Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.76 KB, 2 trang )
Bộ trưởng GD-ĐT: “Tôi ký, tôi chịu!”
(Dân trí) - “Cần sớm có hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học để định hướng cho các địa phương. Vụ
Giáo dục Trung học khẩn trương thực hiện nội dung này, tôi là người ký, tôi chịu trách nhiệm. Nếu không, cứ
tranh cãi xem phải đổi mới thế nào, bánh xe lịch sử sẽ quay!”
Đó là quyết tâm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân về việc phải đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) trong trường phổ thông. Khi quyết tâm thực hiện công việc này và sẵn sàng chịu trách
nhiệm như vậy, cá nhân Bộ trưởng cũng tự nhận thấy đây là một thách thức rất lớn và ông đã bộc bạch: “Tôi
23 năm dạy bậc ĐH và hướng dẫn nghiên cứu sinh, chưa từng dạy phổ thông bao giờ nên đối với giáo dục
phổ thông, tôi chưa có kinh nghiệm.Vì vậy, tôi chỉ có thể chia sẻ qua những tiết dự giờ của tại các trường phổ
thông chứ không thể cầm tay chỉ từng việc được”.
Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, một trong những lý do giản dị của việc đổi mới PPDH không thể
chậm trễ là: “Trí thức nhân loại không ngừng tăng, chỉ có thời gian học phổ thông là không tăng”.
PPDH thực sự được đổi mới khi HS cảm thấy mỗi giờ học là một giờ vui
Nếu không “cưỡng bức”, chúng ta chỉ “ru ngủ” nhau!
Về đổi mới PPDH, GV phải biết 5 việc:
- Nguyên tắc đổi mới PPDH
- GV phải biết những GV dạy điển hình của môn mình, trường mình, địa phương mình là thế nào?
- Biết điều kiện trường mình có thể khai thác các phương tiện hỗ trợ để đổi mới PPDH là thế nào?Đang ở điều
kiện nào thì đổi mới theo điều kiện đó.
- Biết được ai sẽ là người trực tiếp giúp được mình đổi mới. Nếu trường không có thì Hiệu trưởng phải mời
đồng nghiệp ở các trường bạn về “trình diễn”.
- Biết cách lấy ý kiến HS.
(Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân)
Về công tác đổi mới phương pháp dạy học, Vụ Giáo dục Trung học đã có một bản thuyết trình dài 10 trang
trong đó có nêu rõ các luận điểm như không ngừng đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu,
nhận dạng phương pháp dạy và học tích cực, vấn đề đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá, trách nhiệm
của cơ quan quản lý và nhà trường…
Bản thuyết trình cũng đã đưa ra được một số “chân lý”, nhận định khá thú vị và gần gũi hơn với đời sống nhà
giáo. Chẳng hạn: “PPDH vận động không ngừng trong hoạt động giáo dục để đáp ứng yêu cầu đào tạo con
người phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, PPDH không nhất thành, bất biến mà phải không