát triển theo Chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 608/QĐ – TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012.
Thông qua sự hỗ trợ từ dự án USAID/SMART TA, Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ
Y tế đã tiến hành phát triển tài liệu “Hướng dẫn kiểm định chất lượng số liệu báo cáo
chương trình phòng, chống HIV/AIDS”. Tài liệu này hướng dẫn quy trình kiểm định chất
lượng số liệu báo cáo tại mỗi tuyến, bên cạnh đó giúp cho các cán bộ, nhà quản lý chương
trình làm cẩm nang tham khảo để cải thiện, tăng cường hệ thống giám sát, theo dõi và đánh
giá chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Tài liệu đã tham khảo các tài liệu quý báu trên thế giới và trong khu vực, đồng thời
dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam để biên soạn và chỉnh sửa phù hợp với thực tiễn tại
Việt Nam. Nhóm biên soạn cũng nhận được các chia sẻ và góp ý quan trọng của các chuyên
gia trong và ngoài nước, cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp thực hiện chương trình theo dõi,
đánh giá từ Trung ương đến địa phương.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế xin trân trọng cảm ơn tất cả các cá nhân và
tổ chức, những người đóng góp ý kiến, khuyến nghị và hỗ trợ cho nhóm trong quá trình xây
dựng cuốn tài liệu này. Đồng thời, xin cảm ơn dự án USAID/SMART TA, Trung tâm Dự
phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
đã hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách.
Lần đầu tiên xuất bản cuốn sách, mặc dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng không thể

tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý độc giả để tài liệu tiếp
tục được hoàn thiện hơn.

TM. BAN BIÊN SOẠN
TS. BS. PHAN THỊ THU HƯƠNG
Cục Phòng, chống HIV/AIDS

MỤC LỤC

3


Lời nói đầu..............................................................................................................................................................3
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH VẼ...............................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................................................................7
1.1. Chất lượng số liệu và đảm bảo chất lượng số liệu.........................................................................................7
1.1.1. Giới thiệu chung...........................................................................................................................................7
1.1.2. Chất lượng số liệu và hệ thống quản lý số liệu............................................................................................8
1.2. Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn kiểm định chất lượng số liệu báo cáo chương trình phòng, chống HIV/AIDS
...............................................................................................................................................................................10
1.2.1. Mục tiêu tài liệu..........................................................................................................................................10
1.2.2. Nội dung tài liệu.........................................................................................................................................10
1.2.3. Đối tượng sử dụng:....................................................................................................................................11
1.2.4. Tần suất thực hiện......................................................................................................................................11
1.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin.............................................................................................12
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH VÀ BỘ CÔNG CỤ............................................................................................................14
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU BÁO CÁO........................................................................................................14

2.1. Quy trình thực hiện kiểm định chất lượng số liệu báo cáo..........................................................................14
2.1.1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị.................................................................................................................................15
2.1.2 Giai đoạn 2. Tiến hành đánh giá.................................................................................................................19
2.1.3. Giai đoạn 3. Báo cáo, chia sẻ và đề xuất giải pháp....................................................................................25
...............................................................................................................................................................................25
2.2. Công cụ thu thập thông tin kiểm định chất lượng số liệu............................................................................29
CÔNG CỤ 1: BẢNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU - DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ.....................................29
CÔNG CỤ 2: BẢNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU (DÀNH CHO CÁN BỘ TỔNG HỢP VÀ BÁO CÁO SỐ LIỆU)
...............................................................................................................................................................................37
CÔNG CỤ 3: XÁC MINH SỐ LIỆU...........................................................................................................................50
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................55
Phụ lục 1: Mẫu chương trình kiểm định chất lượng số liệu do Cục Phòng, chống HIV/AIDS kết hợp cùng đối
tác thực hiện tại 1 tỉnh năm 2012........................................................................................................................55
Phụ lục 2: Danh mục các chỉ số khuyến nghị cho các đợt kiểm định CLSL và nguồn số liệu gốc của các chỉ số.
...............................................................................................................................................................................57
Phụ lục 3: Nội dung thông báo kết quả kiểm định chất lượng số liệu và kế hoạch cải thiện CLSL....................61

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ARV

Thuốc kháng vi-rút HIV


CDC

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

CLSL

Chất lượng số liệu

CSDL

Cơ sở dữ liệu

HIV

Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người

HTC

Cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV

MMT

Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

PAC

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố

PKNT


Phòng khám ngoại trú

PMTCT

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

TCCĐ

Tiếp cận cộng đồng

TTYT

Trung tâm y tế

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nội dung, phương pháp & công cụ thực hiện kiểm định CLSL..............................................................13
Bảng 2: Tổng hợp nội dung, cách thức và công cụ kiểm định CLSL.....................................................................24
Bảng 3: Các nội dung tổng hợp thông tin............................................................................................................26

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Hệ thống quản lý số liệu và chất lượng số liệu.........................................................................................9
Hình 2: Quy trình kiểm định chất lượng số liệu...................................................................................................14
Hình 3: Ví dụ xác minh số liệu tại các tuyến........................................................................................................22


6


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Chất lượng số liệu và đảm bảo chất lượng số liệu
1.1.1. Giới thiệu chung
Đảm bảo chất lượng số liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý chương trình.
Số liệu báo cáo có chất lượng, được thu thập đầy đủ và kịp thời giúp các nhà quản lý chương trình
có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
Trong những năm qua, các tổ chức quốc tế như Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và
Sốt rét, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức Measure Evaluation… đã xây dựng
một số hướng dẫn và bộ công cụ liên quan tới việc kiểm toán và đánh giá chất lượng số liệu áp dụng
cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2005 – 2011, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã xây
dựng nhiều công cụ theo dõi, đánh giá chương trình và đánh giá chất lượng số liệu dùng cho tuyến
cơ sở. Phần lớn các tài liệu này là các bảng kiểm nhằm giám sát việc triển khai chương trình, dự án
và đánh giá hoạt động theo dõi, giám sát của từng dự án riêng lẻ (như dự án Phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tài trợ,
Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét…). Đây là những công cụ do các đơn vị, tổ
chức tự xây dựng để áp dụng đánh giá riêng cho chương trình, dự án của mình. Mặc dù việc đảm
bảo chất lượng số liệu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả triển khai các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam cũng như giúp các nhà quản lý chương trình có những điều
chỉnh thích hợp trong triển khai và lập kế hoạch tiếp theo, nhưng những hướng dẫn và công cụ đánh
giá chất lượng số liệu chương trình phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế và chưa được phổ biến
thực hiện thường xuyên đối với tuyến tỉnh, thành phố.
Để có được một hướng dẫn chung, tổng quát áp dụng cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với các đơn vị liên quan phát
triển tài liệu “Hướng dẫn kiểm định chất lượng số liệu báo cáo chương trình phòng, chống

HIV/AIDS”. Tài liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng số liệu báo cáo cũng như hệ thống
và quy trình quản lý số liệu chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến. Trên cơ sở đó xác

7


định các vấn đề cần cải thiện trong hệ thống quản lý, lưu trữ, báo cáo, sử dụng số liệu để đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng số liệu.
1.1.2. Chất lượng số liệu và hệ thống quản lý số liệu
1.1.2.1. Chất lượng số liệu
Chất lượng số liệu (CLSL) của các chương trình được thể hiện trên 6 khía cạnh sau (Hướng
dẫn kiểm toán chất lượng số liệu - Measure Evaluation, USAID, PEPFAR):
- Độ tin cậy: Số liệu phải được tổng hợp dựa trên các hướng dẫn và quy trình chuẩn. Quy trình
này mang tính ổn định và nhất quán, không phụ thuộc vào đối tượng sử dụng, thời gian và
tần suất sử dụng;
- Tính kịp thời: Số liệu phải cập nhật và được thu thập thường xuyên để cung cấp các thông tin
cần thiết cho người quản lý chương trình khi ra quyết định. Tính kịp thời của số liệu phụ
thuộc vào tần suất cập nhật hệ thống thông tin của chương trình, mức độ thay đổi của các
hoạt động và thời điểm thông tin được báo cáo;
- Tính toàn diện: Số liệu không chỉ cung cấp một phần thông tin của hệ thống mà phải cung
cấp thông tin của toàn bộ hệ thống;
- Tính chính xác: Số liệu phải đủ chi tiết để có thể sử dụng, đủ nguồn gốc và có mức độ sai số
chấp nhận được;
- Tính trung thực: Số liệu phải được bảo vệ để tránh bị điều chỉnh trái quy định (do cố ý hoặc
vô tình);
- Tính đúng đắn: Số liệu phải đo lường đúng các nội dung cần đo lường và phản ánh đúng
thực tế.
1.1.2.2. Hệ thống quản lý số liệu
Chất lượng số liệu của một chương trình phòng, chống HIV/AIDS được quyết định bởi hệ
thống quản lý số liệu của chương trình đó. Một hệ thống quản lý số liệu bao gồm các cấu phần chính

sau:
- Năng lực của hệ thống: Bao gồm nhân lực hệ thống và các trang thiết bị phục vụ quy trình
thu thập, xử lý số liệu và báo cáo.
- Các chỉ số báo cáo, định nghĩa và hướng dẫn cách thu thập dữ liệu, chỉ số và cách làm báo
cáo: Một hệ thống quản lý số liệu và báo cáo tốt cần có các định nghĩa rõ ràng về các chỉ số
và có các quy định/hướng dẫn áp dụng chung cho tất cả các đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo.

8


- Các biểu mẫu thu thập số liệu và biểu mẫu báo cáo: Các biểu mẫu này cần được chuẩn hóa
và áp dụng đồng bộ, nhất quán tại tất cả các đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo trong tất cả các
lần báo cáo.
- Quy trình quản lý số liệu, bao gồm cả chế độ bảo vệ số liệu, sao lưu và cập nhật số liệu.
- Kết nối với hệ thống báo cáo quốc gia: Hệ thống báo cáo của chương trình/dự án được
khuyến khích nên thống nhất với hệ thống báo cáo quốc gia (về mặt chỉ số, biểu mẫu báo
cáo, thời gian báo cáo…) để tránh tình trạng số liệu của chương trình/dự án không được phản
ánh trong số liệu quốc gia.
Nâng cấp và cải thiện hệ thống quản lý số liệu và báo cáo đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo chất lượng số liệu.
Hình 1: Hệ thống quản lý số liệu và chất lượng số liệu

9


1.2. Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn kiểm định chất lượng số liệu báo cáo chương trình
phòng, chống HIV/AIDS
1.2.1. Mục tiêu tài liệu
Tài liệu được xây dựng nhằm 2 mục tiêu chính:
-


Đánh giá chất lượng số liệu báo cáo tại các tuyến và các điểm cung cấp dịch vụ của
chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo 06 khía cạnh: độ tin cậy, tính kịp thời, tính
toàn diện, tính chính xác, tính trung thực và tính đúng đắn. Trong 6 khía cạnh của số liệu,
tính chính xác của số liệu được nhấn mạnh và được đánh giá chi tiết thông qua việc xác
minh số liệu.

-

Đánh giá hệ thống và quy trình quản lý số liệu chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại
các tuyến.

1.2.2. Nội dung tài liệu
Với 2 mục tiêu kiểm định CLSL như trên, cuốn tài liệu Hướng dẫn kiểm định chất lượng số liệu báo
cáo chương trình Phòng, chống HIV/AIDS này được biên soạn với 3 phần cụ thể như sau:
 Phần 1 - Giới thiệu chung về chất lượng số liệu và đảm bảo chất lượng số liệu.
Phần này cung cấp thông tin tổng quát về chất lượng số liệu báo cáo, hệ thống quản
lý số liệu và tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng số liệu báo cáo. Bên cạnh
đó giới thiệu chung về tài liệu hướng dẫn bao gồm: đối tượng, tần suất sử dụng,
phương pháp và bộ công cụ thu thập thông tin.
 Phần 2 - Quy trình kiểm định chất lượng số liệu: Phần này đưa ra hướng dẫn chi
tiết quy trình triển khai kiểm định chất lượng số liệu báo cáo tại các tuyến. Kiểm định
chất lượng số liệu được tiến hành qua 3 giai đoạn Chuẩn bị, Báo cáo và Lập kế hoạch
cải thiện CLSL. Tại mỗi giai đoạn, các bước chuẩn bị, triển khai và các lưu ý được
mô tả và hướng dẫn cụ thể.
 Phần 3 - Bộ công cụ kiểm định chất lượng số liệu: Phần này bao gồm các công cụ
hỗ trợ thu thập thông tin liên quan tới chất lượng số liệu báo cáo và hệ thống quản lý
số liệu. Trong đó, công cụ 1 và 2 là các bảng kiểm định chất lượng số liệu gồm các
câu hỏi phỏng vấn lãnh đạo và phỏng vấn cán bộ trực tiếp tổng hợp, báo cáo số liệu
tại các tuyến và tại cơ sở dịch vụ, công cụ 3 là biểu mẫu sử dụng để xác minh số liệu

nhằm đánh giá cụ thể tính chính xác của các chỉ số báo cáo.

10


Phần Phụ lục cung cấp các biểu mẫu sử dụng trong kiểm định CLSL như mẫu minh
họa chương trình kiểm định CLSL, mẫu báo cáo kiểm định CLSL, danh mục các chỉ
số khuyến nghị thực hiện xác minh số liệu.
1.2.3. Đối tượng sử dụng:
1.2.3.1 Cán bộ giám sát, theo dõi và đánh giá, cán bộ chương trình
Cán bộ giám sát, theo dõi và đánh giá, cán bộ quản lý chương trình tại các tuyến có thể sử
dụng hướng dẫn này để thực hiện kiểm định CLSL.
-

Đối với tuyến Trung ương và khu vực: Cán bộ giám sát và cán bộ chương trình tại Cục
Phòng, chống HIV/AIDS, cũng như các đơn vị giám sát tại các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương và 03 Viện khu vực có thể sử dụng hướng dẫn này này để đánh giá quy trình thu thập,
quản lý số liệu và báo cáo cũng như đánh giá chất lượng số liệu tại tuyến tỉnh, tuyến huyện
và các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

-

Đối với tuyến tỉnh: Cán bộ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh có thể sử dụng công cụ
này để đánh giá chất lượng số liệu do tuyến huyện và các điểm cung cấp dịch vụ quy định
trong hệ thống báo cáo định kỳ của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.
Lưu ý: Cán bộ chuyên trách HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện cũng có thể sử dụng
một phần công cụ này (phần xác minh số liệu) để đánh giá chất lượng số liệu báo cáo của
tuyến xã và các điểm cung cấp dịch vụ do tuyến huyện quản lý.

1.2.3.2. Các đối tượng khác

Bên cạnh các cán bộ chuyên trách về giám sát, đánh giá, cán bộ chương trình, các cán bộ làm
việc trong lĩnh vực liên quan cũng có thể sử dụng tài liệu Hướng dẫn kiểm định CLSL này để đánh
giá chất lượng số liệu báo cáo chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Đây có thể là những cán bộ
làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS như cán bộ kiêm nhiệm công tác giám sát, đánh
giá tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố… hoặc những cán bộ không làm việc
trong hệ thống nhưng có liên quan tới công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ngoài ra, các nhóm đánh
giá độc lập cũng có thể tham khảo hướng dẫn và sử dụng các bộ công cụ trong hướng dẫn này để
triển khai kiểm định CLSL tại tuyến tỉnh, tuyến huyện.
1.2.4. Tần suất thực hiện
Kiểm định CLSL sẽ thực hiện trong các đợt giám sát định kỳ nên tần suất thực hiện kiểm
định chất lượng số liệu sẽ phụ thuộc vào kế hoạch giám sát hàng năm tại từng tuyến của các cơ quan
thực hiện. Kiểm định CLSL nên được thực hiện từ 1 đến 2 lần trong năm, cùng với các đợt giám sát
định kỳ, tùy thuộc vào nguồn lực của các cơ quan thực hiện.

11


1.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
1.2.5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Việc rà soát hệ thống và quy trình quản lý số liệu đòi hỏi thu thập thông tin tại tất cả các tuyến
có liên quan tới việc báo cáo và tổng hợp số liệu. Do vậy, những phương pháp thu thập số liệu sau
cũng sẽ được thực hiện lần lượt tại các tuyến có tổng hợp và báo cáo số liệu (tuyến tỉnh, huyện, xã
và cơ sở dịch vụ).
a. Phỏng vấn các bên liên quan, bao gồm:
-

Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, lãnh đạo TTYT huyện, lãnh đạo cơ sở

-


dịch vụ;
Cán bộ trực tiếp tổng hợp & báo cáo số liệu tại các tuyến tỉnh, huyện, xã và cơ sở dịch vụ.

b. Rà soát tài liệu:
-

Trong quá trình phỏng vấn, nhóm đánh giá sẽ kết hợp rà soát các tài liệu có liên quan tới
triển khai thực hiện thu thập báo cáo số liệu (Quyết định, hướng dẫn chuyên môn, biểu
mẫu báo cáo, …)

c. Quan sát: cán bộ đánh giá quan sát trực tiếp các nội dung có liên quan được yêu cầu trong
bộ công cụ (trang thiết bị, cơ sở vật chất…)
d. Xác minh số liệu: là hoạt động bổ sung thông tin đánh giá tính chính xác của số liệu thông
qua việc rà soát cụ thể số liệu báo cáo của các chỉ số được lựa chọn. Chỉ số được lựa chọn
trong đợt kiểm định số liệu sẽ được xác minh và kiểm tra chéo từ báo cáo tuyến dưới và số
liệu nguồn để đánh giá tính chính xác của số liệu. Đồng thời xác minh số liệu giúp khẳng
định lại các thông tin đã thu thập được từ phỏng vấn các bên liên quan, từ việc rà soát các tài
liệu về triển khai thực hiện thu thập, báo cáo số liệu và từ báo cáo kết quả lần kiểm định
CLSL trước đó.
1.2.5.2. Công cụ thu thập thông tin
Kiểm định chất lượng số liệu báo cáo được thực hiện với 3 bộ công cụ
(1) Bộ công cụ 1- Bảng kiểm định chất lượng số liệu - phỏng vấn cán bộ quản lý. Đây là
bảng kiểm được sử dụng để phỏng vấn lãnh đạo các tuyến (lãnh đạo Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS, lãnh đạo TTYT quận/huyện, lãnh đạo cơ sở dịch vụ) để thu thập
thông tin về hệ thống và quy trình quản lý số liệu.
(2) Bộ công cụ 2 – Bảng kiểm định chất lượng số liệu - phỏng vấn cán bộ tổng hợp và
báo cáo số liệu. Đây là bảng kiểm được sử dụng để phỏng vấn cán bộ tổng hợp và báo
cáo số liệu tại các tuyến, để thu thập thông tin về (1) hệ thống quản lý và quy trình quản
lý số liệu, (2) 6 khía cạnh của chất lượng số liệu;


12


(3) Công cụ 3 – Công cụ xác minh số liệu. Đây là công cụ để đánh giá tính chính xác của
số liệu qua việc so sánh các chỉ số báo cáo với chỉ số tại sổ sách gốc, và đánh giá quy
trình thu thập, tổng hợp thông tin của chỉ số đó.
(Chi tiết các công cụ thu thập thông tin tại Chương 2, Mục 2.2: Công cụ thu thập thông
tin kiểm định CLSL trang 29)
Bảng 1: Nội dung, phương pháp & công cụ thực hiện kiểm định CLSL
Nội dung đánh giá

Phương pháp thu thập
thông tin

Công cụ thực hiện
Công cụ 1: Bảng kiểm định
CLSL – Phỏng vấn cán bộ quản
lý (Trang 29)

1. Rà soát hệ thống và quy
trình quản lý số liệu

(1) Phỏng vấn
(2) Quan sát
(3) Rà soát

2. Đánh giá chất lượng số
liệu

(1) Phỏng vấn

(2) Quan sát
(3) Rà soát

Công cụ 2: Bảng kiểm định
CLSL – Phỏng vấn cán bộ tổng
hợp, thu thập số liệu

(4)

Công cụ 3: Xác minh số liệu
(Trang 50)

Xác minh số liệu

Công cụ 2: Bảng kiểm định
CLSL – Phỏng vấn cán bộ tổng
hợp, thu thập số liệu (Trang 37)

13


CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH VÀ BỘ CÔNG CỤ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU BÁO CÁO

2.1. Quy trình thực hiện kiểm định chất lượng số liệu báo cáo

Hình 2: Quy trình kiểm định chất lượng số liệu

14



2.1.1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị
Thông tin cụ thể về Giai đoạn 1
Các bước cụ thể trong Giai đoạn 1
Mục đích:
Chuẩn bị cho các chuyến đánh giá xuống các
tuyến tổng hợp số liệu trực thuộc
Thời gian:
4-6 tuần trước thời điểm đánh giá
Các bên tham gia chính:
Đơn vị giám sát, theo dõi, đánh giá và các
phòng ban chuyên môn khác.
Trong đó, đơn vị giám sát, theo dõi, đánh giá
chịu trách nhiệm điều phối

 Bước 1: Thành lập nhóm đánh giá
Nhóm đánh giá được thành lập dựa trên kế hoạch giám sát định kỳ và/hoặc nhu cầu thực tế
về đánh giá chất lượng số liệu các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói chung hoặc đánh
giá chất lượng số liệu của từng chương trình riêng biệt.
Số lượng thành viên nhóm đánh giá phụ thuộc vào yêu cầu và tình hình thực tế của đơn vị.
Trong đó có ít nhất 01 cán bộ có kinh nghiệm và kỹ năng về theo dõi và đánh giá như cán bộ
theo dõi và đánh giá và ít nhất 01 cán bộ chương trình liên quan.
Lưu ý: Khuyến nghị thành viên nhóm đánh giá có thể bao gồm 01 Lãnh đạo Cục Phòng,
chống HIV/AIDS, các Viện khu vực hoặc Lãnh đạo các phòng, ban tuyến Trung ương có liên
quan – người có thể đưa ra các quyết định trực tiếp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện kiểm định CLSL.
 Bước 2: Lập kế hoạch đánh giá
Xây dựng kế hoạch chi tiết để đảm bảo toàn bộ quy trình được diễn ra thuận lợi. Các bước
lập kế hoạch có thể theo trình tự như sau:



Xây dựng kế hoạch sơ bộ: 01 thành viên nhóm đánh giá chịu trách nhiệm dự thảo kế
hoạch đánh giá;

15







Thống nhất kế hoạch với nội bộ nhóm đánh giá và lãnh đạo;
Cán bộ đầu mối liên hệ với đơn vị sẽ tiến hành đánh giá (Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh/ TTYT huyện) thống nhất kế hoạch đánh giá và thống nhất cơ sở dịch vụ
tiến hành kiểm định CLSL;
Hoàn thiện kế hoạch và gửi văn bản chính thức tới địa phương.

Một kế hoạch đánh giá cần có các nội dung sau:


Thời gian thực hiện: từ ngày….. đến ngày…..;



Thành phần nhóm đánh giá: Nêu rõ họ tên cán bộ, chức vụ, đơn vị công tác;



Cán bộ đầu mối chung của toàn bộ hoạt động kiểm định CLSL;




Nội dung & lịch trình kiểm định CLSL chi tiết;



Địa điểm thực hiện kiểm định CLSL (tại tỉnh, huyện, và các cơ sở dịch vụ);



Phân công chi tiết công việc cho từng thành viên (làm gì, tại đâu, sử dụng bộ công cụ
nào).

Để đảm bảo rằng các đối tượng cung cấp thông tin chính (như cán bộ theo dõi và đánh giá hoặc
những người nắm rõ quy trình thu thập số liệu và báo cáo) sẽ có mặt trong suốt quá trình đánh giá
tại địa bàn, nhóm đánh giá cần xây dựng một lịch trình đánh giá cụ thể, rõ ràng và thống nhất sơ bộ
với địa phương để đảm bảo có thể tiếp xúc hết nhóm đối tượng cung cấp thông tin chính.

Phụ lục 1 trang 55 minh họa mẫu chương trình kiểm định chất lượng số liệu do Cục
Phòng, chống HIV/AIDS tiến hành tại một tỉnh.
Lưu ý: Có một số phương pháp lựa chọn cơ sở dịch vụ để tiến hành kiểm định CLSL. Thông
thường, việc lựa chọn cơ sở dịch vụ để tiến hành kiểm định CLSL được thực hiện bằng
phương pháp Lựa chọn có mục đích.
o

Lựa chọn có mục đích: các điểm dịch vụ/cơ sở dịch vụ được xác định trước tùy
theo mục đích đánh giá. VD: dựa vào quy mô, đặc tính địa lý hoặc những vấn đề
trong chất lượng số liệu được báo cáo lên. Tuy nhiên, với phương pháp lựa chọn
này thì kết quả kiểm định CLSL không được suy luận hoặc áp dụng với các cơ sở

dịch vụ khác trên địa bàn;

o

Có thể dựa vào các tiêu chí sau để lựa chọn các cơ sở đánh giá
- Các cơ sở lồng ghép nhiều cơ sở dịch vụ trên cùng 1 địa bàn;
- Các cơ sở cần hỗ trợ về công tác báo cáo và quản lý số liệu;
- Theo khuyến nghị và đề xuất của địa phương.

 Bước 3: Xác định các chỉ số báo cáo và giai đoạn báo cáo sẽ được đánh giá
Số lượng chỉ số và lựa chọn chỉ số nào để đánh giá có thể do nhóm đánh giá và cán bộ
chương trình quyết định dựa trên các nguồn lực sẵn có như số lượng thành viên nhóm đánh
giá, thời gian đánh giá, v.v. Dưới đây là các tiêu chí để lựa chọn chỉ số đánh giá:


Các chỉ số được báo cáo định kỳ;

16










Các chỉ số chương trình đang được ưu tiên thể hiện trong kế hoạch quốc gia hoặc văn
bản của nhà tài trợ;

Thông qua rà soát báo cáo, nhóm đánh giá có thể chọn các chỉ số thường có các vấn đề
về chất lượng số liệu như có sai sót, thiếu số liệu, mất số liệu trong quá trình tổng hợp,
tính toán…;
Do nguồn lực (thời gian, nhân lực) hạn chế trong mỗi đợt đánh giá chất lượng số liệu,
nên chọn các chỉ số ít phân nhóm nhỏ hoặc không phân nhóm (như các chỉ số không yêu
cầu phân nhóm theo độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, v.v);
Cùng với lựa chọn chỉ số, nhóm đánh giá cũng sẽ quyết định giai đoạn, thời gian báo cáo
của chỉ số. Việc lựa chọn giai đoạn báo cáo cũng khá quan trọng trong quy trình thực
hiện kiểm định chất lượng số liệu. Nhóm đánh giá cần chốt thời điểm và cần có đủ số
liệu để xem xét đối chiếu. Lý tưởng là lựa chọn giai đoạn báo cáo gần nhất với thời điểm
tiến hành đánh giá.

Lưu ý: Sau khi lựa chọn chỉ số và giai đoạn đánh giá, nhóm đánh giá cần tổng hợp các tài liệu sau
phục vụ quá trình kiểm định CLSL
o
o
o
o
o
o

Số lượng báo cáo: toàn bộ báo cáo của các cơ quan/đơn bị trên địa bàn đánh giá có liên
quan tới chỉ số được lựa chọn;
Giai đoạn báo cáo: thu thập các báo cáo nằm trong giai đoạn báo cáo được lựa chọn;
Thu thập báo cáo của lần kiểm định chất lượng số liệu gần nhất cùng với khuyến nghị và
kế hoạch cải thiện;
Thu thập các báo cáo thể hiện các hoạt động tiếp theo sau lần kiểm định chất lượng số liệu
trước;
Số liệu trong các báo cáo này được dùng để điền trước vào bộ công cụ xác minh số liệu
trước khi tiến hành xác minh số liệu;

Các báo cáo này sẽ được nhóm đánh giá mang theo trong suốt quá trình đánh giá.

Phụ lục 2 (trang 57) cung cấp Danh mục các chỉ số khuyến nghị thực hiện trong các đợt
kiểm định CLSL và nguồn số liệu gốc của các chỉ số.
 Bước 4: Chuẩn bị đánh giá
Tối thiểu một tuần trước khi đánh giá, nhóm đánh giá cần gửi công văn tới đơn vị đầu mối sẽ
đánh giá bao gồm mục tiêu chuyến đánh giá, thành phần tham gia đánh giá và kế hoạch làm việc
cụ thể tại địa phương.
Nhóm đánh giá cần rà soát lại công tác chuẩn bị kiểm định CLSL, bao gồm:


Những nội dung đã hoàn thành;



Những nội dung cần hoàn thiện trước khi triển khai;



Cán bộ chịu trách nhiệm;



Thời hạn hoàn thành;



Các tài liệu cần mang theo.

Bảng kiểm các hoạt động cần chuẩn bị trước khi tiến hành đánh giá

17


Bảng kiểm
Đảm bảo rằng nhóm đánh giá đã:
o

Có kế hoạch kiểm định CLSL chi tiết và rõ ràng (thành viên nhóm đánh giá, các bên
liên quan, thời gian, phương pháp, công cụ đánh giá, v.v.)

o

Thông báo cho các đơn vị bằng văn bản về chương trình đánh giá, bao gồm mục
đích, thời gian, đối tượng cần tiếp xúc, tài liệu cần chuẩn bị, v.v.
(Mang theo công văn thông báo trong quá trình đánh giá)
Các thành viên nhóm đánh giá nắm được vai trò, nhiệm vụ và nội dung thực hiện
kiểm định CLSL;

o
o

Có đầy đủ các vật dụng, trang thiết bị cần thiết đang trong tình trạng hoạt động tốt:
o Máy chiếu (Nên đề nghị đơn vị tại địa phương chuẩn bị)
o Sổ ghi chép, bút
o Máy tính cá nhân

o

Có đầy đủ các tài liệu cần thiết:
o Bảng câu hỏi kiểm định CLSL

o Mẫu xác minh số liệu
o Mẫu báo cáo kiểm định CLSL
o Các báo cáo của đơn vị thuộc giai đoạn và địa bàn đánh giá
o Báo cáo kiểm định CLSL những lần trước đó, bao gồm các khuyến nghị và
kế hoạch cải thiện CLSL

18


2.1.2 Giai đoạn 2. Tiến hành đánh giá

 Bước 1: Họp với cơ quan/đơn vị
Khi đến địa bàn đánh giá, nhóm đánh giá sẽ tổ chức 1 cuộc họp ngắn với Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố/TTYT quận/huyện được đánh giá để giới thiệu thành viên
nhóm đánh giá, giới thiệu quy trình kiểm định CLSL báo cáo, thống nhất lịch trình làm việc và
giải đáp các câu hỏi/thắc mắc (nếu có) của các đơn vị.

 Bước 2: Tiến hành đánh giá
Sau khi thống nhất lịch trình làm việc với địa phương, nhóm đánh giá sẽ chia nhóm/phân công
cán bộ tiến hành kiểm định CLSL tại các tuyến và cơ sở dịch vụ.
Với đợt kiểm định CLSL do Trung ương đánh giá tuyến tỉnh/thành phố, việc thực hiện kiểm định
CLSL sẽ được tiến hành theo các bước sau:


Tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố:
(1) Phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và quan sát, rà soát tài
liệu (sử dụng Công cụ 1)
(2) Phỏng vấn cán bộ tổng hợp số liệu tại Trung tâm và quan sát, rà soát tài liệu (sử
dụng Công cụ 2)
(3) Xác minh số liệu báo cáo lên tuyến tỉnh (sử dụng Công cụ 3), bao gồm xác định

dòng số liệu và xác minh các chỉ số báo cáo từ tuyến huyện.
Sau khi tiến hành đánh giá tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, nhóm đánh giá
tiếp tục chia nhóm tới TTYT huyện hoặc cơ sở dịch vụ để thu thập thông tin.

19




Tại TTYT quận/huyện/thị xã:
(1) Phỏng vấn lãnh đạo TTYT quận/huyện/thị xã (sử dụng Công cụ 1)
(2) Phỏng vấn cán bộ tổng hợp số liệu tại Trung tâm (sử dụng Công cụ 2)
(3) Xác minh số liệu báo cáo tại tuyến huyện với số báo cáo tổng hợp từ các điểm
dịch vụ (sử dụng Công cụ 3)



Tại cơ sở dịch vụ:
(1) Phỏng vấn lãnh đạo cơ sở dịch vụ (sử dụng Công cụ 1)
(2) Phỏng vấn cán bộ tổng hợp số liệu tại cơ sở dịch vụ (sử dụng Công cụ 2)
(3) Xem xét, đối chiếu, kiểm tra con số báo cáo lên huyện/tỉnh với các tài liệu nguồn
(sổ theo dõi, ghi chép, sổ đăng ký, v.v.). (sử dụng Công cụ 3)

Với đợt kiểm định CLSL do tuyến tỉnh đánh giá tuyến quận/huyện, việc thực hiện kiểm định
CLSL sẽ được tiến hành theo các bước sau:


Tại TTYT quận/huyện/thị xã:
(1) Phỏng vấn lãnh đạo TTYT quận/huyện/thị xã (sử dụng Công cụ 1)
(2) Phỏng vấn cán bộ tổng hợp số liệu tại Trung tâm (sử dụng Công cụ 2)

(3) Xác minh số liệu báo cáo tại tuyến huyện với số báo cáo tổng hợp từ các điểm
dịch vụ (sử dụng Công cụ 3)



Tại cơ sở dịch vụ:
(1) Phỏng vấn lãnh đạo cơ sở dịch vụ (sử dụng Công cụ 1)
(2) Phỏng vấn cán bộ tổng hợp số liệu tại cơ sở dịch vụ (sử dụng Công cụ 2)
(3) Xem xét, đối chiếu, kiểm tra con số báo cáo lên huyện/tỉnh với các tài liệu nguồn
(sổ theo dõi, ghi chép, sổ đăng ký, v.v.). (sử dụng Công cụ 3)

Lưu ý: các nhóm đánh giá độc lập thực hiện kiểm định CLSL tuyến tỉnh, quy trình và các bước
thực hiện theo quy trình kiểm định CLSL tuyến Trung ương triển khai tại tỉnh.

Hướng dẫn phỏng vấn Lãnh đạo
Mục đích:

(1) Thu thập thông tin đánh giá hệ thống và quy trình quản lý số liệu
tại các tuyến;

Đối tượng phỏng vấn:

Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Lãnh đạo Trung tâm Y
tế quận/huyện/thị xã, Lãnh đạo cơ sở dịch vụ;

Công cụ thực hiện:

Công cụ 1: Bảng kiểm định CLSL –Dành cho cán bộ quản lý
(trang 29);


Người thực hiện:

Thành viên nhóm đánh giá theo sự phân công công việc đã thống nhất.
Có thể là trưởng nhóm hoặc cán bộ Theo dõi đánh giá – người có kinh
nghiệm về quản lý số liệu.

Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ thu thập và tổng hợp số liệu báo cáo
20


Mục đích:

(1) Thu thập thông tin đánh giá hệ thống và quy trình quản lý số liệu
tại các tuyến;
(2) Thu thập thông tin đánh giá chất lượng số liệu;

Đối tượng phỏng vấn:

Những người nắm rõ quy trình thu thập, báo cáo số liệu như cán bộ số
liệu, cán bộ theo dõi và đánh giá. Tại các tuyến cơ sở như tuyến
huyện, tuyến xã và cơ sở dịch vụ có thể chỉ có 1 cán bộ phụ trách
chương trình thì cán bộ này sẽ là đầu mối cung cấp thông tin;

Công cụ thực hiện:

Công cụ 2: Bảng kiểm định chất lượng số liệu (Dành cho cán bộ tổng
hợp và báo cáo số liệu) (trang 37)

Người thực hiện:


Thành viên nhóm đánh giá theo sự phân công công việc đã thống nhất.

Lưu ý: Trong suốt quá trình phỏng vấn, nhóm đánh giá cần ghi lại những thông tin thu thập được để làm căn
cứ tổng hợp và đánh giá kết quả sau này.
Cần kết hợp phỏng vấn với rà soát tài liệu và quan sát (theo hướng dẫn trong bộ công cụ)
Quá trình phỏng vấn cũng nên lồng ghép các thông tin về các hoạt động cải thiện chất lượng số liệu dựa trên
các khuyến nghị của lần kiểm định CLSL trước đó. Dựa trên kế hoạch cải thiện trước đó, nhóm đánh giá sẽ
xem xét tiến độ thực hiện và xác định các vấn đề đối tác đang gặp phải trong quá trình cải thiện CLSL.

Hướng dẫn xác minh (kiểm tra, đối chiếu) các chỉ số chính


Bước 1: Xác định dòng số liệu: Dòng số liệu được hiểu là quy trình ghi chép số liệu tại
các cơ sở cung cấp dịch vụ nơi các hoạt động can thiệp phát sinh, tổng hợp tại các tuyến
và lưu trữ tập trung tại một đơn vị nhất định. Các chương trình khác nhau có thế có dòng
số liệu khác nhau. Mục tiêu cuối cùng: xác định được các nguồn số liệu, sổ sách ghi chép
của các chỉ số để tiến hành xác minh.
Ví dụ: Sơ đồ mô tả dòng số liệu của một dự án
Dòng số liệu chương trình tư vấn xét nghiệm HIV
Sổ xét
nghiệm

Sổ đăng
ký tư vấn
Tiếp cận khách
hàng và đề xuất
cung cấp
dịch vụ




Mẫu thu
thập
thông tin
khách
hàng

Phần mềm
PrevenHIV

Các bước
tổng hợp

Báo cáo
thường quy
theo quy
định

Bước 2: Xác minh số liệu:

Mục đích: Xác minh số liệu nhằm đo lường mức độ chính xác của số liệu được báo cáo định
kỳ. Độ chính xác của số liệu được đo lường thông qua độ biến thiên được tính theo % (hay
% khác biệt số liệu) giữa số báo cáo với số được tính toán lại dựa trên các tài liệu nguồn (số
xác minh).
21


Sơ đồ sau đây minh họa quy trình xác minh các chỉ số tại các tuyến khác nhau:
Chú thích:


Đường màu xanh: xác minh số liệu tại tuyến tỉnh;

Đường màu tím: xác minh số liệu tại tuyến huyện;

Đường màu đỏ: xác minh số liệu tại điểm cung cấp dịch vụ.

Hình 3: Ví dụ xác minh số liệu tại các tuyến

Các bước thực hiện: Dựa vào dòng số liệu đã được xác định, nhóm đánh giá sẽ rà soát số liệu
theo các tuyến, bao gồm so sánh giữa con số báo cáo lên tuyến trên (quốc gia, tỉnh, huyện)
với con số báo cáo do tuyến dưới (tỉnh, huyện, xã/cơ sở cung cấp dịch vụ) thu thập, tổng hợp
và báo cáo
(1) Tại tuyến tỉnh: đối chiếu số liệu được tỉnh báo cáo lên Trung ương với số liệu tổng
hợp từ tuyến huyện và các cơ sở cung cấp dịch vụ trực thuộc tỉnh.
(2) Tại tuyến huyện: tiếp tục so sánh con số huyện báo cáo lên tỉnh với con số báo cáo từ
các điểm cung cấp dịch vụ.
(3) Tại các cơ sở cung cấp dịch vụ: xem xét, đối chiếu, kiểm tra con số báo cáo lên
huyện/tỉnh với các tài liệu nguồn (sổ theo dõi, ghi chép, sổ đăng ký, v.v.).
% khác biệt số liệu giữa số báo cáo với số được tính toán dựa trên các tài liệu nguồn
(số xác minh) được tính theo công thức sau:

22


Trong đó:


Số báo cáo: Là giá trị của chỉ số cần xác minh được đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo tổng
hợp trong biểu mẫu báo cáo và gửi lên tuyến trên theo kênh báo cáo chính thức. Với
tuyến tỉnh, số báo cáo là giá trị của số liệu nằm trong các báo cáo tuyến tỉnh gửi lên

tuyến khu vực/trung ương. Với tuyến huyện, số báo cáo là giá trị của số liệu nằm trong
các báo cáo tuyến huyện gửi lên tuyến tỉnh. Với cơ sở cung cấp dịch vụ, số báo cáo là giá
trị của số liệu nằm trong mẫu báo cáo cơ sở gửi các bên liên quan.



Số xác minh: Là giá trị của của chỉ số cần xác minh được tổng hợp/tính toán lại dựa trên
các sổ sách, biểu mẫu ghi chép gốc. Với tuyến tỉnh, số xác minh là giá trị số liệu được
tổng hợp/tính toán lại từ các báo cáo đơn lẻ do tuyến huyện gửi cho tuyến tỉnh. Với tuyến
huyện, số xác minh là giá trị số liệu được tổng hợp/tính toán lại từ các báo cáo do tuyến
xã/các cơ sở cung cấp dịch vụ do tuyến huyện quản lý gửi cho tuyến huyện. Với cơ sở
cung cấp dịch vụ, số xác minh là giá trị số liệu được tổng hợp/tính toán lại từ sổ sách,
biểu mẫu do cơ sở cung cấp dịch vụ ghi chép.



% Khác biệt số liệu (+) thể hiện các đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo đang báo cáo nhiều
hơn thực tế; và % khác biệt số liệu (-) thể hiện các đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo đang
báo cáo dưới mức thực tế.



Khác biệt số liệu dưới 5% thể hiện số liệu có chất lượng (số liệu tốt).



Bộ công cụ 3: Xác minh số liệu (trang 50)

Quy trình này sẽ giúp nhóm đánh giá xác định các bước trong quy trình báo cáo mà tại đó có thể
đang có vấn đề, đồng thời giúp nhóm đánh giá củng cố thông tin về chất lượng số liệu, cụ thể là

tính chính xác của số liệu.

23


Bảng 2: Tổng hợp nội dung, cách thức và công cụ kiểm định CLSL
Đối tượng sử dụng

Nội dung đánh
giá

Trung
ương

Hệ
thống
quản
lý số
liệu

Tỉnh

Huyện

Chât
lượng
số liệu

Cách thức thực hiện


Công cụ sử dụng

Phỏng vấn lãnh đạo

PV cán bộ tổng hợp số liệu

Xác minh số liệu

PAC

PAC

PAC

TTYT

Xã/ Cơ
sở dịch
vụ

TTYT

Xã/Cơ sở
dịch vụ

TTYT

Xã/Cơ
sở dịch
vụ



soá
t tài
liệu

Quan
sát

Công
cụ 1

Công
cụ 2

Công
cụ 3

Trung
ương
Tỉnh
Huyện
*

* Riêng với tuyến Huyện, các huyện có thể sử dụng Công cụ 3: Rà soát số liệu để tiến hành đánh giá CLSL với các chỉ số được báo cáo từ Trạm

Y tế xã/phường hoặc các cơ sở dịch vụ do tuyến huyện quản lý.

24



2.1.3. Giai đoạn 3. Báo cáo, chia sẻ và đề xuất giải pháp

Thông tin cụ thể về Giai đoạn 3
Mục đích:
Chia sẻ với các bên liên quan kết quả đánh giá CLSL
và các vấn đề ảnh hưởng tới CLSL tại các tuyến
Xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng số liệu

Thời gian:
Họp tổng kết: ngay sau khi kết thúc kiểm định CLSL
Hoàn thiện báo cáo: 02 tuần sau khi kết thúc đánh giá
Các bên tham gia chính:
Nhóm đánh giá, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS,
TTYT huyện, cán bộ theo dõi, đánh giá liên quan

Các bước cụ thể trong giai đoạn 3
Bước 1
Phân tích, tổng hợp kết
quả kiểm định CLSL

Bước 2
Chia sẻ kết quả & thống
nhất kế hoạch cải thiện
CLSL

Bước 3
Thông báo kiểm định
CLSL & theo dõi, hỗ trợ


 Bước 1: Tổng hợp kết quả kiểm định CLSL & kế hoạch cải thiện
Dựa trên những thông tin thu thập được từ phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ liên quan, kết hợp với
xem tài liệu, nhóm đánh giá tổng hợp kết quả kiểm định CLSL theo các nội dung đánh giá, làm rõ
nguyên nhân của các tồn tại ảnh hưởng tới chất lượng số liệu, đề xuất phương án cải thiện CLSL,
cán bộ thực hiện, thời gian hoàn thành và đơn vị/cá nhân hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình cải thiện
chất lượng số liệu. Kết quả kiểm định CLSL và kế hoạch cải thiện phải được trao đổi và thống
nhất trong nhóm đánh giá.

25


×